Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Cấu trúc không gian ven đô các thành phố vùng bắc trung bộ theo hướng đô thị sinh thái, áp dụng cho thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.94 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

PHẠM HỒNG SƠN

CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VEN ĐÔ CÁC THÀNH PHỐ
VÙNG BẮC TRUNG BỘ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI,
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ VINH

CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 9580105

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

Hà Nội - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

PHẠM HỒNG SƠN

CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VEN ĐÔ CÁC THÀNH PHỐ
VÙNG BẮC TRUNG BỘ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI,
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ VINH

CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 9580105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Nguyễn Văn Đỉnh


2. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai

Hà Nội - Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô khoa Đào tạo Sau đại
học, khoa Kiến trúc và Quy hoạch trường Đại học Xây dựng Hà Nội, các thầy cô
giáo trực tiếp giảng dạy, đóng góp ý kiến quý báu qua các kỳ seminar, và trong quá
trình hoàn chỉnh luận án.
Tôi chân thành cảm ơn quý lãnh đạo, thầy cô, đồng nghiệp trường Đại học
Vinh, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy cô
giáo hướng dẫn đã hết lòng giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận án này.
Tôi cũng vô cùng biết ơn những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực liên quan đến công
trình nghiên cứu này, đã cho tôi có cơ hội trao đổi phỏng vấn và cả những văn bản
thể hiện ý kiến, tư tưởng vô cùng quý giá đối với luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng
luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý,
chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được đề cập đến
trong các luận án khác.
Hà Nội, tháng 03 năm 2019

Tác giả luận án


ii

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Mục lục

ii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

v

Danh mục các hình vẽ, bảng biểu

vi

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nội dung nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Đóng góp mới ..................................................................................................... 3
NỘI DUNG ............................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VEN ĐÔ CÁC
THÀNH PHỐ VÙNG BẮC TRUNG BỘ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI
................................................................................................................................ 5
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................ 5
1.2 Tổng quan cấu trúc không gian ven đô, đô thị sinh thái ................................ 7
1.2.1 Tổng quan lý thuyết không gian ven đô .................................................... 7
1.2.2 Tổng quan lý thuyết về đô thị sinh thái ................................................... 12
1.2.3 Tổng quan thực tiễn cấu trúc không gian ven đô các TP sinh thái .......... 16
1.3 Thực trạng không gian ven đô các thành phố vùng Bắc Trung Bộ ............. 26
1.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên các thành phố vùng Bắc Trung Bộ............. 26
1.3.2 Thực trạng quá trình phát triển không gian ven đô TP Thanh Hóa ......... 29
1.3.3 Thực trạng quá trình phát triển không gian ven đô thành phố Vinh ........ 33
1.3.4 Thực trạng quá trình phát triển không gian ven đô thành phố Hà Tĩnh .. 39
1.4 Một số luận điểm, luận án liên quan đến đề tài ............................................ 42
1.4.1 Một số luận điểm của các nhà khoa học tại Việt Nam ............................ 42
1.4.2 Một số đề tài, luận án liên quan đến đề tài nghiên cứu ........................... 43


iii

1.5 Một số vấn đề tồn tại và hướng nghiên cứu.................................................. 45
1.5.1 Một số vấn đề tồn tại trong cấu trúc không gian ven đô ......................... 45
1.5.2 Hướng nghiên cứu của luận án .............................................................. 47
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VEN ĐÔ CÁC
THÀNH PHỐ VÙNG BẮC TRUNG BỘ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI
.............................................................................................................................. 49
2.1 Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 49
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật ................................................................... 49
2.1.2 Định hướng quy hoạch chung các thành phố Bắc Trung Bộ ................... 49
2.1.3 Quy hoạch thành phố theo hướng đô thị sinh thái .................................. 50

2.2 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 51
2.2.1 Cơ sở tiếp cận vùng ven đô trong đô thị sinh thái ................................... 51
2.2.2 Tác động của vùng ven đô trong quá trình mở rộng đô thị ..................... 53
2.2.3 Cơ sở về tính liên kết hệ sinh thái tự nhiên trong đô thị .......................... 55
2.2.4 Tác động quá trình phát triển đô thị đến hệ sinh thái tự nhiên................ 56
2.2.5 Cơ sở cân bằng sinh thái trong cấu trúc không gian đô thị..................... 58
2.2.6 Cơ sở giảm nhiệt cho đô thị.................................................................... 59
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến CTKG ven đô các thành phố vùng BTB ........... 62
2.3.1 Đặc điểm không gian ven đô thành phố Thanh Hóa ............................... 62
2.3.2 Đặc điểm không gian ven đô thành phố Vinh.......................................... 65
2.3.3 Đặc điểm không gian ven đô thành phố Hà Tĩnh .................................... 71
2.3.4 Tác động bởi quá trình mở rộng và đô thị hóa ....................................... 73
2.3.5 Tác động của biến đổi khí hậu................................................................ 76
2.4 Đặc điểm cấu trúc không gian ven đô các thành phố vùng BTB tác động
đến hướng phát triển đô thị sinh thái ................................................................. 78
2.4.1 Đặc điểm hình thái không gian ven đô ................................................... 78
2.4.2 Đặc điểm cấu trúc “tế bào sinh thái” trong không gian làng xã ............. 80
2.4.3 Tác động của vùng ven đô đến đô thị phát triển theo hướng sinh thái .... 82
2.4.4 Đặc điểm kết nối sinh thái và xu hướng dịch chuyển đô thị .................... 85


iv

2.5 Bài học kinh nghiệm quá trình phát triển KGVĐ theo hướng ĐTST ......... 89
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VEN ĐÔ CÁC THÀNH
PHỐ VÙNG BẮC TRUNG BỘ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI, ÁP
DỤNG CHO THÀNH PHỐ VINH ..................................................................... 91
3.1 Quan điểm, nguyên tắc .................................................................................. 91
3.1.1 Quan điểm.............................................................................................. 91
3.1.2 Nguyên tắc ............................................................................................. 92

