Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá thích nghi cây cao su trên địa bàn huyện dầu tiếng, tỉnh bình dương ứng dụng cây quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 84 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nation

LE

Land evaluation - Đánh giá đất đai

LQ

Land Quality - Chất lượng đất đai

LUT

Land use type - Loại hình sử dụng đất đai

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai

AHP

Analytic Hierarchy Process – Quá trình phân tích thứ bậc

S1

Thích nghi cao

S2


Thích nghi trung bình

S3

Kém thích nghi

N

Không thích nghi

Co

Composition - Thành phần cơ giới

De

Deep - Tầng dày

Sl

Slope - Độ dốc

So

Soil - Loại đất

TPCG

Thành phần cơ giới



DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả dự báo việc đi chơi tennis ..................................................... 17
Bảng 2.1. Diện tích các đơn vị hành chính huyện Dầu Tiếng ............................ 34
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Dầu Tiếng năm 2014 .......................... 37
Bảng 3.1. Bảng phân loại các loại đất huyện Dầu Tiếng .................................... 48
Bảng 3.2. Bảng phân loại độ dốc huyện Dầu Tiếng ........................................... 48
Bảng 3.3. Bảng phân loại tầng dày huyện Dầu Tiếng ........................................ 49
Bảng 3.4. Bảng phân loại thành phần cơ giới huyện Dầu Tiếng ........................ 50
Bảng 3.5. Bảng phân loại khả năng tưới huyện Dầu Tiếng ................................ 50
Bảng 3.6. Bảng mô tả các đơn vị đất đai ............................................................ 51
Bảng 3.7. Bảng kết quả thống kê số liệu của cây cao su từ cây quyết định ....... 58
Bảng 3.8. Kết hợp tổ hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cao su ........ 62
Bảng 3.9. Bảng điểm theo năng suất trung bình của cây cao su theo các tổ hợp
yếu tố ................................................................................................................... 62
Bảng 3.10. Phân cấp chỉ số thích nghi theo khuyến cáo của FAO ..................... 63
Bảng 3.11. Kết quả thích nghi đất đai đối với cây cao su ................................... 63
Bảng 3.12. Tổng hợp mức độ của cây cao su từ mô hình cây quyết định .......... 64
Bảng 3.13. Bảng so sánh kết quả đánh giá bằng phương pháp AHP và phương
pháp phân tích định lượng của cây quyết định ................................................... 67
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả so sánh của 2 phương pháp ................................. 68


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ quá trình khai phá dữ liệu ......................................................... 15
Hình 1.2. Sơ đồ cây quyết định phân tích việc đi chơi tennis............................. 17
Hình 1.3. Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai ứng dụng cây quyết định . 20
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương .................... 27
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Dầu Tiếng năm 2014 ............... 41
Hình 2.3. Bản đồ thích nghi cây cao su huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương theo

phương pháp phân cấp thứ bậc AHP................................................................... 46
Hình 3.1. Biểu đồ phân chia cấp thích nghi của cây cao su theo mô hình cây
quyết định ............................................................................................................ 65
Hình 3.2. Bản đồ thích nghi cây cao su tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
ứng dụng mô hình cây quyết định ....................................................................... 66


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn .............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ....................................................................................3
6. Bố cục của luận văn .....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ........4
1.1. Cơ sở lý luận trong đánh giá đất đai .........................................................................4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đánh giá đất đai trong công tác quản lý đất đai ............4
1.1.1.1. Đất đai, đặc điểm và vai trò của đất đai ............................................................. 4
1.1.1.2. Một số khái niệm về đánh giá đất đai .................................................................5
1.1.1.3. Vai trò của đánh giá đất đai đối với công tác quản lý đất đai ............................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất đai trên thế giới và Việt Nam ........................7
1.1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................................7
1.1.2.2. Đánh giá đất ở Việt Nam ....................................................................................9
1.1.3. Khái quát phương pháp đánh giá đất của FAO ...................................................11
1.1.3.1. Mục đích đánh giá đất đai ................................................................................11
1.1.3.2. Nguyên tắc trong đánh giá đất đai ....................................................................12
1.1.3.3. Quy trình đánh giá đất đai của FAO .................................................................12
1.1.3.4. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi của FAO ............................................13
1.1.3.5. Phương pháp xác định loại khả năng thích nghi đất đai...................................13

1.1.4. Tổng quan về mô hình cây quyết định và phầm mềm DTREG ..........................14
1.1.4.1. Mô hình cây quyết định ....................................................................................14
1.1.4.2. Quy trình thực hiện đánh giá đất đai ứng dụng mô hình cây quyết định .........19
1.1.4.3. Phần mềm DTREG ........................................................................................... 21
1.2. Cơ sở pháp lý đánh giá đất đai ...............................................................................21
Tiểu kết chương 1 .........................................................................................................25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG........................................26
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Dầu Tiếng ......................26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ......................................................26
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 26
2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................29


2.1.1.3. Thực trạng môi trường......................................................................................31
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ...................................................................31
2.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương 34
2.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Dầu Tiếng ........................................................34
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Dầu Tiếng ............................................................ 37
2.2.3. Thực trạng điều tra, đánh giá đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương và huyện Dầu
Tiếng .............................................................................................................................. 42
2.2.3.1. Thực trạng điều tra, đánh giá đất đai tỉnh Bình Dương ....................................42
2.2.3.2. Thực trạng điều tra, đánh giá đất huyện Dầu Tiếng .........................................43
Tiểu kết chương 2 .........................................................................................................47
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH
ĐỊNH LƯỢNG CÂY QUYẾT ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG..................................................................................................48
3.1. Mô tả đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Dầu Tiếng ...............................................48
3.2. Lựa chọn loại hình sử dụng đất trong nghiên cứu ..................................................52
3.2.1. Yêu cầu sinh thái của cây cao su .........................................................................52

