Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh đồng tháp và đề xuất giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 107 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP.HCM, Ngày....... tháng...... năm 2016
Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

TS.Bùi Thị Thu Hà



v


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TP.HCM, Ngày..... tháng...... năm 2016
Giảng viên phản biện

vi


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ......................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................. iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ........................................... v
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................. vi
MỤC LỤC ...................................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2

3.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2

4.


Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 2

5.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2

6.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 2

CHƢƠN G 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 5

1.1 TÀI NGUYÊN NƢỚC MẶT ......................................................................... 5
1.1.1

Khái niệm tài nguyên nước ................................................................... 5

1.1.2

Trữ lượng, phân bố ............................................................................... 7

1.1.3

Thành phần, tính chất tài nguyên nước mặt và yếu tố tác động ............. 8

1.1.4


Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước .................................................. 9

1.2 DỰ BÁO NHU CẦU .................................................................................... 12
1.2.1

Khái niệm dự báo ............................................................................... 12

1.2.2

Đặc điểm dự báo................................................................................. 13

1.2.3

Các phương pháp dự báo .................................................................... 13

1.2.4

Quy trình dự báo................................................................................. 14

vii


CHƢƠN G 2
CÔNG TÁC QUAN TRẮC NƢỚC MẶT TỈNH ĐỒNG
THÁP VÀ PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU KHAI THÁC SỬ DỤNG
NƢỚC
16
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ....... 16
2.1.1


Điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Tháp ..................................................... 16

2.1.2

Hiện trạng dân số, kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp ............................... 23

2.1.3

Phân bổ, trữ lượng tài nguyên nước .................................................... 28

2.2 CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT TỈNH ĐỒNG
THÁP .................................................................................................................... 29
2.2.1

Giới thiệu công tác quan trắc nước mặt trên địa bàn nghiên cứu ......... 29

2.2.2

Giới thiệu địa điểm vị trí quan trắc ..................................................... 29

2.2.3

Giới thiệu các thiết bị ......................................................................... 31

2.3 GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO ............................................ 32
2.3.1

Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp .................................. 32

2.3.2


Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi ..................................... 35

2.3.3

Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thuỷ sản ....................... 36

2.3.4

Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt ....................................... 37

2.3.5

Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp .................................. 38

CHƢƠN G 3
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT SÔNG TIỀN,
SÔNG HẬU VÀ DỰ BÁO NHU CẦU KHAI THÁC SỬ DỤNG NƢỚC
MẶT TỈNH ĐỒNG THÁP............................................................................. 39
3.1 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT TRÊN SÔNG TIỀN ............... 39
3.1.1

Đánh giá hàm lượng DO ..................................................................... 40

3.1.2

Đánh giá hàm lượng COD .................................................................. 41

3.1.3


Đánh giá hàm lượng BOD5 ................................................................. 42

3.1.4

Đánh giá hàm lượng TSS .................................................................... 43

3.1.5

Đánh giá hàm lượng NO3-................................................................... 44

3.1.6

Đánh giá hàm lượng NO2-................................................................... 45

3.1.7

Đánh giá hàm lượng Coliforms ........................................................... 46

3.1.8

Đánh giá hàm lượng E.coli ................................................................. 47

viii


3.1.9

Đánh giá hàm lượng Tổng dầu mỡ...................................................... 48

3.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT TRÊN SÔNG HẬU................ 48

3.2.1

Đánh giá hàm lượng DO ..................................................................... 49

3.2.2

Đánh giá hàm lượng COD .................................................................. 50

3.2.3

Đánh giá hàm lượng BOD5 ................................................................. 50

3.2.4

Đánh giá hàm lượng TSS .................................................................... 51

3.2.5

Đánh giá hàm lượng NO3-................................................................... 51

3.2.6

Đánh giá hàm lượng NO2-................................................................... 52

3.2.7

Đánh giá hàm lượng Coliforms ........................................................... 53

3.2.8


Đánh giá hàm lượng E.coli ................................................................. 53

3.2.9

Đánh giá hàm lượng Tổng dầu mỡ ...................................................... 54