3.2 Đề xuất mô hình cấu trúc không gian ven đô các thành phố vùng Bắc
Trung Bộ theo hướng đô thị sinh thái ................................................................ 97
3.2.1 Mô hình cấu trúc không gian tổng quát .................................................. 97
3.2.2 Cấu trúc không gian đô theo trục Bắc - Nam.......................................... 99
3.2.3 Cấu trúc không gian ven đô phía Đông và Tây ..................................... 101
3.2.4 Phát triển không gian ven đô theo mô hình “tế bào sinh thái” ............. 102
3.2.5 Phục hồi, tăng cường liên kết sinh thái theo hướng Đông - Tây ........... 106
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả không gian ven đô các thành phố BTB
theo hướng đô thị sinh thái ............................................................................... 110
3.3.1 Giải pháp kết nối hạ tầng ..................................................................... 110
3.3.2 Phát triển nguồn nội lực và khai thác hiệu quả tài nguyên vùng ven đô 112
3.3.3 Giải pháp cấu trúc không gian phù hợp với điều kiện khí hậu và giảm
nhiệt đô thị .................................................................................................... 114
3.4 Áp dụng cấu trúc không gian ven đô thành phố Vinh theo hướng đô thị
sinh thái .............................................................................................................. 117
3.4.1 Tổng hợp các đặc điểm không gian sinh thái vùng ven đô .................... 117
3.4.2 Đánh giá tác động của vùng ven đô trong quá trình mở rộng .............. 120
3.4.3 Định hướng phát triển không gian........................................................ 122
3.4.4 Giải pháp cấu trúc không gian ven đô theo hướng đô thị sinh thái ...... 125
3.4.5 Đánh giá hiệu quả cấu trúc không gian ven đô theo hướng ĐTST ........ 129
3.5 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .................................................................. 133
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 141


v

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH ..... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 143
Tiếng Việt .......................................................................................................... 143

Tiếng Anh .......................................................................................................... 147
PHỤ LỤC .......................................................................................................... PL1


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTB ............................................................................................ Bắc Trung Bộ
BĐKH..................................................................................... Biến đổi khí hậu
CTKG ............................................................................... Cấu trúc không gian
CX ..................................................................................................... Cây xanh
ĐDSH .................................................................................... Đa dạng sinh học
ĐTST ........................................................................................ Đô thị sinh thái
HST ...............................................................................................Hệ Sinh thái
HTX................................................................................................. Hợp tác xã
HST ĐT ............................................................................... Hệ sinh thái đô thị
KCN ...................................................................................... Khu công nghiệp
KKT................................................................................................ Khu kinh tế
KG .................................................................................................. Không gian
NBD ........................................................................................ Nước biển dâng
ST ....................................................................................................... Sinh thái
STĐT ........................................................................................ Sinh thái đô thị
TNMT........................................................................... Tài nguyên môi trường
TT ..................................................................................................... Trung tâm
TP .................................................................................................... Thành phố
QH ................................................................................................... Quy hoạch
QHXD .............................................................................. Quy hoạch xây dựng
UBND..................................................................................... Ủy ban nhân dân
PTBV ..................................................................................Phát triển bền vững

PTĐT BV.................................................................. Phát triển đô thị bền vững


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Chương 1:
Hình 1.1: Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái[19] ....................................................... 5
Hình 1.2: Cấu trúc không gian đô thị trong quá trình phát triển[81] ........................ 7
Hình 1.3: Khái niệm và thuật ngữ về không gian sinh thái vùng ven đô[76] ............ 8
Hình 1.4: a) Phạm vi hành chính Bắc Kinh; b) Quá trình mở rộng vùng ven đô từ
năm 1982 đến năm 2008[72] ................................................................................... 9
Hình 1.5: Ranh giới vùng ven đô các TP vùng BTB .............................................. 11
Hình 1.6: Những khu nhà ổ chuột trước đây ở TP Curitiba (nguồn: IPPUC) ........ 16
Hình 1.7: Phát triển không gian ĐT sinh thái Curitiba (nguồn: IPPUC) ................ 17
Hình 1.8: Cấu trúc quy hoạch không gian tuyến tính gắn kết vùng ven đô ............. 17
Hình 1.9: Cấu trúc không gian TP Freiburg, Đức[95] ........................................... 19
Hình 1.10: Dự án khu đô thị Sino-singapore Tianjin[96]....................................... 20
Hình 1.11: Cấu trúc “tế bào sinh thái”[96] ............................................................ 21
Hình 1.12: Cấu trúc không gian đô thị Singapore[51] .......................................... 23
Hình 1.13: Quá trình phát triển Seoul[82],[83] ..................................................... 24
Hình 1.14: Quá trình phát triển TP Hà Nội chuyển đổi vùng ven đô ...................... 25
Hình 1.15: QH phát triển không gian Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn 2050 ........ 26
Hình 1.16: Vị trí Bắc Trung Bộ ............................................................................. 27
Hình 1.17: Bản đồ quy hoạch chung TP Thanh Hóa năm 1999 .............................. 30
Hình 1.18: Bản đồ hành chính năm 2012 ............................................................... 30
Hình 1.19: Vùng ven đô thành phố Thanh Hóa theo địa giới hành chính ............... 31
Hình 1.20: Vùng ven hạ lưu sông Mã và sinh thái ven biển phía Đông .................. 32
Hình 1.21: Quá trình phát triển TP Vinh trước năm 1974[49] ............................... 33
Hình 1.22: Quá trình phát triển TP Vinh sau năm 1974 ......................................... 35

