Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp đến chất lượng nước dưới đất tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 59 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của ĐATN ......................................................................................... 2
2. Mục tiêu của ĐATN ................................................................................................ 2
3. Nội dung và phạm vị nghiên cứu.............................................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC .................. 4
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc ........................................................................ 4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 5
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................... 7
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 9
1.2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn ...................................................................... 10
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 13
2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU ....................................................... 13
2.2. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA .................................................... 13
2.3. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ......................................................................... 13
2.4. PHƢƠNG PHÁP LẤY MẪU ......................................................................... 13
2.5. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM ............................................ 15
2.5.1 Xác định độ tin cậy của phƣơng pháp phân tích ........................................ 15
2.5.2 Quy trình phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm ......................... 18
2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................ 22
2.7. PHƢƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ...................................................... 22
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 23

iii


3.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT TẠI HAI HUYỆN HÓC MÔN


VÀ CỦ CHI ............................................................................................................... 23
3.1.1. Huyện Hóc Môn ...................................................................................... 23
3.1.2. Huyện Củ Chi .......................................................................................... 24
3.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP ĐẾN
CHẤT LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT TẠI HUYỆN HÓC MÔN VÀ CỦ CHI............ 27
3.2.1. Huyện Hóc Môn ...................................................................................... 27
3.2.2. Huyện Củ Chi .......................................................................................... 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 39
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 40

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN - TCTL

Bộ Nông nghiệp – Tổng cục thủy lợi

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

BVTV

Bảo vệ thực vật

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quyết định

QT

Quan trắc

SHM

Số hiệu mẫu

Stt

Số thứ tự

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TC

Tiêu chuẩn

TT

Thông tƣ

WHO


Tổ chức y tế thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc tính hóa lý của mẫu nƣớc dƣới đất thu thập đƣợc xung quanh các vùng
nông nghiệp tại huyện Mysore ..................................................................................... 4
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của phân heo có trọng lƣợng từ 70 – 100kg .................. 6
Bảng 1.3 Thành phần hóa học của nƣớc tiểu trọng lƣợng từ 70 – 100kg ...................... 6
Bảng 1.4 Tính chất nƣớc thải chăn nuôi heo ................................................................ 7
Bảng 2.1 Các vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu ................................................... 13
Bảng 2.2 Kết quả phân tích mẫu QC ngoài hiện trƣờng ............................................. 16
Bảng 2.3 Kết quả mẫu giả từ dd chuẩn Mn và P - Ortho ............................................ 17
Bảng 2.4 Phƣơng pháp phân tích các thông số hóa lý................................................. 18
Bảng 3.1 Kết quả tổng hợp phiếu điều tra tại huyện Hóc Môn ................................... 23
Bảng 3.2 Kết quả tổng hợp phiếu điều tra tại huyện Củ Chi ....................................... 25
Bảng 3.3 Hàm lƣợng các thông số hóa lý nƣớc dƣới đất tại huyện Hóc Môn ............. 27
Bảng 3.4 Hàm lƣợng các thông số hóa lý nƣớc dƣới đất tại huyện Củ Chi ................. 31

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Một số hình ảnh lấy mẫu ngoài hiện trƣờng ................................................. 15
Hình 2.2 Mẫu trắng và mẫu chuẩn của dãy chuẩn N - NO3- ....................................... 17
Hình 2. 3 Máy đo đa chỉ tiêu (a), Máy quang phổ UV – Vis (b) ................................. 18
Hình 2.4 Quy trình phân tích Nitrat............................................................................ 19
Hình 2.5 Quy trình phân tích P - Ortho ...................................................................... 20

Hình 2.6 Quy trình phân tích Mangan ........................................................................ 20
Hình 2.7 Quy trình phân tích sắt ................................................................................ 21
Hình 2.8 Quy trình phân tích độ cứng ........................................................................ 22
Hình 3.1 Độ sâu khai thác giếng tại huyện Hóc Môn ................................................. 23
Hình 3.2 Khoảng cách từ hầm tự hoại đến giếng khoan ............................................. 24
Hình 3.3 Độ sâu khai thác giếng tại huyện Củ Chi ..................................................... 25
Hình 3.4 Khoảng cách từ hầm tự hoại đến giếng khoan ............................................. 26
Hình 3.5 Hình ảnh lấy mẫu tại vị trí HM03 ................................................................ 28
Hình 3.6 Hàm lƣợng N-NO3- và Fe trong nƣớc dƣới đất tại huyện Hóc Môn ............. 29
Hình 3.7 Hàm lƣợng Cu, Zn và Cd tại giếng quan trắc ............................................... 30
Hình 3.8 Một số hình ảnh tại các điểm khảo sát CC03, CC04 .................................... 32
Hình 3.9 Hàm lƣợng N-NO3- tại các điểm khảo sát huyện Củ Chi.............................. 33
Hình 3.10 Hình ảnh giếng khoan của các hộ trồng rau ............................................... 34
Hình 3.11 Mặt cắt địa chất thủy văn tại khu vực Củ Chi- Hóc Môn ........................... 36
Hình 3.12 Vị trí giếng khoan gần khu vực chăn nuôi ................................................. 37

vii


TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu chất lƣợng nƣớc dƣới đất tại hai huyện Củ Chi và huyện
Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chất lƣợng nƣớc trong những năm trở lại
đây có dấu hiệu bị suy thoái. Các thông số nghiên cứu về độ pH tại các điểm khảo sát
cho thấy nƣớc tại các hộ dân khai thác có tính axit. Giá trị pH đo đƣợc nằm trong
khoảng từ 3,5 – 5,5, các thông số Eh, Ec, TDS và độ cứng đều nằm trong quy chuẩn
cho phép 09-MT:2015/BTNMT đặc thù cho tính chất của nƣớc dƣới đất khu vực thành
phố Hồ Chí Minh. Hai thông số sắt và mangan có mối quan hệ cộng sinh với nhau. Tại
các giếng bị nhiễm sắt thì sẽ nhiễm mangan nhƣng với nồng độ không vƣợt quá quy
chuẩn cho phép. Sự xuất hiện của sắt và mangan trong nƣớc có liên quan đến tính chất
đất đá chứa nƣớc tại khu vực đó. Trong tầng chứa nƣớc có thành phần đất đá chứa

