Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Báo cáo địa chất Đất Mũi Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.62 KB, 18 trang )

Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Căn cứ thực hiện khảo sát

3

1.2 Mục đích công tác khoan khảo sát

3

1.3 Quy trình khảo sát

4

1.4 Đặc điểm và điều kiện địa hình – địa chất công trình

5

1.4.1 Vị trí



5

1.4.2 Địa hình

5

1.4.3 Địa chất thủy văn

5

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
2.1 Công tác tại hiện trường

6

2.1.1 Công tác định vị điểm khoan

6

2.1.2 Công tác khoan

6

2.1.3 Công tác lấy mẫu đất thí nghiệm

6

2.1.4 Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn


7

2.1.5 Công tác thí nghiệm cắt cánh hiện trường

7

2.1.6 Công tác xác định mực nước và lấy mẫu nước

8

2.2 Công tác thí nghiệm trong phòng

8

2.3 Khối lượng và thời gian khảo sát

9

2.4 Kết quả khảo sát ĐCCT và thí nghiệm đất trong phòng

10

2.5 Kết quả khảo sát mực nước và thí nghiệm nước

14

2.6 Tính toán giá trị áp lực tiêu chuẩn và đề xuất giải pháp móng cho công trình

14


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận

16

3.2 Kiến nghị

16

CHƯƠNG 4: HÌNH VẼ, BIỂU BẢNG, PHỤ LỤC

18

Hình 1: Sơ đồ vị trí các hố khoan (02 tờ)
Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 1/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Hình 2: Các trụ hố khoan (02 tờ)
Hình 3: Mặt cắt địa chất (01 tờ)
Bảng 1: Khối lượng công tác khảo sát và thí nghiệm (01 tờ)
Bảng 2: Kết quả thí nghiệm đất trong phòng của các hố khoan (02 tờ)

Bảng 3: Kết quả thí nghiệm đất trong phòng của các lớp đất (02 tờ)
Bảng 4: Tổng hợp tính chất địa kỹ thuật của các lớp đất (01 tờ)
Bảng 5: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường (01 tờ)
Phụ lục 1: Biểu kết quả thí nghiệm cơ lý đất HK01 (20 tờ)
Phụ lục 2: Biểu kết quả thí nghiệm cơ lý đất HK02 (20 tờ)
Phụ lục 3: Biểu kết quả thí nghiệm nén cố kết HK01 – mẫu M3 (06 tờ)
Phụ lục 4: Biểu kết quả thí nghiệm nén cố kết HK02 – mẫu M3 (06 tờ)
Phụ lục 5: Biểu kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường HK01 (10 tờ)
Phụ lục 6: Biểu kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường HK02 (10 tờ)
Phụ lục 7: Biểu kết quả thí nghiệm hóa nước HK01 (01 tờ)

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 2/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 CĂN CỨ THỰC HIỆN KHẢO SÁT:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về việc quản

lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Căn cứ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17/03/2015 của Chính phủ
về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
- Căn cứ Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư Xây dựng công trình; Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính
phủ về Quy định chi tiết về hợp đồng Xây dựng;
- Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
- Căn cứ vào Phương án khảo sát địa chất công trình do Công ty Cổ phần Tư vấn và
Kiểm định XD CDP lập được chủ đầu tư duyệt.
1.2 MỤC ĐÍCH CÔNG TÁC KHẢO SÁT:
Công tác khảo sát địa chất công trình “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU
LỊCH ĐẤT MŨI THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN”, thuộc địa bàn xã Đất
Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, do Công ty Cổ Phần Tư Vấn & Kiểm Định Xây
Dựng CDP thực hiện, nhằm mục đích:
-

Xác định địa tầng, các chỉ tiêu cơ lý và khả năng chịu tải của đất nền để phục vụ
cho công tác tính toán, thiết kế nền móng, xây dựng công trình;

-

Xác định độ sâu mực nước, đặc tính ăn mòn bê tông và kim loại của mẫu nước lấy
được trong hố khoan khảo sát, để phục vụ cho công tác tính toán, thiết kế và thi
công móng.
Nhiệm vụ chính của công tác khảo sát bao gồm:

-


Khoan các hố khoan khảo sát tại các vị trí trọng yếu của công trình nhằm xác định
mặt cắt địa chất của khu vực dự kiến xây dựng công trình;

-

Thí nghiệm cắt cánh hiện trường đối với lớp đất yếu để xác định sức kháng cắt
không thoát nước của đất nền.

-

Lấy mẫu đất tại các hố khoan khảo sát để tiến hành thí nghiệm trong phòng, nhằm
xác định các chỉ tiêu cơ lý của từng lớp đất để phục vụ cho công tác tính toán,
thiết kế móng và thi công xây dựng công trình;

-

Lấy mẫu nước tại khu vực khảo sát để tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng ăn
mòn bê tông và kim loại, nhằm phục vụ công tác thi công móng.

