Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa bình dương với quy mô 1500 giường bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 150 trang )

TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Tính toán - Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải cho Bệnh Viện Đa Khoa
Bình Dƣơng với quy mô 1500 giƣờng bệnh’’. Với các chỉ tiêu ô nhiễm chính nhƣ sau:
BOD (190 mg/l), COD (250 mg/l), TSS (137 mg/l), N – NH4+ ( 24,5 mg/l), N – NO3(1,46 mg/l), tổng Coliforms (3,6 × 104 MPN/100ml). Bên cạnh khối lƣợng nƣớc thải
sinh hoạt khá lớn thải ra hàng ngày thì nƣớc thải y tế cũng chiếm một phần tƣơng đối,
chính loại nƣớc thải này có khả năng lây lan, phát tán mầm bệnh ra ngoài cộng đồng
nếu không có sự can thiệp kịp thời. Để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra đòi hỏi Chủ
dự án phải đầu tƣ xây dựng một Trạm xử lý nƣớc thải sao cho nƣớc sau xử lý đạt
QCVN 28:2010/BTNMT, Cột B. Công nghệ đƣợc đề xuất thiết kế trong đồ án này là
Bể Anoxic – Bể Aerotank. Nƣớc thải sẽ đƣợc tiền xử lý qua song chắn rác để loại bỏ
rác thô và rác tinh, sau đó qua bể điều hòa sục khí để điều tiết lƣu lƣợng và cân bằng
nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải trƣớc khi đƣợc đƣa vào các công trình phía
sau. Ƣớc tính chất lƣợng nƣớc sau xử lý đạt đƣợc nhƣ sau: BOD (26,676 mg/l), COD
(31,1 mg/l), TSS (26,3 mg/l), N – NH4+ (3 mg/l), N – NO3- (20,041 mg/l), tổng
Coliforms (720 MPN/100ml); bảo đảm nƣớc thải đầu ra đạt yêu cầu đặt ra.

ABSTRACT
Topic: “ Calculations and waste water treatment design at Binh Duong General
Hospital – scale 1500 sick – bed’’. All major pollution indicators are as follows: BOD
(190 mg/l), COD (250 mg/l), TSS (137 mg/l), N – NH4+ ( 24,5 mg/l), N – NO3- (1,46
mg/l), total Coliforms (3,6 × 104 MPN/100ml). Besides the considerable amount of
waste water discharged daily, medical waste accounts for a relatively large share. The
main type of waste water is likely to spread, spread contamination outside the
community without the timely intervention. To address urgent issues in place,
requiring the project owner is invest in building a sewage station to guarantee that
treated waste water is fully qualified for QCVN 28:2010/BTNMT, Column B.
Technology design proposed in this project is Anoxic Tank – Aerotank. Waste water
pre – treatment will be over, but trash, garbage mesh fine comb to remove coarse and
fine litter, then go through an aeration conditioning to regulate the flow and balance
the concentration of pollutants in waste water before being taking to the next stage.
The quality of treated waste water astimated obtain the following result: BOD (26,676


mg/l), COD (31,1 mg/l), TSS (26,3 mg/l), N – NH4+ ( 3 mg/l), N – NO3- (20,041
mg/l), total Coliforms (720 MPN/100ml); effluent ensure satisfactory pose.

v


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ................................................................................ i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN .........................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN........................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ................................................................................. v
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. x
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xiii
CHƢƠNG MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH DƢƠNG VỚI CÔNG
SUẤT 1500 GIƢỜNG ..................................................................................................... 4
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH
DƢƠNG .......................................................................................................................4
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên ................................................................................4
1.1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................... 5
1.1.3. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chon dựán với đặc điểm kinh tế - xã
hội của dựán ............................................................................................................10
1.2. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH DƢƠNG
VỚI QUY MÔ 1500 GIƢỜNG BỆNH......................................................................11
1.3. NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ VÀ ĐIỂM XẢ NƢỚC THẢI ..
...................................................................................................................... 13
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÁC PHƢƠNG

PHÁP XỬ LÝ ................................................................................................................ 15
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN .................................................15
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh nƣớc thải bệnh viện ....................................................15
2.1.2. Thành phần, thông số ô nhiễm chính trong nƣớc thải bệnh viện .................16
2.1.3. Sự ảnh hƣởng của nƣớc thải bệnh viện đến môi trƣờng và con ngƣời .........19

vi


2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN ....................................................................................... 20
2.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN HIỆN ĐANG
ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM .........................................................................36
2.3.1. Xử lý nƣớc thải bệnh viện theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (Biophil) .36
2.3.2. Xử lý nƣớc thải bệnh viện bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí (Aerotank)...
...................................................................................................................37
2.3.3. Xử lý nƣớc thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khối ....................................38
2.3.4. Xử lý nƣớc thải bệnh viện bằng công nghệ AAO ........................................40
2.3.5. Xử lý nƣớc thải bệnh viện bằng hồ sinh học ổn định ...................................41
2.3.6. Xử lý nƣớc thải bệnh viện bằng bãi lọc trồng cây kết hợp bể lọc yếm khí ..42
2.4. ĐÁNH GIÁ ƢU - NHƢỢC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN ..........................................................................44
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN CÁC
CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ................................................................................................ 47
3.1. LƢU LƢỢNG NƢỚC THẢI, TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ YÊU
CẦU ĐẦU RA ...........................................................................................................47
3.1.1 NHU CẦU SỬ DỤNG NƢỚC CẤP CỦA BỆNH VIỆN ............................. 47
3.1.2 TÍNH TOÁN LƢU LƢỢNG NƢỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN: .................48
3.1.3 TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ YÊU CẦU ĐẦU RA ..............50
3.2. CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ CỦA TRẠM XỬ LÝ NƢỚC

THẢI BỆNH VIỆN ....................................................................................................51
3.3. CÁC PHƢƠNG ÁN XỬ LÝ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN .................................52
3.3.1. Phƣơng án 1 ..................................................................................................52
3.3.2. Phƣơng án 2 ..................................................................................................54
3.3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý ............................................................................56
3.3.4. HIỆU SUẤT XỬ LÝ CÁC THÔNG SỐ VÀ CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM
CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ......................................................................58
3.4. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .....................................................59
3.4.1. SONG CHẮN RÁC ...................................................................................... 59
3.4.2. HỐ THU GOM ............................................................................................. 64

vii


3.4.3. BỂ ĐIỀU HÕA ............................................................................................. 67
3.4.4. BỂ ANOXIC .................................................................................................73
3.4.5. BỂ AEROTANK .......................................................................................... 77
3.4.6. BỂ LẮNG ĐỨNG: ....................................................................................... 96
3.4.7. BỂ KHỬ TRÙNG.......................................................................................104
3.4.8. BỂ CHỨA BÙN: ........................................................................................110
3.4.9. BỂ NÉN BÙN: ...........................................................................................111
CHƢƠNG 4: MÔ TẢ CÔNG TRÌNH – THIẾT BỊ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC
HIỆN HỆ THỐNG ...................................................................................................... 118
4.1. MÔ TẢ CÔNG TRÌNH – THIẾT BỊ ................................................................118
4.1.1. Mô tả công trình đơn vị ..............................................................................118
4.1.2. Mô tả thiết bị ...............................................................................................119
4.2. DỰ TOÁN KINH PHÍ ......................................................................................121
4.2.1. Chi phí các công trình đơn vị......................................................................121
4.2.2. Chi phí thiết bị ............................................................................................122
4.2.3. Tổng chi phí đầu tƣ .....................................................................................123

