Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI THU HOẠCH CHUYÊN đề kỹ NĂNG tạo ĐỘNG lực làm VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.41 KB, 5 trang )

BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Tên chuyên đề: Kỹ năng tao động lực làm việc cho giáo viên mầm non”
Giáo viên dạy:
Địa điểm học:

Điểm
- Họ tên học viên:
- Đơn vị:
- Lớp: Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp GVMN hạng II
Câu hỏi: “Với tư cách là một GVMN hạng II (có hoặc không làm quản lý), bạn
có thể đóng góp gì nhằm tạo động lực làm việc cho tập thể sư phạm trong nhà
trường hiện nay.
BÀI LÀM
Động lực rất quan trọng đối với mỗi người. Nó là động cơ, là sức mạnh
thúc đẩy con người hoạt động. Có động lực thì con người mới làm việc một cách
kiên trì, bền bỉ, giúp hoàn thành tốt mọi công việc được giao và đạt hiệu quả cao.
Trong môi trường giáo dục mầm non hiện nay, việc tạo động lực làm việc
cho tập thể sư phạm nhà trường là một việc làm rất là cần thiết, bởi khi có động
lực lao động sẽ giúp cho tập thể sư phạm có thêm sức mạnh để duy trì công việc
một cách bền bỉ để tạo ra hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu của bậc
học và mục tiêu của bản thân; tạo động lực làm việc sẽ giúp giáo viên nâng cao ý
chí rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay; tạo động lực làm việc sẽ giúp cho tập thể sư phạm có sự sáng
tạo trong công việc và thêm gắn bó hơn với nghề.
Ngày nay, giáo viên mầm non (GVMN) chịu trách nhiệm giảng dạy hầu hết
các môn học, do vậy việc chuẩn bị cho các giờ dạy chiếm thời lượng lớn, việc
phải đảm bảo chất lượng đồng đều cho các môn học khác nhau là thách thức
không nhỏ. Bên cạnh đó, GVMN ngày càng đứng trước các áp lực và đòi hỏi cao
từ xã hội, từ cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, để tạo được động lực làm việc cho
tập thể sư phạm nhà trường thì trước hết với vai trò là cán bộ quản lý nhà trường,


bản thân tôi phải tạo động lực làm việc cho chính mình trước, bởi không tự tạo
được động lực làm việc thì rất khó cho việc duy trì thực hiện công việc với chất
lượng tốt và đó cũng chính là nền tảng để tôi tạo nên động lực thúc đẩy tập thể sư
phạm nhà trường cùng nhau vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm chăm
sóc giáo dục trẻ tại nhà trường.
Để tạo động lực cho tập thể sư phạm, nhất là GVMN thì ngoài các chế độ
chính sách của nhà nước như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp…để đảm bảo
cuộc sống thì người quản lý cần phải giúp cho mỗi người trong tập thể sư phạm
nhận thấy được giá trị của công việc mình làm, phải tạo cho họ luôn yêu nghề,


mến trẻ, cảm thấy hạnh phúc và tự hào về những gì mình đã và đang làm. Có như
vậy mới thúc đẩy được bản thân của họ làm việc tích cực và tạo ra sự gắn bó với
nghề. Do đó, tôi luôn chú ý đến việc nâng cao nhận thức tư tưởng và tạo động lực
làm việc cho tập thể sư phạm nhà trường qua các việc làm sau .
- Khơi dạy tiềm tàng của con người, lòng tự trọng, ước muốn phát triển và
xác định đúng hướng đi phù hợp cho đội ngũ CB-GV-NV.
Ví dụ: Một giáo viên trong công tác giảng dạy còn nhút nhát, chưa mạnh
dạn đóng góp ý kiến với đồng nghiệp, chưa phát huy tốt năng lực chuyên môn
của mình ... thì tôi thường xuyên nhắc nhở bộ phận chuyên môn chú ý bồi dưỡng
qua việc soạn giảng và thăm lớp, khuyến khích giáo viên đó nên tham khảo các
hình thức tổ chức hoạt động học qua việc dự giờ đồng nghiệp, tham khảo tài liệu,
sách hướng dẫn... Đặc biệt, là luôn động viên, khích lệ giáo viên đó mạnh dạn thể
hiện ý tưởng của mình trong soạn giảng, cũng như trong góp ý đồng nghiệp và
kịp thời biểu dương những ý tưởng hay, sáng tạo qua dự giờ giáo viên đó.... có
như vậy thì bản thân giáo viên cảm thấy mình cũng có những ưu điểm cần phát
huy và sẽ cố gắng khắc phục được những điểm yếu của mình để đạt được những
kết quả tốt đẹp trong công tác CSGD trẻ.
- Thể hiện đúng vai trò lãnh đạo và năng lực quản lý như:
Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các quan hệ trong tập