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 3/18


Bỏo cỏo kho sỏt a cht cụng trỡnh

U T XY DNG H TNG IM DU LCH T MI

THUC KHU DU LCH QUC GIA NM CN
Xó t Mi Huyn Ngc Hin Tnh C Mau


1.3 QUY TRèNH KHO ST:
Cụng tỏc kho sỏt a cht cụng trỡnh U T XY DNG H TNG IM
DU LCH T MI THUC KHU DU LCH QUC GIA NM CN c cn c
vo cỏc tiờu chun quc gia hin hnh, c th nh sau:
Cụng tỏc thớ nghim ti hin trng:
- TCVN 4419-1987 : Kho sỏt xõy dng. Nguyờn tc c bn.
- TCVN 9437-2012 : Quy trỡnh khoan thm dũ a cht cụng trỡnh.
- TCVN 2683-2012 : Tiờu chun ly mu thớ nghim.
- TCVN 9351-2012 : t xõy dng. Phng phỏp thớ nghim hin trng. Thớ nghim

xuyờn tiờu chun.
- TCVN 9363-2012 : Kho sỏt cho xõy dng Kho sỏt k thut cho nh cao tng.
- ASTM D2573

: Test method for Field Vane Shear Test in Cohesive Soil.

- 22TCN 355-06

: Thớ nghieọm caột caựnh hieọn trửụứng.

Cụng tỏc thớ nghim trong phũng:
- TCVN 4195-2012 : t xõy dng. Phng phỏp thớ nghim khi lng riờng trong

phũng thớ nghim.
- TCVN 4196-2012 : t xõy dng. Phng phỏp xỏc nh m v hỳt m trong

phũng thớ nghim.
- TCVN 4197-2012 : t xõy dng. Phng phỏp xỏc nh gii hn chy v gii hn


do trong phũng thớ nghim.
- TCVN 4198-2014 : t xõy dng. Phng phỏp xỏc nh thnh phn ht trong phũng

thớ nghim.
- TCVN 4199-1995 : t xõy dng. Phng phỏp xỏc nh sc chng ct trong phũng

thớ nghim.
- TCVN 4200-2012 : t xõy dng. Phng phỏp xỏc nh tớnh nộn lỳn trong phũng thớ

nghim.
- TCVN 4202-2012 : t xõy dng. Phng phỏp xỏc nh khi lng th tớch trong

phũng thớ nghim.
- TXCD 81-1981

: Nc dựng trong xõy dng. Cỏc phng phỏp phõn tớch húa hc.

- TCVN 3994-1985 : Chng n mũn trong xõy dng. Kt cu bờ tụng, bờ tụng ct thộp.
- ASTM D2435

: Thớ nghim nộn c kt.

Cụng tỏc lp bỏo cỏo kho sỏt
Cụng Ty CP T Võn & Kiờm inh Xõy Dng CDP

Trang 4/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình


ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

- TCVN 9153-2012 : Đất xây dựng. Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm.
- TCVN 9362-2012 : Tiêu chuẩn thiết kế nền, nhà và công trình.

1.4 ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH – ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH:
1.4.1. Vị trí:
Khu vực để khảo sát xây dựng công trình “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG
ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN” tại xã
Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
1.4.2. Địa hình:
Công trình “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI
THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN” được xây dựng trong vùng có dạng
địa hình trũng với bề mặt địa hình thấp, bằng phẳng và bị chia cắt mạnh bởi nhiều hệ
thống sông rạch chằng chịt nên thường xuyên bị ngập nước.
Do điều kiện thành tạo mà phần lớn bề mặt địa hình bị phù sa bồi lắng, tích tụ
tạo nên lớp trầm tích trẻ có bề dày khá lớn. Đây là lớp đất yếu, có hệ số nén lún cao
và khả năng chịu tải thấp, gây nhiều bất lợi cho công tác thiết kế và thi công xây
dựng nền móng công trình.
1.4.3. Địa chất thủy văn:
Khu vực khảo sát nằm trong vùng có địa hình thấp và bị nhiều hệ thống kênh rạch,
sông ngòi chia cắt, nên mực nước dưới đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy
triều. Ngoài ra, khu vực khảo sát nằm trong vùng cực nam của tổ quốc với 2 dạng địa
hình chính là vùng đất liền và vùng biển, nên phần lớn nguồn nước mặt là nước lợ, nước
mặn (đây là nguồn nước được đưa vào từ biển, hoặc pha trộn với nguồn nước mưa) và
chỉ thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Nguồn nước trong khu vực có trữ lượng rất lớn và dễ khai thác. Đây là nguồn nước

chính phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Tóm lược
Nền đất xây dựng công trình có lớp đất yếu (bùn sét màu xám nâu) trên bề mặt với
khả năng chịu tải thấp và bề dày lớn (trên 20m). Do đó, công tác khoan khảo sát địa chất
công trình phải có độ sâu qua hết lớp bùn sét này, đến các lớp đất bên dưới mới có đủ số
liệu địa chất phục vụ cho thiết kế.
Căn cứ vào các điều kiện địa hình, địa chất công trình, đặc tính thủy văn, có thể
đánh giá sơ bộ đây là vùng đất yếu, đơn vị thiết kế cần căn cứ vào số liệu khảo sát địa
chất để có biện pháp xử lý thích hợp.

