Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus), tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.65 KB, 52 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM QUỐC TIẾN
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CÁ TRẮM ĐEN
TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên – 2018


i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM QUỐC TIẾN
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CÁ TRẮM ĐEN
TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Thị Bích Ngọc


ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ chức
cơ quan, nhân đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới sự
quan tâm giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy
và chỉ bảo giúp tôi hoàn thành bản khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc
đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tại cơ sở thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Hồ Thị Bích Ngọc là người định
hướng chính cho đề tài, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu
đáo trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành nội dung khóa luận. Em xin
chân thành gửi lời cảm ơn tới Cô.
Qua đây tôi cũng xin gửi lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2018
Sinh viên

Phạm Quốc Tiến


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa độ tuổi, chiều dài và cân nặng của trắm đen .... 9
Bảng 2.2 : Một số chỉ tiêu của dự án nuôi Trắm đen trong ao.................... 18
Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc ............................... 24
Bảng 3.2 : Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng ........................ 24
Bảng 4.1 : Tình hình chăn nuôi thủy sản của HTX .................................... 29
Bảng 4.2 : Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi ............ 34
Bảng 4.3 : Kết quả theo dõi sinh trưởng của Trắm Đen ............................. 35
Bảng 4.4 : kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Trắm Đen. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.5 : Kết quả theo dõi và tính toán FCR của các lồng nuôi Trắm đen 37


iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 : Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus)....................................... 8
Hình 4.1 : Tốc độ sinh trưởng cá Trắm Đen (g/con/ngày) ........................... 35
Hình 4.2: Tỷ lệ sống của Trắm đen (%)
Error! Bookmark not defined.


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

cs.


Cộng sự

ĐBSH

Đồng Bằng Sông Hồng

HTX

Hợp tác xã

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TDMNBB

Trung Du Miền Núi Bắc Bộ


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................... iv
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1.Đặt

đề


vấn

....................................................................................................................... 1
1.2.Mục

tiếu

đề

của

tài

....................................................................................................................... 2
1.3.Nội

dung

nghiên

cứu

....................................................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 6
2.1.1 Đặc điểm sinh học ................................................................................. 6
2.1.2. Kỹ thuật nuôi ...................................................................................... 11
2.1.3 Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá trắm đen ........ 15
2.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen, Trai cấy ngọc ở Việt Nam Và

trên thế giới .................................................................................................. 16
2.2.1 Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen ở Việt Nam Và trên thế giới 16
2.2.2 Tình hình nuôi thương phẩm ở trai cấy ngọc tại Việt Nam Và trên thế
giới ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng củacá trắm đen, Trai cấy
ngọc trên thế giới............................................ Error! Bookmark not defined.


vii

2.3.1 Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng củacá trắm đen trên thế
giới ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng của trai cấy ngọc trên thế
giới ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4. Môi trường nuôi ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Môi trường nuôi cá trắm đen ................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Môi trường nuôi cấy trai ngọc ............... Error! Bookmark not defined.
2.5.Một số nghiên cứu về cá Trắm đen, Trai cấy ngọc ở Việt Nam ....... Error!
Bookmark not defined.
2.5.1 Một số nghiên cứu về cá Trắm đen ở Việt NamError! Bookmark not
defined.
2.5.2 Một số nghiên cứu về trai cấy ngọc ở Việt NamError! Bookmark not
defined.
2.6Đặc

điểm

Hồ

Núi


Cốc

....................................................................................................................... 4
PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined.
3.2. Vật liệu nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.Thức ăn sử dụng .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ............. Error! Bookmark not defined.
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Bố trí thí nghiệm................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................ Error! Bookmark not defined.


viii

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................... Error! Bookmark not defined.
4.1Số

liệu

môi

trường

qua

các


tháng

....................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Số liệu môi trường qua các tháng của Trai ngọcError! Bookmark not
defined.
4.2 Kết quả theo dõi tăng trưởng cá Trắm đen .............................................. 33
4.3 Kết quả tỉ lệ sống .................................................................................... 35
4.3.1 Kết quả tỉ lệ sống của cá ...................................................................... 35
4.3.2 Kết quả tỉ lệ sống của Trai ngọc .......................................................... 37
4.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Trắm đen ............................................. 37
4.5 Tỷ lệ cho ngọc .......................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 39
5.1 Kết luận. ................................................................................................. 39
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 41


