Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN CHO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CÁP TRUNG THẾ CCVLINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 15 trang )

Chương 2: Tổng quan dây chuyền CCV Line

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN: TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NỘI DUNG:
LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN CHO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
CÁP TRUNG THẾ CCV-LINE

Trưởng bộ môn

: TS. Trần Trọng Minh

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Võ Duy Thành

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hoàng Thạch

Lớp

: ĐK và TĐH 7 – K56

MSSV

: 20112216
1




Chương 2: Tổng quan dây chuyền CCV Line

HÀ NỘI, 8-2015

2


Mục lục

MỤC LỤC

3


Mục lục

DANH SÁCH HÌNH VẼ

LỜI NÓI ĐẦU
Học phải đi đôi với hành. Ở trên giảng đường, sinh viên được các thầy cô truyền thụ
những lý thuyết trong sách vở. Còn quá trình thực tập tốt nghiệp đem đến cho sinh viên
cơ hội tìm hiểu hoạt động của một xí nghiệp công nghiệp thực tế, bao gồm các hoạt
động sản xuất, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, máy móc và đặc biệt là vai trò của
người kỹ sư trong quá trình sản xuất.
Em xin cảm ơn ThS. Võ Duy Thành đã hướng dẫn, chỉ bảo để chuẩn bị cho quá trình
thực tập tại nhà máy LiOA Electric, Hưng Yên, Việt Nam. Trong quá trình thực tập tại
nhà máy em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của anh Trần Sỹ Phú và các anh em
tại xưởng chế tạo máy của nhà máy. Những kinh nghiệm thực tế được các anh chỉ bảo

là kiến thức quý báu đối với em.
Do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu nên quá trình thực tập không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy, cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Thạch

4


Chương 1: Giới thiệu công ty

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1.1. Lịch sử và quá trình hình thành
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhật Linh – thương hiệu Lioa đã trải qua 27
năm hình thành và phát triển.

Hình 1- 1: Nhãn hiệu LiOA

Năm 1988 thành lập xưởng sản xuất Ổn áp tự động. Nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định
điện áp tự động , thay thế cho chiếu Súp-von-tơ phải điều chỉnh bằng tay, ông Nguyễn
Chí Linh đã nghiên cứu và chế tạo thành công những chiếc ổn áp tự động đầu tiên cho
người tiêu dùng Việt Nam.
Năm 1994 thành lập Công ty TNHH Nhật Linh – LiOA. Sản phẩm ổn áp do ông
Nguyễn Chí Linh chế tạo đã nhanh chóng được thị trường đón nhận. Năm 1994 công ty
Nhật Linh ra đời với sản phẩm ổn áp chính thức mang thương hiệu LiOA – Linh ổn áp.
Đến nay người Việt Nam đã quen dùng từ LiOA để gọi thay cho cụm từ ổn áp.

Năm 1995 phát triển sản phẩm ổ cắm kéo dài, dòng sản phẩm rất nhanh sau đó đã trở
thành chủ lực của Công ty và có thị phần lớn nhất tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên
thế giới.
Năm 1998 thành lập nhà máy Dây và Cáp điện LiOA. Công ty đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất Dây và Cáp điện theo công nghệ Châu Âu trên diện tích 11ha, trở thành nhà
máy Dây và Cáp quy mô và hiện đại nhất Việt Nam.
Năm 2003 thành lập nhà máy Biến áp điện lực LiOA và Biến áp dầu công suất lớn.
Công ty đầu tư vào lĩnh vực sản xuất Máy biến áp 3 pha và 1 pha hiệu suất cao cùng sản
phẩm ổn áp dầu công suất lớn, máy điều áp dưới tải phục vụ các công trình công nghiệp
trong nước và quốc tế.


