Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Báo cáo Tổng kết Chương trình Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Côn Đảo năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 46 trang )

Báo cáo Tổng kết Chương trình
Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Côn Đảo
năm 2015

Chung tay bảo vệ rùa biển ©Nguyễn Công Thành, 2015
TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 2
TÓM TẮT ................................................................................................................................... 3
NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ ................................................................................................... 7
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH ................................. 8
1.

Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình .................................................. 8

2.

Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình ................................................................11

3.

Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển ..............................13

4.

Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển taị các trạm bảo vệ rùa biển........................14

5.


Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chương trình ....................................................16

6.

Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm Tình nguyện viên ............
.......................................................................................................................................17

7.

Đánh giá về cán bộ điều phối tại thực địa .......................................................................18

8.

Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi trước chương trình .....................................................19

9.

Tài chính .........................................................................................................................21

11. Kết luận về tổng thể chương trình ...................................................................................23
12. Ảnh hưởng của chương trình..........................................................................................24
NHẬT KÝ CHƯƠNG TRÌNH .....................................................................................................28
NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN .................................................................................................30
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................44

2


TÓM TẮT
Tiếp nối thành công của Chương trình năm 2014, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)

đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo tổ chức chương trình Bảo tồn Rùa
biển Côn Đảo hè năm 2015 trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn bải đẻ của rùa biển có sự tham gia
của cộng đồng tại Việt Nam” do Cơ quan Dịch vụ về Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ (US FWS)
tài trợ. Rút kinh nghiệm từ chương trình năm ngoái, Ban tổ chức (BTC) đã điều chỉnh và kéo dài
thời lượng các đợt tình nguyện để đáp ứng mong đợi của các tình nguyện viên (TNV). TNV có
thể lựa chọn tham gia chương trình 10 ngày hoặc 15 ngày vào 3 đợt như sau:




Đợt 1: Từ 3 – 12 tháng 7 năm 2015 (10 ngày) và từ 3 – 17 tháng 7 năm 2015 (15 ngày)
Đợt 2: Từ 24 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 2015 (10 ngày) và từ 24 tháng 7 đến 7 tháng 8
năm 2015 (15 ngày)
Đợt 3: Từ 14 đến 23 tháng 8 năm 2015 (10 ngày) và từ 14 – 28 tháng 8 năm 2015 (15 ngày)

BTC cũng đã cải thiện nội dung mẫu đơn đăng ký, bổ sung thêm các thông tin về thể trạng sức
khỏe và đưa ra các câu hỏi phân loại như nêu rõ hiểu biết của bạn về rùa biển và kế hoạch truyền
thông bạn dự kiến thực hiện sau khi tham gia chương trình. Phương thức nộp đơn đăng ký so với
năm 2014 cũng thay đổi. Thay vì gửi email cho IUCN và VQG Côn Đảo, TNV có thể điền thông tin
cá nhân qua đường link Nhờ đó giảm thiểu thời gian và áp lức
cho BTC trong việc sàng lọc đơn đăng ký.
Từ khi kêu gọi đăng ký (ngày 10/4/2015) đến hạn 22/5/2015, BTC đã nhận được hơn 400 đăng ký
và có 48 TNV đã được lựa chọn tham gia các đợt tình nguyện. Trong thời gian tham gia chương
trình, các TNV đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về các loài rùa biển ở Việt Nam, các tập
tính kiếm ăn và sinh sản của rùa biển, được trải nghiệm tham gia cứu hộ rùa lên bờ đẻ trứng, thả
rùa con về biển và cùng các chiến sỹ kiểm lâm Côn Đảo tuần tra giám sát, bảo vệ và làm sạch bãi
đẻ của rùa biển.
Theo đánh giá của các TNV, kiến
thức về rùa biển của họ nhờ đó đã
tăng lên đáng kể. Họ đã thu nhận

được những kiến thức thực tế
như cách nhận biết các dấu hiệu
rùa lên tìm ổ đẻ, tìm kiếm và xăm
ổ trứng rùa và đưa trứng rùa về
khu lò ấp nhân tạo, cách đào lấp
một ổ ấp trứng nhân tạo, tính
ngày trứng nở, thăm ổ trứng cũng
như cách thả rùa con về biển, v.v
Những trải nghiệm này giúp các
TNV nhận ra những mối đe dọa
với sự tồn tại của rùa biển và sự
cần thiết phải kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ rùa biển.

©Lê Thị Thu Hiền, 2015

3


Kết thúc chương trình, 54.5% TNV đánh giá chương trình đã đáp ứng được 90-100% mong đợi
của họ. 44% cho rằng đã đáp ứng được 70-80%. Và có 1 TNV (3%) đợt 2 – 10 ngày đánh giá
rằng chương trình chỉ đáp ứng được 30 – 40% mong đợi của TNV đó do số lượng rùa xuất hiện
tại Trạm Hòn Tài chỉ có 2 cá thể trong 10 ngày trong khi TNV có mong muốn được đóng góp
nhiều hơn vào công tác cứu hộ rùa biển.
Trong quá trình tổ chức chương trình, IUCN và VQG Côn Đảo đã hỗ trợ các TNV trong việc cung
cấp thông tin về kế hoạch làm việc, những vật dụng cần mang theo, sắp xếp và chi trả phương
tiện đưa đón TNV từ sân bay hoặc bến tàu đến VQG Côn Đảo, chi phí tàu từ Côn Sơn ra các
trạm cứu hộ rùa biển và bố trí ăn nghỉ chu đáo cho các TNV. Mặc dù vậy, khâu tổ chức, hậu cần
và các hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế, cần khắc phục. Cụ thể:
Trước chương trình:









Thời gian thông báo kết quả lựa chọn TNV không được thông báo trước nên TNV phải
theo dõi hằng ngày trên trang web của chương trình.
Việc trả lời email của các TNV trước khi chương trình bắt đầu còn chậm trễ.
Danh sách phân chia các TNV tới các đảo nhỏ cần được thông báo trước để TNV có thời
gian liên hệ với nhau trước cũng như tìm hiểu thông tin về địa điểm tình nguyện. Chưa có
nhiều số liệu cụ thể theo từng thời gian và vị trí địa lý cụ thể của khu vực TNV tham gia.
Nên hỗ trợ cung cấp thông tin vé tàu từ Vũng Tàu ra Côn Đảo vì rất nhiều TNV gặp khó
khăn đi đặt vé tàu
Nên giảm thiểu việc điền tất cả các mẫu đăng ký và bản đánh giá hai lần do IUCN và VQG
đều yêu cầu bản gốc.
BTC nên tạo 1 kênh chung và khuyến khích TNV cũ chia sẽ những kinh nghiệm, thông
tin cũng như những vật dụng cần thiết cho chuyến đi

Trong thời gian diễn ra chương trình:






Thời gian đưa đón TNV cần chính xác hơn.
Các thông tin về khóa tập huấn được giới thiệu còn sơ sài và lướt qua nhanh chóng nên
TNV chưa mường tượng được về công việc thực tế. Sách 101 câu hỏi có số lượng ít nên

mỗi nhóm chỉ được 1 quyển
Trong quá trình diễn ra chương trình, thời gian chưa được tận dụng triệt để nên chưa có
thời gian dạy tiếng Anh cho công chức kiểm lâm.
Cần có sự thống nhất về cách tính chi phí tiền ăn. Một số trạm tính theo đúng định mức
đã thông báo là 250,000 VNĐ/ngày/người nhưng một số trạm lại tính theo chi phí thực tế
và chia theo đầu người nên đến khi kết thúc chương trình, một số TNV được trả lại tiền.
Sự không thống nhất này khiến một số TNV phải đóng nhiều hơn các TNV khác, khiến
cho 1 TNV (3%) đánh giá là tài chính không minh bạch.

