Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ kết hợp OZONE và UV trong xử lý nước cấp sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.17 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾT HỢP OZONE VÀ UV
TRONG XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO SINH HOẠT
Cán Bộ Hướng Dẫn:

Sinh Viên Thực Hiện:

TS. PHẠM VĂN TOÀN

TRẦN PHẠM ĐĂNG HUY B1205055

TS. NGUYỄN VĂN DŨNG

PHAN THỊ THÚY VY B1205126

Cần Thơ, 5/2016


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2016

Phạm Văn Toàn

Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

i


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2016

Cán bộ phản biện 01

Cán bộ phản biện 02

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

ii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM TẠ
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời

gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Qua đây, chúng em xin
gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cha mẹ, những đấng sinh thành đã
sinh ra và nuôi dưỡng chúng con nên người, luôn dõi theo và tạo mọi điều kiên tốt
nhất cho chúng con trong suốt quãng đường học vấn.Đặc biệt là thầy Phạm Văn
Toàn và thầy Nguyễn Văn Dũng, những người thầy tận tình dạy bảo, chỉ dẫn, định
hướng và giúp đỡ chúng em, tạo một động lực vững chắc để chúng em có thể hoàn
thành tốt đề tài của mình. Nhân đây, chúng em cũng xin kính gửi lời cảm ơn đến
thầy Cố vấn học tập Nguyễn Trường Thành đã tận tình dẫn dắt chúng em trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Môi Trường &
Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy
cô thì em nghĩ bài luận văn này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Trong quá
trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi
sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh
nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn những công việc sau khi ra trường sắp tới.
Cuối lời, xin chúc cha mẹ, quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, luôn thành công
trong công việc cũng như trong cuộc sống
Cần Thơ, ngày 9 tháng 5 năm 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trần Phạm Đăng Huy Phan Thị Thúy Vy

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126


iii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÓM TẮT
Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng
một vai trò rất quan trọng. Giống như không khí và ánh sáng, nước là nguồn tài
nguyên không thể thiếu được trong cuộc sống của cuộc sống của con người. Việc
bảo vệ nguồn nước, khai thác nguồn nước hợp lí, hiệu quả phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất là một vấn đề đã và đang được quan tâm hiện nay. Nước trong
thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
có chất lượng rất khác nhau. Có thể nói, hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều
không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cho các đối tượng dùng nước.
Trước tình hình đó thì đề tài “ Đánh giá hiệu quả kết hợp của ozone và UV trong
xử lý nước cấp cho sinh hoạt” được nghiên cứu để đáp ứng cho nhu cầu nước sạch
hiện nay.
Trong nghiên cứu này, để tìm ra được những thông số thích hợp cho quá trình xử lý
cũng như đánh giá được hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm có trong nước của mô hình
hệ thống, tiến hành nghiên cứu trên 04 thí nghiệm.
1. Thí nghiệm Jartest
Xác định liều lượng phèn và nồng độ pH thích hợp cho quá trình keo tụ tạo bông
được tiến hành trên 3 thí nghiệm
2. Thí nghiệm định hướng
Thí nghiệm xác định thời gian lưu nước thích hợp được thực hiện trên mô hình hệ
thống xử lý kết hợp ozone và UV đối với nước chưa keo tụ
3. Thí nghiệm 1
Đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình hệ thống xử lý đối với nước chưa keo tụ trên 2
nghiệm thức: ozone + UV, ozone + UV và UV tăng cường.
4. Thí nghiệm 2

Đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình hệ thống xử lý đối với nước đã keo tụ trên 2
nghiệm thức: ozone + UV, ozone + UV và UV tăng cường.

