Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 123 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................2
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU .......................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..4
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................4
1.1.1 Thế giới ...........................................................................................................4
1.1.2 Việt Nam .........................................................................................................7
1.2 TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG .................................................11
1.2.1 Định nghĩa .....................................................................................................11
1.2.2 Các phương pháp thực hiện kế hoạch ........................................................... 12
CHƯƠNG 2 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH PHÚ YÊN .....16
2.1 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI ...................................................................................17
2.1.1 Sông Ba .........................................................................................................17
2.1.2 Sông Kỳ Lộ ...................................................................................................18
2.1.3 Sông Bàn Thạch ............................................................................................ 18
2.1.4 Sông Hinh......................................................................................................18
2.1.5 Sông Bà Nam ................................................................................................ 19
2.1.6 Sông Cầu .......................................................................................................19
2.1.7 Sông Mới .......................................................................................................19
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHI HẬU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC .19
2.2.1 Phân bố lượng mưa theo kịch bản phát thải ..................................................20
2.2.2 Biến đổi của nhiệt độ và lượng bốc hơi nước của các kịch bản BĐKH tương
ứng ..........................................................................................................................22


2.2.3 Diện tích bị ngập do mực nước biển dâng ở Phú Yên ..................................24
2.2.4 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến dòng chảy..................................................30

i


2.3 CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ƯU TIÊN QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN NƯỚC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................34
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG LẬP KHUNG KẾ
HOẠCH .........................................................................................................................36
3.1.Bước 1: khẳng định các mục tiêu ưu tiên thích ứng với BĐKH, các chỉ số tương
ứng cho từng mục tiêu ưu tiên ...................................................................................36
3.1.1 Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên quản lý và bảo vệ tài nguyên nước thích ứng
với BĐKH cho năm kế hoạch ................................................................................36
3.1.2 Lựa chọn chỉ số đo lường lợi ích thích ứng trực tiếp với BĐKH cho từng
mục tiêu ưu tiên. .....................................................................................................37
3.2.Bước 2: Phân loại và sàng lọc hoạt động/ dự án theo mục tiêu ưu tiên thích ứng
với biến đổi khí hậu ...................................................................................................38
3.2.1 Sàng lọc các hoạt động/ dự án thích ứng đề xuất dựa trên mục tiêu ưu tiên
thích ứng và phân loại theo ngành/lĩnh vực ........................................................... 38
3.2.2 Sàng lọc các hoạt động/ dự án thích ứng theo tiêu chí về tính khẩn cấp ......38
3.3. Bước 3:Phương pháp chấm điểm hoạt động/dự án thích ứng biển đổi khí hậu
khẩn cấp .....................................................................................................................40
3.3.2 Phương pháp xác định điểm xếp hạng cuối cùng cho từng hoạt động/dự án
thích ứng khẩn cấp với BĐKH ...............................................................................50
3.4 Bước 4: Xếp hạng ưu tiên các hoạt động/dự án thích ứng với BĐKH để phân bổ
ngân sách ....................................................................................................................50
3.4.1 Sắp xếp ưu tiên các hoạt động/dự án thích ứng theo các mục tiêu ưu tiên
thích ứng biến đổi khí hậu ......................................................................................50
3.4.2 Lập Phân bổ ngân sách đầu tư ưu tiên các hoạt động/dự án thích ứng biến

đổi khí hậu ..............................................................................................................51
3.5 ỨNG DỤNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG/ DỰ ÁN QUẢN
LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC THÍCH ỨNG BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ......................................................................................51
3.5.1 Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thích ứng
BĐKH đến năm 2020, định hướng 2030 của tỉnh Phú Yên ..................................51
3.5.2 Sàng lọc các hoạt động/dự án ưu tiên bảo vệ tài nguyên nước thích ứng
BĐKH ....................................................................................................................52
3.5.3 Chấm điểm các hoạt động/dự án thích ứng BĐKH ......................................57
3.5.4 Ứng dụng xếp hạng ưu tiên các hoạt động/dự án bảo vệ tài nguyên nước
thích ứng BĐKH tỉnh Phú Yên ..............................................................................63
3.5.5 Phân bổ ngân sách thực hiện các hoạt động ưu tiên .....................................68
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 THÍCH ỨNG VỚI BĐKH ................................................71
ii


4.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC HÀNH ĐỘNG DỰ ÁN ƯU TIÊN ..........................71
4.2 Xây dựng khung logic..........................................................................................73
4.3 Xây dựng kế hoạch hành động của một số chương trình trọng điểm, nhằm bảo vệ
tài nguyên và môi trường các nguồn nước tỉnh Phú Yên đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 thích ứng với biển đổi khí hậu ........................................................... 79
4.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH .............................................................100
4.4.1 Mô tả các vấn đề cần giải quyết xếp theo thứ tự ưu tiên ............................100
4.4.2 Các điều kiện bảo đảm việc triển khai thực hiện kế hoạch .........................100
4.5 TỔ CHỨC THỂ CHẾ ........................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................105
KẾT LUẬN..............................................................................................................105
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................105

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................107
PHỤ LỤC ....................................................................................................................109
Phụ lục 1: Tiêu chí đánh giá thứ hạng ưu tiên trong “Quy hoạch môi trường tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2020” ......................................................................................110
Phụ lục 2: Mức điểm đánh giá đối với các tiêu chí trong “Kế hoạch hành động Ứng
phó với BĐKH của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020” ..........111
Phụ lục 3: Bảng Tra Hệ Số P Trong Công Thức Blaney-Criddle ...........................113
Phụ Lục 4: Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia ..........................................................114

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A1F1

Kịch bản phát thải khí nhà kính cao

B1

Kịch bản phát thải khí nhà kính thấp

B2

Kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình

BĐKH

Biến đổi khí hậu

KB


Kịch bản

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học và công nghệ

MDG

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QHMT

Quy hoạch môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình (mm) theo các kịch bản BĐKH ở khu vực tỉnh Phú
Yên.................................................................................................................................20
Bảng 2.2: Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch
bản phát thải B1 .............................................................................................................21
Bảng 2.3 : Thay đổi (%) của lượng mưa so với thời kì nền theo kịch bản phát thải B2
.......................................................................................................................................21
Bảng 2.4: Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch
bản phát thải A1FI .........................................................................................................21
Bảng 2.5: Nhiệt độ trung bình (oC) khu vực tỉnh Phú Yên qua các kịch bản ...............22
Bảng 2.6: Thay đổi (oC) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch bản
B1...................................................................................................................................23
Bảng 2.7: Lượng bốc thoát hơi nước (mm/ngày) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền
theo kịch bản B1 ............................................................................................................23
Bảng 2.8: Thay đổi (oC) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch bản
B2...................................................................................................................................23
Bảng 2.9: Lượng bốc thoát hơi nước (mm/ngày) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền
theo kịch bản B2 ............................................................................................................24
Bảng 2.10: Thay đổi (oC) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch
bản A1FI ........................................................................................................................24
Bảng 2.11: Lượng bốc thoát hơi nước (mm/ngày) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền
theo kịch bản A1FI ........................................................................................................24
Bảng 2.12 Diện tích ngập (ha) và phần trăm so với ranh giới huyện kịch bản B1 .......26
Bảng 2.13 Diện tích ngập (ha) và phần trăm so với ranh giới huyện kịch bản B2 .......27
Bảng 2.14 Diện tích ngập (ha) và phần trăm so với ranh giới huyện kịch bản A1FI ...27
Bảng 2.15 Thay đổi dòng chảy trung bình năm tại một số trạm trên dòng chính .........30
Bảng 2.16 Thay đổi dòng chảy trung bình mùa kiệt tại các trạm trên dòng chính .......32
Bảng 3.1 Chỉ số đo lường mục tiêu ưu tiên thích ứng với BĐKH ................................ 37
Bảng 3.2 Đánh giá tính khẩn cấp của các hoạt động dự án có nội dung thích ứng với
BĐKH trên cơ sở giúp giảm bớt tác động .....................................................................39

