Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học bio ethanol miền trung, tỉnh quảng ngãi, công suất 5 000 m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 126 trang )

Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

TÓM TẮT
Nhiên liệu sinh học đang phát triển và dần thay thế cho lƣợng dầu mỏ đang cạn kiệt.
Việc sử dụng nhiên liệu sinh học là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Trong quá trình
sản xuất nhiên liệu sinh học các nhà máy sẽ thải ra môi trƣờng một lƣợng lớn chất thải
gây ô nhiễm môi trƣờng đất, không khí,… đặc biệt là môi trƣờng nƣớc.
Với nồng độ ô nhiễm khá cao trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học, cần phải
đƣợc xử lý nƣớc thải trƣớc khi xả thải ra môi trƣờng. Nƣớc thải trong quá trình sản
xuất nhiên liệu sinh học có chứa hàm lƣợng COD, BOD và TSS rất cao, độ pH thấp,
nhiệt độ cao (khoảng 900C), hàm lƣợng tổng Nitơ và Photpho cũng khá cao… Lƣợng
nƣớc thải này nếu không thông qua chu trình xử lý một cách triệt để các chất ô nhiễm
mà xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận thì không chỉ sẽ gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt
mà nguồn nƣớc dƣới đất cũng bị ảnh hƣởng khá nghiêm trọng, tác động xấu đến đời
sống của thủy sinh dƣới nƣớc cũng nhƣ là sức khỏe của con ngƣời trong quá trình tiếp
xúc.Với lƣợng nƣớc thải của Nhà máy có công suất khoảng 5.000 m3/ngày đêm, ta
phải lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải sao cho phù hợp với tính chất nƣớc thải
của sản xuất nhiên liệu sinh học. Sơ đồ công nghệ xử lý với kết hợp giữa xử lý sơ bộ,
hóa lý và sinh học nên nƣớc thải đầu ra đạt chuẩn xả thải cột A QCVN
60MT:2015/BTNMT và đƣợc xả vào hệ thống thoát nƣớc mƣa của Khu kinh tế Dung
Quất. Nƣớc thải sau sản xuất sau khi đƣợc pha loãng với lƣợng nƣớc rửa máy móc
đƣợc dẫn qua các công trình xử lý sơ bộ và đƣợc nâng pH, sau khi đi vào các công
trình xử lý sinh học kỵ khí Biogas, UASB và hiếu khí hoạt động theo mẻ SBR tiếp
theo nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải giảm đi đáng kể và đƣợc ổn định tại hồ
sinh học hiếu khí trƣớc khi xả thải ra hệ thống thoát nƣớc mƣa. Chi phí đầu tƣ, quản lý
vận hành cho trạm xử lý nƣớc thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Miền
Trung này khá cao, ƣớc tính chi phí khoảng 111.145.000.000 VND với chi phí xử lý
một m3 nƣớc thải là khoảng 8.500 VND. Tuy chi phí cao nhƣng đem lại cho môi
trƣờng nguồn nƣớc sau khi xả thải không gây ô nhiễm là điều nên làm. Đề tài “Thiết


kế trạm xử lý nƣớc thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền
Trung, tỉnh Quảng Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm” giải quyết đƣợc vấn đề đáng
lo ngại về môi trƣờng nƣớc.
Bio-Ethanol.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

3


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

ABSTRACTS
Biofuels are growing and gradually replacing the depleted oil. The use of biofuels is a
matter of concern today. In the process of biofuel production, the plants will emit large
amounts of pollutants that pollute the soil, air, etc., especially the water environment.
Given the high level of contamination in the production of biofuels, wastewater must
be treated before being discharged into the environment.
Waste water in the process of producing biofuels contains very high levels of COD,
BOD and TSS, low pH, high temperature (about 900C), total nitrogen and phosphorus
content. Without thorough treatment of pollutants that directly discharges into the
receiving water, not only will it pollute the surface water, but underground water will
also be seriously affected. To the life of aquatic aquatic life as well as human health
during the exposure. With the waste water of the plant with a capacity of about 5,000
m3 / day, we must select the water treatment technology Dispose of waste in
accordance with waste water characteristics of biofuel production. The treatment
technology with a combination of pre-treatment, chemical and biological treatment

results in waste water discharge standard QCVN 60MT: 2015 / BTNMT column A
and is discharged into the drainage system of the economic zone Dung Quat. Postproduction wastewater, after being diluted with the amount of rinse water, is
mechanically led through pre-treatment and elevated pH after entry into biogas, UASB
and aerobic biogas. The SBR batch followed the concentration of pollutants in
wastewater significantly reduced and stabilized at the aerobic lagoon before discharge
to the storm water drainage system. The cost of investment, management and
operation of the wastewater treatment plant for Central Vietnam Biofuel Production
Plant is rather high, estimated at approximately 111,145,000,000 VND with the cost of
one m3 wastewater treatment 8,500 VND. However, the high cost of providing water
to the environment after the discharge is not polluting is what should be done.
Designing a wastewater treatment plant for the Central Bio-Ethanol Biofuel
Production Plant in Quang Ngai province with a capacity of 5,000 m3 / day to address
the concern of the water environment.
Bio-Ethanol.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

4


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh học


BTNMT

: Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

: Cổ phần

DO

: Oxy hòa tan

ĐVT

: Đơn vị tính

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

TT

: Thông tƣ

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

SS

: Chất rắn lơ lửng

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

N

: Nitơ

P

: Photpho

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


VNĐ

: Việt Nam đồng

XLNT

: Xử lý nƣớc thải

NLSH

: Nhiên liệu sinh học

UASB

: Upflow Anaerobic Sludge Blanket - Bể kị khí lớp bùn chảy ngƣợc dòng

BSR-BF

: Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung.

HDPE
: Gọi theo tên loại nguyên liệu nhựa dùng để sản xuất là High Density
Polyethylene compound, nghĩa là hợp chất nhựa Polyethylene có tỷ trọng cao.
DDFS

: Chất độn thức ăn gia súc

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương


5


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1

Kế hoạch thực hiện đồ án ....................................................................15

Bảng 1.1

Thành phần nƣớc thải sản xuất ........................................................... 27

Bảng 1.2

Thành phần nƣớc thải sinh hoạt .......................................................... 27

Bảng 3.1

Thông số nồng độ ô nhiễm nƣớc thải sản xuất nhiên liệu sinh học ....44

Bảng 3.2

Hiệu suất phƣơng án 1 ........................................................................51

Bảng 3.3


Hiệu suất phƣơng án 2 ........................................................................52

Bảng 3.4

Ƣu – nhƣợc điểm 2 phƣơng án .......................................................... 53

Bảng 3.5

Kết quả tính toán mƣơng dẫn song chắn rác .....................................54

Bảng 3.7

Thông số sân phơi cát ........................................................................59

Bảng 3.8

Thông số bể thu gom .........................................................................60

Bảng 3.9

Thông số bể Biogas ...........................................................................65

Bảng 3.10

Các dạng khuấy trộn trong bể điều hòa .............................................66

Bảng 3.11

Thông số bể điều hòa .........................................................................69


Bảng 3.12

Các thông số thiết kế bể lắng 1......................................................... 73

Bảng 3.13

Các thông số thiết kế bể trung gian ..................................................73

Bảng 3.14

Các thông số đầu vào bể UASB ....................................................... 74

