Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Luận văn thạc sỹ - Đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR và đề xuất giải pháp hoàn thiện - Nghiên cứuđiển hình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.91 KB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ
DVMTR VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ
DVMTR VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

MÃ NGÀNH: 8340410



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. VŨ THỊ HOÀI THU


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả

Nguyễn Thị Hải Yến


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ

MÔI TRƯỜNG
6
1.1. Tổng quan về chi trả DVMTR...................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường.........................................................................6
1.1.2. Khái niệm môi trường rừng..................................................................................7
1.1.3. Khái niệm dịch vụ môi trường rừng.....................................................................7
1.1.4. Khái niệm về chi trả DVMTR..............................................................................8
1.2. Chính sách chi trả DVMTR.....................................................................................10
1.2.1. Bản chất kinh tế của vấn đề môi trường và phương pháp tiếp cận....................10
1.2.2. Các công cụ chính sách môi trường...................................................................12
1.2.3. Bản chất kinh tế của chi trả DVMTR.................................................................13
1.2.4. Nguyên tắc xây dựng cơ chế chi trả DVMTR....................................................17

1.2.5. Các yếu tố cơ bản của chính sách chi trả DVMTR 18
1.2.6. Hình thức chi trả.................................................................................................20
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về chi trả DVMTR..........................................21
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về chi trả DVMTR...........................................................21
1.3.3. Bài học rút ra cho Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên..........32
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN..............................................................................................................33
2.1. Tổng quan về Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.....................33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................................36
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Mường Nhé, tình Điện Biên...............................................................................................40
2.2.1. Quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở KBTTN Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên......................................................................................................................40

2.2.2. Những tác động của chính sách chi trả DVMTR tại KBTTN Mường Nhé,

tỉnh Điên Biên...............................................................................................................55


2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở KBTTN Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên............................................................................................................75
2.3.1. Phân tích SWOT về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừngở KBTTN Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên......................................................................................................75
2.3.2. Một số kết quả đạt được từ chính sách chi trả DVMTR....................................77
2.3.3. Một số hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR......78
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ.....................................................................81
3.1. Giải pháp về thể chế..................................................................................................81
3.2. Giải pháp về chia sẻ lợi ích.......................................................................................82
3.3. Giải pháp về giám sát và đánh giá...........................................................................82
KẾT LUẬN.........................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BQL
BQLKBT
BVPTR

Ban quản lý
Ban quản lý khu bảo tồn
Bảo vệ phát trển rừng

CDM


Cơ chế phát triển sạch

DVMTR
KBTTN

Dịch vụ môi trường rừng
Khu bảo tồn thiên nhiên

KTGS

Kiểm tra giám sát

GIZ

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức

OECD

Tổ chức các nước phát triển

IUCN
MDGs

International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources (Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và Tài
nguyên thiên nhiên)
Millennium Development Goals (Mục tiêu phát triển thiên
niên)


NN&PTNT

Nông Nghiệp và phát triển nông thôn

PFES

Program to pay for environmental services forest (Chương
trình quốc gia về chi trả DVMTR)

PES

Payments for environmental services(Chi trả dịch vụ môi
trường)

QLBVR
VQG

Quản lý bảo vệ rừng
Vườn quốc gia

REDD +
RES
UBND
UNFCCC

Reduced Emission from Deforestation and
Forest Degradation (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái
thoái rừng)
Dịch vụ môi trường
Uỷ ban nhân dân

United Nations Framework Convention on Climate Change
(Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG

Bảng 2.1.
Bảng 2.2.