Bảng 3.3 Thang điểm các lợi ích trực tiếp ....................................................................43
Bảng 3.4 Thang điểm các lợi ích gián tiếp ....................................................................47
Bảng 3.5 Thang tỷ trọng chấm điểm .............................................................................50
Bảng 3.6 Mục tiêu ưu tiên thích ứng với BĐKH để lập kế hoạch quản lý, bảo vệ nguồn
nước đến năm và định hướng đến năm 2030 của tỉnh Phú Yên ....................................51
Bảng 3.7 Các hoạt động/dự án thích ứng sau khi sàng lọc được đề xuất ......................52
Bảng 3.8 Ứng dụng đánh giá tính khẩn cấp của các hoạt động/dự án ..........................54
Bảng 3.9 Ứng dụng chấm điểm hoạt động/dự án bảo vệ nguồn nước thích ứng biển đổi
khí hậu ........................................................................................................................... 57
Bảng 3.10 Ứng dụng xếp hạng các hoạt động, dự án thích ứng theo mục tiêu ưu tiên
thích ứng và xếp hạng ưu tiên điểm từ cao đến thấp theo lĩnh vực ............................... 63
Bảng 3.11 Phân bố ngân sách thực hiện các hoạt động ưu tiên ....................................68
Bảng 4.1 Khung logic kế hoạch hành động ...................................................................73
Bảng 4.2 Các hoạt động dự án ưu tiên ..........................................................................79

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hệ thống sông ngòi tỉnh Phú Yên .......................................................16
Hình 2.2: Biểu đồ giá trị trung bình của lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh Phú
Yên theo các kịch bản....................................................................................................21
Hình 2.3 Biểu đồ giá trị trung bình của Ttb (oC) khu vực tỉnh Phú Yên qua các kịch
bản BĐKH. ....................................................................................................................22
Hình 2.4 Bản đồ phân vùng ngập do NBD Tỉnh Phú Yên kịch bản B1 năm 2020. ......25
Hình 2.5 Bản đồ phân vùng ngập tỉnh Phú Yên kịch bản B1 năm 2070.......................26
Hình 2.6 Bản đồ nội suy chỉ tiêu NaCl mùa khô trên sông chính tỉnh Phú Yên. ..........28
Hình 2.7 Bản đồ nội suy chỉ tiêu NaCl mùa mưa trên sông chính tỉnh Phú Yên. .........29
Hình 2.8 Thay đổi dòng chảy trung bình mùa lũ tại các trạm trên dòng chính – kịch
bản B2. ........................................................................................................................... 31

Hình 2.9 Thay đổi dòng chảy trung bình mùa lũ tại các trạm trên dòng chính-kịch bản
A1FI. .............................................................................................................................. 31
Hình 2.10 Thay đổi Qtb mùa kiệt tại các trạm thủy văn trên dòng chính-KB B2. .......32
Hình 2.11 Thay đổi Qtb mùa kiệt tại các trạm thủy văn trên dòng chính-KB A1FI .....33
Hình 4.1 Rừng bị tàn phát tại thị xã Sông Cầu, 2016....................................................84
Hình 4.2 Bản đồ vị trí trạm bơm và hồ chứa ưu tiên nâng cấp sửa chữa. .....................86
Hình 4.3 Vùng nguy cơ lũ quét theo kịch bản hiện trạng (1980-2010) ........................93
Hình 4.4 Vùng nguy cơ lũ quét theo kịch bản phát thải cao (A1FI) giai đoạn 2020. ..93

vi


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) cho
thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu rất rõ ràng và từ những năm 1950 có nhiều thay
đổi chưa từng có trong nhiều thập kỷ hoặc thiên niên kỷ trước đó. Khí quyển và đại
dương đã trở nên nóng hơn, lượng tuyết và băng đã giảm đi và mực nước biển đã tăng
lên. Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới các hệ thống tự
nhiên, nhân tạo và con người trên toàn thế giới. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa đã
gây ra sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt…, gây ra tác hại cho tài nguyên nước, tài nguyên
đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp, gây rủi
ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Mực nước biển dâng cao
đe dọa làm ngập chìm các hòn đảo, các khu vực đất thấp, làm thay đổi toàn bộ đời
sống, sinh hoạt của con người. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão,
lũ quét, hạn hán… cũng gây thiệt hại lớn cho người, sinh vật, đa dạng sinh học, của cải
vật chất…

Từ năm 1994 đến năm 2013, theo thống kê rủi ro lâu dài do BĐKH, Việt Nam
đứng thứ 7 trên toàn cầu với trung bình mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn
1% GDP do các thảm họa liên quan đến BĐKH (kết quả Chương trình Tài trợ Ứng
phó với Biến đổi khí hậu Dựa vào Cộng đồng, giai đoạn 2012-2015 của Chính phủ
Australia). Theo Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, dưới tác động của BĐKH, các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó có
Phú Yên là một trong những nơi chịu ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai, hiểm họa..
Những năm qua, tình hình diễn biến thời tiết, khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh diễn
ra bất thường, bão lũ thường xuyên, bờ biển bị xâm nhập mặn, hạn hán… Dưới tác
động của nhiều yếu tố, trong đó có BĐKH đã và đang gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu
cực đến nguồn tài nguyên nước của tỉnh làm suy giảm nguồn tài nguyên nước mặt
cũng như tụt giảm mực nước ngầm đã ảnh hưởng nghiêm trong đến tình hình sản xuất,
đời sống của người dân trong tỉnh.
Đứng trước tình hình đó cần phải có kế hoạch hành động để bảo vệ tài nguyên
nước thích ứng biến đổi khí hậu cho tỉnh Phú Yên. Với sự giới hạn của kinh phí đầu
tư, nguồn nhân lực, thời gian thực hiện ... và có rất nhiều giải pháp, hành động. Không
phải giải pháp, hành động nào cũng thực sự cần thiết và hiệu quả, nên đề tài “Xây
Dựng Kế Hoạch Quản Lý Và Bảo Vệ Nguồn Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Yên
Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu” đã được thực hiện, sẽ làm cơ sở cho việc lựa
chọn các hoạt đông/dự án ưu tiên và xây dựng kế hoạch hành động có hiệu quả.

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

1


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá các hoạt động/dự án ưu tiên quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thích ứng
biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Từ đó sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, con người… ở tỉnh Phú Yên.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành mục tiêu chính của đề tài đã đưa ra, trong quá trình thực hiện đề tài,
các thông tin dữ liệu thu thập được phải tập trung làm sang tỏ các mục tiêu cụ thể sau:
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu và kinh nghiệm trong và ngoài nước về lập kế
hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
Tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Phú Yên;
Tìm hiểu phương pháp xây dựng khung kế hoạch bảo vệ tài nguyên nước, thích
ứng biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên;
Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước tỉnh Phú
Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thích ứng với biến đổi khí hậu;

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
❖ Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này sẽ kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra
hoặc nghiên cứu liên quan trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết
để phục vụ đề tài.
❖ Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm kiểm tra các thông tin đã thu thập được
qua tài liệu và thu thập những thông tin từ thực tế để củng cố giả định nghiên cứu.
Trong thời gian làm luận văn đã tới địa phương để thu thập tất cả những thông tin cần
thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Khảo sát đợt 1 từ ngày 16/7- 19/7/2016, khảo
sát đợt 2 từ ngày 19/11 -21/11/2016. Qua 2 đợt khảo sát tiến hành lấy mẫu nước và đã
quan sát được tình hình thực tế về tài nguyên nước, tài nguyên rừng của tỉnh Phú Yên.
❖ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước và các chuyên gia kinh tế để đảm
bảo tính phù hợp, đúng đắn của các đánh giá, xây dựng các kế hoạch và giải pháp thực
hiện các kế hoạch đó. Đề tài đã lập phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về đề xuất kế
hoạch hành động bảo vệ Tài nguyên nước ở Phú Yên, nhưng vì giới hạn thời gian của
đề tài nên vẫn còn bị hạn chế trong việc thu thập ý kiến phản hồi.

