Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lý thuyết và Bài tập về Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án Hóa học 10.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.02 KB, 4 trang )

Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
I. Tốc độ phản ứng hoá học
+ Tốc độ trung bình của phản ứng :
C
v =  t

Trong đó:

+C: biến thiên nồng độ chất sản phẩm

-C: biến thiên nồng độ chất tham gia
1. Ảnh hưởng của nồng độ
Kết luận: Khi tăng nồng độ của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
G/thích: Khi tăng nồng độ, số phân tử khí tăng => số va chạm tăng => tốc độ phản ứng
càng tăng
Lưu ý: chất rắn không có nồng độ
+ Tốc độ tức thời của phản ứng:
aA + bB  cC + dD
v = k.[A]a.[B]b
k: hằng số tốc độ phản ứng
2. Ảnh hưởng của áp suất
Kết luận: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
Lưu ý: chỉ có chất khí mới gây ra áp suất
Áp suất chỉ ảnh hưởng đến những phản ứng có sự tham gia của chất khí
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhận xét: Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng
Giải thích: Nhiệt độ tăng => Tốc độ chuyển độ của các phân tử tăng => nên số va
chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng => tốc độ phản ứng tăng.
4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt


Kết luận: Khi tăng diện tích bề mặt chất pư, tốc độ phản ứng tăng.
Lưu ý: chỉ có chất rắn mới có diện tích bề mặt
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại khi phản ứng kết thúc.
=> Khi có mặt chất xúc tác, tốc độ phản ứng tăng
KL: Tốc độ phản ứng hoá học tăng khi:
- Nồng độ chất phản ứng tăng (trừ chất rắn)
- áp suất chất phản ứng tăng (nếu là chất khí)
- Nhiệt độ tăng
- Diện tích bề mặt tăng (nếu là chất rắn)


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

- Có mặt chất xúc tác

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Câu 1:
Yếu tố nào dưới đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. nồng độ chất tham gia phản ứng
B. nhiệt độ
C. thể tích dung dịch
D. chất xúc tác
to

� CaO(r)+CO2 (k) H = + 572 kJ/ mol. Giá
Câu 2:
Cho phản ứng: CaCO3(r) ��
trị H = + 572 kJ/ mol ở phản ứng trên cho biết:
A. Lượng nhiệt tỏa ra khi phân hủy 1 mol CaCO3

B. Lượng nhiệt cần hấp thụ để phân hủy 1 mol CaCO3.
C. Lượng nhiệt cần hấp thụ để tạo thành 1 mol CaCO3.
D. Lượng nhiệt tỏa ra khi phân hủy 1 gam CaCO3.
Câu 3:
Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ
thường. Tác động nào dưới đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng:
A. Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột
B. Dùng dung dịch H2SO4 2M thay dung dịch H2SO4 4M
C. Tiến hành ở nhiệt độ 500C
D. Tăng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi
Câu 4:
Người ta sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi. Biện
pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm.
B. Thổi không khí nén vào lò nung
C. Tăng nồng độ khí cacbonic
D. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 900oC
Câu 5:
Trong phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt
phân muối kali clorat, những biện pháp nào dưới đây được sử dụng nhàm mục đích
tăng tốc độ phản ứng?
a. Dùng chất xúc tác mangan đioxit
b. Nung hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit
c. Dùng phương pháp đẩy nước để thu khí oxi
d. Dùng kali clorat và mangan đioxit khan
Hãy tìm biện pháp đúng trong số các biện pháp sau:
A. b,c,d
B. a, b, c
C. a, c, d
D. a, b, d

Câu 6:
Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200 ml dung dịch HCl 2M. Người
ta thực hiện các biện pháp sau:
a. Nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

b. Dùng 100 ml dung dịch HCl 4M
c. Tăng nhiệt độ phản ứng
d. Cho thêm 500 ml dung dịch HCl 1M vào
e. Thực hiện phản ứng trong một ống nghiệm lớn hơn
Có bao nhiêu biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Hầm thức ăn bằng nồi áp suất sẽ nhanh chín hơn so với nấu trong nồi thường
B. Để thực phẩm tươi lâu, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh. Ở nhiệt độ
thấp, quá trình phân huỷ các chất diễn ra chậm hơn
C. Trong quá trình làm sữa chua, người ta thêm men lactic là để tăng tốc độ quá
trình gây chua. Như vậy men lactic là chất xúc tác cho quá trình gây chua
D. Nhiệt độ ngọn lửa axetilen cháy trong không khí cao hơn nhiều so với cháy
trong oxi
Xét phản ứng phân huỷ N2O5 trong dung môi CCl4 ở 450C: N2O5  N2O4

Câu 8:


+ O2
Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây, nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc
độ trung bình của phản ứng tính theo N2O5 là:
A. 1,36.10-3 mol/(l.s)
B. 2,72.10-3 mol/(l.s)
C. 6,80.10-3 mol/(l.s)
D. 6,80.10-4 mol/(l.s)
Câu 9:
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100ml dung dịch H2O2, sau 60 giây, thu được
33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2O2) trong 60
giây trên là:
A. 1,0.10-3 (mol/l.s)
B. 2,5.10-4 (mol/l.s)
C. 5,0.10-4 (mol/l.s)
D. 5,0.10-5 (mol/l.s)
Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y  Z + T. Ở thời điểm

Câu 10:

ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là
0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời
gian trên là
A. 4,0.10-4 mol/(l.s).
B. 7,5.10-4 mol/(l.s).
C. 1,0.10-4 mol/(l.s).
D. 5,0.10-4 mol/(l.s).
Câu 11:
Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp NH 3: N2 (k) + 3H2
o


xt ,t
���


(k) ���
2NH3 (k)

Khi nồng độ H2 tăng 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận
A. tăng lên 8 lần. B. tăng lên 6 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần.


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

Câu 12:

Cho phản ứng sau: 2CO  CO2 + C. Để tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần thì

nồng độ của cacbon oxit tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 8
Câu 13:
Tốc độ phản ứng sẽ tăng gấp bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 0 0C lên
400C? Biết khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng gấp đôi.
A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 16 lần.
Câu 14:

Xét phản ứng:


H2 + Cl2  2HCl. Khi nhiệt độ tăng lên 25 0C thì tốc

độ phản ứng tăng gấp 3 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ từ 20 0C lên 1700C thì tốc độ
phản ứng tăng lên bao nhiêu?
A. tăng lên 3 lần. B. tăng lên 9 lần. C. tăng lên 81 lần. D. tăng lên 729 lần.
Câu 15:
Ở 250C, tốc độ phản ứng là 1,3 mol/l.ph. Hỏi ở 85 0C thì tốc độ phản ứng
là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10 0C thì tốc độ phản ứng tăng gấp 2
lần.
A. 83,2 mol/l.ph B. 41,6 mol/l.ph C. 20,8 mol/l.ph D. 10,4 mol/l.ph
Câu 16:
Khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng gấp 2 lần. Để tốc độ
phản ứng đang tiến hành ở 400C tăng 16 lần thì cần phải thực hiện phản ứng ở nhiệt
độ nào?
A. 500C
B. 600C
C. 700C
D. 800C



×