Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Khảo sát, đánh giá chất lượng hồi (illicium verrum hook f ) trồng ở một số tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ GIANG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỒI
(ILLICIUM VERUM HOOK.F.) TRỒNG Ở
MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ GIANG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỒI
(ILLICIUM VERUM HOOK.F.) TRỒNG Ở
MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


Chuyên ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền
Mã số: 60.73.10
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bích Thu

HÀ NỘI - 2008


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Bích Thu, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám đốc Viện Dược Liệu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Các đồng nghiệp tại Khoa Hoá Phân tích Tiêu chuẩn, Khoa Công nghệ
chiết xuất, Khoa hoá thực vật, Khoa Tài nguyên cây thuốc đã hết sức tạo điều
kiện về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học cùng toàn thể các thầy cô
giáo Trường đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện
học tập cho tôi trong những năm qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã tạo
điều kiện, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Hà nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008
DS. DƯƠNG THỊ GIANG


MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN

3

1.1.

Họ hồi (Illiciaceae) và chi Hồi (Illicium L.)

3

1.1.1 Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật

3

1.1.2 Thành phần hoá học của các loài thuộc chi Illicium L.

4

1.2.

5

Cây Hồi (I. verum Hook.f.)


1.2.1. Đặc điểm thực vật

5

1.2.2. Phân bố và sinh thái

6

1.2.3. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

7

1.2.4. Thành phần hoá học

7

1.2.5 Tác dụng dược lý và công dụng

10

Đánh giá chất lượng quả Hồi và chất lượng tinh dầu Hồi

12

Chương 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

1.3


2.1.

Nguyên liệu

16

2.2.

Phương tiện nghiên cứu

16

2.2.1. Hoá chất - thuốc thử

16

2.2.2. Các máy móc và thiết bị dùng trong nghiên cứu

16

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

17

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái

17


2.3.2. Định lượng hàm lượng tinh dầu trong quả Hồi

17

2.3.3. Phân tích thành phần hoá học của tinh dầu quả Hồi

18

2.3.4. Định lượng acid shikimic trong quả Hồi bằng phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao (HPLC)

18

2.3.5 Phương pháp xử lý kết quả

21


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hình thái

22
22

3.2.

Định lượng tinh dầu trong quả Hồi

25


3.3.

Phân tích thành phần hoá học của các mẫu tinh dầu quả Hồi

32

3.3.1. Thành phần hoá học của các mẫu tinh dầu quả Hồi thu hái tại 32
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
3.3.2. Thành phần hoá học của các mẫu tinh dầu quả Hồi thu hái tại 37
huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
3.3.3. Thành phần hoá học của các mẫu tinh dầu quả Hồi thu hái tại 42
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
3.3.4. Thành phần hoá học của các mẫu tinh dầu quả Hồi thu hái tại 47
huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
3.3.5. Nhận xét chung về thành phần hoá học trongcác mẫu tinh dầu
quả hồi nghiên cứu
3.4.

51

Định lượng acid shikimic trong quả Hồi bằng phương pháp
HPLC

55

3.4.1. Khảo sát phương pháp định lượng acid shikimic trong quả Hồi

55

3.4.2. Định lượng acid shikimic trong các mẫu quả Hồi


59

3.5.

Mối tương quan giữa hàm lượng tinh dầu, hàm lượng transanethol trong tinh dầu và hàm lượng acid shikimic trong các mẫu
quả Hồi

66

Chương 4: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ

68

KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP

British Pharmacopoeia (Dược Điển Anh)

CI

Confidence Interval


DĐTQ

Dược Điển Trung Quốc

DĐVN

Dược Điển Việt Nam

EUP

European Pharmacopoeia (Dược Điển Châu Âu)

FID

Flame Izonisation Detector (Detector ion hoá ngọn lửa)

GC-FID

Gas Chromatography-Flame Izonisation Detector (Sắc ký khí với
detector ion hoá ngọn lửa)

GC-MS

Gas Chromatography-Mass Spectrum (Sắc ký khí khối phổ)

HPLC

High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao)


I.

Illicium

KXĐ

Không xác định

M

Mean (Giá trị trung bình)

Nxb.

Nhà xuất bản

P.

Page (Trang)

RSD

Relative Standard Deviation (Độ lệch chuẩn tương đối)

SKG

Sắc ký giấy

SKLM


Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

USP

United States Pharmacopoeia (Dược Điển Mỹ)

UV

Ultra-Violet

Vol.