Hình 1.23: Định hướng mở rộng đô thị Vinh đến năm 2030 tầm nhìn 2050[45] .... 35
Hình 1.24: Quá trình mở rộng không gian TP Vinh từ năm 1930 đến nay ............. 36
Hình 1.25: Không gian ven đô bên trong thành phố Vinh (phạm vi 105km2) ........ 37
Hình 1.26: Phân vùng không gian ven đô TP Vinh (phạm vi 250km2) .................. 38


viii

Hình 1.27: Không gian làng xã ven đô TP Vinh .................................................... 39
Hình 1.28: Bản đồ hành chính TP Hà Tĩnh (nguồn: UBND TP Hà Tĩnh) .............. 40
Hình 1.29: Phân vùng không gian ven đô thành phố Hà Tĩnh ................................ 41
Hình 1.30: Đặc trưng không gian làng xã ven đô TP Hà Tĩnh (nguồn: Internet) .... 42
Hình 1.31: Mở rộng không gian ven đô các thành phố vùng Bắc Trung Bộ .......... 46
Hình 1.32: Sơ đồ vấn đề - hướng nghiên cứu ......................................................... 48
Chương 2:
Hình 2.1: Phạm vi từ TP sinh thái đến mạng lưới sinh thái .................................... 51
Hình 2.2: Các điều kiện đánh giá đô thị sinh thái của IEFS ................................... 52
Hình 2.3: Hiệu quả của đô thị sinh thái theo IEFS ................................................. 52
Hình 2.4: Dân số vùng ven đô Melbourne (Australia) được dự đoán tăng từ 1.36tr
người năm 2011 lên 1.76tr người năm 2021[59] ................................................... 53
Hình 2.5: Mô hình khái niệm về bốn quá trình tăng trưởng trong công việc ở vùng
ven đô[86] ............................................................................................................. 54
Hình 2.6: Quy trình dòng chảy và dịch chuyển trong tự nhiên[76] ........................ 56
Hình 2.7: Thung lũng Geddes ở thế kỷ 19, lát cắt từ vùng biên đến bờ biển[52] ... 56
Hình 2.8: Quá trình biến đổi hệ sinh thái khi hình thành đô thị .............................. 57
Hình 2.9: Hệ sinh thái phụ thuộc cả môi trường và các ảnh hưởng khác [54] ........ 57
Hình 2.10: Tỷ lệ sinh khối thực vật trên mặt đất và dưới đất[64] ........................... 59
Hình 2.11: Mặt cắt thể hiện nhiệt độ chênh lệch giữa đô thị và vùng ven đô[73] ... 60
Hình 2.12: Nhiệt độ tại công viên Chapultepec và vùng xung quanh[61] .............. 61
Hình 2.13: Nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt các vùng trong đô thị ............... 62

Hình 2.14: Cấu trúc không gian ven đô TP Thanh Hóa .......................................... 63
Hình 2.15: Đặc điểm sinh thái ven đô thành phố Thanh Hóa ................................. 64
Hình 2.16: Biểu đồ tỷ lệ cơ cấu dân số, ngành nghề TP Thanh Hóa ....................... 65
Hình 2.17: Cấu trúc không gian mở rộng đô thị Vinh ............................................ 66
Hình 2.18: Tỷ lệ hiện trạng sử dụng đất trong đô thị Vinh ..................................... 67
Hình 2.19: Đặc điểm tỷ lệ phân bố cây xanh, mặt nước, hoa màu, vùng nông thôn 67
Hình 2.20: Tỷ lệ các loại đất vùng ven đô.............................................................. 68


ix

Hình 2.21: Tỷ lệ các loại đất nông, lâm, thủy sản vùng ven đô .............................. 68
Hình 2.22: Tỷ lệ GDP theo cơ cấu ngành nghề (%) ............................................... 69
Hình 2.23: Tỷ lệ tăng dân số vùng nông thôn ........................................................ 69
Hình 2.24: Vùng nông nghiệp, nông thôn theo định hướng QH ............................. 70
Hình 2.25: Hướng phát triển mở rộng TP Hà Tĩnh[44].......................................... 71
Hình 2.26: Phân vùng cảnh quan sinh thái[44] ...................................................... 72
Hình 2.27: Kết nối sinh thái từ vùng núi phía Tây sang biển phía Đông ................ 72
Hình 2.28: Tổng hợp dân số, cơ cấu giá tỷ trọng trị sản xuất theo các ngành nghề . 73
Hình 2.29: Hệ thống giao thông cắt ngang đô thị vùng Bắc Trung Bộ ................... 74
Hình 2.30: Lát cắt từ Tây sang Đông qua vùng trung tâm ...................................... 75
Hình 2.31: Quốc lộ 1A và đường tránh cắt qua thành phố Vinh............................. 75
Hình 2.32: Quốc lộ 1A và đường tránh cắt qua thành phố ..................................... 76
Hình 2.33: Chế độ gió tác động đến thành phố Vinh[31]....................................... 78
Hình 2.34: Hướng tác động không gian ven đô ...................................................... 78
Hình 2.35: Đặc điểm cấu trúc không gian ven đô .................................................. 79
Hình 2.36: Đặc điểm cấu trúc không gian vùng ven mở rộng phía Tây .................. 79
Hình 2.37: Đặc điểm cấu trúc không gian vùng ven mở rộng phía Đông ............... 80
Hình 2.38: Đặc trưng không gian làng xã vùng ven đô .......................................... 81
Hình 2.39: Vòng năng lượng tuần hoàn sinh thái trong nhà ở nông thôn............... 81