3.2.2. Yêu cầu trồng trọt và chăm sóc cây cao su .........................................................54
3.2.2.1. Kỹ thuật trồng cây cao su .................................................................................54
3.2.2.2. Yêu cầu chăm sóc vườn cây cao su cơ bản ......................................................55
3.3. Lựa chọn tiêu chí đánh giá cây cao su ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ......55
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cao su theo mô hình cây quyết
định ................................................................................................................................ 57
3.4.1. Xây dựng mô hình cây quyết định ......................................................................57
3.4.2. Phân tích mô hình cây quyết định .......................................................................59
3.4.3. Kết quả phân tích từ mô hình ..............................................................................61
3.5. So sánh kết quả đánh giá đất đai bằng phương pháp phân tích định lượng cây
quyết định và kết quả đánh giá đất đai bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP......67
Tiểu kết chương 3 .........................................................................................................69
KẾT LUẬN ..................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là sản vật mà tự nhiên ban tặng cho
con người. Vì lẽ đó mà sự tồn tại và phát triển của loài người luôn gắn liền với
đất đai. Chính vì vậy, trước tầm quan trọng không thể thay thế được của đất đai
thì việc việc đánh giá đất đai hết sức cần thiết.
Các yếu tố về đất đai, cây trồng trong nông nghiệp dần dần bị biến đổi
theo các chiều hướng khác nhau. Vấn đề đặt ra là đòi hỏi cần phải biết được khả
năng thích nghi của các loại cây trồng trên đất đai để đảm bảo phát triển một nền
nông nghiệp bền vững và lâu dài, theo kịp với sự phát triển của thời đại. Vì vậy,
việc đánh giá đất đai sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về tính chất tự nhiên của
đất, xác định được tiềm năng mà đất đai mang lại, đồng thời phát hiện những
nguyên nhân làm cho năng suất cây trồng thấp kém để đề ra những biện pháp

khắc phục, từ đó góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế xã hội của con người.
Đây cũng là căn cứ khoa học quan trọng nhất cho việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, đặc biệt là quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp tại địa phương.
Hiện nay đánh giá đất đai cho quản lý bền vững theo FAO được áp dụng
rất nhiều trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, theo quy
định của pháp luật đất đai hiện hành đánh giá đất đai có nhiệm vụ cung cấp căn
cứ khoa học hỗ trợ cho việc lập quy hoạch sử dụng đất đai. Mức độ chính xác
của việc đánh giá phân hạng thích nghi đất đai không chỉ phụ thuộc vào việc xác
định số lượng thích nghi và loại yếu tố đặc điểm đất đai, mà còn phụ thuộc vào
việc định lượng mối quan hệ giữa các yếu tố đặc điểm này với năng suất cây
trồng. Việc định lượng này không mang tính chủ quan, áp đặt của con người mà
dựa vào những giá trị điều tra thực tế được lượng hóa thành.
Để giải quyết vấn đề lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố đặc điểm đất
đai với năng suất cây trồng các ứng dụng kỹ thuật và công cụ khai phá dữ liệu
hiện nay mang lại kết quả tốt và được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt kỹ thuật cây
quyết định (Decision Tree) là một công cụ mạnh và hiệu quả trong việc phân lớp
và dự báo. Các giá trị của đối tượng dữ liệu chưa biết sẽ được dự đoán, dự báo.
Cây quyết định có thể xử lý cả hai loại biến liên tục và rời rạc. Tri thức được rút
ra trong kỹ thuật này thường được thể hiện ở dạng tường minh, đơn giản, trực
quan và dễ hiểu đối với người sử dụng. Và chương trình DTREG là một trong
những phần mềm mang lại hiệu quả cao trong việc phân tích tập dữ liệu và tạo
ra cây quyết định.
Phương pháp phân tích định lượng theo mô hình cây quyết định tỏ ra phù
hợp với thực thế vì dựa vào các biến điều tra và khắc phục được những hạn chế
của FAO trong việc định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm đất
đai. Trước các lý do trên, đề tài “Đánh giá thích nghi cây cao su trên địa bàn
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ứng dụng cây quyết định” được thực
hiện. Thông qua việc lượng hóa sẽ giúp cho các nhà quản lý xác định được tầm
1



quan trọng của các yếu tố đặc điểm đất đai đối với năng suất cây trồng và giúp
hoàn thiện hơn phương pháp đánh giá đất đai truyền thống.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
• Mục tiêu
- Đánh giá khả năng ứng dụng cây quyết định để khai phá dữ liệu phục vụ
cho đánh giá đất đai nhằm xác định các yếu tố đặc điểm đất đai ảnh hưởng đến
tiềm năng sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp.
- Xác định được yếu tố đặc điểm đất đai ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng thông qua việc lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố đặc điểm đó.
 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá đất đai, khái quát về cây quyết
định, phần mềm DTREG.
- Điều tra thu thập thông tin số liệu về các yếu tố đặc điểm đất đai, năng
suất cây trồng theo mẫu điều tra đã soạn.
- Phân tích, xác định phân cấp thích nghi đất đai bằng mô hình cây quyết
định.
- Ứng dụng kỹ thuật cây quyết định để đánh giá đất đai tại địa bàn huyện
Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- So sánh đối chứng kết quả nghiên cứu với kết quả đánh giá đất đai bằng
phương pháp FAO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Các tính chất tự nhiên của đất đai, các yếu tố đặc điểm đất đai ảnh hưởng
đến tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp, các mối quan hệ giữa các yếu tố đặc
điểm đất đai với năng suất cây trồng.
• Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi thời gian: số liệu thu thập và phân tích trong giai đoạn 2011 2017.

- Phạm vi nội dung: đánh giá thích nghi cây cao su ở huyện Dầu Tiếng,
tỉnh Bình Dương ứng dụng cây quyết định.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra chọn mẫu: sử dụng phương pháp điều tra nhanh
nông thôn, phỏng vấn trực tiếp chủ hộ đang thực hiện mô hình canh tác theo
bảng câu hỏi soạn sẵn về các đặc điểm môi trường tự nhiên (thổ nhưỡng, khí
hậu,…), quy mô canh tác, năng suất, sản lượng đối với loại cây trồng.

2


- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các bản đồ đơn tính về loại đất,
độ dốc, độ dày tầng đất, khả năng tưới, các tài liệu về thổ nhưỡng, địa hình, địa
mạo, khí hậu, hiện trạng sử dụng đất,… có liên quan đến đánh giá đất đai.
- Phương pháp GIS: dựa vào phần mềm Mapinfo để thể hiện bản đồ nhằm
xác định vị trí điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ thích nghi.
- Phương pháp kế thừa và tổng hợp: Kế thừa và tổng hợp các lý thuyết
đánh giá đất đai của FAO, lý thuyết khai phá dữ liệu trong đánh giá đất đai.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng.
- Ứng dụng kỹ thuật: sử dụng chương trình DTREG để thực hiện cây
quyết định.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Định lượng các yếu tố đặc điểm đất đai của cây cao su để nêu được sự ảnh
hưởng của các yếu tố này đến năng suất của cây, từ đó xây dựng bản đồ thích
nghi của cây cao su ở địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
6. Bố cục của luận văn
Đề tài nghiên cứu có tất cả 71 trang bắt đầu từ phần Mở đầu và kết thúc tại
phần Tài liệu tham khảo. Trong đó ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài bao
gồm 3 chương với nội dung như sau:

Chương 1 nêu lên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đánh giá đất đai.
Chương 2 khái quát về thực trạng sử dụng đất cũng như đánh giá đất đai
trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Chương 3 trình bày cụ thể phương pháp đánh giá đất đai trong việc ứng
dụng kỹ thuật phân tích định lượng cây quyết định trên địa bàn huyện Dầu
Tiếng, tỉnh Bình Dương.

