Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
Bộ đề thi HK2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2018 - 2019
Đề số 1
I. Đọc thầm
Em đọc thầm bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 94)
II. Làm bài tập
Đánh dấu x vào chỗ trống trước ý trả lời đúng:
1. Bác Hồ kêu gọi toàn dân tập thể dục để làm gì?
….. a) Để khỏi tốn tiền đi bác sĩ.
….. b) Để thi đua với nước bạn.
….. c) Để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.
2. Theo quan niệm của Bác Hồ, sức khỏe là:
….. a) Ăn uống đầy đủ, thường xuyên.
….. b) lao động vừa sức kết hợp với nghỉ ngơi.
….. c) Ngày nào cũng tập thể dục thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ.
3. Vì sao tập thể dục là bổn phận của người dân yêu nước?
….. a) Vì việc đó không tốn kém, ai cũng làm được.
….. b) Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, vì mỗi một người dân mạnh
khỏe là cả nước mạnh khỏe.
….. c) Vì mọi người ai cũng học tập tốt và làm việc nhiều hơn.
4. Điền dấu phẩy (,), hai chấm (:) hoặc chấm than (!) thích hợp vào chỗ ….. trong đoạn văn
sau:
Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất ….. vừa luôn miệng khuyến
khích ….. “Cố lên ….. cố lên ….. “.
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
5. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa để nói về việc tập thể dục.
………………………………………………………………………………
…………… …………………………………………………………………
III. Tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể lại một chuyện tốt mà em đã làm để
góp phần giữ gìn trường lớp sạch, đẹp (như chăm sóc bồn hoa, vườn cây của trường, nhặt
rác, dọn vệ sinh xung quanh trường, tổng vệ sinh lớp học, …)
Gợi ý:
– Công việc em làm là việc gì?
– Em làm cùng với ai?
– Em làm việc ấy ở đâu?
– Kết quả việc làm ấy như thế nào?
– Cảm nghĩ của em về việc làm tốt.
Bài làm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đáp án:
1. c)
2. c)
3. b)
4. Điền dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu chấm than.
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
5. Sáng sớm, gà mái mẹ dẫn đàn gà con chạy quanh sân, vươn cánh khởi động cho một
ngày mới.
* Tập làm văn
Để góp phần giữ gìn trường lớp sạch, đẹp, chúng em cùng thầy giáo chủ nhiệm tổng vệ
sinh lớp học trước khi nghỉ Tết.
Tất cả học sinh đều bắt tay vào việc. Người thì quét lớp, người hốt rác, lau lớp. Bạn nam
xách nước cho bạn nữ lau cửa sổ, bàn ghế. Một số’ bạn chăm sóc lại các chậu hoa tươi
trong lớp. Một số khác sắp xếp tủ sách thư viện và góc chứa đồ dùng học tập của lớp.
Mọi người làm việc tích cực và hăng say. Vài bạn nữ vừa làm vừa phục vụ văn nghệ khiến
cho không khí thêm phần sôi động. Cuối buổi thầy tổng kết và đánh giá cao việc làm của
chúng em.
Em cảm thấy vui vì đã làm được một việc làm tốt, góp phần nhỏ giữ gìn trường lớp sạch,
đẹp.
Đề số 2
I.
Em đọc thầm bài “Chim chích và sâu đo”
CHIM CHÍCH VÀ SÂU ĐO
Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một
con chim chích sà xuống:
– A, có một tên sâu rồi.
Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên:
– Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo xem cây hồng này cao
bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta?
Chim chích phân vân:”Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên
sâu đo này có ích thật chăng?”
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ
là nó ăn liền. Nó nghĩ: “Mình đo cây hồng … Mình phải được trả công chứ !”
Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: “Ôi, sao mầm cây
gãy hết cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi !”
Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim
chích quay lại, định tìm cách cãi … Nhưng lần này thì đừng hòng !
Chim chích mổ một cái, thế là đi đời sâu đo.