3.3 THEO DÕI MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA SÔNG TIỀN VÀ SÔNG
HẬU QUA CÁC NĂM ......................................................................................... 55
3.4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG NƢỚC ....................................... 58
3.4.1

Sinh hoạt ............................................................................................ 58

3.4.2

Nông nghiệp ....................................................................................... 60

3.4.3

Công nghiệp ....................................................................................... 64

3.4.4

Công trình công cộng, dịch vụ, du lịch ............................................... 65

3.5 DỰ BÁO NHU CẦU KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................................ 67
3.5.1

Sinh hoạt ............................................................................................. 67


3.5.2

Nông nghiệp ....................................................................................... 67

3.5.3

Công nghiệp ....................................................................................... 70

3.5.4

Công trình công cộng, dịch vụ - du lịch .............................................. 72

3.6 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG NƢỚC MẶT THEO HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÀNH NĂM 2016 VÀ NĂM 2020.................................................. 73

CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN
NƢỚC MẶT 79
4.1 GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ ......................................................................... 79
4.2 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ .................................................... 81

ix


4.3 GIẢI PHÁP VỀ TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC ...................................... 89
4.4 GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH ...................................................................... 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 91
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 92

PHỤ LỤC........................................................................................................ 93

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
BTNMT
BXD
CNNN
ĐBSCL
KCN/CCN
KTTV
NN&PTNT
PTN
QCVN

TCVN
TCXDVN
TP
TX
UBND
WB
WHO

Biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ xây dựng
Cây công nghiệp ngắn ngày
Đồng Bằng Sông Cửu Long

Khu công nghiệp/ Cụm công nghiệp
Khí tượng thủy văn
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phòng thí nghiệm
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Thành phố
Thị xã
Ủy Ban Nhân Dân
Ngân Hàng Thế Giới
Tổ Chức Y Tế Thế Giới

xi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp một số phương pháp dự báo thường dùng trên thế giới ............... 13
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng trong các năm (trạm Cao Lãnh) .......................... 19
Bảng 2.2 Độ ẩm trung bình tháng trong các năm (trạm Cao Lãnh) ............................. 19
Bảng 2.3 Số giờ nắng trung bình tháng trong các năm (trạm Cao Lãnh) ..................... 20
Bảng 2.4 Lượng mưa trung bình tháng trong các năm (trạm Cao Lãnh) ..................... 21
Bảng 2.5 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn ... 23
Bảng 2.6 Số lượng vật nuôi và sản lượng thu được ở năm 2016 ................................. 26
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu nước mặt quan trắc .................................................................. 29
Bảng 2.8 Danh mục các điểm quan trắc nước mặt, ký hiệu mẫu và vị trí lấy mẫu ..... 30
Bảng 2.9 Danh mục thiết bị quan trắc ........................................................................ 31
Bảng 2.10 Hiệu quả tưới được ước tính dựa trên hệ thống quản lý ............................. 34
Bảng 3.1 Nồng độ trung bình một số chỉ tiêu nước mặt sông Tiền và sông Hậu vào

mùa mưa và mùa khô từ năm 2009 – 2016 ................................................................. 56
Bảng 3.2 Định mức sử dụng nước sinh hoạt ............................................................... 58
Bảng 3.3 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của người dân nông thôn năm 2016 ... 59
Bảng 3.4 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của người dân đô thị năm 2016.......... 60
Bảng 3.5 Nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt năm 2016 .......................................... 61
Bảng 3.6 Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi năm 2016 ......................................... 62
Bảng 3.7 Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản năm 2016 .......... 63
Bảng 3.8 Nhu cầu sử dụng nước của các khu công nghiệp năm 2016 ......................... 64
Bảng 3.9 Tỷ lệ % sử dụng nước cho công trình công cộng, dịch vụ, du lịch ............... 66
Bảng 3.10 Nhu cầu sử dụng nước cho các công trình công cộng, dịch vụ, du lịch năm
2016........................................................................................................................... 66
Bảng 3.11 Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt năm 2020 ............................. 67
Bảng 3.12 Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp năm 2020 ........................ 68
Bảng 3.13 Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi năm 2020 ............................ 68
Bảng 3.14 Dự báo nhu cầu nước nuôi trồng thủy sản năm 2020 .................................. 69
Bảng 3.15 Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp năm 2020 ........................ 70
Bảng 3.16 Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho công trình công cộng, dịch vụ, du lịch năm
2020 ........................................................................................................................... 72
Bảng 3.17 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho các ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
năm 2016 ................................................................................................................... 74

