Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Luận văn thạc sỹ - Tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.07 KB, 22 trang )

pTRƯƠNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ
TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỚI VIỆC
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG THỊ THÚY
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ NGHÀNH: 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH YẾN

HÀ NỘI, THÁNG 10/2018
LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, hệ thống y tế không ngừng được củng cố và phát triển,
những thành tựu đạt được của y tế là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển của
đất nước, trong đó có đổi mới hệ thống y tế.
Bệnh viện tuy mới được thành lập nhưng đã có nhiều đóng góp trong hoạt động
khám chữa bệnh đối với xã hội và cộng đồng. Hiện nay Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
được coi là một trong những Bệnh viện uy tín hàng đầu của Miền Bắc.
Căn cứ vào những vấn đề trên mà tác giả chọn đề tài: “ Tổ chức hạch toán kế
toán với việc tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội”

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản
lý tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội.


Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tại Bệnh việnĐại học Y Hà
Nội trong thời gian từ 2014-2017 và định hướng đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu


7. Kết cấu
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng
cường quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp.
Chương 2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản lý tài
chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế
toán với việc tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội.


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp và công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp
1.1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp 10
Bệnh viện hay nhà thương là cơ sở để khám và chữa trị cho bệnh nhân khi bệnh của
họ không thể chữa ở nhà hay nơi nào khác. Đây là nơi tập trung các chuyên viên y tế gồm
các bác sĩ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ thuật viên xét nghiệm, cận lâm sàng.
“Bệnh viện là một bộ phận của tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức
năng đảm bảo cho nhân dân được chăm sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng
bệnh. Công tác ngoại trú của Bệnh viện toả tới tận hộ gia đình đặt trong môi trường
của nó. Bệnh viện còn là Trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật và xã hội”.
1.1.2. Công tác quản lý tài chính ở các Đơn vị sự nghiệp [11]

1.1.2.1.
1.1.2.1.

Mục tiêu của quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp
Nội dung Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp [12]

1.2. Tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn
vị sự nghiệp
1.2.1. Khái quát chung về tổ chức hạch toán kế toánvới việc tăng cường quản lý tài
chính tại các đơn vị sự nghiệp
1.2.1.1. Tổ chức hạch toán kế toán và vai trò của tổ chức hạch toán kế toán [14]
Tổ chức hạch toán kế toán là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu
thành bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối đa vai trò của kế toán trong quản
lý nói chung và quản lý Bệnh viện nói riêng.
Tổ chức hạch toán kế toán có vai trò nhất định trong công tác quản lý tài chính
trong các đơn vị nói chung và trong các đơn vị sự nghiệp nói riêng.
Tổ chức hạch toán kế toán khoa học sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính
xác cho hoạt động quản lý nói chung.


Tổ chức hạch toán khoa học sẽ tạo dựng được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hiệu quả.
Tổ chức hạch toán khoa học sẽ là cơ sở quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả.
1.2.1.2. Đặc điểm của hạch toán kế toánvà thông tin của hạch toán kế toán [14]
Hạch toán kế toán phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ
thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn và mọi mặt kinh tế.
Hạch toán kế toán sử dụng cả ba loại thước đo, trong đó thước đo tiền tệ
được coi là chủ yếu.
Hạch toán kế toán sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học như
chứng từ, đối ứng TK, tính giá, tổng hợp cân đối kế toán.
Thông tin hạch toán kế toán là những thông tin động về tuần hoàn vốn.

Thông tin hạch toán kế toán luôn là những thông tin về hai mặt của mỗi hiện
tượng, mỗi quá trình: tài sản và nguồn vốn, tăng và giảm, chi phí và kết quả…
Thông tin kế toán phục vụ cho các đối tượng quan tâm để ra quyết định đúng
đắn, phù hợp với mục đích sử dụng thông tin của mình.
1.2.1.3. Nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp[14]
Thứ nhất là thực thể kinh doanh, bất kì một đơn vị kinh tế nào nắm trong tay
các tiềm lực và tiến hành các hoạt động kinh doanh cần phải ghi chép, tổng hợp và báo
cáo.
Thứ hai là hoạt động liên tục
Thứ ba là thước đo tiền tệ
Thứ tư là kỳ kế toán
Thứ năm là nguyên tắc giá phí
Thứ sáu là nguyên tắc doanh thu thực hiện
Thứ bảy là nguyên tắc phù hợp
Thứ tám là nguyên tắc khách quan
Thứ chín là nguyên tắc nhất quán
Thứ mười là nguyên tắc công khai
Thứ mười một là nguyên tắc trọng yếu
Thứ mười hai là nguyên tắc thận trọng