Theo Phương Hoài
II. Làm bài tập
Đánh dấu x vào chỗ trống trước ý trả lời đúng:
1. Con sâu đo trong bài là con vật:
….. a) nguy hiểm, chuyên phá hoại cây xanh.
….. b) hiền lành, giúp ích cho cây xanh.
….. c) siêng năng, vừa có ích vừa có hại cho cây xanh.
2. Chim chích bị mắc lừa sâu đo là do:
….. a) Chim chích nhìn thấy sâu đo đang làm việc miệt mài để đo cây hồng.
….. b) Chim chích nửa ngờ, nửa tin khi sâu đo quát nạt và lên mặt kể công.
….. c) Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo.
3. Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì?
….. a) Chim chích hung dữ, nóng tính và rất háu ăn.
….. b) Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu bọ hại cây.
….. c) Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây.
4. Hãy gạch dưới những từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu:
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
“Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm.”
5. Đặt 1 câu có sử dụng dấu hai chấm (:) và dấu chấm hỏi (?)
Đặt câu: ………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
III. Tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu
trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
Bài làm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đề số 3
I. Em đọc thầm bài “Chúc một ngày tốt đẹp”
CHÚC MỘT NGÀY TỐT ĐẸP
Sáng hôm ấy, các chú ve dậy thật sớm. Một chú ve nhanh nhảu nói với bạn bè của
mình:
– Hè đến rồi, các bạn ơi !
Các chú khác thích lắm, cả đàn nhao nhao lên. Một chú ve khác nói:
– Chúng ta qua xem hoa phượng đỏ đã dậy chưa, các bạn ha?
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
Cả đàn ve đồng ý và bay đến chỗ một cây phượng cao to. Hoa nở đầy, trông xa cứ như một
cái nón khổng lồ màu đỏ. Đàn ve đồng thanh nói:
– Chúc một ngày tốt đẹp !
Những hoa phượng đỏ tươi, mịn màng khẽ rung rung và nói:
– Chúc một ngày tốt đẹp !
Bỗng một cơn mưa ào xuống:
– Chúc một ngày tốt đẹp !
Mưa mát quá, các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng.
Theo Nguyễn Thị Mai Anh
II. Làm bài tập
Đánh dấu x vào chỗ trống trước ý trả lời đúng:
1. Các chú ve dậy sớm nói với nhau điều gì?
….. a) Mùa hè đã đến.
….. b) Mùa hè đã kết thúc.
….. c) Một ngày mới bắt đầu.
2. Trong câu: “Các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng”, tác giả nhân hóa các chú
ve bằng cách nào?
….. a) Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về các chú ve.
….. b) Gọi các chú ve bằng từ vốn dùng để gọi người.
….. c) Bằng cả hai cách trên.
3. Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong câu sau:
“Hoa nở đầy, trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ.”
…………………………………………………………………………………
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
…………………………………………………………………………………
4. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ ….. trong đoạn văn sau:
Một hôm ….. ông bảo con …..
– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm ….. Con hãy đi làm
và mang tiền về đây …..
III. Tập làm văn
Mỗi buổi học, trường em đều tổ chức tập thể dục vào giờ ra chơi. Em hãy viết một đoạn
văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) để kể lại việc tập thể dục của em vào lúc đó.
Gợi ý:
– Em tập thể dục vào thời điểm nào của giờ chơi?
– Em tập lần lượt những động tác nào?
– Mỗi động tác được em tập ra sao?
– Cảm giác và ý nghĩ của em sau khi tập thể dục?
Bài làm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đáp án đề 3:
1. a)
2. c)
3. Hoa – nón.
4. Điền dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm, dấu chấm than.
* Tập làm văn
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
Hồi trông dồn dập báo hiệu giờ tập thể dục đã đến.