Bảng 3.15

Thông số bể UASB...........................................................................80

Bảng 3.16

Thông số bể điều hòa 2 .....................................................................81

Bảng 3.17

Các thông số cơ bản tính toán SBR ..................................................81

Bảng 3.18

Thông số đầu vào bể SBR ................................................................ 82

Bảng 3.19


Thông số bể SBR ..............................................................................96

Bảng 3.20

Tổn thất áp lực qua các công trình XLNT........................................99

Bảng 3.21

Cao trình tính toán ............................................................................99

Bảng 3.22

Thay đổi kích thƣớc bể sau khi hợp khối .......................................100

Bảng 4.1

Chi phí xây dựng ............................................................................101

Bảng 4.2

Chi phí thiết bị ................................................................................102

Bảng 4.3

Bảng chi phí nhân công và quản lý ................................................105

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

6



Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

Bảng 4.4

Bảng chi phí điện năng ...................................................................106

Bảng 4.5

Bảng chi phí hóa chất .....................................................................106

Bảng 5.1

Các tác động ảnh hƣởng chất lƣợng môi trƣờng............................108

Bảng 5.2

Chƣơng trình giám sát môi trƣờng dự kiến cho Nhà máy ..............110

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

7


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng

Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

DANH MỤC BẢN VẼ
Bản vẽ 01 – MẶT BẰNG TỔNG THỂ TRẠM XỬ LÝ
Bản vẽ 02 – MẶT BẰNG ĐƢỜNG ỐNG NƢỚC CỦA TRẠM XỬ LÝ
Bản vẽ 03 – MẶT BẰNG ĐƢỜNG ỐNG BÙN - KHÍ CỦA TRẠM XỬ LÝ
Bản vẽ 04 – SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ TRẠM XỬ LÝ
Bản vẽ 05 – CAO TRÌNH MẶT ĐẤT
Bản vẽ 06 – CỤM BỂ ĐIỀU HÕA 1 – BỂ TRUNG GIAN
Bản vẽ 07 – CỤM BỂ ĐIỀU HÕA 2 – BỂ SBR
Bản vẽ 08 – CỤM BỂ LẮNG 1
Bản vẽ 09 – CỤM BỂ UASB
Bản vẽ 10 – HỒ HIẾU KHÍ LÀM THOÁNG TỰ NHIÊN – BỂ BIOGAS

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

8


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................2
TÓM TẮT ......................................................................................................................3
ABSTRACTS .................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................5

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU .....................................................................................6
DANH MỤC BẢN VẼ ...................................................................................................8
MỤC LỤC ......................................................................................................................9
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 12
CHƢƠNG I ..................................................................................................................16
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH
HỌC BIO-ETHANOL MIỀN TRUNG, QUẢNG NGÃI.........................................16
1.1.

GIỚI THIỆU ......................................................................................................16
1.1.1. Giới thiệu Nhà máy nhiên liệu sinh học Miền Trung ............................... 16
1.1.2. Giới thiệu về tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................21
1.1.3. Tổng quan về nhiên liệu sinh học ............................................................. 23
1.1.4. Đặc tính nƣớc thải Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol
Miền Trung .............................................................................................................24
1.1.5. Thành phần, tính chất nƣớc thải sản xuất nhiên liệu sinh học ..................27

1.2.

CƠ SỞ HẠ TẦNG ............................................................................................. 29

1.3.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .........................................................................29
1.3.1.
1.3.2.

Quy mô sản xuất ......................................................................................29
Sản phẩm của Nhà máy ..........................................................................29


1.4.

GIỚI THIỆU MẶT BẰNG ...............................................................................30

1.5.

CÔNG SUẤT NHÀ MÁY .................................................................................30

CHƢƠNG II .................................................................................................................31
TỔNG QUAN NƢỚC THẢI VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI .31
2.1. CHỈ TIÊU CƠ BẢN ........................................................................................... 31
2.1.1. Chỉ tiêu lý học ............................................................................................... 31
2.1.2. Chỉ tiêu hóa học ............................................................................................ 31
2.1.3. Chỉ tiêu sinh học ........................................................................................... 31
SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

9


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI.................................................31
2.2.1. Phƣơng pháp xử lý cơ học ............................................................................31
2.2.2. Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp hóa – lý ................................................32
2.2.3. Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học ................................................33
2.2.4. Xử lý hoàn thiện ........................................................................................... 39
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý bùn cặn ..........................................................................39

2.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƢỚC THẢI SẢN XUẤT
NHIÊN LIỆU SINH HỌC ....................................................................................... 40
CHƢƠNG III ...............................................................................................................44
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI ........................ 44
3.1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI ..........44
3.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ ..............................................................................44
3.2.1. Thông số nƣớc thải và Quy chuẩn đầu ra .............................................44
3.2.3. Hiệu suất xử lý ......................................................................................... 51
3.2.4. Phân tích ƣu – nhƣợc điểm của 2 phƣơng án .......................................53
3.3. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ...........................................................................53
3.4. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ................................................54
3.4.1. Song chắn rác thô ....................................................................................54
3.4.2. Bể lắng cát ngang ....................................................................................57
3.4.3. Sân phơi cát ............................................................................................. 59
3.4.4. Lƣới rác tinh ............................................................................................ 59
3.4.5. Hố thu gom............................................................................................... 59
3.4.6. Bể chứa dung dịch NaOH và bơm châm NaOH ..................................60
3.4.7. Bể trung hòa ............................................................................................. 61
3.4.8. Bể Biogas ..................................................................................................62
3.4.9. Bể điều hòa 1 ............................................................................................ 66
3.4.10. Bể lắng 1 ...................................................................................................69
3.4.11. Bể trung gian ........................................................................................... 73
3.4.12. Bể UASB ...................................................................................................74
3.4.13. Bể điều hòa 2 ............................................................................................ 81
3.4.14. Bể SBR ......................................................................................................81
3.4.15. Hồ hiếu khí làm thoáng tự nhiên ........................................................... 96
3.5. TÍNH TOÁN CAO TRÌNH CÔNG TRÌNH XỬ LÝ ...................................99
CHƢƠNG IV .............................................................................................................101
KHAI TOÁN SƠ BỘ CHI PHÍ ................................................................................101
4.1. CHI PHÍ ĐẦU TƢ ........................................................................................101

4.1.1. Chi phí xây dựng (A2)...........................................................................101

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

10


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

4.1.2. Chi phí thiết bị (B2)...............................................................................102
Chi phí đƣờng ống phụ tùng ..............................................................................105
4.1.3. Chi phí khác ...........................................................................................105
4.2. KHAI TOÁN CHI PHÍ VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ ................................105
4.2.1. Chi phí nhân công và quản lý (E2) .....................................................105
4.2.2. Chi phí điện năng ..................................................................................106
4.2.3. Chi phí hóa chất ....................................................................................106
4.2.4. Chi phí bảo vệ môi trƣờng....................................................................106
CHƢƠNG V ...............................................................................................................108
SƠ BỘ VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG......................................................108
5.1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ................................................................................108
5.2. CÁC TÁC ĐỘNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ....................................................................................108
5.3. CHƢƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG ..............110
THI CÔNG – VẬN HÀNH – QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH......................................113
6.1. THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI ......................113
6.1.1. Trình tự thực hiện cơ bản của việc xây dựng trạm xử lý ........................113
6.1.2. Đặc điểm của việc thực hiện công trình ..................................................113

