Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu THỰC TIỄN về CHÍNH SÁCH đảm bảo AN NINH LƯƠNG THỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.18 KB, 53 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU THỰC TIỄN VỀ CHÍNH
SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH
LƯƠNG THỰC


Cơ sở lý luận
Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực (ANLT) không còn
xa lạ mà là mối quan tâm chung của các quốc gia và các tổ
chức trên thế giới. Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong Báo
cáo của Ngân hàng thế giới năm 1986 có nhan đề “Poverty
and Hunger, Issues and Options for Food Security in
Developing Countries”, khái niệm này đã dần được hoàn
thiện bởi các tổ chức thế giới như UNDP, FAO và được đưa
vào mục tiêu phát triển của các quốc gia. Do sự cấp thiết của
nó, ANLT được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan
tâm nghiên cứu.
Trong tài liệu chuyên khảo của Trung tâm nghiên cứu
nông nghiệp thế giới Australia (ACIAR) có loạt bài báo
nghiên cứu của các nhóm tác giả thuộc ACIAR và Việt Nam
về các chính sách an ninh lương thực của Việt Nam. Điển
hình như bài viết “Policy principles for food security” của
Elizabeth Petersen (2017) đã phân tích và đề xuất 10 nguyên
tắc chính sách để đảm bảo ANLT một cách có hiệu quả. 10
nguyên tắc chính sách được tác giả này đưa ra dựa trên sự
tổng hợp các nghiên cứu về những nguyên nhân gây mất


ANLT. Mỗi nguyên tắc đồng thời ảnh hưởng đến sự sẵn có,
khả năng tiếp cận và khả năng đảm bảo dinh dưỡng của lương


thực thực phẩm. Đáng chú ý nguyên tắc số 10 được tác giả
đưa ra là: “Mỗi mục tiêu/mục đích chính sách chỉ nên có duy
nhất một công cụ chính sách”. Điều này nhằm hạn chế việc
xung đột giữa các chính sách và giảm chi phí thông tin và chi
phí quản lý. Tuy nhiên nghiên cứu còn chưa phân tích rõ lý do
của tác giả khi lựa chọn ra các nguyên tắc này.
Tác giả Elizabeth Petersen còn có một bài viết
“Comparison of food security policies in Vietnam, Indonesia
and Australia” (2017) nhằm so sánh sự khác nhau về quan
điểm và mục tiêu của các chính sách đảm bảo ANLT của hai
quốc gia Indonesia và Australia là đại diện cho 2 nước có mức
độ ANLT hoàn toàn khác nhau và đưa ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam. Bài viết đã so sánh mục tiêu của chính sách
đảm bảo ANLT của hai chính phủ, chỉ ra rằng mục tiêu chính
của Indonesia theo đuổi là sự tự chủ về lương thực còn ở
Australia là đẩy mạnh phát triển thị trường và giúp cho người
nông dân gia tăng thu nhập. Qua phân tích sự hiệu quả về đảm
bảo ANLT của hai quốc gia này tác giả đưa ra khuyến nghị


Việt Nam tập trung và loại cây trồng thế mạnh và thúc đẩy
thương mại.
Bài báo “Overview of Vietnam’s food security policies”
của các tác giả Vu Hoang Yen, Nguyen Hong Nhung và Tran
Anh Dung (2017) thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam đã
đưa ra cái nhìn tổng quan về 5 nhóm chính sách đảm bảo
ANLT. Phân loại các nhóm chính sách dựa trên năm nhóm
nguồn lực cho phát triển nông nghiệp mà các chính sách
hướng đến: đất đai, cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật, nhân
lực, chính sách hỗ trợ địa phương, hệ thống phân phối lương