Chúng em so hàng theo đội hình đều đặn và ngay ngắn. Mỗi tiếng trông hiệu lệnh cho
một nhịp. Mỗi động tác có tám nhịp trông. Sau hai tiếng “cắc, cắc” thì chúng em chuyển
sang động tác khác. Động tác đầu tiên là vươn thở, tiếp đến là những động tác tay, lưng
bụng, lườn, phôi hợp, nhảy và cuối cùng là động tác điều hòa. Từng động tác em tập đúng
theo sự hướng dẫn của giáo viên dạy thể dục. Cuối buổi tập, chúng em đồng thanh hô
“khỏe, khỏe, khỏe.”
Sau buổi tập thể dục giữa giờ, em cảm thấy khỏe và sảng khoái hơn, săn sàng bước vào
tiết học mới.
Bộ đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2018 - 2019 - Số 2
Đề số 1
I. Em đọc thầm bài “Con cò” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 111)
II. Làm bài tập
Đánh dấu x vào chỗ trống trước ý trả lời đúng:
1. Con cò trắng bay trong khung cảnh nào?
….. a) Rừng núi.
….. b) Đồng quê.
….. c) Thành phố.
2. Chi tiết nào nói lên dáng vẻ của con cò khi đang bay?
….. a) Bay là là rồi vút lên cao.
….. b) Bay chầm chậm bên chân trời.
….. c) Bay chầm chậm bên chân trời, bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất.
3. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
….. a) Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc.
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
….. b) Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ.
c) Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ.
4. Tìm câu có sử dụng phép nhân hóa?
….. a) Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu. n b) Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ
trụi trơ.
….. c) Anh cua bò vào chum nước này.
5. Viết lại bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”
Nhà em lợp bằng lá cọ.
…………………………………………………………………………………
III. Tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có
dịp xem trực tiếp hoặc xem trên ti vi.
Bài làm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đáp án:
* Bài tập
1. b)
4. c)
2. c)
5. bằng lá cọ.
3. c)
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
* Tập làm văn
Cuối tuần rồi, sau khi dùng cơm tối và phụ mẹ dọn dẹp xong, em cùng bố xem truyền
hình. Chương trình thật hấp dẫn với trận cầu được truyền trực tiếp. Trận bóng đá giữa hai
đội nước ngoài được tường thuật bằng tiếng Việt trên kênh VCTV3.
Sân cỏ xanh mướt rất đẹp. Trên khán đài, khán giả ngồi chật kín trông thật hào hứng. Sau
hồi còi khai cuộc của trọng tài mặc áo đen, đội áo đỏ giao bóng. Đội áo xanh cũng tràn lên.
Cầu thủ hai đội đều tập trung theo quả bóng. Từng đường chuyền chính xác của cầu thủ
giữa sân cho các cầu thủ phía trên. Bằng những động tác khéo léo, chàng cầu thủ cao to rê
và lừa bóng qua ba cầu thủ áo xanh. Anh ta đưa bóng vào khu vực có vạch hình chữ nhật
to. Cả khán đài hò reo như sấm. Anh cầu thủ sút rất mạnh. Quả bóng bay về hướng khung
thành theo hình cầu vồng. Chàng thủ môn áo cam tung người lên cao, vồ lấy quả bóng. Khi
anh rơi xuống thì quả bóng đã nằm gọn trong lòng cùng tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi
người. Cổ động viên của đội áo đỏ ôm đầu tiếc nuôi. Trận cầu tiếp tục diễn ra quyết liệt rất
hay. Tiếng còi báo hiệu chấm dứt hiệp 1. Hai đội vào nghỉ mà chưa có tỉ số. Bố em chuyển
qua kênh thiếu nhi cho em bé gái xem. Thật là một trận cầu hay tuyệt. Em và bố hồi hộp
chờ xem tiếp hiệp 2.
Đề số 2
I. Em đọc thầm bài “Quà của đồng nội” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 127, 128)
II. Làm bài tập
Đánh dấu x vào chỗ trống trước ý trả lời đúng:
1. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?
….. a) Mùi hương thơm của lá sen thoảng trong gió, gợi nhớ đến mùa cốm.
….. b) Cơn gió thoảng qua.