Các TNV cũng có một số góp ý để công tác bảo tồn rùa biển tại các trạm đạt hiểu qua hơn như
sau:


Lực lượng kiểm lâm còn mỏng và các trang thiết bị bảo tồn còn thiếu thốn, đặc biệt là
thiếu găng tay, khẩu trang nên việc tuần tra giám sát chưa đạt hiệu quả cao.
4







Cần hướng dẫn và cảnh báo du khách trong việc sinh hoạt (ví dụ như ăn uống và xả
rác), giữ gìn vệ sinh ở khu bảo tồn;
Cần nghiên cứu tăng hiệu quả tỉ lệ nở ở hồ ấp nhân tạo và thường xuyên dọn dẹp khu
vực hồ ấp trứng rùa.
Trên trạm Hòn Tre Lớn đã hết thẻ để gắn cho rùa.
Nghiên cứu cách xử lý rác thải dạt vào bãi biển thay vì đốt toàn bộ rác


Dựa trên những góp ý này, Ban tổ chức đề xuất trong các chương trình tiếp theo sẽ có những
thay đổi sau:
 Tiêu chí lựa chọn và thời gian thông báo kết quả sẽ được nêu rõ trong mẫu đăng ký trực
tuyến.
 BTC sẽ lập một email riêng có thông báo trả lời tự động để các TNV yên tâm khi gửi các
tài liệu tới chương trình và sẽ sắp xếp nhân sự phù hợp để kịp thời trả lời các câu hỏi của
TNV khi cần thiết. Ngoài ra, BTC khuyến khích các TNV mới kết nối và trao đổi với các
TNV cũ để chia sẻ các thắc mắc và kinh nghiệm tham gia chương trình.
 Các TNV khi được chấp nhận tham gia chương trình sẽ phải gửi đầy đủ bản gốc các giấy
cam kết, thông tin cá nhân, hợp đồng bảo hiểm tới IUCN. Sau đó IUCN sẽ tổng hợp và
gửi lại bản gốc cho VQG Côn Đảo và sao lưu các bản photo tại văn phòng IUCN Hà Nội.
 Danh sách phân chia các TNV tại các đảo nhỏ sẽ được thông báo ít nhất 5 ngày trước
khi chương trình bắt đầu và có sự cân nhắc kết hợp hợp lý giữa TNV mới và cũ.
 Ngày kết thúc chương trình, các nhóm tình nguyện sẽ họp mặt tổng kết chương trình và
trình bày các góp ý, đánh giá. Sau đó, khi trở về các tình nguyện viên sẽ hoàn thành mẫu
đánh giá chương trình qua đường link trên mạng. Kết quả tổng hợp đánh giá sẽ được
chia sẻ giữa VQG Côn Đảo và IUCN.
 Thời gian biểu các ngày tình nguyện sẽ được điều chỉnh để có thêm thời gian tổ chức các
lớp học tiếng Anh cho các công chức kiểm lâm
Các TNV cũng đề xuất tiếp tục tổ chức chương trình định kỳ hàng năm và có thể nhân rộng tạo
điều kiện cho người dân địa phương tham gia chương trình này, nhằm tuyền truyền cho cộng
đồng địa phương thực hiện tốt công tác bảo tồn rùa biển nói riêng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên tại Côn Đảo nói chung được tốt hơn.
Sau khi trở về từ Côn Đảo, nhiều TNV vẫn tiếp tục liên hệ với nhau và tích cực chia sẻ các bài
viết, hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang web cá nhân. Nhờ đó, những
thông điệp về tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên đã được lan tỏa rộng rãi hơn tới cộng đồng.
“Chương trình tình nguyện bảo tồn rùa biển tại Côn Đảo lần này với mình là một chuyến đi ý nghĩa
bởi vì nó cho mình những trải nghiệm mà có đọc bao nhiêu sách cũng không thể tưởng tượng
được. Mình được học những kiến thức về rùa biển, một loài động vật đối với mình còn nhiều mơ
hồ. Mình được trực tiếp tham gia các hoạt động bảo tồn và chăm sóc rùa, được chạm vào con

rùa xanh, đo đạc, kẹp thẻ, được tự tay nhặt từng quả trứng rùa đưa đi ấp tập trung, lần đầu được
biết “mùi” một con rùa biển ra sao, biết một quả trứng rùa mềm như thế nào. Lần đầu mình được
biết để một con rùa đạt độ tuổi sinh đẻ được lâu và khó khăn đến nhường nào. Mình cũng được
tiếp xúc với các cán bộ kiểm lâm và khách du lịch tới tham quan, từ đó mình biết được quan điểm
từ cả hai phía (người làm bảo tồn và người tiêu thụ) đối với việc bảo tồn rùa nói chung và sản
5


phẩm từ rùa nói riêng. Lần đầu được trải nghiệm cuộc sống nơi biển đảo, tránh xa nền văn minh.
Nói đơn giản thì đây là trải nghiệm “làm thay đổi cuộc đời””_TNV Hồ Đức An tham gia từ 3- 17
tháng 7 năm 2015 tâm sự.

©Lê Thị Như Quỳnh, 2015

6


NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
Thông báo Tuyển TNV được đăng tải lần đầu trên website của IUCN và VQG Côn Đảo vào ngày
10 tháng 4 năm 2015 và hạn đăng ký là ngày 22 tháng 5 năm 2015. Tính đến 17:00 ngày
22/5/2015, Ban tổ chức (BTC) đã nhận được 431 phiếu đăng ký tham gia.
Tổng số TNV được lựa chọn là 48 người và có thêm 01

TNV người địa phương. Thành phần

TNV gồm: 19 nam, 30 nữ. Trình độ: có 08 TNV là sinh viên Đại học năm cuối, còn lại đã tốt
nghiệp Đại học và cao học đang làm việc.
Các TNV tham gia chương trình 10 ngày và 15 ngày, được chia thành 3 đợt:



Đợt 1: Từ ngày 03 - 17/7/2015, có 16 TNV tham gia tại các Trạm Kiểm lâm hòn Bảy
Cạnh 05 TNV, Trạm Kiểm lâm Hòn Tài 02 TNV , Trạm Kiểm lâm hòn Tre Lớn 03 TNV; Trạm
Kiểm lâm Bãi Dương 03 TNV và Trạm Kiểm lâm Hòn Cau 03 TNV.



Đợt 2: Từ ngày 24/7 - 07/8/2015, có 17 TNV tham gia tại các Trạm Kiểm lâm Bảy Cạnh
10 TNV, Trạm Kiểm lâm Hòn Tài 03 TNV , Trạm Kiểm Lâm hòn Tre Lớn 04 TNV.



Đợt 3: Từ ngày 14 - 28/8/2015, có 16 TNV tham gia tại các Trạm Kiểm lâm hòn Bảy
Cạnh 10 TNV, Trạm Kiển lâm hòn Tre Lớn 03 TNV và Trạm Kiểm lâm Hòn Cau 03 TNV.