6.1.3. Lực lƣợng thi công ..................................................................................113
6.1.4. Biện pháp thi công ..................................................................................113
6.1.5. Giải pháp và chỉ tiêu kỹ thuật .................................................................114
6.2. QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI ......................115
6.2.1. Giai đoạn khởi động bể SBR...................................................................115
6.2.2. Giai đoạn vận hành bể SBR ....................................................................116
6.2.3. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý
116
6.2.4. Tổ chức quản lý và kỹ thuật an toàn .......................................................117
6.2.5. Bảo trì ......................................................................................................118
KẾT LUẬN ................................................................................................................119
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................121
THÔNG TIN TÁC GIẢ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ....................................................122
PHỤ LỤC ...................................................................................................................123

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

11


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của thiết kế
Nhiên liệu sinh học đã đƣợc các nhà khoa học nƣớc ta chú ý đến từ những năm cuối
của thế kỷ XX và cho đến nay đã có một số nghiên cứu điều chế Diesel sinh học theo

phƣơng pháp este hóa với nguyên liệu là đậu tƣơng, dầu dừa, dầu phế thải, các loại hạt
có dầu… cũng nhƣ nghiên cứu phản ứng transeste hóa bằng siêu âm, nhiệt phân hay
hydro hóa nhƣng chỉ là việc làm tự phát và kết quả chỉ mang tinh định hƣớng hoặc học
thuật.
Từ sau năm 2000 đã có một số xí nghiệp, công ty, đơn vị nghiên cứu tổ chức sản xuất
nhiên liệu sinh học dƣới dạng pilot nhƣ công ty Minh Tú (Cần Thơ), ĐH Bách khoa
TP Hồ Chí Minh, Viện Hóa Công Nghiệp Hà Nội, Viện khoa học Vật liệu Ứng dụng
TPHCM… đƣợc dƣ luận quan tâm.
Nhiên liệu sinh học (NLSH) là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu sinh học
nhƣ các loại thực vật (lúa mì, ngô, đậu tƣơng, sắn,…), chất béo động thực vật (mỡ
động vật, dầu mè…), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, trấu, chất thải vật nuôi…),
sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cƣa,…). NLSH có thể chia làm các loại
Cồn sinh học: đƣợc sản xuất từ quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ nhƣ đƣờng,
tinh bột, xenlulo… Sử dụng phổ biến nhất hiện nay là etanol sinh học. Etanol đƣợc
pha thêm các chất biến tính để sử dụng cho xe cơ giới.
Dầu Diesel sinh học: là loại nhiên liệu đƣợc sản xuất từ dầu, mỡ động thực vật, có
tính chất tƣơng đƣơng với Diesel truyền thống. Diesel sinh học có thể sử dụng dƣới
dạng nguyên chất (B100) hoặc pha với dầu Diesel truyền thống để chạy động cơ
Diesel.
Khí sinh học: đƣợc tạo ra từ quá trình lên men các vật liệu hữu cơ, sản phẩm tạo
thành ở dạng khí, có thể dùng làm nhiên liệu đốt cháy thay cho khí đốt từ sản phẩm
dầu mỏ.
Trên thị trƣờng xăng dầu hiện nay, loại nhiên liệu lƣu thông chính là E5 (là loại nhiên
liệu pha trộn 95% xăng dầu mỏ truyền thống với 5% etanol biến tính) và B5 (95%
điêzen dầu mỏ truyền thống pha với 5% B100).
Vấn đề đƣợc nhấn mạnh ở đây là trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ sắn lát
khô của nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: đất, không
khí, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc thông qua việc phát sinh các thành phần có nồng độ ô
nhiễm cao ra nguồn thải.


SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

12


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

Nƣớc thải trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học có chứa hàm lƣợng COD, BOD
và TSS rất cao, độ pH thấp, nhiệt độ cao (khoảng 900C), hàm lƣợng tổng Nitơ và
Photpho cũng khá cao… Lƣợng nƣớc thải này nếu không thông qua chu trình xử lý
một cách triệt để các chất ô nhiễm mà xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận thì không
chỉ sẽ gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt mà nguồn nƣớc dƣới đất cũng bị ảnh hƣởng khá
nghiêm trọng, tác động xấu đến đời sống của thủy sinh dƣới nƣớc cũng nhƣ là sức
khỏe của con ngƣời trong quá trình tiếp xúc.
Cho nên đề tài “Thiết kế trạm xử lý nƣớc thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu
sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, Quảng Ngãi công suất là 5.000 m3/ngày đêm”
là rất thiết thực. Đề tài sẽ thiết kế trạm xử lý để thu hồi hết lƣợng nƣớc thải của nhà
máy và cho nƣớc thải đi qua các công đoạn xử lý để xử lý hết các chất ô nhiễm có
trong nguồn nƣớc thải và đạt Quy chuẩn xả thải theo QCVN 60-MT:2015/BTNMT cột
A ra nguồn tiếp nhận.
2. Mục tiêu chung của thiết kế
Đƣa ra và lựa chọn đƣợc sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải sao cho phù hợp với tính
chất nƣớc thải của nhà máy sản xuất NLSH.
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị cho trạm xử lý nƣớc thải nhà máy sản xuất
nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, Quảng Ngãi phải đạt Quy chuẩn xả thải
theo QCVN 60-MT:2015/BTNMT cột A trƣớc khi xả ra nguồn tiếp nhận.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

Nƣớc thải đƣợc thải ra trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học.
Nƣớc thải sinh hoạt sinh ra từ công nhân viên của nhà máy.
Nƣớc thải vệ sinh tổng hợp: Là nƣớc thải phát sinh từ việc rửa sàn, dụng cụ,…
4. Phạm vi và giới hạn thực hiện thiết kế
Phạm vi: Xử lý nƣớc thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol đƣợc
xây dựng tại khu Kinh tế Dung Quất, thuộc xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi.
Giới hạn đề tài
 Trong khuôn khổ xử lý nƣớc thải mà chƣa đề cập đến các khía cạnh ô nhiễm môi
trƣờng khác nhƣ: không khí, chất thải rắn, tiếng ồn… và công tác bảo vệ môi
trƣờng cho toàn bộ khu vực
 Không tính toán đến hệ thống mạng lƣới thu gom và trạm bơm trung chuyển.
 Nhà máy không thu gom và xử lý nƣớc mƣa.
5. Nội dung thực hiện

