Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lúa dựa trên mức độ nhiễm mặn năm 2016 tỉnh bến tre bằng gis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 52 trang )

TÓM TẮT
Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nước ta, Bộ Nông Nghiệp
Phát Triển Nông Thôn [BNN&PTNT], (2016) đã công bố thiệt hại do xâm nhập
mặn gây ra lên đến 5.576 tỷ VNĐ trong đó ĐBSCL thiệt hại 4678 tỷ VNĐ, đặc biệt
đầu năm 2015 đến cuối năm 2016 thiệt hại nặng nề nhất 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng
năng suất, thiếu nước sạch cho người dân, tỉnh Bến Tre sau đợt xâm nhập mặn nông
dân trồng lúa trắng tay và không có nước sạch để sử dụng.
Hệ thống thông tin địa lý GIS có thể dự báo xâm nhập mặn ảnh hưởng đến
điều kiện sinh trưởng của cây lúa bằng phương pháp xây dựng bản đồ trồng lúa bị
xâm nhập mặn kết hợp những kiến thức về điều kiện sinh trưởng của cây lúa trong
hạn mặn. Do đó đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lúa dựa trên mức độ
nhiễm mặn năm 2016 tỉnh Bến Tre bằng GIS” được thực hiện trong thời gian 20/8 –
30/11/2017. Đề tài sử dụng bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre năm 2016 kết hợp
tài liệu phân bố giống lúa tại địa phương và tài liệu điều kiện sinh trưởng của cây
lúa đã chỉ ra được những vùng tiếp tục trồng lúa là huyện Châu Thành, Tp.Bến Tre,
Mỏ Cày Bắc cho cả giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cho đến thu hoạch. Ngược lại
huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri, Giồng Trôm không thể sinh trưởng trong hạn
mặn và thiệt hại giá lúa bán ra cho nông dân tính toán được cho cả Tỉnh là hơn 4000
tỷ. Trong đó 4 huyện Châu Thành, Tp.Bến Tre, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam vẫn thu
hoạch 3 vụ/1 năm với giá trị độ mặn 0 – 40/00 lúa không bị ảnh hưởng bởi mặn,
nhưng các huyện trồng lúa còn lại không thể nào gieo trồng lúa trong độ mặn cao từ
7 – 220/00 do đó chỉ gieo 1 vụ/năm là Hè Thu từ tháng 7 – 11 để tránh đợt hạn hán
xâm nhập mặn từ tháng 11- tháng 4 và tháng 5. Vì vậy kết quả mà đề tài giúp theo
dõi tình hình sinh trưởng của cây lúa trong diễn biến xâm nhập mặn và dự trù thiệt
hại về kinh tế và điều chỉnh lại mùa vụ của cây lúa.

III


MỤC LỤC
Danh Mục Viết Tắt.......................................................................................................VI


Danh Mục Bảng Biểu ................................................................................................. VII
Danh Mục Hình ......................................................................................................... VIII
Chương 1: Mở Đầu ....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết đề tài ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................ 2
1.4.1.

Ý nghĩa khoa học.......................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 2

Chương 2: Tổng Quan Tài Liệu .................................................................................. 3
2.1. Khái quát xâm nhập mặn ..................................................................................... 3
2.1.1.

Nguyên nhân ................................................................................................ 3

2.1.2.

Thực trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến trồng lúa nước tỉnh Bến Tre .... 4

2.2. Tổng quan GIS ......................................................................................................... 7
2.2.1.

Khái niệm ..................................................................................................... 7


2.2.2.

Thành phần GIS ........................................................................................... 8

2.3. Giới Thiệu Khu Vực Nghiên Cứu .......................................................................... 9
2.3.1.

Vị trí địa lý ................................................................................................... 9

2.3.2.

Đặc điểm khí hậu ....................................................................................... 10

2.3.3.

Thổ nhưỡng ................................................................................................ 12

2.3.4.

Thủy văn ..................................................................................................... 13

2.4. Cơ chế chịu mặn của cây lúa ................................................................................ 13
2.4.1.

Điều kiện sinh trưởng của cây lúa trong hạn mặn ................................... 13

2.4.2.

Tài liệu giống lúa chịu mặn ....................................................................... 16


Chương 3: Dữ Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu ................................................. 19
3.1. Dữ liệu ..................................................................................................................... 19
3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................................... 19
3.2.1.

Phương pháp xử lý bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre năm 2016 .......... 19

IV


3.2.2.

Phương pháp xây dựng bản đồ trồng lúa tỉnh Bến Tre ............................. 23

3.2.3. Phương pháp thành lập bản đồ trồng lúa xâm nhập mặn Tỉnh Bến Tre .... 26
3.2.4. Phương pháp đánh giá điều kiện sinh trưởng của cây lúa trong hạn mặn.. 28
Chương 4: Kết Qủa ..................................................................................................... 29
4.1. Kết quả bản đồ tình hình xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre năm 2016 ................... 30
4.2. Kết quả bản đồ trồng lúa tỉnh Bến Tre năm 2014 .............................................. 33
4.3. Phân bố giống lúa chịu mặn tỉnh Bến Tre ......................................................... 33
4.4. Đánh giá điều kiện sinh trưởng của cây lúa trong hạn mặn ............................. 34
Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị ........................................................................... 42
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 43
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 43
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo ................................................................................ 44

V


Danh Mục Viết Tắt

Tên Viết Tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

KH & CN
NN&PTNT
VNĐ
ĐBSCL
TTKH & CNQG

Khoa Học Và Công Nghệ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam Đồng
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ
Quốc Gia
Hệ Thống Thông Tin Địa Lý
Độ dẫn điện
Thành Phố

GIS: Geographic Information System
EC: Electrical Conductivity
TP

VI


Danh Mục Bảng Biểu

Bảng 2. 1: Quan hệ giữa EC và năng suất lúa ........................................................... 14
Bảng 2. 2: Tài liệu giống lúa chịu mặn ..................................................................... 17
Bảng 3. 1: Mẫu khảo sát thực địa ............................................................................. 28
Bảng 3. 2: Bảng giống lúa chịu mặn ........................................................................ 28
Bảng 4. 1: Bảng thuộc tính bản đồ tình hình xâm nhập mặn .................................... 33
Bảng 4. 2: Phân bố giống lúa chịu mặn .................................................................... 34
Bảng 4. 3: Gía trị và diện tích xâm nhập mặn vùng trồng lúa ................................. 36
Bảng 4. 4: Đánh giá những vùng trồng lúa tỉnh Bến Tre ......................................... 40
Bảng 4. 5: Bảng đánh giá thiệt hại VNĐ những vùng trồng lúa xâm nhập mặn ...... 41

