Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.78 KB, 22 trang )

Mục lục
Lý do chọn chủ đề................................................................................................................2
I. Cơ sở lý luận về vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối
với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội...........................................................................3
1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan.........................................................................3
1.1.1. Khái niệm công tác xã hội............................................................................................3
1.1.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu........................................................................3
1.1.3. Khái niệm người mắc bệnh tâm thần...........................................................................4
1.1.4. Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần..................4
1.1.5. Khái niệm CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc
bệnh tâm thần ……………………………………………………………………………..4
1.2. Lý luận về vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với
người mắc bệnh tâm thần....................................................................................................4
II. Thực trạng về vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối
với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội...........................................................................7
2.1. Khái quát chung về hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc
bệnh tâm thần.......................................................................................................................7
2.1.1. Khái quát chung về hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh
tâm thần trên thế giới.............................................................................................................7
2.1.2. Khái quát chung về hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh
tâm thần tại Việt Nam............................................................................................................8
2.2. Mô tả về địa bàn thành phố Hà Nội..........................................................................10
2.3. Đánh giá việc thực hiện vai trò CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban
đầu đối với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội...........................................................11
2.3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần
tại Hà Nội………………………………………………………………………………….11
2.3.2. Vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc
bệnh tâm thần tại Hà Nội.....................................................................................................13
III. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc
sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội...................................19
3.1. Cải thiện vai trò của công tác xã hội trong các hoạt động CSSKBĐ đối với người


mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội..........................................................................................19
3.2. Bổ sung vai trò của công tác xã hội trong các hoạt động CSSKBĐ đói với người
mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội..........................................................................................19
Kết luận...............................................................................................................................20
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................21
Trang Web..........................................................................................................................22
Danh mục viết tắt...............................................................................................................22
1


Lý do chọn chủ đề
Hiện nay, các vấn đề về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam đang ngày càng gia
tăng. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan cho biết, có khoảng 10% dân số
nước ta gặp các vấn đề về tâm thần, tâm lý, trong đó có khoảng 200.000 người tâm
thần nặng đang phải điều trị. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn
tâm thần, chủ yếu là do các nguyên nhân sinh học, tâm lý cá nhân, xã hội và môi
trường. Rối loạn tâm thần và các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng là các yếu tố nguy
cơ của các bệnh không lây nhiễm, làm phức tạp hơn việc chuẩn đoán và điều trị một
số bệnh có liên quan. Ví dụ như mối liên quan giữa trầm cảm với bệnh tiểu đường
và bệnh mạch vành hay một số bệnh lý khác như bệnh võng mạc, bệnh thân, biến
chứng mạch máu và rối loạn chức năng tình dục. Như vậy, ta có thể thấy, tác động
của bệnh tâm thần gây ra cho kinh tế, xã hội là rất lớn.
Có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, từ năm 2011, chăm sóc sức khỏe
ban đầu trong sức khỏe tâm thần là một trong những ưu tiên chính của Đảng và nhà
nước hiện nay. CSSKBĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe tâm
thần. Nếu công tác CSSKBĐ tố thì con số người mắc bệnh tâm thần sẽ giảm đi một
cách đáng kể. Tuy nhiên, trước đó thì việc thực hiện CSSKBĐ vẫn còn lỏng lẻo và
chưa phối hợp được giữa các ban ngành với nhau. Kể từ khi đề án 1215 (Văn phòng
Thủ tướng Việt Nam, 2011) và Đề án 32 (Văn phòng Thủ tướng Việt Nam, 2011) ra
đời, CTXH đã đóng một vai trò quan trọng trong CSSKBĐ với người mắc bệnh tâm

thần. CTXH đã cung cấp các dịch vụ CSSKBĐ đến các cá nhân, gia đình và cộng
đồng; hỗ trợ, kết nối dịch vụ, đối tượng; góp phần lan rộng và tăng tính hiệu quả
của đề án.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của của hệ
thống chăm sóc sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2016-2020, nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe toàn dân một trong 3 nội dung được chú trọng là chăm
sóc bệnh tâm thần. Tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu với người
mắc bệnh tâm thần có nhiều ngành khác nhau gọi chung là nhóm hợp tác liên
ngành, trong đó có Công tác xã hội. Bài viết này sẽ chứng minh tầm quan trọng của
Công tác xã hội là một nghề trong hệ thống y tế và thảo luận về vai trò của nhân
viên xã hội. Với những quan điểm đặc biệt, Công tác xã hội không chỉ quan tâm
đến con người mà còn về môi trường mà họ đang sống. Ngoài ra, Công tác xã hội
can thiệp dựa trên thế mạnh của thân chủ. Do đó, Công tác xã hội là một phương
pháp góp phần vào hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu với người
mắc bệnh tâm thần tại Việt Nam.

2


I.

Cơ sở lý luận về vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức
khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội
I.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
I.1.1.Khái niệm công tác xã hội
Theo giáo trình nhập môn Công tác xã hội (Trường đại học Lao động – Xã hội,
2015), CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường
chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ nhằn giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn

đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

I.1.1.Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu là sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những
phương pháp và kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về
mặt xã hội, phổ biến đến tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham
gia tích cực của họ với một phí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ được ở
bất cứ giai đoạn phát triển nào, trên tinh thần tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận
hợp thành vừa của hệ thống y tế Nhà nước – mà trong đó, nó giữ vai trò trọng tâm
và là tiêu điểm chính – vừa của sự phát triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng.
Nó là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân với hệ thống y tế, đưa sự chăm sóc sức
khỏe đến càng gần càng tốt nơi người dân sống và lao động, trở thành yếu tố đầu
tiên của một quá trình săn sóc sức khỏe lâu dài . ( Tuyên ngôn Alma-Ata, 1978).

I.1.1.Khái niệm người mắc bệnh tâm thần
Theo DMSS (2017), người mắc bệnh tầm thần là những cá nhân mắc hội chứng
xáo trộn đáng kể về nhận thức, cảm xúc, hoặc hành vi của cá nhân, trạng thái rối
loạn chức năng về tâm lý, sinh lý, rối loạn nghiêm trọng về tương tác xã hội, nghề
nghiệp, hay những hoạt động quan trọng khác trong đời sống của họ.