xii


Bảng 3.18 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho các ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
năm 2020 ................................................................................................................... 76

xiii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phương pháp tiếp cận trong luận văn. ........................................................... 3
Hình 2.1 Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Tháp. ............................................. 17
Hình 3.1 Hàm lượng DO trong mẫu nước mặt trên sông Tiền. ................................... 40
Hình 3.2 Hàm lượng COD trong mẫu nước mặt trên sông Tiền. ................................ 41
Hình 3.3 Hàm lượng BOD trong mẫu nước mặt trên sông Tiền. ................................ 42
Hình 3.4 Hàm lượng TSS trong mẫu nước mặt trên sông Tiền. .................................. 43
Hình 3.5 Hàm lượng NO3- trong mẫu nước mặt trên sông Tiền. ............................... 44
Hình 3.6 Hàm lượng NO2- trong mẫu nước mặt trên sông Tiền. ................................ 45
Hình 3.7 Hàm lượng Coliforms trong mẫu nước mặt trên sông Tiền. ......................... 46
Hình 3.8 Hàm lượng E.coli trong mẫu nước mặt trên sông Tiền................................. 47
Hình 3.9 Hàm lượng Tổng dầu mỡ trong mẫu nước mặt trên sông Tiền. .................... 48
Hình 3.10 Hàm lượng DO trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu. ............................ 49
Hình 3.11 Hàm lượng COD trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu. ......................... 50
Hình 3.12 Hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu. ........................ 50
Hình 3.13 Hàm lượng TSS trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu............................ 51
Hình 3.14 Hàm lượng NO3- trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu.......................... 52
Hình 3.15 Hàm lượng NO2- trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu. .......................... 52
Hình 3.16 Hàm lượng Coliforms trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu. .................. 53
Hình 3.17 Hàm lượng E.coli trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu. ........................ 54
Hình 3.18 Hàm lượng Tổng dầu mỡ trong các mẫu nước mặt trên sông Hậu. ............ 54
Hình 3.19 Hàm lượng BOD5, COD, TSS, DO trung bình trên sông Tiền, sông Hậu từ
năm 2009-2016. ......................................................................................................... 57
Hình 4.1 Mô hình nhà tiêu tự hoại vùng nông thôn. ................................................... 82
Hình 4.2 Cấu trúc hệ thống lọc với nước chảy ngầm sử dụng cây sậy. ....................... 86
Hình 4.3 Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp. ................................ 88

xiv



Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước sạch ngày càng khan hiếm mà nhu cầu của con người thì ngày càng tăng.
Những tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn,….
đang diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới và Việt Nam, gần nhất là đợt hán hạn, xâm
nhập mặn lịch sử ở các tỉnh miền Tây, đã gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề và ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Hơn 15 năm trước, ĐBSCL luôn đối diện với
những trận lũ kinh hoàng, hàng nghìn người dân phải sơ tán thậm chí bỏ xứ đi nơi
khác mưu sinh. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2010 đến nay, ĐBSCL gần như không có lũ
mà chỉ có mùa nước nổi ở một số nơi. Nguồn tích nước cạn kiệt đẩy khu vực này vào
thế phải đối diện với hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm, bao phủ và lấn sâu vào nội
đồng. Tình trạng biến đổi khí hậu mà đặc biệt là hạn hán và xâm nhập mặn đã làm
nguồn nước sông cạn dần và ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt
của người dân. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ cuối
năm 2015 đến tháng 6/2016 tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại do thiếu nước khoảng
210.000 ha, khoảng 250.000 hộ gia đình với hơn 1,3 triệu người thiếu nước sinh hoạt.
Và theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay dòng chảy tại khu vực
thượng nguồn sông Mê Kông giảm, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua. Hơn
bao giờ hết, việc quản lý hiệu quả, cũng như việc phải có những giải pháp thiết thực để
bảo vệ nguồn tài nguyên nước, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất
của người dân lại cấp bách như hiện nay.
Tỉnh Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, nằm kẹp giữa sông
Tiền và sông Hậu. Đây là vùng ĐBSCL thuộc về hạ lưu sông Mê Kông với thế mạnh
kinh tế của Tỉnh là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản có nhu cầu sử dụng nước cao, để
đảm bảo phát triển kinh tế của Tỉnh thì phải bảo đảm cung cấp đủ nước trong tình
trạng thiếu nước mực nước trên sông Tiền, sông Hậu xuống thấp do hạn hán, các hoạt