4.3. CHI PHÍ XỬ LÝ ...............................................................................................124
4.3.1. Chi phí điện năng ........................................................................................124
4.3.2. Chi phí hóa chất ..........................................................................................125
4.3.3. Chi phí xử lý cho 1m3 nƣớc thải .................................................................125
CHƢƠNG 5: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG .......................................... 126
5.1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ .....................................................................................126
5.2. VẬN HÀNH HỆ THỐNG ................................................................................126
5.2.1. Nguyên tắc vận hành ..................................................................................126
5.2.2. Vận hành hệ thống ......................................................................................127
5.3. KIỂM SOÁT VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG ........................................................128
5.3.1. Các sự cố thƣờng gặp và cách khắc phục ...................................................129
5.3.2. Các hạng mục chính cần kiểm tra hàng ngày .............................................130
5.4. QUẢN LÝ PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG .....131

viii


5.4.1. Quản lý phòng cháy chữa cháy ...................................................................131
5.4.2. An toàn lao động .........................................................................................131
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 133
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 134

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tốc độ sinh trƣởng riêng tối đa.
BOD


Nhu cầu oxy sinh hóa.

COD

Nhu cầu oxy hóa học.

F/M

Tỷ lệ cơ chất/vi sinh vật.

Ks

Hằng số bán vận tốc.

KCN

Khu công nghiệp

MBR

Membrane Bioreactor, bể lọc sinh học màng.

MLSS

Cặn lơ lửng của hỗn hợp bùn.

MLVSS

Các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi của hỗn hợp bùn.


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam.

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng.

HTXLNT

Hệ thống xử lý nƣớc thải.

NTBV

Nƣớc thải bệnh viện.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BQLDA ĐTXD


Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

ATVSMT

An toàn vệ sinh môi trƣờng

HTXL

Hệ thống xử lý

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Khoảng cách tối thiểu của công trình xử lý nƣớc thải bệnh viện đối với khu
dân cƣ xung quanh .........................................................................................................13
Bảng 2.1: Lƣợng bức xạ cần thiết để khử trùng bằng tia cực tím .................................30
Bảng 2.2: So sánh ƣu nhƣợc điểm của một số mô hình công nghệ xử lý nƣớc thải bệnh
viện ................................................................................................................................44
Bảng 2.3: Hệ số không điều hòa chung Kch phụ thuộc vào Qtbgiây ................................50
Bảng 2.4: Nồng độ nƣớc thải tại hố thu gom của HTXLNT và yêu cầu chất lƣợng nƣớc
sau xử lý.........................................................................................................................50
Bảng 3.1: Bảng dự đoán hiệu suất xử lý các thông số và các chất gây ô nhiễm của các
công trình đơn vị ............................................................................................................58
Bảng 3.2: Các thông số tính toán cho song chắn rác làm sạch bằng cơ khí ..................60
Bảng 3.3: Hệ số

để tính sức cản cục bộ của song chắn..............................................62

Bảng 3.4: Các thông số thiết kế song chắn rác ..............................................................63

Bảng 3.5: Các thông số thiết kế hố thu gom .................................................................66
Bảng 3.6: Các thông số thiết kế bể điều hòa .................................................................73
Bảng 3.7: Các thông số thiết kế bể Anoxic ...................................................................77
Bảng 3.8: Các thông số thiết kế bể Aerotank ................................................................96
Bảng 3.9: Thông số thiết kế bể lắng đứng .....................................................................97
Bảng 3.10: Số liệu thiết kế bể lắng đứng.....................................................................104
Bảng 3.11: Các thông số thiết kế bể khử trùng ...........................................................109
Bảng 3.12: Các thông số thiết kế bể chứa bùn ............................................................111
Bảng 3.13: Các thông số thiết kế bể nén bùn ..............................................................117
Bảng 4.1: Thông số thiết kế các công trình đơn vị ......................................................118
Bảng 4.2: Thông số kỹ thuật các thiết bị .....................................................................119
Bảng 4.3: Chi phí công trình đơn vị ............................................................................121
Bảng 4.4: Chi phí các thiết bị ......................................................................................122
Bảng 4.5:Tổng chi phí đầu tƣ ......................................................................................123
Bảng 4.6: Chi phí điện năng ........................................................................................124

xi


Bảng 5.1: Các sự cố thƣờng gặp trong vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải ................129
Bảng 5.2: Các hạng mục chính cần kiểm tra hàng ngày .............................................130

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình bệnh viện đa khoa Bình Dƣơng 1500 giƣờng.................................11
Hình 2.1:Song chắn rác .................................................................................................21
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo bể lắng đứng ...........................................................................22
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo bể lắng hai vỏ ..........................................................................22

Hình 2.4: Gía thể vi sinh vật của bể lọc sinh học ngập nƣớc ........................................24
Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo bể lọc sinh học ........................................................................25
Hình 2.6: Cấu tạo hoạt động đĩa quay sinh học.............................................................26
Hình 2.7: Bể hiếu khí truyền thống ...............................................................................27
Hình 2.8 Bể hiếu khí thổi khí kéo dài ............................................................................28
Hình 2.9: Mƣơng oxy hóa .............................................................................................28
Hình 2.10: Bãi lọc trồng cây..........................................................................................29
Hình 2.11: Sân phơi bùn ................................................................................................35
Hình 2.12: Sơ đồ XLNT bệnh viện theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt ...................36
Hình 2.13: Sơ đồ XLNT bệnh viện bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí ....................37
Hình 2.14: Sơ đồ XLNT bệnh viện theo nguyên lý hợp khối .......................................38
Hình 2.15: Sơ đồ XLNT bệnh viện bằng công nghệ AAO ...........................................40
Hình 2.16: Sơ đồ XLNT bệnh viện bằng hồ sinh học ổn định ......................................42
Hình 2.17: Sơ đồ XLNT bệnh viện bằng bãi lọc trồng cây kết hợp bể lọc yếm khí .....43
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý 1 ................................................................................52
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý 2 ................................................................................54

xiii


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

CHƢƠNG MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động của các bệnh viện ở nƣớc ta hiện nay đang đƣợc cải thiện hằng ngày
cả về chất lẫn về lƣợng. Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân
rất lớn. Hơn nữa, với chủ trƣơng đƣa thầy thuốc đến với tất cả các bệnh nhân trên toàn
quốc kể cả vùng sâu, vùng xa. Do đó, hiện nay nhà nƣớc đã đầu tƣ xây dựng, cải tạo
nâng cấp nhiều bệnh viện, trạm y tế khắp cả nƣớc nhằm phục vụ ngƣời dân đƣợc tốt