pyrit, chancopyrit, các hợp chất chứa sắt…với quá trình rửa lũa phong hóa từ đất đá
làm cho nƣớc có hàm lƣợng sắt tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,1mg/l –
3,3mg/l. Hàm lƣợng Mn tại các vị trí khảo sát có nồng độ rất thấp, vị trí cao nhất có
nồng độ là 0,38mg/l (HM02), thấp nhất là 0,12mg/l (CC07).
Hàm lƣợng các thông số N-NO3-, P-ortho tồn tại trong nƣớc tùy thuộc vào đặc
điểm địa hóa của tầng chứa nƣớc. Trong khi đó N-NO3- là quá trình oxy hóa các hợp
chất hữu cơ có trong nƣớc, nƣớc có N-NO3- cao kèm theo là sự có mặt của N-NO2- và
N-NH4+ làm cho chất lƣợng nƣớc dƣới đất bị suy giảm gây ảnh hƣởng xấu đến sức
khỏe ngƣời sử dụng có khả năng dẫn đến ung thƣ khi sử dụng nguồn nƣớc bị nhiễm
nitrat, nitrit trong thời gian dài. Hàm lƣợng N-NO3- tại 4 vị trí khảo sát CC04; CC05;
CC06; CC07 có nồng độ lần lƣợt là 22,5mg/l; 22mg/l; 21mg/l; 29mg/l vƣợt quy chuẩn
cho phép gấp 1,4 - 1,9 lần. Có thể do hoạt động trồng trọt, chăn nuôi làm cho nồng độ
N-NO3- tại 4 vị trí này cao đột biến so với các vị trí khác. Hàm lƣợng P-ortho ở các vị
trí lấy mẫu cho kết quả hầu nhƣ không phát hiện, chỉ có vị trí HM03 có nồng độ là
0,03mg/l (Hóc Môn) và vị trí CC07 nồng độ là 0,06mg/l (Củ Chi). Từ các kết quả đã
nghiên cứu có thể thấy rằng hoạt động nông nghiệp có khả năng gây ảnh hƣởng đến
chất lƣợng nƣớc dƣới đất tại khu vực nghiên cứu.

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ĐATN
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích đất nông nghiệp là 103.938ha. Tập
trung phát triển tại các quận huyện: Hóc Môn; Củ Chi; Bình Chánh; Cần Giờ; Nhà Bè.
Các loại hình phát triển nông nghiệp chính là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản. Bên cạnh các lợi ích kinh tế mang lại, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt
động này gây ra đang là vấn đề đáng lo ngại, ảnh hƣởng đến quá trình phát triển bền
vững tại khu vực nông thôn mới của thành phố Hồ Chí Minh.
Với xu hƣớng phát triển ngành nông nghiệp, có thể thấy trong thời gian tới,

chất thải phát sinh từ trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu là dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật;
phân bón hóa học; bao bì thuốc BVTV và thức ăn chăn nuôi; phân gia súc; nƣớc vệ
sinh chuồng trại… đều có xu hƣớng gia tăng và đe dọa đến môi trƣờng sống. Các chất
ô nhiễm sẽ tích lũy trong đất, nƣớc dƣới đất gây ảnh hƣớng rất lớn đến môi trƣờng
sống và sức khỏe của ngƣời dân.
Trong các quận huyện có hoạt động nông nghiệp thì 2 huyện Củ Chi và
Hóc Môn là những huyện luôn đi đầu trong lĩnh vực này và sử dụng nguồn nƣớc dƣới
đất để sinh hoạt và phát triển kinh tế là chủ yếu. Tại huyện Củ Chi còn khoảng
52.053/103.479 hộ chƣa đƣợc cấp nƣớc sạch và huyện Hóc Môn có 30.928 hộ trên địa
bàn còn sử dụng nƣớc giếng khoan (chiếm 35,75% tổng số hộ).
Tại khu vực nghiên cứu nguồn nƣớc dƣới đất có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của ngƣời dân tại địa phƣơng. Mục đích chính của khai thác nƣớc
dƣới đất là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Chính
vì vậy cần phải tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp
đến chất lượng nước dưới đất khu vực huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, TP Hồ
Chí Minh”.

2. Mục tiêu của ĐATN
Nghiên cứu những ảnh hƣởng từ các hoạt động nông nghiệp đến chất lƣợng
nƣớc dƣới đất khu vực huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nội dung và phạm vị nghiên cứu
Đồ án nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau:
2


Nội dung 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
 Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu vực huyện Hóc Môn và
huyện Củ Chi.
 Xác định các tầng chứa nƣớc tại khu vực nghiên cứu.

 Tổng hợp các số liệu về hiện trạng sử dụng nƣớc và chất lƣợng nƣớc dƣới đất ở
huyện Củ Chi và Hóc Môn.
Nội dung 2: Khảo sát thực địa
 Khảo sát khu vực nghiên cứu và các vị trí giếng lấy mẫu nƣớc phân tích
Nội dung 3: Phỏng vấn điều tra các hộ dân về hiện trạng sử dụng nƣớc
dƣới đất tại hai huyện Hóc Môn (30 hộ) và Củ Chi (40 hộ).
Nội dung 4: Phân tích mẫu
 Lấy mẫu nƣớc giếng ở các vị trí có thể có ảnh hƣởng từ hoạt động nông
nghiệp, các chỉ tiêu phân tích là: pH; Ec; Eh; TDS; Độ cứng; N-NO3-; P-ortho; Mn; Fe.
Nội dung 5: Đánh giá ảnh hƣởng của các hoạt động nông nghiệp ở hai
huyện Củ Chi và Hóc Môn đến chất lƣợng nƣớc dƣới đất.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của các hoạt động nông nghiệp đến chất lƣợng nƣớc
dƣới đất ở thành phố Hồ Chí Minh trong đó tập trung nghiên cứu khu vực huyện
Hóc Môn và huyện Củ Chi. Các sơ đồ vị trí nghiên cứu đƣợc trình bày ở phụ lục 5.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đƣợc sử dụng nhiều phƣơng pháp kết hợp nhƣ:
 Phƣơng pháp thu thập tài liệu và tham khảo tài liệu
 Phƣơng pháp khảo sát thực địa
 Phƣơng pháp điều tra
 Phƣơng pháp lấy mẫu: áp dụng TCVN 6663 -11: 2011- Hƣớng dẫn lấy mẫu
nƣớc ngầm.
 Phƣơng pháp phân tích – thí nghiệm: áp dụng theo phƣơng pháp Standard
Methods for the Examination of Water and Wastewater 2012.
 Phƣơng pháp xử lý số liệu và vẽ bản đồ: sử dụng phần mềm excel 2010 và
mapinfo 11.5.
3