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

2


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

❖ Phương pháp chấm điểm
Các tiêu chí xác định ưu tiên được xây dựng dựa trên những tiêu chí lựa chọn theo
Khung hướng dẫn ưu tiên thích ứng với BĐKH trong lập kế hoạch phát triển kinh tếxã hội, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 10, năm 2013).
Các tiêu chí bao gồm: 1) các lợi ích thích ứng trực tiếp, 2) các lợi ích thích ứng
gián tiếp gồm 4 tiêu chí nhỏ: 2.1) Hiệu quả và tính bền vững về tài chính, 2.2) Lợi ích
thích ứng gián tiếp từ việc kết hợp với – giảm thiểu phát thải khí nhà kính, 2.3) Lợi ích
thích ứng gián tiếp từ việc kết hợp với các mục tiêu môi trường, 2.4) Lợi ích thích ứng
gián tiếp từ việc kết hợp với các mục tiêu xã hội. Một số tiêu chí cũng bao gồm các
tiêu chí phụ được chấm điểm và tính trung bình cộng. Các hoạt động/dự án được xếp
hạng theo thang điểm từ 1 đến 4 cho mỗi tiêu chí chính và tiêu chí phụ, với điểm 4 cho
hoạt động/dự án đóng góp nhiều nhất cho lợi ích thích ứng và điểm 1 cho hoạt
động/dự án đóng góp được ít nhất.
❖ Phương pháp tiếp cận khung logic
Khung logic là một công cụ lập kế hoạch (ma trận logic gồm các cột và hàng)

nhằm giúp các địa phương/ngành thể hiện rõ được sự gắn kết chặt chẽ giữa thành tố,
bộ phận của kế hoạch với nhau. Cụ thể là giữa các mục tiêu tổng thể với các mục tiêu
cụ thể; giữa từng mục tiêu cụ thể với các giải pháp cụ thể; và giữa từng giải pháp với
các hoạt động cụ thể và nguồn lực. Sử dụng khung logic giúp các bên liên quan tránh
được những sự trùng lặp, mâu thuẫn giữa các thành tố trên.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bản tỉnh Phú Yên
Giới hạn nghiên cứu
- Tài nguyên nước mặt: gồm 4 lưu vực sông chính: sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ
Lộ và sông cầu;
- Tài nguyên nước dưới đất và nước biển ven bờ: kế thừa các thông tin và số liệu sẵn
có từ các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

3


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Thế giới
Trên thế giới việc quản lý tài nguyên nước thiếu toàn diện và thiếu hiệu quả đã trở
thành một trong những vẫn đề nghiêm trọng nhất. Nó giới hạn sự phát triển kinh tế,
suy giảm môi trường, ảnh hưởng xấu đến phúc lợi xã hội và nhu cầu sử dụng nước của

con người. Các kết quả nghiên cứu cho rằng chất lượng nước đang ngày càng bị biến
đổi theo mặt tiêu cực, nhu cầu sử dụng nước sẽ càng tăng trong tương lai với sự gia
tăng dân số, mức sống cao hơn và nguồn nước ngày càng suy giảm. Ví dụ như ở Trung
Đông, Các vấn đề nguồn nước rất phức tạp, từ các cuộc xung đột phát sinh từ việc
cạnh tranh sử dụng các nguồn nước khan hiếm, các vấn đề liên quan đến chất lượng
môi trường và hiệu quả sử dụng nước.
(1) Maher F. Abu-Taleb, Bertrand Mareschal, 1992, Kế hoạch tài nguyên nước ở
Trung Đông: Ứng dụng phương pháp đa tiêu chí Promethee V (Water resources
planning in the Middle East: application of the PROMETHEE V multicriteria method).
Trung Đông đã áp dụng lý thuyết phương pháp đa tiêu chí PROMETHEE V trong
quy hoạch tài nguyên nước, nghiên cứu đã lựa chọn Jordan - quốc Ả Rập tại Trung
Đông là một trong những nước trong khu vực có khả năng phải đối mặt với cuộc
khủng hoảng tài nguyên nước tồi tệ nhất. Nghiên cứu này mô tả việc áp dụng các
phương pháp đa tiêu chí Promethee V để đánh giá và lựa chọn từ một loạt các giải
pháp phát triển nguồn nước có tiềm năng và khả thi như : Xây dựng đầm AI-Wendah,
khử muối trong nước lợ tại Hisban và Kafrain, kiểm soát hệ thống nước trong thung
lũng Jordan, các dự án bổ cập nguồn nước ngầm, phát triển tầng ngập nước của Disi
v.v. Phương pháp đánh giá này giúp việc phân bổ kinh phí cho các dự án và chương
trình phát triển sẽ được tiến hành theo cách hiệu quả nhất. Để lập kế hoạch bảo vệ
nguồn nước ở Jordan nghiên cứu đã thực hiện theo các bước:
- Xác định các giải pháp quy hoạch và quản lý tài nguyên nước tiềm năng ứng với mục
tiêu quốc gia, từ đó đưa các tiêu chí đánh giá và các điều kiện ràng buộc cần thiết.
- Vận dụng phương pháp Promethee để phân chia những hạn chế và thiết lập nền tảng
tối ưu hóa.
- Sử dụng mô hình để lựa chọn các giải pháp tối ưu.
(2) Columbia Source Water Protection Task Foce, 2013, Kế hoạch bảo vệ nguồn
nước của thành phố Columbia thuộc bang Missouri ( Source Water Protection Plan
City of Columbia Missouri).
SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà


4


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Mục tiêu của kế hoạch bảo vệ nguồn nước của thành phố Columbia thuộc bang
Missouri là bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng và các tiện ích phục vụ cộng đồng. Phân
tích của kế hoạch bao gồm xác định những rủi ro, nhu cầu sử dụng nước và những
hành động để bảo vệ nguồn nước công cộng. Kế hoạch này định hướng các mục đích
bảo vệ nguồn nước ở Columbia, để có những tác động tích cực lâu dài để bảo vệ
nguồn nước.
Chiến lược để thực hiện kế hoạch gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định các đơn vị liên quan lập kế hoạch
Bước 2: Khoanh vùng nơi lập kế hoạch
Bước 3: Kiểm kê
Đơn vị thực hiện sẽ thu thập tài liệu, tìm kiếm hồ sơ ở địa phương, hiện trạng sử
dụng đất, khảo sát từ chính người dân và nhà quản lý về những yếu tố có thể gây ô
nhiễm nguồn nước, những khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm tiềm ẩn. Ở bước kiểm kê
này sẽ kiểm kê các chất ô nhiễm là những vật liệu có khả năng có thể gây ô nhiễm
nguồn nước như nhiên liệu và các loại dầu, thuốc trừ sâu, chất dinh dưỡng, hóa chất
hữu cơ tổng hợp, hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, các kho dự trữ chất gây ô nhiễm, động
vật hoặc chất thải của con người tác động đến nguồn nước.
Bước 4: Xác định tính nhạy cảm
Từ những yếu tố đã liệt kê ở bước 3, nhóm thực hiện sẽ phân tích tính nhạy cảm
gồm hiện trạng, các biện pháp bảo vệ tiềm năng.
Bước 5: kế hoạch bảo vệ nguồn nước và giáo dục cộng đồng.
Các giải pháp được đề xuất trong kế hoạch hành động bao gồm:
- Vấn đề sự xáo trộn của các nguồn nước cá nhân:

- Vấn đề Sử dụng thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, phân bón:
- Vấn đề Các hoạt động trong tương lai của thành phố
- Vấn đề Đường ống dẫn dầu khí
Bước 6: Chính quyền Columbia sẽ khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch.
(3) Susanne C. Moser, John Tribbia, 2007, Tính dễ tổn thương dẫn đến ngập lụt
và BĐKH ở California: Thái độ và nhận thức quản lý vùng ven biển (Vulnerability To
Inundation And Climate Change Impacts In California: Coastal Managers’ Attitudes
And Perceptions).
Vùng ven biển California đã chứng kiến mực nước biển dâng (10-20 cm) ở vùng
ven biển phía Nam đại dương, trung tâm vịnh San Francisco trong nhiều thế kỉ qua.
SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

5


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Bài nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý địa phương ở ven biển California quản lý
rủi ro ngập lụt hiện nay, rủi ro từ BĐKH và yếu tố dễ bị tỗn thương của các vùng biển
ngày càng tăng. Bài viết nghiên cứu về những thách thức ở ven biển và định hướng
quản lý.
Kết quả khảo sát được trình bày trong nghiên cứu đã mô tả tình trạng ngập úng đã
tạo ra những thách thức quan trọng trong việc quản lý nguồn nước tại California, mặt
khác những vùng không bị ngập cũng cần có sự chú ý và kiểm soát của nhà quản lý.
Dù nhà quản lý nguồn nước đã có ý thức cao về việc nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng của
BĐKH và tác động của mực nước biển dâng ở khu vực ven biển nhưng vẫn gặp nhiều
vấn đề cấp bách bị hạn chế về nguồn nhân lực, hạn chế về khả năng ứng phó với sự cố,
rủi ro về mực nước biển dâng ngày càng tăng.

(4) Matthew B. Charlton, Nigel W. Arnell, 2010, Thích ứng với tác động BĐKH
đối với tài nguyên nước ở Anh– Đánh giá dự thảo kế hoạch quản lý tài nguyên nước
(Adapting To Climate Change Impacts On Water Resources In England — An
Assessment Of Draft Water Resources Management Plans).
Theo đánh giá về dự thảo kế hoạch quản lý tài nguyên nước trong nghiên cứu
thích ứng BĐKH đối với tài nguyên nước ở Anh, BĐKH dự kiến sẽ làm giảm sút
lượng nước ở Anh, có khả năng đòi hỏi phải hành động thích ứng của ngành công
nghiệp nước để duy trì nguồn cung cấp. Là một phần của Đánh giá Định kỳ thứ năm
của Ofwat, các tổ chức về tài nguyên nước đã công bố dự thảo của kế hoạch quản lý
tài nguyên nước, các tổ chức đặt ra dự định để duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu về
nước trong vòng 25 năm tới theo hướng dẫn Cơ quan Môi trường. Nghiên cứu đã đánh
giá các kế hoạch để xác định tác động của BĐKH đối với nguồn cung cấp nước liên
quan đến áp lực các tài nguyên khác. Áp dụng kết hợp các phương pháp để đánh giá
các tác động trong các kế hoạch và các giải pháp quản lý được đề xuất.
Tác động BĐKH làm giảm 50% lượng nước cung cấp, ước tính lượng nước tổn
thất đến năm 2034/2035 là 520ml mỗi ngày tương đương với lượng nước của một
công ty cung cấp nước.
Kế hoạch tài nguyên nước ở Anh tầm nhìn đến 2030 là:
1. Người dân, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên nước một
cách bền vững, không có sự gián đoạn nguồn cung cấp thiết yếu trong quá trình hạn
hán.
2. Ngành nước góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, việc
quản lý phù hợp với bảo tồn môi trường sống.

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

6



Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

3. Quy hoạch ngành nước cho các nhu cầu dài hạn và ngắn hạn của môi trường và
cộng đồng, bao gồm cả khả năng phục hồi và ứng phó khẩn cấp.
Báo cáo đề cập đến việc dự đoán về sự cân bằng nguồn nước trong lương lai giữa
những nguồn cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước trong từng khu vực. Nước sẽ
được lấy từ bất cứ nơi nào trong khu vực để có thể cấp và chuyển nước đến những khu
vực khô hạn.
1.1.2 Việt Nam
(1) N.L. Biên, 2012, Luận văn cao học Đánh Giá Tác Động Của BĐKH Đến Tài
Nguyên Nước Tỉnh Hà Giang Và Đề Xuất Giải Pháp Ứng Phó.
Nghiên cứu đã đánh giá tác động của BĐKH đến lượng mưa, lập bản đồ phân bố
lượng mưa năm 2020 đến năm 2100 của tỉnh Hà Giang và đưa ra kết quả là sẽ tăng
mạnh từ 4,84 đến 7,84%. Tác động BĐKH đến dòng chảy và nước mặt trên địa bàn
toàn tỉnh đến năm 2020,2060,2100 mô đun dòng chảy tăng lần lượt là 2%,6%, và 8,5%
so với thời kỳ 80-99. Về tác động đến lũ quét- lũ ống, nghiên cứu đã xây dựng được
bản đồ hiện trạng nguy cơ lũ quét – lũ ống theo yếu tố lượng mưa và bản đồ nguy cơ
lũ quét – lũ ống tổng hợp với 5 cấp độ. Về tác động BĐKH đến bốc hơi và hạn hán,
kết quả nghiên cứu đưa ra mức thay đổi lượng bốc hơi giữa các tháng không có sự
chênh lệch đáng kể giữa các huyện ở tỉnh Hà Giang, tháng 1 từ 9,0 đến 10,8 mm (chủ
yếu từ 9,6 đến 10,8 mm), tháng 7 từ 6,7 đến 13,4mm. Nghiên cứu cũng đề xuất các
giải pháp để thích ứng BĐKH đối với tài nguyên nước, giải pháp thích ứng về sự gia
tăng nhiệt độ, sự gia tăng lượng mưa, sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng
thời tiết, cực đoan, tai biến …
- Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ như : tăng cường nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ về điều tra, khảo sát, quan trắc và đánh giá Tài nguyên
nước và năng lực thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu công nghệ và phương pháp xử lý,
thay đổi nguyên tắc vận hành, thiết lập hệ thống chuyển đổi linh hoạt giữa nước ngầm
và nước mặt. Thay đổi thói quen dùng nước, nâng cao ý thức người dân trong sử dụng

nước hợp lý và tiết kiệm. Xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi ở nông thôn, các
đập, hồ chứa ở vùng sâu vùng xa…
- Giải pháp thích ứng với sự gia tăng lượng mưa như: thực hiện hiệu quả việc quản
lý tổng hợp TNN theo lưu vực sông trong điều kiện xét tới BĐKH. Củng cố, nâng cấp
và xây dựng bổ sung các công trình khai thác nguồn nước trong điều kiện BĐKH.
Quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn…
- Giải pháp thích ứng với sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết
cực đoan, tai biến như: quy hoạch tổng thể nguồn nước, xây dựng hệ thống dữ trữ;

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

7


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

việc xây dựng đập, hồ chứa nước cần tính toán tránh ảnh hưởng tới dòng chảy chính.
Đầu tư xây dựng các công trình gia cố bảo vệ đê điều, hệ thống thoát nước…
(2) Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy văn và Môi trường, 2010, Biến đổi khí hậu
và tác động ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu về tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, đánh giá quan hệ
mưa và dòng chảy nền nghiên cứu cho thấy: quan hệ giữa mưa và dòng chảy nền là
quan hệ đồng biến trên tất cả các lưu vực sông được nghiên cứu. hệ số tương quan khá
cao, phổ biến trong khoảng 0,65 -0,80, cao nhất ở hệ thống sông Thu Bồn (0,95 và
0,91 tương ứng đối với mùa và năm) và thấp nhất ở hệ thống sông Đồng Nai (0,52 và
0,58 tương ứng đối với mùa và năm).
Đánh giá biến đổi dòng chảy năm theo kịch bản phát thải trung bình kết quả cho
thấy biến đổi dòng chảy năm theo kịch bản phát thải trung bình tại lưu vực sông Kỳ

