Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 28 bài: Luyện từ và câu Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.24 KB, 3 trang )

Tuần: 28
1
Tiết: 1

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ - ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ
LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Tiếp tục học về nhân hóa.
2. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:( 2-3’)
- GV nhận xét bài kiểm tra giữa học kì II
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1 : (9-10’) KT: Phát hiện biện pháp nhân hoá
- HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS đọc thầm các câu thơ ở phần a. b xem các sự vật ấy xưng hô thế
nào? Cách xưng hô đó tác dụng gì?
- HS thảo luận cặp, Sau đó gọi học sinh trả lời
- GV chốt lời giải đúng:
Bèo lục bình - tôi

xe lu – tớ



Cách xưng hô đó làm ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như những người bạn
gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá: Bèo lục bình, xe lu tự xưng là tôi, tớ và có những
hoạt động như con người
Bài 2:( 10-12’) KT: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
- HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS câu a
HS đọc câu a: Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
GV hỏi: Con phải đến bác thợ rèn để làm gì?
Bộ phận nào của câu trả lời câu hỏi “để làm gì?”
GV gạch dưới bộ phận “để xem lại bộ móng”
- Phần còn lại HS làm vở
- GV chấm, chữa: Để tưởng nhớ ông
Để chọn con vật nhanh nhất
Chốt: Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? thường có dấu hiệu gì? (… bắt đầu
bằng từ để và cụm từ chỉ mục đích)
Bài 3:(10-12’) KT: Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- HS nêu yêu cầu bài và đọc thầm nội dung bài
- HS làm vào SGK
- Đổi chéo kiểm tra bài
- Chữa bài: HS nêu dấu cần điền, giải thích
- Chấm điểm – nhận xét
Chốt: Khi nào cần dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than?
Khi đọc gặp dấu chấm phải nghỉ hơi, dấu chấm hỏi đọc cao giọng ở cuối câu, dấu
chấm than thể hiện đúng cảm xúc của nhân vật đó
2 HS đọc lại mẩu chuyện
3. Củng cố - dặn dò (4 - 6’)



- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học



×