Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng sông trà, công suất 90m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.72 MB, 106 trang )

TÓM TẮT
Đề tài Đồ án tốt nghiệp này với nội dung Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m 3/ngày.đêm. Với các chỉ
tiêu ô nhiễm chính là BOD (388,32 mg/L), COD (668 mg/L), SS (200 mg/L). Yêu cầu
nước thải sau xử lý phải đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, loại B trước khi thải
vào hệ thống thoát nước đô thị. Công nghệ được đề xuất thiết kế trong đồ án này là bể
bùn hoạt tính với giá thể lơ lửng (MBBR) đóng vai trò chủ yếu. Nước thải sẽ được tiền
xử lý qua máy tách rác tinh để loại bỏ rác có kích thước nhỏ, sau đó qua bể thu gom,
tiếp theo sẽ qua bể điều hòa để điều tiết lưu lượng và cân bằng nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước thải trước khi được đưa vào các công trình phía sau. Nước sau đó được đưa
vào bể lắng I (lắng sơ bộ) để giảm nồng độ SS nhỏ hơn 150mg/L để Bể bùn hoạt tính
với giá thể lơ lửng (MBBR) hoạt động tốt. Hiệu suất mong muốn của công nghệ đề xuất
đối với các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải là 90% đối với COD, 95% đối với BOD,
80% đối với SS, và bảo đảm nước thải đầu ra đạt yêu cầu cần phải xử lý QCVN
14:2008/BTNMT, loại B.
Nội dung của Đồ án tốt nghiệp bao gồm 7 chương:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương 2:TỔNG QUAN VỀ CAO ỐC VĂN PHÒNG SÔNG TRÀ
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
Chương 4: ĐỂ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
Chương 5: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
Chương 6: DỰ TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH XÂY DỰNG KHU XLNC
Chương 7: VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

iii


COMPENDIOUS
The topic of this graduation project to Design calculation of domestic wastewater
treatment system for Song Tra office, capacity of 90m3 / day. With the main pollution
indicators BOD (388,32 mg/L), COD (668 mg/L), SS (200 mg/L). Requirements treated


waste water to reach QCVN 14: 2008 /BTNMT, Class b before being discharged into
the urban drainage system. Technology design proposed in this project is an activated
sludge with suspended scaffolds (MBBR-Moving Bed Biofilm Reactor) contribute a
major role. The wastewater will be pre-treated through a separator to remove small scale
waste, then through an air conditioning to regulate the flow and balance the
concentration of pollutants in the effluent before it is put into the works behind. The
water is then placed in settling tank I (pre-settling) to reduce the SS concentration to less
than 150mg/L so that the activated sludge tank (MBBR) works well. Desired
performance of the proposed technologies for pollution indicators in wastewater is 90%
for COD, BOD 95% for, 80% for SS, and ensure effluent satisfactory need to handle
QCVN 14: 2008 / BTNMT, Class B.
The content of the graduation project consists of 7 chapters:
Chapter 1: INTRODUCTION
Chapter 2: OVERVIEW OF SONG TRA OFFICE
Chapter 3: OVERVIEW OF WASTEWATER AND PROCESSING METHODS
Chapter 4: TECHNOLOGY PROPOSAL ANH CHOOSING TECHNOLOGY
Chapter 5: CALCULATE CONSTRUCTION
Chapter 6: COST ESTIMATES - CONSTRUCTION COST ESTABLISHMENTS
Chapter 7: OPERATION OF WASTEWATER TREATMENT SYSTEM

iv


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU. ................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC. ...................................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... viii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮC ....................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 1

1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 1

1.3

PHẠM VI ĐỀ TÀI .................................................................................................................. 1

1.4

NỘI DUNG THỰC HIỆN ...................................................................................................... 1

1.5

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CAO ỐC VĂN PHÒNG SÔNG TRÀ ............................................ 3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ QUẬN 3......................................................................................................... 3
2.2 GIỚI THIỆU VỀ CAO ỐC VĂN PHÒNG SÔNG TRÀ [7] ................................................... 4
2.2.1 Thông tin chung .................................................................................................................. 4
2.2.2 Vị trí địa lý ........................................................................................................................... 4
2.2.3 Các công trình chính........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ....................... 9
3.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI ............................................................................................... 9

3.1.1 Khái niệm về nước thải ...................................................................................................... 9
3.1.2 Vai trò và tác hại của nước thải ......................................................................................... 9
3.1.3 Tính chất nước thải sinh hoạt .......................................................................................... 10
3.1.4 Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải .......................................................... 10
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ............................................................................................... 12
3.2.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC.............................................................................................. 12
3.2.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ .............................................................................................. 16
3.2.3 PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC........................................................................................... 20
3.2.4 PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG [5] ............................................................................... 21
3.2.7 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ .................................................. 38
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ....................................................................................... 38
4.1.1 Thành phần tính chất của nước thải ............................................................................... 38
4.1.2 Mức độ xử lý ...................................................................................................................... 39
4.1.3 Cơ sở đề xuất công nghệ ................................................................................................... 41

v


4.1.4 Một số yêu cầu khác.......................................................................................................... 42
4.2 TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO .................................................................................. 42
4.3 ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ ........................................................................................... 43
4.3.1 Phương án 1....................................................................................................................... 43
4.3.2 Phương án 2....................................................................................................................... 45
4.4 PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ................................... 46
4.5 HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CÔNG NGHỆ 2 ............................................................................ 48
CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ....................................................................... 49
5.1 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG .................................................................................................... 49
5.2 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ......................................................................................... 49
5.2.1 Lưới tách rác tinh(dạng tĩnh) .......................................................................................... 49