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc
Kết quả phân tích các mẫu phân bón tại Uyo, phía nam, Nigeria cho thấy có sự
xuất hiện của các kim loại nặng. Cacdimi đƣợc tìm thấy ở nồng độ tƣơng đối cao. Zn
đƣợc tìm thấy trong phân phosphate có nồng độ tƣơng đối cao và trong phân ure có
nồng độ thấp. So sánh giữa phân phosphate và phân bón ure thì hàm lƣợng các kim
loại Cu, Zn trong phân phosphate cao hơn trong phân bón ure, ngƣợc lại trong phân
bón ure có nồng độ cao kim loại Cd (Benson et al, 2014).
Kết quả nghiên cứu của Benson (2014) chỉ ra rằng hoạt động nông nghiệp có
vai trò trong việc làm giàu các kim loại cho đất. Nồng độ trung bình các kim loại Cu
và Zn trong phân phophat tƣơng ứng là 7,80; 15,81 mg/kg. Đáng chú ý là kim loại Zn
là nguyên tố gây độc cho cây trồng khi sử dụng ở hàm lƣợng cao.
Phân bón đƣợc sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, để cải thiện năng suất cây
trồng. Tuy nhiên, sự rửa trôi các chất dinh dƣỡng từ đất nông nghiệp xuống dƣới nƣớc
dƣới đất và nƣớc mặt gây ra một mối lo ngại về sức khỏe và môi trƣờng.
Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Divya J và Belagali S.L (2012) thu thập 24
mẫu nƣớc (nƣớc ngầm; nƣớc hồ; nƣớc kênh) từ các vùng đất nông nghiệp tại huyện
Mysore, Kamataka, Ấn Độ cho thấy hàm lƣợng các thông số hóa lý trong 8 mẫu nƣớc
dƣới đất đƣợc thể hiện ở bảng 1.1. Hầu hết các vị trí nghiên cứu đều vƣợt tiêu chuẩn
WHO. Hàm lƣợng PO43-( gấp 42,3 lần) và NO3-( gấp 28 lần) so với tiêu chuẩn WHO
rất nhiều lần. Nồng độ NO3- cao nhất là 1400mg/l (G2), thấp nhất là 100mg/l (G6).
Nồng độ PO43- cao nhất là 4,23mg/l, thấp nhất là 2,20mg/l.
Bảng 1.1 Đặc tính hóa lý của mẫu nƣớc dƣới đất thu thập đƣợc xung quanh
các vùng nông nghiệp tại huyện Mysore
Thông số

TC
WHO


G1

G2

G3

G4

G5

G6

G7

G8

TDS (mg/l)
CO32- (mg/l)
Ca2+ (mg/l)
Mg2+ (mg/l)

500
50
100
150

620
130,8
172,34

90,82

860
152,6
208,41
161,24

520
109
180,36
94,45

910
152,6
68,14
41,42

750
109
196,3
103,34

560
165,5
48,09
30,19

880
610,4
56,11

30,19

380
109
92,18
59,14
4


Thông số

TC
WHO

G1

G2

G3

NO3- (mg/l)
PO3 3- (mg/l)

50
0,10

1650
2,54

1400

2,71

770
3,72

G4

G5

G6

G7

G8

390
790
100
550
170
4,23
2,87
3,72
3,38
2,20
(Nguồn: Divya J, Belagali S.L, 2012)

1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Chất lƣợng nƣớc dƣới đất tại khu vực nông thôn phụ thuộc vào đặc tính địa chất
vùng chứa nƣớc, sự thẩm thấu và rò rỉ nƣớc bề mặt từ các hoạt động chăn nuôi, nông

nghiệp, làng nghề…thay đổi mục đích sử dụng đất và khai thác nƣớc bất hợp lý.
Tuy nhiên nƣớc dƣới đất tại một số địa phƣơng đã có dấu hiệu ô nhiễm chất
hữu cơ, kim loại nặng (Fe, Mn).
Phân bón đƣợc sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công
nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận dụng nguồn hữu
cơ. Các phân bón trên sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng
hoặc vi sinh vật gây hại vƣợt quá mức quy định.
Phân bón đƣợc sản xuất từ nguồn lân nhập khẩu từ nƣớc ngoài có chứa hàm
lƣợng Cacdimi quá cao, vƣợt quá mức quy định đƣợc phép sử dụng. Đã có nhiều tài
liệu cho thấy nguồn phân lân từ các nƣớc vùng Nam Mỹ, Châu Phi, thƣờng có hàm
lƣợng Cd cao ở mức trên 200ppm (Trƣơng Hợp Tác – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam).
Các loại thuốc trừ sâu đƣợc sử dụng: Chlorteran; thuốc trị Rầy Nitebpyram
(Nitenpyram 40 w/w + Pymetrozine 30 w/w) và các loại phân bón nhƣ: phân lân, đạm,
phân hữu cơ, phân con cò (NaO –P2O3- K2O: 20-30-15), phân bón lá (Cu, Mn:
100ppm)…Tùy từng loại rau màu mà sẽ sử dụng các loại thuốc trừ sâu khác nhau. Kết
quả khảo sát thực tế cho thấy các hộ trồng rau đều sử dụng thuốc trừ sâu và phun
khoảng 2 lần/vụ. Đặc biệt các loại rau ăn lá nhƣ cải, xà lách có thể phun 3 – 4 lần/vụ.
Khối lƣợng phân bón sử dụng cho một vụ khoảng 100 – 300kg phân hữu cơ;
Ure khoảng 10 – 15kg; 2,5kg KCl. Trên thực tế cây trồng chỉ hấp thụ đƣợc khoảng 30
– 40% lƣợng phân bón, lƣợng dƣ thừa sẽ đi vào các dòng nƣớc mặt hoặc thẩm thấu
xuống tầng đất bên dƣới. Các loại nông dƣợc sử dụng trong nông nghiệp cũng là
nguồn gây ô nhiễm nƣớc hóa học.