….. c) Cả hai ý trên.
2. Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
….. a) Trong cái vỏ xanh của hạt lúa non có một giọt sữa trắng thơm.
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
….. b) Hạt lúa non phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
….. c) Cả hai ý trên.
3. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?
….. a) Vì nó được làm từ lúa.
….. b) Vì nó mang trong mình tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh
khiết của đồng lúa.
….. c) Vì cốm dẻo, thơm.
4. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
Chúng em phải chăm chỉ học tập để cha mẹ vui lòng.
Hãy điền dấu câu thích hợp vào chỗ ….. trong đoạn văn sau:
Bé Nam hỏi mẹ n “Sao hoa phượng có màu đỏ Mẹ xoa đầu bé trả lời ….. “Không phải
phượng chỉ có màu đỏ ….. Mẹ biết có tới bốn loài phượng khác nhau, mỗi loài cho
một màu đặc biệt.”
III. Tập làm văn
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình
thân ái.
Gợi ý:
– Lí do để em viết thư cho bạn:
+ Em biết tin về bạn hoặc nước bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, phim ảnh, …
+ Em biết về nước bạn qua các bài học.
– Nội dung bức thư:
+ Em tự giới thiệu về mình.
+ Hỏi thăm bạn.
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
+ Bày tỏ tình cảm của em đối với bạn.
Bài làm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đáp án đề số 2:
* Bài tập
1. a)
2. c)
4. để cha mẹ vui lòng.
3. b)
5. Điền dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm, dấu chấm.
* Tập làm văn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 4 năm 2008
Bạn David mến.
Mình xin tự giới thiệu mình tên Nam, học sinh lớp Ba.
Mình biết bạn qua truyền hình. Mình muốn làm quen với bạn. Mình khâm phục bạn về
tinh thần vượt khó trong học tập. Bạn vẫn khỏe? Việc học tập của bạn luôn thuận lợi phải
không? Mình hi vọng bạn sẽ đạt giải cao trong cuộc thi Toán sắp tới.
Bản thân mình cũng yêu thích môn Toán. Mình luôn tham gia giải toán Lê Quý Đôn
trên báo Nhi Đồng.
Hi vọng thư hồi âm, bạn sẽ gửi cho mình những bài toán hay. Nhân tiện đây, mình gửi
bạn một số’ bài toán nâng cao mà mình được học ởlớp chuyên.
Chúc bạn luôn khỏe và học giỏi.
Đề số 3
I. Em đọc thầm bài “Tôi là giọt nước”
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
TÔI LÀ GIỌT NƯỚC
Tôi là giọt nước trong thiên nhiên. Tôi làm cho người thêm mát mẻ, cây cối tốt tươi
hơn. Có tôi, chim vui ca, hoa đua nở. Anh em chúng tôi tụ lại thành dòng suối trong xanh.
Tôi xuyên qua rừng, tôi luồn dưới đá. Hai bên bờ suối, đồng bào miền núi dựng cối giã
gạo, đặt guồng dẫn nước vào đồng. Suốt ngày, suốt tháng, tôi hát tôi đi.
Tôi gặp hàng chục, hàng trăm bạn mới, hợp lại thành những dòng sông. Từ rừng xanh, núi
cao, tôi xuôi về đồng bằng màu mỡ. Nào kè, đập, nào kênh ngòi hướng dẫn chúng tôi đi
vào đồng ruộng tưới cho hoa màu. Lúa trĩu bông, khoai to củ, chúng tôi thật sự sung sướng
được góp phần vào thành quả lao động của người nông dân.
Chúng tôi còn đi ra tận biển cả. ở đây, trời nước mênh mông. Những buổi bình minh, mây
hồng rực rỡ, từng đoàn thuyền căng buồm ra khơi. Chiều về, khoang thuyền đầy cá, tiếng
hò hát hòa theo tiếng sóng nước dạt dào.