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

iv


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kết hợp ozone và UV trong xử lý
nước cấp cho sinh hoạt” được hoàn thành dựa trên việc tổng hợp các kết quả mà
chúng tôi nghiên cứu được, đồng thời các kết quả này hoàn toàn chưa được công bố
hay được sử dụng từ bất kỳ một luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 9 tháng 5 năm 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trần Phạm Đăng Huy

Phan Thị Thúy Vy

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

v


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ........................................................... i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ............................................................. ii
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ iii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iv
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. vi
MỤC LỤC ............................................................................................................ vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: .................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:.......................................................................................3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................3
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................4
2.1 SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC TỰ NHIÊN ................................................................4
2.1.1 Thành phần, cấu tạo và tính chất của nước ..............................................4
2.1.2 Trữ lượng nước trên Trái Đất ..................................................................6
2.2 SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC CẤP ...........................................................................6
2.2.1 Các loại nguồn nước cấp ........................................................................6
2.2.2 Tính chất của nước ..................................................................................7
2.2.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước thô làm nước cấp.........................................8
2.3 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀ CÔNG NGHỆ XỮ
LÝ NƯỚC CẤP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................9
2.3.1 Tổng quan về chất lượng nước sông ........................................................9
2.3.2 Tổng quan về công nghệ xử lý nước cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long .10
2.4 SƠ LƯỢC VỀ OZONE VÀ UV ...................................................................13
SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126


vi


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

2.4.1 Sơ lược về ozone (O3) ........................................................................... 13
2.4.2 Sơ lược về UV (Ultraviolettrays) ........................................................... 17
2.5 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP TẠO OZONE VÀ UV BẰNG PHƯƠNG
PHÁP PHÓNG ĐIỆN VẦNG QUANG ............................................................. 21
2.5.1 Phương pháp tạo ozone từ phóng điện vầng quang ................................ 21
2.5.2 Các quá trình xảy ra .............................................................................. 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 26
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN.................................................. 26
3.1.1 Địa điểm thực hiện ................................................................................ 26
3.1.2 Thời gian thực hiện:từ tháng 01/2016 – 4/2016. ....................................26
3.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................26
3.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................................................................27
3.3.1 Phương tiện thí nghiệm ......................................................................... 27
3.3.2 Vận hành mô hình ................................................................................. 28
3.4 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ................................................................................ 28
3.4.1 Thí nghiệm Jartest: nhằm xác định lượng phèn thích hợp cho quá trình
keo tụ ............................................................................................................. 28
3.4.2 Thí nghiệm định hướng xác định thời gian lưu thích hợp để thực hiện thí
nghiệm chính thức .......................................................................................... 28
3.4.3 Thí nghiệm vận hành mô hình xử lý nước cấp kết hợp ozone và UV bằng
phương pháp phóng điện vầng quang qui mô phòng thí nghiệm ..................... 29
3.5 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU ........................ 32
3.6 XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................................... 33
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 34
4.1 KHẢO SÁT CÁC THÔNG SỐ ĐẦU VÀO CỦA NƯỚC SÔNG. ............... 34

4.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH LƯỢNG PHÈN THÍCH HỢP CHO
QUÁ TRÌNH KEO TỤ ...................................................................................... 35
SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

vii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

4.3 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐỊNH HƯỚNG XÁC ĐỊNH THỜI GIAN LƯU
NƯỚC THÍCH HỢP ĐỂ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM CHÍNH THỨC ............. 37
4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÍ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC CẤP BẰNG
PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP OZONE VÀ UV ................................................... 38
4.4.1 Sự biến động giá trị pH ......................................................................... 38
4.4.2 Sự biến động giá trị nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) ..................................40
4.4.3. Độ dẫn điện (EC)................................................................................. 42
4.4.4 Hàm lượng rắn lơ lửng (SS) .................................................................44
4.4.5. Độ đục.................................................................................................45
4.4.6. Hàm lượng Oxi hòa tan (DO) ............................................................... 47
4.4.7 Hiệu quả xử lý Coliform........................................................................ 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 50
5.1 KẾT LUẬN: ................................................................................................ 50
5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 51
PHỤ LỤC A .......................................................................................................... 54
PHỤ LỤC B .......................................................................................................... 56
PHỤ LỤC C .......................................................................................................... 61
PHỤ LỤC D .......................................................................................................... 67


SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

viii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Một số tính chất vật lý của nước ...............................................................5
Bảng 2.2 Mối liên hệ giữa nhiệt độ sôi và áp suất của nước thường .........................5
Bảng 2.3 Thể tích các nguồn nước tự nhiên trên thế giới..........................................6
Bảng 2.4 Thành phần hoá học trung bình của nước sông hồ .....................................7
Bảng 2.5 Tỷ lệ cấp nước theo các giải pháp cấp nước vùng ĐBSCL ...................... 11
Bảng 2.6 Hiệu quả diệt vi sinh vật trong nước của ozone .......................................16
Bảng 2.7 Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp ozone .................................................... 17
Bảng 2.8 Hằng số tốc độ phản ứng của gốc hydroxyl (*OH) so với ozone ............. 25
Bảng 3.1 Phương pháp và phương tiện phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước .33
Bảng 4.1 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của nước sông. ....................................35
Bảng 4.2 Kết quả liều lượng chất keo tụ thích hợp ................................................. 35
Bảng 4.3 Kết quả thí nghiệm xác định thời gian lưu nước thích hợp ...................... 37

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

ix


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Cấu tạo phân tử nước ...............................................................................4
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống và công nghệ xử lý nước mặt .......................................... 12
Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống và công nghệ xử lý nước ngầm .......................................13
Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống cấp nước ngầm đơn giản ................................................ 13
Hình 2.5 Bước sóng của bức xạ điện từ..................................................................18
Hình 2.6 Phân loại tia UV theo tác động đến sức khỏe con người và môi trường. ..19
Hình 2.7 Phân loại tia UV theo tác dụng vật lý ...................................................... 20
Hình 2.8 Tác động của UV lên DNA .....................................................................21
Hình 2.9 Tia UV sinh ra từ hiện tượng phóng điện vầng quang .............................. 21
Hình 2.10 Cấu trúc phân tử Ozone (O3). ................................................................ 22
Hình 2.11 Cơ chế hình thành phân tử ozone (O3). .................................................. 23
Hình 2.12 khả năng oxy hóa của một số tác nhân oxy hóa .....................................24
Hình 3.1 Địa điểm lấy mẫu .................................................................................... 26
Hình 3.2 Mô hình kết hợp ozone và UV trong xử lý nước cấp cho sinh hoat.. ........ 27
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian lưu thích hợp.. ....................... 29
Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình đối với
nước chưa keo tụ ...................................................................................................30
Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình đối với
nước đã keo tụ .......................................................................................................32
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tương quan giữa pH và độ đục .....................................36
Hình 4.2 Nồng độ Ozone ứng với các mốc thời gian lưu ........................................ 38
Hình 4.3 Biến động nồng độ pH ở 2 thí nghiệm ..................................................... 39
Hình 4.4 Biến động của nồng độ nitrit ở 2 thí nghiệm ............................................ 40
Hình 4.5 Biến động của nồng độ pH theo nồng độ nitrat ở thí nghiệm 1 ................ 40

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126


x


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 4.6 Biến động của nồng độ pH theo nồng độ nitrat ở thí nghiệm 2 ............... 41
Hình 4.7 Độ dẫn điện của nước keo tụ và nước chưa keo tụ. ..................................43
Hình 4.8 Giá trị SS ở thí nghiệm 1 và 2 .................................................................44
Hình 4.9 Giá trị độ đục của nước ở thí nghiệm 1 và 2. ......................................... 45
Hình 4.10 Độ đục của nước thải đầu vào và đầu ra ở thí nghiệm 1 ......................... 46
Hình 4.11 Độ đục của nước thải đầu vào và đầu ra ở thí nghiệm 2 ......................... 46
Hình 4.12 Hàm lượng DO trong 2 thí nghiệm 1 và 2.............................................. 47
Hình 4.13 Tương quan giữa Tổng Coliform và nồng độ Ozone ở thí nghiệm 1 ......48
Hình 4.14 Tương quan giữa Tổng Coliform và nồng độ Ozone ở thí nghiệm 2 ......48

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

xi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 GIỚI THIỆU
Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng
một vai trò rất quan trọng. Giống như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu
được trong cuộc sống của con người. Nước tham gia vào quá trình tái chế chất hữu
cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích lũy chất hữu cơ sơ sinh và hiện tượng quan

