Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

báo cáo thực tế chuyên môn các tỉnh miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.18 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

1

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


LỜI CẢM ƠN
Mở đầu bài báo cáo này cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy
cô đã tận tình giúp đỡ cho em. Thầy (Cô) giáo trong khoa Khoa học xã hội cũng
như ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Bình.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Trong
suốt thời gian học tập tại trường, thầy cô giáo không chỉ truyền dạy cho em
những tri thức chuyên môn mà còn có những tri thức thực tế, những điều mà
chúng em chưa từng biết. Và đặc biệt, trong học kỳ này, em được mở mang hiểu
biết hơn khi được tham gia chuyến đi thực tế chuyên môn.
Chuyến đi thực tế này đã cho em học hỏi rất nhiều, tại những vùng miền
khác nhau của đất nước về những thứ em chưa từng nhìn thấy,và những thứ em
chưa từng tiếp xúc trong cuộc sống. Được sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình của 2
cô giáo, cô Nguyễn Thị Quế Thanh và cô Nguyễn Thị Hoài An, em đã được biết
thêm nhiều điều mới mẻ, vì còn là 1 sinh viên và hiểu biết còn hạn chế. Do
vậy,khi viết bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, vì
thế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Cô và các bạn
học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đối
với các Thầy Cô của trường Đại học Quảng Bình đặc biệt là cô Nguyễn Thị Quế
Thanh và cô Nguyễn Thị Hoài An đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn
thành tốt bài báo cáo thực tế này.


Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Ánh

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

2

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


II. NỘI DUNG BÁO CÁO
Gồm 4 phần chính: Phần 1: Mở đầu, lời cám ơn.
Phần 2: Địa điểm đến.
Phần 3: Kết luận, kiến nghị.
Phần 4: Đánh giá nhận xét của giáo viên.

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Thực tế là dịp để các bạn kiểm chứng, cụ thể hóa những kiến thức đã
được học ở giảng đường vào thực tiễn.Là cơ hội để trau dồi những vốn kiến
thức, tri thức mới mà sách vỡ chưa đề cập đến. Chuyến đi đã giúp chúng em
hiểu nhiều hơn về những giá trị lịch sử, văn hóa của các công trình kiến trúc mà
các bậc tiền nhân đã tạo ra, thông qua đó giúp cho các bạn sinh viên có cái nhìn
xác đáng, sinh động và chân thực hơn về văn hóa và lịch sử đã xảy ra, loại bỏ đi
những cách nhìn máy móc, khô khan về văn hóa và lịch sử. Từ đó, hun đúc thêm
niềm say mê, yêu nghề và biết quý trọng giữ gìn những giá trị bất hữu ấy. Bên
cạnh đó những thông tin thu thập được từ chuyến đi sẽ là những nguồn tư liệu
quý phục vụ cho việc học tập và công việc sau này của mỗi bạn sinh viên. Xin
cảm ơn nhà trường, các thầy cô đã tạo điều kiện và dẫn dắt chúng em hoàn thành
chuyến đi thực tế bổ ích này.


Sinh viên

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

3

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


Dương Thị Ngọc Ánh

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

4

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


PHẦN II: ĐỊA ĐIỂM ĐẾN
Chuyến đi thực tế vừa rồi, chúng em được đặt chân tới nhiều địa điểm, các
di tích lịch sử,văn hóa, các công trình kiến trúc,…Đó là các địa điểm: Địa đạo
Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, Đại nội kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, Bảo
tàng Chăm, Chùa Linh Ứng, Phố cổ Hội An,…Tại những nơi đây chúng em học
hỏi được rất nhiều điều bổ ích, có nhiều kỉ niệm đáng chân quý. Nhưng do điều
kiện thời gian, em không thể khát quát cụ thể tất cả các địa điểm, nên em chỉ
chọn một địa điểm để lại cho em nhiều ấn tượng nhất để làm bài báo cáo này.
Đó là di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc.

lớp ĐHSP Ngữ Văn K58 tại Địa đạo Vịnh Mốc


Cảm nhận đầu tiên của em sau khi được tham quan hết khu di tích địa đạo
Vịnh Mốc là nơi đây giống như một tòa lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất
giấu kín biết bao điều kỳ lạ về những con người đã làm ra nó và thời đại nó đã
sinh ra. Không chỉ vậy, dưới mưa bom bão đạn, lại chỉ có đôi bàn tay không, mà
họ đã xây dựng được cả một lâu đài dưới lòng đất thế này thực sự rất phi
thường. Và còn phi thường hơn khi sống bình thường được ở đây suốt nhiều
năm liền như vậy. Đến với địa đạo Vịnh Mốc em cảm thấy như mình đang được
đến với một “huyền thoại” trong cuộc sống đời thực. Sức mạnh ý chí và nghị lực
SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