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận trong đánh giá đất đai
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đánh giá đất đai trong công tác quản lý đất
đai
1.1.1.1. Đất đai, đặc điểm và vai trò của đất đai
• Khái niệm đất đai
Có rất nhiều khái niệm về đất đai. Hiện nay ở Việt Nam khái niệm đất và
đất đai còn chưa phân biệt rõ.
Trên thế giới có một vài định nghĩa về đất đai như sau:
“Đất đai là một tổng thể vật kể cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian
tự nhiên của thực thể vật chất đó”.
Theo đại từ điển kinh tế thị trường:
“Đất đai là một phần bề mặt tơi xốp của lớp vỏ trái đất chịu ảnh hưởng
của các yếu tố tự nhiên như địa hình; địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh văn. Đất
đai là một loại tài nguyên thiên nhiên, một tư liệu sản xuất, chỉ tất cả các lục địa
và mặt nước trên bề mặt trái đất. Đất đai nghĩa hẹp là các lục địa trên bề mặt
Trái đất.”
• Đặc điểm của đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì không giống như các tư liệu sản

xuất khác. Trong một quá trình sản xuất, đất đai vừa là công cụ lao động, vừa là
đối tượng của lao động.
Trong sản xuất nông nghiệp thông qua đất đai, chúng cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng do đó đất đai là công cụ lao động.
Trong quá trình canh tác ta phải cày bừa, xới đất nên đất đai là đối tượng
lao động.
Đất đai có hai thuộc tính: thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội.
Thuộc tính tự nhiên của đất đai bao gồm các đặc điểm không gian như
diện tích bề mặt, hình thể, vị trí cùng với các đặc điểm như địa chất, địa hình,
các tính chất lý hóa học của đất kết hợp các giá trị đầu tư vào đất đai.
Tính chất tự nhiên của đất đai làm cho đất đai trở thành một loại hàng hóa
đặc biệt. Vì các loại hàng hóa khác qua quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn và hủy
hoại nhưng đất đai thì sử dụng càng ngày càng tốt nếu đúng cách bởi vì độ phì.
Thứ hai đất đai luôn luôn có vị trí cố định trong không gian không di chuyển
được. Thứ ba, đất đai bị hạn chế về số lượng (tính khan hiếm).
Thuộc tính xã hội của đất đai chính là vị thế của đất đai. Vị thế của đất đai
được xác định thông qua số lượng, chất lượng và cường độ của các mối quan hệ
xã hội. Đất đai có vị thế cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng thiết lập cho
4


người sử dụng đất được nhiều hay ít các mối quan hệ xã hội với các đối tượng
xung quanh.
• Vai trò của đất đai
- Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất xã hội.
- Đất đai là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố
dân cư lao động: “Đất lành chim đậu”.
- Đất đai tạo ra môi trường sống cho con người.
- Đất đai là cơ sở để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ

sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo chính trị, an ninh – quốc phòng.
1.1.1.2. Một số khái niệm về đánh giá đất đai
Định nghĩa đánh giá đất đai theo Stewart (1968) được hiểu như sau:
“Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc sử dụng
đất đai của con người vào nông, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sản
xuất”.
Theo định nghĩa của FAO đề xuất năm 1976 thì “Đánh giá đất đai (LE)
là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của một vạt/khoanh đất
cần đánh giá với những tính chất đất đai và loại yêu cầu sử dụng đất cần phải
có”. LE là quá trình xem xét khả năng thích ứng của đất đai với những loại hình
sử dụng đất khác nhau.
Tuy nhiên định nghĩa trên chỉ nêu ra một phương pháp để thực hiện đánh
giá đất đai (so sánh, đối chiếu) chứ chưa nêu lên một cách chung nhất đánh giá
đất đai là gì?
Do đó, định nghĩa đánh giá đất đai có thể được hiểu như sau: Đánh giá
đất đai là sự nhận định những tính năng của đất đai như một tài nguyên thiên
nhiên, kinh tế và sản xuất nhằm mục đích xác định khả năng sản xuất của đất đai
với chất lượng và giá trị khác nhau; luận chứng sử dụng đất đai hiệu quả trong
sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực khác nhau.
LE nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn
cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc
sử dụng và quản lý đất đai một cách hợp lý.
LE là quá trình xem xét khả năng thích ứng của đất đai với những loại
hình sử dụng đất khác nhau.
Trong hoạt động quản lý đất đai, đánh giá đất đai là xác định tiềm năng
đất đai phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của con người.
Loại hình sử dụng đất đai (LUT - Land use type)
Loại hình sử dụng đất là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả
theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất,
các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật

5


và các đặc tính về kinh tế, kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn, thâm canh,
lao động, vấn đề sở hữu đất đai.
Đặc tính đất đai (LC)
Đặc tính đất đai là một đặc trưng đất đai có thể đo lường hay ước lượng
được và có thể được sử dụng cho việc phân biệt giữa các đơn vị đất đai với nhau
đồng thời được dùng để mô tả chất lượng đất đai.
Đặc tính đất đai bao gồm:
- Khí hậu: mưa, gió, nhiệt độ không khí, ẩm độ, bức xạ,…
- Đất: sa cấu, ẩm độ chất, các chất trong đất, độ sâu tầng đất,…
- Nước: độ sâu ngập, thời gian ngập, khối lượng nước hồ,…
- Địa hình/ địa chất: mẫu chất, cao độ, độ dốc,…
- Thực vật: số loài, độ che phủ,…
- Động vật: số loài, phân bố,…
- Vị trí: địa điểm riêng biệt, tọa độ,…
- Diện tích: kích thước thửa đất, kích thước đơn vị đất,…
- Kết quả hoạt động của con người: nhà ở, cơ sở hạ tầng…
Chất lượng đất đai (LQ)
Chất lượng đất đai là một đặc trưng của đất đai mà những tác động trong
từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích nghi của đất đai cho một kiểu
sử dụng riêng biệt.
Yêu cầu sử dụng đất (LUR)
Yêu cầu sử dụng đất là một tập hợp chất lượng đất dùng để xác định điều
kiện sản xuất và quản trị đất của loại hình sử dụng đất. Như vậy, yêu cầu sử
dụng đất thực chất là yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất.
Hệ thống sử dụng đất (LUS)
Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình
sử dụng đất (hiện tại hoặc tương lai).