5


Tại các giếng quan trắc tại khu vực huyện Củ Chi và Hóc Môn cho thấy hàm
lƣợng Mn trong nƣớc là 0,223mg/l tại giếng Thới Tam Thôn và tại giếng Tân Phú
Trung là 0,094mg/l. Đây là hàm lƣợng Mn tại tầng Pleistocen trên và tại tầng

Pleistocen dƣới thì Mn tại giếng Tân Phú Trung là 0,472mg/l.
Ngoài trồng trọt thì chăn nuôi gia súc nhƣ heo, bò…cũng thải vào môi trƣờng
một lƣợng chất ô nhiễm có ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và con ngƣời. Chất thải từ
hoạt động chăn nuôi chủ yếu là phân chứa nhiều chất xơ; NH4+; Nt… Theo một kết
quả nghiên cứu thì thành phần hóa học của phân heo có trọng lƣợng từ 70 – 100kg
(Bảng 1.2).
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của phân heo có trọng lƣợng từ 70 – 100kg
Đặc tính

Giá trị
pH
6,47 – 6,95
Vật chất khô (g/kg)
213 – 342
+
N- NH4 (g/kg)
0,06 – 0,76
Nt (g/kg)
7,99 – 9,32
Tro (g/kg)
32,5 – 93,3
Chất xơ (g/kg)
152 – 261
Carbonat (g/kg)
0,23 – 2,11
Các axit béo mạch ngắn (g/kg)
3,83 – 4,47
(Nguồn: Trƣơng Thanh Cảnh & cộng tác viên, 2002)
Trong nƣớc tiểu từ chăn nuôi heo có thành phần 90% là nƣớc tiểu, ngoài ra còn
có một lƣợng lớn Nitơ (chủ yếu dƣới dạng Ure ) và Photpho. Và khi động vật thải ra

môi trƣờng trong điều kiện có oxy ở môi trƣờng, chúng dễ dàng phân hủy thành
ammoniac gây mùi hôi khó chịu. Thành phần hóa học của nƣớc tiểu heo đƣợc thể hiện
tại Bảng 1.3.
Bảng 1.3 Thành phần hóa học của nƣớc tiểu trọng lƣợng từ 70 – 100kg
Đặc tính
Vật chất khô (g/kg)
N - NH4+ (g/kg)
Nt (g/kg)
Tro (g/kg)
Ure (Mol/l)
Cacbonat (g/kg)
pH

Giá trị
30,9 – 35,9
0,13 – 0,40
4,90 – 6,63
8,5 – 16,3
123 – 196
0,11 – 0,19
6,77 – 8,19

6


Nƣớc rửa chuồng trại và tắm gia súc là nguồn ô nhiễm rất nặng, chứa các hợp
chất hữu cơ, vô cơ có trong phân, nƣớc tiểu và thức ăn có thành phần, tính chất đƣợc
thể hiện tại bảng 1.4.
Bảng 1.4 Tính chất nƣớc thải chăn nuôi heo
Chỉ tiêu

Giá trị
Độ màu (Pt – Co)
350 – 870
Độ đục (mg/l)
420 – 550
BOD5 (mg/l)
3500 – 8900
COD (mg/l)
5000 - 12000
SS (mg/l)
680 – 1200
Pt (mg/l)
36 – 72
Nt (mg/l)
220 – 460
Dầu mỡ (mg/l)
5 – 58
pH
6,1 – 7,9
(Nguồn: Trƣơng Thanh Cảnh & cộng tác viên, 2002)
Nƣớc thải sẽ đi vào hố ga hoặc thải trực tiếp ra môi trƣờng, các chất hữu cơ và
vô cơ sẽ theo nƣớc rửa trôi vào kênh rạch đi vào nƣớc ngầm hoặc thấm trực tiếp xuống
tầng đất bên dƣới đi vào tầng chứa nƣớc làm nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn.
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Hóc Môn
 Vị trí địa lý
Hóc Môn là một huyện vành đai nằm sát nội thành cách trung tâm thành phố
20km về hƣớng Tây Bắc.
 Bắc giáp: Huyện Củ Chi

 Nam giáp: quận Gò Vấp, Tân Bình và huyện Bình Chánh
 Đông giáp: tỉnh Bình Dƣơng
 Tây giáp: tỉnh Long An.
Toàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 16.576 ha. Trong
đó, đất nông nghiệp 11.108 ha, chiếm 67% đất tự nhiên.
 Địa hình, địa mạo
Địa hình chia làm 3 vùng:
 Vùng đất cao, độ cao từ 7 – 11m. Diện tích 1.465ha, chiếm 8,9%
 Vùng đất triền, độ cao từ 3 – 6m. Diện tích 6.682ha, chiếm 40,3%
7


 Vùng đất trũng, dƣới 2m. Diện tích 8.429ha, chiếm 50,80%.
 Khí hậu
Huyện Hóc Môn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rết, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ tƣơng đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25°C đến 29°C, cao tuyệt
đối là 38,20°C, thấp tuyệt đối là 14,40°C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc
hơi từ 3,5 đến 6mm/ngày, trung bình 5mm/ngày, cao nhất 8mm/ ngày.
Chế độ mƣa cao, trung bình hằng năm là 1949mm, năm cao nhất 2718mm, năm
thấp nhất 1392mm nhƣng phân bố không đều cả trong không gian và thời gian. Hơn
90% lƣợng mƣa tập trung vào các tháng mùa mƣa, cao nhất tháng 6, 9 khoảng 320mm,
thấp nhất tháng 2 (45mm). Số ngày mƣa trung bình trong năm là 159 ngày. Về thời
gian, lƣợng mƣa có xu thế tăng dần từ Tây Nam lên Đông Bắc (Cần Giờ, Nhà Bè,
Nam Bình Chánh mƣa từ 1200 – 1500mm, trong khi đó các quận nội thành và các
huyện Hóc Môn , Củ Chi, Thủ Đức, Quận 9 mƣa từ 1800mm – 1900mm.
 Thủy văn
Hệ thống kênh rạch đƣợc phân cấp quản lý ở hai huyện Hóc Môn và Củ Chi có
tổng chiều dài gần 100km và rộng từ 2 – 37m. Các tuyến kênh, rạch nhƣ kênh Trần

Quang Cơ; rạch Cầu Sa; rạch Hóc Môn và kênh Trung Ƣơng (huyện Hóc Môn) dẫn
nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Huyện Củ Chi
 Vị trí địa lý
Củ Chi là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc,
với diện tích tự nhiên 43.496ha, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía
Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dƣơng, phía Tây và Tây Nam giáp
huyện Đức Hòa - tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí
Minh. Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, gồm 20 xã và một thị trấn.
 Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và
miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hƣớng Tây bắc - Đông nam và
8


Đông bắc - Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 8m - 10m. Ngoài ra
địa bàn huyện có tƣơng đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so
với các huyện trong thành phố.
 Khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trƣng chủ yếu là:
- Nhiệt độ tƣơng đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC.
- Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.300 mm - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc
theo chiều cao địa hình, mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mƣa tập
trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12, tháng 1 lƣợng mƣa không đáng kể.

- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là
80 - 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.
 Thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm
chính:
- Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hƣởng dao động bán nhật triều, với mực nƣớc
triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m
- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ
thủy văn của sông Sài Gòn nhƣ Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mƣơng … Riêng chỉ có
kênh Thầy Cai chịu ảnh hƣởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
- Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của
huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Hóc Môn
Tốc độ tăng trƣờng kinh tế cao và ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hƣớng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ công nghiệp –
9


nông nghiệp – thƣơng mại, dịch vụ chuyển sang cơ cấu công nghiệp – thƣơng mại,
dịch vụ - nông nghiệp. Riêng lĩnh vực nông nghiệp chuyển từ trồng trọt là chính sang
chăn nuôi là chính.
Văn hóa – xã hội có bƣớc phát triển hài hòa với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, an
ninh – quốc phòng, trật tự xã hội đƣợc giữ vững.
Về giáo dục, đi đôi với việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, hiệu quả giáo dục trên
địa bàn huyện ngày càng cao.
Về y tế, mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố, tăng cƣờng cả về trang thiết bị và
đội ngũ y, bác sĩ đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Huyện Củ Chi

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng nông nghiệp đô thị, phát triển theo
hƣớng nông nghiệp sạch không xử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Mở rộng khuyến nông, mở các lớp tập huấn, tham quan, hội thảo, trình diễn thực
nghiệm nhƣng chƣa nhân rộng các mô hình đƣợc đanh giá là đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chăn nuôi phát triển nhanh, ngoài một số vật nuôi phổ biến, nông dân còn tìm hiểu và
nuôi trồng một số loài đặc sản quý hiếm.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngày càng đƣợc đầu tƣ phát triển đem lại
nguồn tăng trƣởng kinh tế cho địa phƣơng.
Văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo ngày càng đƣợc chú trọng cả về số lƣợng lẫn
chất lƣợng.
Hoạt động y tế cũng thƣờng xuyên đƣợc chỉ đạo thực hiện các công tác nghiệp
vụ chuyên môn, phòng chống dịch bệnh. Tiêm phòng đầy đủ cho các trẻ em từ 3 – 10
tuổi.
1.2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Đặc điểm địa chất thủy văn của hai huyện Hóc Môn và Củ Chi gồm có các
phân vị địa chất thủy văn sau:
-

Tầng chứa nƣớc Holocen (qh)

-

Tầng chứa nƣớc Pleistocen (qp)

-

Tầng chứa nƣớc Pliocen trên (n22)

-


Tầng chứa nƣớc Pliocen dƣới (n21)

-

Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích Mezozoi (mz)
10


Tầng chứa nƣớc Holocen (qh)
Phân bố tƣơng đối rộng trên diện tích toàn thành phố. Chiều sâu đáy từ 21m đến
42,1m. Chiều dày trung bình 31,2m. Thành phần đất đá chủ yếu là bùn sét, bột lẫn cát
mịn và các thấu kính cát hạt mịn lẫn mùn thực vật. Nhìn chung mức độ chứa nƣớc
kém. Nƣớc bị nhiễm mặn, nhiễm sắt.
Tầng chứa nƣớc Pleistocen (qp)
Phân bố rộng trên toàn thành phố. Chiều sâu mái thƣờng từ 21m đến 42,1m.
Chiều sâu đáy từ 53m đến 116m, chiều dày trung bình 42,4m, có xu hƣớng chìm dần
từ Bắc xuống Nam. Phần trên gồm sét, bột, bột lẫn cát mịn nhiều nơi phong hóa, tạo
thành lớp liên tục dày từ 6m đến 30m, trung bình dày là 9,5m. Phần dƣới gồm cát hạt
mịn đến trung nhiều nơi lẫn sạn sỏi. Chiều dày từ 14m đến 38m, trung bình 24,4m.
Mực nƣớc tính từ 0,90m đến 5,5m.
Kết quả bơm thí nghiệm các giếng khoan cho lƣu lƣợng từ 3,20m đến 8,12l/s,
mực nƣớc hạ thấp từ 13m đến 20,94m, hệ số thấm thay đổi từ 1,5m đến 55m. Nƣớc
nhạt phân bố ở phần Bắc và trung tâm, khoảng 1/3 diện tích thành phố (717km2) với
tổng độ khoáng hóa thay đổi từ 0,04 đến 0,48g/l. Nƣớc mặn ở phần phía Nam, Đông
và phía Tây. Tầng này là đối tƣợng khai thác nƣớc dƣới đất đơn lẻ của ngƣời dân khu
vực ngoại thành.
Tầng chứa nƣớc Pliocen trên (n22)
Phân bố trên toàn thành phố. Độ sâu mái từ 53m đến 116m. Độ sâu đáy từ 111m
đến 212m, có xu hƣớng chìm từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Tầng chứa
nƣớc chiều dày trung bình 80m. Phần trên gồm sét, bột, bột lẫn cát mịn, tạo thành lớp