5

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


của con người Việt Nam, của người dân Vịnh Mốc đã biến những điều không
tưởng thành hiện thực sinh động... Và tất cả đã chứng tỏ sức mạnh phi thường
của dân tộc ta, đúng như nhà thơ Dương Hương Ly đã viết: “Nơi hầm tối lại là
nơi sáng nhất! Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam”... Từ những di tích lịch sử
hào hùng ấy tôi càng tự hào hơn về đất nước, về con người dân tộc mình. Một
dân tộc đầy bản lĩnh và oai hùng.
Bước xuống xe, em nhìn quanh một vòng và nhìn thấy toàn là những bụi tre
xanh, đầy sức sống mãnh liệt, xung quanh là ngôi làng nhỏ. Và sau này được kể
lại là ngôi làng ấy lúc trước là nằm bên trong khu vực địa đạo, nhưng sau đó
được quy hoạch ra bên ngoài để tiện cho việc tham quan và bảo tồn di tích.
Trước mắt là những hố bom đường kính lên đến 10 đến 15 mét, thật không thể
tưởng tượng được sự tàn phá khốc liệt nơi đây do bom đạn, tôi được biết tính
trung bình mỗi người dân vô tội nơi đây phải ứng chịu khoảng 7 tấn bom. Một
con số mà không có một cuộc chiến nào trên thế giới so sánh được, đúng như

vậy trước tôi là những hố bom nằm chằng chịt.
Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân - dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của
phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của
phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại
ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-197
Trong những năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình
Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, 1954 và không tiến hành tổng tuyển
cử như dự định. Cùng với việc tấn công vào các phong trào nổi dậy ở miền
Nam, Mỹ đã ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng
hòa bảo vệ giới tuyến ở Vĩnh Linh. Năm 1965, Mỹ đã tạo ra sự kiện Vịnh Bắc
Bộ để bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không lực, trong
đó Vĩnh Linh là mục tiêu đánh phá hàng đầu.
Trong suốt những năm 1965 - 1972, Vĩnh Linh liên tục bị đánh phá với tổng
cộng hơn nửa triệu tấn bom đạn các loại. Tính bình quân, mỗi người dân ở đây
đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ.

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

6

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


Hố bom ở Đia đạo Vịnh Mốc

Địa đạo đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1947 tại vùng Phú Thọ
Hòa (nay thuộc Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh). Rồi sau đó, những
năm 1961 - 1965, ở Củ Chi đã xuất hiện hệ thống địa đạo lan rộng khắp 5 xã.
Vào cuối năm 1963, ông Trần Nam Trung từ Trung ương Cục Đảng cộng sản

Việt Nam ở miền Nam Việt Nam trên đường ra Bắc đã ghé thăm khu vực chiến
sự ở xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh). Sau khi quan sát địa hình, địa chất ở nơi đây,
ông gợi ý Vĩnh Linh nên đào địa đạo như ở Củ Chi. Với phương châm: "Một tấc
không đi, một li không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài", thông qua chỉ thị của
khu ủy Vĩnh Linh, đồn trưởng đồn công an vũ trang nhân dân 140 Lê Xuân
Vy đã chỉ huy đơn vị và nhân dân địa phương nhanh chóng tiến hành đào địa
đạo. Công trình được bắt đầu từ đầu năm 1965 và được hoàn thành vào ngày 18
tháng 02 năm 1966. Điều đặc biệt là vị chỉ huy công trình Lê Xuân Vy này (công
trình sư) lúc bấy giờ học vấn chỉ vừa hết tiểu học, và dụng cụ hiện đại nhất trong
tay ông là chiếc la bàn cũ kỹ[2]. Hiện nay ông là cựu trung tá ở độ tuổi 85 đang
cư ngụ ở thành phố Đông Hà và bị mù do ảnh hưởng bởi vết thương trong chiến
tranh.

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

7

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


giếng thông khí cho địa đạo

Ðể bảo đảm cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc
hai bên đường hầm người ta xây dựng rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho
ba đến bốn người ở. Trong lòng địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (với
sức chứa 50 người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho
gạo, trạm đặt máy điện thoại

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh


8

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


Figure 1 cấu trúc làng địa đạo Vịnh Mốc

Hai bên trục đường chính cách nhau từ ba đến năm mét lại khoét lõm sâu
vào thành một hầm nhỏ, dùng làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Ðịa đạo được
cấu tạo thành ba tầng. Tầng một sâu cách mặt đất từ 12 đến 15 m, là nơi chiến
đấu và trú ẩn tạm thời[3].
Tầng hai sâu 18 m là nơi sống và sinh hoạt của nhân dân, đóng trụ sở của
Ðảng ủy, UBND và Bộ Chỉ huy quân sự. Tầng ba sâu 22 m dùng làm kho chứa
hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vịnh Mốc.