1.2.1.4. Quan hệ giữa tổ chức hạch toán kế toán và công tác quản lý tài chính trong
đơn vị sự nghiệp
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với công tác quản lý tài chính. Hệ thống
chứng từ phải được xây dựng trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành và quy định của các
văn bản pháp luật khác.
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chi tiết, đáp ứng yêu cầu quản lý
góp phần phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán trên cơ sở phân loại các nghiệp vụ đã được ghi
nhận ban đầu trên hệ thống chứng từ kế toán đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin

- Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước và các cơ
quan quản lý có khả năng cung cấp “bức tranh toàn cảnh” về tình hình tài chính của
đơn vị sự nghiệp.
1.2.2. Nội dung tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp[14] [6]
1.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
1.2.2.2. Tổ chức chứng từ kế toán[15]
1.2.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán [15]
1.2.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán [15]
1.2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
1.2.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán [15]


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỚI VIỆC TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠIBỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về Bệnh việnĐại học Y Hà Nội [8] [9]
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
Bệnh việnĐại học Y Hà Nội là Bệnh viện trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội.
Bệnh viện được thành lập nhằm đáp ứng đặc thù trong đào tạo y khoa là nơi triển khai
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật y khoa tiên tiến vào khám chữa
bệnh.
Ngày 16 tháng 1 năm 2007 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định số 137/QĐBYT thành lập Bệnh việnĐại học Y Hà Nội trực thuộc Trường và nằm trong khuôn
viên của Trường. Từ khi có Quyết định thành lập, Ban Giám hiệu trường đã có nhiều
nỗ lực trong việc xây dựng bộ máy quản lý điều hành, đến tháng 8/2008 Bệnh viện
chính thức khai trương và đi vào hoạt động.


2.1.2. Bộ máy tổ chức của Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
Đội ngũ cán bộ y tế của Bệnh viện


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
Nguồn: website />

Nhân sự của Bệnh viện
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực của Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
GS, PGS

TS, CKII

Thạc sỹ

ĐH, CĐ

20

28

74

194

Trung học

Cán bộ

CN

khác

Tổng


164
31
511
(Nguồn: Bệnh việnĐại học Y Hà Nội)

Cơ cấu nhân lực Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Cán bộ khác; 6%; 6.07%

GS, PGS; 4%; 3.91%

TS, CKII; 5%; 5.48%

Thạc sỹ; 14%; 14.48%
GS, PGS

Trung học CN; 32%; 32.09%

TS, CKII
Thạc sỹ
ĐH, CĐ
Trung học CN
Cán bộ khác
ĐH, CĐ; 38%; 37.96%


Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu nhân lực Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
2.2. Các phương pháp hạch toán:
Có 4 phương pháp chính:

2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội


2.2.Tình hình tài chính của Bệnh viện [9]
* Nguồn thu của Bệnh viện bao gồm: Nguồn thu từ Bảo hiểm y tế; nguồn thu từ
viện phí; nguồn thu từ quầy thuốc; nguồn thu khác (thu đào tạo, thu cho thuê làm mặt
bằng nhà ăn, bãi đỗ taxi,…).
* Các khoản chi của Bệnh viện bao gồm: Chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ
chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản; chi khác;…
* Về quản lý tiền mặt tại Bệnh viện:Quản lý tiền mặt là hình thức biểu hiện của
quản lý nguồn thu, chi. Tại các bộ phận có phát sinh nghiệp vụ thu – chi tiền mặt
2.3. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội [8] [9]
2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
2.3.2. Thực trạng tổ chức chứng từ kế toán
2.3.3. Thực trạng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
2.3.4. Thực trạng tổ chức hệ thống sổ kế toán
2.3.5. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
2.3.6. Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán
2.4. Đánh giá công tác tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản lý tài
chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
2.4.1. Một số kết quả đạt được
2.4.1.1. Về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Bệnh việnĐại học YHà Nội
Thứ nhất, Bộ máy kế toán ở Bệnh viện được tổ chức theo mô hình tập trung là
phù hợp với bộ máy quản lý, góp phần thực hiện tốt chức năng của đơn vị.
Thứ hai, Bệnh viện đã xây dựng hệ thống mẫu biểu chứng từ tương đối đầy đủ.
Phần lớn biểu mẫu chứng từ kế toán đã được Bệnh viện sử dụng theo đúng quy định
của chế độ kế toán hiện hành.
Thứ ba, Bệnh viện đã từng bước nghiên cứu và xác định các tài khoản tổng
hợp, tài khoản chi tiết để áp dụng phù hợp với điều kiện, đặc điểm và yêu cầu quản lý
của đơn vị mình.