(Tập đọc lớp 3 – 1981)
II. Làm bài tập
Đánh dấu x vào chỗ ….. trước ý trả lời đúng:
1. Giọt nước trong bài đã đi qua các nơi theo một thứ tự nào?
….. a) Rừng núi, đồng bằng, biển cả.
….. b) Đồng bằng, rừng núi, biển cả.
….. c) Biển cả, đồng bằng, rừng núi.
2. Khi đã thành sông, giọt nước và bạn bè đã mang lại thành quả gì cho bà con nông dân?
….. a) Đi vào đồng ruộng tưới cho hoa màu.
….. b) Lúa trĩu bông, khoai to củ.
….. c) Đặt guồng dẫn nước vào đồng.
3. Giọt nước đã tự nhận mình có ích cho con người và cây cối qua chí tiết nào?
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
….. a) Từ rừng xanh núi cao tôi xuôi về đồng bằng màu mỡ.
….. b) Tôi xuyên qua rừng, tôi luồn dưới đá.
….. c) Tôi làm cho người thêm mát mẻ, cây cối tốt tươi hơn.
4. Những sự vật nào trong bài văn trên được nhân hóa?
….. a) Giọt nước, chim, hoa, ngòi, núi, kè.
….. b) Giọt nước, kè, đập, chim, rừng, hoa.
….. c) Giọt nước, chim, hoa, kè, đập, kênh, ngòi.
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:
– Hai bên bờ suối, đồng bào miền núi dựng cối giã gạo, đặt guồng dẫn nước vào đồng.
III. Tập làm văn
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta và rất cần thiết cho cuộc sông của người
và vật. Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) gửi các bạn học sinh trường khác
kêu gọi các bạn chung tay bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
– Em tự giới thiệu về mình.
– Nêu nhận xét của em về môi trường nơi em ở hoặc tại trường em đang học (Ví dụ: môi
trường sạch sẽ, không có rác, cây xanh được trồng nhiều; hoặc môi trường bị ô nhiễm,
nhiều người xả rác bừa bãi…).
– Nêu một số việc tốt cần làm để kêu gọi các bạn chung tay bảo vệ môi trường.
– Theo em, nếu mọi người cùng góp phần bảo vệ môi trường thì cuộc sống của chúng ta sẽ
như thế nào?
– Em hi vọng và mơ ước điều gì khi các bạn đọc được bức thư này của em?
Bài làm
…………………………………………………………………………………
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đáp án đề số 3
Phần: ĐỀ BÀI
* Bài tập
1. a)
2. b)
3. c)
4. c)
5. Đồng bào miền núi dựng cối giã gạo, đặt guồng dẫn nước vào đồng ở đâu?
* Tập làm văn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 5 năm 2012
Huy Tuấn và các bạn trong nhóm thân mến.
Mình là Nam, bạn hàng xóm của Tuấn đây.
Nhân dịp nghỉ lễ, mình về thăm cậu ở quê và được làm quen với Tuấn cùng các bạn,
chắc Tuấn vẫn còn nhớ phải không?
Trường học của mình ở trung tâm thành phố, điều kiện học tập và sinh hoạt rất tốt. Nhiều
hoạt động ngoại khóa đa dạng và phong phú. Nổi bật nhất là hoạt động bảo vệ môi trường.
Khối lớp Ba của mình phụ trách việc tưới cây hằng ngày vì trường mình trồng rất nhiều
cây xanh. Mỗi góc sân khuất sau gốc cây to đều có một sọt rác. Không ai nhắc nhở mà mọi
học sinh đều có ý thức tự giác, không xả rác bừa bãi.
Bạn có đồng ý với mình rằng khi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường thì cuộc
sống sẽ tốt đẹp hơn không? Con người và mọi vật đều khỏe mạnh, cảnh quan khoáng đạt,
tâm hồn sảng khoái. Khi ấy, chúng ta sẽ học tập tốt hơn và vui chơi thỏa thích hơn.