chứa nƣớc kém, thực tế là cách nƣớc, liên tục trên toàn vùng, dày từ 6m đến 40m,
trung 16,9m. Phần dƣới gồm cát mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, có nơi xen kẽ các
lớp hoặc thấu kính bột sét lẫn cát mịn. Tổng chiều dày của các lớp chứa nƣớc thay đổi
từ 45m đến 102,7m, trung bình 70,9m.
Kết quả bơm nƣớc thí nghiệm, khai thác tại các lỗ khoan cho lƣu lƣợng từ 3,56
đến 24,6 l/s. Mực nƣớc tĩnh từ +0,15m đến 6m. Mực nƣớc hạ thấp từ 5m đến 19,21m.
Hệ số dẫn nƣớc km = 1140m2/ ngày. Hệ số dẫn áp a = 106m2/ ngày. Hệ số thấm k thay
đổi từ 7,5 đến 50m/ ngày. Chiều cao cột áp trung bình là 50m có xu hƣớng tăng dần từ
Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nƣớc nhạt phân bố ở phía Bắc, trung tâm,
11


chiếm khoảng 2/5 diện tích thành phố. Ở phía Đông và Tây thành phố nƣớc bị nhiễm
mặn.
Kết quả phân tích mẫu vi lƣợng, vi sinh lấy tại các giếng khoan đạt tiêu chuẩn
cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Riêng hàm lƣợng Fe2+ hơi cao từ 3 đến 7 mg/l nên
phải xử lý trƣớc khi ăn. Tầng chứa nƣớc này là đối tƣợng để khai thác nƣớc dƣới đất
tập trung.
Tầng chứa nƣớc Pliocen dƣới (n21)
Phân bố trên toàn thành phố. Độ sâu mái từ 111m đến 212m. Độ sâu đáy từ
168m đến 330m, có xu hƣớng chìm từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Chiều
dày trung bình 82,6m. Phần trên là mái thấm nƣớc yếu gồm sét, bột, bột lẫn cát mịn
phát triển liên tục trên toàn thành phố, khả năng chứa nƣớc kém, thực tế là cách nƣớc,
dày từ 2,3m đến 18,5m, trung bình 8,18m. Dƣới là đất đá chứa nƣớc gồm cát mịn đến
thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, có nơi xen kẽ các lớp hoặc thấu kính bột sét lẫn cát mịn.
Chiều dày của các lớp chứa nƣớc thay đổi từ 45,5 đến 77,5m, trung bình 54,4m
Kết quả bơm nƣớc thí nghiệm, khai thác tại các lỗ khoan cho mực nƣớc tĩnh từ
+0,1 đến 8m, lƣu lƣợng từ 1,49 đến 16,64 l/s, mực nƣớc hạ thấp từ 14,59 đến 47,0m,
chiều cao cột áp trung bình 159,7m, ở vùng nƣớc nhạt 120m. Kết quả tính thông số
ĐCTV cho dẫn nƣớc km =1135m2/ ngày, hệ số dẫn áp a= 4105m2/ ngày, hệ số thấm k

thay đổi từ 7,5 đến 30m/ ngày. Nƣớc nhạt phân bố ở phần phía Bắc, trung tâm, phía
Nam và quận 8 khoảng 905km2 diện tích của thành phố, chất lƣợng đạt tiêu chuẩn cho
ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Tầng chứa nƣớc này là đối tƣợng để đầu tƣ khai thác
nƣớc dƣới đất tập trung.
Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích Mezozoi (mz)
Phân bố trên toàn vùng nghiên cứu, không lộ ra trên bề mặt đất. Độ sâu mái từ
168 đến 330m. Thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, tuff, xen kẹp sét kết, bột
kết, mức độ nứt nẻ kém. Do mức độ nứt nẻ kém nên khả năng chứa nƣớc của đới chứa
nƣớc này rất hạn chế.

12


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU
Các tài liệu đã thu thập cho nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu tại các phòng kinh tế huyện Hóc Môn và Củ Chi; Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, tham khảo các tài liệu trên
sách, tạp chí khoa học môi trƣờng.
- Tham khảo các tài liệu trên sách liên quan đến địa hóa môi trƣờng, tạp chí
khoa học môi trƣờng…
2.2. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Nội dung khảo sát thực địa cần thực hiện:
- Khảo sát các nguồn tác động có khả năng ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc
dƣới đất trong khu vực nghiên cứu.
- Khảo sát thực địa để xác định các vị trí lấy mẫu cho phù hợp với đề tài.
2.3. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Phƣơng pháp điều tra thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong
khu vực nghiên cứu. Dùng hệ thống câu hỏi miệng để ngƣời phỏng vấn trả lời bằng

miệng nhằm thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng nƣớc dƣới đất tại hai huyện Hóc
Môn và huyện Củ Chi. Hệ thống câu hỏi phiếu điều tra đƣợc chuẩn bị dựa trên những
điều kiện cụ thể mà ngƣời đƣợc phỏng vấn có thể trả lời chi tiết và đúng sự thật. Số hộ
điều tra 30 hộ ở Hóc Môn; 40 hộ ở Củ Chi. Mẫu phiếu điều tra đƣợc trình bày ở phụ
lục 3.
2.4. PHƢƠNG PHÁP LẤY MẪU
Do thời gian bị hạn chế nên sẽ tận dụng nguồn nƣớc tại các giếng của hộ dân để
nghiên cứu, số lƣợng mẫu lấy tại hai huyện Củ Chi và Hóc Môn.
Bảng 2.1 Các vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu
SHM

Hệ tọa độ địa lý
X
Y

Tầng

Độ sâu
(m)

HM01 10°54'57,93'' 106°39'29,25'' Pleistocen

30

HM02 10°55'14,31''

32

106°39'30''


Pleistocen

Mô tả
Vị trí của giếng gần với
ruộng rau muống
Vị trí của giếng gần với
ruộng rau muống
13


SHM

Hệ tọa độ địa lý
X
Y

Tầng

Độ sâu
(m)

HM03 10°54'45,93'' 106°39'42,07'' Pleistocen

50

HM04 10°52'19,08'' 106°33'42,97'' Pleistocen

42

HM05 10°52'22,27'' 106°34'34,07'' Pleistocen


20

HM06 10°51'33,04'' 106°33'32,55'' Pleistocen

30

HM07

10°51'4,59''

106°33'52,37'' Pleistocen

35

CC01

10°57'06,42'' 106°32'38,79'' Pleistocen

22

CC02

10°57'50,09'' 106°33'21,38'' Pleistocen

24

CC03

10°58'10,88'' 106°32'48,29'' Pleistocen


30

CC04

10°57'45,51'' 106°35'19,18'' Pleistocen

30

CC05

10°57'40,99'' 106°35'28,11'' Pleistocen

32

CC06

11°01'19,02'' 106°34'15,84'' Pleistocen

40

CC07

11°01'02,97'' 106°34'11,72'' Pleistocen

30

CC08

CC09


11°06'26"