Chương 1: Giới thiệu công ty

Năm 2006 ra đời Công ty Dây và Cáp điện Nexans LiOA. Liên doanh với tập đoàn
Nexans Participation – Tập đoàn Dây và Cáp điện lớn nhất thế giới của Pháp. Đánh dấu
bước chuyển đổi quan trọng trong việc phát triển công nghệ sản xuất và quản lý.
Năm 2007 đầu tư xây dựng nhà máy Thiết bị điện mang thương hiệu LiOA với tổng
diện tích 5ha tại Bắc Ninh, Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất từ những nguyên liệu
hàng đầu: nhựa PC của Bayer – Đức, đồng của Thyssen… và được ép bởi các khuôn ép
nhựa, do các máy CNC thế hệ mới nhất của Thụy Sĩ sản xuất. Đa dạng với 12 series từ
dòng phổ thông cho đến cao cấp.
Năm 2010 đa dạng hóa sản phẩm điện với dòng sản phẩm chiếu sáng. Chuyển đổi từ
Nexans LiOA sang LiOA Electric. Đa dạng hóa thêm chủng loại sản phẩm điện LiOA
cung cấp cho Dự án xây dựng bằng sản phẩm đèn cao cấp.
Năm 2011 đa dạng hóa sản phẩm điện gia dụng: quạt bàn, quạt cây, quạt gắn tường,
đèn treo trang trí.
Năm 2012 đầu tư công nghệ sản xuất dòng sản phẩm mới: Busbar đồng và nhôm, đa
dạng hóa sản phẩm đèn chiếu sáng. Đầu tư nhiều hơn vào nhà máy sản xuất Dây và Cáp
điện, cho ra đời dòng sản phẩm Đồng thanh cái và Dây điện từ đảm bảo về chất lượng và

giá thành tốt nhất thị trường.
Năm 2013 mở rộng một loạt thế hệ máy sản xuất dây điện từ hiện đại nhất của MAG
– Áo. Sản xuất thành công ghế thời trang Lovio.
Năm 2014 xây dựng nhà máy dây và cáp điện quy mô 5 ha tại Khu Công nghiệp
Đồng Nai 2. Công ty mở rộng vào phía Nam và đầu tư Nhà máy dây và cáp điện quy mô
5 ha tại Khu Công nghiệp Đồng Nai 2.

1.2. Các sản phẩm
Ổn áp: chất lượng tốt, bảo vệ quá áp, bảo vệ quá tải, đóng ngắt điện chủ động, chạy
êm, tự tiêu hao điện thấp.
Biến áp có đặc điểm: lõi từ của biến áp được chế tạo bằng những lá thép silic có nhiều
cán định hướng chất lượng cao; thép silic sau khi được xẻ băng sẽ được quấn với nhau
bằng công nghệ Wondcore – công nghệ mang tính đột phá của LiOA; với công nghệ
này các lá thép được ép chặt tạo ra các khe hở không khí nhỏ nhất. Vì vậy điểm vượt
trội của biến áp LiOA là tổn hao không tải thấp, giảm trọng lượng, độ ồn thấp và kết
cấu vững chắc. Công nghệ quấn dây trực tiếp trên lõi thép, lớp cách điện dùng giấy
DDP, giúp hiệu suất biến áp LiOA đạt mức tối đa.
Ổ cắm điện kéo dài có khả năng tiếp xúc tốt, mỗi ổ cắm mỗi màu đảm bảo tránh nhầm
lẫn và an toàn hơn, có nắp che an toàn, cắm được hầu hết các loại phích cắm trên thế
giới (ổ an toàn 3 chân tiêu chuẩn Châu Âu, Anh, Úc, Mỹ…), có loại có cổng USB 5V –
1A.
Dây và cáp điện được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại và qui trình công
nghệ, kiểm tra chất lượng chặt chẽ của tập đoàn Nexans trong 5 năm liên doanh (2006-


Chương 1: Giới thiệu công ty

2010) được LiOA tiếp quản lại năm 2011 và theo hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Sản phẩm dây và cáp điện đa dạng đáp
ứng được mọi nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu như: dây dân dụng, dây

tín hiệu, cáp nhôm trần, cáp hạ thế (treo và ngầm), cáp ngầm trung thế đến 40kV, cáp
chậm cháy, chống cháy…
Thiết bị điện xây dựng có kiểu dáng, mẫu mã phong phú, đường nét trau chuốt tinh
xảo; vật liệu cách điện và dẫn điện nhập
khẩu từ các nhà sản xuất chuyên ngành
hàng đầu thế giới.
Ngoài ra còn có các sản phẩm đèn chiếu
sáng, quạt, bơm, thanh cái, dây điện từ,
ghế…

