Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

mở rộng nhà máy nước võ cạnh, thành phố nha trang, công suất từ 100 000 lên 150 000 m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 83 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

NXB

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

NTSH

Nước thải sinh hoạt

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

CNVH

Công nhân vận hành

TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
SXKD



Sản xuất kinh doanh

PCCN

Phòng chống cháy nổ

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

1


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1 Bảng chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào của nhà máy nước Võ Cạnh tháng
8/2017............. .............................................................................................................. 32
Bảng 3.2 So sánh lựa chọn công nghệ .......................................................................... 36
Bảng 3.3 So sánh trước và sau khi dự án được hoàn thành .......................................... 37
Bảng 4.1 Thống kê bể trộn cơ khí ................................................................................. 40
Bảng 4.2 Thống kê bể phản ứng cơ khí ........................................................................ 45
Bảng 4.3 Thống kê bể lắng Lamella ............................................................................. 50
Bảng 4.4 Cường độ rửa và thời gian rửa lọc ................................................................. 51
Bảng 4.5 Đặc trưng của lớp vật liệu lọc và tốc độ lọc ................................................... 52
Bảng 4.6 Thống kê bể lọc nhanh .................................................................................. 63
Bảng 4.7 Tiêu chuẩn lượng nước chữa cháy ................................................................ 64
Bảng 4.8 Thống kê bể chứa nước sạch ......................................................................... 64

Bảng 4.9 Bảng hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thô (TCVN 33 – 2006) ................. 66
Bảng 4.10 Một số thống số máy khuấy tiêu chuẩn ....................................................... 68
Bảng 4.11 Một số thống số máy khuấy tiêu chuẩn ....................................................... 69
Bảng 5.1 Dự toán chi phí phần xây dựng ..................................................................... 74
Bảng 5.2 Dự toán chi phí phần thiết bị ......................................................................... 74
Bảng 5.3 Dự toán chi phí quản lý ................................................................................. 75
Bảng 5.4 Dự toán chi phí điện năng ............................................................................. 76
Bảng 5.5 Dự toán chi phí hoá chất ................................................................................ 77
Bảng 6.1 Môi trường bị ảnh hưởng trong giai đoạn thi công dự án ............................. 78
Bảng 6.2 Môi trường bị ảnh hưởng trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động................ 79

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

2


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ địa chính thành phố Nha Trang ......................................................... 13
Hình 1.2 Nhà máy nước Võ Cạnh................................................................................. 19
Hình 1.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp nhà máy Võ Cạnh ................. 22
Hình 3.1 Đề xuất dây chuyền xử lý phương án 1 ......................................................... 33
Hình 3.2 Đề xuất dây chuyền xử lý phương án 2 ......................................................... 35
Hình 4.1 Sơ đồ cấu tạo bể trộn cơ khí........................................................................... 39
Hình 4.2 Sơ đồ cấu tạo bể phản ứng cơ khí .................................................................. 41
Hình 4.3 Bố trí máng thu nước rửa lọc.......................................................................... 54


SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

3


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

DANH MỤC BẢN VẼ
Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy nước Võ Cạnh
Bản vẽ mặt cắt theo nước trạm xử lý
Bản vẽ bể trộn cơ khí
Bản vẽ bể phản ứng cơ khí
Bản vẽ cụm xử lý phản ứng cơ khí – lắng Lamella
Bản vẽ bể lắng Lamella
Bản vẽ bể lọc nhanh

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

4


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ...................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. 3
DANH MỤC BẢN VẼ ................................................................................................... 4
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 8
CHƯƠNG I ................................................................................................................... 12
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ NHA TRANG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
....................................................................................................................................... 12
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐỊA HÌNH ......................................................................... 12
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................ 13
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.4.

Đặc điểm khí hậu ........................................................................................ 13
Chế độ thuỷ văn .......................................................................................... 14
Dân số ......................................................................................................... 14
KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................................................... 14
Thương mại – du lịch ................................................................................. 15
Công nghiệp ............................................................................................... 15
Nông – lâm – ngư nghiệp ........................................................................... 16
HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ...................................... 17


1.4.1.
1.4.2.
1.5.
1.6.

Khu đô thị ................................................................................................... 17
Giao thông .................................................................................................. 17
HIỆN TRẠNG THIẾU HỤT NƯỚC TRÊN ĐỊA BẢN THÀNH PHỐ ......... 18
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NƯỚC VÕ CẠNH HIỆN HỮU ................... 18

1.6.1.
1.6.2.
1.6.3.
1.6.4.
1.6.5.
1.6.6.
1.6.7.
1.6.8.
1.6.9.
1.7.

Vị trí nhà máy nước .................................................................................... 18
Loại hình đặc điểm ..................................................................................... 19
Cơ cấu tổ chức nhà máy ............................................................................. 19
Quản đốc: ................................................................................................... 20
Phó quản đốc: ............................................................................................. 20
Kỹ thuật: ..................................................................................................... 21
Trưởng ca vận hành: ................................................................................... 21
Công nhân vận hành: .................................................................................. 21
Hiện trạng xử lý nước cấp hiện nay ........................................................... 21

ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI MỞ RỘNG NHÀ MÁY ........... 24

CHƯƠNG II.................................................................................................................. 25
GIỚI THIỆU NGUỒN NƯỚC THÔ VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ........................... 25
2.1. SƠ BỘ CÁC NGUỒN NƯỚC THÔ............................................................... 25

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

5


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.2.

Nguồn nước mặt ......................................................................................... 25
Nguồn nước ngầm ...................................................................................... 25
Nguồn nước mưa ........................................................................................ 25
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC KHAI THÁC TẠI KHU VỰC

THÀNH PHỐ NHA TRANG .................................................................................... 25
2.2.1.
2.2.2.
2.3.


So sánh nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm .......................................... 25
Lựa chọn nguồn nước khai thác ................................................................. 26
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC ........................... 27

2.3.1.
2.3.2.