106°30'32"

Pleistocen

35

11°06'25,53" 106°30'33,42" Pleistocen

25

Mô tả
Hộ gia đình chăn nuôi bò
và heo, xung quanh nhà là
ruộng rau muống
Vị trí giếng nằm trong khu
vực trồng rau màu
Vị trí giếng gần khu vực
trồng rau màu và nhà nằm
trong khu vực gần ruộng
trồng lúa
Hộ trồng rau màu, vị trí
giếng nằm trong khu vực
trồng rau,
Hộ gia đình chăn nuôi bò
sữa, giếng đƣợc đặt gần
khu vực hố ga thu gom
bƣớc thải và nầm gần khu

vực trồng lúa.
Vị trí giếng nằm ở địa hình
thấp và nằm gần các hộ
chăn nuôi bò
Vị trí giếng nằm trong nhà
gần khu vực nuôi heo và
gần khu vực trồng lúa nƣớc
Vị trí giếng nằm trong khu
vực trồng rau màu, xung
quanh là khu vực trồng rau
Xung quanh nhà là các hộ
chăn nuôi bò sữa
Hộ gia đình chăn nuôi bò
và heo, khoảng 5m là khu
vực trồng rau màu
Hộ gia đình chăn nuôi bò
sữa, xung quanh là các hộ
chăn nuôi bò và heo
Hộ gia đình chăn nuôi bò
và nằm cuối nguồn thải của
các hộ chăn nuôi bò
Hộ gia đình nuôi heo, xung
quanh là các hộ nuôi bò và
heo. Diện tích xung quanh
nhà là Cao xu
Hộ gia đình nuôi bò sữa,
xung quanh nhà là các hộ
chăn nuôi bò sữa
14



Sơ đồ vị trí lấy mẫu của hai xã đƣợc thể hiện ở bàn đồ số 1-1 (Hóc Môn); bản
đồ số 1-2 (Củ Chi). Tiêu chuẩn lấy mẫu đƣợc áp dụng theo TCVN 6663 -11: 2011Hƣớng dẫn lấy mẫu nƣớc ngầm.
 Quy trình lấy mẫu
Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu:
-

Bình chứa mẫu phải đƣợc rửa sạch và tráng bằng nƣớc cất ít nhất là 3 lần.
Lấy mẫu ngoài hiện trƣờng:

-

Trƣớc khi lấy mẫu phải xả bỏ ống dẫn nƣớc kết hợp với tráng rửa bình đựng
mẫu.

-

Lấy mẫu vừa đầy và đậy chặt nắp để tránh nhiễm mẫu.

 Bảo quản mẫu
-

Mẫu đƣợc lấy xong bảo quản trong thùng đá lạnh.

Hình 2.1 Một số hình ảnh lấy mẫu ngoài hiện trƣờng
2.5. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM
2.5.1 Xác định độ tin cậy của phƣơng pháp phân tích
Theo thông tƣ 24/2017/TT – BTNMT trong phạm vi đồ án, nội dung đảm bảo
và kiểm soát chất lƣợng công tác phân tích thí nghiệm đƣợc tiến hành lấy mẫu QC
ngoài hiện trƣờng phân tích và đánh giá mức độ gần nhau giữa các kết quả bằng công

thức tính độ chụm.
-

Độ chụm (precision): Mức độ gần nhau giữa các kết quả thực nghiệm độc
lập nhận đƣợc trong điều kiện quy định. Thông thƣờng độ chụm đƣợc xác
định qua việc sử dụng mẫu lặp hoặc đo lặp. Công thức tính:

15


RPD=

100 (%)

(2.1)

Trong đó:
RPD: phần trăm sai khác tƣơng đối của mẫu lặp
LD1: kết quả phân tích lần thứ nhất
LD2: kết quả phân tích lần thứ hai.
-

Mẫu lặp hiện trƣờng ( Field replicate/ duplicate sample): là hai mẫu hoặc
nhiều mẫu đƣợc lấy tại cùng một vị trí, cùng một thời điểm, sử dụng cùng
một phƣơng pháp, đƣợc xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích độc lập
trong phòng thí nghiệm theo cùng một phƣơng pháp. Mẫu lặp hiện trƣờng
đƣợc sử dụng để kiểm soát độ tập trung của việc lấy mẫu tại hiện trƣờng.
Mẫu lặp ngoài hiện trƣờng là mẫu nƣớc nƣớc dƣới đất tự nhiên. Tại 3 vị trí khác

nhau tác giả lấy mỗi một vị trí lấy 3 mẫu riêng biệt đƣợc bảo quản nhƣ nhau. Kết quả

phân tích mẫu lặp ngoài hiện trƣờn (Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Kết quả phân tích mẫu QC ngoài hiện trƣờng

SHM

pH

Eh
(mV)

Ec
(μS/cm)

TDS
(mg/l)

Độ cứng tổng
(mgCaCO3/l)

N- NO₃(mg/l)

Fe tổng
(mg/l)

HM6-1
HM6-2
HM6-3
RDP(%)

4,62

4,63
4,62
0,22

154
155
154
0,39

61,9
61,7
62
0,49

34,3
34,6
34,8
0,58

19
20
21
4,88

0,02
0,02
0,05
0,09

1,5

1,5
1,6
6,45

CC1-1
CC1-2
CC1-3
RDP(%)

4,42
4,46
4,46
0,90

165
163
163
0,25

42
42,5
42,2
0,71

23,5
23,7
23,7
0,85

15

16
14
13

5
5
5,5
9,52

KPH
KPH
KPH
0,00

CC6-1

5,23

134

195,5

104,5

19

20

KPH


5,08
135
208
106
CC6-2
5,06
135
208,4
105,9
CC6-3
RDP(%) 0,39
0,30
0,19
0,09
Do mẫu ngoài hiện trƣờng có hàm lƣợng Mn

20
21
KPH
21
22
KPH
2,47
4,65
0,00
3và PO4 rất thấp nên để đảm bảo

kết quả phân tích có độ tin cậy tác giả đã sử dụng mẫu thêm chuẩn đƣợc tạo từ dd
chuẩn làm trong phòng thí nghiệm bằng nƣớc máy với nồng độ đã biết trƣớc. Nồng độ
Mn = 0.244mg/l; P – PO43- = 0,2608mg/l.