Hình 2.40: Đặc trưng không gian làng xã ven sông TP Vinh ................................. 82
Hình 2.41: Thiết lập các vùng không gian đa dạng trong đô thị ............................. 83
Hình 2.42: Sinh thái nông nghiệp ven đô ............................................................... 84
Hình 2.43: Kết nối sinh thái ở phạm vi ranh giới vùng .......................................... 86
Hình 2.44: Kết nối sinh thái từ Tây sang Đông ...................................................... 86
Hình 2.45: Lát cắt từ Tây sang Đông qua vùng ven đô .......................................... 87
Hình 2.46: Xu hướng phát triển đô thị về phía Đông ............................................. 87
Hình 2.47: Xu hướng dịch chuyển và phát triển đô thị........................................... 88
Chương 3:
Hình 3.1: Phát triển đô thị chuỗi - điểm theo hướng Bắc-Nam............................... 92


x

Hình 3.2: Kết nối không gian sinh thái vùng ven đô theo hướng Tây - Đông ......... 93
Hình 3.3: Sơ đồ mối quan hệ giữa quan điểm và nguyên tắc .................................. 96
Hình 3.4: Cơ sở kết nối không gian hướng Đông - Tây và Nam – Bắc ................. 97
Hình 3.5: Mô hình cấu trúc không gian tổng quát ................................................. 98
Hình 3.6: Trục phát triển không gian đô thị theo hướng Bắc – Nam tại vùng 1 ...... 99
Hình 3.7: Cấu trúc quy mô các điểm đô thị.......................................................... 100
Hình 3.8: Phát triển cấu trúc không gian ven đô phía Đông và phía Tây .............. 101
Hình 3.9: Mô hình cấu trúc không gian “tế bào sinh thái” ................................... 103
Hình 3.10: Kết nối không gian các “tế bào sinh thái” .......................................... 103
Hình 3.11: Quá trình phát triển và kết nối “tế bào sinh thái” ................................ 104
Hình 3.12: Phát triển không gian làng xã theo mô hình “tế bào sinh thái” ........... 105
Hình 3.13: Phát triển mô hình “tế bào sinh thái” trong quá trình .......................... 106
Hình 3.14: Liên kết sinh thái vùng ven đô mở rộng ............................................. 107
Hình 3.15: Thiết lập trục sinh thái kết nối theo hướng Đông – Tây ...................... 108
Hình 3.16: Tổng hợp không gian kết nối sinh thái theo vùng ............................... 109
Hình 3.17: Mở rộng “mềm” không gian ven đô ................................................... 110

Hình 3.18: Kết nối “mềm” giữa các không gian .................................................. 111
Hình 3.19: Giải pháp giao thông tích hợp theo hướng Bắc-Nam .......................... 112
Hình 3.20: Cấu trúc không gian ven đô tác động đến giảm nhiệt đô thị ............... 115
Hình 3.21: Cấu trúc không gian làng xã phù hợp điều kiện khí hậu[29] .............. 116
Hình 3.22: Phân vùng sinh thái ĐT Vinh ............................................................. 117
Hình 3.23: Trục kết nối sinh thái phạm vi vùng ................................................... 118
Hình 3.24: Đặc điểm hệ sinh thái vùng ven đô thành phố Vinh ........................... 119
Hình 3.25: Vùng ven đô tác động đến các cực của đô thị ..................................... 120
Hình 3.26: Xu hướng tác động của vùng ven đô .................................................. 121
Hình 3.27: Đô thị chuỗi – điểm theo hướng Bắc-Nam ......................................... 122
Hình 3.28: Cấu trúc không gian đô thị theo điểm tuyến Bắc- Nam ...................... 123
Hình 3.29: Cấu trúc không gian hướng Đông - Tây ............................................. 124
Hình 3.30: Kết nối hệ thống hạ tầng .................................................................... 125


xi

Hình 3.31: Cấu trúc không gian vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa .............. 126
Hình 3.32: Sơ đồ quá trình chuyển đổi đô thị hóa không gian ven đô .................. 127
Hình 3.33: Định hướng không gian làng xã theo mô hình “tế bào sinh thái” tại xã
Hưng Hòa, TP Vinh............................................................................................. 128
Hình 3.34: Thiết lập cấu trúc lõi không gian sinh thái.......................................... 130
Hình 3.35: Mở rộng vùng sinh thái phía Tây và phía Đông ................................. 131
Hình 3.36: Nhận định độ chênh nhiệt độ giữa giữa các vùng trong đô thị Vinh ... 132
Hình 3.37: Mô hình cấu trúc không gian ven đô TP Vinh tác động giảm nhiệt .... 133
DANH MỤC BIỂU MẪU
Chương 1
Bảng 1.1: Tổng hợp đánh giá đặc điểm cấu trúc không gian các TP sinh thái ........ 21
Bảng 1.2: Khái quát điều kiện tự nhiên các thành phố vùng Bắc Trung Bộ ............ 28
Chương 2

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn sinh thái bền vững[50] ........................................................ 58
Bảng 2.2: Diện tích đất và dân sô vùng quy hoạch TP Thanh Hóa ......................... 64
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp cơ cấu đất theo định hướng quy hoạch đến năm 2030 .... 70
Bảng 2.4: Tỷ lệ đất đai vùng ven đô thành phố Hà Tĩnh ........................................ 72
Bảng 2.5: Đánh giá tổng hợp các đặc điểm không gian ven đô .............................. 88
Chương 3
Bảng 3.1: Các thành phần không gian biến chuyển trong quá trình đô thị hóa ..... 106
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu trong quá trình chuyển đổi đô thị hóa vùng ven đô ...... 128