3


I.1.1.Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần
Tại Việt Nam, chăm sóc bệnh tâm thần là một trong những nội dung ưu tiện
hiện nay trong CSSKBĐ. ( Bộ Y Tế, 2011)

I.1.1.Khái niệm CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người
mắc bệnh tâm thần
Theo tài liệu “Hướng dẫn thực hành CTXH trong CSSKTT”, đó là hoạt động

CTXH trong lĩnh vực CSSKTT, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của CTXH
trong CSSKBĐ đối với các cá nhân, gia đình và cộng đồng trong CSSKTT.

I.1. Lý luận về vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe
ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần
* Vai trò của CTXH:

Là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng vấn đề,
cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm hỗ trợ thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt
xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và để nâng cao
an sinh xã hội. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ
thống xã hội trong quá trình can thiệp các mối tương tác của con người với môi
trường sống (IFSW& IASW, 2011). CTXH có những chức năng là can thiệp, giải
quyết, phòng ngừa các vấn đề xã hội, phát triển tiềm năng cá nhân, gia đình và cộng
đồng.
NVCTXH làm việc trong lĩnh vực CSSKTT cũng thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ trên của CTXH trong hoạt động CSSKBĐ tại địa bàn phường, xã, trạm y
tế, bệnh viện, các cơ sở trợ giúp cá nhân, gia đình và nhóm người có vấn đề về sức
khỏe tâm thần. Cụ thể, CTXH tham gia vào các hoạt động sau trong quá trình
CSSKBĐ đối với người mắc bệnh tâm thần:
- Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong đó có luật pháp,
chính sách chương trình dịch vụ liên qua tới SKTT và CSSKBĐ với người mắc
bệnh tâm thần.
- Trợ giúp cá nhân, gia đình giải quyết và đối phó với vấn đề về SKTT.
4


- Kết nối cá nhân, gia đình với hệ thống dịch vụ và nguồn lực trong xã hội để giải
quyết vấn đề liên quan tới SKTT.
- Thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực hoạt động có hiệu quả

cho việc CSSKBĐ với người mắc bệnh tâm thần.

* Vai trò của NVCTXH:

Có thể nói, NVCTXH là một trong những nhà chuyên môn cung cấp dịch vụ
nhiều nhất so với các nhà chuyên môn khác trong hệ thống CSSKTT. Nghiên cứu
sự tham gia của NVCTXH trong lĩnh vực CSSKBĐ đối với người mắc bệnh tâm
thần nói riêng, và theo quan điểm của Feyerico (1973) ta thấy NVCTXH có những
vai trò như sau:
- Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp thân chủ (cá nhân, gia đình,
cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết các vấn đề về
sức khỏe tâm thần, đặc biệt là các biện pháp CSSKBĐ. Nguồn lực có thể bao gồm
về con người, về cơ sở vật chất (bệnh viện, trạm y tế), về tài chính, kỹ thụật, thông
tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm...
- Vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian: NVCTXH là người có được những
thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch
vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với
những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải
quyết vấn đề.
- Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họ được
hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường
hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng. Ví dụ: NVCTXH
biện hộ để thân chủ được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ trong chăm sóc bệnh tâm
thần.
- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chức các
hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cổ vũ tuyên truyền. Ví
dụ như sự vận động cho quyền lợi của những người tâm thần được hưởng chính
sách hỗ trợ.
- Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới
CSSKBĐ trong chăm sóc bệnh tâm thần cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng

đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng.
- Vai trò người tạo sự thay đổi: người NVCTXH được xem như người tạo ra sự thay
đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới
những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn như đi khám, tiêm chủng, quan tâm tới
CSSKBĐ và CSSKTT.
5


- Vai trò là người tư vấn: NVCTXH tham gia như người cung cấp thông tin tư vấn
cho các thân chủ cần có những thông tin như thông tin về CSSKBĐ với người tâm
thần.
- Vai trò là người tham vấn: NVCTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem
xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như NVCTXH tham gia tham vấn giúp người tâm
thần và gia đình người tâm thần hiểu về vai trò của CSSKBĐ.
- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên cơ sở
nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, NVCTXH giúp cộng đồng xây
dựng chương trình hành động về CSSKBĐ với người mắc bệnh tâm thần.
- Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXH còn được xem như người
cung cấp các dịch vụ về cho những cá nhân, gia đình.
- Vai trò là người xử lý dữ liệu: Với vai trò này, NVCTXH nhiều khi phải nghiên
cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin về CSSKTT trong CSSKBĐ trên cơ
sở đó tư vấn cho thân chủ để họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện những công việc
cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển
khai kế hoạch các chương trình dịch vụ CSSKBĐ về chăm sóc bệnh tâm thần cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Người tìm hiểu, khám phá cộng đồng: NVCTXH đi vào cộng đồng để xác định
vấn đề về SKTT của cộng đồng để đưa ra những kế hoạch trợ giúp, theo dõi, giới
thiệu chuyển giao những dịch vụ CSSKBBĐ cần thiết cho các nhóm thân chủ trong
cộng đồng.


I.
I.1.

Thực trạng về vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe
ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội
Khái quát chung về hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với
người mắc bệnh tâm thần

I.1.1. Khái quát chung về hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc
bệnh tâm thần trên thế giới
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ chức y tế thế nhận định là cách chăm sóc
có hiệu quả nhất và chi phí thấp mà cộng đồng có thể chấp nhận được. Nhiều nước
trên thế giới đã thực hiện và cho kết quả khả quan. tại hội nghị ở Alma- Ata đã
khẳng định vị trí của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể áp dụng thành công ở các
6


nước khi có sự tham gia của các chính phủ. Có 8 yếu tố nội dung của CSSKBĐ
theo Alma Ata:
1) Giáo dục sức khỏe
2) Dinh dưỡng
3) Môi trường – Nước sạch
4) Sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình
5) Tiêm chủng mở rộng
6) Phòng chống bệnh dịch địa phương
7) Chữa bệnh và chấn thương thông thường.
8) Thuốc thiết yếu.
Ngoài 8 yếu tố trên, mỗi quốc gia đề thêm các yếu tố cần thiết khác theo tình
hình thực tiễn của mình. CSSKBĐ đã trở thành trọng tâm chính để tăng cường sức

khỏe của nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Theo WHO (2008), có gần 54 triệu người trên thế giới mắc các rối loạn sức
khỏe tâm thần như bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Thêm
vào đó là 154 triệu người bị mắc trầm cảm. Các con số gần đây nhất chỉ ra rằng có
gần 1 triệu người tự tử mỗi năm. Các rối loạn tâm tầm đang ngày càng trở nên phổ
biến ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân là do các điều kiện nghèo khổ kéo
dài (thiếu điều kiện giáo dục, ăn ở, triển vọng công ăn, việc làm, công việc quá tải),
các thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, xung đột chính trị và thiên tai.
Thay vì điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần lớn, WHO
khuyến khích tất cả các quốc gia lồng ghép sức khỏe tâm thần vào chăm sóc sức
khỏe ban đầu, cung cấp điều trị, chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các bệnh viện đa
khoa và phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng.

