Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch Quần Thể Di Tích Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.15 KB, 21 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TẠI HÀ NỘI
A. MỞ BÀI:
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh:
Nguyễn Sinh Cung trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng
Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An , là nhà cách mạng,
người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng
và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam
trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản
Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày
2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở
Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh
của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu
hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa
Việt Nam.Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác
phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình
chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.
Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Hà Nội ngày nay
được gọi bằng tên chính thức: Khu di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Phủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch- là nơi sống và làm việc lâu
nhất của Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969),.
Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành
Thăng Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc
đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn
quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến


chống Pháp kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời. Ngày nay khu di tích Phủ Chủ tịch


nằm trên địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Phía Bắc
Khu di tích giáp Hồ Tây, phía Nam giáp chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh;
phía Tây liền kề với Bách Thảo, phía đông nhìn thẳng ra đường Hùng Vương,
Lăng Bác và quảng trường Ba Đình – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào mùa thu năm
1945. Diện tích toàn bộ Khu di tích hơn 10 ha, bao gồm nhà cửa, vườn cây
xanh, thảm cỏ, ao cá và sân, đường đi lối lại. Theo tính chất của các công trình
kiến trúc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại những nơi đó, Khu di tích
được chia thành ba khu vực:
Khu A: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc. Các di tích ở đây liên
quan trực tiếp tới cuộc sống đời thường và hoạt động của Người trong 15 năm
cuối đời. Đó là:
1. Di tích nhà 54 – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ cuối năm 1954 đến
giữa tháng 5 năm 1958.
2. Di tích nhà sàn gỗ- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ giữa tháng 5 năm
1958 đến năm 1969.
3. Di tích nhà 67- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong thời gian đế quốc
Mỹ bắn phá miền Bắc ác liệt (1967 – 1969), nơi Người chữa bệnh và qua đời.
4. Các di tích khác như: vườn cây xanh, ao cá, nhà bếp và xe ôtô Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã sử dụng.
Khu B và C: gồm có nhà khách Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chính phủ và vườn
cây xung quanh các nơi này. Hiện nay, khu vực này Nhà nước và Chính phủ vẫn
đang làm việc.
Chỉ có khu vực xung quanh Phủ Chủ tịch và các di tích chính ở khu A được đưa
vào hoạt động, phục vụ cho công tác tuyên truyền phát huy tác dụng. Toàn bộ

Khu di tích có khoảng 1456 hiện vật (trong đó đang trưng bày 759 hiện vật)
thuộc nhiều chất liệu khác nhau. Các di tích, hiện vật, tài liệu đang được lưu giữ
tại nơi đây đều đảm bảo tính nguyên gốc, nguyên trạng như những ngày cuối
cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nơi đây từ năm 1954 đến năm
1969. Trong 15 năm đó Người đã cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra
đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam và lãnh đạo
nhân dân vượt qua những thử thách cam go ác liệt để thực hiện đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước; góp
phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập, dân tộc dân chủ, vì hoà bình và tiến
bộ xã hội của thế giới. Với tất cả những ý nghĩa đó, sau ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh đi xa (ngày 2-9-1969), nơi Người ở và làm việc cùng với các di tích, kỷ


vật ở đây đã trở thành những vật chứng quý giá, biểu tượng thiêng liêng về cuộc
sống, hoạt động của Người trong 15 năm cuối đời.

B. NỘI DUNG: Khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh là một điếm đến du
lịch thu hút khách du lịch bởi văn hóa và phong cảnh nơi đây, đây là một tổ hợp
có nhiều các điểm di tích khác nhau nhưng đều gắn bó với cuộc sống của Hồ
Chí Minh – Chủ tịch vĩ đại của nước Việt Nam ta.

1. Điểm di tích: Phủ Chủ tịch:
Điểm di tích đầu tiên trong hành trình tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là toà nhà Phủ Chủ tịch. Đây là toà nhà sang trọng, bề
thế, cao bốn tầng nhìn thẳng ra đường Hùng Vương.
a, Lịch sử hình thành: Cuối thế kỷ 19, trong quá trình xâm lược Việt
Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy khá hoàn chỉnh từ trung ương cho
đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương; ở các kỳ là

Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc; ở các tỉnh là các Công sứ... nhằm phục vụ cho
việc cai trị Việt Nam.
Sau khi chiếm được Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã tiến hành xây dựng
thành phố Hà Nội mới, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có trụ sở
Phủ toàn quyền Đông Dương, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất.
Công trình Phủ Toàn quyền Đông Dương (tiếng Pháp: Palais du Gouvernement
général de l'Indochine) tại Hà Nội do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế
và được xây dựng trong . Năm 1954, Việt Nam đánh bại Pháp tại chiến dịch
Điện Biên Phủ và chuyển chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Hà Nội.
Nơi đây được dùng làm công thự cho Chủ tịch nước và bộ máy cơ quan giúp
việc. Từ đó có tên gọi chính thức là Phủ Chủ tịch cho đến ngày nay.
Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường chủ trì các phiên họp Hội đồng
Chính phủ quyết định những vấn đề lớn, quan trọng của đất nước; tiếp đón
khách quốc tế và gặp gỡ đại biểu nhân dân Việt Nam.


Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (ngày 2 tháng 9 năm 1969), Phủ Chủ tịch
trở thành một trong những di tích lưu niệm về Người được Nhà nước xếp hạng
là di tích đặc biệt quan trọng trong tổng thể Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ
Chủ tịch. Song từ đó đến nay toà nhà này vẫn là nơi làm việc của Chủ tịch nước;
những hoạt động có ý nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vẫn được tiến
hành trọng thể ở đây.
b, Kiến trúc: Phủ có tổng cộng 30 phòng và đặc biệt là mỗi phòng lại có
một phong cách trang trí khác nhau. Tòa nhà được bao phủ bởi lớp vôi màu
vàng đậm và nằm sau cổng sắt lớn.
Theo thiết kế ban đầu dành cho Phủ Toàn quyền Đông Dương, mặt bằng của
tòa nhà được thiết kế đối xứng, nghĩa là sẽ được xây dựng theo hình chữ U. Cụ
thể hơn, tòa nhà này có hai tầng chính đặt trên một tầng đế, trên cùng là một
tầng sát mái. Theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, tầng đế là tầng mà nửa

hầm xây nổi, có kẻ mạch vữa giả đá và được đặt các phòng phục vụ. Tầng hai
thì được sử dụng làm phòng khách, phòng làm việc và phòng đại tiệc. Các
phòng ở tầng này rộng, được thiết kế sao cho thật trang trọng, phù hợp với các
buổi họp. Ngoài ra còn có tầng ba được thiết kế thành các phòng riêng làm nơi
ở, nghỉ ngơi của toàn quyền. Tầng ba là những phòng riêng và nơi ở của toàn
quyền. Kiến trúc tòa nhà là sự kết hợp hoàn mỹ giữa Pháp và Ý. Duy nhất chỉ có
khu vực vườn xung quanh, nơi được trồng các loại cây thuần Việt như xoài,
nhãn,… là còn mang dấu ấn Việt Nam trong đó. Cho đến nay, nơi đây vẫn được
sử dụng là nơi làm việc của Chủ tịch nước và những hoạt động có ý nghĩa quan
trọng của Đảng và Nhà nước vẫn được tiến trang trọng ở đây. Tuy nhiên, sau khi
Bác qua đời, nơi đây trở thành một trong những di tích lịch sử lưu niệm về Hồ
Chí Minh và được Nhà nước xếp hạng là di tích đặc biệt. Vậy nên, không mở
cửa tự do cho công chúng vào bên trong tòa nhà. Nhưng du khách vẫn có thể
mua vé để vào tham quan khu vườn cây xung quanh hay giàn hoa nơi Bác hay
tiếp khách.


2. Điểm di tích: LĂNG CHỦ TỊCH:
a. Vị trí: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch,
Lăng Bác, Lăng Ba Đình là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí
của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít
tinh lớn.
b. Lịch sử hình thành: Sau Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Ban phụ
trách quy hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn,
Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu quy hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ
tịch.Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam
bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và
trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm
tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản

Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do
các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.
c. Kiến trúc: Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan
truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc và Việt
kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân,
Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một
đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý
kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200
phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và
đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An.
745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.
Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến
của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế
sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.


Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất
cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng
khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng
còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong
trường hợp có chiến tranh. việc thiết kế hết 2 năm. Lăng được xây dựng trên nền
cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc
mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9
năm 1973.
Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ
các con suối thuộc Xã Kim Tiến,Huyện Kim Bôi,Tỉnh Hòa Bình do người dân
tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương,
Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá
Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được

đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái
Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây
từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở
Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham
gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu
sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên
Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài
nhẵn để trang trí cho Lăng.
Trong lăng là thi hài Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính được ghép bằng đá
đen huyền lấp lánh. Qua lớp kính trong suốt, Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần
áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su.
Lăng có chiều dài 320 m, rộng 100 m, và 240 ô cỏ xanh tươi suốt bốn mùa
Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp,
lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang,
những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá


hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ:
"Chủ tịch Hồ-Chí-Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu
kiến trúc hiện thực xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lênin . Là nơi
trang nghiêm của Hà Nội, lăng được bảo vệ cẩn mật. Bên phía tây của quảng
trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi
nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các
tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng. Lăng được khánh thành vào ngày
29 tháng 8 năm 1975.
Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu
đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền
sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý
hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ
cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên,

Quảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề
mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi
hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây
hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79
năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai
rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai
người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần
Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có
2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa,
hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.[11] Thi
hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài
Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép
cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác.
Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những
người thợ bậc thầy của hai nước Việt - Xô chế tác. Giường được chế tác bằng
đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ


chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ
thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự
động.
Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đông, hai phía
Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn.
Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh,
duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt
bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, Lễ thượng cờ được bắt đầu vào lúc 6 giờ
sáng (mùa nóng); 6 giờ 30 phút sáng (mùa lạnh) và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 9 giờ tối
hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và
hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường
là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà

sàn Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở
các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.

3. Điểm di tích: Bảo tàng Hồ Chí Minh:
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 25/11/1970 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 206 - NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây
dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
Hội đồng Chính phủ. Ban có nhiệm vụ: “Xây dựng ngay kế hoạch toàn diện về
Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh để Bộ Chính trị và Chính phủ xét duyệt; bảo quản
tốt khu lưu niệm, các di tích và hiện vật lưu niệm của Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ
tịch”.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian đó là giữ gìn và bảo quản
Khu di tích Phủ Chủ tịch, tập trung sưu tầm, kiểm kê, bảo quản những tài liệu,
hiện vật gắn bó với cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Song song với việc quy
hoạch, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ có trình độ đại học về lịch sử và nghiệp vụ
bảo tồn bảo tàng là việc xây dựng nội dung trưng bày bảo tàng. Để thực hiện
nhiệm vụ này Ban phụ trách đó chủ động phối hợp với nhiều cơ quan khoa học


ở trung ương và địa phương tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về tư tưởng,
cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1975, cùng với việc khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung
ương Đảng cho phép mở cửa Khu di tích Phủ Chủ tịch, nơi có ngôi nhà sàn lịch
sử, đón khách trong và ngoài nước đến tham quan và tưởng niệm về Người.
a, Vị trí: Bảo tàng Hồ Chí Minh là một bảo tàng vào loại lớn nhất của
Việt Nam. Bảo tàng tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vật, tư liệu
về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh. Nằm trong khu vực có nhiều di tích
như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ chủ tịch, Chùa Một Cột... tạo
thành một quần thể các di tích thu hút khách tham quan trong và ngoài nước tọa
lạc tại số 19, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

b, Lịch sử hình thành: Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng
theo nguyện vọng của nhân dân Việt nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi
nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập tư tưởng,
đạo đức, phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt
Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hữu nghị và hoà bình
với nhân dân thế giới.
Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và kháng thành vào đúng
ngày 19-5-1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh
hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn”, như Nghị quyết của Tổ chức giáo
dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã thừa nhận.
c, Kiến trúc: Tòa nhà bảo tàng là khối hình vuông vát góc, đặt chéo,
cao gần 20m, mỗi chiều dài 70m mang biểu tượng một bông sen trắng thanh tao.
Bốn khối hình vuông ở tầng trên cùng vừa là cánh sen, vừa là 4 khuôn cửa
hướng trông ra đường Hùng Vương, nhà sàn của Bác, đường Ngọc Hà, Phố
Nguyễn Thái Học.
Chính những sự cách điệu từ 4 khối hình vuông này đã gắn kết kiến trúc của
công trình với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Từ đường Hùng Vương theo


phố Chùa Một Cột dẫn tới cửa chính của Bảo tàng, Con đường như gạch nối
giữa truyền thống lịch sử với thời đại Hồ Chí Minh. Mặt trước Bảo tàng, trên
hình vuông 8m mỗi cạnh là bức phù điêu lớn hình quốc kỳ và búa liềm đan
quyện vào nhau thể hiện tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – mục tiêu
con đường mà Bác, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang đi tới. Hồ nước
tròn nhân tạo có đường kính 18m với hòn non bộ bằng đá thiên nhiên vùng Hoa
Lư cao hơn 7m cạnh tòa nhà tạo thêm khung cảnh khu bảo tàng thêm sống động,
gần gũi. Với diện tích 18.000m2 sử dụng, Bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành bảo
tàng lớn nhất và hiện đại nhất nước ta. Tầng trưng bày gồm 3 không gian chính
có quan hệ mật thiết với nh Gian long trọng có chiều cao hơn 9m, trần vòm
tượng trương cho bầu trời, sàn trang trí hoa lá 4 mùa đất nước. Trung tâm đặt