VII


Danh Mục Hình
Hình 2. 1: Sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt ........................... 3
Hình 2. 2: Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ĐBSCL ............................................... 5
Hình 2. 3: Thành phần GIS ......................................................................................... 8
Hình 2. 4: Chức năng GIS ........................................................................................... 9
Hình 3. 1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bến Tre ............................................ 20
Hình 3. 2: Kết quả đăng kí tọa độ bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre ................. 20
Hình 3. 3: Tạo Shapefile vùng mặn .......................................................................... 21
Hình 3. 4: Khai báo tọa độ cho vùng mặn ................................................................ 21
Hình 3. 5: Vẽ đường mặn dựa theo bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre ................. 22
Hình 3. 6: Chuyển đường mặn thành vùng Mặn ....................................................... 22
Hình 3. 7: Nhập giá trị xâm nhập mặn vào bảng thuộc tính ..................................... 23
Hình 3. 8: Phân vùng giá trị xâm nhập mặn.............................................................. 23
Hình 3. 9: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bến Tre ............................................ 24
Hình 3. 10: Chọn thông số chuyển đổi trong Tool mapping and convert ................. 24
Hình 3. 11: Chuyển đổi dgn sang định dạng shp ...................................................... 25
Hình 3. 12: Đăng kí tọa độ cho lớp trồng lúa............................................................ 25

Hình 3. 13: Chuyển đổi tên xã trong Autocad sang shp ........................................... 26
Hình 3. 14: Sữa lỗi font tên xã .................................................................................. 27
Hình 3. 15: Phương pháp đánh giá ............................................................................ 29
Hình 4. 1: Kết quả đăng kí bản đồ tình hình xâm nhập mặn .................................... 30
Hình 4. 2: Chồng lớp ảnh đăng kí và bản đồ ............................................................ 30
Hình 4. 3: Kết qủa số hóa bản đồ vùng mặn ............................................................. 31
Hình 4. 4: Bản đồ tình hình xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre năm 2016 ........................ 32
Hình 4. 5: Lớp trồng lúa tỉnh Bến Tre năm 2014...................................................... 33
Hình 4. 6: Biểu đồ diện tích trồng lúa (ha) tỉnh Bến Tre .......................................... 34
Hình 4. 7: Quan hệ ngập mặn ảnh hưởng năng suất lúa ........................................... 35
Hình 4. 8: Diện tích trồng lúa chưa vượt ngưỡng và vượt ngưỡng chịu mặn ........... 39

VIII


Chương 1. Mở Đầu
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Cuối năm 2014, hiện tượng xâm nhập mặn gây ra thiệt hại nặng nề về lúa, hoa
màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, thủy sản, gây thiếu nước sinh hoạt, tổng thiệt hại
lên đến 5.572 tỷ VNĐ. Trong đó, vựa lúa chính VN – ĐBSCL thiệt hại khoảng
4.678 tỷ VNĐ (BNN&PTNT, 2016)
Theo Tổng cục Thủy Lợi ( Bộ NN&PTNT, 2016) cuối năm 2015 và đầu năm
2016, diễn biến xâm nhập mặn được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua. Ở
vụ Mùa Thu Đông năm 2015, có khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng suất
lúa, trong đó thiệt hại nặng khoảng 50.000 ha.Vụ Đông Xuân 2015-2016, có
104.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng đến năng suất (chiếm 11% diện tích gieo trồng 8
tỉnh ven biển – đang bị ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn. Sau Kiên Giang, Bến
Tre là tỉnh thứ hai ở ĐBSCL đã thống kê thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra trong đó
diện tích lúa vụ Đông Xuân là 10.000 ha (phần lớn diện tích nằm ở huyện Ba Tri)
và 1.000 ha lúa Đông Xuân đang đứng trước nguy cơ bị mất trắng. Trước thực trạng

trên để giảm thiệt hại cho nông dân cần thực hiện các biện pháp: theo dõi chặt chẽ
tình hình diễn biến thời tiết, dự báo khí tượng thủy văn tranh thủ nguồn nước ngọt
cho lúa, điều chỉnh lịch thời vụ, chọn giống lúa chịu mặn tốt, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng. Để giải quyết vấn đề phải tốn nhiều chi phí, thời gian tiến hành khảo sát,
thống kê khu vực không có khả năng sản xuất lúa, quan trọng hơn phải xác định
những vùng trồng lúa đang bị xâm nhập mặn.
Những năm gần đây, Hệ thống thông tin địa lý GIS đã được sử dụng ngày càng
nhiều, với những khả năng phân tích, đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn, lập bản đồ
theo dõi hiện trạng xâm nhập mặn qua từng thời kì, quá trình diễn biến, thống kê
phân vùng diện tích xâm nhập mặn. Qua đó có thể đánh giá được mức độ gia tăng
xâm nhập mặn và kịp thời dự báo chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thay thế bằng
giống lúa chịu mặn. Chính vì vậy, đó là lí do chọn đề tài:
“Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lúa dựa trên mức độ nhiễm mặn năm
2016 tỉnh Bến Tre bằng GIS”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá xâm nhập mặn ảnh hưởng đến khu vực trồng
lúa tỉnh Bến Tre năm 2016. Nghiên cứu hướng đến những khu vực trồng lúa tại địa
bàn tỉnh Bến Tre tiếp tục trồng lúa hoặc kết thúc trong hạn mặn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá những vùng trồng lúa bị xâm nhập mặn trong địa bàn
tỉnh Bến Tre, và dữ liệu mà nghiên cứu sử dụng để đánh giá trong năm 2016. Thu

1


thập dữ liệu có giới hạn về điều kiện sinh trưởng của cây lúa trong hạn mặn do đó
Nghiên cứu chỉ đề xuất những vùng có thể trồng hoặc kết thúc trồng lúa trên vùng
xâm nhập mặn.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lập bản đồ trồng lúa bị xâm nhập mặn và ý kiến
chuyên gia, khảo sát thực địa để đánh giá điều kiện sinh trưởng cây lúa trong hạn
mặn là hoàn toàn thực hiện được.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu dự báo được tình hình sinh trưởng của cây lúa trong hạn mặn và dự báo
thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra đối với diện tích lúa.

2


Chương 2. Tổng Quan Tài Liệu
2.1. Khái quát xâm nhập mặn
2.1.1.

Nguyên nhân

Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển
bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Xâm
nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển
do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra.

Hình 2. 1: Sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt

(Nguồn: Theo EOE, 2012)
Theo Bộ Khoa Học và Công Nghệ ([BKH&CN], 2016):
Dòng chảy thượng nguồn và phân bố dòng chảy trên các sông thuộc ĐBSCL
- Do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino năm 2015 nên mùa mưa đến trễ nhưng lại
kết thúc sớm, tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt so với trung bình nhiều năm
từ 20 – 50%. Vì vậy mùa lũ, năm 2015 thuộc năm lũ nhỏ dần, dẫn đến dòng chảy
trong mùa khô từ thượng lưu chảy về ĐBSCL xuống ở mức cực thấp (ở mức lịch