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

13


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

Nội dung 1:Tổng quan về Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền
Trung, Quảng Ngãi.
Nội dung 2:Tổng quan về nƣớc thải sản xuất nhiên liệu sinh học và các công trình xử
lý tiêu biểu đƣợc sử dụng.
Nội dung 3:Đề xuất hai phƣơng án xử lý nƣớc thải, phân tích ƣu – nhƣợc điểm của hai

phƣơng án xử lý nƣớc thải.
Nội dung 4: Lựa chọn và tính toán chi tiết các công trình đơn vị đã đƣợc lựa chọn.
Nội dung 5: Khai toán kinh tế cho phƣơng án xử lý đƣợc lựa chọn.
Nội dung 6:Tính toán chi phí xử lý quy về 1m3 nƣớc thải cho phƣơng án xử lý đƣợc
lựa chọn.
Nội dung 7:Sơ bộ về vấn đề bảo vệ môi trƣờng khi đƣa ra trạm XLNT cho Nhà máy
sản xuất nhiên liệu sinh học.
Nội dung 8: Quản lý – vận hành trạm XLNT.
Nội dung 9: Hoàn thành các bản vẽ kỹ thuật.
6. Phƣơng pháp thực hiện
Phƣơng pháp tham khảo tài liệu trên Internet và xử lý số liệu về nhà máy sản xuất
nhiên liệu sinh học Miền Trung.
Phƣơng pháp đề xuất sơ đồ công nghệ
Phƣơng pháp so sánh nhằm biết đƣợc các thông số sau xử lý so với QCVN 60MT:2015/BTNMT cột A.
Phƣơng pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến của
cán bộ hƣớng dẫn về vấn đề có liên quan.
Phƣơng pháp tính toán các công trình đơn vị theo phƣơng án đã đƣợc lựa chọn ở phía
trên.
Phƣơng pháp tin học văn phòng để soạn thảo văn bản hoặc có thể lập bảng tính để
phục vụ cho việc tính toán các công trình đơn vị.
Phƣơng pháp thực hiện vẽ Autocad trên phần mềm Autocad để thể hiện bản vẽ về các
công trình.
7. Ý nghĩa đề tài thiết kế
Về môi trường
Việc thực hiện đồ án này giúp em hiểu biết hơn về sự ô nhiễm của nƣớc thải trong sản
xuất nhiên liệu sinh học – vấn đề nan giải cần đƣợc giải quyết. Việc xử lý nƣớc thải
nhằm đảm bảo đƣợc lƣợng nƣớc thải thải ra nguồn tiếp nhận đạt Quy chuẩn xả thải
theo QCVN 60-MT:2015/BTNMT cột A ra nguồn tiếp nhận để không gây ô nhiễm
môi trƣờng, không gây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng sống của
thủy sinh dƣới nƣớc – sự đa dạng của sinh vật sống trong nƣớc.


SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

14


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

Về kinh tế xã hội
Đáp ứng vấn đề cần đƣợc giải quyết về xả thải của Công ty CP nhiên liệu sinh học dầu
khí Miền Trung, Quảng Ngãi. Thúc đẩy sự phát triển về mặt kinh tế cho ngành sản
xuất nhiên liệu sinh học ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân về vấn đề sử
dụng nhiên liệu sinh học trong cuộc sống. Góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh
hơn để xứng tầm với tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc của Việt Nam.
Về Khoa học – kỹ thuật
Sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để xây dựng và thiết kế trạm xử lý nƣớc thải, dễ dàng
quản lý và vận hành trong quá trình hoạt động.
8. Kế hoạch thực hiện
Bảng 1 Kế hoạch thực hiện đồ án
Tuần
Nội dung

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16

Chƣơng I Tổng quan
về Nhà máy sản xuất
nhiên liệu sinh học BioEthanol Miền Trung,
Quảng Ngãi
Chƣơng II Tổng quan
về nƣớc thải . Các
phƣơng pháp xử lý
nƣớc thải
Chƣơng III Đề xuất
các công nghệ xử lý
nƣớc thải và tính toán
các công trình đơn vị
Chƣơng IV Khai toán
sơ bộ chi phí
Chƣơng V Sơ bộ về

vấn đề bảo vệ môi
trƣờng
Hoàn thành bản vẽ đồ
án tốt nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

15


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHIÊN
LIỆU SINH HỌC BIO-ETHANOL MIỀN TRUNG, QUẢNG NGÃI
1.1.

GIỚI THIỆU

1.1.1. Giới thiệu Nhà máy nhiên liệu sinh học Miền Trung
a. Tên Nhà máy
Tên Nhà máy: Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF)
Địa chỉ: Khu KT Dung Quất, Bình Thuận - Bình Sơn - Quảng Ngãi
Điện thoại: 055.3614666

Fax: 055.3614555


Email:

b. Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, Quảng Ngãi
Nhà máy đƣợc xây dựng trên diện tích 24,62 ha, tại khu Kinh tế Dung Quất, thuộc xã
Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhà máy đóng trên địa bàn Khu công nghiệp lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, tập
trung nhiều dự án công nghiệp có quy mô lớn, gần cảng biển nƣớc sâu Dung Quất, sân
bay Chu Lai và khu đô thị mới Vạn Tƣờng, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi
trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng. Bên
cạnh đó, nhà máy cũng giáp với các trục đƣờng chính của KCN Dung Quất nối tới
đƣờng Quốc lộ 1A, rất thuận lợi để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm đi tiêu thụ
trong các vùng lân cận theo đƣờng bộ.
Sự ra đời Nhà máy sản xuất bio-ethanol Dung Quất sẽ tạo ra nguồn nhiên liệu sinh học
giá rẻ làm nguyên liệu chế biến xăng, tiến tới thay thế một phần xăng; giảm bớt lƣợng
khí thải CO2 của động cơ ra môi trƣờng; góp phần tăng thu nhập cho ngƣời nông dân,
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng, chuyển hƣớng tích cực từ các cây trồng khác
sang cây nguyên liệu; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động công nghiệp
cũng nhƣ nông nghiệp; tạo hiệu ứng dây chuyền phát triển kinh tế; góp phần xoá đói
giảm nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà
nƣớc.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm mạnh giá dầu thô trong nửa
cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã gây ra những khó khăn, thách thức đối với
Petrovietnam trong kế hoạch đầu tƣ các dự án. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục và đẩy
mạnh thực hiện Dự án đầu tƣ xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung
Quất đã thể hiện quyết tâm của Petrovietnam cũng nhƣ tính khả thi và hiệu quả kinh tế
của Dự án này.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương


16


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

Việc khởi công xây dựng nhà máy là kết quả nỗ lực phấn đấu của Công ty PCB và sự
chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong hơn một
năm qua. Đây còn một sự kiện hết sức quan trọng đối với Công ty PCB trên bƣớc
đƣờng xây dựng và trƣởng thành; tiếp tục khẳng định hƣớng đi đúng đắn của Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong chiến lƣợc phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến
năm 2015, định hƣớng đến năm 2025 đã đƣợc Bộ Chính trị kết luận và Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt.
Trƣớc đó, ngày 24/8/2009, Công ty PCB và Tổng công ty PTSC đã ký hợp đồng thiết
kế - mua sắm - xây lắp (EPC) thuộc Dự án đầu tƣ xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên
liệu sinh học Dung Quất. Đây là hợp đồng lớn nhất và quan trọng nhất của Dự án để
thực hiện xây dựng Nhà máy, bao gồm toàn bộ các phân xƣởng công nghệ và phụ trợ,
các hạng mục công trình chung khác trong phạm vi hàng rào nhà máy. Để thực hiện dự
án này, Tổng công ty PTSC hợp tác liên danh với đối tác là Công ty Alfa Laval (Ấn
Độ) cùng thực hiện. Liên danh PTSC – Alfa Laval cũng sẽ mời nhà thầu phụ Delta-T
(Mỹ) tham gia cung cấp bản quyền công nghệ cho Dự án.
Phạm vi công việc giao cho Liên danh các nhà thầu do Tổng công ty PTSC đứng đầu
theo Hợp đồng EPC gồm: Thiết kế chi tiết; mua sắm vật tƣ thiết bị; xây dựng; lắp đặt;
chạy thử, nghiệm thu và chuyển giao cho Chủ đầu tƣ vận hành nhà máy. Ngoài ra, nhà
thầu còn phải thực hiện công tác đào tạo đội ngũ vận hành và bảo dƣỡng nhà máy cho
Chủ đầu tƣ. Hợp đồng này có giá trị khoảng 60 triệu USD. Thời gian thực hiện hợp
đồng là 18 tháng. Thời gian hoàn thành và bàn giao công trình cho chủ đầu tƣ là tháng
3/2011.
Dự án nằm trong Đề án phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam đến năm 2015,