Qua các đợt, TNV tham gia công tác cứu hộ Rùa biển tại các đảo nhỏ đã thực hiện di dời an toàn

314 tổ, tổng số 30,674 trứng; 282 tổ nở, thả về biển 22,967 cá thể rùa con.
30 lượt tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
hướng dẫn, giới thiệu về rùa biển cho 141 lượt khách xem rùa đẻ trứng và 612 lượt
khách tham quan du lịch đến khu vực.
Các TNV cũng tham gia với Kiểm lâm

Rùa con Côn Đảo ©Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015

7


KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG
TRÌNH
Sau khi tham gia chương trình, các tình nguyện viên đã được yêu cầu điền vào phiếu đánh giá

theo mẫu của Ban tổ chức (BTC). Trong số 48 TNV tham gia, BTC đã nhận được 39 phiếu
đánh giá (81%). Cụ thể:
Thời gian
10 ngày
15 ngày
Tổng số phiếu trả lời
Tổng số TNV tham gia

Số lượng phiếu trả lời
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
7
6
7
7
14
13
16
16

Tổng
5
7
12
16

18
21
39

48

Các TNV được yêu cầu đánh giá các đánh giá theo mức độ: 1= Rất kém, 2= Kém, 3= Trung
bình, 4= Tốt, 5=Rất tốt cũng như ghi lại những mặt tốt, chưa tốt và góp ý hoàn thiện cho
chương trình. Sau đây là kết quả tổng hợp các phiếu đánh giá này:
1. Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình

Vệ sinh ổ trứng ©Nguyễn Công Thành, 2015

8


Qua các khóa tập huấn và trải nghiệm thực tế tại Côn Đảo, các TNV đã có thêm hiểu biết về tầm
quan trọng của rùa biển, cách phân loại cũng như những tập tính kiếm ăn, sinh sản và di cư của
rùa biển. Họ cũng được hướng dẫn và trực tiếp tham gia vào quy trình cứu hộ rùa biển và tự đó
nhận ra những mối đe dọa từ thiên nhiên và con người với sự tồn tại của loài rùa biển.
“Qua tham gia chương trình tình nguyện cứu hộ rùa biển, ngoài có thêm kiến thức về rùa biển và
hệ sinh thái liên quan đến loài sinh vật này, tôi có được thêm kinh nghiệm về công tác cứu hộ rùa
biển, ví dụ như cách nhận biết nếu rùa đã được đánh dấu bảo tồn và kỹ năng bấm thẻ bảo tồn,
phân biệt nhận biết các chủng loại rùa biển khác nhau, nhận biết các dấu hiệu rùa lên tìm ổ đẻ
thành công hay không, tìm kiếm và xăm ổ trứng rùa và đưa trứng rùa về khu lò ấp nhân tạo,
cách đào lấp một ổ ấp trứng nhân tạo, tính ngày trứng nở, thăm ổ trứng cũng như cách thả rùa
con về biển, mùa và thời điểm của các con nước (thuỷ triều) liên quan đến việc làm tổ đẻ trứng
của rùa…” _ TNV Nguyễn Thị Thu Huyền tham gia chương trình 15 ngày từ 14 – 28 tháng 8 năm
2015 nói.

©Bùi Quỳnh Chi, 2015
Các cán bộ kiểm lâm cũng đã tận tình hướng dẫn các bạn tình nguyện viên không chỉ những kỹ
năng trong cứu hộ rùa biển mà còn là những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như kỹ năng đi
rừng, sử dụng nước tiết kiệm. Các bạn TNV cũng được chứng kiến sự đa dạng của động thực

vật Côn Đảo như ngoài rùa biển còn có cua xe tăng và rừng đước. Những trải nghiệm thực tế đó
đã khơi gợi lên những tình cảm yêu thương gắn bó với thiên nhiên hoang dã và giúp các TNV
hiểu ra vai trò của việc bảo tồn đa dạng sinh học.

9


Rừng ngập mặn Côn Đảo©Nguyễn Công Thành, 2015
“Tôi vẫn nhớ cảm giác xúc động nâng niu, lần đầu tiên cầm quả trứng rùa vẫn còn ấm, vỏ thì
mỏng trên tay, cảm giác lo lắng cho rùa, vất vả, lụi cụi và cần mẫn vượt qua bãi san hô về với
biển.. Rùa con nó nhỏ xíu, tôi hiểu được lí do vì sao tỉ lệ sống của rùa chỉ có 1/1000. Nhìn rùa
con về với biển, bị sóng đánh bật, cũng đã thấy vất vả rồi. Thực sự nhìn rất xót xa, những cảnh
rùa mẹ đẻ xong, vượt qua bãi đá san hô để về với biển” TNV Dương Quỳnh Anh tham gia chương
trình 10 ngày tháng 7 tâm sự.
“Tôi đã hiểu thêm về các loại rùa biển, thực trạng hiện nay và công tác bảo tồn rùa biển tại Côn
Đảo nói riêng mà Việt Nam nói chung. Được tận mắt chứng kiến công việc bảo tồn, tôi mới hiểu
được rùa quý hiếm đến mức nào. Từ đó nhắc nhở bản thân có ý thức bảo vệ môi trường biển hơn
cũng chính là bảo vệ ngôi nhà của rùa và các loài thủy sinh khác. Thông qua chương trình, tôi
học được kĩ năng làm việc nhóm, làm việc có tổ chức vì một hành động nhỏ tại đảo cũng có thể
ảnh hưởng đến quần thể. Đặc biệt, tôi nhận thấy ý thức người dân Việt Nam còn kém quá. Bãi
biển ở Hòn Bảy cạnh có rất nhiều rác, rác do khách du lịch thải ra hay từ biển dạt vào; thậm chí
rác còn là bình ga, bóng đèn, chai thủy tinh…..Tôi cảm thấy mình cần phải sống có trách nhiệm
hơn với môi trường và tuyên truyền mọi người nâng cao ý thức hơn nữa nhằm giữ gìn môi trường
trong lành _ TNV Trịnh Thị Vân tham gia từ 24/7 đến 7/8 chia sẻ.
Tham gia cùng đợt với bạn Vân, TNV Trang Thị Thu Thảo cũng có những suy nghĩ tương tự:
“Qua chuyến đi này tôi phát hiện ra nhiều điều mà tôi được biết lần đầu tiên trong đời. Cái đơn
giản đầu tiên nhất mà tôi biết là tất cả các động vật khác một là sống trên cạn hoặc sống ở nước
ngọt, nước lợ hoặc biển chỉ có duy nhất bộ rùa là có rùa sống trên cạn và rùa sống dưới nước (
10



nước ngọt) và rùa biển. Toàn bộ những kiến thức về rùa biển mà tôi có được hiện này là do tham
gia vào chương trình bảo tồn rùa biển này như: mùa sinh sản của rùa biền, rùa biển là loại động
vật định vị rất tinh vi, rùa cái sẽ quay lại nơi chúng sinh ra khi chúng trưởng thành (thường là sau
30 năm) để đẻ trứng, hay là mặc dù rùa được sinh trên cạn nhưng sau khi nở ra, rùa con bơi
được ra biển ngay mà không cần tập luyện. Tôi còn rút được một kết luận rất thú vị về rùa : có
thể nói rùa là một động vật “ăn chay” vì thức ăn chủ yếu của rùa biển là sứa và cỏ biển.
Kỹ năng mới mà tôi học đuợc là lấy trứng rùa trực tiếp trong lúc rùa đang đẻ, đảm bảo không làm
ảnh hưởng quá trình đẻ trứng của rùa mẹ. Việc lấy trứng trực tiếp giúp cho rùa mẹ không bị di
dời ngay sau khi vừa đẻ trứng xong. Hạn chế tối đa việc mất trứng rùa do kiểm lâm xâm tìm trứng
nếu như để rùa lắp ổ trứng tự nhiên”.

2. Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình
77% TNV cho rằng khâu tổ chức rất tốt hoặc tốt. BTC đã gửi đầy đủ các thông tin về chương
trình làm việc, những vật dụng cần mang theo, nội quy xem rùa biển. Tất cả các bước được thực
hiện qua internet, thuận tiện để cho mọi người đăng ký và liên lạc.
Tuy nhiên 21% TNV cho rằng khâu tổ chức mới ở mức trung bình và có 1 TNV (3%) đợt 2, 15
ngày đánh giá ở mức kém do những hạn chế sau đây:
 Công tác truyền thông chưa rộng rãi, có rất nhiều người muốn đăng ký và tìm kiếm cơ hội
tham gia chương trình nhưng không biết đến chương trình, hoặc khi biết đến thì đã hết
hạn tham gia.
 Thời gian thông báo kết quả lựa chọn TNV không được thông báo trước nên TNV phải
theo dõi hằng ngày trên trang web của chương trình.
 Việc trả lời email của các TNV trước khi chương trình bắt đầu còn chậm trễ. Các TNV
tham gia đợt tình nguyện đầu tiên nhận kế hoạch chương trình muộn nên không có nhiều
thời gian chuẩn bị.