sử).
- Chế độ thủy triều ở ĐBSCL: Trong những ngày triều cường nếu xuất hiện gió sẽ
làm gia tăng phạm vi xâm nhập mặn trên dòng chính và kênh rạch nội đồng.
Trong quá trình xâm nhập vào trong hệ thống sông ngòi, kênh rạch, dòng triều
đồng thời cũng mang nước mặn từ biển vào. Do đó, thủy triều là một trong
những yếu tố chính ảnh hưởng đến xâm nhập mặn. Ngoài ra do ảnh hưởng bởi
các yếu tố khí tượng, đặc biệt là gió Đông (gió chướng) trong tháng 2-3 nên mực
nước đỉnh triều và bình quân gia tăng đến 20 – 30 cm, dẫn tới độ mặn cũng gia
tăng theo.
Mưa và bốc hơi nội đồng
- Liên tiếp nhiều tháng không có mưa, gây nên hạn hán nghiệm trọng. Lượng bốc
hơi trong các tháng mùa khô cao hơn so với các tháng mùa mưa.
- Mưa là nhân tố tạo nên lượng nước mặt (dòng chảy trong sông ngòi, kênh, rạch,
đồng ruộng và ao hồ…), ngược lại, bốc hơi từ bề mặt đất và mặt nước tiêu hao
3


nguồn nước mặt. Do đó, xu hướng ảnh hưởng của mưa và bốc hơi đến xâm nhập
mặn là khác nhau. Trong những năm lượng mưa mùa khô dồi dào, nguồn sinh
thủy lớn, lượng nước ngọt trong hệ thống kênh, rạch và đồng ruộng lớn sẽ hạn
chế mặn xâm nhập vào trong hệ thống kênh, rạch nội đồng; còn bốc hơi lớn thì sẽ
làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tạo điều kiện thuận lợi để mặn xâm nhập vào
trong nội đồng.
Khai thác sử dụng nước
- Một khối lượng nước ngọt khá lớn lấy từ sông Tiền, sông Hậu để cung cấp cho
các vùng Đồng tháp mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau sẽ làm giảm
lượng nước ngọt chảy về hạ lưu và do đó tạo điều kiện cho mặn xâm nhập vào
trong sâu hơn.
- Lượng nước ngọt từ thượng lưu chảy về có tác dụng pha loãng nước mặn theo
triều từ biển truyền vào và do đó đẩy lùi mặn ra phía cửa sông. Chính vì vậy,

những năm mặn xâm nhập sâu vào trong hệ thống sông, kênh rạch nội đồng ở
ĐBSCL là những năm lượng mưa sông Mê Công chảy vào ĐBSCL giảm đáng kể
- Trong mùa cạn, cùng với sự suy giảm của lưu lượng dòng chảy từ thượng lưu đổ
về mặn cũng tăng lên và đạt giá trị lớn nhất vào giai đoạn triều cường và dòng
chảy thượng nguồn nhỏ nhất.
2.1.2. Thực trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến trồng lúa nước tỉnh Bến
Tre

TT

1
2
3
4
5
6

Địa phương

Long An
Mùa
Đông Xuân
Tiền Giang
Đông Xuân
Bến Tre
Đông Xuân
Trà Vinh
Đông Xuân
Kiên Giang
Mùa

Đông Xuân
Sóc Trăng
Mùa

Diện tích
lúa xuống
giống
8.651
234.851
74.130
14710
66.571

301.809

Tổng thiệt hại do hạn xâm
nhập mặn
Diện tích
Thành tiền
thiệt hại
(triệu đồng)
(ha)
10.812
8.651
1.134
1.965
7.517
8.847
1.021
2.038

1.021
2.038
13.844
25.700
13.844
25.701
11.014
4.913
11.014
4.913
54.093
91.182
27.586
51.624
26.507
39.558(*)
9.505
14.075
771
1.379
4

Diện tích có khả
năng bị hạn cao
nhất trong tháng
3,4/2016
1.134
7.517
3.330
3.330

4.700
4.700
6.723
6.723
0
0
0
15.000
0


Đông Xuân
Xuân Hè
Bạc Liêu
Lúa – Tôm
7
Thu Đông
Đông Xuân
Cà Mau
Lúa – Tôm
8
Lúa Mùa
Đông Xuân
Hậu Giang
9
Đông Xuân
Tổng cộng (làm
tròn)

142.000


78.000

4.612
4.123
11.456
8.057
3.326
73
49.343
35.222
1.661
12.461
1.203
0

6.832
6.314
18.270
13.838
4.318
114
78.049
60.891
2.553
14.606
0
0

0

15.0000
8.700
0
0
8.700
0
0
0
0
0
0

994.000

159.000

244.847

46.000

46.000

36.000

Hình 2. 2: Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ĐBSCL

(Nguồn: />Theo báo điện tử tài nguyên và môi trường – Cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi
trường (2016) cho biết:
- Các con sông chính ở Bến Tre đã có độ mặn 4 0/00 và đang xâm nhập sâu vào các
nhánh sông nhỏ từ 45 – 60km. Theo thống kê, tổng diện tích lúa Đông-Xuân năm

2015 – 2016 đã bị thiệt hại trên 10.000 ha (phần lớn diện tích ở huyện Ba Tri)
- Tại huyện Giồng Trôm vụ Đông-Xuân 2015 -2016, nông dân đã xuống giống lúa
trên 2600 ha. Do ảnh hưởng nước mặn lên sớm và xâm nhập sâu vào nội đồng,
gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, trên 1000 ha
lúa Đông-Xuân có nguy cơ mất trắng. Hầu hết diện tích lúa bị chết do xuống
giống trễ, cây lúa còn non, những vùng nằm sâu bên trong, khó tiêu nước. Số
diện tích còn lại, cây lúa còn xanh, nhưng không phát triển được, ước lượng thiệt
hại trên 1000 ha vào cuối vụ.
- Tại huyện Ba Tri, hiện này nước xâm nhập mặn đã gây thiệt hại nặng trên vụ lúa
Đông-Xuân năm 2015 – 2016. Trong vụ lúa này toàn huyện Ba Tri đã canh tác
11.200 ha. Cho đến 16/2 thì diện tích lúa bị thiệt hại do mặn là 8668 ha, chiếm
77,4 % diện tích gieo sạ. Trong đó lúa thiệt hại từ 30% - 70% là 4859 ha.
- Vụ mùa tại huyện Bình Đại có 156 ha, sau Tết nguyên đán trên ruộng còn 42 ha,
trong đó xã Châu Hưng có 13 ha bị mất trắng. Nước mặn xuất hiện cuối tháng 11
sau đó nước ngọt tới tháng 3 mới mặn trở lại, nhưng năm nay cuối tháng 11 nước
luôn mặn và độ mặn ngày càng tăng.
- Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung Ương tỉnh Bến Tre (2016),
hiện tượng El Nino năm 2015 đạt cường độ mạnh kỷ lục 1997-1998 và kéo dài
5


nhất trong khoảng 60 năm qua. Lượng mưa khu vực Nam bộ cuối 2015 đến
4/2016 có khả năng thấp hơn so với nhiều năm 20% - 40% và kết thúc sớm
- Theo số liệu quan trắc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre (2016) độ mặn 40/00
cách cửa sông 45-65 km, 155/164 phường xã bị xâm nhập mặn và cây lúa là đối
tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất do hạn mặn.
Hiện trạng xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre (2017), cho biết:
- Mặn biến đổi theo thời gian: Bến Tre có địa hình chủ yếu nằm dưới mực nước
biển trung bình. Các con sông chủ yếu chịu tác động của chế độ thủy triều biển