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
Mình hi vọng các bạn học sinh ở trường của Tuấn cũng như các bạn nơi đây đều có
những việc làm cụ thể và được tận hưởng cuộc sông tươi đẹp.
Mình xin tạm dừng bút, chúc Tuấn và các bạn học thật tốt. Hẹn gặp các bạn vào dịp hè.
Bộ đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2018 - 2019 - Số 3
Đề 1
I – Bài tập về đọc hiểu
Cầu treo
Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ
sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để
bắc cầu.
Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi:
“Làm cách nào để bắc cầu bây giờ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên
và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách
chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm
mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt.Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi
reo lên:
- Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.
Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau,
chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.
( Theo Tường Vân )
(1)
Brao: tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len ( châu Âu )
(2)
Tuýt: tên một con sông ở Ai-xơ-len
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt?
a- Dòng sông quá rộng và sâu
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
b- Không thể xây được trụ cầu
c- Không đủ vật liệu làm trụ cầu
2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì?
a- Quan sát hai cành cây
b- Quan sát con nhện chạy
c- Quan sát tấm mạng nhện
3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện?
a- Người kĩ sư tài năng
b- Con nhện và cây cầu
c- Một phát minh vĩ đại
4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo?
a- Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có
b- Vì ông đã làm ra cái mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn
c- Vì ông đã tìm ra cái mới, cách giải quyết hiệu quả, trên cơ sở tiếp thu cái đã có.
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả:
Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính
tả:
Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất.
……………………………………………………………………………
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
……………………………………………………………………………
2. Nối từ ngữ chỉ người tri thức (cột A) và hoạt động phù hợp của họ (cột B)
A
B
(1) Nhà bác học
(a) dạy học, giáo dục học sinh
(2) Bác sĩ
(b) sáng tác tác phẩm văn học
(3) Kĩ sư
(c) nghiên cứu khoa học
(4) Thầy giáo, cô giáo
(d) thiết kế, chế tạo máy móc,…
(5) Nhà văn, nhà thơ
(e) khám bệnh, chữa bệnh
3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau rồi chép lại:
a) Ở trường em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Hai bên hè phố nhiều cửa hàng bày la liệt quần áo đủ màu sắc
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
c) Trên đỉnh núi cao lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
d) Ngoài ruộng những chiếc nón trắng nhấp nhô trông thật đẹp mắt.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
……………………………………………………………………………
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về cô giáo (thầy giáo) của em với những công
việc trên lớp của thầy (cô).
Gợi ý:
a) Cô giáo ( thầy giáo ) của em tên là gì? Dạy em từ năm lớp mấy?
b) Trên lớp, cô giáo ( thầy giáo ) làm những việc gì? Thái độ của cô giáo (thầy giáo ) đối
với em và các bạn ra sao?
c) Tình cảm của em và các bạn đối với cô giáo ( thầy giáo ) thế nào? Em đã làm gì để tỏ
lòng biết ơn cô giáo ( thầy giáo )?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đề 2
I – Bài tập về đọc hiểu
Chú dế sau lò sưởi
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.
Bỗng dưng! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng
làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa
sổ…”
Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm”
của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:
- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết
thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm
dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệ diệu! Thật là
tuyệt diệu!”.
Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
( G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?
a- Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ
b- Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh
c- Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi
2. Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?
a- Trở thành người ca sĩ
b- Trở thành người nhạc sĩ
c- Trở thành người nhạc công
3. Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng
thủ đô nước Áo?
a- Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.
b- Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu!”
c- Cả hai chi tiết nói trên
4. Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn?
a- Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi
b- Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ
c- Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn:
1. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu văn sau khi sửa lỗi chính tả:
Mặt trời nên, ánh lắng sáng nấp nánh trên những tàu ná còn ướt sương đêm.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Điền vào chỗ trống ut hoặc uc rồi chép lại từng câu cho đúng chính tả:
- Hai con trâu đang h…. nhau.