Thứ tư, Bệnh viện đã vận dụng quy định về hệ thống sổ sách tương đối tốt.
Bệnh viện có hệ thống sổ sách kế toán phù hợp.
Thứ năm, Bệnh viện đã lập đầy đủ các báo cáo tài chính và quyết toán ngân
sách theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Thứ sáu, Bệnh viện đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức
hạch toán kế toán, phần lớn chứng từ kế toán, sổ sách kế toán



2.4.1.2. Về quản lý tài chính tại Bệnh việnĐại học YHÀ NộI
Thứ nhất,Về quản lý nguồn thu
Thứ hai, Về quản lý nội dung chi
Thứ ba, Về lập chấp hành dự toán, tổ chức hạch toán và quyết toán thu - chi
Thứ tư, Về hệ thống báo cáo và phân tích báo cáo tài chính, công khai tài chính
Thứ năm, Về tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Thứ sáu, Về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính
nhau, phục vụ yêu cầu của Bộ y tế, cũng như yêu cầu của ngành.
2.4.2. Hạn chế của công tác tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cườngquản lý
tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội và nguyên nhân của hạn chế đó
Thứ nhất, Mặc dù trong những năm qua đã có nhiều chính sách, chế độ tài
chính, kế toán mới ban hành
Thứ hai, Phần lớn Bệnh viện đều xác định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận
kế toán là tiến hành tổ chức hạch toán kế toán tài chính mà chưa quan tâm đến nội
dung sử dụng
Thứ ba, Hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng tại Bệnh viện còn chưa
thống nhất với quy định của chế độ hiện hành, phản ánh không đúng bản chất của
nghiệp vụ kinh tế trên tài khoản.
Thứ tư, Hệ thống báo cáo tài chính ở Bệnh viện chỉ bao gồm các báo cáo tài
chính và quyết toán ngân sách nên mang tính pháp lệnh, tuân thủ cao.
Thứ năm,Bệnh viện đang áp dụng tin học một cách rời rạc, thông tin không

liên kết với nhau từ đó dẫn đến nhiều bất cập.


Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Nhiều nghiệp vụ kinh tế mới nảy sinh trong Bệnh viện nhưng chưa được quy
định thống nhất nguyên tắc ghi chép nên dẫn tới tình trạng “mạnh ai nấy làm”.
Hệ thống tài khoản quy định trong chế độ kế toán này được tuyên bố xây dựng
trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc phân loại và mã hoá của hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp và hệ thống tài khoản nhà nước tuy nhiên về nội dung, kết cấu tài khoản,
cách hạch toán và nhất là tên gọi của một số tài khoản khác với chế độ kế toán doanh
nghiệp làm cho người làm kế toán, nhà quản lý khó nhớ và dễ nhầm lẫn giữa các tài
khoản với nhau.


Nguyên nhân chủ quan
- Quan niệm của lãnh đạo nhiều đơn vị đối với vai trò của bộ máy kế
toán còn chậm đổi mới.
- Vấn đề phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong toàn đơn vị
còn chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn nhiều
chậm chễ.
- Trình độ cán bộ nhân viên kế toán trong các đơn vị còn thiếu đồng đều do
công tác tuyển chọn ban đầu chưa được quan tâm đúng mức.
- Chưa khai thác được hiệu quả của CNTT trong tổ chức hạch toán kế toán.


CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỚI VIỆC
TĂNG CƯỜNGQUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển của Bệnh việnĐại học Y Hà Nội

3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành Y tế giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn
đến năm 2030
* Mục tiêu chung
Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở
rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong
cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảmtỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng
cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.
* Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các
bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở
tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các Bệnh viện tuyến trên
- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân
lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một
số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế, tăng nhanh đầu tư công
cho y tế, phát triển BHYT toàn dân, giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm
sóc sức khỏe; sử dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả.
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang
thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý
- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh cải
cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát
triển ngành y tế.