Đông. Nhiều sông và kênh rạch có độ rộng khá lớn, một số cửa sông rộng từ 2
đến 3km, do đó nước sông bị nhiễm mặn nghiêm trọng và trong mùa khô, mặn
xâm nhập gần như hầu khắp diện tích trong tỉnh gây nên tình trạng thiếu nước
ngọt gay gắt.
- Mặn theo nước thủy triều vào trong sông, nên có quan hệ mật thiết với chế độ
thủy triều. Sự dao động cũng tương tự như sự dao động của triều. Chân và đỉnh
mặn thường xuất hiện sau chân và đỉnh triều 1 đến 2 giờ. Càng xa biển, chênh
lệch này càng lớn. Ngoài việc biến đổi theo mùa mặn còn phụ thuộc vào lượng
nước từ thượng nguồn về. Mùa lũ, lượng nước ngọt lớn, mặn bị đẩy ra xa. Tuy
vậy, những vùng giáp biển độ mặn không lúc nào nhỏ hơn dưới 2%. Độ mặn lớn
nhất thường xuất hiện vào tháng 4, tháng có lượng nước ngọt ít nhất.
- Mặn biến đổi theo không gian: Mặn từ biển xâm nhập vào sông dưới dạng hình
nêm. Do sự tiết giảm của sóng triều, sức cản và làm loãng của lượng nước ngọt,
nên càng vào sâu trong sông, nồng độ mặn càng giảm.
- Mặn xâm nhập còn có sự khác nhau giữa hai bờ, do các bãi bồi vùng cửa sông
thường chia ra làm nhều cửa nhỏ. Cửa nào có độ sâu lớn diện tích mặt cắt lớn, thì
lượng triều vào lớn.
- Phân tích đường đẳng mặn ở mức 40/00, 100/00, 150/00 vào các tháng 12 ( cuối mùa
mưa) và tháng 2 ( cuối mùa khô) với kết quả quan trắc từ các năm 1982 – 1993
cho thấy:
- Độ mặn xảy ra cao nhất từ các tháng 2, 3, 4. Độ mặn trên 40/00 gây ảnh hưởng
cho cây trồng xuất hiện từ tháng 1 – 4 ở 2/3 diện tích của tỉnh (trừ khu vực An
Hóa, phường 7, thị xã trở lên phía thượng nguồn).
- Đường đẳng mặn 40/00 ở tháng 12 xuất hiện cách bờ biển huyện Ba Tri 9 km qua
các xã Lộc Thuận (huyện Bình Đại), Hưng Nhượng (huyện Giồng Trôm), Thới
Thạnh (huyện Thạnh Phú) tiến dần về phía thượng nguồn. Vào các tháng 2, cách

6



-

-

-

-

-

-

bờ biển 37 km, qua các xã Giao Hòa (huyện Châu Thành), Phú Hưng (thị xã),
Thuận Điền (huyện Giồng Trôm), Thành Thới (huyện Mỏ Cày).
Đường đẳng mặn 60/00 vào tháng 12 xuất hiện cách huyện Ba Tri 6km, qua các xã
Bình Thới (huyện Bình Đại), Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri). Đường đẳng mặn tiến
dần về phía thị xã Bến Tre, cách bờ biển Ba Tri 23 km vào tháng 4 qua các xã
Vang Quới (huyện Bình Đại), Tân Hào (huyện Giồng Trôm), Hương Mỹ (huyện
Mỏ Cày).
Đường đẳng mặn 200/00 cách bờ biển Ba Tri 5km vào tháng 4. Trong những năm
gần đây, do thâm canh tăng vụ ở thượng nguồn làm giảm lượng nước đổ về phía
biển, nên xu hướng mặn càng ngày xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Ranh giới
mặn 40/00 cuối mùa khô đã vượt qua khỏi thị xã lên đến các xã Phú Túc, Phú Đức
(phía sông Cửa Đại) và Cái Mơn (phía sông Cổ Chiên).
Sông Ba Lai có độ dài xâm nhập mặn lớn nhất. Nguyên nhân do sông Ba Lai
đang ở giai đoạn chết dần, không đẩy mặn ra xa được, vì lượng nước nguồn về
quá nhỏ. Sông Hàm Luông có độ dài xâm nhập mặn nhỏ nhất. Nguyên nhân do
cửa sông và suốt dọc chiều dài sông có nhiều bãi bồi, và do lưu lượng nước vào
mùa cạn lớn nhất trong số 4 con sông.
Độ mặn trong kênh rạch: Kênh rạch không có nước ngọt từ thượng nguồn về, nên

thủy triều dồn vào, mặn ngấm vào trong đất, tích tụ ngày một nhiều, vì vậy với
cùng khoảng cách đối với cửa sông, bao giờ độ mặn trong kênh rạch cũng lớn
hơn trong sông. Vấn đề mặn, nhất là mặn trong kênh rạch, là một vấn đề phức
tạp, có ý nghĩa lớn đối với việc cấp nước tưới cho cây trồng, cần được nghiên
cứu chu đáo và toàn diện hơn.
Trong các năm qua, theo kế hoạch phát triển nông nghiệp toàn diện của tỉnh,
nhiều chương trình đầu tư vào thủy lợi lớn đã được thực hiện, góp phần ngăn
việc xâm nhập mặn, dẫn nước ngọt vào đồng ruộng (nhất là khu vực Vàm Đồn,
huyện Mỏ Cày), Bốn Mỹ, Vàm Hồ (huyện Ba Tri), đưa năng suất lúa tăng lên rõ
rệt.
Theo số liệu quan trắc từ Đài khí tượng thủy văn Bến Tre cho biết, độ mặn 40/00
trên các con sông chính đã xâm nhập sâu cách các cửa sông từ 45 – 65km, độ
mặn 10/00 cách các cửa sông từ 50 -70km, 155/164 xã phường thị trấn của tỉnh
Bến Tre bị xâm nhập mặn.
2.2. Tổng quan GIS
2.2.1.

Khái niệm

Theo ESRI (Environmental System Research Institute), tập đoàn nghiên cứu
phát triển các phần mềm GIS, “Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức,

7


bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm, máy tính, dữ liệu địa lý và con người,
được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và
hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý”
(website: />2.2.2.
Thành phần GIS

Hệ thống GIS gồm 5 thành phần chính, bao gồm: con người, phần cứng,
phần mềm, phương pháp và cơ sở dữ liệu
Phần cứng: Hệ thống máy tính mà GIS hoạt động, là thiết bị gồm máy vi tính, PC,
Mini Computer…
Phần mềm: cung cấp chức năng và công cụ lưu trữ phân tích và hiển thị thông tin
địa lý.
Con người: là người sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng phân tích và xử
lý các số liệu, thông báo về việc lựa chọn các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức
về số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện
Dữ liệu: bao gồm các dữ liệu về vị trí địa lý, thuộc tính của thông tin, mối liên hệ
không gian của các thông tin và thời gian.
Dữ liệu không gian cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý của các đối tượng
trên bề mặt trái đất.
Dữ liệu thuộc tính là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêm thông tin thuộc
tính của đối tượng.
Phương pháp: Muốn một hệ GIS hoạt động có hiệu quả phải đặt trong 1 khung tổ
chức phù hợp và có những hướng dẫn cần thiết để quản lý, thu thập lưu trữ và phân
tích số liệu và được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này được bổ nhiệm
để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách hiệu quả để phục vụ người sử dụng.