5.2.2 Bể Thu Gom ...................................................................................................................... 49
5.2.3 Bể Điều Hòa ....................................................................................................................... 52
5.2.4 Bể Lắng I (Lắng Đứng) .................................................................................................... 57
5.2.5 Bể MBBR ........................................................................................................................... 60
5.2.6 Bể Lắng II ( Lắng Đứng) .................................................................................................. 67
5.2.7 Bể Khử Trùng ................................................................................................................... 71
5.2.8 Bể Chứa Bùn ..................................................................................................................... 74
5.2.9 Bể nén bùn ......................................................................................................................... 75
CHƯƠNG 6: DỰ TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH XÂY DỰNG KHU XLNT ............................. 79
6.1

CHI PHÍ XÂY DỰNG .......................................................................................................... 79

6.1.1 Chi phí xây dựng công trình ............................................................................................ 79
6.2 CHI PHÍ THIẾT BỊ.................................................................................................................. 79
6.3 CHI PHÍ VẬN HÀNH .............................................................................................................. 83
CHƯƠNG 7: VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ..................................................... 85
7.1 KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG...................................................................................................... 85
7.1.1 Khởi động và kiểm tra hoạt động của hệ thống ............................................................. 85
7.1.2 Trách nhiệm của người vận hành.................................................................................... 85
7.2 CÁC SỰ CỐ VẬN HÀNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ........................................................... 86
7.3 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG VẬN HÀNH HTXLNT ................................................... 88
7.3.1 Khi làm việc với các bể ..................................................................................................... 88
7.3.2 Khi làm việc với hóa chất ................................................................................................. 88
7.3.3 Khi khởi động máy thổi khí ............................................................................................. 88
7.3.4 Vận hành vào bảo dưỡng máy thổi khí ........................................................................... 89
7.3.5 Khi làm việc với hệ thống phân phối khí ........................................................................ 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 90
I. KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 90
II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 91
vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.Sơ đồ vị trí dự án. ................................................................................................ 5
Hình 3.1 Song chắn rác. ................................................................................................ 13
Hình 3.2 Bể tách dầu mỡ. .............................................................................................. 14
Hình 3.3 Bể lắng ngang ................................................................................................. 15
Hình 3.4 Bể lắng đứng ................................................................................................... 15
Hình 3.5 Bể lắn ly tâm ................................................................................................... 16
Hình 3.6 Quá trình hình thành bông cặn. ...................................................................... 17
Hình 3.7 Thiết bị tuyển nổi DAF................................................................................... 18
Hình 3.8 Bể UASB ........................................................................................................ 25
Hình 3.9 Bể Aerotank .................................................................................................... 30
Hình 3.10 Mướng oxy hóa............................................................................................. 32
Hình 3.11 Công nghệ SBR ............................................................................................ 33
Hình 3.12 Bể lọc sinh học nhỏ giọt ............................................................................... 34
Hình 3.13 Bể lọc sinh học tiếp súc quay ....................................................................... 35
Hình 3.14 Công nghệ MBBR ........................................................................................ 35
Hình 3.15 Công nghệ MBR ........................................................................................... 37

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh họat..................................... 39
Bảng 4.2 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa
cho phép trong nước thải sinh hoạt ............................................................................... 40
Bảng 4.3 Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung

cư ................................................................................................................................... 41
Bảng 4.4 Tính chất nước thải đầu vào ........................................................................... 42
Bảng 4.5 So sanh ưu nhược điểm của các công nghệ ................................................... 46
Bảng 4.6 Hiệu quả xử lý của công nghệ 2 ..................................................................... 48
Bảng 5.1 Thông số thiết kế bể thu gom ......................................................................... 52
Bảng 5.2 Thông số bể điều hòa ..................................................................................... 56
Bảng 5.3 Thông sô thiết kể bể lắng I ............................................................................. 60
Bảng 5.4 Thông số thiết kể bể MBBR .......................................................................... 67
Bảng 5.5 Thông số thiết kế bể lắng II ........................................................................... 71
Bảng 5.6 Thông số thiết kế bể khử trùng ...................................................................... 74
Bảng 5.7 Thông số thiết kế bể chưa bùn ....................................................................... 75
Bảng 5.8 Thông số thiết kế bể nén bùn ......................................................................... 78
Bảng 6.1 Chi phí xây dựng ............................................................................................ 79
Bảng 6.2 Chi phí thiết bị................................................................................................ 79
Bảng 6.3 Chi phí điện năng ........................................................................................... 83
Bảng 7.1 Các sự cố và cách khắc phục trong vận hành HTXLNC ............................... 86

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
XLNT

Xử lý nước thải

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

VSV


Vi sinh vật

CON

Chất ô nhiễm

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

COD

Nhu cầu oxy hóa học

F/M

Tỷ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh vật

MLSS

Sinh khối lơ lửng

MLVSS

Sinh khối bay hơi hỗn hợp

SS

Chất rắn lơ lửng


SVI

Chỉ số thể tích bùn

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

ix


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận
một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới. Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn
kiệt dần các nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế
giới ngày nay là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này,
một mặt cải thiện chất lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang
lại hàng loạt các vấn đề như: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái
chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.
Một trong những vấn đề môi trường cần được quan tâm là vấn đề nước thải từ