Các quá trình xử lý nước tự nhiên .............................................................. 27
Các công trình xử lý nước mặt ................................................................... 27

CHƯƠNG III ................................................................................................................ 30
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NHÀ MÁY
NƯỚC VÕ CẠNH, THÀNH PHỐ NHA TRANG, CÔNG SUẤT TỪ 100.000 LÊN
150.000 M3/NGÀY.ĐÊM. ............................................................................................ 30
3.1. CƠ SỞ THIẾT KẾ .......................................................................................... 30
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.
3.3.

Dân số ......................................................................................................... 30
Tính toán công suất nhà máy vào năm 2030 .............................................. 30
Vị trí nhà máy xây dựng mới...................................................................... 31
ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ................................................................. 33
SO SÁNH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ......................................................... 36

3.4.


SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI DỰ ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH....... 37

CHƯƠNG IV ................................................................................................................ 38
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ............................................ 38
4.1. CÔNG TRÌNH THU, TRẠM BƠM VÀ ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC THÔ .......... 38
4.2. TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC
CHỌN ....................................................................................................................... 38
4.2.1.
Trộn và công trình trộn ............................................................................... 38
4.2.2.
Bể phản ứng ................................................................................................ 41
4.2.3.
Bể lắng Lamella.......................................................................................... 45
4.2.4.
Bể lọc nhanh ............................................................................................... 51
4.2.5.
Bể chứa nước sạch ...................................................................................... 63
4.2.6.
Khử trùng: .................................................................................................. 64
4.2.7.
Sân phơi bùn ............................................................................................... 66
4.2.8.
Tính toán nhà hoá chất ............................................................................... 66
4.2.9.
Tính toán hệ thống chuẩn bị hoá chất kiềm hoá ......................................... 68
4.3. CAO TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH TRONG TRẠM XỬ LÝ ........................ 70
4.3.1. SƠ ĐỒ CAO TRÌNH XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ: ..................................... 70
4.3.2. TÍNH TOÁN CAO TRÌNH: ........................................................................... 72

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo

GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

6


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

CHƯƠNG V ................................................................................................................. 74
KHAI TOÁN SƠ BỘ KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ VẬN HÀNH
....................................................................................................................................... 74
5.1. KHAI TOÁN SƠ BỘ CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN ................................. 74
5.1.1.
5.1.2.
5.1.3.
5.2.

Chi phí xây dựng ........................................................................................ 74
Chi phí phần thiết bị ................................................................................... 74
Chi phí khác................................................................................................ 75
TÍNH TOÁN CHI PHÍ VẬN HÀNH TRONG 1 NĂM .................................. 75

5.2.1.
5.2.2.
5.2.3.
5.2.4.
5.3.

Chi phí nhân công và quản lý ..................................................................... 75

Chi phí điện năng ....................................................................................... 76
Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng .................................................................. 76
Chi phí hóa chất .......................................................................................... 77
TÍNH TOÁN CHI PHÍ XỬ LÝ 1 M3 NƯỚC SẠCH ................................. 77

CHƯƠNG VI ................................................................................................................ 78
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................................................... 78
6.1. SƠ BỘ VỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ....................................................... 78
6.1.1.
6.1.2.
6.1.3.
6.2.
6.3.

Giai đoạn chuẩn bị dự án ............................................................................ 78
Giai đoạn thi công dự án ............................................................................ 78
Giai đoạn dự án đi vào hoạt động ............................................................... 79
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............. 79
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ............................................. 80

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 82
THÔNG TIN TÁC GIẢ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP .......................................................... 83

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

7



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nước sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người, nó
gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Không có nước cuộc sống trên Trái Đất không
thể tồn tại được. Nước thiên nhiên không chỉ sử dụng để cấp cho ăn uống, sinh hoạt
mà còn sử dụng cho nhiều mục đích khác như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông
vận tải, thủy điện… Do đó nước sạch và vệ sinh môi trường là điều kiện kiên quyết
trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, đồng
thời phản ánh nét văn hóa, trình độ văn minh của xã hội. Ngày nay với sự phát triển
công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số nguồn nước càng ngày càng bị ô nhiễm và
cạn kiệt. Vì vậy con người cần phải biết cách xử lý các nguồn nước cấp để đáp ứng cả
về số lượng và chất lượng cho hoạt động hàng ngày và sản xuất công nghiệp.
Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho ăn uống
sinh hoạt và công nghiệp thường có chất lượng rất khác nhau. Các nguồn nước mặt
thường có độ đục, độ màu và hàm lượng vi trùng cao. Các nguồn nước ngầm thì hàm
lượng sắt và mangan thường vượt quá giới hạn cho phép. Có thể nói, hầu hết các
nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cho các
đối tượng dùng nước. Chính vì vậy trước khi đưa vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý
chúng.
Nhà máy nước Võ Cạnh là đơn vị trục thuộc của công ty TNHHMTV Cấp Thoát
Nước Khánh Hoà, là nhà máy chủ lực cung cấp nước cho toàn Tp. Nha Trang và một
số khu vực lân cận thuộc huyện Diên Khánh. Nhà máy hiện đang sử dụng nguồn nước
mặt là sông Cái Nha Trang để xử lý. Đối với một thành phố đang ngày càng phát triển,
đặc biết là khu vực thành phố Nha Trang thì nhu cầu dùng nước của người dân càng
ngày càng tăng. Đặc trưng của nguồn nước ít bị thay đổi về thành phần tính chất
nhưng cần phải giám sát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm bên ngoài để đánh giá mức

độ ảnh hưởng đến nguồn nước thô cần xử lý, đồng thời trong dây chuyền công nghệ,
hoá chất sử dụng phải thay đổi cho phù hợp với chất lượng nước đầu vào.
Trên nền tảng kiến thức đã được học từ nhà trường và muốn vận dụng vào thực
tế em thực hiện đề tài : “Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang,
công suất 100.000 lên 150.000 m3/ngày.đêm” Góp phần nâng cao chất lượng đời
sống người dân, thu hút được sự đầu tư của các ngành công nghiệp, giúp cho khu vực
ngày càng phát triển hơn.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài này là nhà máy nước Võ Cạnh Tp.Nha Trang.
SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