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 5/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Chương 2

KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
2.1 CÔNG TÁC TẠI HIỆN TRƯỜNG
2.1.1. Công tác định vị điểm khoan:
Công tác khảo sát địa chất công trình “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU
LỊCH ĐẤT MŨI THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN” được tiến hành trên 02
hố khoan khảo sát được bố trí tại khu đất dự kiến xây dựng công trình. Vị trí các hố khoan

khảo sát do Chủ đầu tư chỉ định.
2.1.2. Công tác khoan:
Công tác khoan khảo sát được tiến hành theo “Quy trình khoan thăm dò địa chất công
trình – TCVN 9437-2012”. Toàn bộ công việc được thực hiện trên máy khoan chuyên dụng
hiệu XY-1.
Phương pháp áp dụng cho công tác khoan khảo sát là khoan xoay, bơm rửa bằng dung
dịch sét kết hợp thả ống chống. Dung dịch sét được tạo thành bằng cách trộn bentonite với
nước, dung dịch này được bơm tuần hoàn từ thùng chứa vào cần khoan và xuống đến đáy
hố khoan để giúp bôi trơn lưỡi khoan, chống sạt lở thành hố khoan đồng thời giúp đưa các
vật liệu bị vỡ vụn trong quá trình khoan ra ngoài hố khoan. Đường kính hố khoan khảo sát
là 110mm và đường kính ống chống là 114mm.
Trong suốt quá trình khoan khảo sát, sự thay đổi địa tầng trong hố khoan được theo
dõi chặt chẽ và ghi chép cẩn thận vào nhật ký hố khoan. Các diễn biến, hiện tượng hay sự
cố gặp phải trong quá trình khoan cũng được theo dõi và ghi vào nhật ký.
Toàn bộ công tác khoan khảo sát được tiến hành trên 02 hố khoan sâu 40m/hố. Các hố
khoan được ký hiệu là HK01 và HK02.
2.1.3. Công tác lấy mẫu đất thí nghiệm:
Công tác lấy mẫu đất trong quá trình khoan khảo sát để thực hiện thí nghiệm trong
phòng được tiến hành theo TCVN 2683-2012. Cụ thể như sau:
 Lấy mẫu nguyên dạng:
Trong quá trình khoan khảo sát, mẫu nguyên dạng được lấy đối với toàn bộ các lớp
đất trong các hố khoan. Việc tiến hành lấy mẫu nguyên dạng mục đích là để thí nghiệm
trong phòng nhằm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất.
Trước khi tiến hành lấy mẫu, hố khoan được làm sạch đến độ sâu cần lấy mẫu bằng
mũi khoan hoặc bơm rửa. Thả bộ dụng cụ lấy mẫu xuống đúng độ sâu cần thiết và tiến
hành khoan xoay không tuần hoàn dung dịch để lấy mẫu. Mẫu được lấy lên phải đảm bảo
được tính nguyên dạng và không bị xáo trộn bởi các vật liệu phía trên.
Khoảng cách trung bình giữa hai lần lấy mẫu là 2,0m. Khi mẫu được lấy lên khỏi hố
khoan, tiến hành mô tả sơ bộ mẫu và ghi chép cẩn thận vào nhật ký. Sau đó, đặt mẫu và
hộp đựng mẫu, quét parafin, dán nhãn và bảo quản mẫu cẩn thận nơi râm mát trước khi vận

chuyển về phòng thí nghiệm.

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 6/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Tổng số mẫu nguyên dạng lấy được ở hiện trường, tại các hố khoan khảo sát là 40
mẫu.
 Lấy mẫu xáo động:
Trong trường hợp khoan và lấy mẫu trong tầng đất bở rời, mẫu được lấy không còn
đảm bảo được tính nguyên dạng, mẫu sẽ được lấy ở trạng thái xáo động. Mẫu xáo động
cũng được bao gói, dán nhãn và bảo quản cẩn thận nơi râm mát trước khi chuyển về phòng
thí nghiệm. Tổng số mẫu xáo động lấy được ở hiện trường, tại các hố khoan là 0 mẫu.
Vị trí và độ sâu lấy mẫu được thể hiện trong các hình từ 2-1 đến 2-2: Trụ hố khoan và
kết quả thí nghiệm SPT.
2.1.4. Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT):
Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) được áp dụng theo TCVN 9351-2012 và
được thực hiện trên máy khoan XY-1 cùng với bộ thiết bị thí nghiệm gồm: ống xuyên là
loại ống chẻ đôi với đường kính ngoài d1 = 51mm, đường kính trong d2 = 35mm và chiều
dài l = 558mm; mũi xuyên được lắp vào ống xuyên, có đầu mũi được vát nhọn, chiều dài l
= 76mm và có đường kính bằng đường kính ống xuyên ; búa có trọng lượng 63,5 kg và có
khả năng rơi tự do với chiều cao 760mm.

Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) được tiến hành đối với tất cả các lớp đất
trong các hố khoan ngay sau khi lấy mẫu nguyên dạng. Dùng búa cho rơi tự do ở độ cao
760mm để đóng mũi xuyên ngập vào trong đất 15cm trong 3 hiệp. Ghi nhận lại số búa rơi
của mỗi hiệp và giá trị N30 là số búa đóng trong 2 hiệp cuối cùng. Dựa vào giá trị N30 có
thể đánh giá được trạng thái của đất theo bảng 2.1 .
Bảng 2.1: Bảng thông số quan hệ giữa số búa N30 và trạng thái của đất
ĐẤT DÍNH
SỐ N30

ĐẤT RỜI

TRẠNG THÁI

SỐ N30

ĐỘ CHẶT

<2

Chảy

<4

Rất bở rời

2-4

Dẻo chảy

4 – 10


Rời

5-8

Dẻo mềm

11 – 30

Chặt vừa

9 - 15

Dẻo cứng

31 – 50

Chặt

16 - 30

Nửa cứng

> 50

Rất chặt

> 30

Cứng


Tổng số lần thí nghiệm SPT tại hiện trường: 40 lần
Vị trí thí nghiệm SPT được trình bày trong các hình từ 2-1 đến 2-2: Trụ hố khoan và
kết quả thí nghiệm SPT.
2.1.5. Công tác thí nghiệm cắt cánh hiện trường:
Công tác thí nghiệm cắt cánh hiện trường được áp dụng theo tiêu chuẩn ASTM
D2573 và 22TCN 355-06 kết hợp với cách xử lý số liệu kèm theo máy, do nhà sản xuất
cung cấp. Công tác thí nghiệm được tiến hành trên thiết bị chuyên dụng ZSZ-1, mã số thiết
bị là 26, do Trung Quốc sản xuất, với các dụng cụ đi kèm như sau:
Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 7/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

- Cánh cắt, gồm 2 loại: D/H = 50/100mm và D/H = 75/150mm
- Hộp đo ngẫu lực có khả năng đo ngẫu lực cực đại 80-100N.m cho phép đo sức
kháng cắt với đường kính D = 50mm và D = 75mm.
- Hệ thống cần đồng tâm có chiều dài 1000 mm. Đường kính cần 25 mm
Công tác thí nghiệm cắt cánh hiện trường được thực hiện trong cả 02 hố khoan với
mật độ thí nghiệm ≥ 2m, tuỳ thuộc vào đặc điểm của công trình và thành phần của lớp
đất yếu và mềm dính.
Thí nghiệm được thực hiện ở trạng thái tự nhiên và trạng thái phá hủy với tốc độ quay
của cánh cắt đạt 1800/phút (tức là 30/10 giây). Các số liệu được ghi nhận cho mỗi 10 giây,

tương ứng với tốc độ quay 30 của cánh cắt. Các số liệu được ghi nhận liên tục cho đến khi
đạt giá trị cực đại và tiếp tục ghi nhận số liệu cho vài lần đo tiếp theo.
Từ các số liệu ghi nhận được ở hai trạng thái tự nhiên và phá hủy, tiến hành lập đồ thị
tương quan giữa lực xoắn với góc quay của cánh cắt và xác định sức kháng cắt cực đại ở
hai trạng thái cắt  (Cu) theo công thức:
Cu = 10*K*(T-f)
Trong đó:

(kG/cm2)

(T-f) : Sức kháng cắt tự nhiên cực đại ở 2 trạng thái tự nhiên và phá
hủy của đất (Lực xoắn P cực đại)
F

: Ma sát cực đại của cần dẫn;

K

: Hệ số cánh cắt, tùy thuộc vào đường kính cánh sử dụng
(K = 0.0437/cm2 khi D = 50mm)

Tổng số lần thí nghiệm cắt cánh tại hiện trường: 18 lần
Độ sâu và kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường được trình bày trong bảng 5:
Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường.
2.1.6. Công tác xác định mực nước và lấy mẫu nước:
Sau khi kết thúc khoan, các hố khoan được tiến hành đo mực nước ổn định và lấy
mẫu nước đựng vào các chai nhựa sạch có nắp đậy. Các chai đựng mẫu được dán nhãn và
bảo quản cẩn thận trước khi đưa về phòng thí nghiệm.
Tổng số mẫu nước đã lấy ở hiện trường: 01 mẫu (lấy tại hố khoan HK01)
Khối lượng công tác khảo sát hiện trường và thí nghiệm trong phòng được trình bày

trong bảng 1: Bảng tổng hợp khối lượng công tác khảo sát & thí nghiệm.
2.2 CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG:
Toàn bộ các mẫu đất nguyên dạng và mẫu nước lấy được ở hiện trường đều được tiến
hành thí nghiệm trong phòng. Mẫu đưa về phòng thí nghiệm sẽ được mở và mô tả cẩn thận
trước khi tiến hành thí nghiệm.
Công tác thí nghiệm được tiến hành theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành nhằm xác
định các thông số cơ lý của mẫu đất và nước tại khu vực khảo sát, cụ thể như sau:

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 8/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

 Tính chất vật lý của đất:
-

Thành phần hạt

: P (%)

-

Độ ẩm tự nhiên


: W (%)

-

Khối lượng thể tích tự nhiên

: w (g/cm3)

-

Khối lượng thể tích khô

: d (g/cm3)

-

Khối lượng thể tích đẩy nổi

: w’ (g/cm3)

-

Khối lượng riêng (tỷ trọng)

: Gs

-

Hệ số rỗng


: e0

-

Độ lỗ rỗng

: n (%)