(Nguồn: gis.vn)
Hình 2.3: Thành phần GIS

Chức năng GIS
Với 5 thành phần tương ứng 4 chức năng: Thu thập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, phân
tích vấn dữ liệu, xuất dữ liệu.

8



(Nguồn: )

Hình 2. 4: Chức năng GIS

Thu thập dữ liệu: Dữ liệu mô tả các đối tượng địa lý được lưu trữ trong cơ sở dữ
liệu địa lý. Cơ sở dữ liệu địa lý là một thành phần có chi phí xây dựng cao và tồn
trong một thời gian dài cùng với hệ thống, vì vậy việc thu thập dữ liệu là một vấn đề
hết sức quan trọng làm thế nào để lấy dữ liệu chỉ tồn tại trên dạng giấy vào cơ sở dữ
liệu? Dữ liệu này ở dạng số nhưng không thể sử dụng được, vậy nó ở định dạng
nào? Môt hệ thống thông tin địa lý phải cung cấp các phương pháp để nhập dữ liệu
địa lý (tọa độ) và dữ liệu dạng bảng (thuộc tính). Hệ thống có nhiều phương pháp
nhập dữ liệu thì càng mềm dẻo và linh động.
Phân Tích dữ liệu:
Phân tích mối quan hệ không gian giữa các tập dữ liệu để trả lời thông địa lý
Phân tích gần kề xấp xỉ: Sử dụng thuật toán để xác định mối quan hệ gần kề giữa
các đối tượng.
Phân tích chồng xếp: kết hợp các đối tượng các lớp dữ liệu để tạo ra các lớp mới.
Lớp kết quả này có thể được phân tích để tìm ra những đối tượng nằm trong một
vùng hoặc nhiều vùng nào đó là bao nhiêu.
Hiển thị dữ liệu và xuất dữ liệu
GIS công cụ hiển thị những đối tượng địa lý, sử dụng nhiều ký hiệu diễn đạt tượng
trưng. Kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất là một bản đồ hoặc đồ thị. Bản đồ là
phương tiện quen thuộc để chuyển tải thông tin địa lý đến người dùng.
Ngoài ra, GIS cho ra các mô hình không gian giúp cho các nhà lãnh đạo quyết định
trong các lĩnh vực quy hoạch và quản lý.
Dữ liệu GIS có thể xuất ra dưới nhiều dạng khác nhau như: in trên giấy, xuất ra
thành các tập tin ảnh, đưa vào các báo cáo, chuyển vào Internet để cung cấp cho
người dùng ở xa.
2.3. Giới Thiệu Khu Vực Nghiên Cứu
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre (2017), Bến Tre có đặc điểm sau:

2.3.1.

Vị trí địa lý

9


Bến Tre là một trong 13 tỉnh ĐBSCL, có diện tích tự nhiên là 2.350 km2, được hình
thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của 4 nhánh sông
Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông
Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km).
Điểm cực Bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048’B
Điểm cực Tây nằm trên 105057’Đ
Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 10020’B
Điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106048’Đ
- Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng
nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng về phía đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà
Vinh, phía Tây giáp Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, Phía Đông
giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65km.
- Địa hình: có độ cao trung bình từ 1-2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ Tây
xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5m. Trong đó, phần cao
nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành, độ cao
tuyệt đối có nơi đạt trên 5 mét, nhưng đa số từ 3 đến 3,5 mét. Phần đất thấp độ
cao trung bình khoảng 1,5m, tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện
Châu Thành hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm. Phần đất trũng, độ
cao tối đa không quá 0,5m, phân bố ở các huyện ven biển như huyện Bình Đại,
Ba Tri và Thạnh Phú. Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với
thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng
ra biển hàng ngàn mét, tạo thuận lợi cho nuôi truồng hải sản.

- Địa hình bằng phẳng, rải rác, những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có
rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và
các cửa sông. Ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống
kênh rạch chằng chịt khoảng 6000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp
ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ
thống thủy lợi phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hóa với các tỉnh
lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
Tây và ngược lại.
2.3.2. Đặc điểm khí hậu
- Nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên nhiệt độ cao, ít biến
đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 270C. Tỉnh Bến Tre chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa
Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển có hướng gió

10


-

-

-

-

-

thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Trong năm không có
nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 200C. Với vị trí nằm tiếp giáp với Biển Đông,
nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường

xảy ra từ vĩ độ 150 B trở lên).
1. Đặc điểm mưa
Lượng mưa trung bình năm của Bến Tre thấp trung bình từ 1.200 – 1.600 mm,
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Bến Tre chịu ảnh hưởng gián tiếp của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió này là 2
thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và 4 tạo nên 2 mùa rõ
rệt.
Lượng mưa tại TP nhiều hơn khoảng 1.414 mm. Vùng ven biển và Chợ Lách có
lượng mưa thấp nhất từ 1.210 – 1.240 mm.
Tháng 5, lượng mưa vượt hẳn lên từ 150 – 200 mm trên 10 ngày mưa. Hương
Mỹ (Mỏ Cày Nam) đạt khoảng 200 mm, tại Chợ Lách và phía Bắc của TP đạt
150 mm. Tháng 6, lượng mưa nhiều nhất từ 175 mm – 250 mm với 14 ngày mưa.
Ở Ba Vát, tăng lên 250 mm, nhưng Bắc Giồng Trôm khoảng 175 mm. Tháng 710 ở ven biển, lượng mưa khoảng 150 mm, Ở Giồng Trôm, Bình Đại và TP.Bến
Tre lượng mưa cao nhất. Tháng 10, lượng mưa tập trung ở TP.Bến Tre, Thạnh
Phú. Tháng 11, lượng mưa giảm trung bình trên dưới 100 mm. Ven biển Thạnh
Phú có lượng mưa cao nhất và Bình Đại có lượng mưa thấp nhất.
Mùa mưa ở các nơi trong Tỉnh Bến Tre bắt đầu và kết thúc không giống nhau.
Các vùng ven biển mưa thường bắt đầu chậm và kết thúc sớm hơn các nơi khác
nhau. Số ngày mưa thực sự trong mùa mưa cũng không đồng đều trong toàn tỉnh
khoảng từ 50 đến 60 ngày.
2. Chế độ nắng, bức xạ
Do nằm ở vĩ độ thấp hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần nên Bến Tre tiếp
nhận được lượng ánh nắng dồi dào, tổng số giờ nắng trong năm lớn, trung bình
khoảng 2.000 giờ. Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình đạt từ 8-9 giờ/ngày,
mùa mưa trung bình đạt từ 5 -7giờ/ngày.
Bức xạ mặt trời lớn và ổn định, cao vào tháng mùa khô và thấp hơn vào các
tháng mùa mưa. Tổng lượng bức xạ tổng cộng trung bình ngày bình quân 440
cal/m2. Trong đó, mùa khô 440 – 534 cal/cm2, cao nhất vào tháng 4(534 cal/cm2);
mùa mưa 391 – 440 cal/cm2 thấp nhất vào tháng 9 (391 cal/cm2). Tổng bức xạ

bình quân năm là 160,3 Kcal/cm2, biến thiên trong các tháng mùa mưa từ 11,73
Kcal/cm2 (tháng 9) đến 12,52 Kcal/cm2 (tháng 7) trong các tháng mùa khô từ
12,59 Kcal/cm2 (tháng 7) đến 16,55 Kcal/cm2 ( tháng 3).
11