tượng đồng toàn thân đứng của Hồ Chủ tịch. Tượng cao 3m5, trên bệ 0,6m,
nặng 3 tấn.
Gian mở đầu phần trưng bày có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là nơi tổ
chức các nghi lễ trọng thể. Phần trưng bày tiểu sử gồm hơn 2000 tài liệu, hiện
vật, các phim tư liệu, các tác phẩm nghệ thuật được trình bày hệ thống giới thiệu
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm đờng cứu dân
cứu nước, lãnh đạo nhân dân Việt Nam phấn đấu vì độc lập, tự do, vì sự nghiệp
dân giàu nước mạnh và Hoà Bình hữu nghị giữa các dân tộc. Phía bên phải phần
tiểu sử là các tổ hợp không gian hình tượng mô tả đất nước Việt Nam, những
chặng đường đấu tranh và thắng lợi của nhân dân Việt Nam gắn liền với tên tuổi
và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên trái phần tiểu sử là các
gian chuyên đề về một số sự kiện lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay,
thông qua các tư liệu, các tác phẩm nghệ thuật và phương tiện kỹ thuật giới thiệu
những biến cố của thời đại tác động tới cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và thắng lợi của nhân dân Việt Nam
Bảo tàng Hồ Chí Minh còn có tầng triển lãm các chuyên đề về Chủ tịch Hồ
Chí Minh, về hình ảnh của đất nước Việt Nam và các chuyên đề khác. Bảo tàng


có kho báu quản hiện vật, tư liệu, có thư viện, có các hội trường phục vụ thuận
lợi các hội nghị khoa học và các hoạt động văn hoá khác.

4. Điểm di tích: DI TÍCH NHÀ 54:
Sau khi quyết định dành Phủ Toàn quyền cũ để Nhà nước làm việc và tiếp
khách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn một ngôi nhà nhỏ mái ngói, ở gần bờ ao
để ở và làm việc. Ngôi nhà này vốn là nơi ở của người thợ điện nằm trong khu
vực dành cho các nhân viên phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương trước đây.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại ngôi nhà này từ tháng 12 năm 1954,
vì vậy ngôi nhà có tên là “Nhà 54”. Người ở và làm việc tại ngôi nhà này gần 4
năm từ 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển

sang ở ngôi nhà sàn được xây dựng trong khu vườn Phủ Chủ tịch phía bên kia
bờ ao, nhưng hàng ngày Người vẫn trở về nơi đây để dùng cơm và khám sức
khoẻ định kỳ. Bởi vậy Nhà 54 là nơi gắn bó với cuộc sống đời thường của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong suốt 15 năm cuối cùng của cuộc đời.
a, Vị trí địa lí: Thuộc khu di tích ở phủ chủ tịch: Khu đất này nguyên là
phần đất phía tây bắc của Hoàng Thành thuộc Kinh thành Thăng Long xưa.
Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà
Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông
Dương được xây dựng trên mảnh đất này.
b, Lịch sử hình thành: Ngày 15-10-1954, sau khi quân ta tiến vào
Thủ đô được năm ngày, Bác bí mật vào Hà Nội và tạm dừng chân ở nhà thương
Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương quân đội 108). Lúc này việc chọn cho
Bác một chỗ ở riêng được các đồng chí lãnh đạo đặt ra và trao đổi nhiều
lần.Nhưng các biệt thự đẹp, sang trọng ở dọc các phố Phan Đình Phùng, Hoàng
Diệu, Nguyễn Gia Thiều, Lý Nam Đế… lần lượt có chủ mới. Đó là những cán
bộ cấp cao từ chiến khu mới về. Với mong muốn có một nơi làm việc khi đất
nước còn trong hoàn cảnh khó khăn người đã chọn căn nhà 54 là nơi gắn bó


trong gần 4 năm từ 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958.54 là năm mà Bác chuyển
đến nở và lấy năm đặt tên cho ngôi nhà.
c, Kiến Trúc: Nhà 54 có ba phòng, phía giáp ao là phòng làm việc và
cũng là nơi Người tiếp khách, ở giữa là phòng ăn, cuối cùng là phòng ngủ. Mọi
đồ dùng sinh hoạt của Người cùng với tài liệu sách báo Người đang đọc, những
món quà lưu niệm bạn bè quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn được giữ
nguyên, xếp đặt gọn gàng, hợp lý, khoa học như những ngày cuối cùng của
Người.
Tại phòng ăn của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đang trưng bày một bộ đồ ăn
hàng ngày của Người. Bữa cơm hàng ngày của Người chỉ vài ba món. Khi mời
khách dùng cơm thân mật. Người thường nhắc các đồng chí phục vụ nấu món ăn