động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia ở phía thượng lưu và chất lượng nước
mặt đang ngày càng suy giảm. Vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên nước. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước mặt, hạn chế sử dụng tài
nguyên nước dưới đất cũng là chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Đề tài “Dự báo nhu
cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất giải pháp bảo
vệ theo hướng phát triển bền vững” được chọn thực hiện nhằm đánh giá nhu cầu khai
thác sử dụng cũng như dự báo nhu cầu khai thác sử dụng nước mặt và đề xuất các giải
pháp bảo vệ, quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước mặt trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

1


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tìm hiểu những thuận lợi khó khăn
trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt của Tỉnh. Củng cố lại kiến thức
đã học, trưởng thành hơn trong công việc và học tập.
Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt định hướng sử dụng tài nguyên
nước mặt một cách hợp lý.
Dự báo nhu cầu sử dụng nước mặt cho từng ngành nghề, xu thế diễn biến chất
lượng nước mặt qua từng giai đoạn.
Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn
Tỉnh.
3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu phương pháp, quy trình dự báo nhu cầu khai thác sử dụng nước.

Tìm hiểu chính sách phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và định hướng trong
tương lai để dự báo nhu cầu khai thác sử dụng nước.
Đánh giá chất lượng nước mặt trên sông Tiền, sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh
Đồng Tháp).
Thực hiện đánh giá hiện trạng, dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước
cho hoạt động sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp, sinh
hoạt, dịch vụ, du lịch.
Tìm kiếm giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước, đảm bảo nhu cầu sử dụng
nước cho hoạt động kinh tế xã hội.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Các chỉ tiêu quan trắc nước mặt trên sông Tiền, sông Hậu đoạn chảy qua địa bàn
Tỉnh và các hoạt động sinh hoạt, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn
nuôi có nhu cầu sử dụng nước từ sông Tiền, sông Hậu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đoạn sông Tiền, sông Hậu chảy qua địa bàn tỉnh Đồng tháp; hoạt động sản xuất,
sinh hoạt có nhu cầu sử nước trên lực vực sông Tiền, sông Hậu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận trong luận văn đi từ tổng thể đến chi tiết, đối chiếu với các
chính sách giải pháp tổng thể rút ra từ quá trình nghiên cứu và thực tiễn chính sách
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

2


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
giải pháp phải vừa có tính chất phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.


Hình 1. Phƣơng pháp tiếp cận trong luận văn.
Phƣơng pháp thu thập, chọn lọc và phân tích các tài liệu liên quan
Thu tập, tổng quan các tài liệu về nguồn tài nguyên nước mặt, chỉ tiêu đánh giá
chất lượng nước và nhu cầu sử dụng nước
Các đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp, báo cáo kinh tế
xã hội tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch khai thác và bảo vệ nước mặt
sông Tiền và sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) đến năm 2020 tầm nhìn
2030”…. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; tiêu
chuẩn cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,…
Phƣơng pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu
Kế thừa các kết quả quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy
hoạch thuỷ lợi và các báo cáo về hiện trạng môi trường, báo cáo kết quả quan trắc môi
trường qua các năm, phát huy những thành quả nghiên cứu trước đó, tránh những hạn
chế, sai lầm mắc phải nhằm tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả nghiên cứu.
Thu thập tài liệu, xử lý và biên hội phù hợp với mục đích và nội dung nghiên
cứu, học tập kinh nghiệm.
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