1.3.Nhà máy thực tập
Nhà máy Dây và cáp điện LiOA Electric. Địa chỉ: xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên, Việt Nam. Diện tích: 11ha. Số nhân viên: 350 người. Sản phẩm chính: Dây
và Cáp điện.
Các phân xưởng:
-

Phân xưởng đồng

-

Phân xưởng nhôm

-

Phân xưởng cán, kéo

-

Cáp sản xuất


-

EMAY

-

CCV Line

-

Telecom

-

Sản xuất ổ cắm, phích cắm

Giờ làm việc: sáng 8h00-12h00, chiều 13h00-17h00.
Bảo hộ lao động: găng tay, khẩu trang, giày.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN DÂY CHUYỀN CCV-LINE
2.1. Đặc điểm của sản phẩm
Dây chuyền này có thể tạo ra các loại cáp điện từ 6-35kV tùy theo đơn đặt hàng.
Cấu tạo của cáp 35kV:

Hình 2- 1: Cấu tạo cáp 35kV


Chương 1: Giới thiệu công ty


-

Lõi dẫn điện bằng đồng hoặc nhôm

-

Chất bán dẫn trong

-

Lớp cách điện XLPE, polyethylene khâu mạch

-

Lớp vỏ bảo vệ

Cáp ngầm trung thế được ứng dụng nhiều trong các đô thị, tạo mỹ quan đô thị.

2.2.Các công đoạn
Dây chuyền sản xuất cáp trung thế CCV (Catenary Continuous Vulcalnize) ứng dụng
công nghệ chuỗi lưu hóa liên tục đảm bảo chính xác độ dày các lớp vỏ bọc, độ đồng
tâm giữa lõi và vỏ bọc.

Hình 2- 2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất cáp trung thế

Hình 2- 3: Sơ đồ khối các công đoạn

Tốc độ dài của cáp trong dây chuyền 5m/phút, mỗi bin dài 500m-800m,…



Chương 1: Giới thiệu công ty

-

Công đoạn thả
Cáp đồng hoặc nhôm trần được thả từ bin thả.

-

Công đoạn tích lũy
Tích lũy khi thay bin thả hoặc thu không kịp. Phần tích lũy gồm 2 đầu có các
ròng rọc quay độc lập với nhau. Một đầu được giữ cố định vị trí. Một đầu có thể
di chuyển vào ra, từ đó thay đổi được chiều dài cáp tích lũy.

-

Công đoạn lôi cáp trước (capstan trước): Lôi dây.

-

Công đoạn đùn, bọc
Đùn bọc 3 lớp chất bán dẫn trong, XLPE, chất bán dẫn ngoài. Có 3 si lô chứa
các loại hạt nhựa khác nhau. Nhựa được nấu chảy ra và đưa từ đáy mỗi si lô đến
cổ đầu đùn nhờ trục vít. Kích thước các cổ gồm 65mm, 150mm, 90mm. Nhựa
chảy vào phần ống rồi bọc lại thành cáp.
Sau phần ống có bộ zumback dùng tia X để kiểm tra kích thước của dây. Trong
trường hợp sai lệch nằm ngoài giá trị cho phép thì sẽ bật đèn cảnh báo. Khi đó
người vận hành sẽ quan sát và điều chỉnh các thông số cho phù hợp.

-


Công đoạn lưu hóa
Lưu hóa để làm mất các bọt khí, tăng độ liên kết của các phần tử ở mỗi lớp. Phân
thành 6 vùng, mỗi vùng dài 5m.

-

Công đoạn làm mát bằng nước

-

Công đoạn lôi cáp sau (capstan sau): Lôi dây.

-

Công đoạn thu
Cáp thành phẩm được thu vào bin thu ở cuối dây chuyền. Cần có động cơ để
truyền động quay bin thu và động cơ truyền động cho cơ cấu rải cáp.

2.3.Các tủ điện
Tương ứng với các công đoạn thì có các tủ tương ứng: tủ thả, tủ capstan, tủ đùn, tủ
nhiệt đùn, tủ lưu hóa, tủ thu.