Bản đồ đất
Là một bản đồ chuyên ngành thể hiện sự phân bố không gian của các đơn
vị đất. Nó phản ánh thực trạng tài nguyên đất của một vùng lãnh thổ. Qua bản đồ
đất chúng ta có thể biết được các thông tin về nhóm đất, sự phân bố về mặt
không gian của nhóm đất và quy mô diện tích của nó.
Đơn vị đất đai (Land Units)
Đơn vị đất đai là thuật ngữ dùng để chỉ một diện tích đất đai với những
điều kiện môi trường đặc trưng. Đơn vị đất đai là cơ sở để tiến hành đánh giá,
phân hạng thích nghi đối với từng loại hình sử dụng đất.
6


Đơn vị bản đồ đất đai (LMU)
Đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là những vạt đất với những đặc trưng cụ thể,
để có thể nhìn thấy được và có thể xác định được trên khung địa lý. Đơn vị bản
đồ đất đai có thể hiểu là một khoanh hay vạt đất được xác định cụ thể trên bản
đồ với những tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình
sử dụng đất nhất định (FAO, 1983).
Bản đồ đơn vị đất đai (LUM)
Bản đồ đơn vị đất đai (LUM) là một bản đồ chuyên ngành thể hiện sự
phân bố không gian của các đơn vị đất đai.
Yếu tố hạn chế (Limitation factor)
Yếu tố hạn chế là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai có ảnh hưởng
bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định. Chúng thường được dùng làm tiêu
chuẩn để phân cấp các mức thích hợp.
1.1.1.3. Vai trò của đánh giá đất đai đối với công tác quản lý đất đai
- Đánh giá đất đai cho phép ta phát hiện những tiềm năng đất đai.
- Trong quá trình đánh giá đất đai sẽ phát hiện các loại đất mới đủ phẩm
chất đưa vào sử dụng, đồng thời chọn được LUTs hợp lý đảm bảo việc sử dụng
bền vững.

- Đánh giá đất đai cung cấp các thông tin làm cơ sở cho việc áp dụng các
biện pháp làm tăng độ phì nhiêu đất đai. Đồng thời phát hiện những nguyên
nhân làm cho năng suất cây trồng thấp kém và từ đó đưa ra các biện pháp khắc
phục.
- Kết quả của việc đánh giá đất đai sẽ là cơ sở khoa học quan trọng nhất
cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất đai trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới
Công tác đánh giá đất đai là việc rất cần thiết được nhiều nước trên thế
giới quan tâm. Mỗi hệ thống phân loại đều hình thành hệ thống đánh giá đất đai
riêng, trước sự suy thoái của đất trên toàn cầu đòi hỏi phải có sự tổng hợp trí tuệ
để hoạch định chiến lược sử dụng đất trong tương lai nhằm sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm, bền vững và có hiệu quả.
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ đề ra nội dung
và phương pháp đánh giá đất đai của mình. Có rất nhiều phương pháp đánh giá
đất đai khác nhau, nhưng xét về mặt tổng quát có hai hướng chính: Đánh giá đất
theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế, xã hội và đánh giá kinh
tế đất đai có xem xét tới điều kiện tự nhiên.
Hiện nay có 3 phương pháp đánh giá đất chính:
- Đánh giá đất dựa vào sự mô tả và xét đoán trực tiếp – định tính.
7


- Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu (từ 0 đến 100 điểm).
- Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất đối
với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – định lượng.
Điển hình một số quốc gia có công tác đánh giá đất đai như sau:
Đánh giá đất ở Liên Xô (cũ): Liên Xô (cũ) sử dụng phương pháp đánh giá
đất đai định tính. Dựa trên các đặc tính đất đai như: khí hậu, địa hình, địa mạo,
thổ nhưỡng, nước ngầm và thực vật nhằm đánh giá và thống kê chất lượng đất

đai với mục đích xây dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị
hành chính. Phương pháp này chưa đi sâu một cách cụ thể vào từng loại sử dụng
đất nông nghiệp mà chỉ tập trung đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và
chưa có những quan tâm cân nhắc tới các điều kiện tự nhiên và xã hội.
Đánh giá khả năng sử dụng đất của Mỹ: dựa trên hệ thống phân loại đất
soil-Taxonomi, phân loại định lượng đối với các đặc trưng và mang tính thực
tiễn cao trong quản lý và sử dụng đất. Nguyên tắc của phương pháp này là dựa
vào đặc tính và tính chất hiện tại của đất để phân loại. Phương pháp tuy không đi
sâu cụ thể vào từng loại hình sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và hiệu quả
kinh tế - xã hội, song lại rất quan tâm đến các yếu tố hạn chế đối với sử dụng đất
cũng như các biện pháp bảo vệ đất. Đây chính là điểm mạnh của phương pháp
với mục đích duy trì và sử dụng đất bền vững.
Ở Ấn độ và các nước châu Phi: thường áp dụng phương pháp tham biến,
biểu thị mối quan hệ của yếu tố dưới dạng phương trình toán học, dựa trên cơ sở
tương quan giữa các yếu tố với năng suất.
Vào những năm 70 tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày càng
gia tăng, người ta đã nhận thức được tầm quan trọng xuất phát từ yêu cầu cấp
thiết do thực tiễn sản xuất đặt ra là cần phải có những giải pháp hợp lý trong sử
dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai.
Các nhà khoa học về đánh giá đất đã nhận thấy cần có những nỗ lực không chỉ
đơn phương ở từng quốc gia riêng lẽ mà phải thống nhất các nguyên tắc tiêu
chuẩn đánh giá đất đai trên phạm vi toàn cầu. Kết quả là ủy ban nghiên cứu về
đánh giá đất đã được thành lập tại Fone (Italia) thuộc tổ chức FAO (Food &
Agricuture Organization – Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc) và cho ra đời
bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972, đến năm 1976 “Đề cương
đánh giá đất đai” đã được biên soạn. Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới
quan tâm, thử nghiệm và tận dụng vào công tác đánh giá đất ở nước mình. Đến
năm 1983 và những năm tiếp theo, bản đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa
cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho các vùng sản
xuất khác nhau:

- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (Land evaluation for rained
agriculture, 1983).
- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp cho tưới (Land evaluation for irrigated
agriculture, 1985).
8


- Đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive
gazing, 1989).
- Đánh giá đất đai cho sự phát triển (Land evaluation for development,
1990).
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử
dụng đất (Land evaluation and farming system analysis for land – use planning,
1992).
- Hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý bền vững (An
International Framework for land evaluating sustainable management, 1993).
Thực chất, đây là một tập hợp các hướng dẫn về phương pháp luận, có thể
ứng dụng trong bất kỳ dự án nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào. Bên cạnh việc đánh giá
tiềm năng đất đai, đánh giá thích nghi đất đai còn đề cập đến các thông tin về
kinh tế - xã hội và kỹ thuật canh tác của từng loại hình sử dụng đất cụ thể, cung
cấp thông tin cho nhà quy hoạch lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý.
Đề cương và các tài liệu hướng dẩn đánh giá đất của FAO mang tính khái
quát toàn bộ nguyên tắc và nội dung cũng như các bước tiến hành quy trình đánh
giá đất cùng với những gợi ý và ví dụ minh họa giúp cho các nhà khoa học về
đất ở các nước khác nhau tham khảo, tùy theo điều kiện sinh thái và sản xuất của
từng nước mà vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và có kết quả tại
nước mình.
Tóm lại, phương pháp đánh giá đất của FAO là sự kế thừa kết hợp được
những điểm mạnh của hai phương pháp đánh giá đất của Liên Xô và Mỹ, đồng
thời có sự bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất thích hợp.