8


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

Chất lượng nước mặt hiện tại nói chung có những chỉ tiêu vượt mức cần xử lý
thường gặp là: độ đục, độ màu, mùi vị, Coliform, E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu cần xử lý nếu vượt qua quy chuẩn như: pH, hàm lượng
Amoni, Clo dư, hàm lượng Florua, hàm lượng Clorua…
Đối tượng nghiên cứu cụ thể là nguồn nước mặt sông Cái ở Tp.Nha Trang. Tìm
hiểu những chỉ tiêu vượt quá mức quy định cần phải xử lý để phục vụ cho mục đích
sinh hoạt đạt các chỉ tiêu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
QCVN 01/2009/BYT. Từ đó để xuất được công nghệ áp dụng và tính toán để đảm bảo
việc cấp nước đáp ứng đầy đủ nhu cầu dùng nước của người dân trong tương lai.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Đồ án chỉ tập trung nghiên cứu phương án nâng công suất nhà máy nước Võ

Cạnh
4. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, đánh giá và xử lý nguồn nước thô của nhà máy nước Võ Cạnh để đưa
ra phương án kỹ thuật phù hợp để nâng công suất cho nhà máy nước, đáp ứng nhu cầu
dùng nước của thành phố.
Thông qua đề tài sẽ góp phần củng cố những kiến thức đã học, phục vụ cho việc
học tập và công tác sau này.
5. Nhiệm vụ đồ án:
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản vẽ liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tổng quan lý thuyết về các phương pháp xử lý nước.
- Đề xuất công nghệ xử lý nước phù hợp với chỉ tiêu thành phần nguồn nước cấp
đầu vào. Phân tích ưu, nhược điểm của các sơ đồ đã nêu và lựa chọn sơ đồ xử lý phù
hợp nhất.
- Đề xuất ra phương pháp cải tạo nâng cấp nhà máy công suất từ
100.000m3/ngày.đêm lên 150.000 m3/ngày.đêm.
- Tính toán các công trình đơn vị trong công nghệ đã đề xuất.
- Khai toán kinh tế.
- Thể hiện các công trình tính của trạm xử lý trên các bản vẽ kỹ thuật.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu, số liệu về nước cấp của nhà
máy nước Võ Cạnh và các số liệu cần thiết khác.

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

9


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000

m3/ngày.đêm.

- Phương pháp đánh giá tổng hợp: Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập và phân
tích. Xử lý số liệu và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, hoặc các quy chuẩn hiện hành
về chất lượng nước.
- Phương pháp so sánh phân tích: So sánh ưu nhược điểm của phương pháp xử lý
hiện và đề xuất công nghệ xử lý nước cấp phù hợp.
- Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn
vị trong hệ thống xử lý nước cấp.
- Phương pháp đồ họa: Dùng phầm mềm Autocad để mô tả kiến trúc các công
trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Để có được những nhận xét, đánh
giá của những nười có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm giúp cho việc
thiết kế đưa ra là phù hợp nhất.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Ø Ý nghĩa của đồ án:
- Đồ án môn học nhằm giúp cho các sinh viên chuyên ngành Cấp thoát nước làm
quen với công tác tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp ngoài thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng và thao tác trong việc ứng dụng các kiến thức đã học từ nhà
trường vào thực tế, bước đầu làm quen với việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế, quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà nước.
- Rèn luyện về ý thức tổ chức, tinh thần độc lập, kỹ năng làm việc áp lực cao để
làm quen khi giải quyết vấn đề thực tế.
Ø Ý nghĩa kinh tế - xã hội:
- Nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước cho sản xuất và dân sinh tại thành phố
Nha Trang, tạo điều kiện giúp đỡ cho các công ty cấp nước tự chủ về tài chính, đồng
thời thực hiện các nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội.
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật do ô nhiễm nguồn nước
gây ra, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội một cách bền
vững.

Ø Ý nghĩa khoa học kỹ thuật môi trường – cấp thoát nước:
Nghiên cứu, lựa chọn phương án nâng công suất nhà máy nước Võ Cạnh hiện
hữu, đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật, phù hợp với thực tế hiện nay tại thành phố
Nha Trang, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói riêng và của
tỉnh Khánh Hòa và khu vực miền Trung nói chung.

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

10


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

8. Kế hoạch thực hiện đồ án
Thời gian
Công việc

Tuần 1

Tuần 2 Tuần17Tuần 4-7 Tuần 8-16
3
18

Tìm hiểu quy mô, tính
chất, điều kiện kinh tế xã
hội của thành phố Nha
Trang

Xác định yêu cầu cấp
nước, nguồn cung cấp
nước, vị trí đặt công trình
xử lý nước
Đề xuất sơ đồ công nghệ
xử lý nước phù hợp với với
các chỉ tiêu nước đầu vào
và ra theo quy định của Bộ
Y Tế
Tính toán mở rộng nhà
máy nước Võ Cạnh, thành
phố Nha Trang, công suất
từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm
Khai toán kinh tế
Thể hiện các công trình
trên bản vẽ thiết kế

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

11


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ NHA TRANG VÀ SỰ CẦN THIẾT

CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Vị trí địa lý – địa hình

Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp thị
xã Ninh Hòa, Nam giáp thành phố Cam Ranh, Tây giáp huyện Diên Khánh, trong một
thung lũng núi vây 3 phía Bắc - Tây - Nam và phía Đông giáp Biển Đông có huyện
đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang
thành 3 phần, gồm 27 xã, phường:
Phía Bắc sông Cái gồm các xã Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc và khu
vực Đồng Đế gồm các phường Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thọ.
Phía Nam sông Cửa Bé là xã Phước Đồng với địa danh "Chiến khu Đồng Bò" và
một vùng lý tưởng cho phát triển du lịch là rừng dừa sông Lô.
Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các
phường Xương Huân, Vạn Thanh, Vạn Thắng, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp,
Phước Tiến, Phước Tân, Phước Hòa, Tân Lập, Lộc Thọ, Phước Hải, Phước Long,
Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và các xã ngoại thành phía Tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh
Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trung.
Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên
các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh
Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng.
Thành phố hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 313.218 (số liệu
năm 2012)
Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt
nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông
Cái có diện tích khoảng 81,3 km² (chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố), vùng
chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3⁰ đến 15⁰ chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông
Nam hoặc trên các đảo nhỏ ( chiếm 36,24% diện tích), vùng núi có địa hình dốc trên
15⁰ phân bố ở hai đầu Bắc – Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá

(chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố).