phù hợp khẩu vị của khách để mọi người ngon miệng.
Trong phòng ngủ, đồ dùng sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đơn giản,
như mọi người dân bình thường: một bộ bàn ghế để Người đọc sách ban đêm,
một chiếc giường nhỏ đơn giản không kiểu cách, cầu kỳ, chiếc tủ đựng quần áo.
Trong tủ chỉ có vài ba bộ quần áo Người mặc hàng ngày và bộ quần áo kaki
Người dùng khi tiếp khách hoặc đi công tác…
Tổng số tài liệu hiện vật ở trong nhà 54 gần 400 đơn vị, riêng hiện vật thuộc
chất liệu giấy đ• có hơn 300 đơn vị.

5, Điểm di tích: DI TÍCH NHÀ 67: Ngôi nhà màu xanh nhạt ở phía
sau nhà sàn, nằm sát gò đất cao được gọi là “Nhà 67”. Ngôi nhà được gọi tên
theo thời gian xây dựng.
a, Vị trí địa lí: Nằm trong khu di tích ở phụ chủ tịch: Khu đất này
nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng
Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã
chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn
quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này.


b, Lịch sử hình thành:
Vào năm 1967, cuộc phiêu lưu mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ ngày càng trở nên ác liệt, Hà Nội,
Hải Phòng và một số thành phố khác cùng các khu công nghiệp bị bắn phá ngày
đêm. Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Bộ Chính trị đã quyết định xây dựng ở phía sau nhà sàn một ngôi nhà
kiên cố đề phòng khi máy bay Mỹ bắn phá bất ngờ, Người chưa kịp xuống hầm.
Các đồng chí cán bộ, chiến sĩ ở Cục Công trình thuộc Bộ Tư lệnh công binh
được giao nhiệm vụ thiết kế và xây dựng công trình. Ngày 1 tháng 5 năm 1967,
nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác nước ngoài, ngôi nhà được khởi
công xây dựng. Ngày 30 tháng 6 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà

Nội sau chuyến đi công tác, ngôi nhà đã được hoàn tất trọn vẹn, đảm bảo chắc
chắn, kiên cố mà vẫn thoáng mát, tiện lợi cho sinh hoạt. Tường nhà dầy hơn 60
phân, trần nhà dày hơn 1 mét , đều được làm bằng bê tông, cốt thép.
c, Kiến trúc: Rất giản đơn ngôi nhà đã được hoàn tất trọn vẹn, đảm bảo
chắc chắn, kiên cố mà vẫn thoáng mát, tiện lợi cho sinh hoạt. Tường nhà dầy
hơn 60 phân, trần nhà dày hơn 1 mét , đều được làm bằng bê tông, cốt thép.

6. Điểm di tích: DI TÍCH NHÀ SÀN:
a,Vị trí đia lý:
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di
tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất của Hồ Chí
Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969). Khu đất này
nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng
Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã
chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn
quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng
chiến chống Pháp kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng


sản Việt Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời.
b, Lịch sử hình thành
Sau gần 4 năm tiến hành công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi
phục kinh tế ở miền Bắc Việt Nam cơ sở vật chất của xã hội bước đầu được
củng cố và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị mong muốn xây dựng một ngôi nhà mới để Chủ tịch Hồ Chí Minh có
nơi ở, làm việc được tốt hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý với ý định này
của Trung ương và lựa chọn kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc sau buổi gặp mặt
đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Bắc tại Phủ Chủ tịch và sau chuyến đi thăm
một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên.

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc
thuộc Bộ Giao thông thuỷ lợi (nay là Bộ xây dựng) được trao nhiệm vụ thiết kế
và chỉ đạo xây dựng ngôi nhà này, Đoàn 5 Cục Doanh trại (nay là Cục kiến thiết
cơ bản) Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm thi
công. Ông Nguyễn Văn Ninh được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đến trao đổi về
thiết kế, cách bố trí cụ thể của ngôi nhà.
Ngày 15 tháng 4 năm 1958 ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Ngày
17 tháng 5 năm 1958 ngôi nhà được khánh thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và
làm việc tại nhà sàn trong 11 năm cuối đời (1958 - 1969). Tại nơi đây, Người đã
ngày đêm suy nghĩ để cùng Bộ Chính trị hoàn chỉnh đường lối chiến lược, sách
lược cho cách mạng Việt Nam, tiếp tục lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn,
thử thách để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, góp
phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ
nghĩa xã hội trên thế giới . Hiện nay gần 250 tài liệu hiện vật thuộc nhiều chất
liệu khác nhau ở Nhà Sàn vẫn được giữ nguyên vẹn và bảo quản chu đáo như
những ngày cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc.