Thống kê tiềm năng cung ứng DVMTR............................................57
Tiền thu DVMTR từ năm 2013 đến năm 2017 theo đối tượng và loại
DVMTR tại KBTTN Mường Nhé.....................................................58
Bảng 2.3.
Mức tiền chi trả DVMTR tại KBTTN Mường Nhé...........................59
Bảng 2.4.
Lý do các hộ dân tham gia chi trả DVMTR......................................63
Bảng 2.5.
Thu nhập từ DVMTR bình quân của các hộ dân...............................65
Bảng 2.6 .
Công tác tuyên truyền tại KBTTN Mường Nhé................................68
Bảng 2.7.
Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp KBTTN Mường Nhé.................70
Bảng 2.8.
Diện tích giao khoán bảo vệ rừng cung ứng DVMTR theo từng năm
71
Bảng 2.9.
Diễn biến đất có rừng của KBTTN Mường Nhé................................72
Bảng 2.10 : Số vụ vi phạm lâm nghiệp qua các năm tại Huyện Mường Nhé
74

HÌNH
Hình 1.1.
Hình 1.2:
Hình 1.3:
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 2.5.

Chi trả DVMTR trong bảo vệ rừng đầu nguồn....................................9
Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia..............................15
Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường.............................16
Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.......................................33
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ BV&PTR của tỉnh Điện Biên...................41
Quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR, theo hình thức gián tiếp
42
Quá trình tổ chức thực thi chính sách tỉnh Điện Biên........................48
Cơ chế chi trả DVMTR tại KBTTN Mường Nhé..............................53
Tỷ lệ đói nghèo KBTTN Mường Nhé................................................64


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ
DVMTR VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN:

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

MÃ NGÀNH: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2018


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là nguồn tài nguyên có khả năng tự tái
tạo và phục hồi, có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái,
điều hòa chế độ khí hậu, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học… trên hành
tinh của chúng ta.
Chi trả dịch vụ môi trường là một công cụ bảo tồn mới mẻ ở Việt Nam
nhằm đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường tích cực thông qua việc
chu chuyển tài chính từ những người được hưởng lợi dịch vụ môi trường đến
những người cung cấp các dịch vụ này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với nguyện vọng đóng góp một
phần nhỏ của bản thân trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chi trả DVMTR
nói chung và giải pháp chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường
Nhé nói riêng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính
sách chi trả DVMTR và đề xuất giải pháp hoàn thiện: Nghiên cứuđiển

hình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Luận văn được thực hiện nhằm đat được mục tiêu tổng quát là đánh giá việc thực
hiện chính sách chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Điện
Biên nói chung và ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nói riêng.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi trả DVMTR.
- Tổng kết kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên thế
giới và Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên và Khu
bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé .
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điên Biên.
- Đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR lên các mặt kinh
tế, xã hội và môi trường tại vùng nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách chi trả
DVMTR ở tỉnh Điện Biên nói chung và ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường
Nhé nói riêng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


ii

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là chính sách chi trả DVMTR tại
Khu bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé,

tỉnh Điện Biên.
Phạm vi về thời gian
Đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn Thiên
nhiên Mường Nhé, tỉnh Điên Biên trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm
2017
Phạm vi về nội dung
Các nội dung chính được phân tích trong luận văn gồm:
- Thống kê diện tích chi trả DVMTR tại KBTTN Mường Nhé.
- Tác động của chính sách chi trả DVMTR lên các mặt kinh tế, xã hội
và môi trường tại vùng nghiên cứu
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác
chi trả DVMTR ở KBTTN Mường Nhé.
- Đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra một số hạn chế và nguyên
nhân trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở KBTTN Mường Nhé.
- Đề xuất những chính sách phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách chi trả
DVMTR ở tỉnh Điện Biên nói chung và ở KBTTN Mường Nhé nói riêng.
Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
- Tổng quan về chi trả DVMTR
Khái niệm về dịch vụ môi trường
(i) Dịch vụ cung cấp: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, nguồn gen,...;
(ii) Dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí
hậu, điều tiết nước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh,...;
(iii) Dịch vụ hỗ trợ: kiến tạo đất, tái tạo dinh dưỡng, điều hòa dinh
dưỡng,...;
(iv) Dịch vụ văn hóa: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch
sinh thái, lịch sử khoa học và giáo dục,...
Khái niệm môi trường rừng