thực. Nghiên cứu này đã cho một cái nhìn tổng quan về 5
nhóm chính sách đảm bảo ANLT theo trình tự thời gian ban
hành nhưng mới ở dạng liệt kê thông thường chứ chưa đi
đánh giá nội dung và hiệu quả các chính sách.
Nhóm tác giả Elizabeth Petersen, Vu Hoang Yen, David
Vanzetti (2017) có một nghiên cứu chung mang tựa đề
“Evaluation of Vietnam’s food security policies” nhằm đánh
giá chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam dựa trên 10
nguyên tắc của tác giả Elizabeth Petersen đã đề xuất trong bài
“Policy principles for food security” (2017). Phân tích này


chỉ ra những mặt không tuân thủ 10 nguyên tắc kể trên trong
hệ thống chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam.
Nghiên

cứu

“Stakeholder

perceptions

on

the

development and effectiveness of food security policies in
Vietnam” của nhóm tác giả Tran Cong Thang, Vu Huy Phuc
và Elizabeth Petersen (2017) lại đánh giá sự nhận thức của đối
tượng chính sách và các bên liên quan về chính sách đảm bảo

ANLT của Việt Nam nhằm đánh giá mức độ hiệu lực của
chính sách đối với nhóm đối tượng của nó. Và cũng đưa ra
đánh giá về mức điểm mạnh, điểm yếu của các chính sách
đảm bảo ANLT theo nguyên tắc trên.
Nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức Action Aid (2016) đã
thực hiện nghiên cứu “Nông nghiệp Bền vững và ANLT Đường nào cho Việt Nam?”. Đáng chú ý nghiên cứu này đã
thực hiện loạt khảo sát, thống kê nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp
liên quan sử đụng đất, thu nhập của nông hộ, tình trạng cơ
giới hóa và nhận biết của nông dân với chính sách. Từ đó đưa
ra những so sánh sự tương đồng về mặt chính sách nông
nghiệp và ANLT giữa Việt Nam và Ấn Độ, chỉ ra những thách
thức trong thời gian tới.


Các tác giả trong nước cũng quan tâm nghiên cứu về
lĩnh vực này thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu khác.
Tác giả Trần Hồng Hạnh (2009) với bài viết “Tổng quan về
ANLT” đã tổng hợp các khái niệm ANLT theo các tổ chức thế
giới. Tác giả này còn đưa ra góc nhìn về sự liên quan giữa
ANLT với nghèo đói, liên hệ thực trạng ở Việt Nam và Lào.
Tác giả Trần Mạnh Tảo (2014) với bài báo “ANLT thế
giới và những hàm ý cho Việt Nam” đã nghiên cứu về thực
trạng ANLT trên thế giới dựa trên những khía cạnh về tính sẵn
có, tính ổn định và khả năng tiếp cận đối với nguồn lương
thực trên toàn cầu. Qua đó, tác giả dự báo một số nhân tố tác
động đến ANLT toàn cầu trong tương lai và gợi ý một số hàm
ý chính sách cho Việt Nam.
Trên góc độ nghiên cứu vùng, tác giả Nguyễn Kim Hồng
và Nguyễn Thị Bé Ba (2011) đã có nghiên cứu “An ninh
lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long” về mức độ đảm

bảo ANLT cấp vùng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long –
vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam dự báo đến năm
2050 và khả năng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANLT cho cả
nước.


Tác giả Nguyễn Văn Sánh (2009) có nghiên cứu “ANLT
quốc gia: nhìn từ khía cạnh nông dân trồng lúa và giải pháp
liên kết vùng và tham gia ‘4 nhà’ tại vùng Đồng bằng sông
Cửu Long” đưa ra đánh giá của tác giả về sự liên quan giữa
đảm bảo thu nhập của người nông dân trồng lúa với mục tiêu
đảm bảo ANLT quốc gia. Nghiên cứu này cũng đưa ra giải
pháp về việc liên kết vùng, liên kết Nhà nước – Nhà khoa học
– Nhà doanh nghiệp – Nhà nông nhằm đảm bảo ANLT dựa
trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho người nông dân tại Đồng bằng
sông Cửu Long.
Điển hình cho nghiên cứu về ANLT cho địa phương
thuộc nhóm vùng sâu, vùng xa, nhóm dân số có hoàn cảnh
khó khăn có bài báo của nhóm tác giả Nguyễn Viết Đăng, Lưu
Văn Duy và Mạc Văn Vững (2014) tựa đề “ANLT của các hộ
nghèo ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình: thực trạng và giải
pháp”. Nghiên cứu này đi sâu phân tích về khả năng đảm bảo
ANLT của nhóm hộ nghèo ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
dựa trên đặc điểm về địa hình và tập quán sinh hoạt của đồng
bào tại khu vực này và đề xuất một số giải pháp nhằm cải
thiện tình trạng. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số nguyên nhân
khách quan về đặc điểm địa lý và cả chủ quan về mặt nhân