hơn. Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh viện với quy mô vừa và nhỏ do các tổ chức cá
nhân xây dựng lên. Tuy nhiên, với việc tăng cƣờng khả năng phục vụ khám chữa bệnh
cho nhân dân, các hoạt động của bệnh viện cũng thải ra một lƣợng rất lớn chất thải gây
ảnh hƣởng đến môi trƣờng và con ngƣời.
Chất thải y tế đƣợc xem là một trong những chất thải nguy hại có tác động trực
tiếp tới con ngƣời và môi trƣờng nếu không đƣợc kiểm soát, quản lý và xử lý tốt. Vì
vậy, việc kiểm soát, quản lý và xử lý chất thải y tế là một nhiệm vụ cấp bách của
ngành y tế và các ngành liên quan, nhằm bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ sức khỏe cho nhân
viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng.
Ở nƣớc ta, công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã đƣợc ban ngành các cấp
quan tâm. Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý chƣa hiệu quả nhƣ công tác phân loại,
vận chuyển…Xử lý chƣa đúng quy định, chủ yếu vẫn còn tập trung xử lý chung, cùng
với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp, còn các hệ thống xử lý nƣớc thải của bệnh
viện thì thiết kế sơ xài, không hiệu quả, thậm chí chỉ thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải
để “che mắt” các cơ quan quản lý.
Hiện nay cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, điều kiện sống của
ngƣời dân địa phƣơng cũng đƣợc nâng cao, số lƣợng các cơ sở y tế và số giƣờng bệnh
ngày càng gia tăng góp phần phát triển và hoàn thiện công tác bảo vệ sức khỏe cộng
đồng. Tuy nhiên, hệ quả của việc phát triển cơ sở vật chất ngành y tế là lƣợng chất thải
y tế phát sinh ngày càng nhiều và đòi hỏi phải đƣợc quản lý thu gom và xử lý triệt để.
Vì vậy, việc hoàn thành các công trình xử lý nƣớc thải y tế là một nhu cầu cấp
thiết cần đƣợc thực hiện.
Nhiệm vụ đồ án
Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện Đa khoa Bình Dƣơng với quy mô
1500 giƣờng bệnh đạt tiêu chuẩn loại B QCVN 28:2010/BTNMT – Quy Chuẩn Kỹ
Thuật Quốc Gia Về Nƣớc Thải Y tế.

SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh


1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tính toán - thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dƣơng với
quy mô 1500 giƣờng bệnh để đảm bảo chuẩn xả thải, hàm lƣợng chất ô nhiễm trong
nƣớc thải đầu ra đạt cột B giá trị C của QCVN 28:2010/BTNMT.
3. ĐỐI TƢỢNG THỰC HIỆN
Đối tƣợng thực hiện: Nƣớc thải y tế. Tính toán - thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải
Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dƣơng với quy mô 1500 giƣờng bệnh tại tỉnh Bình Dƣơng.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Tìm hiểu về thành phần, tính chất nƣớc thải y tế.

- Tìm hiểu các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải y tế, các hệ thống xử lý nƣớc
thải y tế trong và ngoài nƣớc.
- Tổng quan về khu vực thực hiện dự án Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dƣơng
với quy mô 1500 giƣờng bệnh (tại tỉnh Bình Dƣơng)
- Đề xuất phƣơng án tối ƣu, tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong
hệ thống xử lý đó.
-

Khai toán chi phí xây dựng và vận hành của dự án.

5. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
-


Phƣơng pháp thực hiện:
o Phƣơng pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia: tham khảo, thu
thập ý kiến của Thầy/Cô
o Phƣơng pháp tra cứu tài liệu, tổng hợp thông tin về bệnh viện, các
phƣơng pháp xử lý và thành phần, tính chất của nƣớc thải y tế.
o

Phƣơng pháp so sánh QCVN 28:2010/BTNMT.

o Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: thu thập kiến thức từ tài liệu
đáng tin cậy, xác thực để đƣợc thông tin chính xác nhất.
o

Phƣơng pháp luận

- Một hệ thống xử lý nƣớc thải hiệu quả phải đƣợc tập hợp từ nhiều đơn
nguyên khác nhau. Hiệu quả của từng đơn nguyên không những liên quan đến
cả hệ thống mà còn tránh lãng phí kinh tế xây dựng và vận hành. Phân tích hệ
thống giúp lựa chọn ra các đơn nguyên và hiệu quả của từng công trình đơn vị.
- Phƣơng pháp đồ họa: dùng phần mềm AutoCAD để mô tả kiến trúc các
công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nƣớc thải.
SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

2


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh


6. PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải Bệnh Viện Đa Khoa
Bình Dƣơng với quy mô 1500 giƣờng bệnh’’.
Thời gian thực hiện: 6 tháng
7. Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thực tiễn:
- Góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho những bệnh viện đã có nhƣng
xuống cấp, quá tải hoặc chƣa có hệ thống xử lí nƣớc thải đạt chuẩn.
- Giải quyết các vấn đề môi trƣờng có liên quan đến nƣớc thải phát sinh tại
bệnh viện.
- Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
- Giảm thiểu các tác động xấu đến môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng; góp
phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong khu vực.
- Việc xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải cho bệnh viện còn là chủ trƣơng
đúng đắn theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên
môi trƣờng của Đảng và Nhà nƣớc.
- Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh
nghiệp, bệnh viện, sinh viên tham quan, học tập.
Khoa học:
- Có thêm kiến thức chuyên ngành đồng thời học tập thêm nhiều công nghệ
xử lý nƣớc thải, nƣớc thải bệnh viện mà các nƣớc tiên tiến trên thế giới đang sử
dụng.
- Giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức đã học và áp dụng vào một đề tài cụ
thể để thiết kế một hệ thống xử lý nƣớc thải hoàn chỉnh.
- Rèn luyện cho sinh viên thêm nhiều kỹ năng thiết thực nhƣ tìm kiếm, tổng
hợp tài liệu, kiến thức; làm việc với áp lực cao, tính đúng giờ…..

SVTH: Phan Trung Hậu

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

3


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH DƢƠNG
VỚI CÔNG SUẤT 1500 GIƢỜNG
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH
DƢƠNG
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên (nguồn: www.binhduong.gov.vn)
a) Vị trí địa lý:
Bình Dƣơng là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên
2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nƣớc, khoảng 12% diện tích miền
Đông Nam Bộ), là tỉnh bình nguyên có địa hình lƣợn sóng yếu từ cao xuống thấp dần
từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dƣ từ 10o50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ Bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ kinh độ Đông.
 Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc.
 Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
 Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình Dƣơng có 01 thành phố (Thủ Dầu Một), 04 thị xã (Thuận An, Dĩ An, Tân
Uyên, Bến Cát), 4 huyện ( Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo), trong đó
thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.
b) Địa hình:
Vùng đất Bình Dƣơng tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nếu
theo độ cao, từ phía Nam lên phía Bắc có 3 dạng địa hình chính sau đây:
 Vùng thung lũng bãi bồi: phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn
và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung

bình 6 – 10m.
 Vùng địa hình bằng phẳng: nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa
hình tƣơng đối bằng phẳng, có độ dốc 3 – 120, cao trung bình từ 10 – 30m.
 Vùng địa hình đồi thấp có lƣợn sóng yếu: nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu
là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 – 120, độ cao phổ biến
từ 30 – 60m.
Có một số núi nhƣ núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện
Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m; núi La Tha cao 198m; núi Cậu cao 155m.
SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