3. Chế độ nhiệt
- Khí hậu của tỉnh Bến Tre là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhiệt độ tương đối
cao và ít biến đổi, trung bình khoảng 270C. Tháng nóng nhất là tháng 4 và 5,
nhiệt độ trung bình khoảng 290C. Tháng ít nóng nhất là 12, nhiệt độ trung bình
khoảng 250C, chênh lệch giữa tháng ít nhất và tháng nóng nhất là 40C. Trong
toàn tỉnh, chưa bao giờ nhiệt độ trung bình ngày dưới 250C, nhiệt độ thấp tuyệt
đối trong ngày là 18,10C và cao nhất là 360C. Trong mùa khô, biên độ dao động
ngày đêm lên đến 140C, còn mùa mưa là 11,40C.
4. Độ ẩm
- Do gần biển và có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên độ ẩm tương đổi cao, trung
bình từ 81-82%, ít thay đổi qua các năm. Chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng
cao nhất và thấp nhất là 15%. Trong mùa khô từ tháng 12 – 4, độ ẩm trung bình
từ 83-90%. Độ ẩm nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12 – 1 (từ 40 – 50%). Độ
ẩm có xu hướng giảm, năm 2001 là 83 % đến năm 2011 giảm còn lại 81%.
2.3.3. Thổ nhưỡng
-

-

-

-

-


Cơ cấu nhóm đất:
Nhóm đất cát: chiếm diện tích 14248 ha (6,4 % diện tích toàn tỉnh). Đất có tỉ lệ
sắt khá cao, rất ít chất hữu cơ nghèo dinh dưỡng các lớp đất mới hiện nay ở ven
biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
Nhóm đất phù sa: có diện tích lớn nhất ở Bến Tre, đất phù sa hình thành trầm tích
sông biển (Nam Giồng Trôm – Nam Mỏ Cày), xuống sâu đất sét pha cát. Thành
phần chủ yếu là sét (50-60%), trong đó nhiều nhất là khoáng sét Kaolinite và
lllite, độ phì thấp, nguồn đạm tốt nhưng dự trữ lân không đủ.
Nhóm đất phèn: đất phèn tiềm tàng là đất phèn chưa bị hóa chua, đất phèn tiềm
tàng trung bình mặn (3286 ha). Chủ yếu 2 dạng: hữu cơ ở các khu vực thấp,
trũng kênh rạch chằng chịt, dạng ít hữu cơ ở các khu vực hơi cao. Ngoài ra vùng
lợ và mặn (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú) sự xâm nhập mặn vào đất phèn làm cho
đất vừa mặn, vừa phèn cây trồng khó sinh trưởng.
Nhóm đất mặn: chiếm diện tích 96739 ha (tỉ lệ 43,11 % diện tích toàn tỉnh), phân
bố ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, tùy theo mức độ và thời gian nhiễm
mặn.
Về số lượng: trên 66% diện tích thuận lợi cho cây trồng, 19% diện tích hạn chế
cho lúa, dừa, cây công nghiệp, 10% hạn chế quan trọng.
Về chất lượng: Đất vẫn vốn rất nghèo lân, lượng đạm dễ tiêu, khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây kém những khu vực nhiễm mặn chỉ gieo 1 vụ lúa. Bình

12


Đại, Ba Tri, Thạnh Phú rừng ven biển bị khai hoang để trồng lúa, đất mất thảm
thực vật càng bốc mặn nghiêm trọng mùa khô.
2.3.4. Thủy văn
- Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, giáp với biển Đông, với mạng lưới sông ngòi
chằng chịt tổng chiều dài xấp xỉ 6000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82 km,

sông Hàm Luông dài 72 km, sông Ba Lai 59 km, Mỹ Tho 83 km.
- Sông Mỹ Tho: chạy theo chiều dọc của tỉnh dài khoảng 83 km, lưu lượng nước
mùa lũ 6.480 m3/s, vào mùa khô khoảng 1.598 m3/s. Lòng sông bề rộng trung
bình 1500 – 2000 , càng mở rộng ra biển.
- Sông Ba Lai: nằm trọn vẹn trong tỉnh, chảy từ xã Tân Phú, huyện Châu Thành ra
biển, chiều dài 59 km. Lưu lượng nước vào mùa lũ khoảng 240 m3/s, vào mùa
khô khoảng 59 m3/s.
- Sông Hàm Luông: có chiều dài 71 km, là con sông lớn nằm trọn vẹn trong địa
giới tỉnh và là ranh giới giữa 2 cù lao Bảo và Minh. Lòng sông rộng, lưu lượng
nước dồi dào vào mùa lũ khoảng 3360 m3/s, mùa khô khoảng 1480 m3/s.
- Sông Cổ Chiên: nằm ở phía Nam, chiều dài khoảng 82 km, mang đặc điểm tương
tự sông Mỹ Tho, lưu lượng khoảng 6000 m3/s, mùa khô khoảng 828 m3/s.
- Ngoài ra Bến Tre có khoảng 46 kênh rạch chính tổng chiều dài 300 km. Kênh
quan trọng nhất là: Giao Hòa ( Châu Thành – Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm
Thơm ( Mỏ Cày Nam); Băng Cung, Éo Lói, Khém Thuyền(Thạnh Phú), Bến Tre,
Sơn Đốc (Tp.Bến Tre); Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào, Ba Tri (Ba Tri)…
2.4. Cơ chế chịu mặn của cây lúa
2.4.1. Điều kiện sinh trưởng của cây lúa trong hạn mặn
Ảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa
Được đánh giá bằng mức độ thiệt hại ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác
nhau. Ở mức nhiễm mặn trung bình và thấp có thể ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng
và phát triển của cây, thay đổi về hình thái, sinh lý, sinh hóa và làm giảm năng suất,
trong khi mức độ nhiễm mặn cao sẽ làm cây chết. Mối quan hệ giữa EC và năng
suất lúa được trình bày ở bảng bên dưới.
Bảng 2.1: Quan hệ giữa EC và năng suất lúa

EC
( dS/m)
<2
<4


Mức độ độc
Mức độ hạn chế sinh trưởng và năng suất lúa
hại
Thích hợp
Không giảm năng suất lúa
Nhẹ
Giảm nhẹ 10 – 15%