khẩu học dẫn đến không đảm bảo ANLT của nhóm đối tượng

này.
Các nghiên cứu trên của các tác giả đã cho cái nhìn về
ANLT Việt Nam nói chung và một số góc nhìn đối với chính
sách đảm bảo ANLT. Ở một số nghiên cứu của các tác giả
khác về nông nghiệp hoặc ANLT quốc tế cũng đã đan xen một
số nhận định nhỏ liên quan đến gợi ý chính sách đảm bảo
ANLT cho Việt Nam. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế
quốc tế của tác giả Trần Hữu Đồng (2016) có tên “ANLT của
Nam Phi và Algeria: Nghiên cứu so sánh và gợi mở chính
sách cho Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạng ANLT ở quốc
gia Algeria – một quốc gia nghèo đói, nông nghiệp kém phát
triển và đưa ra đưa ra một số gợi ý chính sách đối với Việt
Nam.
Cũng nhìn nhận theo góc độ Kinh tế quốc tế về vấn đề
ANLT còn có luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Anh Thực
(2012) “ANLT của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế”. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng ANLT của Việt
Nam giai đoạn 1998 đến 2012 và đưa ra nhận định khái quát
các nhân tố ảnh hưởng đến ANLT Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra được một số quan điểm


định hướng của Nhà nước đối với việc đảm bảo ANLT nhưng
chưa đi sâu phân tích chính sách.
Ngoài ra còn có các báo cáo định kỳ của các tổ chức Thế
giới như WB, UNDP, FAO… thống kê tình hình liên quan đến
nông nghiệp, ANLT của thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích về chính sách của
Việt Nam về đảm bảo ANLT trong giai đoạn từ 1986 đến nay
trên góc độ Kinh tế chính trị và đưa ra nhận định cho giai

đoạn 2017 – 2025. Do vậy, luận văn của tác giả sẽ đóng góp
kết quả ở một góc độ nghiên cứu mới nhằm làm rõ hơn vấn đề
này.
Cơ sở lý luận về chính sách đảm bảo an ninh lương
thực
Một số khái niệm cơ bản
An ninh lương thực
Khái niệm về ANLT đã được hình thành từ lâu trên thế
giới và được đưa ra bởi các tổ chức và cá nhân khác nhau,
được bổ sung dần các khía cạnh về đảm bảo ANLT qua các
năm.


Trong Hội nghị lương thực thế giới 1974 của Liên Hợp
quốc tại Rome, khái niệm an ninh lương thực được hiểu theo
nghĩa hẹp là “sự sẵn có của nguồn cung lương thực thế giới ở
mọi lúc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong điều kiện
biến đổi về sản xuất và giá cả lúa gạo”.
Năm 1986, World Bank đưa ra khái niệm: An ninh lương
thực là khả năng tiếp cận của con người trong mọi lúc để có
đủ lương thực, nhằm đảm bảo cho hoạt động và sức khỏe.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới (WFS),
dưới sự bảo trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(FAO) năm 1996 đã đưa ra khái niệm về an ninh lương thực:
“An ninh lương thực là trạng thái mà ở đó tất cả mọi người,
tại mọi thời điểm, đều có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và
kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh
dưỡng, đáp ứng chế độ ăn uống và thị hiếu lương thực của
mình, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh” và
được thống nhất sử dụng trong Báo cáo về tình hình mất an