* Mục tiêu định hướng đến năm 2030
Đến 2030, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện đại,
phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế
chuyên sâu, y tế mũi nhọn đặt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Hài hòa
giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng cốt;

kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi người dân đều được hưởng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng cao. Mọi người dân được sống
trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân
lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.2. Định hướng phát triển của Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
- Một Bệnh viện kiểu mới kết hợp phục vụ tốt bệnh nhân đến khám và các đối
tượng cần dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
- Một cơ sở đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ y khoa có uy tín trong
nước và quốc tế.
- Một địa chỉ đáng tin cậy cho các đối tượng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và
đào tạo y khoa.
- Một môi trường làm việc chất lượng mà mọi thành viên có điều kiện phát triển
tốt nhất tài năng của mình và được hưởng thành quả xứng đáng.
3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
- Phải được thực hiện một cách toàn diện, từ cơ chế, chính sách tài chính đến khả
năng huy động, sử dụng nguồn lực tài chính đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả quản
lý tài chính của Bệnh viện phù hợp và đáp ứng xu thế cải cách và hội nhập quốc tế;
- Phải phù hợp và đảm bảo tính khả thi trong điều kiện cụ thể của Bệnh viện về
khả năng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ...
- Phải tiến hành tất cả các khâu, các phần hành công việc và tất cả các yếu tố có
liên quan nhằm đảm bảo sự đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của đơn vị;
- Phải đảm bảo tuân thủ các chính sách, quy định hiện hành của Nhà nước. Phải
tính đến khả năng thay đổi của cơ chế, chính sách tài chính trong tương lai.


3.4. Nội dung hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản lý
tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội
3.4.1. Hoàn thiện bộ máy kế toán
3.4.2. Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán



3.4.3. Hoàn thiện lập dự toán, chấp hành dự toán, tổ chức hạch toán và quyết toán
thu – chi
3.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra tài chính
3.5. Một số kiến nghị về phía Nhà nước và các cơ quan quản lý
3.5.1. Về phía Nhà nước
3.5.2. Đối với Bộ Y tế
3.5.3. Đối với Kho bạc nhà nước thành phố Hà Nội


KẾT LUẬN
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định; các đội ngũ cán bộ, nhân viên
của Bệnh việnĐại học Y Hà Nội vẫn đang nỗ lực không ngừng từng ngày; tuy nhiên,
như đã được đề cập trước đó, các hoạt động liên quan đến tổ chức hạch toán kế toán
với việc tăng cường quản lý tài chính của Bệnh viện đang trong quá trình hoàn nên còn
những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tuy nhiên, với triển vọng về một môi trường làm
việc hiệu quả, Bệnh việnĐại học Y Hà Nội sẽ từng bước hoàn thiện hơn nữa về các
dịch vụ, các khâu tổ chức hạch toán kế toán cùng với việc giám sát tài chính sẽ đi vào
quỹ đạo nhuần nhuyễn hơn nữa, phục vụ cho các công tác tại đơn vị.
Quản lý tài chính tạo ra giá trị và sự nhanh nhẹn tổ chức thông qua việc phân bổ
lại các nguồn lực khan hiếm tại đơn vị. Nó là một trợ giúp để thực hiện và giám sát các
chiến lược giúp đạt được các mục tiêu. Quản lý tài chính Bệnh viện trở thành chìa
khoá quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý Bệnh viện; quyết định
sự tụt hậu cũng như phát triển của Bệnh viện.
Để góp phần vào việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm hoàn thiện
quản lý tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội, tác giả đã thực hiện đề tài luận văn:
“Tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh việnĐại học
Y Hà Nội”, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề, quy định chung vềtổ chức hạch toán
kế toán với việc tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập.

- Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán và
quản lý tài chính Bệnh việnĐại học Y Hà Nội, chỉ ra những kết quả, hạn chế cũng
như những vướng mắc trong tổ chức hạch toán kế toán và việc triển khai thực hiện
quản lý tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán và thực hiện quản lý
tài chính tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội, luận văn đãxem xét nguyên nhân, mục tiêu
và định hướng của Bệnh việnĐại học Y Hà Nội, từ đó luận văn đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản lý tài chính tại
Bệnh việnĐại học Y Hà Nội.


- Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, các cơ quan
quản lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho các Bệnh viện công trong quản lý tài chính.
Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, kính mong sự góp ý, chỉ dẫn của các nhà khoa
học, các thầy, cô giáo và đồng nghiệp giúp tác giả bổ sung hoàn thiện đề tài nghiên
cứu của mình./.



×