I.1.1.Khái quát chung về hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc
bệnh tâm thần tại Việt Nam
Tại Việt nam, từ 12 tháng 9 năm 1978 sau khi tuyên ngôn Alma –Ata ra đời,
ngành y tế việt nam đẩy mạnh công tác xây dựng ngành y tế đặc biệt là tuyến y tế
cơ sở (trạm y tế cơ sở) để chăm sóc sức khỏe toàn dân ở mức cao nhất Do điều kiện
7


về vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị, nên Việt nam đưa thêm 2 nội dung nữa
vào 8 nội dung CSSKBĐ của tuyên ngôn Alma- Ata đó là nội dung thứ 9 và 10.
9) Quản lý sức khỏe
10)Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở.
Chăm sóc bệnh tâm thần là một trong ba nội dung chính của CSSKBĐ tại Việt
Nam bao gồm: CSSKBĐ cho trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc người mắc
bệnh tâm thần. CSSKTT đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ
Việt Nam bởi theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam, có khoảng
15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị

rối loạn tâm thần nặng. Còn thông báo tại Viện Sức khỏe tâm Thần cho thấy có
30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm
chiếm 25%.
Các hoạt động CSSKBĐ trong chăm sóc bệnh tâm thần tại Việt Nam được các
sở, ban, ngành phối hợp thực hiện, một số hoạt động diễn ra tại các trạm y tế xã/
phường, trường học, lồng ghép với các hoạt động tại địa phương và cộng đồng.
- Giáo dục sức khỏe: Ở Việt Nam từ trước đến nay hoạt động giáo dục sức khỏe đã
được thực hiện dưới các tên gọi khác nhau như: tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh,
tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giáo dục vệ sinh phòng bệnh. Nội dung của giáo
dục sức khỏe rất rộng, nó bao gồm các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, sức
khỏe tâm thần và sức khỏe xã hội. Giáo dục sức khỏe về tâm thần không chỉ bao
gồm giáo dục về phòng bệnh, phát hiện bệnh, điều trị bệnh các bệnh tâm thần mà
còn nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần. Giáo dục về sức khỏe tâm thần không phải
chỉ cho các cá nhân mà cho cả tập thể cộng đồng, cho cả người bình thường và
người mắc bệnh tâm thần.
- Dinh dưỡng: Mục tiêu chung của Việt Nam là đến năm 2020, bữa ăn của người
dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh;
suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao
tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân –
béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng
như các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
- Sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình: tăng cường nhân lực và ngân
sách tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình.
- Tổ chức tiêm chủng mở rộng: Tiêm chủng mở rộng nhằm phòng chống 6 bệnh
truyền nhiễm phổ biến và nặng nề ở trẻ em là: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Lao, Sởi,
Bại liệt. Tiêm chủng góp phần giảm tỷ lệ mắc và chết ở trẻ em do 6 bệnh trên gây
8


nên. Mục tiêu của Việt Nam là tiếp tục thực hiện tiêm chủng mở rộng duy trì tỷ lệ

tiêm đầy đủ 6 loại vacxin ở mức cao nhất. Ngoài ra các loại vacxinViêm ganB,
vacxin thương hàn, Viêm Não Nhật bản B, Rubella,… đang được đưa vào chương
trình tiêm chủng quốc gia. Tùy từng vùng, địa phương mà triển khai thêm các
vacxin phù hợp với hoàn cảnh, tình hình bệnh tật của vùng đó.
- Phòng chống bệnh dịch địa phương: Chủ động phòng chống không để dịch bệnh
xảy ra là điều quan trọng của công tác y tế. Mục tiêu của Việt Nam là tiếp tục chủ
động khống chế tiến tới thanh toán với nhiều mức độ khác nhau một số bệnh dịch
lưu hành: Sốt rét, Dịch hạch,Dịch Tả, sốt xuất huyết, Thương hàn …. Nước ta chủ
động triển khai các chương trình quốc gia và đã thu được nhiều kết quả tốt
- Chữa trị các bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở là góp phần giảm tải bệnh
nhân ở tuyến trên đồng thời giải quyết tốt tại chỗ góp phần giảm chi phí cho người
bệnh - tổ chức và giải quyết tốt các bệnh cấp cứu và các bệnh cấp tính thông thường
hàng ngày: cấp cứu nội,ngoại, sản, nhi và các cấp cứu chuyên khoa tại tuyến cơ sở.
Tham gia giải quyết sơ cứu những cấp cứu do thảm họa gây ra. Đồng thời, thực
hiện quản lý người mắc bệnh tâm thần tại nhà và cộng đồng; vấn đề cấp phát thuốc
hàng tháng cần quản lý tốt.
- Môi trường – nước sạch, Việt nam thực hiện các hoạt động chính sau:
+ Đẩy mạnh giáo dục vệ sinh môi trường
+ Giải quyết tốt các chất thải bỏ
+ Tiêu diệt các trung gian truyền bệnh
+ Cung cấp nước sạch cho nhân dân
+ Đẩy mạnh trồng cây xanh để tạo những lá phổi lớn làm trong sạch môi trường
- Phấn đấu cung cấp đủ thuốc cho công tác phòng bệnh và chữa các bệnh thông
thường cho nhân dân trọng tâm ở tuyến y tế cơ sở.
- Quản lý sức khỏe: Nhà nước tạo điều kiện cho những người nghèo được mua bảo
hiểm y tế để hạn chế những rủi do trong cuộc sống do bệnh tật.
- Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở: tăng cường màng lưới y tế cơ
sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực. Củng
cố nguồn nhân lực mỗi xã có 4- 6 cán bộ Y tế, họ được đào tạo và
đào tạo lại, đào tạo liên tục. Cơ sở làm việc cần được trang bị tối

thiểu để cán bộ y tế cơ sở có thể triển khai hoạt động được tốt Các
trạm y tế xã thực hiện triển khai các chương trình về CSSKTT.
9