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh trên toàn thế giới. Đến năm
2050 ước tính có khoảng 64% dân số châu Á sống trong các đô thị. Mỗi ngày có
khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp tại châu Á bị chuyển đổi thành các khu chức năng
đô thị. Đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á, nơi mức độ tàn phá rừng nhiệt đới xẩy
ra nhanh nhất. Tại Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2005 đã có hơn 50% diện tích
rừng nguyên sinh bị khai thác[69].
Quá trình đô thị hóa đẩy các khu ở, khu sản xuất công nghiệp ra ngoài phạm vi
thành phố làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác, thậm chí phá hỏng
các vùng sinh thái tự nhiên ven đô. Tại thành phố Hồ Chí Minh, 366.400ha đất nông
nghiệp tại các vùng đồng bằng ven biển và vùng châu thổ bao quanh đã biến thành
khu công nghiệp, khu đô thị. Theo quy hoạch tổng thể Hà Nội có 110km2 đất nông
nghiệp bị chuyển đổi thành các khu chức năng liên quan đến đô thị, dẫn đến việc
hơn 150.000 người dân mất nguồn sống[69].
Các thành phố vùng Bắc Trung Bộ từ thành phố Thanh Hóa cho đến Huế là
các đô thị đang trong giai đoạn phát triển và mở rộng; theo định hướng quy hoạch
diện tích đô thị mở rộng hơn rất nhiều so với quy mô hiện tại. Tại thành phố Thanh

Hóa, diện tích mở rộng đô thị từ 57,88km2 lên đến 146,77km2[44]; thành phố Vinh
từ 104,97km2 mở rộng lên đến 273,63km2[46]; thành phố Đồng Hới mở rộng từ
156km2 lên đến 240km2; thành phố Huế hiện tại có diện tích 71,684km2 đang có
định hướng quy hoạch mở rộng theo hướng trục Bắc-Nam và Đông-Tây.
Tại vùng ven đô mở rộng xung quanh thành phố tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm
một phần rất lớn, sau khi mở rộng địa giới hầu hết các vùng nông nghiệp, nông thôn
xung quanh thành phố được sáp nhập vào đô thị. Đặc biệt các thành phố loại II, III
như Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà tỷ lệ đất nông nghiệp lên đến 70-80%. Thành
phố Huế hiện tại với tỷ lệ đô thị hóa là 100%, sau khi mở rộng các vùng nông
nghiệp, thủy sản, làng nghề xung quanh sẽ chiếm khoảng 15-20%.
Hầu hết vùng mở rộng ven đô tại các thành phố này là các vùng sinh thái tự


2

nhiên, vùng nông nghiệp, nông thôn nơi dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm thay đổi và thu hẹp hệ sinh thái tự nhiên
là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu, thiên tai, mất cân bằng sinh thái.
Các thành phố vùng Bắc Trung Bộ có vị nằm ven biển miền Trung là nơi dễ bị ảnh
hưởng bởi các hiện tượng bão lụt, đất bị nhiễm mặn, đặc biệt ảnh hưởng bởi nhiệt
độ gió Lào khô nóng. Trong đó, thành phố Vinh được xem là trung tâm chịu ảnh
hưởng nhất của khí hậu khô nóng này.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, phát triển đô thị theo hướng bền vững trong
quá trình đô thị hóa là hướng đi cần thiết nhiều quốc gia hướng tới trong đó có đô
thị sinh thái. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất cấu trúc không gian ven đô các thành
phố vùng Bắc Trung Bộ theo hướng đô thị sinh thái là hướng đi cần thiết vừa đáp
ứng yêu cầu mở rộng đô thị, vừa hướng tới đô thị phát triển bền vững và phù hợp
với điều kiện tự nhiên của vùng này.
2. Mục đích nội dung nghiên cứu
Đề xuất cấu trúc không gian ven đô các thành phố Bắc Trung Bộ góp phần

định hướng phát triển các thành phố này theo hướng đô thị sinh thái, phù hợp với
điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội đặc trưng của vùng.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cấu trúc không gian ven đô các thành phố vùng Bắc Trung Bộ theo hướng đô
thị sinh thái, áp dụng cho thành phố vinh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Bao gồm không gian ven đô ba thành phố Bắc Trung Bộ: TP
Thanh Hóa, TP Vinh, TP Hà Tĩnh (vùng Thanh Nghệ Tĩnh), trong đó tập trung
nghiên cứu áp dụng cho đô thị Vinh.
- Về thời gian: phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển chung cho các
thành phố vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050.
- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho thành phố Vinh.
4. Cơ sở khoa học
Từ nghiên các nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn đô thị sinh thái trên thế


3

giới, đúc rút ra các quan điểm phù hợp để áp dụng vào các thành phố vùng Bắc
Trung Bộ, lấy vùng ven đô làm đối tượng để phát triển tiếp cận đến đô thị sinh thái.
Từ đó đề xuất cấu trúc không gian ven đô trong tổng thể đô thị phù hợp với đặc
điểm vùng miền, góp phần phát triển đô thị theo hướng sinh thái, bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực địa: đo vẽ, chụp ảnh hiện trạng vùng nghiên cứu từ đó đưa
ra các đánh giá về thực trạng.
- Phương pháp phân tích hình thái học đô thị: đây là phương pháp nhận điện về
đặc điểm cấu trúc không gian ven đô về hình thái, vị trí, không gian làm cơ sở khoa
học để nhận diện liên kết sinh thái và xây dựng mô hình cấu trúc không gian ven đô.
- Phương pháp kế thừa: dựa trên các nghiên cứu về tổng quan lý thuyết và thực