hợp được thực hiện dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời với sự góp mặt của nước
và không khí. Trong quá trình trao đổi chất, nước đóng vai trò trung tâm. Những
phản ứng lý, hoá học dưới sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi bắt
buộc của nhiều chất, đóng vai trò dẫn đường cho muối khoáng đi vào cơ thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống người
dân. Một ngôi nhà hiện đại, quy mô lớn nhưng không có nước khác nào cơ quan
không có máu. Nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất, phục vụ
cho hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau.
Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết các
chuyển động nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất,
đó là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của sinh vật.
Do đó, việc bảo vệ nguồn nước, khai thác nguồn nước hợp lí, hiệu quả phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất là một vấn đề đã và đang được quan tâm hiện nay.
Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và
công nghiệp có chất lượng rất khác nhau. Có thể nói, hầu hết các nguồn nước thiên
nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cho các đối tượng dùng
nước.
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra
sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp
đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện
Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week)
khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9.
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng
17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa
có nhà tiêu hợp vệ sinh. Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh
kém.Đây là con số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố. Giám
đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây
SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không
sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên
trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo”. Giống
như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức
lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày
càng tăng nhanh, do tăng dân số về các đô thị. Từ nước thải sinh hoạt cộng với nước
thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng của sự ô
nhiễm, của các đô thị ở nước ta. Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi
trường, chưa qua xử lý.dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô
nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn
vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử
dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí
làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước
mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Cần Thơ (2010), tỷ lệ hộ
dân sử dụng nước cấp từ nhà máy của toàn thành phố đạt từ 32% đến 33%. Riêng ở
5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thoát Nốt), đạt tỷ lệ 52% hộ
dân. Như vậy, khoảng 48% hộ gia đình không có điều kiện sử dụng nguồn nước
sạch đã qua xử lý.
Chính vì vậy việc xử lý và cung cấp nước sạch là một vấn đề cấp thiết đang được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, kinh tế- xã hội,
xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống người dân.
Trước tình hình đó thì đề tài “ Đánh giá hiệu quả kết hợp của ozone và UV trong

xử lý nước cấp cho sinh hoạt” được nghiên cứu để đáp ứng cho nhu cầu nước sạch
hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả kết hợp của ozone và UV trong xử lý nước cấp sinh hoạt đối với
nước chưa keo tụ và nước đã keo tụ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

 Xác định tính quan trọng cũng như mức độ cần thiết của việc keo tụ tạo bông
trong phương pháp xử lý nước cấp bằng hệ thống kết hợp ozone và UV.
 Xác định các thông số (điện áp, lưu lượng nước, thời gian lưu) thích hợp
trong xử lý nước cấp trong công nghệ kết hợp ozone và UV.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Tìm ra liều lượng hóa chất và nồng độ pH thích hợp cho quá trình keo
tụ tạo bông nhằm loại bỏ độ đục, SS hiệu quả.
Nội dung 2: Xác định các thông số vận hành của hệ thống kết hợp ozone và UV
trong xử lý nước cấp.

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

3



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC TỰ NHIÊN
2.1.1 Thành phần, cấu tạo và tính chất của nước
a Thành phần và cấu tạo
Nước là một hợp chất hoá học rất đặc biệt, trong đó mỗi nguyên tử hiđro góp một
điện tử vào đôi điện tử dùng chung với nguyên tử oxy để tạo thành liên kết cộng
hóa trị. Trong mỗi phân tử nước có hai nguyên tử hiđro và một nguyên tử oxy.
Hai nguyên tử hiđro liên kết với oxy tạo góc liên kết 1050.

Hình 2.1: Cấu tạo phân tử nước
Trong nguyên tử oxy, hạt nhân của nó thường có điện tích rất mạnh. Chính vì thế nó
có xu hướng kéo điện tử bật khỏi nguyên tử hiđro nhỏ hơn. Kết quả là chúng có ưu
thế trong mối liên kết cộng hóa trị. Do đó, trong phân tử nước có điện tích dương
gần với nguyên tử hiđro và có điện tích âm gần với nguyên tử oxy.
Nước có M = 18 là nước thường, chiếm 99,8% tổng lượng nước tự nhiên.
Nước có M ≥ 19 là nước nặng, chiếm 0,2% tổng lượng nước tự nhiên.
Hàm lượng các loại nước nặng trong tự nhiên phân bố rất khác nhau. Nguyên nhân
là do hàng loạt các quá trình vật lý, hóa học, sinh học xảy ra khác nhau tạo ra sự
phân bố các đồng vị (H và O) khác nhau.
Nước là một phân tử phân cực, nên các phân tử nước có tính chất hấp dẫn lẫn nhau
nhờ lực hút tĩnh điện. Sự hấp dẫn này tạo nên mối liên kết hiđro, nhờ đó ở nhiệt độ
thường chúng ở trạng thái lỏng. Giữa các nhóm phân tử nước tồn tại xen kẽ với các
phân tử nước đơn lẻ:
mH2O ⇔(H2O)m có ΔH < 0.
Giá trị m thay đổi theo nhiệt độ (ở thể hơi m = 1; ở thể rắn m = 5;...).
Ở trạng thái rắn, cấu trúc cơ bản gồm một phân tử nước ở trung tâm và bốn phân


SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

4


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

tử xung quanh, tập hợp thành hình tứ diện.
b Một số tính chất của nước
Nước thường và nước nặng có tính chất vật lý khác nhau.
Bảng 2.1 Một số tính chất vật lý của nước
Tính chất vật lý

Nước thường

Nước nặng

1

2

H216O (H2O)

H216O (D2O)

Tỉ khối (d) ở 2770K

1


1,1056

T nóng chảy (0K)

273

276,8

T sôi (0K)

373

374,42

- Ở áp suất khí quyển là 1 atm, nước đông đặc ở 00C, sôi ở 1000C, rất cao so với
điểm sôi của các hợp chất tương tự cùng nhóm.
- Nhiệt độ sôi của nước giảm khi áp suất bên ngoài giảm (Bảng 2.2)
Bảng 2.2 Mối liên hệ giữa nhiệt độ sôi và áp suất của nước thường
Nhiệt độ sôi t (0C)

0

10

20

30

40


50

100

Áp suất P (mmHg)

4.5

9.2

17.5

31.8

55.3

92.5

760

- Nước là một loại dung môi rất tốt, có khả năng hòa tan một số chất rắn, khi nồng
độ chất tan trong nước càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao và nhiệt độ đông đặc của
dung dịch càng thấp.
- Độ hoà tan của các khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.
- Sức căng bề mặt của nước lớn hơn sức căng bề mặt của các chất lỏng khác.
- Nước là chất lỏng không có màu, trong suốt, cho ánh sáng và sóng dài đi qua (hấp
thụ ánh sáng sóng ngắn mạnh hơn) giúp cho quá trình quang hợp có thể thực hiện ở
độ sâu trong nước.
- Nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cực đại ở 3,98oC (≈ 4oC) không phải là điểm
đóng băng, do vậy mà nước đã nở ra khi đóng băng. Tỷ trọng của nước thay đổi

theo nhiệt độ.

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.2 Trữ lượng nước trên Trái Đất
Theo F. Sargen (1974) và Miller (1988), tổng trữ lượng nước tự nhiên trên Trái đất
khoảng từ 1.385.985.000 km3 đến 1.457.802.450 km3. Nước tự nhiên tập trung phần
lớn ở biển và đại dương (trên 97,61%), sau đó là các khối băng ở cực (1,83%), rồi
đến nước ngầm (0,54%). Nước ngọt tầng mặt chiếm một tỉ lệ không đáng kể
(0,02%),... Lượng nước trong khí quyển chiếm khoảng 0,001%, trong sinh quyển
0,002%.
Hằng năm có khoảng 5 triệu km3 nước bay hơi từ đất và các nguồn nước mặt (sông,
hồ, đại dương,...) sau đó ngưng tụ và mưa xuống, lượng nước do khối nước trên bay
hơi hấp thụ xấp xỉ gần 3.1020kcal/năm.
Bảng 2.3 Thể tích các nguồn nước tự nhiên trên thế giới
Nguồn nước

Thể tích, 1000km3

%

Đại dương

1,348,000


97.312

Băng

29,000

2.093

Nước ngầm

8,000

0.577

Hồ, sông, suối

200

0.014

Nước chảy tràn mặt đất

40

0.003

Tổng cộng

1,385,240


100

(nguồn: F. Sargen (1974) và Miller (1988), trích Lê Quốc Tuấn (2013))
2.2 SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC CẤP
2.2.1 Các loại nguồn nước cấp
Theo Trịnh Xuân Lai, 2004 cho rằng các nguồn cung cấp nước sạch ở ĐBSCL gồm
có:
a Nước mặt
-Nước mặt gồm có các nước trong các hồ chứa, sông suối. Các đặc trưng: chứa khí
hòa tan, đặc biệt là oxi, chứa nhiều chất rắn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ cao, có
sự hiện diện của nhiều loại tảo.
SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