I.1. Mô tả về địa bàn thành phố Hà Nội
Hà nội là thủ đô của Việt Nam và là một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc
biệt quan trọng của đất nước.
- Vị trí địa lý: nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'
độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà
Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninhvà Hưng Yên phía Đông, Hòa
Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách
thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Địa
hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ
cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc
và phía tây thành phố.
- Hành chính: Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2015, Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm
12 quận (Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng,
Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân), 17
huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường và 21
thị trấn. 55% dân số sống ở đô thị và 45% dân số sống ở nông thôn.
- Diện tích: Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố
có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu
bên hữu ngạn. ( Theo Wkikipidea)
- Dân số: tính đến năm 2018, dân số Hà Nội là 8.215.000 người, trung bình mỗi
năm dân số Thủ đô dự kiến tăng thêm khoảng 200.000 người, tương đương một
huyện lớn. ( Theo Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, 2018)


I.1. Đánh giá việc thực hiện vai trò CTXH trong hoạt động chăm sóc sức
khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội

10


I.1.1.Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm
thần tại Hà Nội
Sau 10 năm sáp nhập địa giới hành chính, hiện nay, hệ thống y tế cơ sở Hà Nội
có 30 trung tâm y tế, 30 phòng y tế, 18 bệnh viện huyện, 584 trạm y tế
xã/phường/thị trấn, 4 nhà hộ sinh, 53 phòng khám đa khoa khu vực, mạng lưới y tế
thôn bản và cộng tác viên y tế phủ khắp. Khu vực nông thôn Hà Nội có ở 17 huyện
và 1 thị xã trong đó có 386 xã nông thôn tương đương có 386 trạm y tế xã, 35
phòng khám đa khoa khu vực và 18 bệnh viện tuyến huyện, 18 trung tâm y tế và 18
phòng y tế huyện, thị xã. ( theo Bộ Y Tế, 2018)
- Tại Hà Nội, hoạt động truyền thông về giáo dục sức khỏe tâm thần được triển khai
rất hiệu quả đến từng quận huyện trong thành phố qua các phương tiện như loa
phường mỗi buổi sáng và chiều, các kênh truyền hình, biểu ngữ, các buổi hội thảo.
Đi đầu trong công tác giáo dục sức khỏe tâm thần là quận Ba Đình, Tây Hồ và
Hoàn Kiếm.
- Về dinh dưỡng, các trường mẫu giáo và tiểu học công lập tại Hà Nội đều được nhà
nước hỗ trợ một phần tiền ăn trưa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em. Các kiến thức
về dinh dưỡng cũng được phổ cập tại thành phố qua các chương trình tại từng quận,
phường và tổ dân phố. Giỏ thực phẩm của người dân tại Hà Nội tương đối được cải
thiện. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở Hà nội thấp nhất cả nước là 21%
dân số. ( theo Viện Dinh Dưỡng, 2018), góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh
về tâm thần.
- Về sự thành công của hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa
gia đình trong chăm sóc bệnh tâm thần, tại Hà Nội, tỷ lệ các cặp vợ chồng được bảo
vệ bằng các biện pháp tránh thai đã tăng nhanh từ 53,7% năm 1993 lên 77,6% năm

2016. Tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản được cải thiện rõ rệt, tỷ
số tử vong mẹ, tỷ suất chết trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh… (Theo
Bộ Y Tế, 2018)
- Các Trạm Y tế của Hà Nội triển khai tiêm chủng mở rộng thường xuyên hàng tuần
thay bằng hàng tháng như trước đây ( theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở
Y tế Hà Nội, 2018) Cũng theo ông Hạnh, đến nay, ngành y tế Hà Nội đã thực hiện
tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho 128.038/130.788 trẻ đạt 97,9%; tiêm đầy đủ
vắc xin phòng uốn ván cho 132.153/133.502 phụ nữ có thai đạt 99%. Giảm tỉ lệ trẻ
em bị di chứng về tâm thần bẩm sinh và khi còn nhỏ.
- Trong công tác phòng chống dịch, các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã luôn chủ
động giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng. Thời gian qua, tình hình dịch
bệnh tại Hà Nội ổn định, nằm trong tầm kiểm soát. Đối với khu vực nông thôn nói
chung không có các ổ dịch lớn, các ca bệnh đơn lẻ được khoanh vùng xử trí kịp thời
đúng quy định; vật tư, hóa chất, trang thiết bị cần thiết cho xử lý dịch được trang bị
đầy đủ.
11


- Về chữa trị các bệnh thông thường, hiện nay tại Hà Nội đang triển khai làm tốt
công tác khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở tại các trạm y tế, 86% trạm y tế có bác sĩ.
( Theo Sở Y Tế, 2018) Sắp tới thành phố sẽ tiếp tục điều động định kỳ bác sĩ về
khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tập trung nâng cấp
chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tuyến trên và chú ý chăm sóc, chữa
trị người mắc bệnh tâm thần.
- Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, vấn đề môi trường Hà Nội ngày càng ô
nhiễm trầm trọng hơn về môi trường nước, bầu không khí và chất thải rắn. Chỉ có
các quận ở nội thành Hà Nội là có nước sạch còn các quận ngoại thành như Thanh
Oai, Quốc Oai, người dân phải dùng nước chưa qua xử lí để sinh hoạt. Sở Y Tế đã
tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều chung cư tại Hà Nội không có nước sạch. Các
hoạt động dọn vệ sinh, giám sát, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và