Cùng dòng chảy năm so với thời kỳ 1980 – 1999 tăng 1,3% vào năm 2020, 6,6% vào
năm 2060 và 10,9 % vào năm 2100. Lưu vực sông Hồng so với thời kỳ 1980 – 1999
dòng chảy năm tăng 8,9% vào năm 2020; 12,8% vào năm 2060 và 16 % vào năm
2100. Lưu vực sông Cả so với thời kỳ 1980 – 1999 dòng chảy năm tăng 2,3% vào năm
2020; 7,3 % vào năm 2060 và 11,5% vào năm 2100. Đây là lưu vực có dòng chảy năm
tăng nhiều chỉ sau lưu vực sông Hồng. Lưu vực sông Ba so với thời kỳ 1980 -1999
dòng chảy năm tăng 2,7% vào năm 2020; 5,6 % vào năm 2060 và 8,9 % vào năm
2100. Lưu vực sông Thu Bồn so với thời kỳ 1980 -1999 dòng chảy năm giảm 0,72 vào
năm 2020 song lại tăng 2,22% vào năm 2060 và tăng 4,8% vào năm 2100. Lưu vực
sông Sê San so với thời kỳ 1980 – 1999 dòng chảy năm tăng 1,06 vào năm 2020; 1,36
vào năm 2060 và 1,66% vào năm 2100. Lưu vực sông Đồng Nai so với thời kỳ 1980 –
1999 dòng chảy năm giảm 4,6% vào năm 2020; 4,7% vào năm 2060 và 4,8% vào năm
2100.
Đề tài cũng đưa ra các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với tài nguyên nước như
tái cơ cấu, tu bổ nâng cấp hệ thống thủy lợi, bổ sung xây dựng các hồ chứa đa mục
đích, xây dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực, sử dụng nước hợp lý, tiết kiểm,
tăng nguồn thu và giảm thất thoát nước và từng bước tổ chức chống xâm nhập măn.
(3) Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, 2013, Xây dựng chiến lược bảo vệ môi
trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận
Để xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận, báo cáo đã lựa chọn các dự án ưu tiên dựa vào
5 tiêu chí để đánh giá và đưa ra những dự án chương trình bảo vệ môi trường tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2020 theo thứ tự ưu tiên trong quá trình lập kế hoạch, thực thi dự

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

8


Luận văn tốt nghiệp

Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

án, điểm tối đa của mỗi tiêu chí cho một dự án là 4 điểm. Các tiêu chí được xác lập
như sau:
-

Tiêu chí 1: Dễ thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong nước và quốc tế
Tiêu chí 2: Mức độ đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện tại của tỉnh
Tiêu chí 3: Tính khả thi của dự án
Tiêu chí 4: Ưu tiên các dự án có trình độ công nghệ hiện đại, thân thiện môi
trường
Tiêu chí 5: Thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh

(4) Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Tháp, 2007, Quy hoạch môi trường
tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
Để xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp, báo cáo đã sử
dụng 5 tiêu chí để đánh giá các dự án ưu tiên trong QHMT:
- Tiêu chí 1: Giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách trước mắt và lâu dài.
- Tiêu chí 2 : Mức độ giải quyết của dự án theo các vấn đề ưu tiên.
- Tiêu chí 3: Khả năng huy động vốn.
- Tiêu chí 4: Thu hút lao động và giải quyết các vấn đề xã hội.
- Tiêu chí 5: Khả năng hồi vốn.
Khung đánh giá của các tiêu chí xem Phụ lục 1
Với cách cho điểm theo các tiêu chí trên cho thấy tổng số điểm thấp nhất là 5 và
tổng số điểm cao nhất 15 điểm. Đồng thời xem xét quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, cũng như các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh, chia thời gian thực
hiện các dự án làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2008 đến năm 2015 và giai đoạn
2 từ năm 2016 đến năm 2020
- Nhóm ưu tiên 1: Từ 10 – 15 điểm (thực hiện trong giai đoạn 1).
- Nhóm ưu tiên 2: Từ 5 – 9 điểm (thực hiện giai đoạn 2).

(5) Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Ninh, 2011, kế hoạch hành động Ứng
phó với BĐKH của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020.
Đề tài đã xây dựng danh mục các hoạt động/chương trình/ dự án ưu tiên ứng phó
với BĐKH cho từng địa bàn và từng ngành, lĩnh vực trong tỉnh Quảng Ninh dựa trên
những tiêu chí lựa chọn theo Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH của các Bộ, ngành, địa Phương, theo Công văn số 3815/BTNMTKTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:
- Tính cấp thiết: các dự án nhằm giảm thiểu những tác động trước mắt do BĐKH gây
SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

9


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

ra, đặc biệt là những tác động do gia tăng thiên tai;
- Tính xã hội: Các dự án nhằm giảm tổn thất về người và sinh kế; tạo cơ hội giảm
nghèo và tạo thu nhập cho cộng đồng dễ tổn thương, đặc biệt các cộng động vùng
nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, và phụ nữ;
- Tính kinh tế: các dự án cần đạt hiệu quả kinh tế trên cơ sở tính toán chi phí-lợi ích,
đặc biệt ưu tiên cho các dự án có chi phí thấp và hiệu quả cao;
- Tính đa mục tiêu: đáp ứng yêu cầu của nhiều Sở, ngành, địa phương, nhiều đối
tượng;
- Tính hỗ trợ, bổ sung cho nhu cầu bức thiết trong nghiên cứu, xây dựng thể chế và
kế hoạch hành động và tăng cường năng lực;
- Tính lồng ghép của hoạt động ứng phó với BĐKH trong các chương trình/dự án hiện
có, các chiến lược và các quy hoạch, kế hoạch của các ngành và các địa phương;
- Tính đồng bộ, hài hòa với các cam kết đa phương cũng như với quy hoạch và các
chương trình quốc gia của các ngành và các cam kết quốc tế.

Tiêu chí chấm điểm xem thêm ở Phụ Lục 2
(6) L.B.N Phượng, 2016, Xây dựng kế hoạch hành động cho chiến lược quản lý và
sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng tại tỉnh An Giang.
Đề tài đã đánh giá tiềm năng năng lượng sinh khối từ chất thải của cây lúa; Phân
tích và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của kế hoạch hành động; Xây
dựng chương trình hành động cho kế hoạch chiến lược chuyển chất thải từ lúa thành
năng lượng phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh An Giang. Để xây dựng kế hoạch hành
động cho chiến lược quản lý và sử dụng hiệu qua sinh khối cây lúa sản xuất năng
lượng tại tỉnh An Giang, đề đã sử dụng phương pháp đa tiêu chí để đánh giá kế hoạch
hành động ưu tiên.
Tiêu chí để xây dựng bộ tiêu chí gồm: Có thể thu thập thông tin; Tính chính xác;
Sự tin cậy; Sự phù hợp; Đơn giản, dễ hiểu.
Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quản kinh tế - xã hội – môi trường của đề tài:
Kinh tế: Tỷ lệ tăng thu nhập của người dân từ phụ phẩm cây lúa; Chi phí quản lý môi
trường; Khả năng tiếp cận, áp dụng công nghệ cao và nhân rộng; Cung cấp cơ hội phát
triển năng lượng sinh khối.
Xã hội: Nâng cao nhận thức của người dân; Tạo ra công ăn việc làm; Tăng cường thói
quen sử dụng phụ phẩm từ lúa; sự quan tâm của truyền thông, xã hội; Khả năng nâng
cao năng lực cán bộ các cấp.