6


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

-Thành phần hóa học của nước sông được quyết định bởi đặc tính vốn có của con
sông ấy. Đặc tính ấy bao gồm các yếu tố sau: nguồn nước cung cấp, cấu tạo địa
chất, khí tượng, thuỷ văn, khí hậu, tốc độ dòng chảy,…
Bảng 2.4 Thành phần hoá học trung bình của nước sông hồ
Thành phần

% Trọng lượng

Thành phần


% Trọng lượng

CO

35.2

Ca2+

20,4

SO

12.4

Mg2+

3,4

Cl-

5.7

Na+

5,8

SiO2

11.7


K+

2,1

NO

0.9

(FeAL2)O3

2,7

Độ khoáng hóa của nước sông thường nhỏ hơn các loại nguồn nước khác vì nước
sông tiếp xúc với các tầng nham thạch trong thời gian rất ngắn do nước sông luôn
chuyển động, khả năng hòa tan các chất rất thấp.
b Nước ngầm
Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy
nước chảy qua các tầng địa tầng chứa cát hoặc granit thường có tính axit và chứa ít
chất khoáng. Khi chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ
kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra, các đặc trưng chung của nước ngầm là:
- Độ đục thấp.
- Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định.
- Không có oxy, nhưng có thể chứa nhiều khí H2S, CO2,…
- Chứa nhiều chất khoáng hoà tan, chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo.
- Không có sự hiện diện của vi sinh vật.
2.2.2 Tính chất của nước
Theo Trịnh Xuân Lai, 2004 cho rằng chất lượng nước được đặc trưng bởi các chỉ
tiêu sau đây:
-Tính chất lý học gồm: nhiệt độ, độ đục, mùi vị, độ nhớt, độ dẫn điện, tính phóng
xạ.


SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

7


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

-Tính chất hóa học gồm: độ kiềm, độ cứng, độ oxy hóa, các hợp chất chứa nito, các
hợp chất photpho, các hợp chất silic, clorua, sunfat, flour, sắt, mangan, nhôm, khí
hòa tan hóa chất bảo vệ thực vật, chất hoạt động bề mặt.
-Tính chất vi sinh: không thể xác định tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh qua đường
nước. Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước có thể xác định số lượng vi
sinh chỉ thị ô nhiễm phân, vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí.
2.2.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước thô làm nước cấp
a Tiêu chuẩn chất lượng nguồn cấp nước
Để dùng làm nguồn cấp nước, nguồn nước cần đảm bảo một số yêu cầu nhất định,
cụ thể nguồn cấp nước được lựa chọn theo QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt do Bộ Tài nguyên & Môi trường (phụ lục
A).
b Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch:
QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6
năm 2009 (phụ lục A).
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng
cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng
cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (gọi tắt là nước sinh hoat).
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt
Theo Sổ tay hướng dẫn cấp nước và trữ nước an toàn hộ gia đình, (2014) cho rằng

các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nước:
-Nguồn nước
+ Chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng do hiện tượng rửa trôi bề mặt và có
nhiều vi khuẩn, vi sinh vật.
Chất lượng nước thay đổi liên tục theo ngày, theo mùa.
Dễ bị nhiễm bẩn từ các nguồn gây ô nhiễm khác nhau:
+ Do nước thải sinh hoạt (tắm, giặt, vệ sinh,...)
SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

8


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

+ Do sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất thải vật
nuôi,...)
2.3 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀ CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ NƯỚC CẤP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.3.1 Tổng quan về chất lượng nước sông
Với lượng mưa tương đối cao 1600-2200 mm/năm và dòng chảy lớn của sông
Mekong có lưu lượng trung bình 15000 m3/s, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhận
được một nguồn tài nguyên nước ngọt trên mặt đất rất lớn, xấp xỉ 450-475 tỉ
m3/năm.(Tuan and Guido, 2003)
Theo Lê Anh Tuấn (2010) hiện nay và tương lai, tài nguyên nước ở Đồng bằng
Sông Cửu Long phải đối diện với ba vấn đề về chất lượng nước: nhiễm mặn, nhiễm
phèn và nhiễm bẩn. Tình trạng này đang có xu thế gia tăng do tác động của hiện
tượng biến đổi khí hậu – nước biển dâng và vấn đề nước xuyên biên giới như các dự
án phát triển và vận hành hồ chứa – thuỷ điện ở thượng nguồn, gia tăng tình trạng
phá rừng, thay đổi do sử dụng đất, đô thị hóa, thu hẹp các khu đất ngập nước tự