nguồn nước được tiến hành thường xuyên tại thành phố, giảm tỉ lệ người mắc các
bệnh mãn tính và tâm thần.
- Các trạm y tế cơ sở ở Hà Nội đều có đầu đủ danh mục thuốc thiết yếu theo Thông
tư 19 của Bộ Y Tế.
- Kế hoạch số 48/KH-UBND, ban hành ngày 28/2, của UBND Thành phố Hà Nội:
Thiết lập hệ thống thống tin phục vụ công tác quản lý sức khỏe, theo dõi tình hình
bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người dân Hà Nội gắn với bảo hiểm y tế toàn
dân. Để mọi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu;
Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống y tế cơ sở hiện có. Đồng thời, lồng ghép quản
lý bệnh nhân tâm thần với hoạt động chăm sóc sức khỏe của trạm y tế phường.
- Là một trong 8 tỉnh, thành phố được chọn thực hiện Đề án phát triển mạng lưới y
tế cơ sở và mô hình điểm trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018 - 2020, UBND TP
Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở nhằm
thu hút bệnh nhân, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người tâm
thần, chăm sóc SKTT dựa vào cộng đồng, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Để
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, từ năm 2008 đến nay
thành phố đã đầu tư kinh phí để xây dựng các trạm y tế thực hiện Chuẩn quốc gia
về y tế xã, xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng theo đúng mẫu thiết kế của Bộ Y tế cho
202 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Riêng năm 2017 thành phố, các huyện đã đầu tư
xây dựng với kinh phí trên 150 tỷ đồng cho 23 xã chưa đạt chuẩn để đảm bảo 100%
các xã có cơ sở vật chất trạm y tế đảm bảo. ( Theo Bộ Y Tế, 2017)
Phát huy những thành quả đã đạt được, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục củng cố và
hoàn thiện mạng lưới y tế xã, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ mắc bệnh tâm thần; đảm bảo mọi
người dân đều được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị y tế đến năm 2020, 100% trung tâm y tế, phòng khám đa khoa trên
toàn thành phố được cải tạo, sửa chữa, có đầy đủ trang thiết bị thiết yếu, 100% trạm
y tế xã được xây mới, nâng cấp, cải tạo hạ tầng, duy trì tiêu chuẩn quốc gia y tế xã;
tiếp tục thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế; triển khai hiệu quả quản lý sức khỏe
12



của người dân, quản lý bệnh bệnh tâm thần gắn với mô hình bác sĩ gia đình tại trạm
y tế... ( Theo Minh Khuê, báo Lao Động Thủ Đô, 2018)

I.1.1.Vai trò của CTXH trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người
mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội
* Hoạt động của CTXH trong chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh
tâm thần:
Theo khung quốc tế, trung bình 1.000 dân cần có 1 nhân viên CTXH, 500 dân
phải có 1 nhân viên bán chuyên nghiệp. Như vậy, Hà Nội cần khoảng hơn 24000
nhân viên CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực
ngành CTXH ở Hà Nội mới chỉ đáp được 1/4 nhu cầu đặc biệt là nhân lực cấp xã,
cấp cơ sở. ( theo Nguyễn Hải Hữu, 2016). Để khắc phục tình trạng nói trên, cũng
như thúc đẩy, phát triển CTXH trong ngành Y, Bộ Y tế cũng đã xây xựng và triển
khai “Đề án phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020”. Đề án
thực hiện từ năm 2011 nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nghề CTXH trong
ngành Y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Kể từ khi Đề án được triển khai đã góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết trong
chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như làm gia tăng sự
hài lòng của người bệnh, của ngành y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực CSSKBĐ. Tại
một số bệnh viện thuộc các tuyến Trung ương, Hà Nội đã triển khai hoạt động
CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên
nhằm hỗ trợ bác sĩ trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển
tiếp. Hỗ trợ chăm sóc cho người mắc bệnh tâm thần, góp phần giảm bớt khó khăn
trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Tiêu biểu như: Bệnh
viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Đức,…
Để có thể phát hiện sớm, can thiệp với người mắc bệnh tâm thần từ khâu
CSSKBĐ, NVCTXH cần xây dựng mạng lưới với các thành viên trong cộng đồng

và tổ chức đoàn thể có liên quan: Gia đình, cán bộ y tế, nhà trường, người dân trong
cộng đồng, các tình nguyện viên, công an khu vực, các tổ chức đoàn thể, các tổ
chức và cá nhân khác trong cộng đồng. NVCTXH phối hợp với mạng lưới này tại
mỗi địa bàn quận, huyện trên thành phố Hà Nội
- Tại các cơ sở y tế:
+ Tại các bệnh viện: Phòng công tác xã hội thực hiện các hoạt động như vận động
nguồn lực, gây quỹ, tham vấn, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân tâm thần và
13


gia đình bệnh nhân tâm thần. Hầu hết các bệnh viện tâm thần lớn trên Hà Nội đều
có phòng công tác xã hội như: bệnh viện tâm thần Trung Ương, Bạch Mai, VinMec,
Hồng Ngọc, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia,… Tuy nhiên, ở nhiều bệnh viện
nhỏ, tuyến tỉnh, trung tâm chăm sóc SKTT còn chưa có NVCTXH, việc chăm sóc
người bệnh tâm thần chủ yếu là do y bác sĩ đảm nhiệm. Theo Thân Trung Dũng
(2011), điều này sẽ gây khó khăn cho người bệnh, bởi y bác sĩ chỉ giúp người bệnh
trong điều trị bằng thuốc còn việc tăng cường tác động của các yếu tổ tích cực,
giảm yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đến người rối nhiễu tâm trí giúp người
bệnh trở lại hòa nhập với đời sống xã hội là công việc mà NVCTXH làm tốt thì lại
chưa có.
+ Tại các trạm y tế xã, phường: NVCTXH làm việc với cán bộ y tế tại cơ sở, sắp
xếp lịch khám, giám sát các hoạt động chữa trị tại nhà của người bệnh và người hỗ
trợ, thực hiện quản lí ca đối với người bệnh tâm thần. Quan trọng nhất là sự phối
hợp giữa NVCTXH và nhân viên y tế trong việc thực hiện các hoạt động CSSKBĐ
với người bệnh tâm thần tại các xã, phường như: cung cấp thuốc thiết yếu, phòng
chống dịch bệnh, chăm sóc bà mẹ - trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, chữa các bệnh
thông thường, tiêm chủng mở rộng,…
+ NVCTXH thực hiện các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho người tâm thần và gia đình
người tâm thần như: tham vấn, tư vấn, can thiệp xử lý khủng hoảng.
- Tại trường học:

+ Một số trường học lớn tại Hà Nội đã có phòng CTXH như: Vinschool, các trường
quốc tế như British Vietnamese International School Hanoi, Hanoi International
School, THPT Việt Đức, Huỳnh Thúc Kháng, Chu Văn An, Phan Đình Phùng,…
+ NVCTXH tại trường học thực hiện các phương pháp CTXH cá nhân, CTXH
nhóm, quản lý ca để thực hiện can thiệp sớm trong chăm sóc bệnh tâm thần đối với
học sinh trong nhà trường.
+ Phòng CTXH trong trường học tại Hà Nội thực hiện các hoạt động tham vấn tâm
lý, tư vấn, biện hộ, trợ giúp, kết nối để đảm bảo học sinh được CSSKBĐ một cách
đầy đủ, được quan tâm và cân bằng về cả thể chất và tâm lý, giúp các em học tập
hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, phòng CTXH phối hợp với phòng y tế trong nhà trường
để thực hiện xây dựng các chương trình về CSSKBĐ, chăm sóc sức khỏe tâm thần.
+ Ngoài ra, NVCTXH còn giáo dục cho học sinh chú ý đến việc CSSKBĐ trong
chăm sóc bệnh tâm thần bằng các hình thức khác nhau như: Tổ chức các bài học
ngoại khóa về giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên
và kế hoạch hóa gia đình cho học sinh, sinh viên. Tuyên truyền, giáo dục truyền
thông về sức khoẻ tại trường học như: phòng, chống các bệnh tật học đường; dịch
bệnh truyền nhiễm, lây lan trong học đường, HIV/AIDS; tai nạn thương tích; đảm
14


bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (đồ ăn, nước uống); xử lý vệ sinh môi trường, phòng
chống các bệnh lây lan trong phạm vi nhà trường; vận động học sinh, sinh viên
tham gia tiêm chủng,..... Đảm bảo công tác CSSKBĐ trong chăm sóc bệnh tâm
thần thực sự có hiệu quả tới các em học sinh và gia đình.
- Tại cộng đồng xã, phường trên địa bàn thành phố:
+ NVCTXH thực hiện vai trò giáo dục sức khỏe: tại phường của mỗi quận huyện,
NVCTXH đã tổ chức các buổi hội thảo, thuyết trình, tập huấn chia sẻ kiến thức về
CSSKBĐ trong chăm sóc bệnh tâm thần với khách mời là các chuyên gia về sức
khỏe tâm thần, khuyến khích người dân tham gia để phổ cập kiến thức rộng nhất.
Tuy nhiên, tần suất diễn ra còn chưa nhiều và chủ yếu là tại các quận lớn trong

thành phố như quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm. Đồng thời NVCTXH
tại xã, phường cũng sử dụng các phương pháp tuyên truyền tại gia đình bằng cách
gặp gỡ trực tiếp người mắc bệnh tâm thần và gia đình người mắc bệnh tâm thần qua
các hoạt động thăm viếng; Lồng ghép các nội dung giáo dục về CSSKBĐ đối với
sức khỏe tâm thần qua các buổi họp dân cư, các ban ngành đoàn thể; tuyên truyền
bằng tranh ảnh, áp phích, hạt động các nhạc tại các cơ sở trường học, nơi tập trung
đông dân cư trên địa bàn. Các hoạt động tuyên truyền về CSSKBĐ trong chăm sóc
bệnh tâm thần rất quan trọng nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan
trọng của SKTT và tại sao phải can thiệp sớm nên có thể có các hành vi có hại và
không quan tâm đến SKTT; hiểu sai lệch về nguyên nhân của rối loạn tâm thần; kỳ
thị người bệnh tâm thần và gia đình người tâm thần khiến họ khó hòa nhập; ý thức
nâng cao năng lực để phòng chống các bệnh tâm thần còn hạn chế.
+ NVCTXH phối hợp với các cán bộ chức năng như nhân viên y tế, nhân viên tâm
lý, thực hiện các hoạt động kết nối người dân tại cộng đồng tới các hoạt động như
tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng uốn ván, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, làm thẻ
bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường,… để thực hiện công tác CSSKBĐ trong chăm
sóc bệnh tâm thần được hiệu quả.
+ NVCTXH tại xã, phường và các cơ sở trên địa bàn Hà Nội thực hiện các hoạt
động trợ giúp người mắc bệnh tâm thần tại nhà như: Hướng dẫn hỗ trợ gia đình
bệnh nhân đi khám bệnh; nhắc nhở bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về cách sử
dụng thuốc, cách trị liệu đúng cách; Làm việc với gia đình bệnh nhân theo hướng
dẫn và theo dõi cách điều trị bệnh theo đơn của bác sỹ; Tìm kiếm và kết nối với các
chương trình CSSKBĐ tại địa phương; Tìm kiếm, kết nối nguồn lực để bệnh nhân
có thuốc và được hỗ trợ trị liệu.
+ NVCTXH thực hiện các hoạt động CSSKBĐ trong chăm sóc bệnh tâm thần tại
cộng đồng như: Giáo dục về dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ
môi trường, phòng chống dịch bệnh.

15



+ NVCTXH phối hợp với cán bộ y tế và tình nguyện viên cộng đồng, thực hiện
hoạt động vãng gia tại từng quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Gia đình là
một đơn vị cần chăm sóc sức khoẻ cơ bản của NVCTXH. Thăm gia đình là một
nhiệm vụ quan trọng của người NVCTXH, với mục đích hỗ trợ những gia đình có
sức khoẻ tốt; xác định các vấn đề sức khoẻ tâm thần trong gia đình, hướng dẫn gia
đình kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ tâm thần, lượng giá và đánh giá tình hình sức
khoẻ tâm thần gia đình.
+ NVCTXH tại địa bàn còn có vai trò quản lý sức khỏe cho người dân tại cộng
đồng, lập sổ theo dõi sưc khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị sớm bệnh tâm thần.
- Trên toàn thành phố Hà Nội: NVCTXH trong Bộ LĐ-TB&XH, phối hợp với các
sở, ban ngành khách để điều phối hoạt động CSSKBĐ với người bệnh tâm thần một
cách hiệu quả.
+ CTXH tham gia vào việc hoạch định các chính sách về CSSKTT, CSSKBĐ.
+ Điều phối quỹ CSSKBĐ một cách hiệu quả.
+ Vận động nguồn lực từ ngân sách và sự đóng góp tại cộng đồng để tổ chức các
buổi khám tầm soát sức khỏe tại các địa bàn trên thành phố.