Volume (Tập)


Danh Môc c¸c b¶ng
Trang

Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng Hồi của một số Dược Điển

13

Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dầu Hồi của một số Dược Điển

14


Bảng 3.1: Hàm lượng tinh dầu trong các mẫu quả Hồi tháng 03

26

Bảng 3.2: Hàm lượng tinh dầu trong các mẫu quả Hồi tháng 08

27

Bảng 3.3: So sánh thống kê hàm lượng tinh dầu trong các mẫu quả hồi theo
thời gian thu mẫu

30

Bảng 3.4: So sánh thống kê hàm lượng tinh dầu trong các mẫu quả Hồi theo
địa điểm thu mẫu

30

Bảng 3.5: Thành phần hoá học trong các mẫu tinh dầu quả Hồi tháng 03,
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

33

Bảng 3.6: Thành phần hoá học trong các mẫu tinh dầu quả Hồi tháng 08,
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

34

Bảng 3.7: Thành phần hoá học trong các mẫu tinh dầu quả Hồi tháng 03,
huyện Thạch An - Cao Bằng


38

Bảng 3.8: Thành phần hoá học trong các mẫu tinh dầu quả Hồi tháng 08,
huyện Thạch An - Cao Bằng

39

Bảng 3.9: Thành phần hoá học trong các mẫu tinh dầu quả Hồi tháng 03,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

43

Bảng 3.10: Thành phần hoá học trong các mẫu tinh dầu quả Hồi tháng 08,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

44

Bảng 3.11: Thành phần hoá học trong các mẫu tinh dầu quả Hồi tháng 03,
huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

48

Bảng 3.12: Thành phần hoá học trong các mẫu tinh dầu quả Hồi tháng 08,
huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

49


Bảng 3.13: Hàm lượng trans-anethol trong các mẫu tinh dầu quả Hồi


52

Bảng 3.14: So sánh thống kê hàm lượng trans-anethol trong cac mẫu tinh dầu
quả Hồi theo thời gian thu mẫu

53

Bảng 3.15: So sánh thống kê hàm lượng trans-anethol trong cac mẫu tinh dầu
quả Hồi theo địa điểm thu mẫu

53

Bảng 3.16: Khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc ký

55

Bảng 3.17: Khảo sát khoảng tuyến tính của phương pháp

56

Bảng 3.18: Khảo sát độ lặp lại của phương pháp

57

Bảng 3.19: Khảo sát độ đúng bằng phương pháp thêm chuẩn

58

Bảng 3.20: Hàm lượng acid shikimic trong các mẫu quả Hồi tháng 03


61

Bảng 3.21: Hàm lượng acid shikimic trong các mẫu quả Hồi tháng 08

62

Bảng 3.22: So sánh thống kê hàm lượng acid shikimic trong quả Hồi theo
thời gian thu mẫu

64

Bảng 3.23: So sánh thống kê hàm lượng acid shikimic trong quả Hồi theo địa
điểm thu mẫu

65

Bảng 3.24: Hàm lượng tinh dầu, hàm lượng trans-anethol trong tinh dầu và
hàm lượng acid shikimic trong các mẫu quả Hồi

66

Bảng 3.25: Hệ số tương quan giữa hàm lượng tinh dầu, hàm lượng transanethol và hàm lượng acid shikimic trong các mẫu quả Hồi.

67


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1:


Ảnh cây Hồi

22

Hình 3.2:

Ảnh cành Hồi mang hoa, lá và quả

23

Hình 3.3:

Ảnh quả Hồi

24

Hình 3.4:

Sắc ký đồ GC-MS của tinh dầu quả Hồi

32

Hình 3.5:

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính của diện tích pic
và nồng độ acid shikimic

56


Hình 3.6:

Sắc ký đồ HPLC của dung dịch acid shikimic chuẩn

59

Hình 3.7:

Sắc ký đồ HPLC của dung dịch quả Hồi

59


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Hồi (Illicium verum Hook. f.) chủ yếu phân bố ở miền nam Trung
Quốc và Bắc Việt Nam, Ấn Độ và một số nước Châu Á khác. Bộ phận sử dụng
là quả. Việt Nam và Trung Quốc là hai khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu quả
Hồi chủ yếu cho thế giới. Ở Việt Nam, Hồi có thể coi là đặc sản của tỉnh Lạng
Sơn (Sản phẩm Hồi của Lạng Sơn đã được đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá do
Cục sở hữu trí tuệ cấp). Ngoài ra, cây Hồi còn được trồng ở Cao Bằng, Quảng
Ninh, Bắc Cạn, Lai Châu và Hà Giang. Hồi Việt Nam được xuất khẩu sang
Pháp, Đức, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan,...
Quả Hồi được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền với các tác dụng
như giúp tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, nôn mửa, tiêu chảy...dưới dạng thuốc sắc
uống, rượu ngâm để xoa bóp và dạng bột làm cao dùng để chữa đau răng, đau
khớp. Tinh dầu Hồi được sử dụng để làm nước hoa, hương liệu cho đồ uống như
rượu khai vị,... Ngoài ra, quả Hồi cũng được dùng để làm gia vị.
Gần đây, thành phần acid shikimic có trong quả Hồi đang được quan tâm.
Chất này được sử dụng để sản xuất Tamiflu, thuốc có tác dụng phòng chống dịch
cúm gia cầm H5N1. Mặc dù người ta đã tổng hợp được acid shikimic, nhưng

phần lớn acid shikimic để sản xuất Tamiflu vẫn được chiết xuất từ quả Hồi.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái thực vật,
thành phần hoá học và tác dụng sinh học của chi Illicium nói chung và cây Hồi
(llicium. verum Hook. f.) nói riêng. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào công bố một
cách tổng quát về cây Hồi trên một phạm vi rộng là một số tỉnh miền núi phía


2

Bắc. Hơn nữa, ngoài tinh dầu, acid shikimic là một thành phần trong quả Hồi
hiện nay đang được quan tâm, cũng còn có ít tài liệu đề cập đến. Vì vậy, để góp
phần nghiên cứu phát triển nguồn dược liệu một cách có hiệu quả hơn, chúng tôi
tiến hành đề tài “Khảo sát, đánh giá chất lượng Hồi (Illicium verum Hook.f.)

trồng ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam” trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ Y Tế:
“Nghiên cứu phát triển cây Hồi làm nguyên liệu sản xuất acid shikimic và
khai thác tinh dầu”(2006 - 2010) do Viện Dược Liệu chủ trì.
Mục đích của đề tài là: Thông qua các số liệu về hàm lượng tinh dầu,
thành phần hoá học và hàm lượng trans-anethol trong tinh dầu cùng với hàm
lượng acid shikimic trong quả Hồi để nhìn nhận về chất lượng Hồi ở các địa
phương khảo sát.
Đề tài gồm có các nội dung nghiên cứu sau:
1. Mô tả đặc điểm hình thái và xác định tên khoa học của các mẫu quả Hồi
nghiên cứu;
2. Định lượng tinh dầu trong các mẫu quả Hồi;
3. Phân tích thành phần hoá học trong tinh dầu các mẫu quả Hồi bằng
phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS);
4. Xác định hàm lượng acid shikimic trong các mẫu quả Hồi bằng phương
pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC).



3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Họ Hồi (Illiciaceae) và chi Hồi (Illicium L.)
1.1.1 Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan, họ Hồi (Illiciaceae A.C.
Smith, 1947) thuộc bộ Mộc lan dây (Austrobaileyales), liên bộ Ngọc lan
(Magnolianae), Lớp Ngọc lan (Magnoliidae), Ngành Ngọc lan (Magnoliopsida).
Là họ thực vật có hoa, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Á và
Đông Nam Á, Đông Nam Bắc Mỹ và vùng Tây Ấn [1], [8].
Đặc điểm họ Hồi: cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường có mùi thơm, lá đơn,
mọc cách, hoa lưỡng tính, xếp xoắn vòng. Bao hoa xếp xoắn, thường nhiều,
những chiếc ngoài cùng thường nhỏ và đôi khi là dạng lá bắc, những chiếc trong
lớn dần, nhưng những chiếc trong cùng lại nhỏ và đôi khi chuyển tiếp thành nhị
lép; nhị thường nhiều (4 – 50), xếp xoắn; lá noãn nhiều (5- 21, thường 7 – 15),
xếp vòng và thường bị ép mạnh ở bên sườn. Quả gồm nhiều đại xoè hình sao [1].
Họ Hồi chỉ có một chi duy nhất là chi Illicium L. với khoảng 40 loài. Phân
bố ở Bắc Mỹ và nhiều nước châu Á, nhiều nhất ở Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á. Ở Việt Nam có khoảng 10 – 15 loài [1]. Đặc điểm thực vật của họ Hồi
cũng chính là đặc điểm của chi Illicium L.
Ở Việt Nam, theo Le Comte [43], có 2 loài Illicium là:
I. verum Hook.f (Hồi);