c, Kiến trúc:
Nhà sàn được làm bằng gỗ dổi - loại gỗ thông thường trong xây dựng dân
dụng, mái nhà lợp ngói. Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa
thơm. Phía ngoài là hàng rào dâm bụt gợi nhớ hình ảnh ngôi nhà Người đã sinh
ra và lớn lên ở quê hương Nghệ An.
Tầng dưới nhà sàn kê một bộ bàn ghế lớn. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh làm việc về mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đồng chí
trong Bộ Chính trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương đặc biệt là
cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra miền Bắc chữa bệnh và công tác.
Trên bàn làm việc vẫn còn lại những kỷ vật của Người. Đó là những cuốn
sách Người đang đọc vào những ngày cuối cùng. Chồng sách ngoài cùng là loại

sách nói về người tốt, việc tốt của các giới, các ngành được Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm. Người trực tiếp theo dõi việc xuất bản loại sách này.
Hai chồng sách phía trong là những cuốn sách bằng tiếng nước ngoài. Ở đây có
sách của V.I Lênin viết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại,
sách của các tác giả nước ngoài viết về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ ở Việt Nam và phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở ngay trong
lòng nước Mỹ. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có chiếc khay
đựng bút bằng đá mầu đen hình con thuyền, kỷ vật của Tổng thống nước cộng
hoà nhân dân Cu Ba Ôt-xvan-đô Đoóc-ti-cốt tặng Người năm 1967.
Phía cuối phòng có chiếc ghế chao (còn gọi là ghế xích đu) bằng mây,
Người thường nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc sau giờ làm việc, sau khi tiếp khách
về.
Trong những năm tháng đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc Việt Nam bằng
không quân hải quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn làm việc tại nhà sàn. Người
theo dõi tình hình chiến sự, làm việc với Bộ tư lệnh phòng không, không quân,
Cục tác chiến; làm việc với Bộ Chính trị, Trung ương Đảng thông qua những
máy điện thoại đặt ở cuối phòng. Chiếc mũ sắt để bên cạnh được anh em bảo vệ


mang theo trong những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các địa phương, đơn
vị bộ đội... để phòng tránh những mảnh bom, đạn.
Xung quanh tầng dưới nhà là bệ xi măng bên trên lát ván gỗ được làm
theo gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để mỗi lần các cháu thiếu nhi vào thăm
Người có đủ chỗ ngồi. Người còn nhắc anh em phục vụ đặt thêm bể cá vàng cho
các cháu vui hơn.
Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc, phòng ngủ. Diện tích
mỗi phòng hơn 10 mét vuông. Đồ dùng sinh hoạt, làm việc chỉ là những gì cần
thiết nhất đủ cho một người sử dụng.
Phòng làm việc có một bàn, một ghế, một giá sách. Giá sách được đặt vào
vách ngăn giữa hai phòng. Sách ở trên giá thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: chính

trị, kinh tế, lịch sử, khoa học, văn học... Trong đó có nhiều cuốn sách của các tác
giả trong nước và ngoài nước tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời đề tặng
đầy tình cảm trân trọng và quý mến.
Ngăn dưới cùng giá sách là chiếc máy chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử
dụng hàng ngày như một cây bút.
Tại nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo nhiều văn bản quan trọng có
tính chất định hướng cho cách mạng. Một trong những văn bản quan trọng có ý
nghĩa như kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng sau ngày đất nước thống nhất;
như lời tâm huyết đầy tình yêu thương giành cho Đảng, nhân dân, đặc biệt là thế
hệ trẻ Việt Nam chính là bản Di chúc lịch sử. Người viết những dòng đầu tiên
của bản Di chúc vào dịp sinh nhật lần thứ 75. Từ đó hàng năm, Người dành một
thời gian nhất định từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 5, để sửa chữa, bổ sung hoàn
chỉnh bản Di chúc, tháng 5 năm 1969, Người đọc và sửa chữa lần cuối bản Di
chúc.
Tại phòng ngủ, tiện nghi sinh hoạt cũng đơn giản như ở mọi gia đình người dân
Việt Nam thời đó. Mùa hè trên chiếc giường gỗ trải chiếu cói, mùa đông có thêm
tấm đệm, chăn bông và một lò sưởi điện nhỏ. Để ngăn những trận gió mùa đông
bắc lạnh buốt, cửa sổ, cửa ra vào phòng ngủ được lắp thêm kính.