nhiên, nguy cơ chuyển nước – khai thác nước trong mùa khô và ô nhiễm nguồn
nước từ gia tăng các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp dọc theo hai bên bờ
sông.
Hiện nay, chất lượng nước trên sông chính (sông Tiền và sông Hậu) trong hệ thống
nước mặt vẫn xem là còn tốt, có thể sử dụng cho tưới, nuôi cá và cấp nước. Tuy
nhiên khi vào sông rạch và kênh mương nhỏ, sự ô nhiễm thể hiện khá rõ nét. Có
nhiều báo cáo và số liệu hàng năm từ các Trung tâm quan trắc môi trường các tỉnh
và Chi cục bảo vệ môi trường cho thấy chất lượng môi trường vùng nông thôn giảm
đi ngày một rõ rệt. Nhiều chỉ tiêu chất lượng nước cho thấy ô nhiễm lý học hóa học
và sinh học đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. (Masayuki, 2002; Phạm
Đình Đôn, 2007)

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

9


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.2 Tổng quan về công nghệ xử lý nước cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long
a Hiện trạng cấp nước nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện nay ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có các loại hình cấp nước chủ yếu, bao
gồm công trình cấp nước tập trung (CTCN), giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước
mưa, bể lọc chậm và lu chứa nước mặt hộ gia đình (HGĐ). Tổng dân số nông
thônvùng ĐBSCL là trên 14 triệu dân, trong đó số dân được sử dụng nước hợp vệ
sinh đạt 75,82 %, số dân sử dụng nước đạt QC02 chiếm tỷ lệ 36,52%. Theo đó tỉnh
có tỷ lệ dùng nước HVS cao nhất là tỉnh Long An, đạt 89,8%, thấp nhất là tỉnh Trà
Vinh, đạt 66%. Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT, theo số
liệu thu thập được, cao nhất là TP Cần Thơ đạt 57,76%, thấp nhất là tỉnh Cà Mau,

0%. (Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2012). Tỷ lệ hiện trạng cấp
nước HVS và đạt QC02 theo các giải pháp cấp nước theo địa bàn tỉnh được thể hiện
tại Bảng 2.5.

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

10


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bảng 2.5 Tỷ lệ cấp nước theo các giải pháp cấp nước vùng ĐBSCL
ST
T

Tỉnh

Tỉ lệ cấp nước hợp vệ sinh 2012 (%)
Dân
số Tổng
nông thôn số
2012

CTC
N

Giếng
đơn lẻ


1

Long An

1,196,731

89,8

63.24

17.13

2

Tiền Giang

1,434,705

84,55

74,93

6,35

3

Trà Vinh

1,080,237


76

-

4

Bến Tre

947,010

66

5

Vĩnh Long

869,320

6

Đồng Tháp

7

Nước
mưa

Nước
sông
kênh

ao
làng

Tỉ lệ cấp
nước
đạt
QC02 2011

9,21

11,6

2,63

0,64

55,05

-

-

-

32

26,16

39,94


6,42

-

40

73

37

-

-

-

37

1,482,850

63,44

43,82

3,3

-

16,32


43,82

Cần Thơ

778,552

71,46

39

27,5

2,4

3,7

57,76

8

Hậu Giang

579,235

82,57

15,21

50,1


7,82

9,44

44,96

9

Sóc Trăng

1,173,241

87,2

28,88

56,41

1,92

-

28,51

10

Bạc Liêu

696,776


74,36

7,7

60,18

-

-

52

11

Cà Mau

988,937

78

78

-

-

-

0


12

Kiên Giang 1,372,208

74,66

14,94

47,15

-

12,57

27,51

13

An Giang

1,567,282

57,02

42,70

4,56

0,67


9,82

48,82

Toàn vùng

14,167,08
4

75.82

-

-

-

-

36.52

(Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trích Đoàn Thu Hà 2013)
b Công nghệ xử lý nước cấp
Theo Đoàn Thu Hà (2013), sơ đồ hệ thống và công nghệ xử lý nước cấp tại
ĐBSCL như sau:
SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