4

I. griffithii Hook.f. et Thoms (Hồi núi).

Theo Phạm Hoàng Hộ [7], ở Việt Nam có 10 loài, đó là các loài:
I. verum Hook.f. (Hồi);
I. fargesii Franch.(Hồi Farges);
I. griffithii Hook.f. et Thoms (Hồi núi);
I. griffithii var.cambodianum (Hồi cambốt);
I. ternstroemoides A.C. Smith.(Hồi vỏ dày, Hồi chè);
I. majus Hook.f. et Thoms (Hồi to);
I. micranthum Dun. (Hồi hoa nhỏ);
I. parviflorum Merr (Hồi vàng);
I. tsai L.C.Sm (Hồi Sa).
1.1.2. Thành phần hoá học của các loài thuộc chi Illicium L.
Các cây thuộc chi này thường có chứa tinh dầu, catechin, protocatechin,
acid shikimic, các dẫn chất sesquiterpen, các kaempferol, quercetin, dầu béo, các
chất vô cơ [2].
Quả của loài I. verum Hook.f có chứa các thành phần catechin,
protocatechin, tinh dầu, dầu béo, acid protocatechuic, acid shikimic,

seco-

cycloartan , phenylpropanoid và các chất vô cơ.... Lá Hồi có chứa tinh dầu. Hạt
có chứa dầu béo [2], [25] .
Quả của loài I. griffithii Hook.f. et Thoms có chứa tinh dầu, hàm lượng 1,2
- 1,5% (tính theo dược liệu khô chưa trừ ẩm). Lá chứa 1,2 - 4,5% tinh dầu [2].
Vỏ rễ cũng có chứa 1,12 - 2,75% tinh dầu [2].


5

Quả của loài I. anisatum có chứa tinh dầu (trong đó thành phần safrol có
hàm lượng rất cao), các hợp chất sesquiterpen lacton như anislacton A [21], [23],

anisatin, neoanisatin, acid anisatinic, acid isoanisatinic [40], các sesquiterpen này
có độc tính [27], [42] shikimin, acid shikimic, shikimitoxin [32], flavan-3-ol,
procyanidin [30].
Quả loài I. fargessi có chứa sesqui-neolignans và quả I. merrillianum có
chứa merrillianin, (6R)-pseudomajucin, merilacton A, B, C trong [20], [22] và
quả loài I. dunnianum có chứa sesquilignan, sesquilacton trong [19], [24].
1.2. Cây Hồi (I. verum Hook.f. )
Còn gọi là Bát giác Hồi hương, Hồi hương, Hồi sao, Mác chác, Mác Hồi
(Tày), Pit cóc (Dao) [2]
Tên nước ngoài: True star – anise, Chinese – anise (Anh); Anis étoilé,
Badiane, Badianer de Chine (Pháp) [2]
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây gỗ nhỏ, cao 6 - 8m, có thể đến 10m hay hơn. Cành thẳng, nhẵn, lúc
non màu lục nhạt, sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, nhưng thường tụ
tập ở những mấu trông như mọc vòng, hình mác hoặc trứng thuôn, dài 8 - 12cm,
rộng 3 - 4cm, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới rất nhạt, gân mờ, cuống
lá ngắn [1], [2], [3], [43].
Hoa mọc riêng lẻ hoặc 2 - 3 cái ở kẽ lá; đài 5 răng, dễ rụng, mép viền
hồng; cánh hoa 5 - 6, đều nhau, màu hồng sẫm dần về phía giữa; nhị thụt, nhẵn,
chỉ nhị rộng mập, trung đới dày [1], [2], [43].


6

Quả đại cấu tạo bởi 8 đại đều và rời nhau, có khi 9 - 12 đại (nhưng hiếm),
các đại hình thoi xếp toả tròn thành hình sao hay hình nan hoa, khi non màu lục
sau chuyển sang màu nâu sẫm, phần đính vào cuống rộng bản và dẹt, đầu có mũi
nhọn ngắn, thẳng, khi chín nứt ở mặt trên ; hạt hình trứng nhẵn bóng, màu nâu.
Toàn cây, nhất là quả có mùi thơm [1], [2], [43].
Hàng năm cây ra hoa kết quả theo hai vụ, vụ chính thu hoạch vào tháng 8 10 (vụ mùa), vụ muộn thu hoạch vào tháng 2 - 4 năm sau (vụ tứ quý). Vụ muộn