* Đánh giá hiệu quả

Từ khi Bộ Y tế xây xựng và triển khai “Đề án phát triển nghề CTXH trong
ngành Y tế giai đoạn 2011-2020”. Một số mô hình tổ chức của hoạt động CTXH
trong bệnh viện và tại cộng đồng ở Hà Nội cũng đã được hình thành như: Phòng
CTXH, Phòng Chăm sóc khách hàng, Tổ Từ thiện xã hội… thuộc bệnh viện hay
nhóm CTXH tham gia hỗ trợ bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại
xã/phường.
Từ thực trạng cho thấy, mặc dù số lượng và chất lượng NVCTXH trên địa bàn
Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung còn thiếu hụt, các hoạt động CTXH
trong CSSKBĐ với người bệnh tâm thần đang được thực hiện khá hiệu quả và đang
dần đi vào hệ thống.

Số lượng bệnh viện, trường học, trạm y tế có phòng CTXH tại Hà Nội ngày
càng tăng lên. Đề án 2514 đã đặt ra các mục tiêu: Đến hết năm 2015 sẽ xây dựng thí
điểm 4 mô hình tổ chức hoạt động CTXH trong các bệnh viện tuyến Trung ương;
Xây dựng thí điểm 6 mô hình tổ chức hoạt động CTXH trong các bệnh viện tuyến
tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam; Đến hết năm 2020, triển khai hoạt động CTXH
16


tại 80% các bệnh viện tuyến Trung ương, 60% các bệnh viện tuyến tỉnh, 30% các
bệnh viện tuyến huyện, và 40% số trạm y tế xã/phường.
- CTXH đã có một vai trò rất lớn trong việc nâng cao nhận thức cùa người dân Hà
Nội về CSSKTT trong chăm sóc bệnh tâm thần. Phần lớn người dân đã nhận thức
được tầm quan trọng của SKTT và tại sao phải CSSKBĐ, can thiệp từ sớm.
- Nhờ các hoạt động giáo dục về dinh dưỡng của CTXH, người dân đã ăn uống một
cách khoa học hơn và quan tâm đến dinh dưỡng, đặc biệt là đối tượng trẻ em và
người già.
- Công tác vệ sinh môi trường trên toàn thành phố cũng được quán triệt bởi các hoạt
động tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và giáo dục vệ sinh môi trường của
CTXH. Bên cạnh đó, CTXH đã thực hiện hoạt động biện hộ giúp một số cho một số
địa bàn chưa có nước sách trong thành phố dù chưa đạt được nhiều kết quả khả
quan.
- Các hoạt động giáo dục về dân số và kế hoạch hóa gia đình, phát bao cao su, tăng
cường vai trò của phụ nữ của CTXH đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
- Các hoạt động vận động, vãng gia, tuyên truyền của CTXH cũng đã góp phần vào
hoạt động tiêm chủng mở rộng tại Hà Nội.
- Nhờ sự phối hợp của NVCTXH xã, phường, với trạm y tế, cán bộ xã phường mà
dịch bệnh tại Hà Nội tỏng thời gian gần đây được kiểm soát.
- Hoạt động quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng của CTXH đã góp phần phát
hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tâm thần, đảm bảo người dân tham gia bảo hiểm y
tế, khám chữa bệnh kịp thời.

Tuy nhiên, hoạt động hoạch định, phát triển và cải thiện hệ thống chính sách, luật
pháp, chương trình dịch vụ liên quan tới CSSKBĐ với người mắc bệnh tâm thần
của NVCTXH vẫn còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quả.

* Yếu tố tác động đến hiệu quả

- Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách góp phần tăng hiệu quả hoạt
động của CTXH trong chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần
như: Đề án 32, Đề án 1215, Đề án 2514.
- Sự quan tâm của chính phủ dành cho CSSKBĐ với người tâm thần: Công văn
3524 về việc trích, chuyển kinh phí CSSKBĐ; Bổ sung thêm 2 điểm vào nội dung 8
điểm của tuyên ngôn Alma Ata dựa vào thực trạng tình hình sức khỏe, bệnh tật của
nhân dân và thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam; Đưa sức khỏe tâm thần vào là 1
trong 3 ưu tiên của CSSKBĐ.
17


- Sự bùng nổ về đào tạo công tác xã hội: Kể từ năm 2010 đến nay - thời điểm bắt
đầu triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội 2010-2020 (Đề án 32), Việt
Nam đã tạo được sự bùng nổ về lĩnh vực CTXH. Đó là sự đánh giá của thế giới
dành cho Việt Nam trong lĩnh vực này. Sự bùng nổ ở đây thể hiện trước hết là ở số
lượng cơ sở, số trường tham gia đào tạo. Hiện nay, Việt Nam đã có 57 cơ sở giáo
dục đào tạo tham gia đào tạo về CTXH ở các trình độ khác nhau, trong đó có 32 cơ
sở tham gia đào tạo ở trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, còn lại 25 cơ sở tham gia
đào tạo ở trình độ cao đẳng và trung cấp nghề. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo CTXH
hàng năm đào tạo những cử nhân CTXH chưa thực sự có đủ năng lực thực hành
CTXH có chất lượng cao (Nguyễn Hải Hữu, 2017)
- Hà Nội là thủ đô của cả nước và là trung tâm kinh tế - xã hội nên có nhiều nguồn
lực để triển khai hoạt động CSSKBĐ với người mắc bệnh tâm thần.
- CTXH trong lĩnh vực y tế hiện nay đang có rất nhiều mảng trống.

- CTXH trong CSSKBĐ trong CSSKTT tại cộng đồng, xã, phường, trường học
ngày càng được chú trọng và có hệ thống.
- NVCTXH chưa tham gia nhiều trong khâu hoạch định chính sách, phát triển hệ
thống luật pháp.

I.

Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện vai trò của CTXH trong hoạt động
chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người mắc bệnh tâm thần tại Hà
Nội.