các khu dân cư, chung cư hay các tòa nhà cao tầng. Nước thải sinh hoạt ở những khu
vực này thường không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường theo hệ thống thoát
nước đô thị ở các thành phố lớn. Đó là hiện trạng chung của các đô thị lớn ở Việt
Nam, đặc biệt là ở Tp.HCM.
Trước tình hình đó, đề tài tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
cho cao ốc văn phòng Sông Trà là góp phần vào việc bảo vệ môi trường và đảm bảo
chỉ tiêu chất lượng xả là rất cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế sơ đồ công nghệ phù hợp với thực tế đạt kinh tế và hiệu quả nhất. Xây
dựng các hạng mục công trình trên một khuông viên có sẵn.
Đối với trạm xử lý nước thải này, do hạn chế về mặt diện tích, đòi hỏi có mỹ quan
và xử lý nước thải từ nhà máy để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN
14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Đồng thời, trạm
xử lý nước thải loại này phải đảm bảo tính thẩm mỹ, không được phát sinh mùi, tiếng
ồn, đòi hỏi tính kỹ thuật và độ bền cao. Với nhu cầu cấp thiết của thực tế, áp dụng những
kiến thức đã được học từ phía nhà trường nhằm đưa ra một phương án phù hợp để đáp
ứng những yêu cầu đã nêu trên từ phía chủ đầu tư.
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông
Trà công suất 90m3/ngày đêm. Để nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt quy chuẩn
QCVN 14:2008, cột B trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI
Về nội dung thực hiện: đề tài giới hạn trong việc Tính toán thiết kế hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.
1.4 NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng
môi trường tại khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
- Thu thập các tài liệu tổng quan về đặc trưng nước thải sinh hoạt và các phương
pháp xử lý nước thải sinh hoạt.
- Xác định các thông số thiết kế bao gồm thành phần, tính chất nước thải và nguồn
xả thải.

SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

1


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

- Đưa ra các phương án xử lý và chọn phương án xử lý hiệu quả nhất để thiết kế hệ
thống xử lý nước thải của cao ốc.
- Tính toán thiết kế các công trình đơn vị và thể hiện phần tính toán trên các bản vẽ
kỹ thuật.
- Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước thải.

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng trạm XLNT sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà là góp phần vào
việc bảo vệ môi trường chung cho cộng đồng, đảm bảo phát triển bền vững cho tương
lai.
Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong cao ốc cũng
như mọi người xung quanh.

SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

2


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CAO ỐC VĂN PHÒNG SÔNG TRÀ
2.1 GIỚI THIỆU VỀ QUẬN 3
Vị trí địa lý: Quận 3 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong
các quận trung tâm và cũng thuộc khu vực Sài Gòn, Bến Nghé trước đây. Quận được
Pháp thành lập từ năm 1920, đến 1956 thì trở thành một phần của Đô thành Sài Gòn
thuộc Việt Nam Cộng hòa.
Dân số quận 3 hiện nay khoảng 200 ngàn người, mật độ dân số 40.000 người/km2. Dân
số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, khoảng 75% dân.
Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9 km2 có địa giới hành chánh:


Phía Bắc giáp quận Phú Nhuận.



Phía Đông Bắc giáp Quận 1, ranh giới là đường Hai Bà Trưng.



Đông Nam giáp Quận 1, ranh giới là đường Nguyễn Thị Minh Khai.



Tây Nam giáp Quận 10 qua đường Cách mạng tháng Tám.



Nam giáp đại lộ Lý Thái Tổ ngăn cách với Quận 10.


Về mặt tổ chức hành chính, quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường
14. Trụ sở Ủy ban nhân dân quận 3 được đặt tại 99 Trần Quốc Thảo, phường 7, Hồ
Chí Minh.
 Cơ sở hạ tầng:

Đường bê tông nhựa có tên: 47 đường với tổng chiều dài 46.336m và diện
tích 696.152m2. Trong đó, có đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Nam Kỳ
Khởi Nghĩa là đường trục bắc nam của Thành phố và đường Võ Thị Sáu, đường
Điện Biên Phủ là đường trục đông tây của Thành phố.

Đường hẻm: 683 đường với tổng chiều dài 77.775m và diện tích
303.277m2.

Điện, nước, viễn thông đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu của dân cư, cơ
quan và doanh nghiệp.

Nhà ở: có 37.057 căn nhà, căn hộ với 2,5 triệu m2 bình quân 11m2/người,
trong đó nhà kiên cố chiếm 62%, bán kiên cố chiếm 38%.
 Tình hình kinh tế:


Từ năm 1975 trở về trước, Quận 3 là địa bàn dân cư, hoạt động kinh tế
không đáng kể.

Qua 30 năm phát triển, hiên nay Quận 3 là một quận có các hoạt động kinh
tế thuộc loại khá của Thành phố theo cơ cấu: Thương mại – dịch vụ và Công
nghiệp – tiểu công nghiệp.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.146 tỷ đồng (chỉ tính các doanh nghiệp
ngòai quốc; giá cố định 94), doanh thu thương mại-dịch vụ (chỉ tính các doanh

nghiệp ngòai quốc doanh) đạt 23.100 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn năm 2005 đạt 711 tỷ đồng (cao hơn 32 tỉnh)
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

3


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

 Số cơ sở sản xuất kinh doanh:

Tính đến 31/12/2005 trên địa bàn quận có 15.799 cơ sở với trên 100 ngàn lao động.
Riêng số lượng doanh nghiệp là 2137, đứng hàng thứ 5 sau Quận 1 và Quận Tân Bình,
Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp. Cụ thể:


Doanh nghiệp công nghiệp: 245



Doanh nghiệp xây dựng: 186



Doanh nghiệp thương mại - dịch vụ: 1.706




Số hộ tiểu công nghiệp: 924



Số hộ thương mại - dịch vụ: 12.393



Số chi nhánh sản xuất kinh doanh: 345

Về trung tâm thương mại có 4 chợ cấp Quận quản lý: Bàn Cờ, Vườn Chuối, Nguyễn
Văn Trỗi, Bùi Phát; 2 siêu thị: Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Citymart Minh Châu; 3
trung tâm điện máy: Lộc Lê, Ideal, VietnamShop
2.2 GIỚI THIỆU VỀ CAO ỐC VĂN PHÒNG SÔNG TRÀ [7]
2.2.1 Thông tin chung
Chủ dự án:

Công ty TNHH TM Kim Cương Việt.