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận

lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Theo báo
cáo ngành thủy sản năm 2013, sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng

trưởng liên tục trong suốt 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm.
Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy
sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các
năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng
sản lượng thủy sản của cả nước.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy Sản năm 2016, Diện tích nuôi trồng
thủy sản nước ngọt năm 2015 của Việt Nam khoảng 450 nghìn ha, sản lượng
khoảng 2.413 nghìn tấn, chiếm 36,79% tổng sản lượng thủy sản, trong đó chủ
yếu là một số đối tượng như cá Tra, Rô Phi, Tôm càng xanh và các loài cá
truyền thống. Trong các loài cá nuôi truyền thống, Cá Trắm đen là loài cá
nước ngọt đặc sản có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon có hàm lượng dinh
dưỡng rất cao nên được nhiều người ưa chuộng. Trong y học, thịt cá Trắm
đen có tính bình, vị ngọt, có rất nhiều tác dụng như chữa đau dạ dày mãn tính,
phù nề, viêm gan, thận, tê thấp, sưng đau, nâng cao sức đề kháng, tăng cường
miễn dịch (Phó Thu Hương, 2006) [6], người Trung Quốc thường sử dụng cá
Trắm đen như một vị thuốc quý (Nico và cs., 2005) [21]. Mật cá Trắm đen
cũng là dược liệu quý chữa mờ mắt, mắt đỏ kéo màng, đau họng, tắc họng, trẻ
con đờm dãi tắc (sách cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, nhà xuất bản Y học).
Vì vậy, để hiểu biết thêm về nuôi trồng thủy sản và khả năng thích nghi
sinh trưởng của cá Trắm đen tại Thái Nguyên, tôi xin tiến hành thực hiện


2

chuyên đề: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen
(Mylopharyngodon piceus), tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên”
1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài


1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Nắm được phương pháp nghiên cứu nuôi thương phẩm cá Trắm đen
trong lồng.
- Theo dõi tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ sống, môi trường nuôi cá Trắm
đen, tại Hồ Núi Cốc
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn sản xuất đồng
thời học tập bổ sung thêm những kiến thức mới từ thực tiễn sản
xuất.
- Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp người chăn
nuôi có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện thực
tế nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi cá trắm đen.


3

Phần 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung Du Miền Núi Bắc
Bộ (TDMNBB), có diện tích tự nhiên 353.318,91ha (chiếm 1,08% diện tích
và 1,33% dân số cả nước năm 2014). Thái Nguyên có 6 huyện, 2 thành phố và
1 thị xã:
- Phía Bắc giáp với Bắc Kạn
- Phía Tây giáp với Vĩnh Phúc và Tuyên Quang
- Phía Đông giáp với Lạng Sơn
- Phía Nam giáp với Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.
Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã

hội của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng
TDMNBB với vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH). Vị trí này đã và đang
tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng TDMNBB
thuận lợi cho việc giao lưu, tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi dốc, đặc biệt là khu vực
phía Bắc, có nhiều sông, suối nhỏ thuộc hệ thống sông Cầu và sông Công.
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số
liệu của tổng cục khí tượng thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng
1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ
trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9 oC- tháng 6) với tháng lạnh


4

nhất (15,2 oC- tháng 1) là 13,7 oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ
1.300-1.750 giờ. Tổng tích ôn vượt 7.500 oC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình
tháng dưới 18 oC) chỉ trong 3 tháng.
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước
mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên,
lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian
lượng mưa tập trung nhiều ở TP. Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại
huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng
mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó
riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì
vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn làm ảnh hưởng không nhỏ tới nuôi
trồng thủy sản của tỉnh.
Thái Nguyên không có nhiều hồ, trong đó Hồ Núi Cốc là hồ nổi bật,
đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ
sâu 35m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160

triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm mục đích cung cấp nước, thoát lũ
cho sông cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy
hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.
2.1.1.2. Đặc điểm Hồ Núi Cốc
Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên, Việt
Nam. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây,
được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973
đến 1982. Hồ có diện tích mặt nước trung bình 25 km², ở thời điểm lũ tối đa
là 32 km²; độ sâu 46,2 m, thời điểm cường lũ tối đa là dung tích toàn bộ 175,5
– 200 triệu m³, dung tích hữu ích 168 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục
đích:


5



Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất.



Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp



Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu.



Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Cải thiện môi


trường.
Trong một số năm hạn hán, Hồ Núi Cốc còn còn tiếp nước cho hệ thống
thủy nông Sông Cầu (Bắc Giang) khoảng 30 triệu đến 50 triệu mét khối/năm.
Hệ thống thủy lợi Hồ Núi Cốc cũng có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ lưu sông
Công.
Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông
với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cò, đảo dê ...
Nước trong hồ đã được thu mẫu phân tích và được đánh giá là nguồn
nước sạch và rất thích hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là
nuôi cá lồng. Lý do là xung quanh Hồ Núi Cốc là rừng núi và các hòn đảo,
nhà dân xung quanh hồ thưa, không có nhiều nên ít chịu ảnh hưởng của nước
thải sinh hoạt, và chưa có các công ty công nghiệp hoạt động gần khu vực nên
nguồn nước vẫn giữ được chất lượng rất tốt. Hiện nay tại Hồ Núi Cốc, tỉnh
Thái Nguyên đang cho triển khai dự án nuôi trai lấy ngọc và tăng cường phát
triển nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng điều kiện thuận lợi hiện có của Hồ
Núi Cốc.
2.1.1.3. Cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
Hợp tác xã bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2016 đến nay hợp tác xã đã
hoạt động được gần 2 năm. Bao gồm 8 thành viên.
Hoạt động HTX trong lĩnh vực thủy sản bao gồm sản xuất giống, nuôi
trồng, khai thác và hoạt động kinh doanh dịch vụ thủy sản.


6

Hiện tại HTX bao gồm 18 lồng nuôi cá thương phẩm, 2 lồng phục vụ
cho sản xuất giống, 200 m3 bể xây, một nhà điều hành, 1 nhà kho, các trang
thiết bị phục vụ khác.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở

Đối tượng sản xuất chủ yếu của HTX là sản xuất giống và nuôi thương
phẩm các loài cá đặc sản.
Sản xuất giống các loại cá như cá Chiên, Lăng Chấm, Bỗng, Anh vũ và
nuôi thương phẩm cá Chiên, Lăng Chấm, Bỗng, Chép, Rô phi.
HTX đang nuôi thử nghiệm trai ngọc nước ngọt với số lượng trên
10.000 con.
2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề
2.1.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1.1. Đặc điểm sinh học của cá trắm đen
Nguồn gốc và phân bố
Tên chính thức của cá trắm đen : Mylopharyngodon pineus
(Richardson, 1846).
Cá sống chủ yếu ở vùng hạ lưu và thường đẻ ở vùng trung lưu các sông
lớn như sông Hồng, sông Thái bình, sông Mã, sông Lam; cá có nhiều ở vùng
đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giới hạn thấp nhất của loài cá này là
sông Lam -Nghệ An (Nguyễn Thái Tự, 1983) [12].
Trên thế giới: Cá trắm đen được phân bố ở những lưu vực Thái Bình
Dương thuộc Đông Nam Á từ khu vực sông Amua tới phía đông Liên Xô và
miền bắc Việt Nam nhưng chủ yếu phân bố ở Trung Quốc (Nico và cs., 2005)
[21].