cho năng suất thấp hơn. Cây trồng sau 5 - 6 năm bắt đầu cho thu hoạch. Sau 15
năm mỗi cây có thể cho 10 - 20kg quả tươi/năm, sau 20 năm, năng suất tương
đối ổn định ở mức 20 - 30 kg/năm [2].
1.2.2. Phân bố và sinh thái
Cây Hồi có nhiều ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Hiện
nay đây vẫn là hai khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu và tinh dầu chủ yếu cho
thế giới. Ở Việt Nam cây Hồi có nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Gần đây phát
triển rộng ra Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lai Châu và Hà Giang. Cây thích nghi vùng
đồi núi thấp, nhiệt độ trung bình 210C - 230C ; lượng mưa hàng năm vào khoảng
1450 - 1600mm (hoặc 1800mm). Cây được trồng trên loại đất feralit đỏ vàng,
mới được khai phá, có pH 4 - 5,5 [2].
Cây Hồi hiện được nhân giống bằng hạt. Hạt được chọn từ quả vụ mùa
của những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, trên 10 tuổi, sai quả và phần lớn
có quả 8 - 11 đại, các đại có kích thước đều nhau. Khi quả chín chuyển từ màu
xanh sang màu vàng mơ thì thu hái. Quả hái về trải thành một lớp mỏng để nơi
bóng râm thoáng mát qua 4-5 ngày để lấy hạt. Hạt thu xong không được phơi
nắng mà phải bảo quản trong cát ẩm cứ 2 tuần đảo một lần, đến mùa xuân thì
gieo ra vườn ươm [2].


7

1.2.3. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Bộ phận sử dụng của cây Hồi là quả và tinh dầu.
- Quả Hồi (Fructus Illicii veri) được thu hoạch vào mùa thu, đông. Hái lấy
những quả chuyển từ màu lục thành vàng, nhúng qua nước sôi, sấy nhẹ cho khô
hoặc phơi trong bóng râm khoảng 5 - 6 ngày cho khô [4], [34], [35], [36].
- Tinh dầu Hồi (Oleum Anisi stellati) : được lấy từ quả chín và phơi khô
của cây Hồi (Illicium verum Hook.f.) bằng phương pháp cất kéo hơi nước [4]
[35], [38]; Dược Điển Trung Quốc 2005 quy định lấy từ quả và lá của cây Hồi

[38]; Tinh dầu Hồi Là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, mùi thơm đặc
biệt, vị ngọt, kết tinh khi lạnh [4], [34], [35], [38].
1.2.4. Thành phần hóa học
Quả Hồi có chứa catechin, protocatechin, tinh dầu, dầu béo, acid
protocatechuic, acid shikimic và các chất vô cơ [2].
Lá cây Hồi cũng có chứa tinh dầu. Tinh dầu lá Hồi trồng ở Lạng Sơn có
điểm đông đặc là 130C và 170C. Theo Nguyễn Thị Tâm và cs (1979), lá Hồi tươi
chứa 0,23% tinh dầu. Tinh dầu lá Hồi chứa 82,5% anethol, chủ yếu là trans anethol [2], [11].
Hạt đã loại vỏ có chứa 55% dầu béo, trong đó thành phần chủ yếu có acid
myristic (9,43%), acid stearic (7,93%), acid oleic (63,24%),...[2], [11].
1.2.4.1. Tinh dầu Hồi
Tinh dầu Hồi có chứa 6 thành phần chính là linalol (0,1 - 1,5%), estragol
0,3 - 6%, terpincol 0,1 - 1,5%, cis-anethol (< 0,5%), trans-anethol (84 – 93%),
anisaldehyd (0,1 - 3,5 %) [11], [34], [35].


8

Ngoài ra, còn có chứa 1,4 - cineol, β - bisabolen, β - farnesen, α - copaen,
caryophylen, nerolidol, methyl - anisoat, trans - methyleugenol, cadinen,
foeniculin, ∆3- caren, phellandren, hydroquinon và có thể có safrol [2], [11].
Trans-anethol: là thành phần chính của tinh dầu Hồi, có vị ngọt, mùi
thơm, có độc tính nhẹ, có thể có tác động như một chất kích thích ở liều lớn [11].
Công thức phân tử C 10 H 12 O, tên khoa học 1-methoxy-4-(1-propenyl)
benzen, phân tử khối 148,20, tỷ trọng 0,998 g/cm3, tinh thể màu trắng ở nhiệt độ
phòng, điểm nóng chảy 20-21°C, điểm sôi 234 0C, 81°C ở 2mmHg [37].
OCH3