tiễn đô thị sinh thái trong quá trình phát triển, mở rộng; vai trò của vùng ven đô
trong cấu trúc không gian đô thị kết hợp các số liệu về kinh tế - xã hội, điều kiện tự
nhiên, bản đồ quy hoạch định hướng phát triển mở rộng không gian các thành phố
vùng Bắc Trung Bộ để đề xuất các luận điểm áp dụng phù hợp.
- Phương pháp dự báo: đây là phương pháp dựa trên các phân tích đánh giá
qua các số liệu, quá trình thực địa, ý kiến các chuyên gia để có thể dự báo, định
hướng xu thế phát triển đô thị trong tương lai các thành phố vùng Bắc Trung Bộ;
các khó khăn, thách thức và các yếu tố thuận lợi mà đô thị phải đối mặt trong quá
trình phát triển.
- Phương pháp quy nạp: từ các kết quả nghiên cứu đã có, từ đó đúc rút ra các
kết luận làm cơ sở nghiên cứu cho luận án.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đô thị
học, đô thị sinh thái từ các cuộc hội thảo, cemina từ đó tác giả đưa ra các quan
điểm, nguyên tắc riêng cho hướng nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp mới
6.1 Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa về mặt lý luận các tiêu chuẩn, tiêu chí về lý thuyết đô thị sinh
thái trên thế giới và Việt Nam. Bổ sung thêm lý luận về không gian ven đô hướng
tới đô thị sinh thái vùng Bắc Trung Bộ.


4

(1) Luận án đã đề xuất 3 quan điểm và 8 nguyên tắc.
(2) Đề xuất mô hình tổng quát cấu trúc không gian ven đô phát triển theo
hướng Bắc - Nam và Đông - Tây. Đảm bảo phát triển đô thị bền vững, nâng cao
tính liên kết và hiệu quả giá trị sinh thái tự nhiên vùng ven đô.
(3) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả không gian ven đô các thành
phố vùng BTB phát triển bền vững trong quá trình phát triển, đô thị hóa. Cấu trúc
không gian ven đô phù hợp với điều kiện khí hậu, góp phần giảm nhiệt cho đô thị.

(4) Áp dụng cấu trúc gian ven đô thành phố Vinh tiếp cận theo hướng đô thị
sinh thái.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy trong lĩnh vực quy hoạch vùng và đô thị. Đồng thời giúp cho những
người làm công tác quy hoạch, quản lý đô thị có những giải pháp trong việc tạo
dựng cấu trúc không gian ven đô các thành phố theo hướng đô thị sinh thái của
vùng BTB nói riêng và các vùng khác nói chung.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VEN ĐÔ CÁC
THÀNH PHỐ VÙNG BẮC TRUNG BỘ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1. Hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi
trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về
loài và các chu trình vật chất[19]. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống tương đối
hoàn chỉnh, thường xuyên tạo ra quá trình biến đổi vật chất và năng lượng, có khả
năng tự điều chỉnh và đảm bảo ổn định lâu dài theo thời gian. Trong sinh thái tự
nhiên xác định gồm hai thành phần chính: thành phần vô sinh là môi trường bao
gồm ba yếu tố chính là khí quyển, địa quyển, thủy quyển và thành phần hữu sinh
bao gồm các cơ thể sống.
2. Cấu trúc sinh thái học
Bao gồm các mức độ nằm chồng lên nhau theo ba lớp nằm ngang tương ứng
với các mức độ tổ chức sinh học khác nhau: từ cá thể đến quần thể và quần xã đến
hệ sinh thái[19].
Nguồn sản xuất

thứ cấp (thực vật)
Môi trường vô cơ: đất,
nước, không khí, mỏ

Nguồn sản xuất
cơ bản

Nguồn tiêu thụ
thứ cấp (vi trùng,
nấm)

Nguồn tiêu thụ thứ
cấp (vi trùng)

Môi trường vô cơ khác:
đất, nước, không khí, mỏ

Hình 1.1: Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái[19]
3. Sinh thái đô thị và đô thị sinh thái
- Sinh thái đô thị: Sinh thái học đô thị xác định bao gồm các thành phần tương
tác với nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình đô thị
và môi trường nơi con người sinh sống.
Hệ sinh thái đô thị là hệ thống chức năng đô thị (như làm việc, sinh hoạt và
nghỉ ngơi) được cấu trúc theo không gian, thời gian và theo một quy luật nhất định.


6

Hệ sinh thái đô thị hoạt động bằng mối quan hệ khăng khít giữa các chức năng đô
thị thông qua con người và đồng thời chịu tác động trực tiếp qua lại với các hệ sinh

thái khác như hệ sinh thái nông thôn, hệ sinh thái tự nhiên cận kề với nó.
Các thành phần trong hệ sinh thái đô thị bao gồm:
+ Thành phần hữu sinh: bao gồm con người và các loài sinh vật trong môi
trường đô thị.
+ Thành phần vô sinh: bao gồm môi trường đô thị, môi trường tự nhiên như
đất, nước, không khí… và các yếu tố khác.
+ Thành phần công nghệ: bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình…
- Thành phố sinh thái, đô thị sinh thái:
Có rất nhiều khái niệm và nguyên tắc cho một đô thị sinh thái, cơ bản nhất
trong đô thị sinh thái là tạo một môi trường trong đó đảm bảo sự cân bằng về nguồn
tài nguyên và năng lượng tiêu thụ so với năng lực sinh thái vốn có và khả năng phục
hồi. Theo Tiêu chuẩn hệ thống khung đô thị sinh thái thế giới (IESF) như sau:
+ Thành phố sinh thái (Ecocity): là một khu định cư của con người theo mô
hình tự duy trì đàn hồi cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái tự nhiên. Mục tiêu
là tạo ra một cuộc sống công bằng, hạnh phúc trong đó không làm ảnh hưởng đến
hệ sinh thái bản thân và hệ sinh thái lân cận, nguồn tài nguyên sử dụng và chất thải
sản sinh ra phải cân bằng với tài nguyên phục hồi, tái chế.
+ Đô thị sinh thái (Ecopolis): là một cụm các thành phố sinh thái, thị trấn và
làng mạc với không gian mở ở giữa, trong đó bao gồm hệ thống sông, kênh rạch,
môi trường tự nhiên, nông nghiệp và đất rừng liền kề nối với nhau bằng giao hệ
thống giao thông công cộng và hệ thống giao thông xanh như đi bộ hoặc xe đạp.
4. Cấu trúc không gian ven đô
Cấu trúc không gian ven đô là nghiên cứu tổng thể các thành phần và yếu tố
kết nối giữa các thành phần không gian ven đô theo nhiều hình thức khác nhau. Các
thành phần của không gian ven đô bao gồm không gian làng xã, nông nghiệp, cây
xanh; các yếu tố thiên nhiên như địa hình, mặt nước; các trang trại, các khu sinh
thái. Yếu tố kết nối của không gian ven đô bao gồm giao thông, cây xanh, vành đai
xanh, sông hồ, vùng nông nghiệp, nông thôn. Cấu trúc không gian đô thị là yếu tố



