Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 17 bài: Chính tả Nghe viết: Vầng trăng quê em, phân biệt d, gi, r; ăt, ăc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.54 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3

CHÍNH TẢ
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I. MỤC TIÊU
 Nghe - viết chính xác đoạn văn Vầng trăng quê em.
 Làm đúng các bài tập chính tả điền các tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc
ăc/ăt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bài tập 2a hoặc 2b chép sẵn trên bảng lớpï.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
- Gọi 3 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ cần chú ý phân biệt chính tả của tiết
học trước.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
* Giới thiệu bài (1 phút)
- Tiết chính tả này các em sẽ viết đoạn văn
Vầng trăng quê em và làm các bài tập chính .
tả tìm tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc ăc/ăt.
* Hoạt động 1: HD viết chính tả (18
phút)
Mục tiêu:
 Nghe - viết chính xác đoạn văn Vầng

Hoạt động học


trăng quê em.
Cách tiến hành:


a) Trao đổi nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.

- Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại.

- Hỏi : Vầng trăng đang nhô lên được tả - Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu
đẹp như thế nào ?
vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của
các cụ già, thao thức như canh gác
trong đêm.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài viết có mấy câu ?
- Bài viết được chia thành mấy đoạn ?
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?

- Bài viết có 6 câu.
- Bài viết được chia thành 2 đoạn.

- Viết lùi vào 1 ô và viết hoa.
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết
- Những chữ đầu câu.
hoa ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi - Vầng trăng vàng, luỹ tre, giấc ngủ.
viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết
được.
vào bảng con.
d) Viết chính tả
e) Sốt lỗi

g) Chấm bài
* Hoạt động 2: HD làm BT chính tả (10
phút)
Mục tiêu:
 Làm đúng các bài tập chính tả điền các
tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc ăc/ăt.
Cách tiến hành:
Bài 2
- GV có thể lựa chọn phần a) hoặc phần


b) tuỳ theo lỗi của HS địa phương.
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Dán phiếu lên bảng.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Yêu cầu HS tự làm.

- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm
vào vở nháp.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm
vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
+ Cây gì gai mọc đầy mình
Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên
Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền Làm ra

bàn ghế đẹp duyên bao người.
(Là cây mây)
+ Cây gì hoa đỏ như son
Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền
Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên
Ríu ran đến đậu đầy trên các cành.
(Là cây gạo)

b) Tiến hành tương tự như phần a).

- Lời giải :
+ Tháng chạp thì mắc trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai
trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư bắc mạ, thuận hồ mọi nơi
Tháng năm gặt hái vừa rồi
Bước sang tháng sáu, nước trôi đầy
đồng.
+ Đèo cao thì mặc đèo cao


Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo
Đường lên hoa lá vẫy theo
Ngắt hoa cài mũ tai bèo, ta đi.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4
phút)
- Nhận xét bài viết, chữ viết của HS.
- Dặn HS về thuộc câu đố, bài thơ ở Bài
tập 2, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên

phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài
sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



×