CH


CH

CH3

1.2.4.2. Acid shikimic
Công thức phân tử C 7 H 10 O 5 ; tên khoa học [3R-(3α,4α-5β)]-3,4,5trihydroxy-1-cyclohexen-1-carboxylic acid ; phân tử khối 174,15; điểm nóng
chảy 185–187 °C [37].
O

OH

HO

OH
OH


9

Acid shikimic là chất bột màu trắng, nóng chảy ở 190-1910C, tan nhiều
trong nước (18%), tan trong ethanol tuyệt đối (2,5%), không tan trong ether,
chloroform, benzen và ether dầu. Đỉnh hấp thụ cực đại đo trong ethanol ở bước
sóng 213nm [37].
Acid shikimic được Eijkman phân lập lần đầu tiên từ cây Hồi Nhật Bản
(Illicium anisatum) vào năm 1885 [32]. Tuy nhiên phải sau gần 50 năm cấu trúc
của nó mới được xác định [32]. Sau đó, Acid shikimic cũng được tìm thấy và
được phân lập từ nhiều cây khác như Hồi (Illicium verum Hook.f.), Canh-ki-na
(Cinchona spp.), Kha tử (Terminalia chebula), Chuối tiêu (Musa sapientum),
Hướng dương (Heliantuns annuus), Bạch quả (Ginko biloba), Tiểu Hồi
(Foeniculum vulgare), Liquidambar styraciflua [32], [26], ……

Acid shikimic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp của
nhiều hợp chất thiên nhiên như các acid amin thơm là phenylalanin, tyrosin và
tryptophan, các alcaloid, lignin, flavonoid, các hợp chất phenolic và các phenyl
propanoid [32], [12], [18]. Từ acid shikimic đã tổng hợp được nhiều chất kháng
sinh khác nhau, trong đó có chất ức chế men neuraminidase là osletamivir
phosphat [32].
Các nhà khoa học đã chứng minh acid shikimic có tác dụng giảm đau,
chống viêm, chống co giật, chống oxy hoá, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung
thư [32].
Gần đây, người ta sử dụng acid shikimic để bán tổng hợp osletamivir để
sản xuất thuốc Tamiflu dùng chữa trị bệnh cúm H5N1 - một chủng vi khuẩn
thuộc influenza A [69].


10

Mặc dù acid shikimic có mặt trong nhiều cây cỏ khác nhau và nó cũng đã
được tổng hợp thành công nhưng phần lớn acid shikimic để sản xuất Tamiflu vẫn
được chiết xuất từ Hồi [32]. Hàm lượng acid shikimic trong quả Hồi được công
bố là 3 – 7% [9].
Phương pháp định tính
Các phương pháp định tính acid shikimic đã được các nhà khoa học
nghiên cứu từ rất sớm. Có nhiều phương pháp để định tính như phương pháp sắc
ký giấy [16] [28] [33], phương pháp sắc ký lớp mỏng [17]. Các phương pháp
hiện đại hơn cũng đã được nghiên cứu để định tính acid shikimic như phương
pháp sắc ký khí (GC) [13], [14], [31], phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
[15], [26].
Phương pháp định lượng
Có nhiều phương pháp được áp dụng để định lượng acid shikimic như:
Phương pháp chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd loãng [32]; phương pháp

GC, được tiến hành bằng cách tạo dẫn xuất trimethylsilyl và sử dụng cafein làm
chất chuẩn nội, cột IO&200 mesh Gas-Chrom Q với detector FID; phương pháp
HPLC [10], [12], [15].
1.2.5. Tác dụng dược lý và công dụng
1.2.5.1. Tác dụng dược lý
Hồi có tác dụng dược lý như sau:
- Đối kháng với histamin và acetylcholin, làm giảm độ co thắt ruột cô lập
chuột lang [2];


11

- Bảo vệ chống nọc độc rắn mang bành, nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài
thời gian cầm cự của nhóm động vật được cho dùng thuốc so với nhóm đối
chứng [2];
- Kích thích tăng cường nhu động ruột, chữa đau bụng và tăng tiết dịch
đường hô hấp, dùng làm thuốc khử đờm [2];
- Ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao và trực khuẩn subtilis [2];
- Tác dụng chống oxy hoá [29], [41] ;
- Cao chiết Hồi có tác dụng ức chế sự phát triển các bào tử của nhiều loài
nấm gây bệnh [2];
- Tinh dầu Hồi có tác dụng: ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn ở
nồng độ tối thiểu như trực khuẩn lao (giảm độc, nồng độ 1:1.500), trực khuẩn
subtilis (nồng độ 1:500), Salmonella typhi (nồng độ 1:500), tụ cầu vàng (1:250),
Shigella flexneri (nồng độ 1:100), Candida albicans (nồng độ 1:500) [2]; diệt
amíp Entamoeba moshkowskii nuôi cấy trong môi trường với nồng độ tối thiểu
ức chế 1:80 [2], [11].
1.2.5.2. Công dụng
Theo Đông y, Hồi có vị cay, tính ôn, vào 4 kinh can, thận, tỳ, vị, có tác
dụng đuổi hàn kiện tỳ, khai vị, tiêu thực, chống nôn, chỉ thống, trừ phong, sát