Chương 1: Giới thiệu công ty

Hình 2- 4: Tủ thả
Hình 2- 5: Tủ capstan

Hình 2- 6: Tủ nhiệt đùn


Hình 2- 7: Tủ đùn

Hình 2- 9: Tủ thu
Hình 2- 8: Tủ lưu hóa

Ngoài ra còn có tủ phân phối, tủ PLC, tủ HMI.


Chương 1: Giới thiệu công ty

Hình 2- 10: Tủ phân phối

Hình 2- 11: Tủ PLC

Dây chuyền sử dụng PLC S7 300, CPU 315-2 PN/DP.
Các module mở rộng gồm:
-

2 module IM365 SEND,

-

4 module vào tương tự AI 8xTC,

-

1 module vào tương tự AI 8x13bit,

-


1 module ra tương tự AO 8x12bit,

-

4 module vào số DI 32x DC 24V,

-

3 module ra số DO 32x 24V/0.5A.

CHƯƠNG 3. CÔNG ĐOẠN LƯU HÓA
3.1. Công nghệ lưu hóa
Lưu hóa là quá trình phản ứng hóa học mà qua đó cao su chuyển từ trạng thái mạch
thẳng sang trạng thái không gian ba chiều. Từ đầu người ta dùng lưu huỳnh để khâu
mạch cao su nên gọi là lưu hóa. Ngoài lưu huỳnh còn có thể dùng một số chất khác để
lưu hóa cao su như selen (Se), peroxit, nhựa lưu hóa… Sự lưu hóa đã làm cho cao su


Chương 1: Giới thiệu công ty

bền hơn, dai hơn và đưa cao su trở thành sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc
sống.
Đối với quá trình sản xuất cáp điện trung thế, công nghệ lưu hóa liên tục đảm bảo cho
cáp bền hơn, các lớp bọc dai hơn. Công đoạn lưu hóa được chia làm 6 vùng, mỗi vùng
có chiều dài 5m, nhiệt độ giảm từ 400oC xuống 200oC.

Hình 3- 1: Nhiệt phần lưu hóa

Khí ni tơ được đưa vào các ống lưu hóa để làm dung môi truyền nhiệt từ các ống điện

trở sang cáp và để đuổi hết khí oxy ra ngoài, tránh được phản ứng oxy hóa cáp điện.

3.2. Sơ đồ nguyên lý
Để có thể tạo ra nhiệt độ đáp ứng công nghệ, dây chuyền sử dụng điều áp xoay
chiều 1 pha cho mỗi vùng cung cấp năng lượng cho lò điện trở. Tùy thuộc vào lượng
đặt từ PLC mà công suất cung cấp cho mỗi vùng sẽ khác nhau, từ đó nhiệt độ ở mỗi
vùng sẽ khác nhau.
Lượng nhiệt thu được tuân theo biểu thức:
Trong đó:

Q – nhiệt lượng tỏa ra từ dây đốt (J)
R – điện trở dây đốt (Ω)
I – dòng điện chảy qua dây đốt (A)
t – thời gian dòng điện chảy qua dây đốt (s)
U – điện áp đặt vào dây đốt (V)


Chương 1: Giới thiệu công ty

Vì mạch nguyên lý ở mỗi vùng là hoàn toàn như nhau nên báo cáo chỉ đưa ra và
phân tích mạch nguyên lý ở vùng 1 (nhiệt độ 400oC).

Hình 3- 2: Sơ đồ cung cấp điện cho ống lưu hóa

Hình 3- 3: Sơ đồ đóng mở nguồn và van xả khí ni tơ

Nguồn vào là điện áp dây 380V, lấy từ 2 pha trong mạng 3 pha. Rồi qua tiếp điểm
thường mở của contactor 3 pha 225A (4KM1). Tiếp đến là qua bộ điều áp xoay chiều
một pha TPR – 2 (4-A1) để điều chỉnh điện áp ở đầu ra. Ở đầu ra có cầu chì 200A (4F11) để bảo vệ mạch điện và biến dòng điện đưa giá trị hiển thị lên đồng hồ đo. Sau đó
đến biến áp 4-T1 để giảm điện áp và tăng dòng điện. Cuối cùng là đi đến ống điện trở ở

trong mỗi vùng lưu hóa. Ở đó điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng phục vụ
cho quá trình lưu hóa.