Trên bàn làm việc ở phòng ngủ của Người, vẫn còn một số sách, tạp chí, chiếc
mũ cát và chiếc đài bán dẫn của bà con Việt Kiều Thái Lan kính biếu Người.
Trên chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn chiếc đồng hồ và cuốn sách
Người đang đọc: "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ
XIII” của hai tác giả Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang
đọc dở.
* Ao cá Bác Hồ:
a, Lịch sử hình thành: Từ thời Pháp, khi xây dựng Phủ toàn quyền
Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch), Chính phủ Pháp đã cho đào một chiếc ao
với mục đích để chứa nước. Sau là chỗ để hươu nai trong vườn sau Phủ Toàn

quyền (vườn Bách Thảo bây giờ) xuống uống nước. Sau khi cuộc kháng chiến
chống Pháp kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời. Ngày về Thủ đô, sống và làm việc
ở nhà sàn, Bác Hồ đã gợi ý anh em phục vụ cải tạo nơi này thành ao nuôi cá vừa
để cải thiện đời sống, vừa làm cho không khí thêm trong lành... Nghe theo lời
gợi ý của Bác, anh em bảo vệ đã tập trung làm. Chỉ sau một tuần, công việc nạo
vét hồ đã hoàn thành. Sau khi ao đã được dọn sạch, nạo vét và kè lại bờ thành ao
nuôi cá, Trại cá giống Đình Bảng đã mang sang những giống cá tốt thả vào ao.

b, Kiến trúc: diện tích 3.320m2, độ sâu trung bình là 2m, xung quanh
bờ phía Đông Bắc xây tường, ở dưới tường xây đá. Bờ phía Tây Nam xây xi
măng thấp ngang với mặt đất, có nhịp cầu cong cong bắc qua eo nước hẹp. Bên
cạnh là con đường 600, sở dĩ có tên gọi như vậy vì khi công việc nạo vét hồ đã
xong. Bác vui vẻ khen ngợi tinh thần lao động tích cực, khẩn trương của mọi
người, sau đó Bác bảo cần làm thêm con đường quanh hồ nữa. Khi đường làm
xong, Bác nói vì phiên hiệu của đơn vị là E600, nên đặt tên đường là đường sáu
trăm. Và từ đó con đường được mang tên này để kỷ niệm những ngày lao động
phục vụ Bác.


7, Điểm di tích: CHÙA MỘT CỘT
a, Lịch sử hình thành
Chùa Một Cột còn được gọi với những cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu
hay Liên Hoa Đài.
Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm
1049. Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy
Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực, đưa tay dắt vua lên đài.
Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong giấc
mơ. Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo, dáng tựa

đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long.
Sau khi dựng chùa, vua Lý Anh Tông thường lui tới cầu nguyện. Không lâu sau
Hoàng hậu hạ sinh một Hoàng tử khôi ngô. Cho rằng công đức Phật ban cho,
vua Lý cho tu sửa lại chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một
Cột để tạ ơn.
Lúc này quần thể chùa (bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới) có tên là Diên
Hựu với ý nghĩa “phước bền dài lâu”.
Không nằm ngoài quy luật của thời gian, trải qua nhiều triều đại, nhiều biến cố
lịch sử chùa có nhiều sự thay đổi. Từ thời Lý, Trần, Lê và sau này là nhà
Nguyễn chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Bởi vậy mà những đặc trưng
văn hóa - kiến trúc trong từng thời kì cũng có sự đổi thay.
Đặc biệt vào năm 1954, thực dân Pháp đã phá hủy chùa Một Cột. Toàn bộ kiến
trúc cũ chùa đều bị mất đi, duy chỉ còn cột trụ dưới lòng hồ Linh Chiểu và mấy
xà gỗ. Ngay sau đó chùa đã được Chính phủ tu sửa lại. Cho đến nay, dù trải qua
thêm vài lần tu bổ nhưng chùa vẫn mang những nét điển hình của kiến trúc cũ.