tầm nhìn đến năm 2025 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007. Đây là Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học thứ
2 của Petrovietnam đƣợc khởi công. Trƣớc đó, Petrovietnam đã khởi công xây dựng
Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học đầu tiên của mình tại tỉnh Phú Thọ và dự kiến
khởi công xây dựng Nhà máy thứ 3 tại tỉnh Bình Phƣớc trong năm 2010.
Dự án nằm trong Đề án phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007. Đây là Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học thứ
2 của Petrovietnam đƣợc khởi công. Trƣớc đó, Petrovietnam đã khởi công xây dựng
Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học đầu tiên của mình tại tỉnh Phú Thọ và dự kiến
khởi công xây dựng Nhà máy thứ 3 tại tỉnh Bình Phƣớc trong năm 2010.
Tại Lễ khởi công, Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) cùng các
ngân hàng BIDV, VCB, Ocean Bank và Liên Việt Bank cũng đã ký kết hợp đồng tín

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

17


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

dụng trị giá gần 1.000 tỷ đồng với Công ty Cổ phần nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền
trung để triển khai xây dựng dự án.
Thông tin về Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung (PCB)
-

Thành lập ngày 15/8/2009;


- Vốn điều lệ ban đầu 45 tỳ đồng, hiện đang điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên 450 tỷ
đồng;
-

Các cổ đông góp vốn
+ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn – BSR (đơn vị quản lý và vận hành NMLD
Dung Quất) góp 60% vốn điều lệ;
+ Tổng công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) góp 30% vốn điều lệ;
+ Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí (PVFC) góp 10% vốn điều lệ;

Văn phòng Công ty: Tầng 3, Toà nhà Petrosetco Tower, số 01 An Dƣơng Vƣơng, TP.
Quảng Ngãi.
c. Thông tin về tình hình sản xuất nhiên liệu sinh học trên thế giới
Hiện nay, 47% Ethanol nhiên liệu trên thế giới đƣợc sản xuất từ mía đƣờng và 53%
đƣợc sản xuất từ nguyên liệu chứa tinh bột. Năm 2003 toàn thế giới đã sản xuất đƣợc
38,5 tỷ lít Ethanol nhiên liệu (trong đó châu Mỹ chiếm khoảng 70%, châu Á 17%,
châu Âu 10%), trong đó 70% đƣợc dùng làm nhiên liệu, 30% đƣợc sử dụng trong công
nghiệp thực phẩm, y tế, hoá chất. Đến năm 2007, lƣợng Ethanol nhiên liệu sản xuất đã
tăng lên 56 tỷ lít, trong đó tỷ lệ sử dụng làm nhiên liệu tăng lên 75%. Dự báo đến năm
2012 (khi Nghị định thƣ Kyoto có hiệu lực), lƣợng Ethanol nhiên liệu thế giới sẽ tăng
lên 79,3 tỷ lít và tỷ lệ sử dụng làm nhiên liệu tăng lên tới 85%.
Việt Nam vừa mới có lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học, nhƣng thực tế loại xăng
này đã đƣợc dùng khá rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới từ khá lâu, thậm chí theo
Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Ethanol đƣợc dùng chạy xe từ
những năm 1930, nhƣng do giá dầu mỏ sau đó giảm nên ethanol không đƣợc chú ý
phát triển. Những năm 1970, công nghiệp sản xuất ethanol phát triển ở Brazil và Mỹ
nên Ethanol sử dụng trong xe lại đƣợc quan tâm, nhƣng chỉ thực sự phát triển trong 10
năm vừa qua trƣớc nguy cơ dầu mỏ cạn kiệt và có những chính sách hỗ trợ của chính
phủ các nƣớc. Hơn 50 nƣớc trên thế giới đã sử dụng ethanol pha xăng để chạy xe, dẫn

đầu là Mỹ (trên 90% Ethanol nhiên liệu đƣợc pha xăng E10) và Brazil (bắt buộc sử
dụng E22 đến E25), Ấn Độ sử dụng tối đa E5, Thái Lan bắt buộc sử dụng E5, E10 và
E85 đƣợc giới thiệu từ 2008...

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

18


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

Với những cánh đồng mía bạt ngàn, Brazil sớm đƣa ra chƣơng trình nhiên liệu Ethanol
dựa trên cây mía ngay từ những năm 1970 và hiện là nƣớc sản xuất ethanol lớn thứ 2
thế giới (thứ nhất là Mỹ) đồng thời là nƣớc xuất khẩu ethanol lớn nhất. Brazil còn là
nƣớc đi đầu về phát triển nhiên liệu sinh học và có chƣơng trình sử dụng nhiên liệu
sinh học lâu dài và thành công nhất, trở thành một hình mẫu cho các nƣớc đang phát
triển ở khu vực châu Mỹ Latinh, vùng Caribê và châu Phi.
Theo Wikipedia, Brazil cũng là nƣớc từng phát triển mạnh dòng xe chỉ chạy Ethanol
thuần túy không pha thêm xăng và không cần khan nƣớc ethanol, với khoảng hơn 4
triệu ô tô và xe tải nhẹ chạy bằng Ethanol nguyên chất vào cuối những năm 1980,
chiếm khoảng 33% lƣợng xe cơ giới của nƣớc này, nhƣng sau đó dòng xe này bị hạn
chế sản xuất và tiêu thụ do một số yếu tố. Đầu tiên, giá xăng dầu giảm mạnh do tình
trạng dƣ thừa dầu của những năm 1980. Tiếp đó, việc đồng đô la Mỹ phải điều chỉnh
do lạm phát đã đƣa giá dầu giảm từ mức trung bình 78,2 USD/thùng vào năm 1981
xuống mức 26,8 USD/thùng vào năm 1986. Ngoài ra, vào giữa năm 1989, một đợt
thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu Ethanol trên thị trƣờng Brazil đã khiến hàng nghìn
chiếc xe nằm xếp hàng dài ở các trạm xăng hoặc trong garage do hết xăng. Thời điểm

đó, chính phủ Brazil đã có một số quy định khá chặt chẽ để kiểm soát giá xăng và
ethanol nhiên liệu, đồng thời đƣa ra các trợ cấp để giá ethanol không cao hơn 65% giá
xăng. Khi giá đƣờng tăng mạnh ở các thị trƣờng quốc tế vào cuối năm 1988 và chính
phủ đã không đặt hạn ngạch xuất khẩu đƣờng, sản xuất dịch chuyển mạnh theo hƣớng
SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