Chương 1: Giới thiệu công ty

Nguồn vào vùng 1 và vùng 4 lấy từ pha a và pha b. Nguồn vào vùng 2 và vùng 5 lấy từ
pha b và pha c. Nguồn vào vùng 3 và vùng 6 lấy từ pha c và pha a.
Bộ điều áp xoay chiều một pha TPR – 2 (Thyristor Power Regulator)

Hình 3- 4: Ứng dụng TPR-2 khi đầu vào điều khiển là nguồn dòng

Tín hiệu điều khiển là nguồn dòng 4-20mA được đưa từ PLC xuống kết nối với 2 chân
C1, C2. Khi nguồn dòng thay đổi thì góc mở α (thời điểm phát xung) cho thyristor thay
đổi. Dẫn đến điện áp ra thay đổi và rồi nhiệt độ thay đổi. Biến trở VR1 có tác dụng đặt
ngưỡng giới hạn để đảm bảo khi khởi động thì tránh dòng khởi động tăng cao làm
nhảy áp tô mát. Đầu ra relay để xuất tín hiệu cảnh báo.
Biến áp có thông số định mức 380V/11V, 63kVA.
Trong lò có cảm biến nhiệt độ NiCr-Ni đo nhiệt độ ở mỗi vùng và đưa về PLC, sau đó
PLC tính toán và xuất tín hiệu điều khiển đến bộ điều áp. Cặp nhiệt điện NiCr-Ni (loại
N) có dải đo -40 ~1300oC với sai số ±1.5oC.
PLC cấp điện cho cuộn dây 4K10 làm tiếp điểm thường hở 4K10 đóng lại. Khi đó
cuộn dây 4KM1 có điện làm các tiếp điểm thường hở đóng lại. Bộ biến đổi TPR-2
được nối với nguồn, đèn báo trạng thái hoạt động sáng, tiếp điểm nối với PLC đóng lại
thông báo cho PLC biết contactor 4KM1 đang đóng.
PLC cấp điện cho cuộn dây 4K22 làm tiếp điểm thường hở 4K22 đóng lại. Khi đó cuộn
dây 4AV3 có điện làm các tiếp điểm thường hở đóng lại. Van xả khí ni tơ được mở ra,
tiếp điểm nối với PLC đóng lại thông báo cho PLC biết khí ni tơ đang được xả.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN



Chương 1: Giới thiệu công ty
Quá trình thực tập tại nhà máy LiOA trải qua 3 tuần đã đem đến cho chúng em cái nhìn thực tế của
công việc thi công lắp đặt tủ điện phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Qua đó chúng em có cơ hội tìm
hiểu về dây chuyền sản xuất cáp trung thế. Hiểu được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Cải
thiện kỹ năng làm việc nhóm, phân tích và giải quyết vấn đề. Muốn hiểu được một dây chuyền nào
đó thì cần bắt đầu từ yêu cầu công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Trọng Minh. Giáo trình Điện tử công suất. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2012.
[2] Nguyễn Văn Hòa (chủ biên), Bùi Đăng Thảnh, Hoàng Sỹ Hồng. Giáo trình Đo
lường điện và cảm biến đo lường. Nhà xuất bản Giáo Dục, 2005.
[3] Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Vân. Kỹ
thuật đo lường các đại lượng vật lí (tập 1, tập 2). Nhà xuất bản Giáo Dục, 2006.
[4] B E Noltingk. Instrumentation Reference Book (Second edition). 1995.
[5] Nguyễn Trinh Đường (chủ biên), Lê Hải Sâm, Lương Ngọc Hải, Nguyễn Quốc
Cường. Điện tử tương tự. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. 2011.
[6] Vũ Quang Hồi. Trang bị điện – điện tử máy công nghiệp dùng chung. Nhà xuất bản
Giáo Dục Việt Nam. 2011.



×