Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 17 bài: Luyện từ và câu Ôn về từ chỉ đặc điểm, ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.88 KB, 2 trang )

Tuần: 17
1
Tiết: 1

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY
I. Mục đích, yêu cầu
- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm của người, vật
- Ôn tập mẫu câu: Ai thế nào?
- Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (2 - 3’)
- Hãy kể tên một số thành phố, một số vùng quê ở nước ta?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: ( 1 - 2’)
b. Hướng dẫn luyện tập : (28 - 30’)
Bài 1: (10 - 12’) Tìm những từ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật...
- HS đọc đề, xác định yêu cầu.
- HD mẫu câu a: Tìm từ chỉ đặc điểm chú bé Mến trong truyện “Đôi bạn”
(dũng cảm, tốt bụng, …)
- Phần b, c: HS thảo luận cặp
- HS trình bày - GV nhận xét, sửa chữa


Chốt: - Anh đom đóm: chuyên cần, chăm chỉ, tốt bụng…
- Chàng Mồ Côi thông minh, tài trí ...


- Chủ quán: tham lam, dối trá, xấu xa…
Bài 2: (8 - 10’) Đặt câu theo mẫu: Ai thế nào ?
- HS đọc đề, xác định yêu cầu
- GV làm mẫu câu a: Bác nông dân rất chăm chỉ.
- HS làm vào vở - Đọc bài làm
- GV chấm vở- nhận xét
Chốt: Câu viết theo mấi: Ai thế nào? bao giờ cũng có từ chỉ đặc điểm
Bài 3: (5 - 7’) - Đặt dấu phẩy vào các câu sau
- HS đọc đề, xác định yêu cầu
- HS làm bài vào sách- 1HS làm vào bảng phụ - GV chữa bài
Chốt: Khi nào cần dùng dấu phẩy? Khi đọc đến dấu phẩy cần chú ý gì ?
c. Củng cố - Dặn dò : (1- 2’)
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài tuần 18.



×