7

Phân loại và đặc điểm hình thái cá trắm đen
Phân loại cá trắm đen:
Tên khoa học: Mylopharyngodon piceus
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii

Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
* Đặc điểm hình thái cá trắm đen:
Cá trắm đen: Thân dài, gần tròn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp bên.
Mắt bé so với đầu, ở hai bên đầu. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Mõm hơi nhọn,
ngắn. Miệng hướng về phía trước hình móng ngựa. Xương hàm trên và xương
hàm dưới bằng nhau. Rãnh sau môi đứt quãng ở giữa. Lỗ mũi hơi lớn và gần
mắt hơn mõm. Màng mang rộng liền với eo. Lược mang thưa ngắn. Răng
hình cối nghiền. Vây lưng có khởi điểm tương đương với khởi điểm vây
bụng, gần gốc vây đuôi hơn mút mõm, viền sau bằng hoặc hơi lồi. Các vây
đều không có gai cứng. Vây ngực chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng chưa đạt
tới vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ bằng nhau. Hậu môn nằm
sát gốc vây hậu môn.
Đường bên hoàn toàn đi vào giữa thân và giữa cán đuôi. Vẩy to, xếp chặt
chẽ. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ, chỉ dài bằng 1/4 chiều dài vây bụng.
Bụng tròn, phủ vẩy. Đốt sống toàn thân 37 bóng hơi hai ngăn. Thân cá và các
vây có màu xám đen, lưng đậm hơn bụng.


8

Hình 2.1: Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus)
Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sau 3 năm tuổi, cá đẻ trứng trôi nổi. Mùa vụ sinh sản từ
tháng 5 đến tháng 7 nhưng tập trung nhất vào tháng 6 và tháng 7. Cũng như
các loài cá trôi, mè, cá trắm đen không sinh sản ở vùng hạ lưu mà thường di
cư lên vùng trung lưu của các con sông tìm nơi có nước chảy mạnh đủ điều
kiện đẻ trứng. Cá đẻ trứng trôi nổi, trôi theo dòng nước, cá con nở ra theo lũ
về xuôi và do vậy trùng với mùa vớt cá bột.
Đặc điểm sinh trưởng

Cá trắm đen thuộc loại cá cỡ lớn, tính tới thời điểm hiện nay, khối
lượng cá lớn nhất nặng tới 61,5 kg (năm 2016 tại hồ Núi Cốc). Cá thường
đánh bắt được cỡ 2-5 kg và có thể gặp những con 20-30 kg. Cá lớn tương đối
nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Cá trắm đen ở sông Hồng (1964)
năm thứ nhất dài 26,5 cm; năm thứ 2 dài 43,6 cm; năm thứ 3 dài 60,6 cm;
năm thứ 4 dài 71,6 cm; năm thứ 5 dài 90,9 cm; năm thứ 6 dài 95 cm. Trong
điều kiện nuôi 1 năm thì cá trắm đen đạt kích cỡ 0,5 kg, sau hai năm nuôi đạt
trên 3 kg và sau 3 năm nuôi đạt 5 kg (Mai Đình Yên, 1998) [15].


9

Những ghi nhận về cá trắm đen ở Việt Nam to và nặng nhất là 61,5 kg,
nhưng theo tài liệu của Mỹ thì cá trắm đen to và dài nhất là 2 m có khối lượng
là 70 kg (Nico và cs., 2005) [21].
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa độ tuổi, chiều dài và cân nặng của trắm đen
(Mai Đình Yên 1998) [15]

Độ tuổi

1+

2+

3+

4+

5+


6+

Chiều dài (cm)

26,5

43,6

60,6

71,6

90,9

96

Khối lượng (kg)

0,5

3

5

8,5

30- 40

40-50


Tuy nhiên do hạn chế về môi trường sống và điều kiện thức ăn nên cá
trắm đen nuôi ở ao thường chậm lớn hơn so với cá ở đầm hồ tự nhiên, cá trắm
đen thương phẩm cỡ 2,5 kg thường được nuôi khoảng 2 – 3 năm (Thái Bá Hồ
và Ngô Trọng Lự, 2004) [4]
Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trắm đen là loại phàm ăn, khi nhỏ cá ăn động vật phù du, ấu trùng
muỗi, ấu trùng chuồn chuồn. Khi lớn cá chuyển sang ăn động vật đáy như
trai, ốc, hến, cua, tôm, và côn trùng (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân 2001
[3]; Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005) [10]
Cá từ 0,5 kg có thể ăn ốc lớn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004) [4]
4 tuổi có khả năng tiêu thụ nhuyễn thể 1-2 kg/ngày, chúng sử dụng răng hầu
hết để nghiền nát vỏ nhuyễn thể lọc lấy thịt mềm rồi nhằn ra từng mãnh nhỏ
vụn. Để tăng được 1 kg trọng lượng cá trắm đen cần sử dụng 15 – 20 kg ốc
(tính cả vỏ). Bên cạnh đó với điều kiện nuôi như ao hồ cá trắm đen cũng ăn
được các thức ăn như khô dầu, cám gạo, lúa mạch (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng
Lự, 2004) [4]