19


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

sản xuất đƣờng gây ra thiếu hụt nguồn cung Ethanol. Không đáp ứng đƣợc nhu cầu
của số xe chạy Ethanol, chính phủ Brazil bắt đầu nhập khẩu Ethanol từ châu Âu và
châu Phi trong năm 1991. Đồng thời, chính phủ đã bắt đầu giảm trợ cấp Ethanol, đánh
dấu sự khởi đầu của việc bãi bỏ các quy định trƣớc đó về ngành công nghiệp sản xuất
Ethanol và chấm dứt chƣơng trình năng lƣợng Pro-alcool vốn dành ƣu tiên cho xăng
sinh học. Xăng sinh học hiện dùng phổ biến ở Brazil là E18, E20, E25 và hiện không
còn dòng xe chạy ethanol nguyên chất nữa.
Mỹ trở thành nhà sản xuất nhiên liệu Ethanol lớn nhất thế giới vào năm 2005. Năm
2011, Mỹ sản xuất đƣợc 13,9 tỷ gallon (52,6 tỷ lít) Ethanol vào năm 2011, tăng từ 13,2
tỷ gallon (49,2 tỷ lít) năm 2010, và tăng từ 1,63 tỷ gallon vào năm 2000. Brazil và Mỹ
chiếm 87,1% sản lƣợng Ethanol toàn cầu vào năm 2011. Thị phần Ethanol của Mỹ
tăng từ chỉ hơn 1% trong năm 2000 lên hơn 3% vào năm 2006 và lên 10% năm 2011.
Năng lực sản xuất trong nƣớc tăng lên 15 lần sau năm 1990. Tính đến tháng 12/2011,
Hiệp hội nhiên liệu tái tạo RFA đã thống kê đƣợc 209 nhà máy chƣng cất Ethanol
đang đƣợc vận hành tại 29 bang của Mỹ, 140 đang đƣợc xây dựng hoặc mở rộng. Hầu
hết các dự án Ethanol mở rộng là nhằm mục đích cập nhật công nghệ để cải thiện sản

xuất ethanol, nâng cao hiệu quả năng lƣợng và chất lƣợng của nguồn nguyên liệu.
Đến năm 2011, hầu hết các xe trên những con đƣờng của Mỹ có thể chạy bằng xăng
E10, và các nhà sản xuất đã bắt đầu sản xuất xe có thiết kế phù hợp với tỷ lệ ethanol
cao hơn nhiều. Đến đầu năm 2013 có khoảng 11 triệu xe có khả năng chạy xăng E85
lƣu thông ở Mỹ, tuy nhiên do nguồn cung nhiên liệu không đáp ứng đƣợc nên hầu nhƣ
không có xăng E85. Vào tháng 1/2011, Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng Hoa Kỳ (EPA) đã
cấp phép lƣu hành xăng E15 nhƣng chỉ bán cho các ô tô hoặc xe tải nhẹ sản xuất từ
năm 2011 trở về sau, tuy nhiên không bắt buộc các trạm xăng phải cung cấp xăng E15.
Mặc dù vậy, hầu hết các trạm xăng không có đủ máy bơm để cung cấp loại xăng E15,
rất ít máy bơm xăng đƣợc chứng nhận có thể dùng để bơm E15 và không có xe chuyên
dụng để lƣu trữ E15, do đó xăng sinh học phổ biến ở Mỹ vẫn là E10.
Trên thế giới, Brasil, Mỹ và Trung Quốc là 3 quốc gia đứng đầu về sản xuất và sử
dụng Ethanol nhiên liệu. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia phát triển
rất nhanh về sản xuất và sử dụng xăng pha cồn sản xuất từ phế phẩm của sắn, hạt ngô,
cây ngô, đƣờng, bã mía. Năm 2004, Thái Lan đã sản xuất trên 280.000 m3 cồn, đầu tƣ
thêm 20 nhà máy để năm 2015 có trên 2,5 tỷ lít cồn dùng làm nhiên liệu.
d. Thông tin về tình hình sản xuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam
Cồn ở Việt Nam đƣợc sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu rỉ mía đƣờng. Mỗi năm
tổng công suất sản xuất cồn trên cả nƣớc đều tăng tập trung ở 3 nhà máy lớn có công
suất từ 15.000 – 30.000 lít/ngày là nhà máy đƣờng Hiệp Hoà, Lam Sơn, nhà máy bia

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

20


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm


rƣợu Bình Tây… và hàng trăm cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ với công suất từ 3.000
– 50.000 lít/ngày. Sản lƣợng cồn Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ, công suất sản xuất
của mỗi nhà máy cũng nhỏ, các đơn vị sản xuất cồn đang gặp nhiều khó khăn do
nguồn nguyên liệu không ổn định, công nghệ sản xuất lạc hậu, tốn nhiều chi phí sản
xuất nên sản phẩm không có sức cạnh tranh cao. Do nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ cồn
trong nƣớc ngày càng tăng, các đơn vị sản xuất cồn trong nƣớc đẩy mạnh sản xuất,
đồng thời mở rộng thêm nhiều nhà máy mới (Công ty cổ phần mía đƣờng Biên Hoà
đầu tƣ xây dựng nhà máy công suất 50.000 tấn/năm, Công ty Đồng Xanh đầu tƣ xây
dựng nhà máy công suất 60.000 lít/ngày, Công ty CP Cồn sinh học Việt Nam đầu tƣ
nhà máy 66.000 m3/năm tại Đắc Lắc, BIDV đầu tƣ nhà máy công suất 100.000
tấn/năm tại Quảng Nam, Công ty CP Hoá dầu và Nhiên liệu Sinh học Dầu khí xây
dựng nhà máy công suất 100.000 tấn/năm tại Phú Thọ…)
e. Cơ cấu tổ chức Nhà máy
Số ngày làm việc trong năm:

330 ngày

Số ca sản xuất trong ngày:

3 ca

Số giờ làm việc mỗi ca:

8 giờ
Hội đồng
quản trị
Ban giám
đốc


Phòng
TCHC
PX XL
bã hèm

PX BioEthanol

Phòng
TKT
PX
Nƣớc

PX Hơi

Khối
SX

Phòng
KHKD
PX
XLNT

Phòng
KT
PX
Điện

Kho
nguyênvật liệu


Khác

1.1.2. Giới thiệu về tỉnh Quảng Ngãi
a. Vị trí địa lý
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Lãnh thổ của tỉnh trải
dài theo hƣớng Bắc – Nam trong khoảng 100km với chiều ngang theo hƣớng Đông –
Tây hơn 60km, ứng với tọa độ địa lý từ 14032’ đến 15025’ vĩ tuyến Bắc và từ 108006’
tới 109004’ kinh tuyến Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với đƣờng ranh giới
chung khoảng 60km; phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142km

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

21


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

dựa lƣng vào dãy Trƣờng Sơn, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài 70km, phía
Đông giáp biển với chiều dài khoảng 130km. Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km
về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc.
b. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Đồi núi chiếm tới gần 2/3 lãnh thổ của Quảng Ngãi. Địa hình phân hóa
theo chiều Đông – Tây và tạo thành vùng: Vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông
và vùng đồi núi rộng lớn chạy dọc phía Tây với những đỉnh nhô cao trên 1.000m.
- Khí hậu: Quảng Ngãi nằm trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa.
Nhiệt độ trung bình năm đạt 25,6 – 26,90C, nhiệt độ cao nhất lên tới 410C.