ninh lương thực năm 2001 của tổ chức này.
Các khái niệm trên cho thấy sự phát triển trong nhận
thức về an ninh lương thực và các điều kiện cần có để đảm


bảo ANLT. Với khái niệm được FAO đưa ra năm 1996 ta có
thể khái quát bốn điều kiện cần có để đảm bảo có an ninh
lương thực ở cấp độ quốc gia như sau:
Thứ nhất, sự sẵn có của nguồn lương thực: Nguồn lương
thực phải có sẵn tại mọi thời điểm đủ để cung cấp cho số
lượng dân số ngày càng tăng của đất nước và phù hợp với sự
thay đổi chế độ ăn uống.
Thứ hai, sự tiếp cận đối với nguồn lương thực: sự tiếp
cận phải dễ dàng về cả mặt vật chất và kinh tế đối với mọi
người dân. Có nghĩa là, thu nhập của dân cư tại một thời điểm
phải đảm bảo cho họ dễ dàng mua lương thực tại mức giá ở
thời điểm đó và có điều kiện dễ dàng để mua lương thực.
Những hạn chế về mặt vật chất như: khoảng cách địa lý, hệ
thống vận tải, phân phối lương thực không là trở ngại cho việc
tiếp cận nguồn lương thực cho người dân.
Thứ ba, sự ổn định của nguồn cung lương thực: nguồn
cung lương thực phải ổn định về số lượng và mức giá trong
một khoảng thời gian đủ dài. Không có sự thay đổi bất ngờ về
mức giá hay biến động về số lượng gây nên những xáo trộn
thị trường lương thực gây khó khăn cho người dân.


Thứ tư, sự an toàn và chất lượng của lương thực: nguồn
lương thực được cung ứng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, để đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho người tiêu dùng

lương thực.
Để đánh giá mức độ đảm bảo ANLT ở các quốc gia, tổ
chức nghiên cứu độc lập The Economist Intelligent Unit đã
đưa ra Chỉ số ANLT toàn cầu (Global Food Security Index –
GFSI). Đây là một chỉ số đáng tin cậy được công nhận trên
toàn thế giới. Hàng năm các quốc gia trên thế giới được đánh
giá mức độ đảm bảo ANLT theo thang điểm 100 và xếp hạng
từ trên xuống dưới theo tình hình đảm bảo ANLT quốc gia.
ANLT là một trong bảy thành tố của “an ninh con
người” bao gồm: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh
y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng
và an ninh chính trị. Khái niệm này lấy con người làm trung
tâm, mỗi khía cạnh đề cập đến một nhu cầu cơ bản của con
người. Sáu thành tố còn lại của an ninh con người đề cập đến
khả năng bảo vệ con người trước những tác nhân từ bên ngoài
và các mối đe dọa về: môi trường, dịch bệnh, thiếu thốn kinh
tế, an toàn cá nhân, cá nhân trong cộng đồng. Khái niệm
ANLT đề cập đến nhu cầu ăn uống của con người – nhu cầu


cơ bản nhất. Mối đe dọa mà khái niệm này nhắc đến bao gồm
cả về nguồn cung lương thực, hệ thống phân phối hiệu quả và
khả năng tiếp cận lương thực thông qua trao đổi, mua bán.
(UN, 2009).
Khái niệm chính sách đảm bảo ANLT
Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư
tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác
động lên các đối tượng (khách thể quản lý) nhằm thực hiện
những mục tiêu nhất định.
Chính sách đảm bảo an ninh lương thực là tổng thể các

quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước
sử dụng để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn thể cư dân
của đất nước.
Các chính sách đảm bảo an ninh lương thực hiện nay
chúng ta có thể thấy thường được thể hiện thông qua các Nghị
quyết của Đảng và Chính phủ, các Nghị định, Kế hoạch,
Chiến lược, Thông tư… có nội dung nhằm đảm bảo ANLT
trên các góc độ khác nhau.