4


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

c) Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa: mùa khô
và mùa mƣa. Nhiệt độ trung bình từ 26oC-27oC. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%80%, thấp nhất là 66% (vào tháng 2) và độ ẩm trung bình vào mùa mƣa là 90%.
Lƣợng nƣớc mƣa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tháng mƣa nhiều
nhất là tháng 9 (341 mm); tháng mƣa ít nhất là tháng 1(20 mm).
Bình Dƣơng có hai hƣớng gió chủ đạo trong năm là gió Tây – Tây Nam và gió
Đông – Đông Bắc. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/s.
d) Thủy văn:
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dƣơng thay
đổi theo mùa: mùa mƣa nƣớc lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dƣơng lịch) và mùa khô
(mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tƣơng ứng với 2 mùa mƣa nắng.
1.1.2. Kinh tế - xã hội (nguồn: www.binhduong.gov.vn)
Bình Dƣơng là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng sản phẩm trong

theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế năm 2011 là 62.341.236 triệu đồng. Trong
đó, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 2.582.134 triệu đồng; công nghiệp và xây
dựng là 38.755.180 triệu đồng và dịch vụ là 21.003.922 triệu đồng.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Bình Dƣơng tƣơng đối cao và khá ổn định so
với các địa phƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nƣớc, do đó tỉnh
luôn luôn tạo ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tƣ và lực lƣợng lao động từ các địa
phƣơng khác chuyển đến.
a) Hiện trạng phát triển công nghiệp:
Tổng số khu công nghiệp đã đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh là 28 khu với tổng
diện tích là 9.094,85ha và đƣợc phân bố nhƣ sau:
 Thị xã Dĩ An có 6 KCN với diện tích 711,84 ha.
 Thị xã Thuận An có 3 KCN với diện tích 653,76 ha.
 Thành phố Thủ Dầu Một có 7 KCN với diện tích 1.765,37 ha.
 Thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng có 9 KCN với diện tích 4.122,96 ha.
 Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên có 3 KCN với diện tích 1.840,91 ha.
Hiện nay đã có 26 KCN đi vào hoạt động chính thức với tổng diện tích 8392,451
ha, 2 KCN còn lại đang thời kỳ xây dựng cơ bản (KCN Thới Hòa và KCN An Tây)
SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

5


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

với tổng diện tích 702,4 ha. Tính đến thời điểm hiện nay tỷ lệ lấp kín trung bình của
các KCN là 65%. Có 6 KCN đạt tỷ lệ 100% (Sóng Thần, Đồng An 1, Tân Đông Hiệp
A, Việt Hƣơng 1; VSIP 1, Mỹ Phƣớc 2), 4 KCN đạt tỷ lệ trên 95% trở lên (Sóng Thần
2, Bình Đƣờng, Bình An, VSIP II), 1 KCN đạt trên 90% (KCN Nam Tân Uyên), 4

KCN đạt 70% (Đồng An 2, Việt Hƣơng 2, Mỹ Phƣớc, Tân Đông Hiệp B). Tính đến
tháng 6 năm 2012, các KCN của tỉnh đã thu hút đƣợc 1.527 dự án còn hiệu lực, bao
gồm 1.145 dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tƣ đăng ký
là 8,802 tỷ đô la Mỹ; 382 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký là
23.003 tỷ đồng. Nhìn chung các dự án FDI đầu tƣ vào KCN có số vốn đầu tƣ tƣơng
đối khá với mức bình quân là 7,6 triệu đô la Mỹ/dự án, với 33 quốc gia và vùng lãnh
thổ nƣớc ngoài đầu tƣ. Các quốc gia có số dự án nhiều và vốn đầu tƣ lớn là Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ,… Đến nay, các KCN có trên 1140 doanh nghiệp đi
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 300.000 lao động.
Đối với cụm công nghiệp, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 8 CCN đang triển
khai với tổng diện tích quy hoạch chi tiết xây dựng phê duyệt 593,4763ha, đƣợc phân
bố trên 4 địa bàn huyện, thị: Thị xã Thuận An có 02 cụm là CCN Bình Chuẩn và CCN
An Thạnh; Thị xã Dĩ An có CCN Tân Đông Hiệp; thị xã Tân Uyên có 04 CCN: CCN
Công ty CP Thành phố đẹp, CCN Tân Mỹ; CCN thị trấn Uyên Hƣng và CCN Phú
Chánh; huyện Dầu Tiếng có 01 CCN là CCN Thanh An. ; Các CCN đã thu hút 40 dự
án trong đó 07 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc và 33 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng
số vốn đầu tƣ 420 tỷ đồng và 185 triệu đô la Mỹ. Tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các CCN
là 40,39%. Có 4 CCN lấp đầy 100% là Bình Chuẩn, An Thạnh, Tân Đông Hiệp và
CCN Thành phố đẹp. CCN có 36 dự án đã đi vào hoạt động.
Tính đến cuối năm 2011, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 7436 doanh
nghiệp thu hút 733.376 lao động. Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những ngành
thâm dụng lao động (công nghiệp thực phẩm, đồ uống (15,75%); giƣờng, tủ, bàn ghế
(13,97%); sản xuất các sản phẩm từ kim loại (6,47%); hóa chất (10,8%); sản phẩm
bằng da, giả da (4,99%);…). Những ngành có hàm lƣợng chất xám cao (điện tử, công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo,…) tuy có tăng nhƣng vẫn còn
chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
b) Hiện trạng phát triển Nông – L m – Thủy sản:
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp đã giảm so với trƣớc đây, tuy nhiên do chủ
động triển khai các giải pháp tổ chức sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến đã tạo điều kiện cho

hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định trong suốt giai
đoạn 2000 - 2011. Tổng sản phẩm theo giá so sánh của Nông – Lâm – Thủy sản liên

SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

6


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

túc tăng qua các năm, so với năm 2000, tổng sản phẩm của khu vực năm 2011 đã tăng
lên 1,3 lần.
Các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi phát triển ổn định và ngày càng định
hình theo quy hoạch. Tỉnh đã quy hoạch và triển khai xây dựng 03 khu nông nghiệp
công nghệ cao: xã An Thái (424 ha), xã Phƣớc Sang (500 ha) – huyện Phú Giáo và xã
Hiếu Liêm (89,9 ha) – thị xã Tân Uyên.
Kinh tế trang trại tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Các hợp tác xã nông nghiệp đƣợc củng cố và đổi mới về phƣơng
thức hoạt động gắn với lợi ích thiết thực của xã viên. Các công ty cao su trên địa bàn
hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào chƣơng trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh.
c) Tình hình phát triển ngành dịch vụ:
Song song với phát triển công nghiệp, ngành dịch vụ đang đƣợc quan tâm phát
triển và có tốc độ phát triển cao. Bên cạnh phát triển các ngành dịch vụ cơ bản nhƣ
giáo dục, y tế, văn hóa xã hội đáp ứng các nhu cầu cơ bản của ngƣời dân, các ngành
dịch vụ đời sống đƣợc khuyến khích phát triển mạnh. Tỷ trọng GDP của các ngành
thƣơng mại, dịch vụ, khách sạn nhà hàng, vận tải, kho bãi thông tin liên lạc, tài chính,
tín dụng, kinh doanh bất động sản, tƣ vấn chiếm tỷ trọng hơn 74% tổng sản phẩm trên
địa bàn của ngành dịch vụ,…

d) Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
 Mạng lƣới giao thông:
+ Đƣờng bộ:Hệ thống giao thông đƣờng bộ khá phát triển. Toàn tỉnh Bình
Dƣơng có 7.243,7km đƣờng bộ, tỷ lệ nhựa hóa chung đạt 42,5%, trong đó có 03 tuyến
quốc lộ chạy qua tỉnh với chiều dài 77,1km; 14 tuyến đƣờng tỉnh quản lý, với chiều dài
499,3km đã nhựa hóa 100%; 82 tuyến đƣờng huyện quản lý, với chiều dài 570,9km, tỷ
lệ nhựa hóa đạt gần 90%; Hệ thống đƣờng cấp xã quản lý có chiều có 3.183km, đạt
15,1% nhựa và bê tôn; hệ thống đƣờng đô thị khá phát triển với chiều dài 785,1km đạt
gần 95% nhựa hóa.
Nhìn chung hai quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh (quốc lộ 1A và 1K) vẫn còn hiện
tƣợng ách tắc giao thông, riêng quốc lộ 13 đã đạt chất lƣợng cao từ ngã tƣ Bình Phƣớc
đến huyện Bến Cát. Tuy nhiên lƣu lƣợng trên tuyến quốc lộ 13 có xu hƣớng tăng dần
và có thể xảy ra ách tắc trong tƣơng lai. Hệ thống đƣờng tỉnh quản lý đã đƣợc nâng
cấp, mở rộng , làm mới và kết nối các khu, cụm công nghiệp đến các điểm nhà ga, bến
cảng, mạng lƣới giao thông quốc gia đã giúp cho giải tỏa áp lực và lƣu thông, thúc đẩy
sản xuất và đời sống phát triển.
SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

7


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

+ Đƣờng thủy:Lƣu thông đƣờng thủy qua 2 con sông chính là sông Sài Gòn và
sông Đồng Nai. Các sông này đủ rộng và đủ sâu để thực hiện giao thông đƣờng thủy,
giúp giảm bớt giao thông vận tải cho đƣờng bộ. Riêng trên sông Sài Gòn, do còn hạn
chế bởi tĩnh không của cầu Bình Lợi, cầu sắt Lái thiêu nên không đáp ứng đƣợc cho
ghe tàu có tải trọng trên 100 tấn lƣu thông.

 Hệ thống cảng hiện có:Cảng Bình Dƣơng - (sông Đồng Nai): thuộc Ấp Ngãi
Thắng, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng. Có thể tiếp nhận tàu biển trong
nƣớc và nƣớc ngoài có trọng tải dƣới 5000T.Cảng Thạnh Phƣớc - (sông Đồng Nai):
thuộc xã Thạnh Phƣớc, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng, có khả năng tiếp nhận tàu
và xà lan từ 1.000 tấn đến 2.000 tấn.
 Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện toàn tỉnh có 34 bƣu cục, 49 điểm bƣu điện văn
hóa xã, 660 đại lý, 100% xã, phƣờng và các khu công nghiệp có điểm phục vụ bƣu
chính viễn thông với bán kính bình quân 0,91km/điểm phục vụ. Trên địa bàn tỉnh các
doanh nghiệp viễn thông lớn cũng đều tham gia cung cấp hạ tầng và dịch vụ viễn
thông nhƣ: Viễn thông Bình Dƣơng, FPT, Viettel, EVN Telecom, VNTT, VTI,
Vinaphone, Vietnamobile….
 Kết cấu hạ tầng điện, nƣớc:
+ Cấp nƣớc: Mạng lƣới cấp nƣớc trong tỉnh đã và đang đƣợc đầu tƣ mạnh, các
nhà máy cấp nƣớc hiện nay gồm: nhà máy cấp nƣớc tại thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ
An, Mỹ Phƣớc, Lái Thiêu, An Thạnh, Uyên Hƣng, Dầu Tiếng, Phƣớc Vĩnh. Hiện nay,
tỷ lệ hộ dân sử dụng nƣớc từ các công trình cấp nƣớc tập trung là 99% (ở thành thị) và
95% (ở nông thôn).
+ Thoát nƣớc: Việc thoát nƣớc tại các KCN đã thực hiện tƣơng đối tốt, trong 26
KCN đã đi vào hoạt động thì có 25/26 KCN đã xây dựng tách riêng hệ thống thoát
nƣớc mƣa và nƣớc thải và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nƣớc thải. Riêng các
cụm công nghiệp chỉ có các CCN mới đi vào hoạt động có xây dựng hệ thống xử lý
nƣớc thải (CCN Thành phố đẹp, CCN Tân Mỹ), đối với 03 CCN cũ (An Thạnh, Bình
Chuẩn và Tân Đông Hiệp) chƣa có xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải. Tuy nhiên thoát
nƣớc ngoài khu công nghiệp chƣa theo kịp với sự phát triển của các KCN nên gây ra
nhiều bức xúc cho ngƣời dân đặc biệt là khu vực An Tây, Bến Cát.
Việc thoát nƣớc đô thị đối với các dự án đô thị, khu dân cƣ và khu nhà ở mới
đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, tuy nhiên đối với các khu đô thị cũ hệ thống thoát nƣớc
thải chƣa đƣợc xây dựng. Nƣớc thải trong các khu vực này chủ yếu là tự ngấm hoặc
thoát ra cống thoát nƣớc mƣa. Trong các khu đô thị cũ hiện nay chỉ riêng khu vực phía
Nam thành phố Thủ Dầu Một là có xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải với công suất

17.650 m3/ngày.
SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

8


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

Với tốc độ đô thị hóa cao, việc quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nƣớc
không theo kịp tốc độ phát triển, vì vậy hiện nay trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu xuất hiện
các điểm ngập khi trời mƣa hoặc triều cƣờng tại các vùng có tốc độ phát triển
cao.Theo thống kê của Sở Xây dựng, hiện nay có 65 vị trí ngập trong đó chủ yếu tại
các khu vực có tốc độ phát triển cao (Thuận An 18 vị trí, Thủ Dầu Một 7 vị trí, Dĩ An
19 vị trí, Bến Cát 13 vị trí, Phú Giáo 4 vị trí và Tân Uyên 4 vị trí).
+ Hệ thống cấp điện: Trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng hiện có các nguồn cung cấp
điện chính: Thủy điện Thác Mơ, Trị An, Cần Đơn, Sok PhuMiêng có tổng công suất
678,6MW và Nhiệt điện Thủ Đức có tổng công suất 293MW. Các nguồn điện của
Bình Dƣơng cung cấp đủ nhu cầu phụ tải cho tỉnh.
Hiện nay, hệ thống lƣới điện của tỉnh đang tồn tại đồng thời các cấp điện áp:
220KV, 110KV, 35kV, 22kV, 500KV. Hầu hết các tuyến trực trung thế đã liên kết
mạch vòng, độ an toàn cung cấp điện cao.
e) Tình hình phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội:
 Giáo dục, đào tạo: Giáo dục và đào tạo không ngừng đƣợc củng cố và nâng chất
lƣợng, đội ngũ giáo viên từng bƣớc đƣợc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đƣợc quan tâm đầu tƣ. Hiện trên
địa bàn tỉnh có 102 trƣờng lớp mẫu giáo, 135 trƣờng tiểu học, 65 trƣờng trung học cơ
sở và 21 trƣờng trung học phổ thông, tuy nhiên về cơ sở vật chất của tỉnh vẫn chƣa đáp
ứng đƣợc số lƣợng học sinh gia tăng hiện nay. Về đào tạo hiện tỉnh có 6 trƣờng đại