Một gia đình nhỏ trong lòng Địa đạo Vịnh Mốc

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

9

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


Theo thống kê, có đến 18.000 ngày công được huy động để đào địa đạo
Vịnh Mốc trong hai năm. Địa đạo này được đào ở vùng đất đỏ bazan từ
năm 1965 và hoàn thành 2 năm sau đó, năm 1967 với tổng chiều dài trục chính
hơn 2.000 m. Cứ 4 m có 1 căn hộ gia đình, rộng 0,8 m, sâu 1,8 m, dùng cho 4
người ở. Không khí làm cho đất sét trong lòng địa đạo càng ngày càng cứng
chắc hơn nên nó vẫn tồn tại gần như nguyên bản cho đến tận ngày hôm nay. Hệ

thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để cơ động chiến đấu
và trú ẩn, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi ở và sinh hoạt của
nhân dân và tầng cuối cùng sâu 23 m, được dùng để cất giấu lương thực và vũ
khí. Ngay cả tầng sâu nhất, 23 m vẫn còn cao hơn mực nước biển đến 3 m, nên
mọi sịnh hoạt trong địa đạo vẫn diễn ra bình thường vào mùa mưa. Toàn bộ hệ
thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có bảy cửa thông
ra biển, sáu cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi[3].
Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để
chống sụt lở. Cư dân địa đạo ít khi ra ngoài. Họ chỉ ra ngoài lúc cần thiết, lúc
không nguy hiểm.
Chúng em đã được nghe những câu chuyện về nơi đây mà hết sức nể phục
cho những con người nơi đây lúc bấy giờ. Để làm nên làng hầm Vịnh Mốc, che
chở an toàn cho hàng nghìn người dân trong những năm chiến tranh ác liệt là
công sức của cả tập thể. Nhưng, ít ai biết rằng người đã nảy ra sáng kiến đào địa
đạo là một người chưa học hết tiểu học… Nhưng vì lòng yêu nước, căm thù giặc
mà họ đã làm nên một địa đạo Vịnh Mốc vững chắc đến vậy. Sự sống vẫn nảy
sinh từ trong cái chết, câu chuyện về 17 đứa trẻ đã được chào đời ngay trong
lòng địa đạo Vịnh Mốc, chúng tôi thật xúc động. Chính vì được xây dựng kiên
cố nên dẫu trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự bào mòn của thời gian, đến
nay địa đạo Vịnh Mốc vẫn còn được giữ nguyên trạng.
Vịnh Mốc ngày nay đã trở thành điểm tham quan du lịch của rất nhiều
người. Mỗi người đến đây để thấy mình cần phải sống tốt hơn, xứng đáng với
những gì mà cha anh đi trước đã làm. Được biết, lực lượng tham gia đào địa đạo
lúc bấy giờ không những là người địa phương mà còn có cả lực lượng vũ trang,
đồn biên phòng đóng trên địa bàn xã. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, thời gian,
Vịnh Mốc hôm nay không chỉ là nơi các đồng đội năm xưa tìm nhau trong niềm
vui mừng gặp lại, mà còn là nơi để thế hệ trẻ cùng tri ân với thế hệ ông cha. Mỗi
người đến đây đều mang về cho mình những cảm xúc đặc biệt, để rồi thấy mình
lớn lên và trưởng thành. Trước ý chí quật cường của cha ông, mỗi người sẽ trân
quý những gì mình đang có và biết cách vượt qua mọi khó khăn một cách dễ

dàng.

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

10

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


.

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

11

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


PHẦN III:
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Cuối cùng chuyến đi thực tế của chúng em cũng đã khép lại. Một chuyến
đi không chỉ cho chúng em cơ hội thưởng thức những cảnh đẹp nên thơ mà còn
là sự học hỏi về cách đối nhân xử thế và bài học về con người. Không những bổ
sung thêm kho tàng kiến thức cho mỗi chúng em mà còn giúp chúng em trưởng
thành hơn và tạo điều kiện cho mỗi chúng em hiểu biết thêm về quê hương đất
nước con người Việt Nam.
Em thật sự cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thứcvề việc bảo
tồn các di tích lịch sử, văn hóa, địa lí… Chuyến tham quan thực tế với tất cả
những điểm dừng chân mà đặc biệt là Địa đạo Vịnh Mốc đã trang bị cho em
thật nhiều kiến thức, đồng thời hiểu rõ trách nhiệm của bản thân mình cũng càng

nặng nề, phải làm sao cho xứng đáng với thế hệ cha anh. Nhờ chuyến đi này mà
em càng cảm nhận sâu sắc hơn những truyền thống vẻ vang,những nét văn hóa
đặc sắc của dân tộc, càng yêu thêm đất nước và con người Việt Nam.
Qua đây, em xin cảm ơn sâu sắc đến BGH trường Đại học Quảng Bình,
Khoa Khoa học xã hội và đặc biệt là sự đồng hành và chỉ bảo tận tình của hai cô
giáo Nguyễn Thị Quế Thanh và cô Nguyễn Thị Hoài An đã giúp chúng em hoàn
thành chuyến thực tế một cách an toàn và thành công tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Dương Thị Ngọc Ánh

PHẦN IV
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

12

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

SVTH: Bùi Thị Thùy Linh

13

Lớp ĐHGD Mầm Non A - K57



×