Sự cần thiết của chính sách đảm bảo ANLT
Mỗi chính sách công đều là công cụ quản lý hoặc công
cụ phục vụ của Nhà nước đối với xã hội. Chính sách đảm bảo
ANLT là một chính sách nhằm điều chỉnh việc đảm bảo
quyền lợi cơ bản của con người về lương thực, thực phẩm.
Trong nền kinh tế, các nguồn lực là khan hiếm và các chủ thể
phải cạnh tranh nhau nhằm tranh giành quyền sử dụng tối đa
các nguồn lực. Cơ chế kinh tế thị trường có những mặt ưu việt
nhưng cũng tồn tại những khuyết tật của nó. Ba trong số các
khuyết tật của cơ chế thị trường là thông tin không hoàn hảo,
bất bình đẳng trong phân phối, khủng hoảng kinh tế đều là
nguy cơ đe dọa dẫn đến mất ANLT cho mỗi quốc gia.
Lương thực là loại vật chất cơ bản đảm bảo sự tồn tại,
dinh dưỡng và sức khỏe cho con người để đảm bảo hoạt động
bình thường. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, vì các
khuyết tật nêu trên, không phải người dân nào cũng có cơ hội
tiếp cận một cách dễ dàng và đầy đủ với nguồn lương thực vì
các lí do chủ yếu là thiếu thốn nguồn cung, khả năng tài chính
và khoảng cách địa lý. Trong khi nhu cầu về lương thực là
nhu cầu cơ bản nhất trong các nhu cầu của con người. Việc

thiếu lương thực có thể dễ đến các nguy cơ như xung đột, mâu


thuẫn xã hội, suy thoái giống nòi, thiếu thể lực dẫn đến chất
lượng nguồn nhân lực kém làm suy yếu nền kinh tế. Do vậy,
chính sách đảm bảo ANLT là một chính sách quan trọng và
cần thiết cần được nghiên cứu thực hiện nghiêm túc. Chính
sách đảm bảo ANLT hợp lý sẽ điều chỉnh việc sử dụng các
nguồn lực một cách hiệu quả để vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế
vĩ mô vừa đảm bảo các mục tiêu về xã hội, môi trường hướng
đến sự phát triển bền vững của quốc gia.
Mục tiêu của chính sách đảm bảo ANLT và các chính
sách bộ phận
- Mục tiêu của chính sách đảm bảo ANLT
Mục tiêu của chính sách đảm bảo ANLT được phát triển
dựa trên mục tiêu chung về đảm bảo ANLT: đảm bảo khả
năng tiếp cận dễ dàng, tại mọi thời điểm đối với nguồn lương
thực an toàn cho người dân Việt Nam. Do đó, mục tiêu của
chính sách đảm bảo ANLT sẽ bao gồm:
Đảm bảo nguồn cung lương thực: Đảm bảo khả năng
cung ứng lương thực đáp ứng nhu cầu về ăn uống hoặc phục
vụ sản xuất


Đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực cho người dân:
đảm bảo mọi người tại mọi thời điểm đều có khả năng tiếp
cận về cả vật lý và tài chính đối với nguồn lương thực. Mục
tiêu này nhằm đảm bảo mọi người dân không bị hạn chế về
mặt khoảng cách địa lý, năng lực hành vi, mức thu nhập.
Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tính an toàn, vệ sinh của

lương thực: lương thực nhằm phục vụ ăn uống phải đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, việc tiêu thụ không gây ngộ độc
hoặc làm suy giảm sức khỏe con người.
Những nội dung chính trên sẽ được thể chế hóa thành
các văn bản chính sách cụ thể nhằm điều chỉnh các mục tiêu
nhất định gồm:
- Các chính sách bộ phận
Chính sách quy hoạch diện tích gieo trồng cây lương
thực: Nhằm lựa chọn và duy trì cho tương lai diện tích đất cho
mục đích trồng cây lương thực.
Chính sách nâng cao trình độ khoa học - công nghệ
trong sản xuất lương thực: Nhằm cải tiến về mặt công cụ lao
động giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lương
thực, thực phẩm.