16


Bảng 2.3 Kết quả mẫu giả từ dd chuẩn Mn và P - Ortho
Mn (mg/l)

P - Ortho (mg/l)

Lần 1
Lần 2
Lần 3 RDP(%)
Lần 1
Lần 2
Lần 3 RDP(%)
0,20
0,20
0,21
0,005
0,28
0,28
0,29
0,004
Kết quả mẫu lặp phân tích để đánh giá độ chụm của kết quả QA/QC phân tích
nằm trong quy định của thông tƣ 24/2017/BTNMT cho thấy kết quả phân tích mẫu có
độ tin cậy và đảm bảo chất lƣợng trong quá trình phân tích (Bảng 2.2, 2.3).
-

Mẫu trắng phƣơng pháp (method blank sample) là mẫu vật liệu sạch,
thƣờng là nƣớc cất, đƣợc sử dụng để kiểm tra sự nhiễm bẩn dụng cụ và hóa
chất, chất chuẩn trong quá trình phân tích mẫu. Mẫu trắng phƣơng pháp đƣợc

trải qua các bƣớc xử lý, phân tích nhƣ mẫu thực (Hình 2.2).

Hình 2.2 Mẫu trắng và mẫu chuẩn của dãy chuẩn N - NO3-

Mẫu lặp phòng thí nghiệm (lab replicate/ duplicate sample) gồm hai hoặc
nhiều hơn các phần của cùng một mẫu đƣợc chuẩn bị, phân tích độc lập với
cùng một phƣơng pháp. Mẫu lặp dùng để đánh giá độ chụm của kết quả phân
tích (Bảng 2.3).
Các thông số phân tích đƣợc tiến hành theo các phƣơng pháp thí nghiệm trình

bày dƣới Bảng 2.4:

17


Bảng 2.4 Phƣơng pháp phân tích các thông số hóa lý
Stt

Thông số

Phƣơng pháp

Thiết bị

1

pH

2
3

4

Eh
Ec
TDS

SMEWW 2550
B:2012

Máy đo đa chỉ tiêu

5

Độ cứng

6

Fe

7

Mn

8

N - NO3-

9

P - PO43-


Model
HQ400d multi

SMEWW 2510
B:2012
SMEWW 2340 C –
2012
SMEWW 3500 –
Fe (B): 2012
SMEWW 3500 –
Mn(B): 2012
TCVN 6180:1996
SMEWW 4500 – P
(D): 2012

Máy quang phổ
UV- Vis VARIAN

UV1009M036

b

a
Hình 2. 3 Máy đo đa chỉ tiêu (a), Máy quang phổ UV – Vis (b)
2.5.2 Quy trình phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm
1. Nitrat (N-NO3-)
Phƣơng pháp trắc phổ dùng Acid Sunfosalixylic (TCVN 6280:1996)
Nguyên tắc
Đo phổ ( = 415nm) của hợp chất màu vàng đƣợc hình thành bởi phản ứng của

axit sunfosalixylic (đƣợc hình thành do việc thêm natri salixylat và axit sunfuric vào
mẫu) với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm.

18


Dinatri dihidro etylendinitrilotetraaxetat (EDTANa) đƣợc thêm vào với kiềm để
tránh kết tủa các muối canxi và magie. Natrinitrua đƣợc thêm vào để khắc phục sự
nhiễu của nitrit.
Quy trình phân tích
50ml mẫu

Ống đong 50ml

Pipet 1ml
+ 0,5ml NaN3
Để yên 1p

Pipet 1ml
+ 0,2ml CH3COOH
Bay hơi đến khô

Trộn đều

+ 1ml dd Natri Salixylat

Lấy cốc ra, để nguội ở
nhiệt độ phòng.

Bay hơi đến khô lần nữa


- Lắc nhẹ, hòa tan cặn
trong cốc, để lắng 10p.

+ 1ml H2SO4

Nồi cách thủy
Pipet 1ml

Nồi cách thủy

Pipet 1ml

+ 10ml nƣớc cất
+ 10ml dd kiềm

Chảy dọc thành cốc.
Dd chuyển màu vàng.
Lấy cốc ra, để nguội.

BĐM 50ml

Bình định mức 50ml

- Không đổ đến vạch.
- Để nguội t = 10p ở
nhiệt độ phòng.
- Định mức.

Máy UV - Vis


Đo mẫu ( = 415nm)

Hình 2.4 Quy trình phân tích Nitrat
Công thức tính nồng độ N- NO3N – NO3- (mg/l) = Cđm

K

(2.2)

Cđm: Nồng độ đo trên máy
K: Hệ số pha loãng
2. Photphat (P-Ortho )
Nguyên tắc
Đo phổ ( = 690nm) của hợp chất màu xanh dƣơng đƣợc hình thành khi cho
Amonium molybdate và SnCl2 vào mẫu nƣớc.
19


Quy trình phân tích
Lấy 50 ml mẫu vào bình arlen
150ml

Lắc kỹ mẫu

Lấy 2ml amoni molydate vào, sau đó cho 5 giọt

Dùng pipet 2ml

SnCl2 vào bình chứa mẫu.


Để khoảng thời gian
10 phút thì đem đi đo.

Đo mẫu (𝜆 =690nm)

Hình 2.5 Quy trình phân tích P - Ortho
Công thức tính nồng độ P - Ortho
P – Ortho (mg/l) = Cđm

K

(2.3)

Cđm: Nồng độ đo trên máy
K: Hệ số pha loãng
3. Mangan
Quy trình phân tích
Lắc kỹ mẫu.

100ml mẫu
Pipet 5ml
+ 5ml tác nhân Special

Cô cạn còn 90ml.

Đun mẫu

+ 1g (NH4)2S 2O8
Dd chuyển màu tím nhạt.

tđun = 1p, để nguội 1p.
Làm lạnh dƣới vòi nƣớc.

Tiếp tục đun mẫu

Định mức 100ml
Đo mẫu ( = 525nm)

Bếp đun

Bếp đun

Pipet 10ml
BĐM 100ml

Máy UV - Vis

Hình 2.6 Quy trình phân tích Mangan

20


×