-

Độ bão hòa

: Sr (%)

-

Giới hạn chảy

: LL (%)

-

Giới hạn dẻo

: PL (%)

-

Chỉ số dẻo


: PI (%)

-

Độ sệt

: LI

 Tính chất về cường độ của đất:
-

Lực dính

: C (kG/cm2)

-

Góc ma sát trong

:  (độ)

 Tính chất về biến dạng của đất:
-

Hệ số nén lún

: a (cm2/kG)

-


Modun tổng biến dạng

: E1-2 (kG/cm2)

-

Áp lực tiền cố kết

: pc (kG/cm2)

-

Hệ số cố kết

: Cv (cm2/s)

-

Hệ số thấm cố kết

: kv (cm/s)

 Tính chất hóa học của nước:
-

Tính chất ăn mòn bê tông và kim loại

2.3 KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN KHẢO SÁT:
Công tác khảo sát địa chất công trình “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM

DU LỊCH ĐẤT MŨI THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN” được thực hiện
với khối lượng như trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Khối lượng công tác khảo sát
TT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

1

Khoan khảo sát địa chất

mét

80

2 hố x 40 mét/hố

2

Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý

mẫu

40


1 hố x 20 mẫu/hố

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 9/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

3

Thí nghiệm SPT

lần

40

1 hố x 20 lần/hố

4

Thí nghiệm nén cố kết

mẫu


2

2 hố x 1 mẫu/hố

5

Thí nghiệm cắt cánh hiện trường

lần

18

2 hố x 9 lần/hố

6

Thí nghiệm hóa nước

mẫu

1

Lấy tại HK01

7

Lập báo cáo khảo sát

bộ


07

Thời gian thực hiện công tác khảo sát từ ngày 23/6/2016 đến ngày 18/7/2016.
2.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐCCT VÀ THÍ NGHIỆM ĐẤT TRONG PHÒNG:
Căn cứ vào kết quả khảo sát hiện trường và kết quả thí nghiệm mẫu trong phòng cho
thấy, địa tầng của khu vực dự kiến xây dựng công trình “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN”, từ
bề mặt địa hình hiện hữu đến độ sâu 40m bao gồm các lớp đất như sau:
- Lớp đất san lấp.
- Lớp 1 : Bùn sét màu xám nâu.
- Lớp 2 : Sét màu nâu vàng loang lổ xám trắng, dẻo cứng.
- Lớp 3 : Á sét có sạn sỏi, màu nâu vàng, dẻo mềm.
- Lớp 4 : Sét màu nâu, nâu vàng loang lổ xám trắng, dẻo cứng.
Đặc trưng của các lớp đất được thống kê như sau:
 Lớp đất san lấp
Lớp này chỉ xuất hiện ở hố khoan HK01, phân bố ngay trên bề mặt địa hình đến độ
sâu 0.7m. Thành phần của lớp chủ yếu là đất cát san lấp. Không tiến hành lấy thí
nghiệm trong lớp đất này.
 Lớp 1: Bùn sét màu xám nâu
Lớp 1 xuất hiện ở cả 2 hố khoan, phân bố ngay bên dưới lớp đất san lấp ở HK01và
phân bố ngay trên bề mặt địa hình ở HK02. Thành phần chủ yếu của lớp 1 là sét, màu
xám nâu, trạng thái chảy. Độ sâu và bề dày phân bố lớp 1 được thể hiện chi tiết trong
bảng 2.3
Bảng 2.3: Chi tiết độ sâu và bề dày lớp 1
STT

Tên hố khoan

Độ sâu

mặt lớp (m)

Độ sâu
đáy lớp (m)

Bề dày
lớp (m)

1

HK01

0.7

24.7

24.0

2

HK02

0.61

25.01

24.4

Giá trị tiêu chuẩn các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1 được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Trị tiêu chuẩn các chỉ tiêu cơ lý lớp 1

Các chỉ tiêu cơ lý
Thành phần hạt (%)

Sạn sỏi

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Lớp 1
>2 mm

Trang 10/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Theo TCVN

Cát

2 ÷ 0,06 mm

4.8

Bụi


0,06 ÷ 0,002 mm

32.3

Sét

<0,002 mm

62.9

Độ ẩm tự nhiên W (%)

74.6

Dung trọng (g/cm3)

Tự nhiên w
Tính toán I

1.53

Tính toán II

1.52

Khô d

0.88

1.52


Tỷ trọng Gs

2.61

Hệ số rỗng tự nhiên e0
Độ rỗng n (%)

1.978
66

Độ bão hòa Sr (%)

98

Giới hạn Atterberg (%)
Theo TCVN

2

Lực kháng cắt (kG/cm )

Góc ma sát trong (độ)

Gh chảy : LL

71.4

Gh dẻo : PL


39.8

Cs dẻo : PI

31.6

Độ sệt : LI

1.10

Ctc

0.065

CI

0.054

CII

0.058

tc

3057’

I

2051’


II

3016’

Hệ số nén lún av1-2 (cm2/kG)

0.209

Mô đun tổng biến dạng : E1-2 (kG/cm2)

5.61

Số búa SPT N30 (búa)