Địa điểm thực hiện:

96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, Tp. HCM

Địa chỉ liên hệ:

65C Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, Tp. HCM

Điện thoại:

(028) 6290 8493


Fax:

(028) 6290 8487

Mã số thuế:

0311988921

Ngày cấp phép:

03/10/2012

Người đại diện:

Tôn Nữ Bích Thủy – Giám đốc

2.2.2 Vị trí địa lý


Vị trí địa lý.

Dự án nằm sát cạnh khu trung tâm thành phố, công trình có vị trí trong khu thương mại,
dịch vụ và đông dân cư. Ranh giới khu đất được giới hạn như sau:
- Phía Đông – Bắc giáp: đường số 4 + trường THCS Bàn Cờ
- Phía Tây – Nam giáp: đường Cao Thắng + sân khấu kịch Sài Gòn
- Phía Đông – Nam giáp: nhà dân + cao ốc Hoàn Mỹ
- Phía Tây – Bắc giáp: nhà dân, đường Nguyễn Hiền + cư xá Đô Thành

SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092

GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

4


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí của dự án. [12]
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Văn hoá - Xã hội.
-

Nhiệt độ trung bình hằng năm: 270C.

-

Độ ẩm trung bình: 73% -80%.

Mưa trung bình năm: 1.940,8 mm/năm, 79,1-92,7% lượng mưa tập trung
vào mùa mưa (tháng 8 – 11).
-

Gió: Có 2 hướng gió chủ đạo:
Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa tần suất là

: 66%

Đông Nam xuất hiện vào mùa khô tần suất là

: 20 – 22%


Tốc độ gió trung bình 2m/s, mạnh nhất 25 – 30m/s, hầu như không có bão.
 Đặc điểm khu vực dự án và các đối tượng xung quanh
Dự án nằm trong phạm vi nội thành nên đối tượng xung quanh dự án chủ yếu là các của
hàng kinh doanh dịch vụ, văn phòng, trung tâm thương mại.
- Hiện trạng khu đất: là đất trống đã được san nền.
- Cơ sở hạ tầng: đường giao thông tại dự án đã được hoàn thiện. Hệ thống điện,
cấp nước, thoát nước đã được đấu nối vào khu vực dự án.
Hệ thống thoát nước thải: gồm 1 tuyến ống thoát ra đường Cao Thắng.
Hệ thống thoát nước mưa: gồm 2 tuyến, 1 tuyến ống thoát ra đường Cao
Thắng, 1 tuyến ống thoát ra đường Nguyễn Hiền.
+
+

2.2.3 Các công trình chính
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

5


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

Dự án được triển khai thực hiện với quy mô công trình theo giấy phép xây dựng số
102/GPXDĐC ngày 17/9/2013 như sau:
- Số tầng: 02 hầm tầng; 08 tầng (trệt + lửng + 07 lầu); sân thượng
- Chiều cao công trình: 40m
- Chiều cao từng tầng: tầng hầm 1: 3,65m; tầng hầm 2: 3m; tầng 1: 4,2m; tầng
lửng: 3,8m; tầng 2-5: 4,2 m/tầng; tầng 6: 5m; tầng 7-8: 3,3m/tầng; sân thượng: 2,8m.

Từ tầng trệt đến tầng 4 sử dụng làm khu thương mại và nhà hàng, diện tích 3515,96 m2
cụ thể:
Tầng trệt (tầng 1): dùng làm nhà hàng.
Tầng lửng: phục vụ thương mại bao gồm các chức năng sau: shop thời
trang, cửa hàng trang sức.
+
Tầng 2: phục vụ thương mại bao gồm chủ yếu là shop thời trang của các
thương hiệu nổi tiếng như Mango, Channel, Levis, Gucci, Valentine, Versace…
+
Tầng 3: phục vụ thương mại bao gồm chủ yếu là shop thời trang của các
thương hiệu nổi tiếng như Mango, Channel, Levis, Gucci, Valentine, Versace…
và các cửa hang đồ trang trí nội thất.
+
Tầng 4: phục vụ thương mại bao gồm chủ yếu là shop thời trang của các
thương hiệu nổi tiếng như Mango, Channel, Levis, Gucci, Valentine, Versace…
và các cửa hang đồ trang trí nội thất.
+
Tầng 5: phục vụ các hoạt động thể dục thể thao bao gồm các loại hình như
thể dục thẩm mĩ, thể hình, yoga, … (không bố trí hồ bơi).
+
Tầng 6: dùng làm hội trường.
+
Tầng 7: dùng làm văn phòng cho thuê.
+
Tầng 8: dùng làm văn phòng cho thuê.
+
Sân thượng: dùng để kinh doanh buôn bán cà phê, thức ăn nhẹ.
+
Tầng hầm 1: dung để làm bãi đậu xe.
+