10

Môi trường nuôi cá trắm đen
Môi trường sống của cá Trắm đen thường ở hạ nguồn của nhánh các
con sông, các hồ ngập nước và cả ở những nơi nước tù đọng. Loài cá này
cũng xuất hiện ở môi trường nhân tạo như hồ chứa, kênh mặc dù sự sinh sản
và yêu cầu vòng đời phải gắn với nước chảy. Cá Trắm đen là loài có sức chịu
đựng về nhiệt độ từ 0,5 °C đến 40 °C. Sự sinh sản và phát triển của trứng nói
chung từ 18 °C đến 30 °C, đôi khi người ta cũng thấy chúng sống ở môi
trường nước lợ, tuy nhiên chưa có thông tin nào báo cáo về ngưỡng chịu mặn
của cá Trắm đen (Nico và cs., 2005) [21].
Cá Trắm đen sống được ở pH từ 6 đến 10 trong khoảng thời gian nhất

định, tuy nhiên pH thích hợp từ 7 hoặc 7,5 đến 8,5 và ngưỡng chịu đựng ôxy
là 2 mg/l.
Giá trị kinh tế, y học của cá Trắm đen
Cá Trắm đen là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon, là loại
thức ăn bổ dưỡng được nhân dân Việt Nam cũng như ở Trung Quốc ưa
chuộng. Người Trung Quốc thường sử dụng cá Trắm đen như một loại thuốc
quý (Nico và cs., 2005) [21].
Thành phần thịt cá Trắm đen chứa 19,5 % protein, 5,2 % lipid, nhiều
canxi, phospho, sắt, sinh tố B1, B2, PP... có chất lượng dinh dưỡng cao hơn
cả nhiều loài cá có giá trị kinh tế như cá Chép (16 % protein, 3,6 % lipid), cá
Quả (18,2 % protein, 2,7 % lipid) hay ngay cả trứng gà (10,9 % protein, 0,5 %
lipid), thịt gà (12,3 % protein)… vì vậy cá Trắm đen là loại thức ăn tốt cho
người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người bị bệnh tim mạch (Từ Giấy và Bùi
Thị Nhu Thuận, 1976) [1]; Với những giá trị trên, giá thịt cá Trắm đen thịt
trên thị trường bao giờ cũng cao, ở Hà Nội giá cá Trắm đen cỡ 3-4 kg từ


11

45.000-50.000 VNĐ/kg, cỡ >5 kg giá 60.000 - 80.000 VNĐ/kg (Nguyễn Thị
Diệu Phương, 2003). [7]
2.1.2. Kỹ thuật nuôi
2.1.2.1. Kĩ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng
Vật liệu làm lồng nuôi:
Lồng được làm bằng tre hoặc sắt, lưới nilon, dây buộc và các cọc cố
định lồng. Tuy nhiên hiện này người ta thường sử dụng lồng khung sắt hoặc
ống kẽm. Lồng tre vẫn còn được sử dụng, tuy nhiên số lượng rất ít.
Vật liệu làm phao: thường được dùng các loại phi nhựa, xốp hay các
loại can nhựa và phao để nâng lồng nuôi.
Lưới: thường sử dụng lưới chuyện dụng để nuôi, thường được làm bằng