học, 5 trƣờng cao đẳng nghề, 16 trƣờng trung cấp nghề, 15 trung tâm dạy nghề và 5 cơ
sở đào tạo nghề khác. Số lƣợng ngƣời đào tạo hàng năm khoảng 14.000 - 15.000
ngƣời. Tuy nhiên các trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về đào tạo cả về số lƣợng và
chất lƣợng, đặc biệt thiếu lực lƣợng lao động có đào tạo cho các KCN.
 Văn hóa, nghệ thuật: Toàn tỉnh có 2 trung tâm văn hóa cấp tỉnh, 07 trung tâm
văn hóa huyện, thị và thành phố, 01 đơn vị nghệ thuật và 5 đơn vị chiếu phim. Toàn
tỉnh có 8 thƣ viện, 42 di tích lịch sử đƣợc xếp hạng, 14 di tích lịch sử cách mạng, 15 di
tích lịch sử văn hóa,…Các hoạt động văn hóa đã phục vụ tốt các sự kiện chính trị của
địa phƣơng, với nhiều hoạt động phong phú, tạo không khí vui tƣơi của ngày lễ, hội và
thu hút sự quan tâm của xã hội. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa tiếp tục phát triển khá toàn diện, số lƣợng hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn
hoá đƣợc nâng lên.
 Mạng lƣới y tế: Nguồn nhân lực Ngành Y tế Bình Dƣơng luôn đƣợc đẩy mạnh
về nghiệp vụ cũng nhƣ trình độ chuyên môn. Tỷ lệ giƣờng bệnh đạt 23 giƣờng
bệnh/10.000 dân. Công suất sử dụng giƣờng bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh đạt 98,71%,
tuyến huyện đạt 90,78%. Toàn tỉnh có 2.416 cơ sở hành nghề y dƣợc tƣ nhân, trong
SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

9


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

đó: 5 bệnh viện, 42 Phòng khám đa khoa, 11 Nhà hộ sinh, 345 Phòng khám chuyên
khoa, 101 Phòng chẩn trị y học cổ truyền, 85 nhà thuốc, 1.637 đại lý thuốc, 12 doanh
nghiệp kinh doanh thuốc, 10 cơ sở kinh doanh thuốc phiến, 164 cơ sở hành nghề khác.
Song song với triển khai chủ trƣơng của UBND tỉnh về xây dựng Bệnh viện Đa khoa
tỉnh 1.500 giƣờng, Bệnh viện chuyên khoa Nhi 400 giƣờng, Bệnh viện Lao – phổi 150

giƣờng, Bệnh viện Tâm thần 150 giƣờng, Bệnh viện Ung bƣớu 200 giƣờng; khởi công
xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Miền đông, Trƣờng Cao đẳng Y dƣợc Bình
Dƣơng; 100% Trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn có bác sĩ, nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi và nhân
viên y tế khu phố, ấp….
1.1.3. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chon dự án với đặc điểm kinh tế xã hội của dự án (nguồn: www.binhduong.gov.vn)
Căn cứ theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng đến
năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025”, dự án này phù hợp với quan điểm phát
triển y tế đƣợc trình bày trong quy hoạch là “Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển
y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân
dân, giảm dần tỉ lệ hộ nghèo, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp
ứng nhu cầu của xã hội”.
Xây dựng bệnh viện, trƣờng học luôn là điều cần thiết nhằm thiết thực chăm lo
giáo dục, sức khỏe cho ngƣời dân. Thế nên, chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng BVĐK 1.500
giƣờng là hết sức đúng đắn và thật sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
ngƣời dân cũng nhƣ chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng cao dần lên. Xây dựng
bệnh viện quy mô lớn mới theo kịp đà tăng tƣởng về kinh tế cũng nhƣ dân số hiện nay
và tƣơng lai. BVĐK 1.500 giƣờng có hệ thống hạ tầng dịch vụ hoàn chỉnh, hiện đại,
chất lƣợng cao theo hƣớng ƣu tiên phát triển các dịch vụ khám, chẩn đoán và thực hiện
các nghiệp vụ chữa trị chuyên sâu với công nghệ cao, tạo tiền đề cho phát triển nghiên
cứu ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân; đồng thời đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của
nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận.
Song song với xây dựng BVĐK 1.500 giƣờng là việc đầu tƣ trang thiết bị y tế
hiện đại, đầy đủ hơn ở các phòng, khoa để đáp ứng cho việc khám, chữa bệnh. Cơ sở,
trang thiết bị đƣợc cải thiện cộng thêm việc thu hút nhân lực sẽ góp phần giảm tải, đáp
ứng tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân. Do vậy, địa điểm lựa chọn dự án
phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và tỉnh
Bình Dƣơng nói chung.

SVTH: Phan Trung Hậu

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

10


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

1.2. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH
DƢƠNG VỚI QUY MÔ 1500 GIƢỜNG BỆNH (nguồn: www.baobinhduong.vn)
Việc khởi công xây dựng BVĐK 1.500 giƣờng là sự cố gắng của tỉnh Bình
Dƣơng nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng khám, chữa bệnh trong thời gian tới.

Hình 1.1: Mô hình bệnh viện đa khoa Bình Dƣơng 1500 giƣờng
BVĐK tỉnh hiện tại đang hoạt động với quy mô 1.200 giƣờng. Cơ sở vật chất của
bệnh viện khá cũ, xuống cấp và luôn trong tình trạng quá tải do đƣợc đầu tƣ từ những
năm 80 của thế kỷ trƣớc. Khả năng mở rộng quy mô của BVĐK tỉnh hiện nay cũng
không còn để đáp ứng cho việc nâng cấp thành BVĐK hạng I trong tƣơng lai. Chính vì
vậy, UBND tỉnh Bình Dƣơng đã có chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng BVĐK 1.500 giƣờng.
Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng (BQLDA ĐTXD) tỉnh làm chủ đầu
tƣ, Công ty TNHH CPG Việt Nam thiết kế.
Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh Bình Dƣơng hiện nay hơn 1,7 triệu ngƣời, bao
gồm cả dân nhập cƣ. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 7,3%. Toàn tỉnh hiện có
28 khu, cụm công nghiệp tập trung, với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc
đang hoạt động. Ngoài việc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu
cầu về tăng trƣởng kinh tế, thu hút đầu tƣ, tỉnh cũng rất quan tâm đến các lĩnh vực văn
hóa, xã hội để nâng cao chất lƣợng đời sống của nhân dân, nhất là trên lĩnh vực y tế.
Hiện nay, toàn tỉnh có 3 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế tuyến huyện với 17
phòng khám đa khoa khu vực và 91 trạm y tế tuyến xã, 2 bệnh viện ngành. Ngoài ra,
hệ thống y tế ngoài công lập có 10 bệnh viện, 34 phòng khám đa khoa, 328 phòng

khám chuyên khoa, 6 phòng xét nghiệm, 7 phòng chẩn đoán hình ảnh, 68 phòng chẩn
trị y học cổ truyền và 64 cơ sở dịch vụ y tế. Trên thực tế, tình trạng quá tải tại bệnh
viện các tuyến luôn xảy ra, đặc biệt là bệnh viện tuyến tỉnh, công suất sử dụng giƣờng

SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

11


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

bệnh luôn đạt 100%. Cùng với đà tăng trƣởng về kinh tế thì việc gia tăng dân số trên
địa bàn tỉnh trong những năm gần đây và thời gian tới sẽ rất lớn. Do đó, việc đầu tƣ
xây dựng một bệnh viện có quy mô lớn nhƣ BVĐK 1.500 giƣờng là hết sức cần thiết.
Theo lãnh đạo BQLDA ĐTXD tỉnh, BVĐK 1.500 giƣờng sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng
theo hƣớng đa khoa đầy đủ, dịch vụ hoàn chỉnh, hiện đại, chuyên sâu, chất lƣợng cao.
Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là bệnh viện hạng I theo quy chuẩn Việt Nam QCVN
03:2012/BXD, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Điều đó
cho thấy, chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng BVĐK 1.500 giƣờng là hết sức đúng đắn và
thực sự cần thiết. Đây là một trong những công trình có ý nghĩa quan trọng của tỉnh
trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh cũng nhƣ
những khu vực lân cận.
Công trình BVĐK 1.500 giƣờng đƣợc khởi công xây dựng trong khu quy hoạch
các bệnh viện, bao gồm: BVĐK 1.500 giƣờng và các bệnh viện chuyên khoa: Lao và
bệnh phổi, bệnh viện tâm thần, bệnh viện điều dƣỡng - phục hồi chức năng. BVĐK
1.500 giƣờng nằm trên đƣờng chính nối đại lộ Bình Dƣơng và đƣờng Mỹ Phƣớc - Tân
Vạn thuộc phƣờng Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một. Theo thiết kế, công trình cao 19 tầng
bao gồm: 1 tầng hầm, 1 khối đế 5 tầng và 2 khối tháp cao 13 tầng. Tổng diện tích sàn

xây dựng là 167.705m2, trong đó diện tích đất xây dựng bệnh viện là 129.300m2.
Công trình đƣợc xây dựng với đầy đủ các khoa phòng của một BVĐK hạng I. Tổng
vốn đầu tƣ xây dựng hơn 2.318 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách và xổ số kiến thiết
tỉnh.
Dự kiến, năm 2018 công trình sẽ hoàn thành đƣa vào sử dụng. Với quy mô về cơ
sở hạ tầng, cùng các dịch vụ khám, chẩn đoán và thực hiện các nghiệp vụ chữa trị
chuyên sâu công nghệ cao, công trình khi đƣa vào sử dụng sẽ giải quyết đƣợc tình
trạng quá tải của BVĐK tỉnh hiện nay. Công trình BVĐK 1.500 giƣờng đƣợc xây
dựng không những đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân
dân, mà còn góp phần tạo diện mạo mới, hiện đại cho đô thị Thủ Dầu Một, cũng nhƣ
xây dựng Bình Dƣơng trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng vào năm 2020.
Sau khi xây dựng xong BVĐK 1.500 giƣờng thì BVĐK tỉnh sẽ chuyển về tiếp
quản cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phục vụ công tác chăm lo sức khỏe ngƣời dân.
Thế nên, việc nhân sự sẽ đƣợc tính dần từ nay cho đến khi bệnh viện bàn giao, đi vào
hoạt động. BVĐK tỉnh (BV 512 giƣờng) hiện tại đã là 1.200 giƣờng nhƣng công suất
giƣờng bệnh thực tế luôn tăng hơn, khoảng 1.300 giƣờng. Bình quân mỗi năm sẽ tăng
thêm 100 giƣờng bệnh để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày một tăng. Nhƣ thế,
đến năm 2017 sẽ tăng lên 1.400 giƣờng và 2018 sẽ đáp ứng công suất 1.500 giƣờng.
Tất nhiên là phải cố gắng rất nhiều trong đó có vấn đề nhân sự mới bảo đảm đủ về con
ngƣời để làm việc.
SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

12


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

Từ nay đến năm 2018, ngành y tế sẽ tăng cƣờng nhân lực từ các nguồn đào tạo

tại chỗ, đào tạo theo địa chỉ, chính sách thu hút nhân tài ngoài tỉnh để đủ nhân lực khi
bệnh viện đi vào hoạt động. UBND tỉnh rất quan tâm, hỗ trợ trong việc đào tạo nhân
lực tại trƣờng Cao đẳng Y tế của tỉnh, gửi đào tạo theo địa chỉ tại Đại học Y dƣợc Cần
Thơ, đào tạo ở nƣớc ngoài, phối hợp với các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y
dƣợc TP.HCM để đào tạo về chuyên khoa cho bác sĩ… Bên cạnh đó, Sở Y tế, Sở Nội
Vụ, Sở Tài chính cũng sẽ phối hợp để tham mƣu cho UBND tỉnh về việc thu hút nhân
lực, bổ sung các chế độ phụ cấp hợp lý hơn nhƣ hỗ trợ một lần, bố trí nhà ở công vụ,
bảo đảm mức lƣơng, phụ cấp ngành để thu hút bác sĩ về Bình Dƣơng công tác lâu dài.
Đây là công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên tỉnh sẽ rất chú trọng và
quan tâm đúng mức để công trình đƣợc xây dựng đúng tiến độ, kịp đƣa vào sử dụng
phục vụ nhân dân.
1.3. NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ VÀ ĐIỂM XẢ NƢỚC THẢI
Hệ thống XLNT phải đƣợc bố trí phù hợp với quy hoạch phát triển của các cơ sở y tế
và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu của công trình đối với khu dân cƣ xung quanh.
Bảng 1.1: Khoảng cách tối thiểu của công trình xử lý nƣớc thải bệnh viện đối với
khu d n cƣ xung quanh

STT

Loại công trình

Khoảng cách ATVSMT tối thiểu (m)
ứng với công suất (m3/ngày)
< 200 (m3/ngày)

200 – 5000
(m3/ngày)

15


20

1

Trạm bơm nƣớc thải

2

Trạm xử lý nƣớc thải:

a

Xử lý cơ học, có sân phơi bùn

100

200

b

Xử lý sinh học không có sân phơi bùn,
có máy làm khô bùn, có thiết bị để xử
lý mùi hôi, xây dựng kín