Ngay từ khi mới được công bố, hướng dẫn của FAO đã được áp dụng
trong một số dự án phát triển của FAO. Hầu hết các nhà đánh giá đều công nhận
tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của chuyên ngành đánh giá đất đai
(C.A Van Diepen et al, 1991).
Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở nhiều quốc gia và
thành một khâu quan trọng trong công tác lập quy hoạch sử đất vùng lãnh thổ.
1.1.2.2. Đánh giá đất ở Việt Nam
Từ khi con người biết sử dụng đất đã có ý thức về đánh giá đất và phân
hạng đất. Việc đánh giá đất này dựa trên những kinh nghiệm lâu đời được ông
cha ta truyền lại như màu sắc của đất, mức độ làm đất khó hoặc dễ và năng suất
cây trồng.
Vào thời nhà Lý (năm 1002-1225) đã biết đạc điền, lập điền bạ đánh thuế
ruộng đất.
Vào thời nhà Lê (thế kỷ 15) đã biết phân hạng điền khác nhau để phục vụ
cho các chính sách thuế và quản lý đất đai.
Thời nhà Nguyễn (Gia Long – 1802) đã có sự phân chia “Tứ hạng điền,
lục hạng thổ”. Công tác đánh giá được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và
9


thực hiện. Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần
trưởng thành và hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học và thực tiễn.
Trong thời kỳ thống trị của thực dân Pháp, việc nghiên cứu đánh giá đất
đã được tiến hành ở những vùng đất phì nhiêu, những vùng đất có khả năng khai
phá với những mục đích xác định tiềm năng sử dụng để lựa chọn đất lập đồn
điền.
Sau hòa bình lập lại 1954, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã có
những công trình nghiên cứu và quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông
nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu chính về các điều kiện sinh thái và tính chất đất của
từng vùng sản xuất nông nghiệp, đất đã phân chia thành 6 hạng theo phương

pháp xếp điểm. Nhiều tỉnh đã xây dựng các bản đồ phân hạng đất đai đến cấp
xã, góp phần đáng kể cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn kế hoạch hóa
sản xuất.
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của
Viện Nông Hoá Thổ Nhưỡng đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở
23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Phân loại khả năng thích hợp
đất đai (Land Suitability Classification) của FAO đã được áp dụng đầu tiên
trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi
Quang Toản và nnk, 1985).
Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk,
1986) được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên Phân loại khả năng đất đai
(Land capability classification) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là
đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình.
Đến năm 1978, công tác đánh giá đất đai đã được biên chế thành một tổ
thuộc Hội đồng Chuyên ngành Công nghệ về đất của Hội đồng Khoa học đất
Quốc tế (Trần Công Tấu, Đỗ Ánh, Đỗ Đình Thuận, 1991).
Năm 1993, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện
công tác đánh giá đất đai trên 09 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ
1/250.000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng,
khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp của FAO là phù hợp trong
điều kiện hoàn cảnh hiện nay.
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã quy định việc đánh giá đất là
bước bắt buộc trong công tác đánh giá đất của Viện. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 về quy trình đánh
giá đất đai phục vụ nông nghiệp. Quy trình được xây dựng trên cơ sở nội dung
và phương pháp của FAO theo điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam.
Trong chương trình quy hoạch tổng thể Đồng Bằng Sông Cửu Long
(Nguyễn Văn Nhân, năm 1996) đã áp dụng phương pháp phân hạng đánh giá đất
của FAO nhằm xác định khả năng thích hợp đất đai đối với các loại hình sử
dụng đất phổ biến. Phương pháp này không những đánh giá toàn diện điều kiện

tự nhiên mà còn xét đất đai ở khía cạnh kinh tế xã hội.
10


Bên cạnh đó, trong thời gian qua đánh giá đất đai tại huyện Dầu Tiếng,
tỉnh Bình Dương ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh từ việc điều tra về số
lượng đến chất lượng, tiềm năng đất đai, thái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng
đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai.
Cụ thể như:
Năm 2014, Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp chủ trì thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất cho
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trên cơ sở điều tra bổ sung lập bản đồ đất và
bản đồ đánh giá đất đai tỷ lệ 1/25.000”. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
được áp dụng trong đề tài. Mục tiêu của việc nghiên cứu này là điều tra bổ sung,
xây dựng bản đồ đất, bản đồ đánh giá đất đai tỷ lệ 1/25.000 và đề xuất sử dụng
tài nguyên đất huyện Dầu Tiếng, nhằm nắm vững tài nguyên đất đai huyện Dầu
Tiếng cả về số lượng và chất lượng, chỉ ra những lợi thế và những hạn chế của
đất đai; xác định khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất trong
nông nghiệp; đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất. Từ đó lập bộ tư liệu về
tài nguyên đất huyện Dầu Tiếng phục vụ cho khai thác và sử dụng.
Năm 2015, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Dầu Tiếng thực hiện
nghiên cứu điều tra, đánh giá thoái hóa đất trên địa bàn huyện Dầu Tiếng nhằm
đánh giá về chất lượng đất đai, nguy cơ thoái hóa đất nhằm đề xuất các biện
pháp cải tạo bảo vệ đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện.
Song cũng có các đề tài nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai trên địa
bàn phục vụ cho nông nghiệp, như đề tài luận văn nghiên cứu về: “Ứng dụng
phương pháp phân tích thứ bậc AHP đánh giá mức độ thích nghi của một số loại
hình sử dụng đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương” – Trần Thị Cẩm Nhung. Đề tài nghiên cứu sự thích nghi đất đai của cây

cao su trên địa bàn.
1.1.3. Khái quát phương pháp đánh giá đất của FAO
1.1.3.1. Mục đích đánh giá đất đai
Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và quy trình LE cho sử dụng
đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, bảo tồn thiên
nhiên.
Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu và xuống đến cấp địa phương của
cả các quốc gia và cung cấp những thông tin cần thiết cho quy hoạch sử dụng
đất đai.
Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống LE
hiện có thông qua sự so sánh và đánh giá kết quả. Với hệ thống này sẽ là cơ sở
cho việc nghiên cứu thành những hệ thống LE mới riêng cho các vùng chuyên
biệt.