11



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Đối với nguồn nước là nước mặt, sơ đồ hệ thống và công nghệ xử lý được sử dụng
phổ biến tại các CTCN được thể hiện trên Hình 2.2.
Đối với nguồn nước là nước ngầm, có hai sơ đồ được sử dụng phổ biến ở ĐBSCL:
- Sơ đồ Hình 2.3 được áp dụng đối với các CTCN quy mô lớn, vừa và một số
CTCN quy mô nhỏ.
- Sơ đồ Hình 2.4 được áp dụng ở các sử dụng phổ biến đối với các CTCN khai
thác nước ngầm quy mô nhỏ và rất nhỏ (hệ nối mạng) khai thác nước ngầm
từ các tầng chứa nước có chất lượng nước đạt tiêu chuẩn HVS.
Các CTCN hiện nay thuộc vùng ĐBSCL đều cấp nước đạt tiêu chuẩn HVS, tuy
nhiên nhiều CTCN không đảm bảo cấp nước đạt QCVN 02-2009/BYT do công
nghệ xử lý chưa phù hợp hoặc vận hành quản lý chưa đảm bảo theo yêu cầu, đặc
biệt với các trạm cấp nước ngầm đơn giản, cấp nước không qua xử lý.

Chất keo tụ

Chất khử trùng

Nước từ
nguồn
Trạm bơm
cấp I

Bể
trộn

Chất kiềm hóa
Điểm tiêu


thụ nước

Bể phản
ứng

Bể
lắng

Bể lọc
nhanh

Đài nước
Mạng lưới
đường ống

Trạm bơm
cấp II

Bể chứa
nước sạch

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống và công nghệ xử lý nước mặt

SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126

12



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chất khử trùng
thiết bị khử trùng

Chất keo tụ
Giếng+ trạm
bơm
Bể lắng
tiếp xúc

Giàn mưa

Bể lọc
nhanh

Chất kiềm hóa
Điểm tiêu
thụ nước

Bể chứa
nước sạch

Đài nước
Mạng lưới
đường ống

Trạm bơm
cấp II

Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống và công nghệ xử lý nước ngầm

Giếng+ trạm
bơm giếng

Đài nước

Mạng lưới
đường ống

Điểm tiêu
thụ nước

Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống cấp nước ngầm đơn giản
2.4 SƠ LƯỢC VỀ OZONE VÀ UV
2.4.1 Sơ lược về ozone (O3)
a Đặc điểm chung
Ozone được xem như là hoạt chất ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người để thay thế
clo trong xử lý nước thải (Liberti and Notarnicola, 1999). Richardson et al.(1999)
phát hiện rằng ozone sản sinh ra ít các hợp chất gây độc so với phương pháp sử
dụng clo. Hơn nữa, ozone không gây ra phản ứng phụ vì nó không bền trong môi
trường nước. Ozone có hiệu quả xử lý cao hơn clo vì khả năng oxy hóa của ozone
gấp 1,52 lần và thời gian xử lý ngắn hơn 3 lần so với clo (Blanken, 1985; Bocci,
2002). Ozone bắt đầu được sử dụng để tiệt trùng và làm sạch nước nước uống từ
1990 và trở thành phương pháp phổ biến để xử lý nước đóng chai, nước thải trong
sinh hoạt và công nghiệp(Martinez, Parra and Suay, 2011).
Ozone có thể loại bỏ cyanide từ nước thải công nghiệp, phân rã các hợp chất hữu cơ
trong nước thải ngành công nghiệp dệt, phân hủy phenol và các hydrô cacbon trong
nước thải của công nghiệp ngành lọc dầu và giảm hàm lượng COD từ nước rỉ bãi
rác hoặc nước thải từ công nghiệp hóa chất (Rice, 1997). Ngoài khả năng diệt khuẩn
SVTH: Trần Phạm Đăng Huy B1205055
Phan Thị Thúy Vy B1205126


13


×