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

10


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Môi trường: Tỷ lệ phụ phẩm được sử dụng; Xu hướng sử dụng phụ phẩm từ cây lúa;

Giảm lượng phát thải khí nhà kính; Xu hướng giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp.
1.2 TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1.2.1 Định nghĩa
- Kế hoạch là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai của tổ chức về mục
tiêu, nội dung, phương thức quản lý và các nguồn lực được chương trình hóa.
Từ định nghĩa này có thể thấy nội dung cơ bản của kế hoạch bao gồm:
+ Xác định mục tiêu (- What?: Làm gì?)
+ Xây dựng nội dung (- Who?: Ai làm?)
+ Lựa chọn phương thức (- How?: Làm như thế nào?)
+ Thời gian (- When?: Khi nào làm?)
+ Địa điểm (- Where?: Làm ở đâu?)
Khái niệm kế hoạch bao chứa tổng thể các nhân tố cơ bản của hệ thống quản lý.
Kế hoạch là tên gọi chung cho một tập hợp các hoạt động tương tự. Trong thực tế, biểu
hiện của kế hoạch rất đa dạng và phong phú. Trong đó, những tên gọi sau đây cũng
chính là những dạng kế hoạch phổ biến: Chiến lược, Chính sách, chương trình, v.v.
Giữa chúng với kế hoạch có điểm chung nhưng cũng có những khác biệt nhất định.
- Chiến lược: Thông thường người ta gọi các chiến lược là những kế hoạch lớn với
những mục tiêu dài hạn, phương hướng lớn, nguồn lực tổng hợp và quan trọng.
- Các chính sách: Cũng là một dạng kế hoạch theo nghĩa chúng là những điều khoản
hoặc những quy định hướng dẫn hoặc khai thông những ách tắc và tập trung vào
những nhiệm vụ ưu tiên.
Tuy nhiên, chỉ những hướng dẫn có tầm quan trọng, có nội dung tổng hợp và
phạm vi tác động rộng thì mới trở thành chính sách. Các chính sách giúp cho việc giải
quyết các vấn đề được thuận lợi hơn và giúp cho việc thống nhất các kế hoạch khác
nhau. Nhờ đó, người quản lý có thể uỷ quyền cho cấp dưới thực hiện một phần các mục
tiêu và nhiệm vụ của tổ chức.
- Các chương trình: Đây là một dạng kế hoạch đặc biệt.
Các chương trình là một phức hệ của các mục tiêu, chính sách, các nhiệm vụ và
các hành động, các nguồn lực cần thiết để thực hiện một chương trình hành động xác
định từ trước. Một chương trình lớn được chi tiết hoá thành nhiều chương trình nhỏ và

kế hoạch cụ thể. Các chương trình hành động không tồn tại độc lập mà nó có liên hệ
với nhiều chương trình khác. Vì thế, việc lập chương trình là một dạng lập kế hoạch
đặc biệt.

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

11


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

1.2.2 Các phương pháp thực hiện kế hoạch
➢ Phương pháp làm việc có sự tham gia
Thảo luận nhóm: là phương pháp làm việc có tổ chức, có mục tiêu và có người
dẫn dắt giữa 3 người trở lên về một hoặc một số chủ đề/nội dung được lựa chọn. Mục
tiêu là đưa ra những ý kiến, đóng góp mang tính dân chủ và đồng thuận từ các thành
viên cho chủ đề thảo luận. Thảo luận nhóm thường được sử dụng để: Chia sẻ các ý
tưởng và mở rộng nhãn quan/quan điểm về 1 hoặc một số vấn đề giữa các thành viên.
Tạo ra sử quan tâm và sự đồng thuận giải quyết một hoặc 1 số vấn đề. Tạo điều kiện
cho các thành viên nói lên các suy nghĩ/ý tưởng của mình và tận dụng được trí tuệ tập
thể của nhóm.
Động não: là một công cụ dùng để tìm ra nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề
mới và/hoặc khó trong một thời gian tương đối ngắn. Các ý tưởng hay hình ảnh về vấn
đề cần giải quyết được người hướng dẫn thảo luận nêu ra một cách phóng khoáng và
ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ với mực đích gợi ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Các ý
kiến có thể rất rộng và sâu, không bị giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt của vấn đề
mà những người tham gia nghĩ tới. Như vậy động não là một kĩ thuật thảo luận/ hội ý
một nhóm người hoặc nhiều người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng (mới và

khó) bằng cách thu thập tất cả ý kiến của nhiều người, nảy sinh trong cùng một thời
gian, theo nguyên tắc mọi người đều có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình, không bị
chi phối bởi người lãnh đạo hay những người khác.
Tham vấn: là hình thức lấy ý kiến của các bên liên quan về một bản kế hoạch, một
dự án mới, một vấn đề hay một ý tưởng mới, v.v mà khi thực hiện sẽ có ảnh hưởng
đến các bên liên quan trên. Các bên liên quan thường là lãnh đạo và chuyên viên các
cơ quan nhà nước ngành các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và chuyên gia
độc lập, v.v. Tham vấn được tiến hành với các nội dung, phương pháp và mục đích
khác nhau.
➢ Đánh giá thực trạng và phân tích tiềm năng phát triển của địa phương
(phân tích SWOT)
SWOT một công cụ phân tích mãnh được sử dụng rất phổ biến trong lập kế hoạch
mang tính chiến lược, theo định hướng thị trường và có sự tham gia. Phân tích SWOT
cung cấp các thông tin quan trọng để góp phần cùng với các dữ liệu thống kê khác trả
lời cho câu hỏi “Địa phương/ngành đang ở đâu?”. Mặt khác phân tích SWOT có thể
cho những thông tin nhận diện những thách thức phía trước và hiện tại để có thể thiết
kế các định hướng cũng như giải pháp thực thi nhằm vượt qua thách thức.
Ma trận SWOT được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Ở dạng đợn giản nhất,
ma trận phân tích này chỉ đề cập 2 nội dung lớn là “Thuận lợi” và “Khó khăn”. Dạng

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

12


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

phổ biến nhất của ma trận này gồm 4 ô là “ Điểm mạnh”, “ Điểm yếu”, “Cơ hội”,

“Thách thức”. Trong phân tích SWOT Điểm mạnh và Điểm yếu được coi là các yếu tố
bên trong, hay chủ quan của địa phương/ngành (có nghĩa là địa phương/ngành có thể
tác động để thay đổi chúng), còn Cơ hội và Thách thức là các yếu tố bên ngoài, khách
quan mà địa phương/ngành không thể tự tác động thay đổi, chỉ có thể chung sống, tận
dụng, tránh hoặc hạn chế chúng.
➢ Xếp hạng ưu tiên vấn đề và mục tiêu
Chấm điểm hay xếp hạng ưu tiên là một công cụ cho phép các thành viên tham gia
thảo luận cung nhau sắp xếp và lựa chọn được các ưu tiên của một địa phương hoặc
ngành từ nhiều vấn đề/mục tiêu/giải pháp được đưa ra. Việc chấm điểm hay xếp hạng
này được thực hiện dựa trên các tiêu chí phân loại nhất định được thống nhất từ trước
giữa các thành viên tham gia. Các tiêu chí này khá đa dạng và tùy thuộc vào nội dung
thảo luận. Ví dụ sự phù hợp đối với địa phương/ngành, tính bền vững, số người hưởng
lợi, yêu cầu về đầu tư, khả năng huy động nguồn lực tại chỗ, tác động đến môi trường,
số người hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng. v.v.
So sánh cặp đôi là một công cụ được sử dụng trong xác định các vấn đề/mục
tiêu/giải pháp ưu tiên của một địa phương/ngành. Công cụ này áp dụng hiệu quả trong
trường hợp số lượng vấn đề đưa ra không quá lớn và việc chấm điểm phân loại ưu tiên
không mang lại kết quả rõ ràng (Nhiều vấn đề có điểm bằng nhau). Bản chất của công
cụ này là “đấu loại vòng tròn” (không so với chính nó): Tiến hành so sánh một vấn đề
với từng vấn đề còn lại theo cặp để chọn ra trong 2 vấn đề, vấn đề nào quan trọng hơn/
được ưu tiên hơn. Sau đó làm tương tự như vậy với các vấn đề khác cho đến khi kết
thúc. Như vậy, số cặp để so sánh giảm dần theo vòng tròn – vòng đầu tiên có số cặp so
sánh lớn nhất, còn vòng cuối cùng chỉ còn duy nhất 1 cặp. Nếu ban đầu có n vấn đề
được nêu, thì vòng đầu tiên có (n-1) cặp, vòng thứ 2 có (n-2) cặp và cứ như vậy tiến
hành đến vòng cuối cùng.
➢ Đánh giá vấn đề và xác định mục tiêu
Cây vấn đề là một công cụ phân tích (dưới dạng sơ đồ hình cây) cho phép người
tham gia phân tích hệ thống các nguyên nhân nổi trội trong phát triển kinh tế xã hội địa
phương hoặc phát triển ngành (như tình hình đói nghèo, tốc độ tăng trưởng thấp, cơ
cấu nền kinh tế chưa hợp lý, v.v.) mục tiêu là tìm ra những nguyên nhân trung gian và