0-2

Sức chịu tải tiêu chuẩn Rtc (T/m3)
 Lớp 2: Sét màu nâu vàng loang lổ xám trắng, dẻo cứng
Lớp 2 xuất hiện ở cả 2 hố khoan, phân bố ngay bên dưới lớp 1. Thành phần chủ yếu
của lớp 2 là đất sét, màu nâu vàng loang lổ xám trắng, trạng thái dẻo cứng. Độ sâu và
bề dày phân bố lớp 2 được thể hiện chi tiết trong bảng 2.5
Bảng 2.5: Chi tiết độ sâu và bề dày lớp 2
STT

Tên hố khoan

Độ sâu
mặt lớp (m)

Độ sâu

đáy lớp (m)

Bề dày
lớp (m)

1

HK01

24.7

26.8

2.1

2

HK02

25.01

27.11

2.1

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 11/18



Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Giá trị tiêu chuẩn các chỉ tiêu cơ lý của lớp 2 được thể hiện trong bảng 2.6.
Bảng 2.6: Trị tiêu chuẩn các chỉ tiêu cơ lý lớp 2
Các chỉ tiêu cơ lý
Thành phần hạt (%)
Theo TCVN

Lớp 2

Sạn sỏi

>2 mm

-

Cát

2 ÷ 0,06 mm

9.3

Bụi

0,06 ÷ 0,002 mm


21.8

Sét

<0,002 mm

69.0

Độ ẩm tự nhiên W (%)

32.1

Dung trọng (g/cm3)

Tự nhiên w

1.88

Khô d

1.42

Tỷ trọng Gs

2.71

Hệ số rỗng tự nhiên e0
Độ rỗng n (%)


0.906
48

Độ bão hòa Sr (%)

96
Gh chảy : LL

47.0

Gh dẻo : PL

24.1

Cs dẻo : PI

23.0

Độ sệt : LI

0.35

Lực kháng cắt (kG/cm2)

Ctc

0.268

Góc ma sát trong (độ)
Hệ số nén lún av1-2 (cm2/kG)


tc

15050’

Giới hạn Atterberg (%)
Theo TCVN

0.023
2

Mô đun tổng biến dạng : E1-2 (kG/cm )

33.15

Số búa SPT N30 (búa)

11-12

Sức chịu tải tiêu chuẩn Rtc (T/m3)
 Lớp 3: Á sét có sạn sỏi, màu nâu vàng, dẻo mềm
Lớp 3 xuất hiện ở cả 2 hố khoan, phân bố ngay bên dưới lớp 2. Thành phần chủ yếu
của lớp 3 là đất sét có lẫn cát và sạn sỏi nhỏ, màu nâu vàng, trạng thái dẻo mềm. Độ
sâu và bề dày phân bố lớp 3 được thể hiện chi tiết trong bảng 2.7.
Bảng 2.7: Chi tiết độ sâu và bề dày lớp 3
STT

Tên hố khoan

Độ sâu

mặt lớp (m)

Độ sâu
đáy lớp (m)

Bề dày
lớp (m)

1

HK01

26.8

30.2

3.4

2

HK02

27.11

28.91

1.8

Giá trị tiêu chuẩn các chỉ tiêu cơ lý của lớp 3 được thể hiện trong bảng 2.8.
Bảng 2.8: Trị tiêu chuẩn các chỉ tiêu cơ lý lớp 3

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 12/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Các chỉ tiêu cơ lý
Thành phần hạt (%)
Theo TCVN

Lớp 3

Sạn sỏi

>2 mm

21.9

Cát

2 ÷ 0,06 mm

39.2


Bụi

0,06 ÷ 0,002 mm

14.8

Sét

<0,002 mm

24.2

Độ ẩm tự nhiên W (%)

28.3

Dung trọng (g/cm3)

Tự nhiên w

1.93

Khô d

1.51

Tỷ trọng Gs

2.70


Hệ số rỗng tự nhiên e0
Độ rỗng n (%)

0.792
44

Độ bão hòa Sr (%)

97
Gh chảy : LL

35.7

Gh dẻo : PL

20.3

Cs dẻo : PI

15.5

Độ sệt : LI

0.52

Lực kháng cắt (kG/cm2)

Ctc

0.157


Góc ma sát trong (độ)
Hệ số nén lún av1-2 (cm2/kG)

tc

15042’

Giới hạn Atterberg (%)
Theo TCVN

0.037
2

Mô đun tổng biến dạng : E1-2 (kG/cm )

30.30

Số búa SPT N30 (búa)

7-8

Sức chịu tải tiêu chuẩn Rtc (T/m3)
 Lớp 4: Sét màu nâu, nâu vàng loang lổ xám trắng, dẻo cứng
Lớp 4 xuất hiện ở cả 2 hố khoan, phân bố ngay bên dưới lớp 3 và cho đến hết độ sâu
hố khoan vẫn chưa kết thúc lớp này nên bề dày lớp chưa được xác định. Thành phần
chủ yếu của lớp 4 là đất sét, màu nâu, nâu vàng loang lổ xám trắng, trạng thái dẻo
cứng. Giá trị tiêu chuẩn các chỉ tiêu cơ lý của lớp 4 được thể hiện trong bảng 2.9.
Bảng 2.9: Trị tiêu chuẩn các chỉ tiêu cơ lý lớp 4
Các chỉ tiêu cơ lý