Chính sách tăng cường khả năng tiếp cận lương thực
của người dân: gia tăng khả năng tiếp cận như thu hẹp khoảng
cách địa lý, giảm chi phí giao dịch, chi phí đi lại trong mua
bán lương thực, tăng thu nhập cho người dân…
Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn lương thực, thực
phẩm: đảm bảo lương thực dành cho ăn uống là có lợi cho sức
khỏe con người.
Chính sách dự trữ và xuất khẩu lương thực: nhằm dự trữ
lương thực dư thừa cho sản xuất nhằm đối phó khi mất mùa,
mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tiêu thụ lượng sản
phẩm dư thừa.
Chính sách đối phó khi xảy ra khủng hoảng lương thực:
các biện pháp tạm thời và khẩn cấp giúp giải quyết nhanh
chóng khủng hoảng lương thực, ổn định kinh tế - xã hội khỏi

những cú sốc của thị trường.
Tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo ANLT quốc gia
- Xây dựng bộ máy
Bất cứ chính sách nào cũng cần có bộ máy tổ chức thực
hiện thì mới phát huy được tác dụng trong thực tế. Thành
công của một chính sách kinh tế - xã hội phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực hoạt động của bộ máy và cán bộ thực hiện chính


sách. Thông thường, các cơ quan trong bộ máy hành pháp sẽ
gánh trách nhiệm chính trong thực hiện chính sách công. Nếu
bộ máy thực hiện chính sách quan liêu, hoạt động kém hiệu
lực và hiệu quả, nếu các cán bộ công chức thiếu năng lực,
trách nhiệm và trong sạch thì việc thực hiện chính sách sẽ khó
khăn, bóp méo các mục tiêu của chính sách hoặc thực hiện sai
chính sách.
- Triển khai thực hiện chính sách đảm bảo ANLT quốc
gia
Sau khi các kênh thông tin được thiết lập, cơ quan thực
hiện chính sách cần sử dụng các kênh này để phổ biến chính
sách. Những thông tin về chính sách phải được phổ biến
không chỉ đến các đối tượng của chính sách, những người
thực thi chính sách, mà cả những thành phần có liên quan: các
cơ quan phối hợp thực hiện chính sách, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương…
Những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện
chính sách bao gồm: văn bản chính sách, các quy định của
pháp luật liên quan đến chính sách và thực thi chính sách; các
quyết định thành lập bộ máy thực hiện chính sách và bổ



nhiệm các cá nhân chịu trách nhiệm; tiêu chuẩn, chế độ dành
cho những người tham gia thực hiện chính sách; phân bổ các
nguồn lực cho thực hiện chính sách... Những thông tin về quá
trình thực hiện chính sách, kể cả những vấn đề phát sinh cũng
cần được cung cấp cho những người tham gia thực hiện chính
sách.
Thực chất thực hiện chính sách là tiến hành triển khai
các giải pháp thực hiện mục tiêu của chính sách. Việc thực
hiện các giải pháp chính sách liên quan đến bộ phận nào thì
những người có trách nhiệm phải giao nhiệm vụ cụ thể cho
các cá nhân và bộ phận đó. Để thực hiện được các nhiệm vụ
được giao, các cá nhân và bộ phận phải được giao các nguồn
lực cần thiết: tài liệu, tiền, xe cộ, các phương tiện vật chất
khác...
Cần lưu ý, việc giao nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận
và các nguồn lực cần thiết đi kèm phải phù hợp với các quy
định của pháp luật. Đồng thời, phải tính đến yêu cầu sử dụng
các nguồn lực hiệu quả. Tuy nhiên, những quy định của pháp
luật không phải khi nào cũng phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc
kiến nghị sửa đổi những quy định của pháp luật không còn
phù hợp là cần thiết.