Tầng hầm 2: dung để làm bãi đậu xe.
+
+

- Mật độ xây dựng: 64.19%
- Hệ số sử dụng đất: 4,11 lần
- Diện tích xây dựng: 683,15m2
2.2.4 Các công trình phụ trợ
a) Hệ thống cấp thoát nước
- Cấp nước: nguồn cung cấp nước cho dự án là hệ thống cấp nước thành phố, được
lấy từ ống cấp nước D200 trên đường Cao Thắng.
- Thoát nước: nước thải sau trạm xử lý nước thải của dự án sẽ được đấu nối vào hệ
thống thoát nước thải trên đường Cao Thắng.
b) Hệ thống cung cấp điện
Dự án sử dụng nguồn điện chính là điện lưới Quốc gia.
Lưới điện trung áp
Tuyến cáp trung thế 22KV cấp cho dự án đi ngầm vào tầng hầm, sau đó đi nổi trong
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

6


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

máng cáp trên trần tầng hầm đến trạm điện đặt tại tầng trệt.
Lưới điện hạ áp
Từ phòng máy biến áp, điện áp 22KV được biến áp thành 380/220V-50Hz cung
cấp điện đến các tủ phân phối chính ở từng khu, từ tủ chính này điện cấp đến các tủ

nhánh ở các tầng trong nhà.
Lưới điện phân phối cho từng khối nhà, từng tầng và các tủ nhánh trong các khu,
chiếu sáng lối đi, sân bãi …, dây được dẫn đi âm dưới sàn hay trên trần luồn trong ống
PVC hay trên máng cáp, dùng cáp đồng 1 lõi.
Để vận hành hệ thống điện tối ưu, cần cân bằng phụ tải giữa các pha, nên phân bố
hợp lý đối xứng giữa các pha, lắp đặt tụ bù để tăng cao hệ số cos.
Khi thiết kế lắp đặt thiết bị điện phải tính toán thích hợp với việc bổ sung thêm
phụ tải sau này, theo những giai đoạn phát triển của dự án do việc gia tăng phụ tải, sẵn
sàng cho việc nâng cấp phụ tải trong tương lai.
c) Hệ thống giao thông
Công trình nằm giữa 03 đường giao thông: Cao Thắng, Nguyễn Hiền, Điện Biên
Phủ. Ngoài ra còn một số tuyến đường giao thông khác kết nối với các tuyến đường kế
cận của dự án như sau: Đường Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Nguyễn Minh Khai,
Ba Tháng Hai, Cách Mạng Tháng 8.
Giao thông nội khu được thiết kế theo đường 2 chiều. Tại các giao lộ, bán kính bó
vỉa được thiết kế phù hợp với quy chuẩn xây dựng với bán kính r = 8m. Góc cắt tại các
giao lộ theo quy chuẩn như đã trình bày ở trên (5m). Độ dốc dọc và ngang đường đảm
bảo thoát nước mặt được nhanh nhất, giữ gìn vệ sinh môi trường và nâng cao tuổi thọ
đường.
Do khả năng lún không đều của nền đất san lấp theo thời gian, nên sử dụng loại
kết cấu đường mềm (bề mặt trải bê tông nhựa). Đối với đường giao thông, kết cấu áo
đường như sau:
- Bê tông nhựa nóng C15, dày 30mm, Eyc = 159Mpa.
- Tưới nhựa tiêu chuẩn 0.5kg/m2.
- Bê tông nhựa nóng C25, dày 40mm, Eyc = 150Mpa.
- Tưới nhựa tiêu chuẩn 1.0kg/m2.
- Cấp phối đá dăm lọai 1 dày 150mm; K= 0,98; Eyc= 140MPa.
- Cấp phối đá dăm lọai 2 dày 250mm; K= 0,98; Eyc= 98,90Mpa.
- Đá mi dày 300mm; K =0,98; Eyc= 49,05Mpa.
- Nền đầm chặt K= 0,95; lớp trên cùng dày 300mm có K= 0,98; Eyc= 25Mpa.

Kết cấu vỉa hè:
- Gạch bê tông tự chèn dày 100, M400.
- Cát hạt trung đầm chặt dày 300mm; K≥ 0,95
- Nền đất (hoặc cát) đầm chặt; K≥ 0,9
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

7


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

d) Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin bao gồm truyền hình cáp, điện thoại, mạng máy tính.
- Truyền hình cáp: Tín hiệu từ tủ chính được dẫn đến các tủ nhánh ở từng tầng
trong lô đặt trong ống, máng cáp (được lắp trong giếng điện) để dẫn đến các tủ phân
phối tầng.
- Điện thoại và mạng máy tính: Tín hiệu từ tủ chính được dẫn đến các tủ nhánh ở

từng tầng trong khối nhà đều đi luồn trong ống, máng cáp.

SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

8


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.


CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
3.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI
3.1.1 Khái niệm về nước thải
- Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị
thay đổi thành phần và tính chất, được sử dụng vào các mục đích như: sinh hoạt, dịch
vụ, tưới tiêu, thuỷ lợi, chế biến công nghiệp, chăn nuôi, các xí nghiệp …
- Nguồn nước tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ,
có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.
- Thông thường nước thải được phân theo nguồn phát sinh ra chúng:
 Nước

thải sinh hoạt :nước thải từ các khu dân cư,hộ gia đình ,bệnh viện..

 Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các xí nghiệp sản xuất công nghiệp,

thủ công, giao thông vận tải …
 Nước

thải tự nhiên :nước mưa,ở những thành phố hiện đại chúng được
gom theo hệ thống thoát nước riêng.
 Nước

thấm qua :nước mưa thấm qua hệ thống cống.

 Nước

thải đô thị :là chất lỏng trong hệ thống cống thoát của thành phố đó
là hỗn hợp các loại nước trên.
3.1.2 Vai trò và tác hại của nước thải

a. Vai trò
Trong nước thải có nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ và thành phần vi sinh vật cho nên
một số loại nước thải giúp ích cho quá trình sản xuất nông nghiệp, cung cấp cho cây
trồng một số chất dinh dưỡng như: N.P.C … và một số chất hữu cơ.
Bên cạnh đó sinh vật trong nước thải thấm vào đất phân huỷ các chất có trong đất
giúp đất tươi xốp.
Nước thải sau khi sử lý có thể đưa vào tái sử dụng trong công nghiệp và nông
nghiệp.
b. Tác hại
Nước thải làm ô nhiễm môi trường nước gây ảnh hưởng đến hoạt sống bình thường
của người và sinh vật.
Trong quá trình phát trển của nền công nghiệp, nông nghệp cũng như qua s trình
đô thị hóa hiện nay dẫn tới việc sử dụng nước ngày càng nhiều và lượng nước thỉa càng
lớn. Trong nước thải lại có nhiều chất và vi sinh vật mang tính độc hại.Nếu không đước
sử lý, kiểm soát thích hợp sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường nói chung .xét cho cùng
ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay đều do hoạt động của con người,trong
đó chủ yếu là nước thải .
Hơn thế nữa, môi trường lại có khả năng xâm nhập vào cơ thể động thực vật và
con người bởi nhu cầu của sinh vật cho nên nó tác động trực tiếp đến mọi hoạt động
sống của con người, gây nên nhiều tác hại xấu ảnh hưởng đến mọi mặt trong xã hội.
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

9


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

3.1.3 Tính chất nước thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu ở khu dân cư chủ yếu từ các hoạt động sinh
hoạt thường ngày (ăn uống, tắm giặt, .. ), nước thải được chia ra làm hai loại:
 Nước

thải do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.

 Nước thải do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi
kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải do bài tiết của con người từ phòng vệ sinh được xử lý sơ bộ trong bể tự
hoại trước khi chảy vào hệ thống cống chung và dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập
trung.
Nước thải sinh hoạt thông thường chiếm khoảng 80% lượng nước được cấp cho
sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trung gây bệnh rất nguy hiểm. Nồng
độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khaorng 150 – 450 mg/l theo
trọng lượng khô.. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ở những
khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý
thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngoài ra, nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần dinh dưỡng rất cao.
Nhiều trường hợp, lượng chất dinh dưỡng này vượt qua nhu cầu phát triển của vi sinh
vật dung trong xử lý bằng phương pháp sinh học. Trong các công trình xử lý nước theo
phương pháp sinh học. Trong các công trình xử lý nước theo phương pháp sinh học,
lượng dinh dương cần thiết trung bình tính theo tỷ lệ BOD5:N: P = 100 : 5: 1, các chất
hữu cơ có trong nước thải không được chuyển hoá hết bởi các vi sinh vật mà có khoảng
20 – 40% BOD không qua quá trình chuyển hoá bở vi sinh vật, chúng chuyển ra chung
với bùn lắng.
3.1.4 Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải
a. Thông số vật lý



Hàm lượng chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS - SS) có thể có
bản chất là:
- Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
- Các chất hữu cơ không tan;
- Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong
quá trình xử lý.


Mùi

Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S _ mùi trứng thối. Các hợp chất khác, chẳng
hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện yếm khí có
thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.
 Độ màu
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

10


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc
do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ
màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co).

Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng để
đánh giá trạng thái chung của nước thải.
b. Thông số hóa học


Độ pH của nước

pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng
để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong nước.
pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh hưởng đến các
quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất có ý nghĩa về khía
cạnh sinh thái môi trường


Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)

COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm
cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá
học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp
chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói
chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học
của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.


Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD)

BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết
để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:

Chất hữu cơ + O2  CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật
sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình
phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với
nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị
phân huỷ bằng các vi sinh vật.


Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)

DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước
(cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển
hoặc do quang hợp của tảo.
Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh
phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng
độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ
số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.


Nitơ và các hợp chất chứa nitơ

Trong nước mặt cũng như nước ngầm nitơ tồn tại ở 3 dạng chính là: ion amoni
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

11


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.


(𝑁𝐻4+ ), nitrit ( 𝑁𝑂2− ) và nitrat ( 𝑁𝑂3− ). Dưới tác động của nhiều yếu tố hóa lý và do hoạt
động của một số sinh vật các dạng nitơ này chuyển hóa lẫn nhau, tích tụ lại trong nước
ăn và có độc tính đối với con người. Nếu sử dụng nước có 𝑁𝑂2− với hàm lượng vượt
mức cho phép kéo dài, trẻ em và phụ nữ có thai có thể mắc bệnh xanh da vì chất độc
này cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy.


Phospho và các hợp chất chứa phospho

Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphat. Các
hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và Phosphat hữu cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh
vật. Việc xác định Phospho tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo
quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất thải
bằng phương pháp sinh học.
Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú
dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển
mạnh của tảo và vi khuẩn lam.


Chất hoạt động bề mặt

Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước
tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các chất hoạt
động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong một số ngành
công nghiệp.