Đánh giá về khâu tổ chức
Tổng 3 đợt


100%
80%

17%

29%
57%

57%

29%

50%

14%

0%
15 ngày

Đợt 1
Rất kém

10 ngày

14%
14%

20%

29%


15 ngày

10 ngày

15 ngày

Đợt 2
Kém

31%

40%

71%

10 ngày



3%

40%

43%

40%

0%


29%

33%

60%

20%

14%

Trung bình

21%

46%

Đợt 3
Tốt

Rất tốt

Cần ưu tiên TNV có kinh nghiệm và nhiệt huyết để không mất thời gian cho việc đào tạo,
TNV mới và TNV cũ cùng làm việc với nhau sẽ hiệu quả hơn.

11










Cần linh hoạt phân bổ TNV đến các địa điểm có nhu cầu cao hơn như tăng cường TNV
ở đạo Bảy Cạnh. Danh sách phân chia các TNV tới các đảo nhỏ cần được thông báo
trước để TNV có thời gian liên hệ với nhau trước cũng như tìm hiểu thông tin về địa điểm
tình nguyện
Các giấy cam kết nên được đầu tư soạn thảo rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của cả
hai bên
Nên giảm thiểu việc điền tất cả các mẫu tham gia đăng ký hai lần. Các TNV đã gửi hồ sơ
và giấy cam kết cho IUCN qua email nhưng VQG Côn Đảo vẫn yêu cầu viết lại hồ sơ tại
ngày đầu tập huấn dẫn đến việc mất thời gian của TNV và giảm thời lượng tập huấn.
Tương tự, trước khi kết thúc chương trình, các TNV cũng đã hoàn thành bản đánh giá
viết tay cho VQG Côn Đảo nhưng khi trở về IUCN vẫn yêu cầu gửi bản đánh giá qua email
với nội dung tương tự.
Trong quá trình diễn ra chương trình, thời gian chưa được tận dụng triệt để nên chưa có
thời gian dạy tiếng Anh cho công chức kiểm lâm. TNV có thể soạn các câu tiếng Anh
thường dùng trong hướng dẫn khách du lịch để giúp các cán bộ kiểm lâm học nhanh và
giao tiếp hiệu quả như chào hỏi, cấm không dùng đèn Flash, giữ yên lặng, đi theo tôi, đi
sau tôi, thả rùa về biển, không tắm biển sau 2h...

Dựa trên những góp ý này, Ban tổ chức đề xuất trong các chương trình tiếp theo sẽ có những
thay đổi sau:
 Do quy mô và ngân sách của chương trình hạn chế nên thông tin về chương trình sẽ vẫn
tiếp tục được đăng tải qua các kênh chính sau là: website của IUCN, VQG Côn Đảo,
facebook của IUCN Việt Nam Media Network và facebook do các TNV năm trước lập ra
bao gồm Sea turtle Conservation - Volunteer community và Sea Turtles in Vietnam. Hy
vọng với số lượng thành viên ngày càng mở rộng của các mạng lưới trên, thông tin về
chương trình sẽ được phổ biến tới nhiều đối tượng hơn

 Tiêu chí lựa chọn và thời gian thông báo kết quả sẽ được nêu rõ trong mẫu đăng ký trực
tuyến.
 BTC sẽ lập một email riêng có thông báo trả lời tự động để các TNV yên tâm khi gửi các
tài liệu tới chương trình và sẽ sắp xếp nhân sự phù hợp để kịp thời trả lời các câu hỏi của
TNV khi cần thiết. Ngoài ra, BTC khuyến khích các TNV mới kết nối và trao đổi với các
TNV cũ để chia sẻ các thắc mắc và kinh nghiệm tham gia chương trình.
 Các TNV khi được chấp nhận tham gia chương trình sẽ phải gửi đầy đủ bản gốc các giấy
cam kết, thông tin cá nhân, hợp đồng bảo hiểm tới IUCN. Sau đó IUCN sẽ tổng hợp và
gửi lại bản gốc cho VQG Côn Đảo và sao lưu các bản photo tại văn phòng IUCN Hà Nội.
 Danh sách phân chia các TNV tại các đảo nhỏ sẽ được thông báo ít nhất 5 ngày trước
khi chương trình bắt đầu và có sự cân nhắc kết hợp hợp lý giữa TNV mới và cũ.
 Ngày kết thúc chương trình, các nhóm tình nguyện sẽ họp mặt tổng kết chương trình và
trình bày các góp ý, đánh giá. Sau đó, khi trở về các tình nguyện viên sẽ hoàn thành mẫu
đánh giá chương trình qua đường link trên mạng. Kết quả tổng hợp đánh giá sẽ được
chia sẻ giữa VQG Côn Đảo và IUCN.
 Thời gian biểu các ngày tình nguyện sẽ được điều chỉnh để có thêm thời gian tổ chức các
lớp học tiếng Anh cho các công chức kiểm lâm
12


3. Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển
©Đặng Thị Thảo Nguyên, 2015

64% TNV cho rằng khóa tập huấn rất tốt hoặc tốt. Buổi tập huấn đã cung cấp cho các TNV những
thông tin cơ bản về hệ sinh thái ở Côn Đảo và cách nhận biết các loại rùa biển. Chỉ ra các hiểm
họa từ thiên nhiên và con người, đe dọa sự sống và duy trì nòi giống của rùa biển.

Đánh giá về khóa tập huấn

Tổng 3 đợt


100%
80%

29%

60%

29%

43%

50%

60%

23%

40%
20%

57%

0% 3%

14%
14%

43%


40%

15 ngày

10 ngày

17%

0%
10 ngày

15 ngày

Đợt 1
Rất kém

10 ngày

Đợt 2
Kém

33%

71%

33%

57%

43%


Trung bình

15 ngày

41%

Đợt 3
Tốt

Rất tốt

Tuy nhiên, 33% TNV cho rằng khóa tập huấn mới dừng lại ở kiến thức rất cơ bản và 1 TNV (3%)
vẫn chưa hài lòng với nội dung khóa tập huấn do:
 Các thông tin được giới thiệu còn sơ sài và lướt qua nhanh chóng nên TNV chưa mường
tượng được về công việc thực tế
 Thông tin chưa mang tính khoa học cao, chưa nêu rõ nguồn trích dẫn và không chuyên
sâu
 Chưa đưa ra chương trình cứu hộ cụ thể và lịch làm việc nên các TNV chưa hình dung
ra cần phải làm gì để cứu hộ rùa biển. Chỉ đến khi thực hành tại hiện trường, TNV mới
được kiểm lâm hướng dẫn
13






.
4.


Một số đợt tập huấn TNV không được phát tài liệu nên TNV không có điều kiện nghiên
cứu đầy đủ.
Nên bổ sung những hoạt động mà VQG và kiểm lâm đã ngăn chăn quy tặc thành công
trong những năm qua và sự tham gia của các TNV đã giúp được gì cho VQG nói chung
và cho trạm kiểm lâm nói riêng.
Nếu có thời gian nên bổ sung thêm thông tin về các loài rùa biển trên thế giới và các
mối đe dọa với chúng

Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển taị các trạm bảo vệ rùa biển

Theo các TNV, hoạt động
bảo vệ rùa biển tại các trạm
kiểm lâm diễn ra bài bản, quy
củ và nghiêm túc. Các cán bộ
kiểm lâm đều có chuyên môn
tốt và tận tình hướng dẫn các
TNV thực hiện chính xác các
công việc. Trong thời gian 15
ngày từ 3 – 17 tháng 7 tại Bảy
Cạy, các TNV và các cán bộ
kiểm lâm đã di dời được hơn
110 ổ trứng với số trứng trên
10.000 quả về hồ ấp trứng
tập trung.