trùng. Những người âm hư, hỏa vượng không dùng được [4].
Hồi được dùng uống (4-8g) làm thuốc trung tiện, giúp tiêu hoá, lợi sữa,
giảm đau, giảm co bóp trong đau dạ dày, đau ruột, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng,
khó tiêu, đau nhức tê thấp [2], [5], [6].
Hồi ngâm rượu dùng xoa bóp chữa đau nhức, thấp khớp, đau lưng, sai
khớp, bong gân.


12

Tinh dầu Hồi được dùng làm nước hoa, hương liệu cho đồ uống...Tinh
dầu Hồi là một thành phần trong các cao xoa, cao dán để giảm đau khi bị sai
khớp, bong gân, chấn thương bầm tím, đau lưng [2], [11].
Có rất nhiều bài thuốc có chứa Hồi như [2]:
Chữa phong thấp: Hồi, hồ tiêu, phèn chua, lấy lượng bằng nhau, giã nhỏ,
xoa bóp vào chỗ đau;
Chữa đau lưng: Hồi bỏ hạt tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần uống 610g với rượu; ngoài dùng lá ngải cứu chườm nóng vào lưng;
Chữa trúng phong, bại liệt một bên mình: Hồi 12g; quế chi 20g; đinh
hương, rau sam, dây bìm bìm, cây nghệ, lá cây đậu gió, cây xương bồ, huyết
giác, mỗi thứ 12g. Tán nhỏ trộn với một bát rượu và một chén nước tiểu, dùng
xoa bóp;
Chữa thuỷ thũng: Hồi 4g, hoàng nàn 40g (ngâm với đậu đen một ngày để
bớt độc). Tán nhỏ, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 3 viên, 3
lần 1 ngày;
Chữa đau răng, làm chặt chân răng: Hồi, phèn chua, sáp ong, cà gai leo,
lượng bằng nhau, sắc lấy nước, thêm một ít hạt muối, ngậm hàng ngày.
Cây hồi hiện đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Theo
số liệu của Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng (2005), Việt Nam có khoảng 44 600
ha rừng trồng hồi. Theo đó, Lạng Sơn là tỉnh có rừng trồng Hồi nhiều nhất với
diện tích 31 000 ha, Quảng ninh có diện tích rừng trồng Hồi là 6500 ha, Cao

Bằng là 4 900 và Bắc Kạn là 2 700ha. Trong đó có khoảng 15 000 - 20 000 ha
đang cho thu hoạch ổn định khoảng 0,5 tấn/ha/năm. Như vậy sản lượng Hồi hàng
năm ước tính khoảng 8 000 - 10 000 tấn.


13

1.3. Đánh giá chất lượng Hồi và chất lượng tinh dầu Hồi
Chất lượng Hồi và chất lượng tinh dầu Hồi thường được đánh giá dựa
theo các tiêu chuẩn quy định trong các Dược Điển, gồm có chuyên luận quả Hồi
và chuyên luận Tinh dầu Hồi riêng biệt.
Các chỉ tiêu đánh giá của một số Dược điển như: Dược Điển Việt Nam III
(DĐVN III) (2002) [4], Dược điển Anh 2008 (BP 2008) [34], Dược Điển Chaâ
Âu 2005 (EUP 200), Dược Điển Châu Âu 2006 (EUP 2006) [36], Dược điển
Trung Quốc 2005 (DĐTQ 2005) [38] và Dược điển Mỹ 30 (USP 30) [39] được
trình bày ở bảng 1.1 và bảng 1.2.
Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng Hồi của một số Dược Điển
STT Chỉ tiêu đánh giá

DĐVN III

BP 2008

EUP

DĐTQ

2006

2005


1

Đặc điểm bên ngoài

+

+

+

+

2

Vi phẫu

+

-

-

-

3

Đặc điểm bột

+


+

+

+

4

Hàm lượng tinh dầu (%)