Thông số vi sinh vật học


Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh cho
người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh, phát
triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong
nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, virus, giun sán.
Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường
ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn (typhoid) do vi
khuẩn Salmonella typhosa...
Virus: có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ thần
kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan... Thông thường khử trùng bằng các quá trình
khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được virus.
Giun sán (helminths): Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với
hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải
của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương pháp xử
lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
3.2.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa trong nước thải và
được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, vể lắng, bể lọc các
loại.
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

12


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các chất không hoà tan và một

phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải hay tác nước ra khỏi chất rắn.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ 60% SS và 20% BOD.
Nếu có kết hợp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học thì phương pháp xử lý cơ
học có thể loại bỏ 75% SS và 30-35% BOD.
3.2.1.1 Song chắn rác [9]
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và
các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị
xử lý nước thải ở phía sau hoạt động ổn định.
Song chắn rác có thể đặt cố định hoặc di động, cũng có thể là tổ hợp cùng với máy
nghiền nhỏ. Thông dụng nhất là song chắn rác cố định. Các song chắn được làm bằng
kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn, nghiêng một góc 60 – 70%. Thanh song chắn có
thể có tiết diện tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Thanh song chắn có tiết diện tròn có trở lực
nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật bị giữ lại. Do đó thông dụng hơn cả là thanh có
tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc ở phía sau và cạnh tròn ở phía trước hướng đối diện
với dòng chảy.
Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, người ta chia song chắn thành 2 loại: song
chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn mịn có khoảng
cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Để tính kích thước song chắn, dựa vào tốc độ nước
thải chảy qua khe giữa các thanh, thường lấy bằng 0,8 – 1 m/s chấp nhận giả thiết 30%
diện tích song chắn bị bít kín. Nên khống chế tốc độ dòng chảy trước song chắn rác từ
0,6 m/s trở lên để tránh hiện tượng lắng cát.
Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và
trước các công trình xử lý nước thải.

Hình 3.1 Song chắn rác. [13]
3.2.1.2 Bể thu và tách dầu mỡ
Bể thu dầu: Được xây dựng trong khu vực bãi đỗ và cầu rửa ô tô, xe máy, bãi
chứa dầu và nhiên liệu, nhà giặt tẩy của khách sạn, bệnh viện hoặc các công trình công
cộng khác, nhiệm vụ đón nhận các loại nước rửa xe, nước mưa trong khu vực bãi đỗ
xe…

SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

13


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

Bể tách mỡ: Dùng để tách và thu các loại mỡ động thực vật, các loại dầu… có
trong nước thải. Bể tách mỡ thường được bố trí trong các bếp ăn của khách sạn, trường
học, bệnh viện… xây bằng gạch, bê tông cốt thép, thép, nhựa composite… và bố trí bên
trong nhà, gần các thiết bị thoát nước hoặc ngoài sân gần khu vực bếp ăn để tách dầu
mỡ trước khi xả vào hệ thống thoát nước bên ngoài cùng với các loại nước thải khác.

Hình 3.2 Bể tách dầu mỡ. [14]
3.2.1.3 Bể điều hòa [6, 8]
Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các khu dân cư, công trình
công cộng như các nhà máy xí nghiệp luôn thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào các
điều kiện hoạt động của các đối tượng thoát nước này. Sự dao động về lưu lượng nước
thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả làm
sạch nước thải. Trong quá trình lọc cần phải điều hoà lưu lượng dòng chảy, một trong
những phương án tối ưu nhất là thiết kế bể điều hoà lưu lượng.
Bể điều hoà làm tăng hiệu quả của hệ thống xử lý sinh học do nó hạn chế hiện
tượng quá tải của hệ thống hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng chất hữu cơ
giảm được diện tích xây dựng của bể sinh học. Hơn nữa các chất ức chế quá trình xử lý
sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hoà ở mức độ thích hợp cho các hoạt động của
vi sinh vật.
3.2.1.4 Bể lắng [6]
Nước qua bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, các chất lơ lửng có trọng lượng

riêng nặng sẽ lắng xuống dưới và kéo theo một phần chất đông tụ.
Tùy theo công dụng của bể lắng trong dây chuyền công nghệ mà người ta phân
biệt bể lắng đợt I và đợt II. Bể lắng đợt I đặt trước công trình xử lý sinh học. Bể lắng
đợt II đặt sau công trình xử lý sinh học.
Theo nguyên lý làm việc, người ta chia bể lắng cát thành ba loại: bể lắng ngang,
bể lắng đứng và bể lắng ly tâm.
3.2.1.4.1 Bể lắng ngang [6]
Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật. Thông thường bể lắng ngang được sử dụng
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

14


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

trong các trạm xử lý có công suất trên 30000 m3/ngày đêm. Trong bể lắng ngang, người
ta chia dòng chảy và quá trình lắng thành bốn vùng: vùng nước thải vào, vùng tách, vùng
xả nước ra và vùng bùn.

Hình 3.3 Bể lắng ngang. [15]
3.2.1.4.2 Bể lắng đứng [6]
Trong bể lắng đứng nước chuyển động từ dưới lên trên, còn các hạt cặn rơi ngược
chiều với chiều chuyển động của dòng nước. Khi xử lý nước không dùng chất keo tụ,
các hạt cặn có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ dang của dòng nước sẽ lắng xuống đáy bể lắng.
Khi xử lý nước có dùng chất keo tụ, thì còn có thêm một số các hạt cặn có tốc độ rơi
nhỏ hơn tốc độ chuyển động của dòng nước cũng được lắng theo. Hiệu quả lắng trong
bể lắng đứng phụ thuộc vào chất keo tụ, sự phân bố đều của dòng nước và chiều cao
vùng lắng.