11


1.1.3.2. Nguyên tắc trong đánh giá đất đai
1. Khả năng thích hợp được đánh giá và phân cấp cho loại hình sử dụng
đất cụ thể: khái niệm khả năng thích hợp chỉ có ý nghĩa đối với loại hình sử
dụng đất cụ thể. Các yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng đất rất khác nhau.
Vì thế, một thửa đất có thể thích hợp cao đối với cây trồng này nhưng lại không
thích hợp với cây trồng khác.
2. Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh giữa chi phí đầu tư và giá trị
sản phẩm đầu ra ở các loại đất đai khác nhau: sự khác biệt giữa đất tốt hay xấu
đối với loại cây trồng nào đó không những được đánh giá qua năng suất thu
được, mà còn phải so sánh mức đầu tư cần thiết để đạt năng suất mong muốn.
Cùng một loại hình sử dụng đất nhưng bố trí ở các vùng đất khác nhau thì
mức đầu tư và thu nhập cũng rất khác nhau.
3. Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai: sự tham gia của

những chuyên gia trong các lĩnh vực như thổ nhưỡng, sinh thái cây trồng, nông
học, khí hậu học, kinh tế học và xã hội học là rất cần thiết giúp cho việc đánh
giá bao quát và chính xác.
4. Đánh giá đất đai phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã
hội: một loại đất đai thích hợp với một loại cây trồng nào đó trong một vùng này
có thể không thích hợp ở vùng khác do sự khác biệt về chi phí lao động, vốn,
trình độ của nông dân…
5. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững:
đánh giá khả năng thích hợp phải tính đến các nguy cơ xói mòn đất hoặc các
kiểu suy thoái đất khác làm suy giảm các tính chất hóa học, vật lý hoặc sinh học
của đất.
Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác
nhau.
Theo những nguyên tắc trên thì đánh giá đất đai là xác định các mức thích
hợp của vùng đất cho các mục tiêu xác định, không chỉ đánh giá đơn thuần về tự
nhiên mà phải phân tích cả về kinh tế - xã hội và tác động môi trường. Vì vậy,
những thông tin từ đánh giá đất đai sẽ là cơ sở rất quan trọng để bố trí quy hoạch
sử dụng đất.
1.1.3.3. Quy trình đánh giá đất đai của FAO
Đánh giá đất đai theo FAO có những bước thực hiện sau:
1. Thu thập các thông tin ban đầu của vùng dự án cần LE lập đề cương và
kế hoạch thực hiện.
2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LUM) trên cơ sở chồng xếp các lớp
thông tin về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai. Xác định
và mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (LMU).
3. Chọn lọc và mô tả các kiểu LUT dùng cho LE trên cơ sở đánh giá hiện
trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu.
12



4. Xác lập và lựa chọn hệ thống sử dụng đất trên cơ sở kết hợp giữa LUT
và LMU.
5. Xác định yêu cầu đất đai của các LUT dùng cho LE.
6. So sánh, đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất của các LUT với LQ của
mỗi đơn vị đất đai và cho ra kết quả.
Đánh giá đất đai theo FAO có 2 phương pháp:
- Phương pháp LE 2 giai đoạn (2 bước):
Bước 1: Khảo sát, đánh giá về mặt tự nhiên của đất đai.
Bước 2: Khảo sát, đánh giá về mặt kinh tế - xã hội.
- Phương pháp LE song song: Công tác điều tra khảo sát điều kiện tự
nhiên và phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội thực hiện cùng một lúc.
1.1.3.4. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi của FAO
• Bộ khả năng thích nghi:
- Bộ thích nghi (S): chỉ ra các đơn vị đất đai đảm bảo các yếu tố bền vững,
bảo vệ môi trường, kinh tế - xã hội.
- Bộ không thích nghi (N): chỉ ra các đơn vị đất đai mà khi thực hiện các
loại hình sử dụng đất không đảm bảo về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội, không
bảo vệ môi trường.
• Các lớp của bộ thích nghi:
Bộ thích nghi chia làm ba lớp:
- S1: lớp thích nghi cao.
- S2: lớp thích nghi trung bình.
- S3: lớp thích nghi kém.
Bộ không thích nghi chia làm ba lớp:
- Lớp không thích nghi ở hiện tại (N1): là những đơn vị đất đai hiện tại
không đáp ứng khả năng thích nghi nhưng có thể khắc phục những hạn chế bằng
các đầu tư, cải tạo trong tương lai.
- Lớp không thích nghi vĩnh viễn (N2): đất không thích nghi với loại hình
sử dụng đất dự kiến cả trong điều kiện hiện tại và trong tương lai vì có giới hạn
rất nghiêm trọng mà con người không có khả năng làm thay đổi.

1.1.3.5. Phương pháp xác định loại khả năng thích nghi đất đai
Phương pháp kết hợp giữa chất lượng đất đai (LQ) và yêu cầu sử dụng đất
(LUR) theo đề nghị của FAO, chung quy có các phương pháp đối chiếu sau:
(1) Phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế

13


Phương pháp này thường được áp dụng trong phân loại khả năng thích
nghi đất đai, đây là phương pháp sử dụng theo cấp hạn chế cao nhất để kết luận
khả năng thích nghi chung.
Ví dụ: một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng đất nào đó có mức
thích nghi về loại hình thổ nhưỡng là S1, tầng dày đất là S2, nhưng hạn chế về
nguồn nước là N, thì sẽ được kết luận chung là N.
Thuận lợi của phương pháp này là đơn giản và an toàn trong quy hoạch sử
dụng đất. Trong phương pháp yêu cầu các yếu tố chẩn đoán cần phải được cân
nhắc kỹ và chỉ chọn lọc các yếu tố điển hình.
(2) Phương pháp toán học
Phương pháp này thực hiện bằng cách cộng các giá trị và phân cấp thích
nghi theo tổng số điểm.
Nhìn chung phương pháp toán học dễ hiểu, dễ phân biệt và dễ thực hiện
bởi có sự trợ giúp của máy tính nhưng vẫn mang tính chủ quan khi sắp xếp theo
thang bậc và không thể áp dụng được từ địa phương này sang địa phương khác.
(3) Phương pháp kết hợp theo chủ quan
Người đánh giá tốt nhất là bàn bạc với người nông dân, cán bộ địa
phương, tóm lược việc kết hợp các điều kiện xảy ra khác nhau và chỉnh sửa làm
sao cho chúng có thể đánh giá được cho tất cả các khả năng thích nghi đất đai.
(4) Phương pháp kết hợp xem xét về kinh tế
Trên cơ sở so sánh các kết quả về đánh giá kinh tế đã có trước đây với
chất lượng đất đai sau đó đưa ra phân cấp đánh giá. Phương pháp này chỉ phù

hợp cho đánh giá kinh tế đất đơn thuần.
Thông thường trong đánh giá đất đai ở Việt Nam hiện nay thường áp
dụng theo phương pháp thứ nhất (kết hợp thêm điều kiện hạn chế) nhằm khắc
phục những hạn chế của phương pháp này. Chúng ta cũng nên áp dụng phương
pháp chủ quan, thảo luận kỹ càng giữa các chuyên gia và người sử dụng đất.
Đồng thời xem xét thêm vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường để điều chỉnh hạng
đất cho phù hợp với thực tế.
1.1.4. Tổng quan về mô hình cây quyết định và phầm mềm DTREG
1.1.4.1. Mô hình cây quyết định