Sạn sỏi
Cát
Thành phần hạt (%)
Theo TCVN
Bụi
Sét
Độ ẩm tự nhiên W (%)
Dung trọng (g/cm3)
Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

>2 mm
2 ÷ 0,06 mm
0,06 ÷ 0,002 mm
<0,002 mm
Tự nhiên w
Tính toán I

Lớp 4
0.1
10.8
28.1
60.9
29.0
1.92
1.90
Trang 13/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình


ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Tính toán II
Khô d

1.91
1.49
2.70
0.818
45
96
44.3
22.8
21.5
0.29
0.272
0.256
0.262
16054’
16005’
16024’
0.021
35.08
10-15

Tỷ trọng Gs
Hệ số rỗng tự nhiên e0

Độ rỗng n (%)
Độ bão hòa Sr (%)
Gh chảy : LL
Gh dẻo : PL
Cs dẻo : PI
Độ sệt : LI
Ctc
CI
CII
tc
I
II

Giới hạn Atterberg (%)
Theo TCVN

Lực kháng cắt (kG/cm2)

Góc ma sát trong (độ)
Hệ số nén lún av1-2 (cm2/kG)
Mô đun tổng biến dạng : E1-2 (kG/cm2)
Số búa SPT N30 (búa)
Sức chịu tải tiêu chuẩn Rtc (T/m3)

 Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của từng mẫu đất được thể hiện trong bảng 2: Bảng tổng
hợp kết quả thí nghiệm cơ lý đất trong phòng.
 Giá trị các chỉ tiêu cơ lý của từng lớp đất được thể hiện trong bảng 4: Bảng tổng
hợp tính chất địa kỹ thuật của các lớp đất.
2.5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỰC NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM NƯỚC:
Kết quả đo đạc mực nước tĩnh xuất hiện tại các hố khoan khảo sát sau khi kết thúc

khoan cho thấy độ sâu mực nước tĩnh đo được tại thời điểm khảo sát được thể hiện chi tiết
trong bảng 2.10.
Bảng 2.10: Độ sâu mực nước tĩnh tại các vị trí khoan khảo sát
STT

Tên hố khoan

Độ sâu mực nước ngầm (m)

Ngày đo

1

HK01

0.7

25/6/2016

2

HK02

0.1

27/6/2016

Kết quả thí nghiệm phân tích thành phần hóa học của mẫu nước được lấy tại hố khoan
HK01 cho thấy: nước có tên gọi hóa học là CLORUA-NATRI-KALI và nước có tính ăn
mòn trung bình đối với bê tông và kim loại.

2.6 TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ ÁP LỰC TIÊU CHUẨN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
MÓNG CHO CÔNG TRÌNH:

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 14/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Theo TCVN 9362:2012, giá trị áp lực tiêu chuẩn Rtc (T/m2) của đất nền được tính
theo công thức: Rtc = (m1 * m2 / ktc) * ( A * * b + B * ’ * h + D * C – ’ * h0)
Trong đó:
-

m1

: Hệ số làm việc của nền

-

m2

: Hệ số làm việc của công trình tác dụng qua lại với nền


-

ktc

: Hệ số tin cậy

-

A,B,D :Các hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc vào giá trị tính toán của góc
ma sát trong 

-

b

: Bề rộng móng (m)

-

h

: Chiều sâu đặt móng (m)

-

’

: Trị trung bình theo từng lớp đất của trọng lượng thể tích đất nằm
phía trên độ sâu đặt móng (T/cm3)


-



: Trị của trọng lượng thể tích đất nằm dưới đáy móng (T/cm3)

-

C

: Trị của lực dính của đất nằm trực tiếp dưới đáy móng (T/cm2)

-

ho

: Chiều sâu đến nền tầng hầm (m)

Giá trị áp lực tiêu chuẩn của từng lớp đất đối với móng có kích thước quy ước b =
1m, h = 1m được tính như trong bảng 2.11.
Bảng 2.11: Bảng tính giá trị Rtc của các lớp đất
Lớp

Bề
dày
TB
(m)

m1 m2 ktc


1

24.2

1.1

1

1

1.53

1.53

0.650

3057’

0.06 1.25 3.51

4.70

2

2.1

1.2

1


1

1.88

1.54

2.680

15050’ 0.35 2.41 4.97

21.27

3

2.6

1.2

1

1

1.93

1.57

1.570

15042’ 0.35 2.39 4.95


14.63

4

cxđ

1.2

1

1

1.92

1.60

2.720

16054’ 0.39 2.56 5.14

22.59

C

’
(T/m3) (T/m3) (T/m2)

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP



(độ)

A

B

D

Rtc
(T/m2)

Trang 15/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Căn cứ kết quả khảo sát địa chất công trình bao gồm việc quan sát, thu thập các thông
tin về đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn, các thí nghiệm tại hiện trường và thí
nghiệm mẫu đất và nước trong phòng, một số kết luận và kiến nghị về điều kiện địa chất
công trình được trình bày như sau :
3.1 KẾT LUẬN
-


Công trình dự kiến được xây dựng tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau. Khu vực xây dựng có bề mặt địa hình bằng phẳng và giao thông thuận lợi.