Số giờ nắng trung bình năm là 2.131giờ.
Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm đạt 84,3%.
Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 2504mm.
- Thủy văn: Mạng lƣới sông suối của tỉnh Quảng Ngãi tƣơng đối phong phú và phân
bố đều trên khắp lãnh thổ. Phần lớn sông ngòi đều bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn đổ
ra biển Đông với đặc điểm chung là ngắn, dốc, lòng sông cạn, hẹp với lƣu lƣợng
nƣớc có sự phân hóa rõ rệt giữa các mùa trong năm. Ở Quảng Ngãi có 4 con sông
chính là: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu. Quảng Ngãi có
nhiều suối khoáng, suối nƣớc nóng nhƣ: Thạch Bích (Trà Bồng), Hà Thanh, Vin
Cao (Sơn Hà), Lộc Thịnh, Bình Hòa (Bình Sơn); Hòa Thuận (Nghĩa Hành), Đàm
Lƣơng, Thạch Trụ (Mộ Đức)…
c. Tài nguyên
Đất đai: Quảng Ngãi hiện có 9 nhóm đất chính: đất cát biển, đất mặn, đất phù sa, đất
glây, đất xám, đất đỏ, đất đen, đất nứt nẻ và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Chất lƣợng
đất của Quảng Ngãi thuộc loại trung bình. Đất có chất lƣợng tốt chỉ chiếm 21% tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh.
Sinh vật: Có nhiều gỗ quý (lim, dổi, chò, kiền kiền…), cây làm nguyên liệu cho ngành
tiểu thủ công nghiệp (tre, nứa, song mây, lá nón…), cây thuốc (sa nhân, hà thủ ô, thiên
niên kiện, sâm…)
Khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có một số khoáng sản, các mỏ đƣợc phát
hiện gồm có mỏ bôxít ở Bình Sơn, mỏ sắt ở núi Võng, núi Đôi huyện Mộ Đức, mỏ
than bùn ở Bình Sơn, mỏ graphit ở Hƣng Nhƣợng huyện Sơn Tịnh, mỏ cao lanh ở Sơn
Tịnh, mỏ granit ở Trà Bồng và Đức Phổ, đá vôi san hô ở Lý Sơn, Ba Làng An, Sa
Huỳnh, cát thạch anh ở Bình Thạnh (Bình Sơn), Tru Trổi (Đức Phổ)…
SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

22



Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

d. Dân tộc
Quảng Ngãi là địa bàn cƣ trú của một số dân tộc: Kinh (1,1 triệu ngƣời), Hrê (10,6
vạn), Co (2,3 vạn) và Xơ-đăng (hơn 1,2 vạn).
e. Giao thông
Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy qua lãnh thổ của tỉnh với chiều dài 98km; quốc lộ 24 dài
64km; đƣờng 24B dài 18km.
Đường sắt: Tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam chạy qua địa phận của tỉnh dài 96km.
Đường thủy: Dọc bờ biển Quảng Ngãi có 6 cửa lạch lớn nhỏ thông ra biển: Sa Cần, Sa
Kỳ, Sa Huỳnh, Cửa Đại, Cửa Lở, Cửa Mỹ Á…
1.1.3. Tổng quan về nhiên liệu sinh học
a. Định nghĩa
Nhiên liệu sinh học (Tiếng Anh: Biofuels, Tiếng Pháp: Biocarburant) là loại nhiên
liệu đƣợc hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc
- Động thực vật (sinh học): Nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ
động vật, dầu dừa,...)
- Ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tƣơng...)
- Chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân,...)
- Sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cƣa, sản phẩm gỗ thải...)…
b. Phân loại
NLSH có thể đƣợc phân loại thành các nhóm chính nhƣ sau
Diesel sinh học (Biodiesel) là một loại nhiên liệu lỏng có tính năng tƣơng tự và có thể
sử dụng thay thế cho loại dầu Diesel truyền thống. Biodiesel đƣợc điều chế bằng cách
dẫn xuất từ một số loại dầu mỡ sinh học (dầu thực vật, mỡ động vật), thƣờng đƣợc
thực hiện thông qua quá trình transester hóa bằng cách cho phản ứng với các loại rƣợu
phổ biến nhất là methanol.
Xăng sinh học (Biogasoline) là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử

dụng Ethanol nhƣ là một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì.
Ethanol đƣợc chế biến thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ nhƣ tinh bột,
xen-lu-lô, lignocellulose. Ethanol đƣợc pha chế với tỷ lệ thích hợp với xăng tạo thành
xăng sinh học có thể thay thế hoàn toàn cho loại xăng sử dụng phụ gia chì truyền
thống.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

23


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm Methane và các đồng đẳng khác.
Biogas đƣợc tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông nghiệp,
chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Biogas có thể dùng làm nhiên liệu
khí thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.
c. Ƣu điểm
Trƣớc kia, nhiên liệu sinh học hoàn toàn không đƣợc chú trọng. Hầu nhƣ đây chỉ là
một loại nhiên liệu thay thế phụ, tận dụng ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện
tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở quy mô toàn cầu cũng nhƣ ý thức bảo vệ môi
trƣờng lên cao, NLSH bắt đầu đƣợc chú ý phát triển ở quy mô lớn hơn do có nhiều ƣu
điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu khí, than đá...)
Thân thiện với môi trường: Chúng có nguồn gốc từ thực vật, mà thực vật trong quá
trình sinh trƣởng (quang hợp) lại sử dụng CO2 – Dioxit Cacbon (là khí gây hiệu ứng
nhà kính - một hiệu ứng vật lý khiến Trái Đất nóng lên) nên đƣợc xem nhƣ không góp
phần làm trái đất nóng lên.

Nguồn nhiên liệu tái sinh: Các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu không
tái sinh truyền thống.
d. Hạn chế
Việc sản xuất cồn sinh học từ các nguồn tinh bột hoặc các cây thực phẩm đƣợc cho là
không bền vững do ảnh hƣởng tới an ninh lƣơng thực. Khả năng sản xuất với quy mô
lớn cũng còn kém do nguồn cung cấp không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết và nông
nghiệp. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất NLSH vẫn cao hơn nhiều so với nhiên liệu
truyền thống từ đó việc ứng dụng và sử dụng NLSH vào đời sống chƣa thể phổ biến
rộng.
1.1.4. Đặc tính nƣớc thải Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền
Trung
Nguyên liệu đƣợc sử dụng là sắn lát khô, trên thị trƣờng đƣợc bán ở dạng sắn khúc 40
– 70 mm sắn đƣợc gọt khoảng 65 – 70% vỏ và đƣợc phơi trên nền đất nên lƣợng cát,
đá,… cho nên lẫn vào sắn lắt tƣơng đối nhiều. Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học
Dầu khí Miền Trung lựa chọn và thu mua sắn lát khô có độ ẩm và lẫn tạp chất tƣơng
đối ít nhằm giảm lƣợng tiêu hao nƣớc cũng nhƣ chi phí trong quá trình xử lý và làm
sạch nƣớc thải.
- Nƣớc thải sản xuất sinh ra từ dây chuyền sản xuất với nguyên liệu sắn lát khô có
thông số đặc trƣng nhƣ: pH thấp, hàm lƣợng chất hữu cơ cao thể hiện qua các chất
lơ lửng (SS), nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), các chất
SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