iii

Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật,
động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên.
Khái niệm dịch vụ môi trường rừng
Theo Khoản K, điều 3, Luật về rừng của Costa Rica: “DVMTR là việc
cung ứng các giá trị từ rừng mà có tác động bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường. Bao gồm: Giảm phát thải khí nhà kính; Bảo vệ nguồn nước cho
đô thị, nông thôn, thủy điện; Bảo vệ đa dạng sinh học nhằm mục đích phát
triển bền vững, nghiên cứu khoa học và điều chế dược phẩm;
Khái niệm về chi trả DVMTR
IUCN đưa ra khái niệm về Chi trả dịch vụ môi trường như sau: “Người
mua [tự nguyện] đồng ý trả tiền hoặc các khuyến khích khác để chấp nhận và
duy trì các biện pháp quản lí tài nguyên thiên nhiên và đất bền vững hơn mà
nó cung cấp dịch vụ hệ sinh thái xác định”(IUCN,2008).
Cho đến nay, định nghĩa về PFES được đông đảo các nhà khoa học trên
thế giới chấp thuận là định nghĩa của Wunder Seven. Theo tác giả này, “Chi
trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)
Ở Việt Nam, theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ–CP “Chi trả
DVMTR là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường trả
tiền cho bên cung ứng dịch vụ”. Hiểu một cách đơn giản, chi trả DVMTR là việc
chi trả của những người hưởng lợi DVMTR cho người cung ứng dịch vụ.
Các loại DVMTR
- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
- Hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững.

- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh
thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
- Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủysản.
Chính sách chi trả DVMTR
- Bản chất kinh tế của vấn đề môi trường và phương pháp tiếp cận
- Các công cụ chính sách môi trường


iv

- Bản chất kinh tế của chi trả DVMTR
- Nguyên tắc xây dựng cơ chế chi trả DVMTR
- Các yếu tố cơ bản của chính sách chi trả DVMTR
- Hình thức chi trả
Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về chi trả DVMTR
Kinh nghiệm quốc tế về chi trả DVMTR
- Một số cơ chế chi trả DVMT trên thế giới cho dịch vụ nước và cảnh quan
- Chi trả DVMT rừng về hấp thụ các-bon
Kinh nghiệm về chi trả DVMTR tại Việt Nam
- Về chi trả DVMTR
- Về chi trả DVMTR vẻ đẹp cảnh quan
- Những trở ngại cho việc thực thi PFES ở Việt Nam
- Những yếu tố áp dụng thành công PFES ở Việt Nam
Bài học rút ra cho Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Cần chỉ ra chi phí và lơi ích từ việc bảo vệ phòng hộ đầu nguồn là

một yêu cầu quan trọng để thuyết phục người mua tham gia.
- Lồng ghép các Dự án phát triển lâm nghiệp với các lợi ích từ hấp
thụ các bọn thông qua sử dụng cơ chế chi trả phí mang tính tự nguyện

- Một số vùng có cảnh quan đẹp có thể xây dựng một cơ chế hỗ trợ tài
chính bền vững thông qua chi tiêu hợp lý và tăng thu nhập từ hoạt động
du lịch, gồm cả du lịch dựa vào cộng đồng
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Tổng quan về Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm ở cực Tây của Tổ quốc thuộc
tỉnh Điện Biên, trải dọc địa bản 5 xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải,
Mường Nhé, Nậm Kè, trung tâm Khu bảo tồn cách Thành phố Điện Biên Phủ
khoảng 220km về phía Nam và cửa khẩu A Pa Chải Việt - Trung khoảng 40 km
về phía Bắc. Phía Đông giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, phía Tây giáp
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp xã Quảng Lâm và Na Cô
Sa huyện Mường Nhé, phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tọa độ địa lý và quy mô diện tích
- Phân khu bảo vệ nghiệm ngặt: 25.679,08 ha.