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

12


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

Hình 1.1 Bản đồ địa chính thành phố Nha Trang
(Nguồn: Internet)

1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3⁰C.
Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài.
Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương
lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 đến 20%
số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 và kết thúc sớm vào tháng 11.
So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí
hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc trưng
chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25⁰C - 26⁰C), sự phân
mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão.

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh


13


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

1.2.2. Chế độ thuỷ văn
Thành phố có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chính là sông Cái Nha
Trang và sông Quán Trường.
Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài
75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh
Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân).
Đoạn hạ lưu thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km. Sông là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công-nông nghiệp, du lịch-dịch vụ và sinh hoạt
dân cư cho thành phố và các huyện lân cận.
Sông Quán Trường (hay Quán Tường) là 1 hệ thống sông nhỏ có chiều dài
khoảng 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước
Đồng và 3 phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa Bé. Sông chia
thành hai nhánh: nhánh phía Đông (nhánh chính) có chiều dài 9 km và nhánh phía Tây
(còn gọi là sông Tắc) dài 6 km.
Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ trung
bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m. Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.
1.2.3. Dân số
Theo điều tra dân số năm 2017 thì dân số toàn thành phố có 347.535 người, trong
đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Về tỉ lệ giới tính,
nam chiếm 48,5% và nữ chiếm 51,5%.
Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.562 người/km2. Dân cư phân bố
không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành. Khu vực trung tâm thành phố

thuộc các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến, Tân
Lập có mật độ dân cư rất cao với gần 30000 người/km².Tuy nhiên một số xã như Vĩnh
Lương, Phước Đồng với địa hình chủ yếu là núi cao có mật độ dân số thấp, chỉ vào
khoảng 320 - 370 người/km2.
1.3.

Kinh tế - Xã hội

Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền
Trung. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 3184 USD , tốc độ
tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13- 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích
cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. năm 2011, tỷ trọng công nghiệp-

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

14


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

xây dựng chiếm 32%, du lịch – dịch vụ 63,77% và nông nghiệp là 4,23%. Trong đó
công nghiệp tăng 7,97%, dịch vụ tăng 7,01% so với năm 2010. Ngược lại ngành nông
nghiệp tiếp tục suy giảm 12,46% do quá trình đô thị hóa khiến quỹ đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp. Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều
đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Khánh
Hòa. Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn
2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5%

doanh thu du lịch – dịch vụ và 42,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Là trung
tâm khai thác, chế biến thủy – hải sản lớn, sản lượng thủy-hải sản của thành phố cũng
chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh.
1.3.1. Thương mại – du lịch
Thương mại - Dịch vụ - du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động
lực phát triển đô thị và mang lại vị thế quan trọng cho Nha Trang. Đặc biệt các hoạt
động du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ đó Nha
Trang thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ
dưỡng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 ước đạt 9350 tỷ đồng, tăng 20,54% so năm
2016. Hoạt động thương mại tư nhân phát triển mạnh, tạo nên một thị trường cạnh
tranh. Xu hướng kinh doanh hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện
lợi...phát triển nhanh. Việc coi trọng khách hàng, phong cách phục vụ văn minh, lịch
sự ngày càng được chú trọng hơn. Các khu thương mại trên các tuyến phố chính được
đầu tư xây dựng tạo nên bộ mặt đô thị và thu hút nhiều khách đến mua sắm. Một số
tuyến phố chuyên doanh bước đầu được hình thành như phố xe máy - điện lạnh
(đường Quang Trung), phố trang trí nội thất (đường Thống Nhất), phố thời
trang (đường Phan Chu Trinh, Lý Thánh Tôn), phố dịch vụ ăn uống- khách sạn (Trần
Phú, Biệt Thự, Trần Quang Khải, Hùng Vường, Nguyễn Thiện Thuật...), Tài chính Ngân hàng (Yersin, Lê Thành Phương)...Nha Trang hiện có 24 chợ, trong đó 3 chợ
loại I, 2 chợ loại II, 18 chợ loại III và một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn
như Nha Trang Center, Fahasa, Co.opmart, Maximark, Metro và các hệ thống cửa
hàng tiện lợi như A-Mart, Thế giới di động... Mặc dù hiện nay nhiều loại hình mua bán
hiện đại, tiện ích ra đời nhưng các chợ truyền thống vẫn là nơi thu hút đông đảo người
dân và du khách đến tham quan, mua sắm đặc biệt là chợ Đầm.
1.3.2. Công nghiệp
SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

15



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

Công nghiệp cũng là một ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Năm 2011,
Nha Trang có 1.694 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó doanh nghiệp
nhà nước là 12 cơ sở, tập thể 06 cơ sở, tư nhân hỗn hợp 400 cơ sở, cá thể 1.269 cơ sở
và 9 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.546
tỷ đồng, tăng 10,16%, năm 2011 tăng 9,5% so năm 2010 đạt 8.107 tỷ đồng. Tuy Nha
Trang là thành phố chủ yếu phát triển về du lịch và dịch vụ, giá trị sản xuất công
nghiệp của riêng thành phố vẫn cao hơn giá trị công nghiệp toàn tỉnh của nhiều tỉnh
lớn trong cùng khu vực Đồng bằng duyên hải miền Trung như Thừa Thiên Huế, Bình
Định, Bình Thuận...
Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là các ngành chế biến thực phẩm, thuốc lá, dệt
may, đóng tàu.... Một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu duy trì được tốc độ
tăng cao như thủy sản đông lạnh, dệt may, nước mắm, hàng mỹ nghệ. Chế biến thủy
sản là ngành công nghiệp thế mạnh của Nha Trang, tạo ra nhiều việc làm và đạt kim
ngạch xuất khẩu cao. Trên địa bàn thành phố có 35 xưởng chế biến thủy sản xuất
khẩu, trong đó 18 xưởng chế biến đông lạnh, 3 phân xưởng chế biến đồ hộp và 13 cơ
sở chế biến thủy sản khô
1.3.3. Nông – lâm – ngư nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp không phải là thế mạnh của thành phố, chủ yếu tập
trung tại 6 xã phía Tây. Ngành nông nghiệp đang trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi theo hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau thực phẩm cao cấp tạo được
hàng hóa phục vụ cho tiêu thụ của dân cư và du khách, đồng thời cải thiện môi trường
và trang trí cảnh quan đô thị. Công tác bảo vệ rừng cũng được thực hiện hiệu quả.
Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện nay là 2332,7 ha, độ che phủ rừng của
thành phố đạt 9,2%. Thảm thực vật rừng Nha Trang đang được phục hồi xanh trở lại,
góp phần tạo phong cảnh Nha Trang xanh sạch đẹp. Đặc biệt là dự án trồng phục hồi