• Giới thiệu chung
Cây quyết định (Decision tree) là một trong những kỹ thuật dùng để khai
phá dữ liệu. Trong đó khai phá dữ liệu là một hoạt động trọng tâm của quá trình
khám phá tri thức, còn được một số nhà khoa học gọi là phát hiện tri thức trong
khai phá dữ liệu.

14


Quá trình khai phá dữ liệu gồm 6 bước:
6
5
4
3
2

1

Đánh giá kết quả mẫu


Chuyển đổi dữ liệu

Phát hiện và trích mẫu dữ liệu

Làm sạch và tiền sử dữ liệu
Trích lọc dữ liệu

Gom dữ liệu

Hình 1.1. Sơ đồ quá trình khai phá dữ liệu
Tri thức đạt được từ quá trình khai phá này có thể có tính mô tả hay dự
đoán, được dùng trong việc hỗ trợ ra quyết định, điều khiển quy trình, quản lý
thông tin, xử lý truy vấn.
Để đạt được những tri thức từ cơ sở dữ liệu hiện có, nhiều kỹ thuật khai
phá dữ liệu khác nhau ra đời và được chia thành hai loại chính là: kỹ thuật khai
phá dữ liệu mô tả và kỹ thuật khai phá dữ liệu dự đoán.
Kỹ thuật khai phá dữ liệu mô tả có nhiệm vụ mô tả các tính chất hoặc các
đặc tính chung của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hiện có. Một số kỹ thuật khai phá
trong nhóm này là: phân cụm dữ liệu (Clustering), tổng hợp (Sumarisation), trực
quan hóa (Visualization), phân tích sự phát triển và độ lệch (Evolution and
deviation analyst),…
Kỹ thuật khai phá dữ liệu dự đoán có nhiệm vụ đưa ra các dự đoán dựa
vào các suy diễn trên cơ sở dữ liệu hiện thời. Một số kỹ thuật khai phá trong
nhóm bao gồm: phân lớp (Classification), hồi quy (Regression), cây quyết định
(Decision tree), thống kê (Statictics), mạng nơ-ron (neural network), luật kết
hợp.
Một số kỹ thuật khai phá dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay như:
phân lớp dữ liệu, phân cụm dữ liệu, khai phá luật kết hợp, hồi quy, giải thuật di
truyền, mạng nơ-ron, cây quyết định. Trong đó kỹ thuật cây quyết định là một
công cụ mạnh và hiệu quả trong việc phân lớp và dự báo. Cây quyết định có thể

được mô tả như một sự kết hợp toán học và tính toán nhằm hỗ trợ việc mô tả,
phân loại và tổng quát một tập dữ liệu cho trước.
Cây quyết định là cấu trúc biểu diễn dưới dạng cây. Trong đó, mỗi nút
trong (internal node) biểu diễn một thuộc tính, nhánh (branch) biểu diễn giá trị
có thể có của thuộc tính, mỗi lá (leaf node) biểu diễn các lớp quyết định và đỉnh
trên cùng của cây gọi là gốc (root). Cây quyết định có thể được dùng để phân
lớp bằng cách xuất phát từ gốc của cây và di chuyển theo các nhánh cho đến khi
gặp nút lá. Tri thức được rút ra từ cây quyết định được thể hiện dưới dạng tường
minh, đơn giản, trực quan và dễ hiểu đối với người sử dụng.
Cây quyết định còn được gọi bằng hai tên khác:
15


- Cây hồi quy (Regression tree): ước lượng các hàm giá có giá trị là số
thực thay vì được sử dụng cho các nhiệm vụ phân loại. Ví dụ: ước tính giá một
ngôi nhà hoặc khoảng thời gian một bệnh nhân nằm viện…
- Cây phân loại (Classiffication tree): được dùng để phân loại như: giới
tính (nam hay nữ), kết quả một trận đấu (thắng hay thua), thời tiết (nắng hay
mưa)…
• Cấu trúc của cây quyết định
Cây quyết định được sử dụng để chia liên tiếp một tập các bản ghi lớn
thành các tập con nhỏ bằng cách áp dụng một chuỗi các thuật toán. Với mỗi
phép chia liên tiếp, các tập con thu được trong tập kết quả sẽ ngày càng giống
nhau. Nó có cấu trúc như sau:
-

Mỗi nút mang một thuộc tính (biến độc lập).

-


Mỗi nhánh tương ứng với một giá trị của thuộc tính.

-

Mỗi nút lá là một lớp (biến phụ thuộc).

Đối với cây quyết định, tại mỗi nút, một thuộc tính sẽ được chọn ra để
phân tách tập mẫu thành những lớp khác nhau nhiều nhất có thể.
Các thuộc tính tham gia vào quá trình phân lớp thông thường có giá trị
kiểu liên tục hay còn gọi là kiểu số và kiểu rời rạc hay còn gọi là kiểu phân loại.
Ta có thể hiểu rõ hơn qua ví dụ sau:
Cho tập huấn luyện gồm 14 mẫu, dựa vào thời tiết để xác định có đi chơi
tennis hay không?