- Thanh tra, kiểm tra
Để đánh giá đúng việc thực hiện chính sách, những
người chịu trách nhiệm cần phải kiểm tra trên thực địa. Việc
kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên, không cần thông
báo trước. Việc trao đổi tình hình với các cán bộ tham gia
thực hiện chính sách trên thực địa, với các đối tượng chịu sự
tác động của chính sách cần được thực hiện công khai, thiết

thực. Tuy nhiên, việc trao đổi trực tiếp của những người chịu
trách nhiệm thực hiện chính sách có nhiều ưu điểm nhưng
không phải lúc nào cũng đầy đủ, chính xác. Do đó, việc kiểm
tra thực địa cần phải kết hợp với các kênh thông tin khác.
Phân tích tình hình thực hiện chính sách của cơ quan
thực hiện chính sách là cần thiết nhưng chưa đủ vì nó mang
nặng tính chủ quan của các nhà quản lý. Vì vậy, cần phải tổ
chức trao đổi, đánh giá việc thực hiện chính sách. Thành phần
tham gia trao đổi bao gồm cơ quan thực hiện chính sách, các
cơ quan phối hợp, các chuyên gia… và đặc biệt là các đối
tượng chịu sự tác động của chính sách.
Trong hoặc sau giai đoạn tổ chức thực thi chính sách, nội
dung trao đổi, đánh giá việc thực hiện chính sách là xem xét,


đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực thi
chính sách và các tác động chính sách nhằm hoàn thiện hoạt
động của bộ máy tổ chức thực thi chính sách, phát hiện những
bất cập của chính sách.
- Đánh giá, điều chỉnh và tổng kết chính sách
Sau quá trình thực hiện chính sách, toàn bộ những ưu,
nhược điểm của chính sách và tổ chức thực hiện chính sách
được bộc lộ. Hoạt động đánh giá chính sách cho phép các nhà
hoạch định, các cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua
và ban hành chính sách, các cơ quan tổ chức thực hiện chính
sách có cơ sở điều chỉnh, hoàn thiện chính sách và tổ chức
thực hiện chính sách trong chu trình mới.
Qua đánh giá chính sách và tổ chức thực hiện chính sách
có thể phát hiện những ưu nhược điểm trong bản thân chính
sách hoặc trong quá trình thực hiện. Khi đó cần phải tiến hành

điều chỉnh chính sách. Việc điều chỉnh chính sách có thể diễn
ra ở một số nội dung hoặc ở tất cả các giai đoạn của quá trình
chính sách, dẫn đến có nhiều loại điều chỉnh khác nhau đối
với một chính sách. Chẳng hạn có thể điều chỉnh mục tiêu


chính sách, điều chỉnh các giải pháp chính sách, điều chỉnh về
tổ chức thực hiện chính sách, người chịu trách nhiệm chính...
Tổng kết chính sách là đánh giá toàn bộ chu trình chính
sách: từ hoạch định và thể chế hóa chính sách; triển khai, thực
hiện chính sách và điều chỉnh chính sách. Việc tổng kết phải
đáp ứng các yêu cầu sau:
Đánh giá được ưu điểm của chính sách, trên tất cả các
phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…
Các ưu điểm này sẽ được đo lường bằng các tiêu chí: tính phù
hợp, tính hệ thống, tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách…
Đánh giá đầy đủ các nhược điểm của chính sách. Để
đánh giá các nhược điểm của chính sách và việc tổ chức thực
hiện chính sách, cần xem xét kỹ chi phí, thời gian thực hiện
chính sách; những mâu thuẫn xã hội nảy sinh khi thực hiện
chính sách; những tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện
chính sách...
Các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến
thực hiện chính sách. Xác định đúng những nhân tố khách
quan và chủ quan để làm rõ nguyên nhân của các ưu điểm,


nhược điểm của chính sách và việc tổ chức thực hiện chính
sách nhằm rút kinh nghiệm cho chu trình chính sách tiếp theo.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đảm bảo