v

- Phân khu phục hồi sinh thái: 19.453,05 ha.
- Phân khu dịch vụ - hành chính: Dự kiến 32,58 ha (nằm ngoài vùng đệm
đang làm thủ tục xin giao đất)
Địa hình, địa thế
Địa hình trong khu vực có dạng núi cao bị chia cắt mạnh bởi cac dông
núi có độ dốc lớn. Phía Tây Bắc dọc theo biên giới Việt Lào trải dài qua địa
phận 5 xã là dãy Phu Đen Đinh chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với
đỉnh cao nhất là Pu Pá Kun (1.892m). Phía Bắc dọc theo biên giới Việt Trung
là các dãy nuisPhus Ta Long San, Phú Tu Na với đỉnh cao 1.405m. Phía Đông

Nam thuộc địa phận xã Mường Tong là các dông núi có độ cao trung bình trên
1000m. Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng nhỏ hẹp và một số dãy núi
thấp. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
Giao thông, thủy lợi
- Giao thông: Trong khu vực hiện nay đã có tuyến đường ô tô nối liền
các xã trong toàn huyện.
- Cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa phát triển, do đại hình phức tạp, bị chia cắt
mạnh nên việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi còn gặp nhiều khó khăn.
Đặc điểm thổnhưỡng
Đất trên địa bàn xuất phát từ nhiều loại đá mẹ, chủ yếu là đá trầm tích
và biến chất
Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu:
+ Nhiệt đô bình quân năm là là 22,50C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là
390C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 70C.
+ Lượng mưa trung bình năm 1950mm tập trung chủ yếu vào mùa hè,
vào các tháng 6,7,8 tổng lượng mưa chiếm tới 80%.
+ Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%.
+ Gió: Hướng gió thịnh hành trong khu vực là Đông Bắc hoạt động từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
+ Sương muối và mưa đá đôi khi xuất hiện.
- Thuỷ văn:
+ Thuỷ hệ Nậm Ma: Bao gồm các chi lưu chính như Mò Bông Khò,
Toòng San Hò, Y Ma Hò, Y Già Hò ở phía Bắc thuộc xã Sín Thầu.
+ Thuỷ hệ Nậm Nhé: Bao gồm chi lưu chính Nậm Nhé với các nhánh suối
nhỏ như Nậm Là, Huổi Cáy, Nậm Pó Nọi ở địa phận xã Mường Nhé.
Đặc điểm kinh tế - xã hội


vi


Đặc điểm kinh tế
- Kết quả về sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi
- Kết cấu hạ tầng
Đặc điểm xã hội
- Dân số
- Thành phần dân tộc, phân bố và phong tục tập quán
Quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở KBTTN Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên
Cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh Điện Biên
Qua điều tra, phỏng vấn và tìm hiểu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường
Nhé về công tác chi trả DVMTR cho thấy đây là một chính sách còn khá mới
mẻ với người dân được hưởng lợi. Người dân và các cấp quản lý đều nhận
thức được vai trò của rừng. Tuy nhiên, do nhận thức khác nhau mà cách thức
ứng xử với rừng trong thực tế cũng có nhiều khác biệt.
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ

BAN KIỂM SOÁT
BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ

GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ HOẠCH
TỔNG HỢP

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾ TOÁN


Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ BV&PTR của tỉnh Điện Biên


vii

Cơ chế chi trả tiền DVMTR tại tỉnh Điện Biên
- Hình thức chi trả DVMTR
Bêncung ứng
DVMTR

Bên sử dụng
DVMTR

Bên Trung gian

Các đơn vị sử dụng
nước mặt phục vụ
cho sx nước sinh
hoạt

52đ/m

Các đơn vị sử dụng
DVMTR cho du lịch
sinh thái

2%

Các đơn vị sử dụng
nước ngầm phục vụ

cho sx nước sinh hoạt

Cácđơn vị chủ rừng là
tổ chức nhà nước
(các BQLR, VQG..)
và UBND các xã

3

52đ/m3
Cộng đồng thôn
Nhóm HGĐ/Tổ
nhận khoán
Quỹ bảo vệ phát
triển rừng tỉnh
Điện Biên
Hộ gia đình

Quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR, theo hình thức gián tiếp