I.1. Cải thiện vai trò của công tác xã hội trong các hoạt động CSSKBĐ
đối với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội.
- Giáo dục, tuyên truyền về CSSKBĐ, SKTT tại trường học, bệnh viện, cộng đồng
- Giáo dục về dinh dưỡng, nhất là cho bà mẹ trẻ em và học sinh các trường học trên
địa bàn thành phố.

18


- Bảo vệ môi trường – nước sạch: Phối hợp với các tình nguyện viên trên địa bàn và
Bộ Tài Nguyên – Môi trường để thực hiện các chiến dịch cải thiện môi tường, tuyên
truyền nâng cao ý thức người dân trên thành phố Hà Nội.
- Phòng chống dịch bệnh tại các quận huyện trên Hà Nội cùng trạm y tế xã phường.
- Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và bà mẹ mang thai.
- Tiêm chủng mở rộng tại các địa bàn: Tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho người
dân.
- Quản lý sức khỏe toàn dân.

I.1. Bổ sung vai trò của công tác xã hội trong các hoạt động CSSKBĐ

đói với người mắc bệnh tâm thần tại Hà Nội.
- Trong cả ba cấp độ trong ngành y (bệnh viện, cộng đồng và hoạch định chính
sách).
- Mở ra thêm các phòng công tác xã hội tại bệnh viện và trường học.
- Phối hợp với cán bộ y tế trong điều trị các vết thương thông thường và cung cấp
thuốc thiết yếu.
- Lấp đầy những mảng trống của CTXH trong lĩnh vực y tế nói chung và CSSKBĐ
với người mắc bệnh tâm thần nói riêng.
- Củng cố mạng lưới CSSKTT, mạng lưới y tế cơ sở.
- Đưa kiến thức về CSSKBĐ vào chương trình đào tạo cho NVCTXH

19


Kết luận
Qua bài tiểu luận trên, chúng ta có thể thấy được vai trò rất lớn của ngành
CTXH trong hoạt động CSSKBĐ đối với người mắc bệnh tâm thần trên địa bàn Hà
Nội khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân ngày càng tăng mà khả
năng đáp ứng của ngành y tế chưa theo kịp.
Việt Nam là một trong những nước thực hiện CSSKBĐ rất tốt trên thế giới, một
trong những ưu tiên hàng đầu là nội dung về chăm sóc bệnh tâm thần. Và để đạt
được kết quả đáng ghi nhận ở cả 10 điểm của CSSKBĐ với bệnh tâm thần như hiện
nay là nhờ sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội, trong đó có sự
cống hiến không ngừng nghỉ của các NVCTXH. Nhờ các hoạt động của CTXH mà
hoạt động CSSKBĐ được phổ cập đến toàn dân, góp phần nâng cao sức khỏe của
người dân Việt Nam nói chung và sức khỏe tâm thần của người dân Hà Nội nói
riêng. Trong đó, CTXH có vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục sức khỏe
tâm thần cho người dân. Vì GDSK như đầu tàu xe lửa kéo cả đoàn xe theo, GDSK
tâm thần làm tốt thì các chương trình SKTT mới dễ thành công.
Mặc dù còn những mặt CTXH làm chưa tốt hoăc chưa có sự tham gia của

CTXH trong hoạt động CSSKBĐ với người mắc bệnh tâm thần nhưng những thành
tựu đã đạt được của hoạt động hiện nay tại thành phố Hà Nội sẽ là bước đầu để Việt
Nam nâng cao sức khỏe tâm thần cho toàn dân trong tương lai. Đây là một hoạt
động rất quan trọng và cần có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Vì vậy rất mong CTXH
sẽ có vai trò rõ rệt hơn trong các hoạt động hoạch định chính sách, luật pháp,
chương trình dịch vụ về SKTT của Việt Nam trong tương lai.
Để hoàn thành được cuốn tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn của cô Nguyễn Phương Anh trong suốt quá trình của học môn CTXH trong
chăm sóc SKTT!

20


Tài liệu tham khảo
1. Bùi Thị Xuân Mai, 2015, Nhập môn Công Tác Xã Hội, Nxb Lao Động – Xã Hội.
2. Bộ Y tế, 2016. Tài liệu Hội nghị trực tuyến “Tổng kết Công tác y tế năm 2015,
kế hoạch 2016 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020”.
3. Đào Văn Dũng, Nguyễn Kim Phượng, 2016, Chăm sóc sức khỏe ban đầu trên
thế giới: Thành tựu & Định hướng đổi mới vì An sinh xã hội, tạp chí Bảo hiểm Xã
hội.
4. Đỗ Hồng Ngọc, 2014, Chăm sóc sức khỏe ban đầu.
5. Edward Cohen, Trần Đình Tuấn, 2016, Vai trò của Công tác xã hội trong Sức
khỏe Tâm thần và Những gợi ý cho Việt Nam.
6. IASW, 2011, The role of Social work in Primary health care in Iceland.
7. Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai, 2014, Công tác xã hội cá nhân và gia
đình, Nxb Lao Động – Xã Hội.
8. Nhiều tác giả, 2017, Hướng dẫn thực hành Công tác xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần, Nxb Lao Động – Xã Hội.
9. Nhiều tác giả, 2016, Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, Nxb Lao
Động – Xã Hội.

10. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Hồng Kiên, 2013, Giáo trình Công tác xã hội
trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, Nxb Lao Động – Xã Hội.
11. University of Toronto. 2004. Interdisciplinary Education for Collaborative
Patient Centred Practice.
12. UNICEF, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, 2017, Công tác xã hội trong chăm
sóc sức khỏe cộng đồng, Nxb Lao Động – Xã Hội.
13. Trần Tuấn, 2010, Vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc y tế. Tài liệu hội
thảo “Phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực y tế”, Hà Nội.
14. WHO & UNICEF. 1978. Primary Health Care: Report of the International
Conference on Primary Health Care: Alma Ata, USSR. 6-12 September.

21


Trang Web:
1. />2. />3. />4. />
Danh mục viết tắt
Bộ LĐ-TB&XH
CTXH
CSSKBĐ
CSSKTT
GDSK
NVCTXH
SKTT
UBND

Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội
Công tác xã hội
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe tâm thần

Giáo dục sức khỏe
Nhân viên công tác xã hội
Sức khỏe tâm thần
Ủy ban nhân dân

22



×