-

Công tác khảo sát địa chất công trình được thực hiện trên 02 hố khoan với độ sâu
thăm dò 40.0m/hố tại mặt bằng khu đất dự kiến xây dựng. Công tác khoan kết
hợp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn, lấy mẫu đất phục vụ thí nghiệm trong phòng.
Toàn bộ công tác khảo sát thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam và ASTM hiện
hành.

-

Căn cứ kết quả khảo sát, cấu trúc địa chất cơ bản từ trên xuống dưới được phân
chia thành các lớp đất như sau:
 Lớp san lấp : Thành phần gồm đất, cát san lấp trên bề mặt địa hình đến độ sâu
0.7m, bề dày trung bình khoảng 0.7m. Lớp san lấp chỉ xuất hiện ở HK01
 Lớp 1 : Bùn sét màu xám nâu, phân bố từ đáy lớp đất san lấp đến độ sâu
24.7m/25.01m, bề dày trung bình 24.2m. Sức chịu tải tiêu chuẩn Rtc = 4.70 T/m2.
Số búa SPT N30 = 0 ÷ 2 búa
 Lớp 2 : Sét màu nâu vàng loang lổ xám trắng, dẻo cứng, phân bố từ đáy lớp 1
đến độ sâu 28.6m/27.11m, bề dày trung bình 2.1m. Sức chịu tải tiêu chuẩn Rtc =
21.27 T/m2. Số búa SPT N30 = 11 ÷ 12 búa
 Lớp 3 : Á sét có sạn sỏi màu nâu vàng, dẻo mềm, phân bố từ đáy lớp 2 đến độ
sâu 30.2m/28.91m, bề dày trung bình 2.6m. Sức chịu tải tiêu chuẩn Rtc = 14.63
T/m2. Số búa SPT N30 = 7 ÷ 8 búa
 Lớp 4 : Sét màu nâu, nâu vàng, loang lổ xám trắng, dẻo cứng, phân bố từ đáy lớp
3 đến hết độ sâu hố khoan 40.0m vẫn chưa kết thúc lớp. Bề dày lớp chưa xác
định. Sức chịu tải tiêu chuẩn Rtc = 22.59 T/m2. Số búa SPT N30 = 10 ÷ 15 búa


-

Kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường cho thấy: các giá trị sức kháng cắt ở trạng
thái tự nhiên (Cu) và sức kháng cắt ở trạng thái phá hủy (Cf) tương đối cao nguyên
nhân là trong tầng đất yếu thí nghiệm (bùn sét) đôi chỗ bắt gặp xen kẽ thực vật và
lớp cát mỏng

-

Nước có tính ăn mòn trung bình đối với bê tông và kim loại

3.2 KIẾN NGHỊ
-

Cần phải xử lý nền đất yếu trước khi tiến hành thi công xây dựng công trình.

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 16/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

-


Cần phải có giải pháp tính toán móng nền, móng thích hợp với điều kiện địa chất
của khu vực.

-

Cần chú ý phải có biện pháp tháo khô và bảo vệ hố móng trong suốt quá trình thi
công và khi đưa vào sử dụng nhằm đề phòng hiện tượng ngập hố móng và ăn
mòn móng công trình.

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 17/18


Báo cáo khảo sát địa chất công trình

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐIỂM DU LỊCH ĐẤT MŨI

THUỘC KHU DU LỊCH QUỐC GIA NĂM CĂN
Xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau

Chương 4

HÌNH VẼ, BIỂU BẢNG VÀ PHỤ LỤC
4.1 HÌNH VẼ
Hình 1 : Sơ đồ vị trí các hố khoan (02 tờ)
Hình 2 : Các trụ hố khoan (02 tờ)
Hình 3 : Mặt cắt địa chất (01 tờ)
4.2 BIỂU BẢNG

Bảng 1 : Khối lượng công tác khảo sát và thí nghiệm (01 tờ)
Bảng 2 : Kết quả thí nghiệm đất trong phòng của các hố khoan (02 tờ)
Bảng 3 : Kết quả thí nghiệm đất trong phòng của các lớp đất (02 tờ)
Bảng 4 : Tổng hợp tính chất địa kỹ thuật của các lớp đất (01 tờ)
Bảng 5: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường (01 tờ)
4.3 PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Biểu kết quả thí nghiệm cơ lý đất HK 01 (20 tờ)
Phụ lục 2: Biểu kết quả thí nghiệm cơ lý đất HK 02 (20 tờ)
Phụ lục 3: Biểu kết quả thí nghiệm nén cố kết HK 01 – mẫu M3 (06 tờ)
Phụ lục 4: Biểu kết quả thí nghiệm nén cố kết HK 02 – mẫu M3 (06 tờ)
Phụ lục 5: Biểu kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường HK01 (10 tờ)
Phụ lục 6: Biểu kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường HK02 (10 tờ)
Phụ lục 7: Biểu kết quả thí nghiệm hóa nước HK 01 (01 tờ)

Công Ty CP Tư Vấn & Kiểm Định Xây Dựng CDP

Trang 18/18



×