Lập kế hoạch chi trả tiền DVMTR
- Đối tượng, thời gian lập kế hoạch
- Chuẩn bị lập kế hoạch
- Nội dung lập kế hoạch
- Trình tự lập kế hoạch
- Phương thức chi trả tiền DVMTR
Tổ chức thực hiện
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
- Sở Nông nghiệp và PTNT



viii

- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Tài chính
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- UBND các huyện, thành phố
Qui trình tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Điện Biên
Quá trình tổ chức thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
tỉnh Điện Biên qua 3 giai đoạn : giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách, giai
đoạn chỉ đạo thực thi chính sách và giai đoạn kiểm soát chính sách.
CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH

CHỈ ĐẠO THỰC THI CHÍNH SÁCH

KIỂM SOÁT CHÍNH SÁCH

Quá trình tổ chức thực thi chính sách tỉnh Điện Biên

Qui trình tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Trình tự thực hiện hồ sơ chi trả DVMTR tại KBTTN Mường Nhé
- Cơ chế phân bổ tiền chi trả DVMTR tại KBTTN Mường Nhé
Đánh giá sự phù hợp của hệ số K trong quá trình áp dụng giá chi trả
DVMTR tại KBTTN Mường Nhé
Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở
KBTTN Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Phân tích SWOT về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừngở KBTTN
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Một số kết quả đạt được từ chính sách chi trả DVMTR

- Một số hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chi
trả DVMTR
+/ Hạn chế về thể chế
Chưa có hướng dẫn về việc phân ranh giới hay xác định chi trả DVMTR
đối với du lịch và các dịch vụ môi trường khá


ix

Chưa có thể chế quy định cụ thể về chức năng, phân công nhiệm vụ khi
lập hồ sơ chi trả, nghiệm thu, chi trả và quản lý đối với các cơ quan quản lý
liên quan, dễ xảy ra tình trạng “vừa đá bóng- vừa thổi còi”
Thể chế, quy định việc giám sát thu quỹ chưa triệt để, hiện nay nguồn
thu quỹ mới chỉ tập trung vào 3 công ty nhà máy thủy điện và công ty nước
sạch vinconex
Tiền thu DVMTR theo Nghị định 147 từ các nhà máy thủy điện là 36
đồng/KW và nhà máy nước sạch là 52 đồng/KW.
Chưa có hướng dẫn thực hiên chi trả trực tiếp. Một số Ban điều hành
Quỹ tỉnh không biết thực hiện hình thức chi trả trực tiếp như thế nào
+/ Hạn chế về cơ chế chia sẻ lợi ích
Chưa có cơ chế hợp lý về việc thực hiện các hợp đồng giao khoán đối
với các hộ gia đình còn gặp khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Việc chia sẻ lợi ích cho các đối tượng hưởng lợi ích trên cùng một diện tích
(ha) còn chưa đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, các xã, các thôn
bản.
Việc xác định và chi trả cho các đối tượng hưởng lợi còn chậm bởi còn
thiếu hướng dẫn kỹ thuật và quy định cụ thể đối với mỗi đối tượng cụ thể
Quy chế chia sẻ lợi ích tại các nhóm hộ nhận khoán còn chưa tốt, mức
công tuần tra của các nhóm đưa ra còn thấp
Hạn chế về giám sát và đánh giá

Hiện nay, việc thực hiện giám sát và đánh giá chủ yếu là do xã và Quỹ
thực hiện; vai trò của huyện rất mờ nhạt
Chưa có các quy định và hướng dẫn kỹ thuật cho Quỹ BVPTR cấp tỉnh
và các chủ rừng tổ chức về phương pháp tổ chức thực hiện theo dõi
Thiếu các quy định về cơ chế tuân thủ chế độ báo cáo của chủ rừng tổ
chức và đầu mỗi chi trả khác


x

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG
NHÉ
Giải pháp về thể chế
Rà soát xác định định ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng trong lưu
vực:Công việc xác định ranh giới, diện tích và hiện trạng rừng chi trả
DVMTR nên được tiếp tục vì số lượng diện tích rừng chi trả DVMTR sẽ còn
nhiều hơn.
Để quá trình thực hiện giám sát và đánh giá một cách đầy đủ, các văn
bản hướng dẫn chính sách chi trả
Thu quỹ triệt để, để tăng cường thêm nguồn quỹ cần phải giám sát và
huy động từ các dịch vụ du lịch và các thủy điện nhỏ khác,..
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất tăng mức thu tiền DVMTR để không thấp
hơn so với giá trị thực mà DVMTR tạo ra
Giải pháp về chia sẻ lợi ích
Xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể về chia sẻ lợi ích và hỗ trợ
người dân một cách công bằng và chính xác.
Tổ chức các lớp tập huấn về phát triển sinh kế cho cán bộ KBTTN
Mường Nhé và 1 thôn thí điểm.