cây Dó trầm, loài cây đặc sản của Khánh Hòa.
Ngược lại, khai thác Thủy sản có xu hướng rất phát triển nhầm phục vụ cho các
ngành công nghiệp chế biến và du lịch, ngư dân tập trung chủ yếu ở các phường Vĩnh
Nguyên, Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ và 2 xã Phước Đồng, Vĩnh Lương. Tổng sản lượng
thủy sản năm 2010 đạt 38926 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 38621 tấn, tăng
bình quân 6,4% mỗi năm. Khai thác và đánh bắt xa bờ được khuyến khích đầu tư phát
triển. Toàn thành phố hiện có 2.893 tàu thuyền với tổng công suất 166.000 CV, trong
đó tàu thuyền có công suất lớn (≥ 90CV) đủ điều kiện khai thác xa bờ là 480 chiếc với
SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

16


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

85.000 CV. Tuy nhiên tàu nhỏ khai thác ven bờ (≤ 20CV) vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao
với gần 1.500 chiếc.
Diện tích nuôi trồng thủy sản có chiều hướng giảm do thực hiện các dự án di dời
lồng bè ra khỏi Vịnh Nha Trang để tập trung phát triển Du lịch. Sản lượng tôm nuôi
đạt 295 tấn. Nghề nuôi cá lồng trên biển bước đầu góp phần tăng thu nhập cho ngư
dân. Nghề đăng - một nghề truyền thống của ngư dân Nha Trang có sản lượng hàng
năm đạt 200-250 tấn, trong đó cá thu xuất khẩu chiếm khoảng 60%. Thành phố đã
hoàn thành dự án quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vịnh Nha Trang tại 5 khu vực:
Bích Đầm, Đầm Bấy, Vũng Ngán (đều thuộc Hòn Tre), Hòn Một và Hòn Miễu.
1.4. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.4.1. Khu đô thị
Ngoài những khu dân cư, đô thị hiện hữu ở trung tâm thành phố, hiện nay, trên

địa bàn thành phố Nha Trang đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như:
khu đô thị Royal Garden, khu đô thị Cồn Tân Lập, khu đô thị VCN Phước Hải, khu đô
thị Hoàng Long, khu đô thị Nam Vĩnh Hải, khu đô thị Nha Trang Green Hill Villa,
khu đô thị VCN Phước Long, khu đô thị Mipeco Nha Trang, khu đô thị An Bình Tân,
khu đô thị Phước Long, khu đô thị Lê Hồng Phong, khu đô thị Bắc Vĩnh Hải, khu đô
thị Mỹ Gia, khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, khu đô thị biển An Viên... Những khu đô thị
này đã và đang góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố, nhưng cũng cần một
lượng nước không nhỏ để phục vụ du khách và các mục đích khác.
1.4.2. Giao thông
Thành phố có trên 898 tuyến đường, trong đó 280 tuyến đường do thành phố
quản lý với tổng chiều dài là 115,64 km; đường tỉnh 7 tuyến với tổng chiều dài
41,377 km; đường liên xã có 11 tuyến với tổng chiều dài 29,47 km; đường hẻm nội
thành 619 tuyến, tổng chiều dài 174 km. Để kết nối với các địa phương khác, Nha
Trang có quốc lộ 1A chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc Nam, đoạn qua địa bàn
thành phố dài 14,91 km và quốc lộ 1C, nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A, có
chiều dài 15,08 km. Ngoài ra còn có đại lộ Nguyễn Tất Thành nối thành phố Nha
Trang với sân bay quốc tế Cam Ranh và đường 723 nối lên thành phố Đà Lạt.Về giao
thông nội thị, mạng lưới đường trong trung tâm thành phố có hình nan quạt, bao gồm
các tuyến đường hướng tâm, đường vành đai bao quanh khu trung tâm và các khu vực
của đô thị. Các đường vành đai chính là đường Lê Hồng Phong, 2/4. Trục Thái

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

17


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.


Nguyên - Lê Thánh Tôn là trục xuyên tâm, Trần Phú - Phạm Văn Đồng là các trục ven
biển. Đường trong các phường trung tâm có dạng ô bàn cờ.
Về giao thông tỉnh, Nha Trang có 2 bến xe liên tỉnh đang hoạt động: Bến xe phía
Nam nằm trên đường 23/10 chủ yếu phục vụ hành khách đi liên tỉnh. Bến xe phía Bắc
trên đường 2/4 có phục vụ hành khách đi liên tỉnh và nội tỉnh. Hệ thống giao thông
tĩnh phục vụ vận tải công cộng còn bao gồm 8 tuyến xe buýt nội thành với khoảng 150
điểm dừng đỗ dọc đường phục vụ cho nhu cầu đi lại trong thành phố và huyện Diên
Khánh, huyện Khánh Vĩnh. Ngoài ra còn có 3 tuyến xe buýt liên huyện Nha Trang –
Cam Lâm - Cam Ranh, Nha Trang – Ninh Hòa – Vạn Ninh và Nha Trang - Ninh
Hòa - Ninh Tây nối Nha Trang với khu vực phía Nam và phía Bắc Khánh Hòa.
1.5.