……………………………………………………………………………
- Máy bơm h…. nước dưới sông
……………………………………………………………………………
2. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
Hoa mào gà
Một hôm chú gà trống
Lang thang trong vườn hoa
Đến bên hoa mào gà
Ngơ ngác nhìn không chớp.
Bỗng gà kêu hoảng hốt:
- Lạ thật! Các bạn ơi!
Ai lấy mào của tôi
Cắm lên cây này thế?
(Theo Thanh Hào)
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
a) Trong bài thơ trên, con vật nào đã được nhân hóa?
……………………………………………………………………………
b) Con vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
……………………………………………………………………………
c) Bạn gà trống nhầm lẫn như thế nào?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a) Một hôm, chú gà trống đi lang thang trong vườn hoa.
……………………………………………………………………………
b) Gà trống bỗng kêu lên hoảng hốt.
……………………………………………………………………………
4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ do trường
(lớp) hoặc địa phương em tổ chức.
Gợi ý:
a) Buổi biểu diễn văn nghệ được tổ chức ở đâu / Vào lúc nào? Do ai tổ chức?
b) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? Các tiết mục đó do những ai biểu diễn?
c) Em thích nhất tiết mục nào? Vì sao?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đề 3
I - Bài tập về đọc hiểu
Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học(1) Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh
em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày
những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khmer,…
Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của csac dân
tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người
Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ
nổi bật nét đặc sắc cảu các dân tộc Tây Nguyên.
Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na,
cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường.. Đi thăm khắp bảo tàng,
ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi
nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
(Theo Hương Thủy)
(1)
Dân tộc học: khoa học nghiên cứu về các dân tộc
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Khu nhà bảo tàng Dân tộc Việt Nam có hình dáng như vật gì?
a- Như chiếc chiêng đồng khổng lồ
b- Như chiếc đàn bầu khổng lồ
c- Như chiếc trống đồng khổng lồ
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
2. Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc?
a- Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn
b- Con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, giáo mác
c- Con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ
3. Trong bảo tàng, ta có thể được xem những cuốn phim về chuyện gì?
a- Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh cô gái Thái ngồi dệt thổ cẩm, đám ma của người
Mường,…
b- Lễ hội đâm trâu cảu người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người
Mường,…
c- Cô gái Thái ngồi dệt vải thổ cẩm, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người
Mường,…
4. Đi thăm khắp bảo tàng, mọi người cảm thấy được điều gì?
a- Được sống trong không khí sum vầy, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh
em
b- Được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
c- Được sống trong không khí vui vẻ, đông đúc của ngôi nhà chung của các dân tộc anh
em
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:
Mưa như chút nước,lũ chên nguồn chàn về, trảy ầm ầm như thác đổ.
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
b) Điền vào chỗ trống vần êt hoặc êch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:
Bé Nhàn rất ngờ ngh…., nghe ai nói cũng ngh…. mặt ra vì không hiểu.
Timgiasuhanoi.com - Trung tâm Gia sư tại Hà Nội - 0987 109 591
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
2. Trả lời câu hỏi:
a) Con chim bay bằng gì?
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
b) Phòng học của trường em được làm bằng gì?
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
3. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
a) Cả lớp reo lên … “A, cô giáo đã đến!”.
b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức … Nguyễn
Hoàng Quân, Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.
4. Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn học sinh được nói đến trong bài
tập đọc “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” (Mô-ni-ca hoặc Giét-xi-ca) để làm quen và bày tỏ tình
thân ái
Gợi ý nội dung:
a) Tự giới thiệu về bản thân (VD: họ tên, bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, trường nào ở nước
Việt Nam ). Nêu lí do viết thư cho bạn (VD: học bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc –xăm-bua trong
sách giáo khoa Tiếng Việt 3, được biết tình cảm đẹp đẽ của bạn dành cho thiếu nhi Việt
Nam…)
b) Hỏi thăm bạn (về cuộc sống, học tập, sinh hoạt, vui chơi…) , bày tỏ tình cảm của em
đối với bạn
c) Lời chúc và hứa hẹn với bạn