10

15

c


Xử lý sinh học nhân tạo, có sân phơi
bùn

100

150

d

Bãi lọc ngầm trồng cây

100

150

e

Khu đất tƣới cây xanh, nông nghiệp

50

200

f

Hồ sinh học

50

200


g

Mƣơng oxy hóa

50

150
Nguồn: QCVN 01:2008/BXD

SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

13


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

Trong khoảng cách vệ sinh môi trƣờng phải trồng cây xanh với chiều rộng ≥ 10m.
Đối với loại trạm bơm nƣớc thải sử dụng máy bơm thải chìm đặt trong giếng ga kín thì
không cần khoảng cách an toàn vệ sinh môi trƣờng, nhƣng phải có ống thông hơi xả
mùi hôi (xả ở cao độ ≥ 3m). Khi không đủ diện tích để đảm bảo khoảng cách tối thiểu
trên thì phải có các giải pháp công nghệ phù hợp hoặc xây dựng, lắp đặt hợp khối các
công trình và thiết bị xử lý nƣớc thải và phải đƣợc cơ quan quản lý môi trƣờng địa
phƣơng chấp thuận.
Nƣớc thải của cơ sở y tế dẫn ra bên ngoài bằng cống kín, vật liệu không thấm
nƣớc. Để điều kiện pha loãng với nguồn tiếp nhận đƣợc tốt, nƣớc thải phải xả ngập và
có áp lực.
(nguồn: trang 9 – [4])


SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

14


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÁC
PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh nƣớc thải bệnh viện
Thông thƣờng chất thải phát sinh từ bệnh viện tồn tại ở 3 thể rắn – lỏng – khí
tƣơng ứng với 3 dạng chất thải: chất thải rắn, nƣớc thải và khí thải với mức độ độc hại
khác nhau. Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm gồm các tế bào, các mô bị cắt bỏ trong
quá trình phẫu thuật, tiểu phẫu; các găng tay, bông gạc có dính dịch và máu; nƣớc lau
rửa từ các phòng điều trị, phòng mổ, khoa lây; khí thoát ra từ các kho chứa hóa nhất là
kho chứa radium…Sau đó là đến các chất thải từ các dụng cụ y tế nhƣ kim tiêm, ống
thuốc, dao mổ, lọ xét nghiệm, túi oxy…Chất thải hoá chất độc hại nhƣ dung môi hữu
cơ, huyết thanh quá hạn, hoá chất xét nghiệm... cuối cùng mới tới nƣớc thải y tế và
nƣớc thải sinh hoạt. Sự nguy hiểm của chất thải bệnh viện: qua một xét nghiệm khoa
học cho thấy, mỗi một gram bệnh phẩm nhƣ: mủ, đờm… nếu không đƣợc xử lý thì sẽ
truyền khoảng 11 tỷ vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm ra môi trƣờng bên ngoài.
Nƣớc thải bệnh viện là một dạng nƣớc thải sinh hoạt và chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng số lƣợng nƣớc thải sinh hoạt của khu dân cƣ. Tuy nhiên, nƣớc thải bệnh
viện cực kỳ nguy hiểm về phƣơng diện vệ sinh dịch tễ, bởi vì bệnh viện là nơi tập
trung cao những ngƣời mắc bệnh điều trị ở các khoa bệnh khác nhau, đặc biệt là các
khoa điều trị về các bệnh truyền nhiễm.

Đặc tính của nƣớc thải bệnh viện là ngoài những yếu tố gây ô nhiễm thông
thƣờng nhƣ chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn..., thì còn có những yếu tố
gây ô nhiễm khác có tính đặc thù nhƣ: các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các
dung môi hóa học, dƣ lƣợng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ đƣợc sử dụng
trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh tại các khoa chức năng. Ngoài ra, nƣớc
thải bệnh viện còn chứa các tác nhân gây bệnh khác nhƣ: vi khuẩn, động vật nguyên
sinh gây bệnh, trứng giun sán, virus,...
Các nguồn phát sinh nƣớc thải trong bệnh viện:
 Nƣớc thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh tại các khoa chức
năng.
 Nƣớc thải phát sinh từ mục đích sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, khách
thăm, bác sỹ và cán bộ - công nhân viên trong bệnh viện.
 Nƣớc thải phát sinh từ quá trình vệ sinh, lau chùi, làm sạch các phòng lƣu trú
cho bệnh nhân, phòng làm việc và các phòng chức năng phục vụ cho công tác
khám và điều trị bệnh.
SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh

15


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương với quy mô 1500 giường bệnh

 Nƣớc thải phát sinh từ quá trình giặt giũ y phục, chăn mền, ga giƣờng, khăn
lau...
 Nƣớc thải phát sinh từ các khâu pha chế thuốc.
 Nƣớc thải phát sinh từ quá trình chế thức ăn tại căn tin của bệnh viện.
 Nƣớc mƣa chảy tràn.
Trong quá trình hoạt động của bệnh viện thì hầu hết các khâu đều sử dụng nƣớc

và tất nhiên sẽ phát sinh ra nƣớc thải. Do đặc điểm của từng bộ phận, từng khoa chức
năng sử dụng nƣớc khác nhau nên tính chất nƣớc thải sinh ra cũng không giống nhau.
Tuy nhiên sự khác biệt này cũng không quá lớn; do đó, để đơn giản hơn trong quá
trình thu gom nƣớc thải và thuận tiện cho quá trình tính toán thiết kế HTXLNT, thông
thƣờng ngƣời ta xem tính chất của nƣớc thải sinh ra từ các khâu trong bệnh viện là nhƣ
nhau. Nƣớc thải sinh ra từ các khâu trong bệnh viện đƣợc thu gom bằng một hệ thống
cống chung và sau đó đƣợc đƣa đến HTXLNT của bệnh viện.
2.1.2. Thành phần, thông số ô nhiễm chính trong nƣớc thải bệnh viện
(nguồn: trang 2 – [4] )
 Các chất rắn trong nƣớc thải bệnh viện (TS, TSS và TDS)
Thành phần vật lý cơ bản trong nƣớc thải y tế gồm có: tổng chất rắn (TS) ; tổng
chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hòa tan (TDS). Chất rắn hòa tan có kích thƣớc
hạt 10-8 - 10-6 mm, không lắng đƣợc. Chất rắn lơ lửng có kích thƣớc hạt từ 10-3-1mm và
lắng đƣợc. Ngoài ra trong nƣớc thải còn có hạt keo (kích thƣớc hạt từ 10-5 - 10-4 mm)
khó lắng.
Theo báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Xây dựng “Xây dựng TCVN: Trạm
xử lý nƣớc thải bệnh viện - Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và quản lý vận hành”. Hà
Nội, 2008, trong nƣớc thải bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác, hàm lƣợng cặn lơ lửng
dao động từ 75 mg/L đến 250 mg/L. Hàm lƣợng của các chất rắn lơ lửng trong nƣớc
thải phụ thuộc vào sự hoạt động của các bể tự hoại trong cơ sở y tế.
 Các chỉ tiêu hữu cơ của nƣớc thải bệnh viện (BOD5, COD)
Các chỉ tiêu hữu cơ của nƣớc thải y tế gồm có: nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và
nhu cầu oxy hóa học (COD).
 BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinh
học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ.
BOD5 thƣờng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp phân hủy sinh học trong thời
gian 5 ngày nên đƣợc gọi là chỉ số BOD5.

SVTH: Phan Trung Hậu
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trinh


16


×