Tham gia xây dựng quy chế cùng các nhóm nhận khoán để tạo ra cơ
chế chia sẻ lợi ích phù hợp, tránh trường hợp
Kịp thời chấn chỉnh các sai sót trong việc giao khoán QLBV rừng, kiên
quyết đưa ra khỏi danh sách những hộ nhận khoán vi phạm Luật BVPT rừng,
những hộ không tích cực QLBV rừng.
Giải pháp về giám sát và đánh giá
Để quá trình thực hiện giám sát và đánh giá một cách đầy đủ, các văn
bản hướng dẫn chính sách
Xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích cho việc tự giám sát bởi
người dân, bên sử dụng dịch vụ môi trường và báo cáo cho cán bộ chi trả cấp
huyện và cấp tỉnh
Các văn bản hướng dẫn thực hiện chi trả DVMTR không nên chỉ tập
trung vào hiệu quả sử dụng nguồn thu từ DVMTR mà cần có các văn bản

KẾT LUẬN


xi

Về thực trạng công tác chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Mường Nhé: Đã thành lập được bộ máy tổ chức từ cấp sở xuống đến địa
phương như thành lập và vận hành được Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của
tỉnh
Sự tác động của chính sách chi trả DVMTR lên các mặt kinh tê, xã hội
và môi trường tại KBTTN Mường Nhé:
Tác động về kinh tế: Sau 6 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR
của KBTTN Mường Nhé nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung đã thực sự đi
vào cuộc sống, được nhân dân trong các vùng có rừng đón nhận.
Tác động về xã hội: kết quả sau 6 năm thực hiện chính sách chi trả
DVMTR thì có hơn 1.800 hộ dân tại vùng đưuọc tham gia vào chính sách này.

Tác động về môi trường: người dân đã hiểu được lợi ích của chính sách
chi trả DVMTR, từ đó thay đổi tích cực nhận thức của người dân và cán bộ
thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, chính sách chi trả DVMTR còn có những hạn chế nhất
định về thể chế, cơ chế chia sẻ lợi ích, cơ chế giám sát và đánh giá như : Chưa
làm rõ và đơn giản hóa xác định được hệ số K nhằm áp dụng thuyết phục được
ý kiến của người dân tham gia chính sách mà họ được hưởng lợi. Chưa giải
quyết triệt để được các ranh giới tranh chấp giữa các hộ được giao khoán, chưa
có thể chế quy định cụ thể về chức năng, phân công nhiệm vụ khi lập hồ sơ chi
trả, nghiệm thu và quản lý đối với các cơ quan quản lý liên quan.
Chính sách chi trả DVMTR đã và đang đem lại nhiều lợi ích, giúp cải
thiện nhận thức khi tham gia chính sách của người dân. Các hộ dân được chi
trả trực tiếp số tiền một cách rõ ràng công khai giúp người dân nhận thấy
quyền lợi mà họ được hưởng khi bảo vệ rừng.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ
DVMTR VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