3


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
Phƣơng pháp so sánh
Dùng để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường so với các quy chuẩn đã
được ban hành gồm:
-


So sánh với giá trị quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN).
So sánh số liệu điều tra, kết quả quan trắc để đánh giá diễn biến chất lượng môi
trường khu vực dự án và các dự án khác nhằm lựa chọn số liệu phù hợp.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các thông tin, tư liệu thu được, kết quả nghiên cứu theo các nội dung
như thông tin khảo sát thực tế, mô hình chất lượng nước, tiến hành phân tích, so sánh,
đánh giá, tổng hợp các vấn đề có liên quan để làm căn cứ xác định mức phát thải các
chất ô nhiễm chất lượng nước (Phân tích, đánh giá cụ thể về hiện trạng xu thế biến đổi
tài nguyên nước theo mùa; Đánh giá chất lượng nước sông Tiền và sông Hậu - đoạn
chảy qua tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh tác động của các nguồn thải của lưu vực sông,
nơi có các nguồn thải của các địa phương khác tác động đến).

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

4


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững

CHƢƠN G 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 TÀI NGUYÊN NƢỚC MẶT
1.1.1


Khái niệm tài nguyên nƣớc

Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên
Trái Đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người.
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều
cần nước ngọt.
Theo luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 “Tài nguyên nước bao gồm nguồn
nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và
sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi
trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước
càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu
hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các
vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá
trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang
suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. Các nguồn nước ngọt bao gồm:
Nƣớc mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Theo luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13 “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.”
Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ
thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này
như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm
của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặn trong lưu
vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều
ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.

Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu tố
này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa và
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

5


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng làm tăng
lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước bằng
các kênh.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các nguồn
nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cập nhân tạo từ
các nguồn khác được liệt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng không đáng kể. Con người có
thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử dụng) bởi ô nhiễm.
Dòng chảy ngầm
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là
dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước
ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được
này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm
thường hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó
nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung
nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt.
Nƣớc ngầm
Theo luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 “Nước dưới đất là nước tồn tại
trong các tầng chứa nước dưới đất.”
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ

rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu
và nước chôn vùi.
Phần lớn nước trong các tế khổng của lớp đất mặt bị bốc hơi, được cây hấp thụ
và phần còn lại dưới ảnh hưởng của trọng lực đi xuống tới các lớp nham thạch nằm
sâu bên dưới làm bão hòa hoàn toàn các lỗ trống bên trong cho các lớp đá này ngậm
nước tạo nên nước ngầm. Quá trình hình thành nước ngầm diễn ra rất chậm từ vài chục
đến hàng trăm năm. Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước
ngầm có áp lực.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ
cập), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển
chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn
hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con người
sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là
quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cập sẽ là cạn kiệt
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

6


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
tầng chứa nước và không thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các
nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn tự nhiên hoặc do tác động của con
người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ở các vùng ven
biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm cho nước thấm vào đại dương từ

nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể làm cạn kiệt
nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó. Con người có thể bổ cập cho nguồn
nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cập nhân tạo.
1.1.2

Trữ lƣợng, phân bố

97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần
hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn
lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn
tại trên mặt đất và trong không khí.
Việt Nam có 3450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Các sông suối này
nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có
nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ
thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất.
Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 1940-1960
mm (tương đương tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m3/năm), thuộc số quốc gia có
lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Tuy nhiên, lượng mưa của Việt Nam phân
bố rất không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4-5
tháng mùa mưa (chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm), lượng mưa mùa khô chỉ chiếm
15-25%.
Về nước mặt: Tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 830 - 840 tỉ m3, trong đó
tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% ở lưu vực sông
Hồng-Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, còn lại ở các lưu vực sông khác.
Tuy nhiên, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 310 - 315
tỷ m3/năm (khoảng 37%).
Về nước dưới đất: Tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam là tương đối
lớn, ước tính khoảng 63 tỷ m3/năm, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc
Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.


SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

7


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
1.1.3

Thành phần, tính chất tài nguyên nƣớc mặt và yếu tố tác động

Thành phần
Môi trường nước có các thành phần như: các chất rắn, chất hòa tan, chất lơ lửng
dạng huyền phù, các ion, các chất khí, các chất lỏng…, các thành phần sinh học. Nghĩa
là môi trường nước có đầy đủ thành phần của môi trường hoàn chỉnh.
Chất lượng nước nói chung và nước sông nói riêng thường được đánh giá theo
các chỉ tiêu về lý hoá, thành phần sinh học và tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà có
những tiêu chí khác nhau.
Thành phần hóa học của nước mặt phụ thuộc vào tính chất đất đai nơi mà dòng
nước chảy qua đến các thủy vực, chất lượng nước mặt còn chịu ảnh hưởng bởi các quá
trình tự nhiên (mưa lũ, hoạt động sống và chết đi của hệ sinh vật nước,…) cũng như
hoạt động của con người. Trên cùng một con sông, chất lượng nước thường xuyên
thay đổi đáng kể theo thời gian và không gian.
Trong nước thường xuyên tồn tại các khí hoà tan, có nồng độ lớn các chất lơ
lửng đặc biệt trong dòng chảy. Chất huyền phù rất khác nhau bắt đầu từ các hạt keo
đến các nguyên tố hữu hình được trôi theo các dòng sông khi lưu lượng tăng đáng kể.
Có nhiều chất hữu cơ do sinh vật bị phân hủy có nhiều rong tảo, thực vật nổi, động vật

nổi chất lượng nước thay đổi theo mùa bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hoạt động hai bên
bờ của con người (công nghiệp, nông nghiệp…)
Sự thay đổi hàng ngày (sự chênh lệch nhiệt độ, ánh sáng mặt trời) thay đổi theo
mùa, sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ) và của thực vật (rụng lá). Chúng có thể xảy ra ngẫu
nhiên như mưa, giông, ô nhiễm mạnh. Ở nơi chứa nước mặt chất lượng nước thay đổi
từ bề mặt đến đáy bể chứa (O2, Fe, Mn, khả năng oxy hoá, sinh vật nổi). Hàm lượng
của mỗi yếu tố thay đổi phụ thuộc vào chu kỳ của một năm.
Tính chất
Chất lượng nước sông ở Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng địa lý. Do
dòng chảy bào mòn bề mặt khu vực tạo lên các chất trôi theo dòng chảy gồm cát, bùn,
phù sa…
Nước sông có hàm luợng cặn cao vào mùa mưa. Tổng lượng cặn do các sông đổ
ra biển trung bình hằng năm khoảng 200 – 250 triệu tấn, trong đó 90% được tạo ra vào
mùa lũ. Vào mùa lũ, độ đục cao, hàm lượng cặn lớn và thay đổi theo từng thời kỳ. Độ
đục cao nhất xuất hiện trong tất cả các tháng của mùa lũ. Các tháng mùa cạn, khi các
sông có vận tốc dòng chảy nhỏ nhất thì nước có độ đục nhỏ nhất, đôi khi độ đục gần

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

8


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt và ăn uống theo tiêu chuẩn cấp nước cho các đô thị.
Thành phần chính của nước sông:
-


Khoáng chất: Hàm lượng khoáng chất của các sông ở Việt Nam còn thấp (200
– 500 mg/l);
Độ pH: Nước ở các sông chính có độ kiềm trung tính (7 – 8);
Độ cứng: Nước thuộc nước mềm;
Hàm lượng ion chính: Chủ yếu là các ion Ca2+, Mg2+, K+, SO42-, Cl-, HCO3-,...
Yếu tố tác động gây suy thoái chất lượng nước:

Nguyên nhân nhân tạo làm suy thoái chất lượng nước là:
- Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng
- Nhận thức chưa đúng
- Chính sách chưa phổ biến
- Dòng sông liên quốc gia
- Quản lý quy hoạch chưa hợp lý
- Hoạt động của các nghành kinh tế
Nguyên nhân tự nhiên như mưa to, lũ lụt, bão, cây cối, sinh vật chết đi….
1.1.4

Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc

a. Các chỉ tiêu hóa lý
Độ đục
Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất hữu cơ li
ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp chất
chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.
Độ màu (màu sắc)
Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới
nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp,
màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim khí như sắt,
mangan.
Giá trị pH

pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến
hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn mòn, hòa
tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt diệt
khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp với yêu cầu
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

9


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường.
Chất rắn hòa tan
Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích nghi
ở một giới hạn. Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo
nên giữ thấp hơn 500 mg/l và giới hạn tối đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000 mg/l.
Chloride
Chloride là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của Chloride
thay đổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với mẫu chứa 25
mgCl/l người ta đã có thể nhận ra vị mặn nếu trong nước có chứa ion Na+. Tuy nhiên
khi mẫu nước có độ cứng cao, vị mặn rất khó nhận biết dù có chứa đến 1000 mgCl/l.
Hàm lượng Chloride cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ống kim loại. Về mặt nông nghiệp
Chloride gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của cây trồng.
Sắt
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu.
Vì thế sắt với hàm lượng 0,3 mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt.
Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydrat hình

thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng. Kết
tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới phân phối
nước.
Nitrogen - Nitrit (N-NO2)
Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy các
chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của nitrogen
nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các hệ thống xử
lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra
nitrit còn được dùng trong ngành cấp nước như một chất chống ăn mòn. Tuy nhiên
trong nước uống, nitrit không được vượt quá 0,1 mg/l.
Nitrogen – Nitrat (N-NO3)
Nitrat là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và là giai đoạn
sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học. Ở lớp nước mặt thường gặp nitrat ở dạng
vết nhưng đôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao. Nếu nước uống
có quá nhiều nitrat thường gây bệnh huyết sắc tố ở trẻ em. Do đó trong nguồn nước
cấp do sinh hoạt giới hạn nitrat không vượt quá 6 mg/l.
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

10


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
Amoniac (N-NH4)
Amoniac là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoniac trong nước
mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh vật trong
điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử trùng nước cấp,
chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines nhằm tạo lượng

clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu chuyển trong các
đường ống dẫn.
Sulfate (SO42-)
Sulfate thường gặp trong nước thiên nhiên và nước thải với hàm lượng từ vài
cho đến hàng ngàn mg/l. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị
khoáng hóa dần dần sẽ biến đổi thành sulfate.
Sulfate là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước nhiễm phèn.
Vì natri sulfate và mangan sulfate có tính nhuận tràng nên trong nước uống, sulfate
không được vượt quá 200 mg/l.
Phosphate (P-PO43-)
Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân hóa và
thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphate phát
triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh.
Oxy hòa tan (DO)
DO (dissolved oxygen) là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp
của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng...) thường được tạo ra do sự
hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm
trong khoảng 8 - 10 ppm và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá
chất, sự quang hợp của tảo... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt
động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước
của các thuỷ vực.
Hàm lượng DO có trong nước thiên nhiên và nước thải tùy thuộc vào điều kiện
hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi sinh vật. Việc xác định hàm lượng oxy
hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do mọi hoạt động của con người và kiểm
tra hậu quả của việc xử lý nước thải.
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD (Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp
chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD là lượng oxy tương đương
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà


11


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
của các cấu trúc hữu cơ trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy
hóa mạnh. Đây là một phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo
sát các thông số của dòng nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong các công trình
xử lý nước thải. Phương pháp này không cần chất xúc tác nhưng nhược điểm là không
có tính bao quát đối với các hợp chất hữu cơ (thí dụ axit axetic) mà trên phương diện
sinh học thực sự có ích cho nhiều loại vi sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả
năng oxy hóa vài loại chất hữu cơ khác nhau như cellulozơ mà những chất này không
góp phần làm thay đổi lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
BOD (Biochemical oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy
hoá các chất hữu cơ.Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì
các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết
cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một
dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ
trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
b. Các chỉ tiêu vi sinh
Fecal coliform (Coliform phân)
Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm
phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 370C với sự
tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h.
Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường
sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân, luôn

hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng lớn. Sự có mặt của
E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm về chỉ tiêu này. Đây được
xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong đường
ruột như tiêu chảy, lị…
1.2 DỰ BÁO NHU CẦU
1.2.1 Khái niệm dự báo
Thuật ngữ dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Pro” (nghĩa là trước) và
“gnois” (có nghĩa là biết), “prognois” nghĩa là biết trước.
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong
tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