ANLT quốc gia
Đối với mỗi chính sách khi ban hành đều có những tác
động nhất định đến xã hội và chịu sự ảnh hưởng của một số
nhân tố khác, có thể chia làm 2 loại: nhân tố khách quan và
nhân tố chủ quan.
Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chính sách bao gồm:
Chất lượng nhân lực tham gia hoạch định, tổ chức thực
hiện và kiểm tra, giám sát chính sách. Đây là yếu tố có vai trò
quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nguồn
nhân lực chủ yếu là các cán bộ, công chức và nhân viên đang
hoạt động tại các cơ quan của Nhà nước về nông nghiệp đóng
vai trò trực tiếp tham gia dự thảo chính sách, tổ chức thực
hiện chính sách. Năng lực cán bộ thường được đo bằng đạo
đức công vụ, trình độ đào đào tạo chuyên môn, năng lực thực
tế, năng lực tổ chức… Nếu năng lực của đội ngũ cán bộ tốt
các mục tiêu chính sách sẽ đạt được, chính sách được thực thi
một cách có hiệu quả; quá trình giám sát, kiểm tra chính sách


được thực hiện khách quan nên sẽ kịp thời điều chỉnh chính
sách phù hợp.
Nguồn lực tài chính: Nguồn tài chính chủ yếu cung cấp
cho chính sách đảm bảo ANLT chủ yếu từ ngân sách nhà nước
thu từ thuế. Ngoài ra còn có một phần từ các viện trợ phát
triển chính thức từ một số quốc gia và tổ chức thế giới. Nguồn
ngân sách lớn là cơ sở để Nhà nước có các biện pháp chính
sách phù hợp và có điều kiện thực hiện các biện pháp hỗ trợ
các đối tượng cao hơn. Ví dụ nguồn ngân sách của chính phủ
Mỹ rất lớn là cơ sở để nước này thực hiện các chính sách cho
vay vốn đầu tư thiết bị công nghệ cao đối với người nông dân

tạo hiệu quả sản xuất cao một cách nhanh chóng, tạo ra năng
suất cao và chất lượng sản phẩm ưu việt.
Tính chất của vấn đề chính sách ANLT: các chính sách
đảm bảo ANLT nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau trong
việc đảm bảo ANLT. Những vấn đề mang tính chất lâu dài
như nâng cao nguồn nhân lực trong nông nghiệp hay cải thiện
cơ sở hạ tầng đòi hỏi thời gian thực hiện lâu dài, lượng vốn
lớn. Những vấn đề mang tính chất cấp bách như cứu trợ lương
thực cho các vùng xảy ra thiên tai lại đòi hỏi việc thực thi
chính sách nhanh chóng, huy động gấp các nguồn lực sẵn có.


Như vậy, tính chất của vấn đề chính sách đảm bảo ANLT là
một nhân tố tác động đến quá trình ban hành và tổ chức thực
thi một chính sách.
Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách đảm bảo
ANLT gồm:
Cơ chế thị trường: Cơ chế kinh tế này cho phép mở rộng
quy mô huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
cho sản xuất và chế biến lương thực, từ đó đảm bảo nguồn
cung lương thực và cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân.
Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có không ít khuyết tật, ảnh
hưởng xấu đến an ninh lương thực. Trong cơ chế thị trường,
theo đuổi lợi nhuận làm cho vệ sinh an toàn lương thực, thực
phẩm có thể không được đảm bảo; cung - cầu lương thực
thường xuyên mất cân đối… từ đó đe dọa an ninh lương thực.
Môi trường kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế: đây là
những nhân tố thuộc về tình hình kinh tế - xã hội, cơ sở vật
chất, quan hệ kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế. Nếu
tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ổn định sẽ

thuận lợi cho việc dự báo, hoạch định chính sách phù hợp và
thuận lợi cho quá trình thực thi chính sách. Nếu các yếu tố


×