13


Hạn chế sinh trưởng của cây vừa phải, năng suất
giảm 20 – 50 %
>10
Độc
Năng suất giảm >50%
(Nguồn: Trịnh Thị Sen, 2016)
Hầu hết các loại cây trồng đều bị ảnh hưởng mặn trong giai đoạn nảy mầm nhiều
hơn bất kỳ giai đoạn nào khác. Giai đoạn chịu mặn của cây trồng thay đổi theo giai
đoạn sinh trưởng và cây lúa chịu đựng được nồng độ muối tương đương với lúa
mạch, lúa mì, và ngô.
Mặn làm giảm diện tích lá ở cây lúa. Trong điều kiện thiệt hại nhẹ, khối lượng khô
có xu hướng tăng lên trong một thời gian, sau đó giảm nghiêm trọng vì diện tích lá
giảm. Nếu ảnh hưởng mặn lớn hơn, khối lượng khô của chồi và rễ sẽ giảm tương
ứng. Ở giai đoạn mạ, lá già hơn sẽ bị hại nhiều hơn lá non.
Ảnh hưởng của độ mặn thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây lúa chịu được mặn trong quá trình nảy mầm,
nhưng trở nên rất nhạy cảm trong thời kỳ mạ non. Mặc dù chịu được mặn trong suốt
thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và chín, cây lúa lại rất nhạy cảm với độ mặn trong

thời gian thụ phấn. Ảnh hưởng của mặn trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của cây lúa cụ thể như sau:
+ Giai đoạn nảy mầm và mạ non: Mặn không làm thiệt hại khả năng nảy mầm của
hạt giống mà chỉ kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy
cây lúa mẫn cảm với mặn ở giai đoạn mạ non (2-3 lá) nhiều hơn trong giai đoạn
nảy mầm và ảnh hưởng của mặn trong giai đoạn mạ thay đổi tùy theo giống lúa.
Mặn ảnh hưởng tới sự gia tăng chiều dài của lá là việc hình thành lá mới, đồng
thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ.
+ Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Lúa có khả năng chịu mặn trong suốt giai đoạn
sinh dưỡng. Khả năng chống chịu mặn tăng dần theo tuổi cây, khi cây già thì tính
chống chịu càng tăng. Tuy nhiên, một số giống lúa chịu mặn tốt trong thời kỳ
sinh trưởng sinh dưỡng, nhưng lại nhạy cảm ở giai đọan trổ và chống chịu tốt ở
giai đoạn chín. Trong suốt giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, chiều cao cây, khối
lượng rơm rạ, số nhánh/khóm, khối lượng khô của rễ, thời gian từ khi cấy đến
trổ, đều bị ảnh hưởng bởi mặn ở các mức độ khác nhau, trong đó chiều cao cây,
số nhánh/khóm và thời gian sinh trưởng bị ảnh hưởng mạnh nhất. Sự thiệt hại do
mặn nghiêm trọng hơn trong điều kiện nhiệt độ cao (30,70C) và độ ẩm không khí
thấp (63,5%) vì làm tăng quá trình thoát hơi nước và hấp thụ mặn ở cây lúa.
+ Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Mặn ảnh hưởng ở giai đoạn này sẽ làm giảm
năng suất hạt nhiều hơn giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Trong thời kỳ sinh
sản, mặn ảnh hưởng đến sự hình thành gié và hoa, đến sự thụ phấn và sự nảy
>6

Độc vừa

14


mầm của hạt phấn, giảm số hoa hữu hiệu/bông, làm cho tỷ lệ lép gia tăng. Đồng
thời mặn cũng làm giảm chiều dài bông, số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt dẫn

đến năng suất lúa giảm.
Ảnh hưởng của mặn đến đặc điểm hình thái của cây lúa
Phát triển kém, lá cuốn lại, khô đầu lá, phiến lá xuất hiện nhiều chấm lốm đốm màu
trắng và lá bên dưới bị khô cháy.
Hầu hết các thông số như số nhánh ít, bông lép, số hoa trên bông ít, khối lượng
1000 hạt thấp và cháy lá đều là biểu hiện của sự ảnh hưởng mặn. Các triệu chứng
chính về mặt hình thái là lá chuyển màu nâu và chết ( trong trường hợp mặn kiềm),
cây thấp, đẻ nhánh kém, tăng số bông hấp thụ, chỉ số thu hoạch thấp, giảm số hạt
trên bông, giảm khối lượng 1000 hạt, năng suất thấp và thay đổi thời gian sinh
trưởng, lá cuốn lại, lá khô trắng, rễ sinh trưởng kém và ruộng lúa sinh trưởng, phát
triển không đều.
Ảnh hưởng của mặn đến đặc tính sinh lý, sinh hóa của cây lúa
Dưới điều kiện mặn cao, hầu hết các cây trồng có những thay đổi về mặt sinh lý và
sinh hóa như tăng vận chuyển Na+ tới chồi, tích lũy natri nhiều hơn trong lá già,
tăng hấp thu ion Cl-, giảm hấp thụ ion K+, giảm khối lượng tươi và khô của chồi và
rễ, giảm hấp thu photpho và kẽm, thay đổi enzyme, tăng cường sự hòa tan các hợp
chất hữu cơ không độc hại và tăng mức polyamine.
Mặn ảnh hưởng đến cả sự phát triển lá và tính trạng nước của cây lúa. Tác dụng
thẩm thấu do độ mặn của đất có thể gây ra rối loạn cân bằng nước trong quá trình
sinh trưởng, đồng thời hạn chế sự sinh trưởng, kích thích sự đóng khí khổng và làm
giảm quá trình quang hợp. Cây phản ứng bằng cách điều chỉnh thẩm thấu, thường
bằng cách tăng nồng độ Na+ và Cl- trong các mô bào cũng như làm ảnh hưởng cả
quá trình quang hợp và hô hấp. Sự điều chỉnh phần nào áp suất thẩm thấu này
không đủ để tránh tình trạng thiếu nước trong cây, do đó có sự sụt giảm hàm lượng
nước trong rễ sau thời kỳ khủng hoảng mặn.
Mặt khác, các sắc tố quang hợp, đường và protein trong các tế bào lá lúa cũng bị
giảm bởi ảnh hưởng của độ mặn. Ngoài ra, sự giảm hàm lượng diệp lục diễn ra cùng
với sự gia tăng của nồng độ NaCl. Sự giảm hàm lượng diệp lục trong cây chịu mặn
có thể do sự gia tăng các enzyme có chức năng làm suy giảm diệp lục . Sự tích lũy
ion trong lá cũng có tác động tiêu cực đối với hàm lượng diệp lục. Giảm hàm lượng

các carotenoid dưới ảnh hưởng mặn dẫn đến sự suy thoái β-carotene và sự hình
thành các zeaxanthin, các hợp chất có liên quan đến việc bảo vệ cây khỏi sự ức chế
quang hợp. Một khi độ mặn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quang hợp của cây
lúa, sự sản xuất các sản phẩm quang hợp cũng bị hạn chế. Hàm lượng đường trong