24


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm


dinh dƣỡng N, P,… với nồng độ rất cao, vƣợt nhiều lần so với Quy chuẩn xả thải.
Nƣớc thải đƣợc sinh ra từ các hoạt động sản xuất chính sau đây
 Khi bóc vỏ, mài củ, ép bã: Chứa một hàm lƣợng lớn cyanua, alcoloid, antoxian,
protein, xenluloza, pectin, đƣờng và tinh bột. Đây là nguồn chính gây ô nhiễm nƣớc
thải, thƣờng dao động trong khoảng 20 – 25 m3/tấn nguyên liệu, có chứa SS, BOD,
COD ở mức rất cao. Vitamin B chứa trong sắn có hàm lƣợng khá cao và chúng sẽ bị
mất đi qua quá trình lên men chƣng cất. Do ở đây Công ty sử dụng sắn lát khô (độ
ẩm lớn nhất khoảng 16% - TCVN 4295:2009) cho nên hàm lƣợng Cyanua đƣợc
giảm đi đáng kể trong quá trình bào bớt vỏ và phơi khô do vậy hàm lƣợng cyanua
có trong nƣớc thải qua quá trình sản xuất là không đáng kể. Đặc biệt trong quá trình
sản xuất Bio-Ethanol khi nấu ở nhiệt độ cao đã pha loãng với nƣớc cho nên hàm
lƣợng ít không có ảnh hƣởng gì đến nấm men. Ngoài ra lƣợng muối Cyanat khi
chƣng cất không bay hơi nên đƣợc loại cùng với bã hèm.
 Axit HCN là độc tố có trong vỏ sắn. Khi chƣa đƣợc đào lên, trong củ sắn không
có HCN tự do mà ở dạng glucozit gọi là phazeolutanin có công thức hóa học
C17H10NO6. Sau khi đƣợc đào lên, dƣới tác dụng của enzym xyanoaza hoặc trong
môi trƣờng axit thì phazeolutanin phân hủy tạo thành glucoza, axeton và axit
xyanuahdric. Axit này gây độc toàn thân cho ngƣời. Cyanua ở dạng lỏng trong dung
dịch là chất linh hoạt. Khi vào cơ thể, nó kết hợp với enzym xitochrom làm men này
ức chế khả năng cấp oxy cho hồng cầu. Do đó, làm các cơ quan của cơ thể bị thiếu
oxy. Nồng độ HCN thấp có thể gây chóng mặt, miệng đắng và buồn nôn. Nồng độ
HCN cao gây cảm giác bồng bềnh, khó thở, hoa mắt, da hồng, co giật, mê man, bất
tỉnh, đồng tử giãn, đau nhói vùng tim, tim ngừng đập và tử vong. Trong sản xuất,
HCN tồn tại trong nƣớc thải, phản ứng với sắt tạo thành Cyanua có màu xám. Nếu
không đƣợc tách nhanh, HCN sẽ ảnh hƣởng tới màu của tinh bột và màu của nƣớc
thải. Hàm lƣợng độc tố HCN trong củ sắn là 0,001 – 0,04%, chủ yếu ở vỏ. Nƣớc
thải của các nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô lớn thƣờng có BOD từ 6.200 –
23.000 mg/l. Nếu nƣớc thải không đƣợc xử lý triệt để, không đạt tiêu chuẩn môi
trƣờng trƣớc khi thải vào nguồn tiếp nhận thì sẽ gây nghiêm trọng cho nguồn nƣớc,

đất và không khí .
- Nƣớc thải từ việc rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xƣởng: Có chứa dầu máy, SS,
BOD.
- Nƣớc thải sinh hoạt (bao gồm nƣớc thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh) chứa các
chất cặn bã, SS, BOD, COD, các chất dinh dƣỡng (N, P)…
Nếu hàm lƣợng ô nhiễm có trong nƣớc thải không đƣợc xử lý triệt để khi thải bỏ ra
môi trƣờng sẽ gây ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của các sinh vật sống dƣới nƣớc,
ngăn cản quá trình quang hợp làm thiếu hụt oxy hòa tan, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc rất

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

25


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và làm mất vẻ mỹ quan khu tiếp
nhận. Cần phải xử lý triệt để các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải trƣớc khi đƣa ra
nguồn tiếp nhận. Với công suất là 100.000 m3/Ethanol năm thì vấn đề xử lý nƣớc thải
trong quá trình hoạt động của nhà máy mang tính rất cấp bách. Các thông số ô nhiễm
tập trung chủ yếu trong nƣớc thải dịch hèm sau khi tách Bio-Ethanol ra khỏi nguyên
liệu ban đầu là sắn lát khô qua các phƣơng pháp tách và sấy khô bã hèm. Ngoài nƣớc
thải trong quá trình tách Bio-Ethanol ra khỏi nguyên liệu sắn lát khô thì còn có lƣợng
nƣớc thải vệ sinh máy móc và lƣợng nƣớc thải sinh hoạt của công nhân sử dụng trong
lúc làm việc.
Sơ đồ thể hiện quá trình sản xuất Bio-Ethanol từ nguyên liệu sắn lát khô
Nguyên liệu (Sắn lát khô)

Nƣớc

Làm sạch

Nƣớc rửa
nguyên liệu

Tách tạp chất
Nghiền
Nƣớc

Hòa bột

Nƣớc thải

Hồ hóa

Nƣớc vệ
sinh thiết bị

Đƣờng hóa
Nhân men - Lên men
Chƣng cất

Dịch
hèm


hèm


Tách nƣớc
Bio-Ethanol (99,8%)

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

Dịch hèm sau
khi tách bã

26


Đề cương Đồ án Tốt nghiệp
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Miền Trung, tỉnh Quảng
Ngãi, công suất 5.000 m3/ngày đêm

1.1.5. Thành phần, tính chất nƣớc thải sản xuất nhiên liệu sinh học
a. Thành phần nƣớc thải
Nƣớc thải nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học gồm: Lƣợng nƣớc thải sản xuất và
lƣợng nƣớc thải vệ sinh thiết bị cùng với lƣợng nƣớc thải sinh hoạt của công nhân khi
nhà máy hoạt động: Nồng độ BOD, COD, TSS cao, pH thấp do đậm chất axit, hàm
lƣợng N và P trong nƣớc thải cũng cao đáng kể... so với Quy chuẩn xả thải thì nồng độ
cao hơn rất nhiều lần và phải xử lý triệt để trƣớc khi xả thải ra nguồn.
Bảng 1.1 Thành phần nƣớc thải sản xuất
STT
1
2
3
4
5

6
7

Thông số
Nhiệt độ
pH
COD
BOD5
TSS
Tổng Nitơ
Tổng Photpho

Đơn vị
0

C
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Giá trị
80,6
4 - 4,2
52.530
22.530
7.611
500
100


QCVN 60MT:2015/BTNMT
5,5 - 9
250
50
100
80
6
(Nguồn: [2])

Bảng 1.2 Thành phần nƣớc thải sinh hoạt

STT
1
2
3
4
5
6
7

Thông số
BOD5
COD
SS
Dầu mỡ phi khoáng
Tổng Nitơ
Amoni (N-NH4)
Tổng photpho


Đơn vị

Nồng độ
(mg/l)

QCVN
14:2008/BTNMT
(Cột A)

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
Mg/l

675
1275
1812
375
150
60
50

30
50
10
5
6

(Nguồn: [2])

SVTH: Nguyễn Thị Lan Tiên
CBHD: ThS Nguyễn Huy Cương

27


×