16


Bảng 1.1. Kết quả dự báo việc đi chơi tennis
Ngày

Quang cảnh

Nhiệt độ

Độ ẩm

Gió

Chơi Tennis


D1

Nắng

Nóng

Cao

Nhẹ

Không

D2

Nắng

Nóng

Cao

Mạnh

Không

D3

Âm u

Nóng


Cao

Nhẹ



D4

Mưa

Ấm áp

Cao

Nhẹ



D5

Mưa

Mát

Trung bình

Nhẹ




D6

Mưa

Mát

Trung bình

Mạnh

Không

D7

Âm u

Mát

Trung bình

Mạnh



D8

Nắng

Ấm áp


Cao

Nhẹ

Không

D9

Nắng

Mát

Trung bình

Nhẹ



D10

Mưa

Ấm áp

Trung bình

Nhẹ




D11

Nắng

Ấm áp

Trung bình

Mạnh



D12

Âm u

Ấm áp

Cao

Mạnh



D13

Âm u

Nóng


Trung bình

Nhẹ



D14

Mưa

Ấm áp

Cao

Mạnh

Không

Ta có cây quyết định như sau:
Quang cảnh

Nắng
D1, D2, D8, D9, D11
Độ ẩm



Âm u
D3, D7, D12, D13


Mưa
D4, D5, D6, D10, D14
Gió





Không

Hình 1.2. Sơ đồ cây quyết định việc đi chơi tennis

17

Không


 Đặc điểm của mô hình cây quyết định
So với các phương pháp khác, mô hình cây quyết định có một số đặc điểm
như sau:
Cây quyết định dễ xây dựng
Ngay khi cung cấp tập dữ liệu vào phần mềm, cây quyết định sẽ được xây
dựng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Cây quyết định dễ hiểu
Trái với sự phức tạp của các mô hình hồi quy phi tuyến tính, hay các
mạng Neural. Cây quyết định cung cấp một mô hình trình bày dữ liệu rõ ràng,
logic. Chúng có thể được hiểu và được sử dụng bởi những người không có năng
khiếu toán học.
Cây quyết định xử lý cả hai loại biến liên tục và biến rời rạc
Biến rời rạc như là giống, chủng loại, tín ngưỡng, tình trạng hôn nhân và

vùng địa lý thì khó khăn để mô hình hóa bằng cách sử dụng kỹ thuật số giống
như hồi quy và mạng neural. Nhưng đối với cây quyết định, biến rời rạc được xử
lý một cách dễ dàng.
Cây quyết định có thể thực hiện phân lớp cũng như hồi quy
Giá trị dự đoán từ cây quyết định không chỉ đơn giản là giá trị số nhưng
cũng có thể dự đoán những loại như giới tính nam/nữ, thường xuyên mua/thỉnh
thoảng mua v.v…
Cây quyết định chấp nhận dữ liệu kiểu text cũng như dữ liệu kiểu số
Nếu bạn có những biến rời rạc với các giá trị như “nam”, “nữ”, “đã kết
hôn”, v.v…, không cần mã hóa chúng như là dữ liệu số.
Cây quyết định tự động xử lý sự tương tác giữa các biến
Có thể phân biệt ý nghĩa khác nhau giữa đàn ông/đàn bà, người sống ở
miền Bắc và miền Nam v.v… Những tác động này được biết như những sự
tương tác biến. Cây quyết định tự động phân phối những tương tác này bằng
cách chia những trường hợp và phân tích mỗi nhóm một cách riêng biệt.
Cây quyết định nhận ra những biến quan trọng
Bằng cách xem xét những biến nào được sử dụng để chia những nút gần
đỉnh của cây, xem xét nhanh chóng những biến quan trọng nhất.
Để phân tích, khai thác một tập dữ liệu lớn với nhiều biến cần đòi hỏi
năng lực của máy tính khi mà tốc độ của máy tính hiện nay đang phát triển mạnh
mẽ cùng với các chương trình phần mềm. Điều này sẽ giúp việc khai phá dữ liệu
thêm nhanh chóng và dễ dàng. Và DTREG là một trong những phần mềm đem
lại hiệu quả cao trong việc phân tích tập dữ liệu và tạo ra cây quyết định.

18


1.1.4.2. Quy trình thực hiện đánh giá đất đai ứng dụng mô hình cây quyết
định
Nhằm xác định được hiệu quả và cũng như mức độ phù hợp của việc ứng

dụng mô hình mới vào việc đánh giá đất đai, đề tài nghiên cứu “Đánh giá thích
nghi cây cao su trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ứng dụng cây
quyết định” được thực hiện với quy trình bao gồm các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Tiến hành thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng đất và các dữ liệu có liên quan đến đánh giá
đất đai tại địa phương.
- Xác định các yếu tố đặc điểm đất đai của cây cao su như loại đất, độ
dày tầng đất, độ dốc, …
- Thiết kế biểu mẫu điều tra thu thập thông tin và lên kế hoạch thực hiện.
Bước 2: Điều tra thu thập thông tin
Phân bố điểm điều tra khảo sát thực tế và tiến hành khảo sát, thu thập
thông tin, dữ liệu, số liệu có liên quan bằng phiếu điều tra đã thiết kế.
Bước 3: Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin điều tra
- Dựa vào những số liệu, thông tin, dữ liệu từ phiếu điều tra tiến hành
phân loại, xử lý và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng một
cách khách quan.
- Nhập dữ liệu vào Excel và lưu dưới định dạng *.CSV.
Bước 4: Xây dựng mô hình cây quyết định
- Đưa dữ liệu đã nhập từ Excel vào phần mềm DTREG để xây dựng cây
quyết định dựa trên các yếu tố đặc điểm đất đai và năng suất của cây cao su.
- Sau khi đã ra được mô hình, tiến hành phân tích đánh giá, rà soát, thẩm
tra lại những chổ bất hợp lý để cho ra kết quả khách quan.
Bước 5: Phân tích, xác định cấp thích nghi đất đai bằng mô hình cây
quyết định
- Từ mô hình cây quyết định, tiến hành đi theo từng nhánh của mô hình
để xác định những tổ hợp các yếu tố đặc điểm đất đai và mức năng suất trung
bình tương ứng của cây cao su.
- Dựa vào năng suất cây cao su tiến hành cho điểm từng tổ hợp các yếu
tố đặc điểm đất đai ảnh hưởng đến năng suất của cây.

- Dựa vào cách thức phân cấp chỉ số thích nghi tiến hành phân cấp thích
nghi đất đai với loại hình sử dụng đất tương ứng và đưa ra kết quả thích nghi.
Bước 6: So sánh kết quả
So sánh đối chứng kết quả nghiên cứu với kết quả đánh giá đất đai bằng
phương pháp FAO.
19


- Dữ liệu, thông tin ban đầu.
- Các yếu tố đặc điểm đất đai.
- Thiết kế mẫu phiếu điều tra.

Công tác chuẩn bị

Điều tra thu thập
thông tin
Xử lý, phân loại phiếu điều tra
Xử lý, phân tích và
tổng hợp thông tin

Phân tích, tổng hợp thông tin
Nhập vào Excel

Chạy phần mềm DTREG

Xây dựng mô hình
cây quyết định

Mô hình cây quyết
định


Tổ hợp các yếu tố đặc điểm đất
đai và mức năng suất trung bình

Tính điểm

Phân tích và xác
định cấp thích nghi

Phân cấp thích nghi

Kết quả thích nghi

So sánh đối chứng kết quả nghiên
cứu với kết quả đánh giá thích
nghi của FAO

So sánh kết quả

Hình 1.3. Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai ứng dụng cây
quyết định
20


×