15


lá mạ sụt giảm trong điều kiện mặn. Bên cạnh đó, sự tăng nồng độ ion Na+ và sự
giảm nồng độ ion K+ cũng làm rối loạn sự cân bằng ion trong tế bào của cây.
Ngưỡng chịu mặn của cây lúa
Lúa là cây trồng chịu mặn khá. Lúa có khả năng tương đương với lúa mì nhưng ảnh
hưởng của mặn ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực đối với lúa là nghiêm trọng và
phức tạp hơn so với lúa mì. Tuy nhiên, nghiên cứu khác lại xếp lúa là cây có khả
năng chịu mặn trung bình.
Ngưỡng chống chịu mặn là nơi mà năng suất không bị ảnh hưởng bởi mặn, khi tốc
độ phân phát muối tới chồi có thể cân bằng bởi việc tạo không bào, nó làm chậm lại
sự đi vào của muối theo cách loại trừ muối ở bề mặt rễ hay qua sự sinh trưởng, nơi
cung cấp cho muối đi vào bằng cách tạo ra nhiều không bào hơn.
Hầu hết các giống lúa chống chịu mặn bị ảnh hưởng ở mức độ mặn EC>6dS/m và
các giống lúa nhạy cảm sẽ bị tổn thương tại độ mặn rất thấp (EC = 2dS/m). Tuy
nhiên, tại ngưỡng mặn 4 dS/m đã làm giảm năng suất lúa từ 10 – 15% và lớn hơn 10
dS/m năng suất lúa giảm trên 50%.
Ngưỡng chịu mặn của cây lúa khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Lúa có khả năng chịu mặn cao ở giai đoạn nảy mầm nhưng lại rất mẫn cảm ở thời
kỳ cây con, gieo cấy, trổ và vào chắc. Tại độ mặn rất thấp 1,9 dS/m đã gây ảnh
hưởng bất lợi đến cho sự phát triển của cây con, đặc biệt ở giai đoạn 2-3 lá nhưng
ảnh hưởng này không liên quan đến sự suy giảm năng suất hạt ở giai đoạn sau. Với
độ mặn trên 3,4 dS/m làm giảm tỷ lệ sống của cây con. Tại độ mặn 6 dS/m làm gia
tăng số hạt lép, giảm khối lượng 1000 hạt. Tuy nhiên, trong những trường hợp độ

mặn thấp ở các giai đoạn không mẫn cảm với mặn (giai đoạn nảy mầm, đẻ nhánh,
làm đòng), thì một lượng ion Na+ có thể thúc đẩy sự sinh trưởng của cây lúa. Khả
năng chịu mặn thay đổi tùy thuộc vào giống lúa, các giống lúa chịu mặn khác nhau
có khả năng chịu mặn khác nhau, yếu tố này rất quan trọng giúp cây lúa có thể thích
nghi được với nhiều điều kiện môi trường. Đây cũng là cơ sở lý luận trong công tác
tuyển chọn giống lúa chịu mặn thích ứng với điều kiện mặn ở các vùng sinh thái
khác nhau.
Cây lúa có khả năng chịu mặn tốt nhất ở giai đoạn nảy mầm và chín, nhạy cảm nhất
ở cây con (1-2 lá) và trổ. Tuy nhiên, mặn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển đều đóng góp làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ở Châu Á, lúa được mệnh
danh là cây trồng thân thiện với độ mặn, nó có khả năng thích ứng tốt với mặn theo
thời gian.
2.4.2. Tài liệu giống lúa chịu mặn

16


Bảng 2.2: Tài liệu giống lúa chịu mặn

Đặc tính
Giống
lúa

OM
1352

OM
1348

OM

1350

OM
9921

OM
6162

Nguồn gốc

Thời gian
sinh trưởng

Viện lúa
ĐBSCL, công
nhận 2002
quyết định
5309/2002
Tuyển chọn từ
tổ hợp
IR/OM80
Viện
lúa Đông
ĐBSCL
Xuân 110120 ngày

thu
125-140
ngày


Hình dạng

Khả
năng
chịu
mặn

Năng suất

Chiều cao: 110-115
cm
Hình thẳng đẹp,
2 – 5 0/00
nhảy chồi, chắc hạt,
gạo trong, nở cơm,
không bạc bụng
Chiều cao cây: 110 2 – 5 0/00
– 115 cm
Dạng hình thẳng,
đẹp, tỉ lệ chắc hạt
Gạo trong, nở cơm,
không bạc bụng
Chiều cao cây: 110 3 – 4 0/00
– 120 cm
Dạng hình thẳng,
đẹp, tỉ lệ chắc hạt,
hạt nhỏ
Gạo trong, nở cơm,
không bạc bụng


Vụ Đông
Xuân: 6-8
tấn/ha
Vụ Hè
Thu : 5-6
tấn/ha

95 – 100 Chiều cao cây: 95 - 2 – 40/00
ngày
100 cm
Nhảy chồi khá, lá
hơi lớn, thẳng, cứng
cây. Gạo trong, cơm
dẻo, mùi thơm
3 – 4 0/00

Vụ Đông
Xuân: 6-7
tấn/ha
Vụ Hè
Thu: 5-6
tấn/ha
Vụ Đông
Xuân: 6-7

17


2 -3 0/00


OM
4900

OC10

OM
9915

Chưa
rõ, 105 ngày
giống lúa mới
được TTNNUDCNC Tỉnh
Bến Tre sử
dụng
Viện
lúa 95 – 100
ĐBSCL,
tổ ngày
hợp
lai
OM5673/Nàn
g Thơm Chợ
Đào

Chiều cao: 100-105 40/00
cm. Hạt màu vàng
sáng, đẹp, dễ canh
tác, thích hợp mọi
vùng và mùa vụ
khác trong năm

95 – 100 cm. Gạo
2 – 4 0/00
dài, dẻo.Trọng
lượng 1000 hạt

18

tấn/ha
Vụ Hè
Thu: 55.5 tấn/ha
7.5-8
tấn/ha,
nhất là
trong Vụ
Đông
Xuân
7–9
tấn/ha
Hè Thu: 6
– 7 tấn/ha


Chương 3. Dữ Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
3.1. Dữ liệu
- Bản đồ tình hình xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre (từ ngày 21/5 đến ngày 31/5/2016).
Nguồn tài liệu: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre. Đơn vị thực hiện: Trung
Tâm Công Nghệ Thông Tin – Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bến Tre.
Nguồn cung cấp: Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Bản đồ dạng file ảnh png
(Portable Network Graphics).
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bến Tre năm 2014 tỉ lệ 1/50.000, nguồn cung

cấp Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Dạng dgn trong phần mềm Microstation.
- Tài liệu Cơ chế chịu mặn của cây lúa. Nguồn tài liệu Viện lúa ĐBSCL.
- Tài liệu một số giống lúa chịu mặn. Nguồn tài liệu Trung tâm Nông nghiệp Ứng
dụng công nghệ tỉnh Bến Tre thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre.
3.2. Phương pháp thực hiện
Bản đồ xâm nhập mặn

Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất

Xử lý bản đồ

Chồng lớp
Bản đồ trồng lúa bị xâm nhập mặn
Khảo sát thực địa
Tài liệu giống lúa chịu mặn
Đánh giá vùng trồng lúa bị xâm nhập
mặn
3.2.1. Phương pháp xử lý bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre năm 2016
a. Bản đồ xâm nhập mặn đang ở dạng raster file ảnh png để có thể tách được vùng
giá trị xâm nhập mặn cần phải chuyển về dạng shape file trong phần mềm
ArcGIS để xử lý.

19


×