b, Kiến trúc
Kiến trúc của chùa Một Cột là một kiến trúc “một không hai”.
Tổ chức Kỉ lục Châu Á đã xác nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc
độc đáo nhất châu Á” năm 2012. sau 6 năm chùa được ghi danh trong sách kỉ
lục Guiness Việt Nam "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất
Chùa được tạo hình giống như một đóa hoa sen nở trên mặt nước – loài hoa.
được xem như biểu trưng trong văn hóa Phật giáo Vì vậy dân gian vẫn gọi chùa
Một Cột là Liên Hoa Đài.
Toàn bộ không gian chùa đều được đặt trên một trụ đá dưới hồ Linh Chiểu. Đài
Liên hoa có hình vuông mỗi cạnh 3 m, chắn song bao lơn xung quanh, được đỡ
bằng hệ thống cột quân vững chắc, phía dưới là những dầm gỗ lớn được gắn trực
tiếp lên trụ đá một cách chắc chắn.
Mái chùa lợp ngói cổ có bốn mái được thiết kế khéo léo hình đao cong”. Mái

chùa được đỡ bằng hệ thống thanh bẩy vươn ra sát phía dưới. Trên đỉnh mái
chùa đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt” với nét hoa văn cực kì tinh xảo.
Hình lưỡng long uốn mình quay đuôi về phía nhau nhưng đầu đều hồi hướng về
mặt nguyệt. Nét kiến trúc này biểu tượng cho sự sinh sôi, âm dương hài hòa.
Cột trụ của chùa một cột được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối
trụ đứng có chiều cao 4 m chưa tính phần chìm phía dưới chân. Đường kính cột
đá rộng 1,2 m làm người nhìn có cảm giác “vững như bàn thạch”
Để lên chùa thắp hương, chiêm bái quý khách sẽ phải bước qua một bậc thang
nhỏ có 13 bậc làm bằng gạch.
Bên trong chùa đặt tượng Phật Quan Âm mạ vàng với lối trang trí tinh xảo, sắc
nét, ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Tượng
Phật được thiết kế mô phỏng theo giấc mộng của vua Lý Thái Tông xưa – Phật
Quan Âm ngồi trên đài sen sáng rực, tỏa ánh hào quang…


Ngoài ra, Chùa còn là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu
rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Vẻ đẹp của nó không chỉ có vẻ uy nghi cổ
kính, nhưng cũng ẩn chứa phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng của cõi Phật.
Đến với chùa Một Cột Du khách có thể cầu mong sức khỏe cũng như may mắn
cho bản thân và gia đình. Người dân địa phương nói rằng các cặp đôi cầu
nguyện ở chùa này sẽ được ban cho hôn nhân và con cái
Xung quanh chùa là hồ Linh Chiểu được bao bọc bằng tường gạch thấp khoảng
được trang trí bằng những họa tiết hình khối. Trong hồ phủ xanh lá sen xanh
Cây bồ đề trong khuôn viên chùa là món quà do của tổng thống Ấn Độ tặng
nhân dịp chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ năm 1958 Người ta tin rằng
đây là nhánh của cây bồ đề nơi Đức Phật giác ngộ.
Cổng Tam Quan là công trình mở rộng quy mô của của chùa cho việc thờ cúng,
tụng kinh phật và sinh hoạt cho các tăng ni.
Chùa Một Cột còn từng được in nổi trên mặt đồng xu kim loại 5000 VNĐ như
một hình ảnh đầy tự hào, thể hiện sự duy trì bảo tồn và phổ biến nét độc đáo của

chùa Một Cột.

C. KẾT BÀI:


Thời gian đã và mãi mãi sẽ trôi qua, cuộc sống ngày một phát triển nhưng Khu
di tích Phủ Chủ tịch vẫn được giữ nguyên vẹn như những ngày cuối cùng Chủ
tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc ở nơi đây mà không thấy dấu vết của quyền
uy, phú quý. Cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ trở thành bài học cho mọi
thế hệ người Việt Nam và trở thành hình ảnh trong sáng tuyệt vời trong trái tim
bạn bè thế giới. Nơi đây mãi mãi trở thành nơi hành hương của nhân dân Việt
Nam và những ai yêu hoà bình, tự do và công lý trên toàn thế giới.
Để Khu di tích ngày càng phát huy hiệu quả ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa,
góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, trong thời gian tới, cần tiếp tục tập trung phối hợp làm tốt công tác
tuyên truyền, định hướng cho mọi người nhận thức sâu sắc về sự nghiệp cách
mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phối hợp chặt chẽ các bộ, ban, ngành,
đoàn thể T.Ư, cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác đón tiếp, tuyên truyền phục vụ nhân dân, khách quốc tế đến tham quan
Khu Di tích . Qua đó, làm sâu sắc hơn, tỏa sáng giá trị tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; góp phần để giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh thấm nhuần thành đạo đức, văn hóa, lẽ sống, là hành động tự giác, hằng
ngày của mỗi người dân Việt Nam.



×