©Đặng Thị Thảo Nguyên, 2015

“Chúng tôi cảm nhận được niềm vui của những gì mình đang đóng góp, của cả sự vất vả ở các
anh kiểm lâm. Tình nguyện viên đến rồi đi. Các anh lại chỉ có một mình, hàng đêm canh rùa. Cô

đơn đã bầu bạn với các anh lâu rồi nên đâm ra thành quen. 15 ngày trôi qua, những ấn tượng
còn lưu lại đến tận bây giờ, vẫn còn nóng hổi khi nghĩ đến là hình ảnh của rùa và người. Tôi cảm
thấy cuộc sống thú vị hơn biết bao nhiêu những cũng chông gai và vất vả quá nhiều. Một chú rùa
cũng phải trải qua hành trình dài, đối mặt với trăm ngàn thử thách để có thể trưởng thành trở về
nơi mình sinh ra thì con người cũng vậy. Họ chấp nhận xa gia đình, xa vợ con, người yêu âu cũng
vì kế sinh nhai, vì tình yêu với thiên nhiên, vì niềm vui được cống hiến. Cảm ơn các anh rất nhiều,
chúc các anh luôn mạnh khỏe, tràn đầy nhiệt huyết. Hành trình 15 ngày nơi Côn Đảo- Hòn Bảy
Cạnh sẽ mãi là miền kí ức tươi đẹp trong tôi.”_ TNV Trịnh Thị Vân tham gia chương trình 15 ngày
từ 24/7 đến 7/8 bộc bạch.

14


Đánh giá về hoạt động bảo vệ rùa biển
100%
80%
60%

86%

0%

57%

86%

0%
10 ngày

14%

0%
15 ngày

Đợt 1
Rất kém

17%
0%
10 ngày

0%
15 ngày

Đợt 2
Kém

71%

60%

17%

Trung bình

0% 3%

29%

40%


33%

40%
20%

14%

33%

43%

Tổng 3 đợt

0%
10 ngày

0%
15 ngày

3%

41%
54%

Đợt 3
Tốt

Rất tốt

Các TNV cũng có một số góp ý để công tác bảo tồn rùa biển tại các trạm đạt hiểu qua hơn như

sau:











Cần hướng dẫn và cảnh báo du khách trong việc sinh hoạt (ví dụ như ăn uống và xả
rác), giữ gìn vệ sinh ở khu bảo tồn; không đi theo từng tốp đông và gây ồn ào mất trật tự
khi đi xem rùa đẻ tránh tình trạng rùa sợ hãi bỏ tổ đẻ. Nhiều tàu cá hoạt động gần vùng
biển của rùa vào đẻ. Hòn Bảy Cạnh có lượng khách du lich nhiều nên để thêm biển báo,
bảng hướng dẫn ngay từ bến tàu cano vào bãi tắm nhằm nhắc nhở mọi người giữ vệ
sinh trong khu bảo tồn biển
Cần ấn định thời điểm phù hợp nhất thả rùa con về biển sau khi nở trong điều kiện nhân
tạo. Tránh trường hợp để rùa con chạy trong các giỏ nhựa chờ du khách đến thả trong
thời gian quá lâu, ví dụ nở từ đầu tối để sáng hôm sau thả, rùa con đã mất sức và nằm
bất động, hoặc bơi rất yếu dẫn đến khả năng sinh tồn thấp.
Cần nghiên cứu tăng hiệu quả tỉ lệ nở ở hồ ấp nhân tạo. Mặc dù số lượng rùa nở nhiều,
tuy nhiên khi làm vệ sinh hồ ấp trứng, các TNV thấy tỷ lệ rùa con nở chỉ đạt khoảng 45%
đến 55%, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu trên lý thuyết. Có những ổ hỏng nguyên cả
ổ, hoặc có những ổ vẫn có rùa nở, tuy nhiên tỉ lệ ít nên ổ trứng không sụt cát xuống (khi
trứng nở, không khí thoát ra tạo hiện tượng xẹp và sụt cát tự nhiên) nên số rùa nở
không thể tự đào cát ra ngoài được, một số đã chết hoặc một số còn sống yếu ớt. Khi
làm vệ sinh tổ số lượng trứng hư phôi và không phôi nhiều và còn sót lại nhiều rùa con.
VQG nên xem xét về dụng cụ lấy trứng và đi chuyển trứng lên hồ ấp, kích thước chiều

rộng và độ sâu của hố rùa tại hồ ấp, kích thước vị trí đặt hồ ấp và cách bố trí lưới che
nắng để tạo điều kiện giống như trên bãi đẻ tự nhiên nhằm tăng tỷ lệ con nở
Môi trường ở khu vực hồ ấp trứng rùa chưa được đảm bảo vệ sinh. Trứng rùa hư không
được dọn ngay, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cát, là nơi tập trung nhiều giòi
bọ, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ nở của những lứa trứng mới. Việc dọn dẹp bãi ấp nên được
tiến hành hàng ngày thay vì hàng tuần
Nên dọn cỏ dại thường xuyên trong khu vực lồng ấp, tránh việc rùa con nở mắc kẹt và
chết trong các lùm cỏ
Lực lượng kiểm lâm còn mỏng và các trang thiết bị bảo tồn còn thiếu thốn, đặc biệt là
thiếu găng tay, khẩu trang. Ví dụ như tại Bảy Cạnh, trong số ba bãi có rùa lên đẻ thì
15






thực tế đã có một bãi rất thiếu kiểm lâm trực canh nên hay diễn ra nạn săn bắt trộm. Cả
trạm chỉ trang bị một khẩu súng, nếu chia ra thì không có đủ vũ khí cho các cán bộ kiểm
lâm, như vậy sẽ gây nguy hiểm khi gặp phải quy tặc manh động.
Hiện tại trên trạm Hòn Tre Lớn không còn thẻ để gắn cho rùa. Trong thời gian tình
nguyện tại Tre Lớn tổng cộng có 14 con rùa lên bãi đẻ thành công nhưng không có con
nào được gắn thẻ điều này làm cho thông tin rùa lên đẻ ở Côn Đảo bị thiếu chứng thực.
Vấn đề rác thải dạt vào bãi biển rất nghiêm trọng. Hiện tại cách xử lý rác duy nhất là đốt
rác nhưng việc này không thể kéo dài vì chai, lọ nhựa trôi về đây nếu đốt lên sẽ làm ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sinh thái cuộc sống của nhạn biển,
yến … Nên chú ý vệ sinh vườn ao chuồng, không nên để hố rác ngay cạnh bếp và chỗ
rửa chén.

5. Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chương trình

Trong suốt thời gian diễn ra chương trình,
các trạm kiểm lâm đã tạo điều kiện bố trí ăn
ngủ cho các TNV đảm bảo sức khỏe. Ở một
số nơi, còn đặt phòng riêng cho TNV cất giữ
đồ đạc và nghỉ ngơi và cung cấp võng cho
TNV sử dụng. Các kiểm lâm cũng tổ chức
nhiều hoạt động giải trí cho TNV tham gia
như bóng chuyền, giao lưu văn nghệ. Vườn
quốc gia thực hiện đúng cam kết bố trí xe
©Bùi Quỳnh Chi, 2015
đưa đón TNV từ sân bay, bến tàu về thị trấn
& ngược lại, bố trí khách sạn vào đêm đầu tiên, ăn trưa ngày đầu & cano đưa đón ra các trạm.