Bể lắng đứng thường có dạng hình vuông hoặc hình tròn và được sử dụng cho các
trạm xử lý có công suất đến 3000 m3/ngày đêm.

Hình 3.4 Bể lắng đứng. [16]
3.2.1.4.3 Bể lắng ly tâm [6]
Mặt bằng là hình tròn, nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ tâm ra thành bể rồi
thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

15


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

Ngoài ra còn có loại bể lắng trong đó quá trình lắng được lọc qua tầng cặn lơ lửng,
gọi là bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng.

Hình 3.5 Bể lắng ly tâm. [16]
3.2.1.5 Bể lọc [8]
Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với
kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc
như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thường làm
việc với hai chế độ lọc và rửa lọc. Đối với nước thải ngành chế biến thủy sản thì bể lọc
ít được sử dụng vì nó làm tăng giá thành xử lý. Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công
nghệ xử lý nước thải tái sử dụng và cần thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong
nước thải. Các loại bể lọc được phân loại như sau:
-


Lọc qua vách lọc

-

Bể lọc với lớp vật liệu lọc dạng hạt

-

Thiết bị lọc chậm

-

Thiết bị lọc nhanh.

 Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải được
60% các tạp chất không hòa tan và 20% BOD.
Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30-35% theo
BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học.
Nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thì sau khi xử lý cơ học nước thải được khử trùng
và xả vào nguồn, nhưng thường thì xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi
cho qua xử lý sinh học.
Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.
3.2.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ
Bản chất của quá trình xử lý hoá lý là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để
loại bớt chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Chủ yếu để xử lý nước thải công nghiệp. Giai
đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với phương pháp cơ
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

16



Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh. Xử lý hoá lý bao
gồm:
3.2.2.1 Bể keo tụ, tạo bông [8]
Phương pháp áp dụng một số chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer có tác dụng
kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn
hơn rồi lắng để loại bớt các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
Việc lựa chọn chất tạo bông hay keo tụ phụ thuộc vào tính chất và thành phần của
nước thải cũng như của chất khuếch tán cần loại. Trong một số trường hợp các chất phụ
trợ nhằm chỉnh cho giá trị pH của nước thải tối ưu cho quá trình tạo bông và keo tụ.
Trong một số trường hợp phương pháp loại bớt màu của nước thải nếu kết hợp áp
dụng một số chất phụ tợ khác.
Các chất keo tụ thường dùng là: phèn nhôm (Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2,
Al2(OH)5Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O)
Phèn sắt (Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3H2O,FeSO4.7H2O và FeCl3) hoặc chất keo
tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. Các chất
keo tụ cao phân tử cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả của quá trình keo tụ và lắng
bông cặn sau đó.

Hình 3.6 Quá trình hình thành bông cặn. [18]
3.2.2.2 Bể tuyển nổi [8]
Các loại công trình này thường được ứng dụng khi xử lý nước thải công nghiệp,
nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước, chúng gây ảnh hưởng xấu
tới các công trình thoát nước (mạng lưới và các công trình xử lý). Vì vậy, ta phải thu hồi
các chất này trước khi đi vào các công trình phía sau. Các chất này sẽ bịt kín lỗ hổng
giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh học… và chúng cũng phá hủy cấu trúc bùn

hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn.
Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ
thường thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt nổi.

SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

17


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc văn phòng Sông Trà, công suất 90m3/ngày.đêm.

Hình 3.7 Thiết bị tuyển nổi DAF. [17]
3.2.2.3 Phương pháp hấp thụ [8]
Phương pháp này được dùng để loại bỏ hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà
phương pháp xử lý sinh học và các phương pháp không loại bỏ được với hàm lượng rất
nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có tính độc cao hoặc các chất có màu và
mùi khó chịu.
Các chất hấp thụ thường dùng là than hoạt tính, đất sét hoặc silicagel, keo nhôm,
một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất như sỉ mạ sắt... Trong số này, than
hoạt tính được dùng phổ biến nhất. Các chất hữu cơ kim loại nặng và các chất dễ bị than
hấp thụ. Lượng chất hấp thụ này phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của từng chất và hàm
lượng chất bẩn trong nước thải. Các chất hữu cơ có thể bị hấp thụ: phenol, allcybenzen,
sufornicaid, thuốc nhuộm, các hợp chất thơm.
Phương pháp hấp thụ có thể hấp thụ từ 58 – 95% các chất hữu cơ và màu.
Ngoài ra, để kim loại nặng, các chất hữu cơ và vô cơ độc hại người ta còn dùng
than bùn để hấp thụ và nuôi bèo tẩy trên mặt hồ.
3.2.2.4 Phương pháp hấp phụ [12]
Phương pháp hấp phụ được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải chứa kim loại,

các loại chất bẩn khác nhau. Có thể dùng để xử lý cục bộ khi trong nước thải hàm lượng
chất nhiễm bẩn nhỏ và có thể xử lý triệt để nước thải đã qua xử lý sinh học hoặc các
biện pháp xử lý hóa học.
Hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa hai pha gọi là hiện
thượng hấp phụ. Hấp phụ có thể diễn ra ở bề mặt biên giới giữa hai pha lỏng và khí,
giữa pha lỏng và pha rắn.
SVTH: Nguyễn Thuận – MSSV: 0250020092
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

18


×