sợi dù hoặc sợi nilon. Kích thước mắt lưới phụ thuộc vào cỡ cá thả, tuy nhiên
để nuôi cá thương phẩm thường sử dụng loại lưới có kích 2a > = 15 mm.
Kích thước lồng khá đa dạng, với mục đích nuôi cá trên sông thì
thường chọn lồng loại nhỏ, có thể tích chỉ vài trục m3. Khi nuôi trong hồ hoặc
các thủy vực nước tĩnh khác thì thể tích thường lớn hơn.
Hình dạng của lồng đa số là hình hộp chữ nhật hoặc hình trụ
*Cách lắp ráp lồng nuôi cá:
Khung lồng bằng tre hoặc bằng gỗ kích thước 6 x 6 x 3 m. Lắp khung
đáy và khung nắp lồng có kích thuớc 6 x 6 m và 4 cọc đứng 3 m. Dùng lưới
bao mặt đáy, nắp lồng và xung quanh 4 mặt lồng tạo thành hình hộp chữ nhật.
Dùng dây buộc để cố định lưới vào khung lồng. Trên nắp lồng làm 1 cửa lồng
để tiện chăm sóc và cho ăn.
Có thể dùng lưới B40 bao xung quanh lồng để bảo vệ lồng.


12

Ráp phao vào khung lồng: Dùng các thùng phi, can nhựa, xốp hoặc
phao nổi cố định vào 4 cạnh của nắp lồng. Ráp phao vào khung lồng sao cho
nắp lồng cách mặt nuớc 10cm.
Neo lồng: Sau khi lắp ráp, đưa lồng xuống vị trí đặt lồng.
Dùng dây gấc, mây hoặc dây thép cố định lồng bằng các neo trụ ở giữa
sông hoặc nối lồng với dây buộc ở trên bờ (đóng cọc ở ven bờ để buộc dây).
Vị trí đặt lồng nuôi
Địa điểm nuôi: Nuôi lồng trên hồ phải có mức nước sâu trên 4m, lưu
tốc dòng nước không quá 0,3 - 0,5 m/s.
Vị trí đặt lồng có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẫn bởi nước thải
sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp để đảm bảo cá không chết do nhiễm khí
độc.
Lồng nuôi trên hồ có đáy lồng phải cách đáy hồ ít nhất 0,5 m để phân

cá và các chất dư thừa lắng xuống và trôi đi. Không đặt lồng gần bờ có nhiều
bóng cây, rong cỏ làm cá dễ bị thiếu oxy.
Nếu có nhiều lồng thì đặt xen kẽ nhau 3 - 5m, đặt so le nhau để tăng
lưu tốc dòng nước qua lồng.
Nếu nhiều người tham gia nuôi cá lồng thì cần bố trí lồng này cách lồng
kia ít nhất từ 10 – 15 m. Nếu đặt lồng theo cụm thì khoảng cách giữa các cụm
lồng ít nhất từ 15 – 20 m. Lồng trong một cụm nên đặt so le để hạn chế sự lây
lan của dịch bệnh.
Môi trường: nước nuôi phải đạt các yêu cầu như pH: 6,5 – 8, Hàm lượng
oxy hoà tan trên 4 mg/l. Chất đáy nơi đặt lồng tuy không quyết định trực tiếp
nhưng nên chọn loại đáy cát sỏi hoặc cát pha bùn.
Nuôi thương phẩm cá trắm đen


13

* Chọn cá giống: Chọn cá giống khoẻ mạnh không xây xát, không dị
hình, dị tật, không dấu hiệu bệnh lý, kích cỡ đồng đều. Có thể thả giống bé cỡ
30-50g/con hoặc giống lớn cỡ 200 - 300g/con.
* Thả cá giống:
Mùa vụ thả: Lồng nuôi trên sông: tháng 2 - 3 hoặc thả sau lũ. Thời
gian nuôi 1 năm lúc này cá đạt 2,5 kg có thể thu tỉa tùy thuộc vào điều kiện
thủy văn của hồ.
Mật độ thả: Nuôi cá lồng trên sông : 30- 35 con/m3. Tuy nhiên nước
trên hồ chứa thường có lưu tốc nhỏ nên mật độ nuôi thường nhỏ hơn.
Cách thả giống: Khi vận chuyển giống cá về, ngâm bao cá trong lồng
khoảng 10 - 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi ra cho nước vào
từ từ để cá tự bơi ra.
Thời gian thả giống: Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều
muộn, thời gian thả tốt nhất là: Buổi sáng: từ 6 - 8 giờ. Buổi chiều: từ 18 - 19