7

kết nối trong phạm vi lớn hơn bao gồm vùng ven đô, trung tâm thành phố, thị trấn
và các vùng sinh thái tự nhiên…
1.2 Tổng quan cấu trúc không gian ven đô, đô thị sinh thái
1.2.1 Tổng quan lý thuyết không gian ven đô
1.2.1.1 Cấu trúc không gian ven đô các đô thị trên thế giới
Trên thế giới cấu trúc đô thị bao gồm vùng trung tâm thành phố, vùng ngoại ô
xung quanh và bên ngoài là vùng nông thôn. Sự phát triển mở rộng thành phố làm
thay đổi quy mô vùng trung tâm và vùng ngoại ô, xuất hiện các trung tâm mới và
các mối quan hệ mới trong cấu trúc.
Trong hình A (Hình 1.2) cho thấy cấu trúc truyền thống của đô thị, hình B
(Hình 1.2) xuất hiện một cấu trúc mới trong đó vùng ngoại ô được chia thành vùng
ngoại ô bên trong và ngoại ô bên ngoài. Ở vùng ngoại ô bên ngoài xuất hiện các
trung tâm mới và được mở rộng ra khu vực nông thôn. Trung tâm thành phố phân
chia thành khu phố lõi (cổ) và vùng nội thành[82]. Sự thay đổi về cấu trúc này tác
động đến vùng tiếp giáp giữa đô thị và nông thôn tạo ra vùng ven đô.

Hình 1.2: Cấu trúc không gian đô thị trong quá trình phát triển[82]
Khái niệm vùng ven đô (periurban) được ghép từ “peripheral” (ngoại vi) và
“urban” (đô thị) là một khái niệm mang tính khái quát, mềm dẻo gắn liền với quá
trình đô thị hóa nhằm xác định lại ranh giới của đô thị[28],[14],[42]. Vùng ven đô
là một thành phần trong cấu trúc đô thị, được xác định là vùng chuyển tiếp hoặc


8

tương tác giữa vùng ngoại ô đến vùng nông thôn[61]. Ranh giới vùng ven đô có thể
thay đổi tùy theo cấu trúc không gian của đô thị trong quá trình phát triển nhưng
vẫn phải nằm trong phạm vi giao thông và tác động của thành phố[71],[68].

Vùng ven đô là vùng có tốc độ đô thị hóa cao trong quá trình mở rộng đô thị,
quá trình này chủ yếu làm thay đổi cấu trúc về sử dụng đất đai, tăng mật độ dân cư
và thay đổi cơ cấu việc làm[87],[60],[68],[61]. Trong quá trình phát triển vùng ven
đô được chia thành nhiều vành đai khác nhau tùy theo khoảng cách và phạm vi ảnh
hưởng của thành phố. Vành đai đầu tiên có thể được xác định đó là vùng ngoại ô có
mật độ xây dựng cao và các vành đai tiếp theo bao gồm thị trấn thứ cấp, làng mạc
với mật đô dân cư ít hơn[71]. Trong phạm vi vùng đô thị lớn, vùng ven đô không
chỉ ở vị trí xung quanh thành phố chính mà còn ở xung quanh các thành phố nhỏ,
vùng ven có mối liên hệ và tác động với nhau bằng hệ thống giao thông tạo ra các
vùng ven đô hỗn hợp[68].

Hình 1.3: Khái niệm và thuật ngữ về không gian sinh thái vùng ven đô[77]
Như vậy có thể thấy trong cấu trúc đô thị của các nước Châu Âu nói chung,
ranh giới đô thị được xác định cơ bản thành các vùng bao gồm: thành phố, vùng
ngoại ô, vùng ven đô và vùng nông thôn. Cách xác định trên tương đối rõ ràng khi


9

các đô thị đã nằm trong giới hạn ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng đô thị,
vùng ven đô được xác định là vùng chuyển tiếp giữa thành phố và nông thôn, vùng
ven đô cũng có thể là vùng ngoại ô xung quanh thành phố.
Tại khu vực Châu Á, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, để xác định vùng ven
đô theo một địa giới hành chính rõ ràng là rất khó. Theo một nghĩa rộng, vùng ven
đô được xác định là vùng mở rộng đô thị trong quá trình đô thị hóa. Về mặt địa giới
hành chính có thể thấy vùng ven đô các thành phố Đông Nam Á là quá trình tái lãnh
thổ hóa do nhà nước quyết định[28]. Quá trình này đang diễn ra ở Jabotabek,
Jakarta, Calabarzon ở Manila, hay khu vực thủ đô Bankok, Thái Lan.
Tại Bắc Kinh từ năm 1980 quá trình đô thị hóa vùng ven đô diễn ra nhanh
chóng và là một cuộc chuyển hóa từ nông thôn sang đô thị trên nhiều khía cạnh.