≥5

≥7

≥7

≥4

5

SKLM

+

+

+

+


6

Độ ẩm (%)

≤ 13

≤ 10

≤ 10

-

7

Tro toàn phần (%)

≤5

≤4

≤4

-

8

Xác định I. anisatum

-


+

+

-

9

Tạp chất lạ

-

+

≤ 2%

-

Ghi chú: +: có; -: không


14

Từ bảng 1.1 cho thấy: theo các tiêu chuẩn quy định, chất lượng Hồi được
đánh giá dựa trên hình dạng bên ngoài, đặc điểm vi học, hàm lượng tinh dầu,
định tính bằng sắc ký lớp mỏng (SKM), độ ẩm, độ tro toàn phần và một số chỉ
tiêu khác tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia khác nhau.
Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dầu Hồi của một số Dược Điển
STT Chỉ tiêu đánh giá

1

Độ tan/ethanol 90%

2

Tỷ trọng

3

Chỉ số khúc xạ

4

Góc quay cực riêng

5

Kim loại nặng (%)

6

Điểm đông đặc

7

Fenchon (%)

8
9


Pseudoisoeugenyl 2methylbutyrat (%)
SKLM

DĐVN III BP 2008

EUP
2005

USP 30

DĐTQ
2005

1-3

-

-

3

-

0,978–

0,979-

0,979-


0,978–

0,975-

0,988

0,985

0,985

0,988

0,988

1,552-

1,553-

1,553-

1,553-

1,553-

1,560

1,556

1,556


1,560

1,560

0

0

0

0

-20 -

-2 - +1

-

-

-2 - +1

-

-

-

0,004


150C-

150C-

190C

190C

-

≤ 0,01

≤ 0,01

-

-

-

≤ 0,01

≤ 0,01

-

-

+


+

+

-

-

≥ +150C

≥ +150C

+10
≤ 0,005

+150C


15

Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dầu Hồi của một số Dược Điển
(tiếp theo)
STT Chỉ tiêu đánh giá

DĐVN III BP 2008

EUP
2005

USP 30


DĐTQ
2005

10

GC-FID

-

+

+

-

-

11

Linalol (%)

-

0,2-2,5

0,2-2,5

-


-

12

p-Allylanisol (%)

-

0,5-6,0

0,5-6,0

-

-

13

α-Terpineol (%)

-

≤ 0,3

≤ 0,3

-

-


14

Cis-Anethol (%)

-

0,1-0,5

0,1-0,5

-

-

15

Trans-Anethol (%)

85-95

86-93

86-93

-

-

16


Anisaldehyd (%)

-

0,1-0,5

0,1-0,5

-

-

17

Foeniculin

-

0,1-3,0

0,1-3,0

-

-

Ghi chú: +: có; -: không
Theo các Dược Điển, chất lượng tinh dầu Hồi được đánh giá dựa trên
thành phần hoá học và tỷ lệ trans- anethol, tỷ trọng, chỉ số khúc xạ, góc quay cực
riêng, điểm đông đặc và một số chỉ tiêu khác. Các tiêu chuẩn của BP 2008 và

EUP 2006 quy định tỷ lệ của các thành phần trong tinh dầu rất chặt chẽ.


16

Chương 2

NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu.
Nguyên liệu nghiên cứu là quả Hồi được thu hái ngẫu nhiên, đảm bảo tính
đại diện của mẫu dược liệu nghiên cứu tại một số tỉnh miền núi phía bắc Việt
Nam, bao gồm : huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ; huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng ;
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Các mẫu
quả Hồi được thu hái khi quả bắt đầu chín chuyển từ màu xanh lục sang màu
vàng nhạt vào tháng 03 năm 2008 và tháng 08 năm 2008 (dưới đây sẽ gọi là quả
Hồi tháng 03 và quả Hồi tháng 08). Các mẫu quả Hồi được thu hái tươi, đem về
phơi trong bóng râm đến khô đạt tiêu chuẩn quy định của Dược Điển, đóng gói
trong túi ni lông để dùng làm nguyên liệu nghiên cứu. Chi tiết của các mẫu
nghiên cứu xem tại phụ lục 1.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
2.2.1. Hoá chất - thuốc thử
Hoá chất, thuốc thử được sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân
tích cho từng phép phân tích tương ứng.
2.2.2. Các máy móc và thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Bộ định lượng tinh dầu theo quy định của DĐVN III ; bộ chiết Shoxhlet ;
các loại cân phân tích, ....



×