Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 11 bài: Tập đọc Vẽ quê hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.02 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3

TẬP ĐỌC
VẼ QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
• Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : vẽ quê hương,
xanh đỏ, đỏ thắm, xanh mát, xanh ngắt, ước mơ, quay đầu đỏ, đỏ tươi, Tổ quốc,...
• Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau các dấu câu, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
• Bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, hồn nhiên.
2. Đọc hiểu
• Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : sông máng, ...
• Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ : Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp rực rỡ, tươi
thắm của phong cảnh quê hương qua bức tranh vẽ của bạn nhỏ. Từ đó nói lên tình
yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ và chỉ có người yêu quê mới vẽ được bức
tranh về quê mình đẹp thế.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
• Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
• Bảng phụ viết sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Đất quý, đất yêu.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI


Hoạt động dạy

Hoạt động học


* Giới thiệu bài ( 1 phút )
- Hỏi : Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, - 2 đến 3 HS trả lời theo cách nghĩ của
em sẽ vẽ những gì ?
từng em.
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc, yêu - HS trao đổi trong nhóm, sau đó mỗi
cầu HS trả lời câu hỏi : Tranh vẽ những nhóm cử một đại diện trả lời.
cảnh gì ?
- Nghe GV giới thiệu bài.
- GV tóm tắt các ý : Đây là bức tranh vẽ
quê hương của một bạn nhỏ. Khi vẽ quê
hương mình, bạn nhỏ đã vẽ những gì thân
quen nhất như làng xóm, tre, lúa, trường
học,...và tô màu sắc tươi thắm nhất. Vì
sao bạn nhỏ lại vẽ được một bức tranh về
quê hương đẹp đến thế, chúng ta cùng tìm
hiểu qua bài thơ Vẽ quê hương.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15 phút )
Mục tiêu
• Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do
ảnh hưởng của phương ngữ : vẽ quê hương,
xanh đỏ, đỏ thắm, xanh mát, xanh ngắt, ước
mơ, quay đầu đỏ, đỏ tươi, Tổ quốc,...
• Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau các
dấu câu, cuối mỗi dòng thơ và giữa các
khổ thơ.
• Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài :
sông máng, ...
Cách tiến hành
a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu tồn bài một lượt với giọng
vui tươi, hồn nhiên.


b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa
từ
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát
âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước
- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc
lớp.
từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo
hướng dẫn của GV.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý
ngắt giọng đúng ở cuối mỗi dòng thơ,
giữa các khổ thơ và các câu thơ :
Xanh tươi, / đỏ thắm./
Tre xanh, / lúa xanh/
- Giải nghĩa các từ khó.

A, / nắng lên rồi/

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài - HS đọc chú giải.
trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp
theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu
bài ( 7’)

- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS
đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ.

Mục tiêu
• HS trả lời được câu hỏi.
• Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài
thơ
Cách tiến hành
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong
SGK.

- HS nối tiếp nhau kể, mỗi HS chỉ cần
- Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong
kể một cảnh vật : tre, lúa, sông máng,
bài thơ.
trời, mây, mùa thu, nhà, trường học,


cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ
quốc.
- Trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ
rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê
hương mình, không những vậy bạn còn sử
dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những

màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê
hương.

- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi
HS chỉ cần nêu một màu : tre xanh,
lúa xanh, sông máng xanh mát, trời
mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi,
trường học đỏ thắm, Mặt Trời đỏ chót.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.

- Đại diện HS trả lời, các HS khác
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm câu theo dõi và nhận xét.
trả lời.
- Nghe GV kết luận.
- Kết luận : Cả 3 ý trả lời đều đúng,
nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c) Vì bạn
nhỏ yêu quê hương. Chỉ có người yêu quê
hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của
quê hương và dùng tài năng của mình để
vẽ phong cảnh quê hương thành một bức
tranh đẹp và sinh động như thế.
* Hoạt động 3 : Học thuộc lòng ( 6 phút
)
Mục tiêu
• Học thuộc lòng bài thơ
Cách tiến hành
- GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, - Tự học thuộc lòng bài thơ.
yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.

Sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc
lòng. GV xố dần bài thơ, mỗi dòng thơ
chỉ để lại hai tiếng đầu hoặc hai tiếng
cuối.
- Tổ chức cho 2 HS thi viết lại bài thơ - Viết lại các phần thiếu của bài thơ.
theo hình thức tiếp nối.
- Gọi một số HS xung phong đọc thuộc


lòng một đoạn hoặc cả bài thơ.
- Tuyên dương các HS học thuộc lòng
nhanh, động viên các em chưa thuộc cố
gắng hơn.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 4
phút )
- Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS
chăm chú nghe giảng, tích cực tham gia
xây dựng bài.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................





×