Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Kinh tế học quà biếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.03 KB, 2 trang )

3/20/2019

Saigon Times Online

Kinh tế học quà biếu
20/06/2014 1:53:10 CH

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 27:
Kinh tế học quà biếu
Bạn đã từng nhận được món quà mà bạn không bao giờ tự mình bỏ tiền ra mua và cũng chẳng có nhu cầu?
Hoặc bạn nhận thêm một món đồ ưa thích nhưng cũng không vui hơn vì đã nhận được quá nhiều. Tình huống
này đặc biệt phổ biến trong những ngày lễ cuối năm, chẳng hạn Giáng sinh hay Tết.
Có nhiều lý do để người ta cho quà. Đó có thể là biểu hiện tình bạn, tình yêu, quan hệ trong gia đình hay để trả
ơn. Với các bậc phụ huynh, niềm vui của con mình khi nhận quà từ ông già Noel có giá trị lớn hơn số tiền họ
phải bỏ ra mua quà. Đầu năm mới, các sếp khẳng định vị trí của mình bằng cách lì xì cho nhân viên, và đến lượt
các nhân viên cảm thấy vui hơn khi được làm việc cho sếp. Những tình huống này đều mang lại lợi ích cho cả
người cho lẫn người nhận, mà nói theo ngôn ngữ kinh tế, là độ thỏa dụng của cả hai bên đều tăng.
Tuy nhiên, phần lớn các món quà trở thành bất đắc dĩ đối với người nhận vì không hợp hay thừa. Vài người cố
đoán xem người nhận thích quà gì để mua. Những người khác vô tư mua một món phổ biến như cái bánh Noel
hay hộp lạp xưởng làm quà. Đoán thường là sai, còn quà tặng phổ biến thì người thường được biếu không
thiếu.
Vì lẽ đó, quà biếu được chuyền qua nhiều tay hơn trong các dịp lễ tết. Đừng ngạc nhiên nếu tình cờ có người
biếu bạn chính chai rượu ngoại mà bạn đã tặng người khác trước đó! Chưa kể giá trị của món quà đối với người
nhận thường thấp hơn giá mà người cho phải trả. Vì thế, xã hội sẽ chịu mất mát vô ích. Một ước tính cho thấy
10% số tiền chi cho quà cáp là lãng phí. Tính luôn cả các khoản chi quà biếu sinh nhật, cưới hỏi và thậm chí
mừng lên chức thì tổng số mỗi năm là rất lớn.
Một nhà kinh tế sẽ làm gì? Đơn giản, để hiệu quả cô ta sẽ cho quà người quen hay bạn thân vì đã biết ý thích
của họ, và để kinh tế cô ta sẽ tặng bằng tiền hoặc phiếu mua quà cho những người khác. Suy cho cùng, tình
cảm mới là quan trọng.



English:
Economics of gifts
Have you ever received a gift that you would have never bought with your own money and you have almost no
demand? Or perhaps you have received a gift of something you like, but you already reiceived several, so an
additional one does little to increase your satisfaction. Such a circumstance is especially common during yearend holidays, such as X’mas or Tet.
People give gifts for various reasons. It can be a demonstration of friendship, love, family ties and status or for
reciprocal favors. Parents value their kids’ pleasure of receiving gifts from Santa Claus more than the prices they
paid on those gifts. On New Year’s Eve, bosses raise their statuses by giving red envelops to the inferiors who
in turn are happier to serve the bosses. These instances bring benefits to both givers and receivers which, in
economic terms, is expressed as an increase in utility for both sides.
/>
1/2


3/20/2019

Saigon Times Online

Yet, more often than not, gifts turn out to be unwanted by the receivers because they are unsuitable or
redundant. Some givers try to guess what receivers like and buy the gift accordingly. Others will just go ahead
and buy common-gifts, say a Buche de Noel or boxes of chinese sausage and deliver it. Guess tends to be
wrong and common-gifts are plentiful to the receivers.
No wonder gifts are changing hands more frequently over the holidays. Do not be surprised if you happen to
receive from a friend the very bottle of whisky that you previously gave to another friend! Let alone receivers
often value gifts less than the prices that givers paid. Society thus incurs deadweight loss. An estimate shows
that 10% of money spent on gifts is wasteful. Given the amounts spent on gifts for birthdays, weddings, and even
promotions during the year, this amounts to a large figure.
What would an economist do? Well, she would find it more effective to choose and deliver gifts to close friends
and relations, whose preferences she knows, and more efficient to give cash or gift voucher to others. After all it

is the sentiment that counts.
(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

/>
2/2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×