Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tiết 11 bài 11 sán lá gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.94 KB, 4 trang )

Chương 3: CÁC NGÀNH GIUN
NGÀNH GIUN DẸP
Bài 11: SÁN LÁ GAN

Tiết PPCT: 11

Ngày dạy:
Lớp dạy:
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được sán lông còn sống tự do và mang đầy đủ các đặc điểm của ngành Giun
dẹp.
- Hiểu được cấu tạo của sán lá gan đại diện cho Giun dẹp thích nghi với kí sinh.
- Giải thích được được vong đời của sán lá gan qua nhiều giai đoạn ấu trùng, kèm theo
thay đổi vật chủ, thích nghi với đời sống ký sinh.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng thu nhập kiến thức.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi.
B. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
- Hình Cấu tạo sán lông. Hình 11.1. Cấu tạo sán lá gan.
- Sơ đồ vòng đời của sán lá gan.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
- Nêu đặc điểm của Hải quỳ thích nghi với lối sống bám.
- Nêu đặc điểm chung của Ngành ruột khoang
2. Giảng kiến thức mới:


Trâu bò và gia súc nói chung ở nước ta bị nhiễm sán lá gan rất nhiều. Hiểu rõ về sán lá
gan sẽ giúp con người có biện pháp phòng nhiễm sán lá gan hiệu quả -> tìm hiểu bài hôm
nay.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nơi sống, cấu tạo, di chuyển và cách dinh dưỡng của sán lá
gan
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
I. Sán lông và sán lá
gan:
1. Sán lông:
- Yêu cầu HS quan sát cấu tạo - Quan sát hình, nghiên cứu
sán lông và nghiên cứu SGK thông tin.
trang 40. Cho biết:


+ Sán lông sống ở đâu?

+ Vùng nước ven biển.

+ Hình dạng?

+ Hình lá, hơi dài, dẹp theo
hướng lương bụng.

+ Cấu tạo ngoài?

+ Cơ thể có lông bơi, đầu
bằng, 2 bên đầu là thùy khứu
giác, ở giữa là 2 mắt đen, đuôi

hơi nhọn, miệng ở mặt bụng.

+ Cấu tạo trong?

+ Ruột phân nhánh, chưa có
hậu môn.

- Nhận xét và kết luận.

- Nơi sống: vùng nước
ven biển.
- Hình dạng: Hình lá, hơi
dài, dẹp theo hướng
lương bụng.
- Cấu tọa ngoài: Cơ thể
có lông bơi, đầu bằng, 2
bên đầu là thùy khứu
giác, ở giữa là 2 mắt
đen, đuôi hơi nhọn,
miệng ở mặt bụng.
- Cấu tạo trong: Ruột
phân nhánh, chưa có hậu
môn.
=> thích nghi với lối
sống bơi lội tự do.
2. Sán lá gan:
a. Nơi sống, cấu tạo, di
chuyển:

- Yêu cầu HS quan sát hình 11.1, - Quan sát hình, nghiên cứu

nghiên cứu thông tin SGK và thông tin và trả lời:
cho biết:
+ Nơi sống cảu sán lá gan?
+ sống kí sinh ở gan, mật trâu - Nơi sống: Kí sinh ở
bò.
gan, mật trâu, bò.
+ So sánh đặc điểm cấu tạo của + Giống: Hình lá, dẹp, đối
sán lá gan và sán lông?
xứng 2 bên, dài 2-5cm, màu
đỏ máu. Cơ thể chưa có hậu
môn.
+ Khác: Mắt, lông bơi tiêu
giảm. Giác bám phát triển. Cơ
dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng
phát triển. Sống chui rúc, luồn
lách trong môi trường kí sinh.
ruột phân thành nhiều nhánh
nhỏ. Cơ quan sinh dục lưỡng
tính.
- Vì sao có sự khác nhau đó?
- Sán lá gan sống ký sinh, sán
lông sống tự do.
- Nhận xét và kết luận.
- Hình dạng: Hình lá,
dẹp, đối xứng 2 bên, dài
2-5cm, màu đỏ máu.
- Cấu tạo:


+ Mắt, lông bơi tiêu

giảm.
+ Giác bám phát triển.
+ Cơ dọc, cơ vòng, cơ
lưng bụng phát triển =>
dễ dàng chui rúc, luồn
lách trong môi trường kí
sinh.
+ Cơ quan tiêu hóa phát
triển: Hầu có cơ khỏe,
ruột phân thành nhiều
nhánh nhỏ. Chưa có hậu
môn.
+ Cơ quan sinh dục phát
triển: lưỡng tính.
=> thích nghi với lối
sống ký sinh.
- Yêu cầu HS đọc mục II/SGK.
- HS đọc.
b. Dinh dưỡng:
- Sán lá gan dinh dưỡng như thế - 2 giác bám vào nội tạng -> - Hút chất dinh dưỡng
nào?
hút chất dinh dưỡng từ môi từ môi trường ký sinh để
trường ký sinh -> tiêu hóa và nuôi cơ thể.
dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ
thể.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vòng đời của sán lá gan
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

- GV giới thiệu sơ đồ vòng đời
II. Vòng đời sán lá gan:
sán lá gan, đặc điểm của 1 số
giai đoạn ấu trùng.(Giai đoạn
sống ngoài môi tường nước: ấu
trùng lông: có lông bơi, ấu
trùng đuôi: có đuôi).
- Yêu cầu HS nêu đầy đủ vòng - Sán lá gan trưởng thành
đời của sán lá gan.
(trong ruột động vật) đẻ
trứng -> trứng theo phân ra
ngoài -> ấu trùng có lông bơi
-> Ấu trùng trong ốc -> ấu
trùng có đuôi -> kén sán ->
sán lá gan (ruột động vật).


- Yêu cầu HS thực hiện câu câu - Không nở được thành ấu
hỏi lệnh trang 42-43 SGK.
trùng.
- Ấu trùng sẽ chết.
- Ấu trùng không phát triển.
- Kén hỏng và không nở
thành sán được.
- Sán lá gan thích nghi với - Trứng phát triển ngoài môi
phát tán đời sống như thế nào? trường thông qua vật chủ.
- Muốn tiêu diệt sán lá gan ta - Diệt ốc, xử lí phân diệt
làm thế nào?
trứng, xử lí rau diệt kén.
3. Củng cố bài giảng:

- Trả lời câu hỏi phần câu hỏi trang 43.
Câu 2: Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì chúng làm việc trong môi trường đất
ngập nước. Môi trường này có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán
lá gan. Trâu, bò nước ta thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên, có các kén sán
bám ở đó.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc bài.
- Kẻ bảng trang 45 vào vở.
D. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×