giờ. Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài.
Tắm cá giống trước khi thả: Để đảm bảo cá giống trước khi thả đạt tỷ lệ
sống cao, không bị ký sinh trùng và nấm phát triển trên cơ thể cần tắm cá
bằng: Thuốc tím liều lượng 5 - 7 g/m3 nước, trong vòng 5 phút. Hoặc dùng
muối ăn với nồng độ 2-3%. Chú ý khi cho cá tắm phải có máy sục khí để cá
không bị ngột do thiếu oxy.
Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá: là thức ăn viên nổi có kích cỡ viên
1-10mm tùy theo kích cỡ miệng cá, thức ăn có hàm lượng đạm cao 40%
protein đối với giai đoạn cá giống; hàm lượng đạm 35% protein đối với
nuôi thương phẩm.
Hàng ngày cho ăn 2 lần với tỷ lệ cho ăn dựa tính theo khối lượng cơ
thể (khoảng 3-7% trọng lượng đàn cá), có điều chỉnh thức ăn khi thời tiết


14

thay đổi, tình trạng môi trường ao nuôi và tình trạng sức khoẻ cá nuôi
(lượng thức ăn giảm từ 7-5-3 % trọng lượng cơ thể/ngày tùy thuộc vào giai
đoạn phát triển của cá). Khi cá lớn > 500 g/con có thể cho ăn thêm ốc.
Phương pháp cho cá trắm đen ăn: Thức ăn đưa xuống lồng nuôi
thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá,
theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Hàng
ngày vớt thức ăn thừa ở trong lồng trước khi cho thức ăn mới.
Chăm sóc và quản lý lồng nuôi cá trắm đen:
Hàng ngày kiểm tra hệ thống lồng lưới, đề phòng tuột các nút buộc
lưới có bị bung ra hay không. Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh, cọ rửa
các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng. Hàng ngày, trước khi cho ăn vớt bỏ
thức ăn dư thừa trong lồng, cho cá ăn thức ăn sạch
Hàng tháng kiểm tra tổng thể lưới, nếu thấy lưới bẩn mà cần phải thay
thì tiến hành thay lưới mới thì đem lồng lên cạn, giặt sạch rồi dùng vôi quét

mặt trong và ngoài lồng, sau đó phơi khô 1 – 2 ngày. Sau đó bảo quản lưới để
dùng cho lần sau. Thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong
lồng bè nhất là vào sáng sớm và chiều tối để có những phát hiện sớm các dấu
hiệu bất thường nhằm xử lý kịp thời.
Lồng nuôi cá bị bẩn trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh
khỏi, đặc biệt là ở giai đoạn cá nhỏ phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới
nhỏ. Sau khoảng 1 tháng nuôi, sự lưu thông nước giảm do các sinh vật bám
vào lưới lồng nuôi như: tảo, thức ăn dư thừa, nếu không thay hoặc dùng các
biện pháp vệ sinh khác, có thể giảm lưu thông nước đến 60%.
Duy trì mực nước trong lồng ổn định bằng cách theo dõi mực nước hồ
để kéo bè ra vị trí phù hợp, tránh bị cạn và chạm lưới xuống đáy, dễ gây rách
lưới và cá thoát ra ngoài.