Đánh giá về sắp xếp hậu cần
100%
80%

0%

17%
43%

57%

60%

71%
67%

40%


0%

0% 3%

43%

60%

20%

Tổng 3 đợt

36%

43%

57%
0%
10 ngày

20%

14%
0%
15 ngày

Đợt 1
Rất kém


0%
17%
0%
10 ngày

29%
0%
15 ngày

Đợt 2
Kém

10%

Trung bình

43%

20%
0%
10 ngày

0%
15 ngày

51%

Đợt 3
Tốt


Rất tốt

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục trong những chương trình tới:
 Thời gian đưa đón cần chính xác hơn. Một số TNV đến đúng lịch trình thông báo nhưng
không có xe đưa đón hay các TNV phải tự đi từ khách sạn tới VQG Côn Đảo. Thời gian
tập huấn và ra các đảo cần được thông báo thống nhất giữa IUCN, VQG và các TNV
16








Các bữa ăn còn nấu thừa nhiều thức ăn dẫn đến lãng phí trong khi lương thực phẩm
được vận chuyển từ đất liền rất quý.
Các TNV gợi ý các cán bộ kiểm lâm có thể tăng cường việc trồng rau xanh để cải thiện
chất lượng bữa ăn như triển khai nhiều tháp trồng rau để xử lý thức ăn thừa, hạn chế ruồi
& có thể phát triển vườn rau xanh: />Hỗ trợ cung cấp thông tin vé tàu từ Vũng Tàu ra Côn Đảo vì rất nhiều TNV gặp khó khăn
đi đặt vé tàu
Đôi lúc tình nguyện viên không có chỗ ngủ hợp lý do phải nhường chỗ cho khách du lịch
ở đảo Bảy Cạnh. Vì vậy nên thông báo trước để TNV chuẩn bị võng ngủ, chăn chiếu và
các vật dụng cần thiết.

6. Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm Tình nguyện viên
“Vì hành trình của nhóm tôi là di chuyển bằng tàu biển với quãng đường xa và thời gian lên đến
14 tiếng đã làm mọi người khá hồi hộp. Ngoài ra chúng tôi còn vô cùng vui khi được hội ngộ với
đoàn chương trình 15 ngày. Tối hôm đó trên tàu bọn tôi gần như không ngủ, cùng nhau ngồi trên
boong, vừa ngắm sao trời vừa trò chuyện gần tới sáng. Chúng tôi đã hội ý rằng nếu không nhờ

chương trình thì có lẽ bọn tôi không có 1 chuyến hành trình bằng tàu thú vị đến thế đâu. Tôi cảm
thấy các kĩ năng giao tiếp xã hội được nâng lên khi tham gia chương trình này rất nhiều” (TNV
Phạm Ngọc Khôi Nguyên)
“Thật sự có quá nhiều những trải nghiệm thú vị cho chúng tôi – TNV tại Hòn Tre Lớn (đợt 03/07
– 12/07/2015) – đó là những đêm cả 3 TNV chúng tôi cùng nằm dưới đất và nhìn lên bầu trời đầy
sao hàng giờ đồng hồ (trong khi chờ đợi rùa mẹ đào tổ đẻ) để kể về gia đình và những kinh
nghiệm trong cuộc sống”._ TNV Trần Quốc Nghĩa tham gia từ 3 – 12 tháng 7 tâm sự.

©Trần Anh Tuấn, 2015

17


Mặc dù đến từ các thành phố khác nhau, làm các công việc khác nhau và ở nhiều lứa tuổi nhưng
thông qua chương trình, các TNV đều chia sẻ tình yêu với thiên nhiên và đã có nhiều kỷ niệm
đẹp tại Côn Đảo. Họ đã chủ động liên hệ với nhau trước chương trình để chuẩn bị cho chuyến
đi, cùng nhau lập ra kế hoạch truyền thông và sau khi rời Côn Đảo, vẫn tiếp tục gặp gỡ và cùng
nhau thực hiện kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức về rùa biển.

Đánh giá về mức độ tương tác giữa các
thành viên
100%
80%
60%
40%
20%
0%

29%
57%


0%
10 ngày

71%
0%
15 ngày

33%
0%
10 ngày

Rất kém

5%
60%

17%

Đợt 1

71%

71%

49%

0%
15 ngày


Đợt 2
Kém

0% 0%

29%

50%

43%

Tổng 3 đợt

Trung bình

40%
0%
10 ngày

29%
0%
15 ngày

46%

Đợt 3
Tốt

Rất tốt


Tuy nhiên, một số TNV vẫn chưa thực sự nghiêm túc với công việc, vẫn lấy san hô và vỏ ốc chết,
không nghiêm túc thực hiện quy định “Không lấy gì ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài
những dấu chân” hoặc chưa dành nhiều thời gian trò chuyện với các kiểm lâm trong trạm. Một
bố bạn Ban tổ chức cũng nên thông báo trước danh sách phân chia các TNV ra các trạm để tạo
điều kiện cho họ trao đổi và tương tác trước. Các nhóm cũng cần chủ động phân công nhóm
trưởng để điều hành các công việc.

7. Đánh giá về cán bộ điều phối tại thực địa
Các cán bộ của Phòng Bảo tồn biển, VQG Côn Đảo luôn dành sự quan tâm, thăm hỏi các TNV
và hỗ trợ tốt việc di chuyển, ăn, ở những ngày đầu đến Côn Đảo. Tại các trạm, các cán bộ kiểm
lâm cũng đã tạo được những thiện cảm rất tốt với các TNV.
“Ở mới biết nơi tận cùng biển khơi, có những con người vất vả mà dung dị lắm, các chú kiểm lâm
ngày thì trực bãi canh tàu cá, đuổi lâm tặc xâm nhập, đêm lại trực bãi canh rùa, đuổi quy tặc lăm
le. Vừa hồn hậu, vừa anh dũng, vậy mà khi đoàn chúng tôi ra về, ai cũng ngậm ngùi, có người
rơi nước mắt. Đây sẽ là một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất đời mình.” _ TNV Lê Thị Thu
Hiền tham gia chương trình 15 ngày đợt đầu chia sẻ.

18


©Nguyễn Công Thành, 2015
Để các TNV có thể chủ động trong công việc, rất mong các cán bộ điều phối và các cán bộ kiểm
lâm có thể thông báo rõ lịch làm việc hàng ngày và thời gian đi tuần tra ban đêm.

Đánh giá về cán bộ điều phối
100%

0%
29%


80%
60%

71%

40%
20%
0%

Tổng 3 đợt

71%
29%
0%
10 ngày

0%
15 ngày

Đợt 1
Rất kém

0% 3%

50%

43%

33%


57%

17%
0%
10 ngày

0%
15 ngày

Đợt 2
Kém

Trung bình

60%

50%

40%

50%

0%
10 ngày

0%
15 ngày

5%
42%


50%

Đợt 3
Tốt

Rất tốt

8. Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi trước chương trình
“Qua đợt bảo tồn 15 ngày ở Côn Đảo hiểu biết của tôi về loại Rùa biển tăng lên khá nhiều. Nhờ
cuốn guidebook 101 câu hỏi và trả lời về Rùa biển của IUCN cũng như thông tin trao đổi và được
truyền đạt lại từ các cán bộ bảo tồn rùa, chúng tôi đã cơ bản hiểu rõ về các loại Rùa biển, cách
bảo tồn, chăm sóc, truyền thông, các chế tài và luật pháp,… Nói chung khá đầy đủ và cụ thể giúp
chúng tôi hiểu sâu hơn và có thể hành động và truyền bá lại cho mọi người”_ TNV Lê Thị Như
Quỳnh chia sẻ.
19


Đánh giá về thông tin tài liệu gửi trước
chương trình
100%
80%

29%

60%

29%

71%


40%
20%
0%

43%
0%
10 ngày

14%
14%
0%
15 ngày

Đợt 1
Rất kém

50%

57%

17%
0%
10 ngày

14%
0%
15 ngày

Đợt 2

Kém

Trung bình

0% 3%
0%

14%
14%

33%

Tổng 3 đợt

60%

71%

40%

29%
0%
15 ngày

0%
10 ngày

33%

28%


36%

Đợt 3
Tốt

Rất tốt

Mặc dù BTC đã nỗ lực gửi các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho chuyến đi, các TNV vẫn thấy
thông tin còn thiếu nên sự chuẩn bị cho chương trình còn gặp khó khăn.