12


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác
định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình
toán học (định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc
trực giác về tương lai (định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta
cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.
Dù định nghĩa có sự khác biệt nào đó, nhưng đều thống nhất về cơ bản là dự báo
bàn về tương lai, nói về tương lai. Dự báo trước hết là một thuộc tính không thể thiếu
của tư duy của con người, con người luôn luôn nghĩ đến ngày mai, hướng về tương lai.
Trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa, dự báo lại đóng vai trò quan trọng
hơn khi nhu cầu về thông tin, tình hình phát triển tại thời điểm nào đó trong tương lai
càng cao. Dự báo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có một

yêu cầu về dự báo riêng nên phương pháp dự báo được sử dụng cũng khác nhau.
1.2.2 Đặc điểm dự báo
Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không
chính xác của dự báo). Dù phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu tố
không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra.
Luôn có điểm mù trong các dự báo. Chúng ta không thể dự báo một cách chính
xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương tương lai. Hay nói cách khác, không phải
cái gì cũng có thể dự báo được nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo.
Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc
đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến
tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo.
1.2.3 Các phƣơng pháp dự báo
Có nhiều học giả có cách phân loại phương pháp dự báo khác nhau. Tuy nhiên
theo học giả Gordon, trong 2 thập kỷ gần đây, có 8 phương pháp dự báo được áp dụng
rộng rãi trên thế giới (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 đề cập 8 phương pháp thường được sử dụng trên thế giới trong dự báo.
Tuy nhiên, theo cách phân loại tại Việt Nam các phương pháp dự báo thường chia
thành 2 nhóm chính là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Bảng 1.1 Tổng hợp một số phƣơng pháp dự báo thƣờng dùng trên thế giới
1. Tiên đoán/Genius forecasting
2. Ngoại suy xu hướng/Trend extrapolation
3. Phương pháp chuyên gia/Consensus methods
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

13


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất

giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
4. Phương pháp mô phỏng (Mô hình hoá)/Stimulation
5. Phương pháp ma trận tác động qua lại/Cross-impact matrix method
6. Phương pháp kịch bản/Scenario
7. Phương pháp cây quyết định/Decision trees
8. Phương pháp dự báo tổng hợp/Combining methods
a. Phương pháp dự báo định tính
Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên
những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tương
lai. Phương pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo
sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết các sự kiện tương lai hay từ
ý kiến phản hồi của một nhóm đối tưởng hưởng lợi (chịu tác động) nào đó.
Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân
tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào
trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo, chỉ
mang tính phỏng đoán, không định lượng. Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ
thực hiện thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo
trong nhiều trường hợp cũng rất tốt.
b. Phương pháp dự báo định lượng
Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có
liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định
lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo
lường các giai đoạn theo từng chuỗi.
Tuy nhiên hiện nay khi dự báo người ta thường hay kết hợp cả phương pháp định
tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo. Bên cạnh đó, vấn đề cần
dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ
mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần
dự báo.
Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua
các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai. Khi dự báo

nhu cầu tương lai, nếu không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các
phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Nếu cần ảnh hưởng của các nhân tố khác
đến nhu cầu có thể dùng các mô hình hồi quy tương quan.
1.2.4 Quy trình dự báo
Tương tự như trong các dự báo về kinh tế dự báo về môi trường cũng được chia
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

14


Luận văn tốt nghiệp
Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp và đề xuất
giải pháp bảo vệ theo hướng phát triển bền vững
thành các bước sau. Các bước này bắt đầu và kết thúc với sự trao đổi giữa người sử
dụng và người làm dự báo.
-

Xác định mục tiêu dự báo
Xác định loại dự báo
Chọn mô hình dự báo
Thu thập số liệu và tiến hành dự báo
Ứng dụng kết quả dự báo
Theo dõi kết quả dự báo

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

15



×