Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BAI TAP4 MÔN LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.26 KB, 2 trang )

Môn học: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG
Lớp Thạc sĩ Điều hành cao cấp Quản lý Công – EMPM3 – Kiên Giang
BÀI TẬP 4
Ngày nộp bài: 15/3/2019

Họ tên: TRẦN THỊ MỸ LOAN
Lớp: EMPM-KG

* Quy trình làm luật ở Việt Nam có gì khác biệt so với thế
giới?

Đối với Việt Nam, việc làm một dự Luật nó cũng trải qua rất nhiều công
đoạn. Xuất phát từ các vấn đề nảy sinh trong quan hệ xã hội và điều kiện thực
tế, xác định việc xây dựng luật là cần thiết. Từ cơ quan soạn thảo - lấy ý kiến
việc dự thảo trong nhân dân - Chính phủ - Các Ủy ban của Quốc Hội - Ủy ban
Thường vụ Quốc Hội - Quốc Hội. Một dự luật nếu chưa được thông qua tại Ủy
ban Thường vụ Quốc Hội thì không có cơ hội xuất hiện ở Quốc hội. Tuy nhiên,
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội là nơi tập hợp các đại biểu chuyên trách, có nhiều
kinh nghiệm và sự từng trải, thay vì đặt ở công đoạn cuối của quy trình làm luật
để thể hiện vai trò chọn lựa, chắc lọc thì lại đặt trước Quốc hội. Còn công đoạn
Quốc Hội sẽ là nơi thể hiện vai trò đóng góp cho việc định hình và quyết định
chính sách thì đặt ở công đoạn cuối, vì vậy mà đôi lúc chỉ soi xét câu chữ như
một “phiên làm văn tập thể”. Chất lượng sản phẩm đầu ra của quá trình chưng
cất chưa thể hoặc không thể tự đi vào cuộc sống được, mà phải chờ nghị định,
thông tư.
So với thế giới, điển hình là Hoa Kỳ, việc làm luật được thông qua cả hạ
viện và thượng viện. Hạ viện, nơi tập hợp những chính trị gia trẻ với trái tim
nóng, năng nổ, nhiệt tình, được bầu lại với nhiệm kỳ hai năm, để có thể phản
ánh nhanh nhạy các khuynh hướng, lợi ích mới nổi, các trào lưu trong xã hội.
Còn thượng viện là nơi tập hợp các chính trị gia lão thành, với cái đầu lạnh, chín
chắn, nhiều kinh nghiệm. Các dự luật sau khi được hạ viện thông qua, cần được


thượng viện xem xét lại, chắt lọc, ngưng tụ. Như vậy, một dự luật sau khi đi qua
hai viện, giống như tinh túy của xã hội đã được đun sôi ở hạ viện, chắt lọc, làm
lạnh, ngưng tụ ở thượng viện. Các đạo luật sâu sát, chi tiết, đi thẳng vào cuộc
sống mà không cần bất kỳ văn bản hướng dẫn nào của hành pháp, chính là sản
phẩm của quy trình làm luật kỹ lưỡng.
* Bài học rút ra từ cách làm luật/sắc lệnh của thời đại Hồ
Chí Minh để khắc phục bất cập của "luật ống, luật khung"
hiện nay?

Việc xây dựng dự luật phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, căn cứ vào
tình hình và các vấn đề nảy sinh trong quan hệ xã hội. Đồng thời, nó giải quyết
và phục vụ những nhiệm vụ lớn, cấp bách của đất nước đang đặt ra góp phần
quan trọng vào việc giữ vững chính quyền Việt Nam.
Dự luật phải giúp cho Nhà nước ổn định tình hình an ninh, chính trị; bảo
đảm và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân; tổ chức đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội theo hướng ngày càng tiến bộ; thể hiện bản chất ưu việt của chế


2

độ dân chủ cộng hòa dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo nên sức mạnh
của dân tộc để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; chăm lo đời sống nhân dân.
Dự luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho thiết lập các cơ quan trong bí mật nhà
nước, bảo vệ an ninh, xây dựng quân đội, phát triển sản xuất nông nghiệp, giao
thông, thuế khóa, tài chính, chế độ lương bổng, trợ cấp, cứu tế xã hội, phát triển
giáo dục...; Dự luật đúng đắn thể hiện vai trò là nền tảng cho những giai đoạn
tiếp theo của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.
Dự luật cần được thâu thái tinh hoa văn hóa phổ quát của nhân loại, trong
đó có những giá trị pháp quyền, tự do, dân chủ, nhân quyền, tinh thần nhân đạo
và nhân văn cộng sản; trở thành cầu nối giữa dân tộc và thời đại.

* Phân tích vai trò của các hiệp hội (tổ chức xã hội) trong
việc
cung
cấp
thông
tin, đề xuất sáng kiến chính sách, luật qua ví dụ Hiệp hội Taxi
Hà Nội

Các hiệp hội (tổ chức xã hội) có vai trò rất quan trọng, góp phần phát
triển KT – XH của đất nước và đặc biệt là tham gia khỏa lấp các khiếm khuyết
của kinh tế thị trường. Các tổ chức Xã hội không những bảo vệ quyền lợi của
hội viên mà còn vận động góp phần làm cho chính sách đi vào đời sống, mang
lại điều kiện thuận lợi cho hội viên tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào quá trình
phát triển các tổ chức xã hội.
Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng cần thực hiện quản lý taxi (số lượng, chất
lượng, phạm vi hoạt động) và đưa vào quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi
trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030; kiến nghị ban hành quy định cụ thể về kích
thước, màu sắc, vị trí dán logo, biểu trưng của các phương tiện thí điểm, đảm
bảo rõ ràng, dễ nhận biết. Ngoài ra, cấp hạn ngạch với xe taxi và các loại
phương tiện tương tự taxi như Uber, Grab. Vì hiện nay, có hàng ngàn chiếc taxi
đang chạy sử dụng nhiều kiểu loại phù hiệu ngoại tỉnh làm lộn xộn mất hình ảnh
của taxi Thủ đô nhiều năm qua. Để quản lý đồng bộ, kết hợp với công nghệ
đang được ứng dụng, Nhà nước cần phải khẩn trương quy định xe kinh doanh
vận tải có màu, biển số riêng biệt để giảm các chi phí cho doanh nghiệp, các cơ
quản quản lý nhà nước dễ phát hiện, xử lý sai phạm, từ đó quản lý ngành vận tải
sát sao hơn, hiệu quả hơn./.




×