Chưa có nhiều số liệu cụ thể theo từng thời gian và vị trí địa lý cụ thể của khu vực TNV
tham gia. Cần bổ sung thêm hình ảnh, số liệu thực tế của từng trạm để TNV hiểu rõ điều
kiện thực tế hoặc gửi cho các TNV tham khảo các chia sẻ của những người đi trước.
BTC nên tạo 1 kênh chung và khuyến khích TNV cũ chia sẽ những kinh nghiệm, thông
tin cũng như những vật dụng cần thiết cho chuyến đi
BTC cần thông báo thêm cho các TNV chuẩn bị ống nhóm để dễ quan sát từ xa, chuẩn
bị võng ngủ và thuốc chống côn trùng như tinh dầu xả chanh khi tới các đảo có bù mắt.
Ngoài bộ tờ rơi cung cấp thông tin và các tài liệu được gửi mail, các TNV mong muốn có
bộ hướng dẫn về quy trình bảo vệ ổ trứng rùa để nghiên cứu đầy đủ. Tài liệu tập huấn
nên được gửi trước để các tình nguyện viên chuẩn bị kiến thức và câu hỏi quan tâm.
Sách hướng dẫn 101 câu hỏi về rùa biển còn mắc nhiều lỗi về trình bày. Số lượng sách
in ít nên mỗi nhóm chỉ được 1 cuốn


Để giải quyết những hạn chế này, IUCN đã chỉnh sửa các lỗi trình bày và chia sẻ trên website
của IUCN Sách hướng dẫn 101 câu hỏi đáp về rùa biển. TNV Nguyễn Công Thành cũng đã tổng
hợp các thông tin TNV cần biết trước khi đến Côn Đảo để mọi người biết đến tại:
/>Trong điều kiện cho phép, IUCN và VQG Côn Đảo có thể tổ chức một cuộc tọa đàm trực tuyến
với các TNV được lựa chọn tham gia để các bạn trao đổi trực tiếp với BTC và các TNV cũ

20


9. Tài chính

Tài chính có minh bạch không?
100%
95%
90%
85%
80%
75%

0%

0%

100%

100%

Tổng 3 đợt


0%

0%

0%

100%

100%

100%

15 ngày

10 ngày

15 ngày

17%

3%

83%
10 ngày

15 ngày

10 ngày

Đợt 1


Đợt 2


97%

Đợt 3

Không

Tất cả các TNV đều được biết và giải thích đầy đủ về các nghĩa vụ tài chính của tình nguyện viên
trước khi tham gia chương trình. TNV cũng ủng hộ việc duy trì phương pháp đóng trực tiếp tiền
ăn cho trạm trưởng. Tuy nhiên cần có sự thống nhất về cách tính chi phí tiền ăn. Một số trạm tính
theo đúng định mức đã thông báo là 250,000 VNĐ/ngày/người nhưng một số trạm lại tính theo
chi phí thực tế và chia theo đầu người nên đến khi kết thúc chương trình, một số TNV được trả
lại tiền. Sự không thống nhất này khiến một số TNV phải đóng nhiều hơn các TNV khác, khiến
cho 1 TNV (3%) đánh giá là tài chính không minh bạch.
Dựa trên thông tin của TNV, mức chi phí các TNV đã bỏ ra ki tham gia chương trình 10 ngày
trong khoảng 2.5 triệu đến 7.7 triệu, trung bình 5 triệu. Còn chi phí cho chương trình 15 ngày nằm
trong khoảng từ 4 triệu đến 9 triệu, trung bình là 6.6 triệu. Mức chi phụ thuộc vào phương tiện
TNV sử dụng để ra Côn Đảo và bao gồm những chi phí tối thiểu sau:
 Tiền tàu từ Bà Rịa ra Côn Đảo: 200,000 đồng/lượt
 Nếu sử dụng máy bay, Sài Gòn – Côn Đảo: 1,800,000 đồng/chiều
 Tiền ăn tại các trạm: 250,000 đồng/ngày/người
Khi được hỏi, nếu trong các chương trình tiếp theo, không còn sự hỗ trợ tài chính của IUCN và
VQG Côn Đảo, bạn có tiếp tục tham gia không? 76% khẳng định là có và 24% trả lời là không.

Nếu hết hỗ trợ, bạn có tham gia nữa
không?
100%

80%
60%
40%
20%
0%

0%

17%

0%

17%
50%

100%

83%

Tổng 3 đợt

24%

80%

100%

83%
50%
20%


10 ngày

15 ngày

10 ngày

Đợt 1

15 ngày

Đợt 2


10 ngày

15 ngày

76%

Đợt 3

Không

21


10. Động lực tham gia chương trình
Khi được hỏi lý do các TNV tham gia chương trình, các TNV cho rằng, 48% động lực của họ là
mong muốn được tìm hiểu rùa biển; 21% vì có cơ hội khám phá Côn Đảo, 11% động lực là mong

muốn được trải nghiệm cuộc sống khắc nghiệt; 10% là mong muốn có thêm nhiều bạn bè và 6%
là các động lực khác như mong muốn thử thách bản thân, muốn được góp sức vào công cuộc
bảo vệ thiên nhiên, 3% cần thiết cho công việc như nghề báo, các sinh viên khoa sinh học, v.v.
Chỉ có 2% động lực tham gia vì có chứng chỉ.

Động lực tham gia chương trình
10%

2% 6%

3%

21%
11%
48%

Vì được khám phá Côn Đảo
Vì được hiểu biết rùa biển
Vì được trải nghiệm cuộc sống trong điều kiện khó khăn
Vì cần thiết cho công việc
Vì được làm quen với nhiều bạn bè
Vì có giấy chứng nhận tình nguyện
Khác

Trong các lý do này thì lý do nào là quan trọng nhất? 87% TNV cho rằng mong muốn được hiểu
biết về rùa biển là động lực quan trọng nhất để họ đăng ký tham gia. 13% TNV cho rằng địa
điểm chương trình ở Côn Đảo là yếu tố hàng đầu khiến họ đăng ký tham gia. 5% TNV tham gia
vì mong muốn lớn nhất là được trải nghiệm trong cuộc sống khó khăn. Được làm quen với bạn
bè là động lực quan trọng nhất của 3% TNV và không có ai tham gia chỉ vì có chứng chỉ tình
nguyện.


22


Động lực quan trọng nhất khi tham gia chương
trình
87%

100%

50%

13%

5%

0%

3%

0%

3%

0%
1
Vì được khám phá Côn Đảo
Vì được hiểu biết rùa biển
Vì được trải nghiệm cuộc sống trong điều kiện khó khăn
Vì cần thiết cho công việc