MÃ NGÀNH: 8340410


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. VŨ THỊ HOÀI THU

HÀ NỘI - 2018


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là nguồn tài nguyên có khả năng tự
tái tạo và phục hồi, có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh
thái, điều hòa chế độ khí hậu, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học… trên
hành tinh của chúng ta. Rừng còn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của
xã hội loài người, cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho cuộc sống con
người như gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ, các dịch vụ môi trường, du lịch sinh
thái và các nhu cầu văn hóa xã hội của con người.
Việt Nam có diện tích tự nhiên hơn 331.698km 2 (chưa kể diện tích biển
và hải đảo) trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao. Với địa hình rất đa dạng, hơn
2/3 lãnh thổ là đồi núi, tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên với nhiều
kiểu rừng như: các kiểu rừng khô lạnh vùng cao, các kiểu rừng mưa ẩm vùng
thấp, các kiểu rừng khô hạn ven biển, các kiểu rừng ngập mặn, rừng ngập nước
ngọt v.v…Trước đây, phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ
khoảng 1 thế kỷ qua rừng bị suy thoái nặng nề, những năm 40 của thế kỉ 20, độ
che phủ của rừng là 43%. Sau chiến tranh, giai đoạn 1979-1982, diện tích rừng
chỉ còn khoảng 7,8 triệu ha tương đương độ che phủ 24%. Từ những năm 90
trở lại đây, nhờ sự nỗ lực của Đảng, nhà nước và toàn xã hội, diện tích từng đã

tăng đáng kể, đưa độ che phủ của rừng từ 24% lên 28% năm 1995, 33% năm
1999, và hiện nay là 41,19% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết
định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017). Mặc dù diện tích rừng tăng
qua các năm thông qua các nỗ lực trồng rừng, phục hồi rừng nhưng qua kết quả
điều tra, nghiên cứu thì tài nguyên rừng Việt Nam vẫn bị suy giảm nghiêm
trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là do
chính ý thức của cộng đồng chưa được nâng cao khi họ luôn coi rừng là một tài
nguyên thuộc sở hữu chung và là nguồn thu thập chính phục vụ cuộc sống, các
cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực rừng đã khai thác tài nguyên rừng


2

không hợp lý và làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và suy thoái
nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các chính sách quản lý rừng chưa hiệu quả cũng là
nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trước thực trạng đó, nhiều chương trình, chính sách được ra đời nhằm cải thiện
chất lượng tài nguyên rừng, ví dụ như Chương trình 327 năm 1992 về chính
sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, Dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng trong
giai đoạn 1998-2010,và chính sách chi trả DVMTR (PFES) năm 2010.
Chi trả dịch vụ môi trường là một công cụ bảo tồn mới mẻ ở Việt Nam
nhằm đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường tích cực thông qua việc
chu chuyển tài chính từ những người được hưởng lợi dịch vụ môi trường đến
những người cung cấp các dịch vụ này. Việc thực hiện chính sách chi trả
DVMTR bước đầu đã được người dân đồng tình ủng hộ về chủ trương, tuy
nhiên còn bộc lộ những khó khăn trong khi triển khai, vì vậy hiệu quả của
chính sách còn hạn chế.
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong những năm
qua đã và đang thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho các chủ rừng theo
tinh thần Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Sau 8 năm thực hiện,

việc đánh giá thực trạng công tác chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Mường nhé, tỉnh Điện Biên là rất cần thiết nhằm chỉ ra những hạn chế và khó
khăn; từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của
chính sách chi trả DVMTR, góp phần bảo vệ phát triển rừng ngày tốt hơn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với nguyện vọng đóng góp một
phần nhỏ của bản thân trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chi trả DVMTR
nói chung và giải pháp chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường
Nhé nói riêng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính
sách chi trả DVMTR và đề xuất giải pháp hoàn thiện: Nghiên cứu điển
hình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn được thực hiện nhằm đat được mục tiêu tổng quát là đánh giá
việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách chi trả
DVMTR ở tỉnh Điện Biên nói chung và ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường
Nhé nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi trả DVMTR.
- Tổng kết kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên thế
giới và Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên và Khu
bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé .
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điên Biên.
- Đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR lên các mặt kinh
tế, xã hội và môi trường tại vùng nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách chi trả
DVMTR ở tỉnh Điện Biên nói chung và ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường
Nhé nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là chính sách chi trả DVMTR tại Khu
bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về không gian
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
Đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn
Thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điên Biên trong khoảng thời gian từ năm 2013
đến năm 2017


×