Chuyển đổi nền kinh tế nông thôn, cơ cấu việc làm và sử dụng đất. Sự thay đổi này
diễn ra trong quá trình dài dẫn đến việc chuyển đổi lan rộng đến các vùng nông thôn
xa hơn và tạo ra các vùng ven đô khác nhau. Trong (Hình 1.4a) theo quản lý hành
chính vùng II được xác định là vùng ngoại ô bên trong nhưng được chia thành các
vùng ven đô mở rộng dần theo từng giai đoạn (Hình 1.4b).

Hình 1.4: a) Phạm vi hành chính Bắc Kinh; b) Quá trình mở rộng vùng ven đô từ
năm 1982 đến năm 2008[73]
1.2.1.2 Xác định không gian ven đô các thành phố vùng Bắc Trung Bộ
Tại Việt Nam trong luật chưa quy định ranh giới vùng ven đô, trong các thành


10

phố (hoặc phân cấp đô thị) chủ yếu xác định bao gồm vùng nội thành, ngoại thành
đối với thành phố và vùng nội thị, ngoại thị đối với thị xã, thị trấn theo các tiêu chí
về mật đô dân cư, tỷ lệ nông nghiệp/phi nông nghiệp… Mặc dù vậy, thuật ngữ vùng
ven đô được dùng rất nhiều trong các bài viết, các nghiên cứu về lĩnh vực quy
hoạch nhất là các nghiên cứu về biến đổi kinh tế, xã hội và dân số của vùng này
dưới tác động của quá trình đô thị hóa[5],[25],[26],[28].
Tại các thành phố vùng Bắc Trung Bộ, theo quản lý hành chính trung tâm
thành phố (nội thành) bao gồm các phường chủ yếu là đất đô thị với mật đô dân cư
cao, tỷ lệ đất nông nghiệp rất ít. Đối với khu vực ngoại thành bao gồm các xã với tỷ
lệ đất nông nghiệp chiếm phần lớn (thậm chí đạt đến 100%). Các thành phố này tồn
tại một cấu trúc đặc trưng đan xen giữa đô thị và nông thôn theo nhiều dạng khác
nhau (theo vành đai bao bọc, theo tuyến hoặc đan xen) khác hẳn với các thành phố
trên thế giới vốn đã ổn định trong việc xác định ranh giới một cách tương đối rõ
ràng.
Quá trình mở rộng và đô thị hóa làm thay đổi quy mô vùng nội thành, đẩy
vùng ngoại thành ra xa hơn đồng nghĩa phải sát nhập thêm vùng nông thôn vào

trong đô thị. Như vậy ranh giới giữa vùng nội thành, ngoại thành và nông thôn luôn
thay đổi về cấu trúc không gian, chức năng và phạm vi quản lý hành chính. Do đó
cần đề xuất khái niệm không gian ven đô cho các thành phố này một cách phù hợp
và xét đến phạm vi có thể mở rộng trong tương lai phục vụ cho công tác nghiên cứu
quy hoạch và phát triển đô thị.
- Khái niệm “vùng ven đô” các thành phố Bắc Trung Bộ
Được xác định là các không gian bao bọc xung quanh vùng nội thành bao gồm
các xã ngoại thành và không gian mở rộng dự trữ bên ngoài có ảnh hưởng đến thành
phố trong quá trình mở rộng đô thị, ở đây chủ yếu vùng nông thôn và vùng sinh thái
tự nhiên. Phạm vi ranh giới không gian ven đô các thành phố BTB được chia thành
ba vùng: vùng ven đô bên trong, vùng ven đô bên ngoài và vùng ven đô mở rộng.
Trong đó vùng ven đô bên trong và vùng ven đô bên ngoài thuộc khu vực ngoại
thành trong giới hạn hành chính của thành phố.
(1) Vùng ven đô bên trong: bao gồm các xã ngoại thành có vị trí sát khu vực


11

nội thành chịu tác động nhanh bởi quá trình đô thị hóa.
(2) Vùng ven đô bên ngoài: bao gồm các xã ngoại thành có vị trí xa khu vực
nội thành hơn; chịu sự tác động và đô thị hóa ở mức thấp hơn.
(3) Vùng ven đô mở rộng: bao gồm vùng nông thôn và vùng sinh thái tự
nhiên ven biển phía Đông và vùng núi thấp phía Tây có thể xét đến trong quá trình
mở rộng quy hoạch.
Tại vùng ven đô ngoài các thành phần chính bao gồm hệ sinh thái tự nhiên,
nông thôn, làng xã truyền thống còn có các trung tâm vùng ven đô (thị tứ, thị trấn).

4
Chú thích:


Trung tâm
thành phố
(Nội thành)

1. Vùng ven đô bên trong
2. Vùng ven đô bên ngoài
3. Vùng ven đô mở rộng

Vùng ven đô

3

4. Trung tâm ven đô

1
2

Hình 1.5: Ranh giới vùng ven đô các TP vùng BTB
- Các thành phần trong không gian ven đô:
+ Không gian cây xanh, mặt nước
+ Không gian làng xã, nhà ở nông thôn
+ Không gian đồi núi, cây xanh, biển
+ Không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vùng ven đô là một thành phần trong cấu trúc đô
thị và có tác động lớn đến trung tâm thành phố, đặc biệt là tại các nước đang phát
triển[66]. Vùng ven đô có các tác động hai chiều đến vùng trung tâm và được xem
là vùng dự trữ có giá trị tiềm năng bao gồm[61]:
+ Cơ hội cho người ngèo: tăng khả năng sử dụng đất xây dựng và đất sản xuất
nông nghiệp.
+ Cho người dân đô thị: cung cấp nhà ở tại vùng nông thôn với diện tích rộng



×