15

Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu bè nuôi.
Phải kiểm tra dây neo bè, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão,
lũ.
Môi trường nước nuôi: Dùng vôi nông nghiệp khử trùng cho môi
trường nước. Treo túi vôi 2 – 4 kg/túi ở vị trí đầu nguồn nước. Khi vôi tan hết
tiếp tục treo túi khác. Định kỳ 7 – 10 ngày hoà tan 2 – 3 kg vôi tạt trong lồng
và khu vực nuôi để phòng bệnh cho cá, làm sạch môi trường nuôi xung
quanh. Định kỳ 7 ngày/lần dùng vitamin C trộn vào thức ăn công nghiệp với
liều luợng 2 - 3 g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
Thu hoạch: Sau thời gian nuôi 8 - 10 tháng cá đạt trọng lượng 1,5 –
2,5 kg/con thì tiến hành thu hoạch, tuỳ theo giá cả thị trường có thể thu tỉa
hoặc thu hết một lần
2.1.3 Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá trắm đen
Xuất huyết: Do cá ăn phải thức ăn kém phẩm chất sau đó nhiễm

khuẩn gây viêm và xuất huyết.
Để hạn chế thiệt hại dừng ngay thức ăn và tránh thức ăn nhiễm nấm
mốc, thường xuyên kiểm tra thức ăn, không cho ăn thừa thức ăn , thức ăn
có chất lượng kém.
Dùng kháng sinh flophenicol trộn thức ăn cho cá ăn 5 ngày liên tục
với liều 30-50mg/kg cá/ngày, hoặc dùng thuốc “Fish Health” trộn thức ăn
cho cá ăn 5 ngày liên tục với liều 1g/kg ca/ngày, kết hợp bổ sung vitamin
C với liều 1g/kg thức ăn cho cá ăn 5-7 ngày 1 đợt.
Bệnh đốm đỏ: Cá bị bệnh giảm ăn, dừng ăn, trên thân có biểu hiện
tuột vảy, xuất huyết gốc vây, xuất huyết lỗ hậu môn, cơ thể cá chuyển màu
tối, cá bơi lờ đờ quanh bờ. Nguyên nhân do đánh bắt, vận chuyển để cá bị


16

xây sát trong môi trường nước bẩn khi đó vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và
gây bệnh. Xử lý bệnh như bệnh viêm ruột xuất huyết.
Bệnh ngạt do thiếu khí: Cá Trắm đen khi nuôi thương phẩm rất
nhạy cảm với thay đổi thời tiết, mỗi khi thay đổi thời tiết cá thường giảm
ăn sau bỏ ăn, thiếu khí và khí độc nhiều gây chết ngạt cho cá nuôi.
Do đó khi nuôi cần xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm sinh
học, thường xuyên và kịp thời cung cấp ô xy và nước sạch khi cần thiết.
2.2. Tình hình nuôi cá trắm đen ở Việt Nam và trên thế giới
2.2.1 Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen ở Việt Nam
Cá Trắm đen chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng nhìn chung cá
Trắm đen từ trước đến nay vẫn được coi là loài thả ghép thêm mà vẫn còn rất ít
có những nghiên cứu về loài này. Các hệ thống nuôi chủ yếu:
Nuôi ghép cá Trắm đen cùng các loài cá khác và lấy các loài cá
khác làm đối tượng nuôi chính: hệ thống nuôi này thường thấy ở các tỉnh
phía Bắc cũng như ở Trung Quốc, cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus)

thường được nuôi ghép với tỉ lệ rất nhỏ trong các hệ thống nuôi kết hợp trong
ao, hồ, đầm và ruộng trũng với cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá trôi
(Cirrhina molitorela), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá mè
hoa (Aristichthys nobilis), cá chép (Cyprinus carpio) để tận dụng thức ăn tự
nhiên ở các tầng nước. Cá ăn tầng đáy dùng để nuôi ghép thường đề cập đến
là cá chép, ghép với tỉ lệ là từ 5 - 10% (Nguyễn VănViệt, 1993 [13]; Nguyễn
Văn Hảo, 1993 [2]) hay ghép với cá Trắm đen với tôm càng xanh (Phạm Văn
Trang và cs., 2004) [11]. Trong thực tế, nuôi cá Trắm đen thả thưa trong ao
đầm có động vật nhuyễn thể một năm có đạt trong lượng từ 3 – 4 kg với cỡ cá
giống 100 – 150 g (Nguyễn Văn Việt, 1993) [14]. Mặc dù vậy thì trong những
thập kỉ gần đây xu hướng chuyển sang nuôi các đối tượng mới có gía trị kinh


×