Hiện trạng thiếu hụt nước trên địa bản thành phố

Nhà máy nước Võ Cạnh và nhà máy nước Xuân Phong là hai nhà máy nước cấp
nước sinh hoạt cho Tp.Nha Trang và huyện Diên Khánh, có tổng công suất cấp nước
khoảng 113.000m3/ngày đêm, tương đương với lưu lượng nước khoảng 1,3m3/giây.
Khi mức nước sông Cái Nha Trang đủ tràn qua mặt đập ngăn mặn tại cầu Vĩnh
Phương (TP Nha Trang) thì nguồn nước cung cấp cho hai nhà máy này mới đảm bảo.
Thế nhưng, hiện nay nước từ thượng nguồn chảy về chỉ còn khoảng 1,52m3/giây
và đang tiếp tục giảm thêm từng ngày do nắng hạn, khiến mực nước sông Cái hụt thấp
hơn mặt đập ngăn mặn đến 20cm.
Theo ban lãnh đạo công ty TNHH Cấp thoát nước Khánh Hoà, nếu các nhà máy
nước thủy lợi ở phía trên nguồn của hai nhà máy nước Võ Cạnh và Xuân Phong vẫn
tiếp tục hoạt động bơm tưới cho nông nghiệp thì nguồn nước sinh hoạt sẽ bị thiếu hụt
nhiều hơn, bắt buộc công ty phải cắt bớt nước sinh hoạt cung cấp cho nhiều khu vực ở
Tp.Nha Trang.
1.6.


Tổng quan về nhà máy nước Võ Cạnh hiện hữu

1.6.1. Vị trí nhà máy nước
Nhà máy nước Võ Cạnh toạ lạc ở 12°15'33"N 109°7'29"E, nằm ở đường ĐH46,
Võ Cạnh, Vĩnh Trung, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa.

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

18


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

Hình 1.2 Nhà máy nước Võ Cạnh
( Nguồn: SVTH chụp)

1.6.2. Loại hình đặc điểm
Nhà máy nước Võ Cạnh được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 1/1994.
Công suất thiết kế là 25.000 m3 /ngày.đêm. Đến năm 2003 nhà máy được cải tạo nâng
công suất lên 40.000 m3 /ngày.đêm và xây thêm một đơn nguyên mới công suất
29.000 m3 /ngày.đêm, nâng tổng công suất lên khoảng 100.000 m3 /ngày.đêm.
Nhà máy nước Võ Cạnh là đơn vị trực thuộc của công ty TNHHMTV Cấp thoát
nước Khánh Hoà, là nhà máy chủ lực cung cấp nước cho tp. Nha Trang và các khu vực
lân cận thuộc huyện Diên Khánh. Nhà máy hiện đang sử dụng nguồn nước mặt là sông
Cái Nha Trang để xử lý.
Đặc trưng của nguồn nước ít bị thay đổi về thành phần tính chất nhưng cần phải
giám sát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm bên ngoài để đánh giá mức độ ảnh hưởng

đến nguồn nước thô trước khi xử lý, đồng thời trong dây chuyền công nghệ, hoá chất
sử dụng phải thay đổi cho phù hợp với chất lượng nước đầu vào theo từng thời kì, cụ
thể là sự thay đổi về hoá chất trong quá trình keo tụ
1.6.3. Cơ cấu tổ chức nhà máy

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

19


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

Quản
đốc
Phó quản
đốc
Kỹ thuật
nhà máy
CNVH
trạm
bơm I

CNVH
trạm hoá
chất

Trưởng

ca vận
hành

CNVH
trạm lọc
A

Bảo vệ

CNVH
trạm lọc
B

CNVH
trạm
bơm II A

CNVH
trạm
bơm II B

1.6.4. Quản đốc:
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về nhiệm vụ, chức năng sản xuất nước
của nhà máy
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của nhà máy.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản lý chung và vận hành tại nhà
máy để hướng đến mục tiêu: An toàn – chất lượng – hiệu quả trong quá trình SXKD
của công ty.
- Phân công trách nhiệm và công việc cụ thể cho các ca vận hành và CBCNV tại
nhà máy.

- Tổ chức hệ thống báo cáo thống kê nhằm thông tin đầy đủ kịp thời. Có quan hệ
mật thiết với phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng quản lý vận hành mạng lưới, phòng quản
lý chất lượng nước để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị.
- Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, nội quy lao động và công tác bảo vệ tài
sản. Bảo vệ nguồn nước đã được xử lý tại nhà máy.
- Bảo vệ nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy quyền làm chủ tập thể của cán
bộ, nhân viên tại nhà máy.
1.6.5. Phó quản đốc:
- Quản lý, điều hành nhà máy khi quản đốc uỷ quyền hoặc đi công tác.
- Cập nhật các thông tin, số liệu và báo cáo về tình hình sản xuất trong ngày,
tháng, năm.
- Kiểm tra, đánh giá, lập kế hoạch về công tác duy tu, bảo dưỡng, hệ thống máy,
thiết bị, đường ống.
- Theo dõi công tác an toàn về điện, PCCN, vệ sinh công nghiệp, môi trường,
cảnh quan.
- Theo dõi công việc ghi sổ nhật í vận hành các vị trí trực.
SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

20


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

- Cập nhật thông tin, lên kế hoạch lưu trữ, bảo đảm hoá chất an toàn trong kho.
- Phân công ca trực, theo dõi chấp hành nội quy vận hành, lao động và thoả ước
lao động tập thể của các ca trực.
1.6.6. Kỹ thuật:

- Thực hiện công việc theo dõi, duy tu, bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị,
hoá chất, và đường ống theo định kì.
- Sửa chữa, khắc phục sự cố các thiết bị trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện công tác vệ sinh môi trường, trồng cây cảnh và tạo cảnh quan xanh –
sạch đẹp cho nhà máy.
- Thực hiện một số công việc khác do quản đốc trực tiếp chỉ đạo.
1.6.7. Trưởng ca vận hành:
- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất trong ca trực của
mình điều hành.
- Trong quá trình sản xuất nếu phát hiện có mối nguy hiểm hoặc sự cố thì trưởng
ca điều động công nhân vận hành giải quyết, nếu sự cố lớn vượt quá khả năng thì báo
cáo ngay cho nhân viện kỹ thuật, phó quản đốc, quản đốc để kịp thời giải quyết.
- Đôn đốc nhắc nhở công nhân trực ca thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành máy móc
và xử lý nước.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ vị trí vận hành của mình đã được phân công,
1.6.8. Công nhân vận hành:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo vị trí đã được phân công, nghiêm
chỉnh chấp hành những nội quy của nhà máy.
- Tuyệt đối không bơm nước không đạt tiêu chuẩn ra mạng.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp tại vị trí trực.
- Thường xuyên theo dõi điện áo định mức, dòng điện định mức, áp lực mạng, áp
lực bơm, nhiệt độ, độ rung máy, sản lượng và chất lượng nước sản xuất. Nếu có gì
khác thường phải xử lý đúng quyu trình vận hành, đồng thời báo ngay cho trưởng ca
để xử lý.
- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, góp ý xây dựng đồng nghiệp trong những cuộc họp,
không nói xấu đồng nghiệp, tạo điều kiện giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc.
- Phối hợp cùng vị trí khác nhau trong ca trực đảm bảo sản xuất đạt chất lượng
cao nhất, đảm bảo tiết kiệm điện năng, hoá chất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy móc thiết bị nhà máy.
1.6.9. Hiện trạng xử lý nước cấp hiện nay

Nhà máy nước Võ Cạnh với công suất 100.000m3/ngày.đêm, là nhà máy chủ lực
cung cấp nước cho Tp. Nha Trang và khu vực cận thuộc huyện Diên Khánh. Nguồn
nước cung cấp cho nhà máy là nguồn nước mặt lấy từ sông Cái bơm trực tiếp lên khu
xử lý của nhà máy. Chất lượng nước đầu ra của nhà máy đạt các chỉ tiêu theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01/2009/BYT. Sau đây là
quá trình công nghệ xử lý nước cấp của nhà máy nước Võ Cạnh.
SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

21


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

Nước thô sông Cái

Công trình thu

Trạm bơm cấp I

Bể tách dòng

Bể trộn thuỷ lực

Bể trộn cơ khí

Bể phản ứng


Bể phản ứng

Bể lắng ngang

Bể lắng Lamella

Bể lọc nhanh

Bể lọc nhanh

Bể chứa A
Clo

Trạm bơm cấp
II A

Clo và phèn,
Soda
Giai đoạn 2

Bể chứa B

Trạm bơm cấp
II B

Hình 1.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp nhà máy Võ Cạnh
(Nguồn: Các tài liệu hiện hành của nhà máy nước Võ Cạnh)

Thuyết minh:
Nguồn nước đầu vào là nguồn nước mặt sông Cái, nhà máy đã xây dựng trạm

bơm cấp I để thu nước, công trình thu dài 3,5m, rộng 1,5m, sâu 4m, 3 mặt đều có lưới
chắn rác. Tại đây ống hút sẽ dẫn nước từ công trình thu vào máy bơm cấp I. Tiếp đến
nước đưa lên bể tách dòng có thể tích 300m3 có 4 ngăn: 1 ngăn trung tâm, 2 ngăn phân
phối, 1 ngăn dự phòng. Tại đây lưu lượng nước thô được chia đôi sang khu xử lý A và
B theo yêu cầu xử lý. Sau đó nước được đưa lên bể trộn, tại đây được châm phèn, soda
và tiền Clo hoá.
SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

22


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

Phèn và Soda được pha chế theo nồng độ thích hợp. Hoá chất keo tụ là phèn
PAC 5%, với mục đích nâng pH của nước về mức trung bình, giảm độ đục, cân bằng
nước và có hiệu quả keo tụ tạo bông cao. Sau khi pha chế xong sẽ dung bơm định
lượng đưa phèn và clo theo đường ống dẫn vào bể trộn hoá chất hoà trộn với nước thô
đầu vào.
Bể trộn có cấu tạo vách ngăn liên tiếp nhằm tạo điều kiện tiếp xúc giữa nước với
hoá chất. Nước và hoá chất được đưa vào bể trộn khi qua các vách ngăn sẽ tiến hành
trộn thuỷ lực với khu A và trộn cơ khí với khu B. Nước được đưa qua bể phản ứng.
Tại đây, các bông cặn lơ lửng được tạo thành.
Khu A: có 2 bể phản ứng vách ngăn,mỗi bể có dung tích 350m3. Khu B có 2 bể
phản ứng, mỗi bể có dung tích 160 m3, có 2 bộ cánh khuấy trộn, vận tốc 1,1-8
vòng/phút.
Nước được đưa qua bể lắng, các tạp chất trong nước lắng theo tốc độ 0,5 0,6mm/s và xả cặn ra ngoài bằng hệ thống cào và van cả tự động, sau khi lắng sẽ được
tiếp tục châm them PAC để trung hoà pH.