Vì được làm quen với nhiều bạn bè
Vì có giấy chứng nhận tình nguyện
Khác

11. Kết luận về tổng thể chương trình
“Đây là một trong những hoạt động hữu ích và tích cực nhất trong cuộc đời tôi, nó cho tôi cảm
giác sống có ý nghĩa hơn và trên hết đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hồi. Tôi cực kỳ
đánh giá cao những gì mà chương trình mang lại cho mình và cho các bạn trẻ tham gia. Với một
người đi làm bộn bề với cuộc sống nơi phố xa tấp nập đông đúc, thì đây là một trải nghiệm cực
kỳ ý nghĩa, hữu ích và thích thú”_ TNV Lê Thị Như Quỳnh, tham gia từ 3 – 17 tháng 7 năm 2015
nói.
TNV Phạm Ngọc Khôi Nguyên tham gia từ 14 – 23 tháng 8 năm 2015 cũng đánh giá rất cao về
chương trình:
“Nếu có thang điểm đánh giá 200%, tôi sẽ chọn, bởi vì mọi thứ với tôi quá sức tưởng tượng. 100%
là Cảm giác sờ tận tay chú rùa, cảm giác gí mũi vào mà hít hà mùi hương của chú là không thề
diễn tả bằng lời…100% còn lại là những khung cảnh thiên nhiên Côn Đảo bao la hùng vĩ, đẹp
đến nỗi khi về còn quyến luyến. Những cánh rừng trên đảo, với các loài động vật, cây cối, hoa lá
mà chúng tôi có dịp đi tham quan là những trải nghiệm vẽ đẹp về cảnh quan và kiến thức rất tuyệt
vời.
Dựa trên bản đánh giá của các TNV, về tổng thể chương trình, 74% TNV cho rằng chương trình
tốt và 26% cho là rất tốt. 54.5% TNV cho rằng chương trình đã đáp ứng được 90-100% mong
đợi của họ. 44% cho rằng đã đáp ứng được 70-80%. Và có 1 TNV (3%) đợt 2 – 10 ngày đánh
giá rằng chương trình chỉ đáp ứng được 30 – 40% mong đợi của TNV đó do số lượng rùa xuất
hiện tại Trạm Hòn Tài chỉ có 2 cá thể trong 10 ngày trong khi TNV có mong muốn được đóng góp
nhiều hơn vào công tác cứu hộ rùa biển. Trên thực tế, do ngân sách có hạn, khoảng cách giữa
các trạm khá xa nhau nên BTC rất khó có thể điều động tàu để đưa các TNV từ đảo này sang
đảo khác ở thời điểm giữa chương trình. Hơn nữa, BTC rất mong muốn sự tham gia tự nguyện
23



và nhiệt tình của các TNV không chỉ trong công việc cứu hộ rùa đẻ trứng mà còn chia sẻ với các
cán bộ kiểm lâm các công việc hàng ngày như tuần tra và làm sạch bãi rùa đẻ, chăm sóc và giám
sát các hồ ấp trứng rùa. Vì thế các TNV cần phải phát huy hơn nữa tinh thần tự nguyện và nhiệt
tình của mình tại các trạm đảo.

Nhận xét tổng thể chương trình
100%
80%
60%
40%
20%
0%

14%

29%

17%

14%

71%

83%

86%

14%
80%


86%

86%

26%

20%
10 ngày

15 ngày

10 ngày

Đợt 1

15 ngày

10 ngày

Đợt 2

Rất kém

Kém

15 ngày
74%

Đợt 3


Trung bình

Tốt

Rất tốt

Chương trình đáp ứng được bao nhiêu %
mong đợi của bạn
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Tổng 3 đợt

Tổng cả 3 đợt
0% 3% 0%

43%

33%

43%


71%

71%

60%

50%

44%

57%
29%
0%
10 ngày

0%
15 ngày

Đợt 1
10-20%

57%
0%
17%
0%
10 ngày

29%
0%

15 ngày

Đợt 2
30-40%

50-60%

54%

40%
0%
10 ngày

0%
15 ngày

Đợt 3
70-80%

90-100%

Các TNV đều có mong muốn IUCN và VQG Côn Đảo tiếp tục tổ chức các chương trình tương tự
trong các năm tiếp theo.
12. Ảnh hưởng của chương trình
Sau khi tham gia chương trình, các TNV đã tích cực chia sẻ các hình ảnh, câu chuyện và
truyền tải các thông điệp về tầm quan trọng của rùa biển tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp
qua nhiều kênh khác nhau như facebook cá nhân hoặc qua báo chí. Và đã nhận được những
phản hồi tích cực từ công chúng.
“Sau khi tham gia chương trình, tôi đã gửi 18 lá thư viết về chương trình và công tác Rùa biển
cũng như nơi tôi tham gia tình nguyện cho các bạn của tôi ở các nơi trên Việt Nam, có kèm tặng

24


một tấm post card rùa con và video về rùa biển (rùa mẹ, rùa con, quá trình đẻ trứng,..). Các bạn
tôi tất cả đều rất hào hứng và vui thích. Có bạn còn chia sẻ trước giờ chưa bao giờ quan tâm đến
rùa biển nhưng sau khi đọc chia sẻ thì thấy cực thích thú và tỏ thái độ quan tâm về việc bảo tồn
này. Ngoài ra, tôi còn đưa thông tin, chia sẻ câu chuyện trên FB cá nhân của mình với gần 600
bạn trong danh sách và để chế độ public cho mọi người cùng xem”_ TNV Lê Thị Như Quỳnh
tham gia chương trình 15 ngày từ 3 – 17 tháng 7 chia sẻ.
TNV Đặng Thị Thảo Nguyên, giáo viên trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, Hà Nội tham gia
chương trình 10 ngày từ 3 – 12 tháng 7 năm 2015 và TNV Nguyễn Thành Luân – Cán bộ
Chương trình bảo tồn rùa Châu Á cũng dự định sẽ lồng ghép các kiến thức về rùa biển thu thập
được từ chương trình vào các bài giảng tại các trường học: “Sắp tới, tôi dự kiến sẽ lồng ghép
những kiến thức, hình ảnh, video về loài rùa biển khi giảng dạy các bài học liên quan đến bảo
tồn thiên nhiên, động vật. Việc này sẽ được thực hiện trong năm học mới. Ngoài ra, tôi sẽ viết
bài về công tác tình nguyện này đăng trên nội san Nét bút học trò của trường để chia sẻ với các
em học trò về cách thức tham gia các hoạt động tình nguyện cũng như tuyên truyền về việc bảo
tồn rùa biển.
Hay TNV Nguyễn Phương Bảo Khánh tham gia đợt TNV từ 24/7 đến 2/8 đã tổ chức những buổi
nói chuyện về môi trường biển và các loài sinh vật biển đang bị đe doạ trong vùng biển Việt Nam
trong đó có rùa biển cho Thành viên mới của nhóm lặn Vietdivers và Thính giả của XoneFM vào
cuối năm 2015.
TNV Bùi Thu Ngân sau khi tham gia đợt tình nguyện 10 ngày tháng 7 cũng đang lập kế hoạch
thực hiện chiến dịch truyền thông gồm nhiều hoạt động như: kết hợp với các trung tâm dạy vẽ
cho trẻ em tại Hà Nội (VitaminArt, Bee Art club, cung văn hoá thiếu nhi..), tổ chức các cuộc thi vẽ
đề tài rùa biển. Đồng thời triển lãm hình ảnh, phim và tư liệu về rùa biển, tầm quan trọng của
chúng với đa dạng sinh học biển với sự tham gia của các tình nguyện viên đến các em trước
cuộc thi; kết hợp với Tpot Journal một tờ báo lifestyle mới có đối tượng bạn đọc trẻ khá lớn, viết
bài về quá trình tình nguyện bảo tồn rùa biển cùng IUCN. Qua đó cung cấp cho các bạn đọc trẻ
kiến thức và kỹ năng bảo tồn rùa biển; kết hợp với BOO thiết kế, in ấn và bán áo phông với thông

điệp bảo tồn rùa biển cùng các hình vẽ rùa biển đáng yêu phù hợp với giới trẻ. Ngoài ra toàn bộ
quá trình tình nguyện cùng IUCN sẽ được chia sẻ trên các trang truyền thông cá nhân như
facebook, instagram, google plus, blogger, facebook page của The Palm (với khoảng 13,000
followers hầu hết là các bạn trẻ), Hanoi Massive...
Các TNV cũng cùng lập ra một facebook chia sẻ giữa các TNV:
Tính đến tháng 12/2015, đã có hơn 1000 lượt
thích.
Dưới đây là một số bài viết về chương trình đã được các TNV đăng tải trên các phương tiện đại
chúng:





Đặng Thị Thảo Nguyên, Mùa rùa biển đẻ trứng trên Vườn Quốc gia Côn Đảo:
/>Nguyễn Luyện Như Quỳnh, Trắng đêm cứu hộ rùa biển đẻ trứng:
/>Lê Thị Thu Hiền, Cứu hộ, thả 150.000 rùa con về biển: />
25


×