nguyên nhân cụ thể (căn nguyên) của vấn đề, từ đó xây dựng các giải pháp trong cây
mục tiêu. Mục đích của việc phân tích cây vấn đề là nhằm đảm bảo lập kế hoạch có
căn cứ xác thực trên cơ sở phát hiện và xử lý được các nguyên nhân sâu xa gây trở
ngại cho quá trình phát triển của địa phương, chứ không chỉ nhằm giải quyết các hiện
tượng bề ngoài.

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

13


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Cây mục tiêu luôn đi cùng Cây vấn đề và hai công cụ này bổ trợ cho nhau. Nếu
chiều phân tích của Cây vấn đề là từ trên xuống, thì chiều phân tích của Cây mục tiêu
là từ dưới lên.
➢ Xây dựng khung logic kế hoạch
Khung logic là một công cụ lập kế hoạch (ma trận logic gồm các hàng và cột)
nhằm giúp các địa phương/ngành thể hiện rõ được sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành
tố, bộ phận của kế hoạch với nhau. Cụ thể là giữa các mục tiêu tổng thể với các mục
tiêu cụ thể; giữa từng mục tiêu cụ thể với các giải pháp cụ thể; và giữa từng giải pháp
với các hoạt động cụ thể và nguồn lực. Sử dụng khung logic giúp các bên liên quan
tránh được những sự trùng lặp, mâu thuẫn giữa các thành tố trên.
➢ Các chỉ số đánh giá
Trên cơ sở các mục tiêu tổng thể, các mục tiêu cụ thể của từng ngành và lĩnh vực,
tiến hành xây dựng bộ chỉ tiêu cho từng mục tiêu được lựa chọn với tiêu chuẩn
S.M.A.R.T.
(S) Specific : cụ thể, rõ ràng

- Liệu chỉ số có đủ cụ thể để đo lường tiến độ đạt được mục tiêu ưu tiên thích ứng hay
không?
- Có chỉ ra được rõ ràng những gì sẽ được đo lường hay không?
- Đã xác định được cụ thể mức độ phân tách phù hợp hay chưa?
- Liệu chỉ số có nắm bắt được bản chất của mục tiêu ưu tiên thích ứng mong đợi hay
không?
- Liệu chỉ số có nắm bắt được sự khác biệt giữa các vùng, ngành và các nhóm người?
(M) Measurable: có thể đo lường được
- Liệu chỉ số có thể là thước đo đáng tin cậy và rõ ràng về mục tiêu ưu tiên thích ứng
hay không?
- Các thay đổi có được kiểm chứng một cách khách quan hay không?
- Liệu chỉ số có thể hiện được thay đổi mong đợi?
- Chỉ số có nhạy cảm đối với các thay đổi về chính sách và chương trình hay không?
- Các bên liên quan có thống nhất một cách chính xác về những thứ cần đo lường hay
không?
(A) Attainable: đảm bảo tính khả thi, có thể đạt được
- Liệu các mục tiêu mà chỉ số sẽ đo lượng có mang tính thực tế?
SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

14


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Sẽ có những thay đổi mong đợi ra sao như là kết quả của các hành động thích ứng?
- Các mục tiêu có thực tế hay không? Đối với điều này, một liên kết đáng tin cậy giữa
hành động thích ứng, kết quả đầu ra, đóng góp của các yếu tố khác và quan hệ đối tác
và mục tiêu là không thể thiếu.

(R) Relevant: phù hợp với hoàn cảnh địa phương
- Liệu chỉ số có phù hợp với mục tiêu ưu tiên thích ứng hay không?
- Liệu chỉ số có nắm bắt được bản chất của mục tiêu mong muốn hay không?
- Liệu chỉ số có liên quan hợp lý đến mọi mặt của hoạt động hay không?
(T) Time-bound: đúng hạn/có giới hạn thời gian
- Số liệu có thực sự sẵn có với chi phí hợp lý và nỗ lực vừa phải?
- Nguồn của số liệu có rõ ràng hay không?
- Có một kế hoạch giám sát các chỉ số hay chưa?

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

15


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

CHƯƠNG 2
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH PHÚ YÊN

Hình 2.1 Bản đồ hệ thống sông ngòi tỉnh Phú Yên
(Nguồn: N.N.T. Nguyên, 2016)

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

16



Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong phạm vi tọa độ địa lý:
108039’45”-109029’45’’ kinh độ Đông, 12039’10”-13045’20’’ vĩ độ Bắc; phía Bắc giáp
tỉnh Bình Định, phía Tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía Nam giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía Đông là Biển Đông với bờ biển dài khoảng 190 km. Với diện tích tự nhiên
5.060 km2, tỉnh Phú Yên gồm thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và 7 huyện: Đồng
Xuân, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa, Đông Hòa và Tây Hòa.
2.1 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI
Sông ngòi ở Phú Yên phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh và có một đặc điểm
chung là các sông đều bắt nguồn ở phía Đông dãy Trường Sơn chảy qua miền núitrung du- đồng bằng và đổ ra biển. Ngoại trừ sông Ba, sông Kỳ Lộ các sông còn lại có
lưu vực chủ yếu nằm trong địa bàn tỉnh, có đặc điểm ngắn và dốc, cửa sông có xu
hướng lệch hơi ra hướng bắc, thường bị bồi lấp và ảnh hưởng của chế độ thủy triều.
Lòng sông không ổn định, hai bên bờ có nhiều đoạn sông thường xảy ra xói lở. Hướng
chính của các sông là Tây Bắc- Đông Nam hoặc Tây- Đông.
2.1.1 Sông Ba
Sông Ba là một trong chín hệ thống sông lớn ở nước ta và là sông lớn nhất ở
duyên hải miền Trung. Sông Ba bắt nguồn từ sườn núi phía đông nam tỉnh Kon Tum
thuộc dãy núi Ngọc Rô (cao 1579 m), chảy theo hướng gần Bắc- Nam đến AYunPa, từ
phía bờ phải tiếp nhận sông Iayun và sông chuyển hướng Tây bắc- Đông nam đồng
thời tiếp nhận thêm các sông Krông H’năng, sông Hinh chảy vào địa phận tỉnh Phú
Yên, từ Củng Sơn sông chảy theo hướng gần Tây- Đông đổ ra biển tại cửa Đà Diễn
thành phố Tuy Hoà.
Trong địa phận tỉnh Phú Yên, ngoài các sông nhánh chính kể trên sông Ba còn có
một số sông nhánh như sông: Ea Mbar, Thá, Con, Bạc, Cái, Đồng Bò… ở phía bờ trái
có nhánh sông Cà Lúi bắt nguồn từ phía Tây bắc huyện Sơn Hoà chảy theo hướng Tây
bắc- Đông nam thuộc điạ phận xã Cà Lúi nhập lưu vào sông Ba tại Buôn Lê, xã Krông
Pa. Hạ lưu sông Ba được gọi là sông Đà Rằng, có mạng lưới kênh khá phát triển, đặc
biệt là mạng lưới kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam.