Ở khu A có 2 bể lắng ngang mới được lắp đặt Lamen gần đây với dung tích
1135m3. Trong bể lắng có hệ thống cào và xử bùn tự động được cài đặt theo độ đục
của nước thô. Gồm 2 bộ cào bằng thép đặt dưới đáy bể chuyển động trên đường ray.
Thời gian cào bùn chạy từ đầu bể tới cuối bể là 120 phút với vận tốc 11,5mm/s.
Ở khu B có 2 bể lắng Lamen, mỗi bể có dung tích khoảng 1100m3. Cũng đặt hệ
thống cào bùn tương tự nhưng thời gian cao chỉ khoảng 60 phút.
Nước được tiếp tục đưa vào bể lọc cát bằng cách cho nước đi qua lớp vật liệu
lọc, nhằm phân tách nhờ bề mặt hoặc 1 phần sâu trong các lớp vật liệu lọc các hạt cặn
lơ lửng, các chất kêu tụ và một phần vi sinh vật trong nước. Vật liệu lóc là cát và sỏi,
thu nước lọc và phân phối nước rửa lọc qua các chụp lọc.
Khu A gồm 9 bể lọc, mỗi bể có diện tích 32m2. Chiều dày lớp cát lọc là 0,8m, sỏi
6mm dày 0,025m
Khu B có 4 bể lọc, diện tích mỗi bể là khoảng 50m2. Cát lọc có kích thước 0,8 1,2 mm dày 0,8m và lớp sỏi có kích thước 6mm dày 0,025m. Sau đó, nước được đưa
ra bể chứa nước sạch và được khử trùng bằng Clo. Trạm bơm cấp II sẽ bơm nước sạch
từ bể chứa vào mạng lưới phân phối.
Khu A gồm: 2 máy bơm có công suất 250kW, lưu lượng 100m3/h, cột áp 50m và
2 máy bơm có công suất 75kW, lưu lượng 320m3/h, cột áp 50m và 1 bơm rửa lọc.

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

23


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

Khu B gồm 4 bơm có công suất 200kW, lưu lượng 918m3/h. Trong đó 2 máy
biến tần sẽ tự động điều chỉnh tốc độ quay của máy bơm để duy trì áp lực mạng được

quy định theo giờ trong ngày.
Nhận xét vể công nghệ khu vực xử lý nước hiện hữu
Với kiến thức đã được học và thời gian thực tập tốt nghiệp tại nhà máy nước, em
nhận thấy đây là nhà máy nước có công nghệ xử lý hiện đại, nhất là các bể lắng
Lamella có diện tích nhỏ, nhưng vẫn đáp ứng được hiệu quả lắng, hàm lượng cặn sau
bể lắng Lamella vẫn đạt yêu cầu <10 mg/l theo quy định trong TCVN33-2006. Nhà
máy đảm bảo công suất thiết kế (vào những ngày cao điểm còn vượt công suất thiết
kế) và chất lượng nước đạt QCVN01-2009.
1.7.

Đánh giá sự cần thiết của đề tài mở rộng nhà máy

Do thành phố Nha Trang đang là điểm du lịch hấp dẫn cả trong và ngoài nước,
trong những năm vừa qua nhu cầu dùng nước tăng lên nhanh chóng. Với công suất
khoảng 100.000 m3/ngày.đêm, nhà máy nước Võ Cạnh đã phải hoạt động quá tải
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng thiếu nước vẫn đang xảy ra, đặc biệt
là vào những thời điểm lễ hội du lịch. Rất nhiều khu dân cư không có nước sạch, nước
ngọt để sử dụng và phải sử dụng những nguồn nước chưa được xử lý.
Trước tình hình đó mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh là rất cần thiết để đáp ứng
nhu cầu nước sạch của người dân và đảm bảo sức khoẻ của cộng đồng trước nạn ô
nhiễm nguồn nước.
Tp. Nha Trang là một thành phố du lịch phát triển của tỉnh Khánh Hoà. Do đó,
khi nhà máy hoạt động sẽ cung cấp nước để phục vụ cho sinh hoạt của người dân và
các hoạt động sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của toàn
thành phố trong tương lai tiến nhanh đến công cuộc hiện đại hoá đất nước.

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

24



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Mở rộng nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang, công suất từ 100.000 lên 150.000
m3/ngày.đêm.

CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU NGUỒN NƯỚC THÔ VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1.
2.1.1.

Sơ bộ các nguồn nước thô
Nguồn nước mặt

Là nguồn nước được hình thành trên bề mặt trái đất bao gồm: sông suối, ao hồ,
kênh mương,.. Do có sự kết hợp của các dòng chảy từ nơi cao đến nơi thấp. Nước mặt
có các đặc trưng: chứa các khí hoà tan ( CO2 , O2), có hàm lượng hữu cơ cao, có độ
mặn, có sự xuất hiện của các loài thực vật thuỷ sinh (tảo, rong).
2.1.2.

Nguồn nước ngầm

Là nguồn nước được khai thác từ các tầng chứa nằm dưới đất. Chất lượng nước
ngầm phụ thuộc vào cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Nước ngầm có các đặc
trưng: độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hoá học ổn đinh, nước thiếu khí O2 nhưng
chứa nhiều khí H2S, CO2... chứa nhiều khoáng chất hoà tan, đặc biệt là Fe, Mn,..
2.1.3. Nguồn nước mưa
Là nguồn nước được hình thành do quá trình tự nhiên như bay hơi, gió bão, tạo
thành mưa rơi xuống mặt đất ở một phạm vi nhất định. Đặc trưng của nguồn nước
mưa: có chất lượng khá tốt, bão hoà CO2. Tuy nhiên nước mưa hoà tan các chất vô cơ

và hữu cơ trong không khí và bề mặt trái đất, đồng thời lưu lượng không ổn định nên ít
được sử dụng và chỉ sử dụng cho một số nơi có khó khăn về nước.
2.2. So sánh và lựa chọn nguồn nước khai thác tại khu vực thành phố Nha
Trang
2.2.1. So sánh nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
Sông Cái (còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, ở phần thượng lưu có tên là sông
Thác Ngựa) có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812m chảy qua Khánh
Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển. Ở thượng lưu và trung lưu, sông có nhiều
thác ghềnh như thác Ngựa, thác Vóng, thác Dằng Xay... Khi chảy đến địa phận thôn
Xuân Lạc (xã Vĩnh Ngọc) thì chia làm hai chi lưu. Một chi, chảy men theo núi Đồng
Bò đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân). Chi thứ hai, chảy xuống Ngọc Hội, lại chia
làm hai nhánh. Một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng, qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân) và
chảy ra biển. Nhánh thứ hai, chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn, rẽ lên phía Bắc rồi
hội nước vào dòng chính, chảy ra biển qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Giữa hai nhánh
sông này, nổi lên các cồn, bãi như Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn.

SVTH:Bùi Thị Mai Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh

25


×