thể, kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải quyết ngay những
quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hay các nhóm khác với nhau để cho
họ gần gũi nhau hơn tạo nên sự thân thiện trong tập thể.
Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động nhằm thu hút tập thể hội đồng sư
phạm tham gia vào các quyết định của quản lý. Điều này tác động mạnh vào tâm
lý con người, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và từ đó họ có ý thức trách
nhiệm với công việc được giao.
Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người. Duy trì pháp chế
của tập thể, thực hiện đúng theo kế hoạch đầu năm mà Đại hội công chức viên
chức đã đưa ra. Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực của từng cá
nhân một cách công bằng và hết sức thận trọng.
Song song đó, tôi luôn chú ý hoàn thiện phong cách lãnh đạo của mình, vì
nó có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tập thể. Bởi mỗi phong cách lãnh đạo
đều có ưu, nhược điểm riêng của nó; nếu như mặt trái của Nguyên tắc là máy
móc, rập khuôn cứng nhắc thì mặt trái của độc đoán là áp đặt, thiếu bình đẳng,
còn mặt trái của tự do là tùy tiện và mặt trái của dân chủ là dễ bị lôi kéo, lạm
dụng. Do đó, trong công tác chỉ đạo các hoạt động của nhà trường tôi phải luôn
có tư tưởng lập trường vững vàng, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình
trong công việc, không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý của
người lãnh đạo để đạt được yêu cầu vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể
sư phạm. Có như vậy mới tạo được niềm tin đối với tập thể và góp phần xây dựng
nên một tập thể vững mạnh về mọi mặt
- Tổ chức tốt các hoạt động thi đua khen thưởng


Để đội ngũ CB-GV-NV luôn có sự phát huy cao trong công tác. Tôi đã
phối hợp với Công đoàn trường tổ chức các hội thi để từ đó giấy lên phong trào
thi đua trong đội ngũ giáo viên.
Ví dụ: Hội thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp…
Hoặc tổ chức các hội thi dành cho trẻ như: bé với luật lệ an toàn giao thông, bé

nhanh trí, …
Ngay đầu năm học, tôi khuyến khích, động viên giáo viên tự tham gia đăng
ký hoạt động thi đua cá nhân . Hàng tháng có đánh giá, nhắc nhở thường xuyên
theo quy chế thi đua, có biểu điểm đánh giá xếp loại thi đua rõ ràng, nêu những
mặt tồn tại, những mặt tích cực của cá nhân được góp ý hoặc được tuyên dương...
Nhờ vậy mà phong trào thi đua đã thật sự có tác dụng thúc đẩy nâng chất lượng
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong đội ngũ nhà trường.
- Xây dựng khối đoàn kết nhất trí và tạo bầu không khí tập thể tích cực:
Trong sự nghiệp giáo dục, Lênin đã nói “Sự nhất trí trong một tập thể sư
phạm là yếu tố quyết định mọi sự thành công trong nhà trường”. Do đó, muốn
xây dựng tập thể vững mạnh thì người quản lý phải là trung tâm xây dựng khối
đoàn kết trong nhà trường. Xác định được yêu cầu trên, tôi phải luôn gương mẫu
trong công tác, trong sinh hoạt, đầu tư nghiên cứu để tạo được niềm tin và động
lực thật sự cho tập thể và tạo nên bầu không khí tập thể tích cực. Nếu bầu không
khí tốt thì mọi người làm việc, tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau
và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, bầu không khí
tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm suy giảm sức lao động của tập thể,
thái độ làm việc của mọi người sẽ dè dặt cầm chừng và thiếu tinh thần sáng tạo,
năng động để hoàn thành công việc, luôn có tư tưởng đối phó lẫn nhau.
Vì vậy, tôi luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng
giáo viên, nhân viên để có những giúp đỡ, giải quyết phù hợp, chân tình, giải tỏa
những mâu thuẫn để tránh “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, tạo không khí
thoải mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết nhất trí. Xóa bỏ không khí
căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn, mất đoàn kết. Cần
phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể, đồng thời cần
phải bình tĩnh phân tích và đánh giá một cách khách quan, không nghiêng về bên
nào, giải quyết phải thấu tình, đạt lý, nhằm làm cho đối tượng “tâm phục, khẩu
phục”, không để các mâu thuẫn đó tồn tại lâu làm ảnh hưởng đến tâm lý các CBGV-NV trong trường.
- Chăm lo đời sống cho đội ngũ giáo viên.
Bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ CB-GV-NV về

các mặt tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và tạo bầu không khí thoải mái
trong môi trường công sở …thì việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho họ là
yếu tố rất cần thiết để họ yên tâm công tác. Tôi đã kết hợp với đoàn thể nhà
trường và tham mưu với chính quyền địa phương hỗ trợ để cùng chăm lo đời sống
cho giáo viên trong các ngày hội, ngày lễ, ngày tết cho giáo viên, công nhân viên
nhằm kịp thời động viên cho họ làm tốt các công tác của mình.


Ngoài ra, để tạo điều kiện cho chị em nâng cao đời sống kinh tế gia đình.
Tôi đã làm việc với công đoàn trường để tạo điều kiện cho các chị em giáo viên
mượn vốn quỹ tương trợ hoặc vay vốn với lãi xuất thấp từ ngân hàng để làm kinh
tế theo nguyện vọng của họ, từ đó đời sống kinh tế gia đình được đảm bảo, chị
em yên tâm công tác hơn. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách mà
CB-GV-NV được hưởng theo quy định Ngành, nhà nước (nếu có).
Phối hợp với Công Đoàn tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong năm để cho chị
em cùng sinh hoạt toạ đàm, vui chơi ...tạo cho chị em sự phấn khởi vui tươi thoả
mái để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt...
Với những đóng góp của bản thân qua những việc làm trên đã tạo cho tập thể
sư phạm trường tôi có những bước tiến tốt trong thực hiện các hoạt động và
phong trào thi đua của nhà trường về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, với những
thành tích cao mà nhà trường đạt được là sự nổ lực của tập thể sư phạm có được
từ động lực làm việc đem lại. Điều này càng khẳng định việc tạo động lực làm
việc cho tập thể sư phạm là việc làm cần thiết trong môi trường giáo dục ngày
nay./.




×