Diện tích lưu vực 13917 km2 thuộc các tỉnh Gia Lai, Dăk Lăk, Phú Yên và một
phần nhỏ tỉnh Kon Tum; chiều dài sông 396 km, chiều dài ở trong tỉnh 90 km, diện
tích lưu vực trong tỉnh 2420 km2 chiếm 18.3 %.
Trong phạm vi tỉnh Phú Yên tiềm năng thủy lợi và thủy điện đang được khai thác
khá tốt, các công trình lớn gồm: đập Đồng Cam, Thủy điện sông Hinh, sông Ba hạ và
Krông H’năng...

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

17


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2.1.2 Sông Kỳ Lộ
Là sông lớn thứ 2 ở tỉnh Phú Yên,phần thượng lưu có tên là sông La Hiêng, bắt
nguồn từ núi To Net (1030 m) ở xã Dăk Song huyện Krong Chro tỉnh Gia Lai, chảy
theo hướng Bắc tây bắc vào địa phận tỉnh Phú Yên ở xã Phú Mỡ huyện Đồng Xuân rồi
chuyển hướng Tây bắc- Đông nam qua thôn Phú Mỹ, xã An Dân chia làm hai nhánh
(sông Cái và sông Nhân Mỹ), nhánh sông Cái sau khi chảy qua quốc lộ 1A tiếp tục
chia làm hai nhánh (sông Cái và sông Hà Yến), sông Cái và sông Nhân Mỹ đổ ra cửa
Bình Bá, còn sông Hà Yến đổ ra đầm Ô Loan. Sông Kỳ Lộ có 11 nhánh sông cấp I
chảy trực tiếp vào dòng chính như các sông: Tiouan, Khe Cách, Gâm, Cà Tơn, suối
Đập, Trà Bương, Cổ, Cạy, Tà Hồ…
Tiềm năng thủy lợi và thủy điện sông Kỳ Lộ được khai thác khá tốt, gồm: các hồ
chứa như Phú Xuân, hệ thống thuỷ lợi Tam Giang và thủy điện La Hiêng 2 đang được
xây dựng.
2.1.3 Sông Bàn Thạch

Được gọi là sông Bánh Lái ở thượng lưu, đổ ra biển tại cửa Đà Nông. Bắt nguồn
từ Hòn Giữ thuộc sườn phía bắc dãy núi đèo Cả cao trên 1000 m, chảy qua khu núi Kỳ
Đà (1193 m) ở phía phải, hòn Ông (1110 m) ở phía trái theo hướng Tây nam- Đông
bắc và Nam- Bắc, từ xã Hoà Mỹ Tây đến Đông Mỹ chảy theo hướng gần Tây- Đông
rồi từ Đông Mỹ lại chuyển hướng Tây bắc- Đông nam, đổ ra biển tại cửa Đà Nông.
Sông Bàn Thạch có một số nhánh chính như Suối Thoại (166 km2), suối Mỹ (95 km2),
Sông Trong (78 km2)… Sông Bàn Thạch dài 69 km, độ rộng bình quân lưu vực 19.7
km, độ dốc trung bình lưu vực 15.4 %, mật độ lưới sông 0.50 km/km2. Với diện tích
642 km2, lưu vực sông Bàn Thạch bao trùm hầu hết địa phận hai huyện Tây Hòa và
Đông Hòa.
Tiềm năng thủy lợi và thủy điện đang được khai thác gồm: hệ thống đập Phú Hữu,
đập An Sang, hồ Đồng Khôn, hồ Hòn Dinh, trạm bơm Nam Bình… và thủy điện Đá
Đen đang tiến hành xây dựng.
2.1.4 Sông Hinh
Sông Hinh diện tích lưu vực 932 km2, dài 85 km, bắt nguồn từ dãy núi Chư Mu
cao 2051 m, đổ vào bên phải sông Ba tại Đức Bình Đông huyện Sông Hinh, đây là
vùng mưa lớn nhất trong toàn lưu vực sông Ba. Năm 2000 công trình thuỷ điện Sông
Hinh đi vào hoạt động phần lớn lưu vực sông Hinh bị ngập trong lòng hồ. Diện tích
lưu vực đến đập chính là 772 km2, độ dài sông chính 66 km, độ rộng bình quân 12 km,
độ dốc bình quân lưu vực 24.2 %.

SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

18


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên


2.1.5 Sông Bà Nam
Bắt nguồn từ vùng núi phía nam đèo Cù Mông, chảy theo hướng Bắc tây bắc qua
địa phận xã Xuân Lộc Thị xã Sông Cầu, đến gần Long Thạnh tiếp nhận thêm một
nhánh sông bắt nguồn từ Núi Hòn Khổ (954 m) từ phía bờ phải (Suối Bà Bồng) chảy
vào rồi đổ ra đầm Cù Mông tại Long Thạnh 2. Sông Bà Nam dài khoảng 28 km, diện
tích lưu vực khoảng 194 km2. Mùa khô rất ít nước có tháng mất dòng chảy mặt, khả
năng cung cấp nước không lớn.
2.1.6 Sông Cầu
Thượng nguồn được gọi là sông Bình Ninh, bắt nguồn từ sườn phía Đông nam dãy
núi Hòn Gió 786 m, chảy theo hướng Tây bắc- Đông nam qua thị xã Sông Cầu, đổ ra
vũng Chao tại Dân Phước. Dòng chính sông Cầu dài 28 km, độ rộng trung bình lưu
vực 7.61 km, diện tích lưu vực 213 km2. Sông Cầu có một số sông nhánh như sông Hà
Giang (35 km2). Tuy nhiên, mùa khô lượng nước rất ít và dòng chảy có tháng bị đứt
đoạn, phía trên thị xã Sông Cầu có đập dâng Đá Vải, Đá Trên... và bãi giếng khai thác
của nhà máy nước Sông Cầu.
2.1.7 Sông Mới
Lưu vực sông Mới nằm trong địa phận huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên. Diện tích
lưu vực F= 85 km2. Lưu vực được bao bọc bởi dãy núi có độ trên dưới 500m thuộc
vùng núi bắc đèo Cả, là khu vực núi dạng lớn và cao thuộc dãy phía đông của dãy
Trường Sơn. Phía Bắc giáp sông Bàn Thạch, phía Đông giáp Quốc lộ I. Địa hình lưu
vực thấp dần và ăn ra sát biển. Chiều dài dòng chính 20 km, chảy trên địa hình có độ
dốc bình quân J= 13 0/00, hướng chảy chính Tây Nam- Đông bắc. Thượng lưu của lưu
vực là dãy núi Dầu Trầm có dộ cao 580 m, hạ lưu tiếp nối với sông Bàn Thạch đổ ra
biển tại cửa Đà Nông.
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHI HẬU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC
Có thể nói, tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước thể hiện qua các yếu tố
như sau: chế độ dòng chảy của các con sông trên địa bàn tỉnh do việc thay đổi lượng
mưa, phân bố lượng mưa ở các vùng khác nhau và thay đổi về thời gian mùa mưa.
Những thay đổi này có thể gây ra lũ lụt về mùa mưa và lại gây ra tình trạng hạn hán
kéo dài vào mùa khô.

Phú Yên là tỉnh có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào với 3 hệ thống sông chính:
sông Kỳ Lộ, sông Ba và sông Bàn Thạch. Xét về tổng thể, trên toàn tỉnh Phú Yên
không thiếu nước. Tuy nhiên, nếu xét riêng từng vùng và theo từng tháng trong năm
thì một số tháng trong mùa khô xảy ra tình trạng thiếu nước. Mức bảo đảm nước ở một
số vùng hiện nay chỉ đạt trên dưới 90%. Theo tính toán và dự báo, tình trạng thiếu
nước sẽ nghiêm trọng hơn vào năm 2015 với mức bảo đảm ở một số vùng trong một
số tháng mùa khô chỉ đạt 60-80%. Trong điều kiện nhiệt độ không khí tương đối cao,
mùa khô nắng nóng kéo dài, cát bụi do xây dựng, giao thông và tro bụi từ các nhà
SVTH: Bùi Anh Tú
GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà

19


×