Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

TỌA ĐÀM KHOA HỌC THEO DÒNG LỊCH SỬ SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG (KỶ NIỆM 100 NĂM SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỘI SÂN KHẤU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

TỌA ĐÀM KHOA HỌC

THEO DÒNG LỊCH SỬ
SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
(KỶ NIỆM 100 NĂM SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG)

THÁNG 12 NĂM 2018



MỤC LỤC
1

Ngô Thị Phương Lan

Phát biểu chào mừng tọa đàm khoa học

Trang 1

2

Trần Minh Ngọc

Báo cáo đề dẫn tọa đàm khoa học



Trang 3

3

Mai Mỹ Duyên

4

Đỗ Quốc Dũng

5

Nguyễn Chương

6

Đăng Minh

7

Phạm Thái Bình

8

Thanh Hạp

9

Ca Lê Hồng


Cải lương ở Nam Bộ - nhìn lại và bước
tiếp
Những đóng góp của thầy tuồng trong cải
lương Nam Bộ giai đoạn 1955-1975
Cải lương phát triển thập niên 50, thập
niên 60
Điểm qua sân khấu cải lương Sài Gòn
vùng tạm chiếm từ 1955-1975
Giải thưởng danh giá của sân khấu cải
lương thời hoàng kim
Đôi nét về dàn nhạc của đoàn cải lương
Nam Bộ
Đoàn cải lương Nam Bộ những năm tháng
trên đất Bắc

Trang 9

Trang 25

Trang 38

Trang 46

Trang 52

Trang 55

Trang 62


Vài suy nghĩ về âm nhạc cải lương, sau
10

Hồ Văn Thành

một trăm năm hình thành và phát triển cải Trang 70
lương

11

Huỳnh Hữu Thạnh

12

Trần Nhật Vy

13

Nguyễn Hồng Dung

14

Lê Hồng Phước

15

Huỳnh Quốc Thắng

Dàn tân nhạc và nhạc nền trong sân khấu
cải lương

Cải lương sống bằng gì?
Cải lương 100 năm không thể thoát khỏi
quy luật tất yếu của sự phát triển
Hà Mỹ Xuân: Một cách làm cải lương trên
đất Pháp
Phương pháp tiếp cận liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử sân khấu cải lương

Trang 74
Trang 81
Trang 86

Trang 92

Trang 111



TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG TỌA ĐÀM KHOA HỌC
CỦA PGS.TS. NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN
BÍ THƯ ĐẢNG ỦY, HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Kính thưa quý vị đại biểu, quý quan khách và các nghệ sĩ cải lương…
Cải lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu hình thành và phát triển trên vùng đất
Nam Bộ. Thuật ngữ cải lương mang ý nghĩa là “cải cách và sửa đổi cho trở nên tốt hơn”, cải
cách, sửa đổi ở đây chính là hướng đến sự phát triển của nghệ thuật sân khấu ở Nam Bộ vừa
mang đậm nét truyền thống, vừa theo kịp đà phát triển của văn minh. Điều này thể hiện qua

hai câu đối: “Cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn minh”. Có thể nói,
sự ra đời của nghệ thuật sân khấu cải lương là kết quả của quá trình giao lưu tiếp biến văn
hóa giữa Việt Nam và Pháp, giữa loại hình nghệ thuật truyền thống vốn phổ quát ở miệt
vườn Nam Bộ là Đờn ca tài tử và nghệ thuật sân khấu kịch thoại của Pháp. Quá trình giao lưu
văn hóa này đã hòa quyện một cách sâu đậm vào dòng văn hóa Nam Bộ đến nỗi khi khán giả
xem một vở cải lương thì không còn phân biệt đâu là sự ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp. Ở
Nam Bộ, cải lương thật sự đã trở thành một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với nội dung cốt
chuyện và lối diễn xuất của nghệ sĩ phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và lối sống phóng
khoáng của người dân Nam Bộ.
Trong quyển Hồi ký 50 năm mê hát, học giả Vương Hồng Sển cho rằng cải lương chính
thức đến với công chúng Nam Bộ vào ngày 16/11/1918 khi vở Gia Long tẩu quốc được trình
diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn. Dấu mốc lịch sử này được xem như ngày ra đời của nghệ thuật
cải lương Nam Bộ. Từ đó đến nay cải lương đã trải qua 100 năm lịch sử và đã trở thành một
loại hình nghệ thuật sân khấu gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân Nam
Bộ.
Nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương (1918 – 2018), trường ĐHKHXH&NV phối
hợp cùng Hội Sân khấu TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi công diễn các tiết mục cải lương và tọa
đàm khoa học mang tên: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải Lương.
Mục đích của tọa đàm khoa học này là nhằm tri ân các bậc nghệ sĩ lão thành đã có
công sáng lập ra nghệ thuật sân khấu cải lương, các nghệ sĩ cải lương tài danh đã để lại dấu

1


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

ấn quan trọng trong lòng khán giả qua những vở diễn đi vào lịch sử. Để xây dựng không khí
khoa học cho buổi tọa đàm này, Ban tổ chức chúng tôi đã mời các nghệ sĩ cải lương, nhà
quản lý, các nhà nghiên cứu, giảng viên của các trường đại học nghệ thuật trong thành phố
viết và trình bày tham luận về giá trị của nghệ thuật sân khấu cải lương bằng nhiều góc độ

khoa học khác nhau, nhằm phân tích các thành tựu của nghệ thuật cải lương Nam Bộ trải qua
100 năm lịch sử. Buổi tọa đàm cũng nhằm tôn vinh các nghệ sĩ đang tiếp nối dòng nghệ thuật
cải lương hiện nay, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản
cải lương.
Trên cơ sở đó, tôi xin tuyên bố khai mạc tọa đàm Theo dòng lịch sử sân khấu Cải
Lương. Chúc quý vị chủ tọa đoàn, ban thư ký điều hành buổi tọa đàm ngày hôm nay một cách
tốt nhất; kính chúc các nghệ sĩ cải lương sức khỏe và có thêm nhiều đóng góp hơn nữa cho
nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ; chúc các vị diễn giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh
viên và những người bạn yêu thích nghệ thuật cải lương có mặt trong khán phòng ngày hôm
nay có được một bầu không khí học thuật thật sinh động.
Chúc tọa đàm thành công tốt đẹp.

2


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

BÁO CÁO ĐỀ DẪN TỌA ĐÀM VỀ SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
(GIAI ĐOẠN 1955 - 1975)

NHÌN LẠI QUÁ KHỨ ĐỂ HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI
SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG THẾ KỶ XXI
NSƯT, ĐD Trần Minh Ngọc
Một nhà nghiên cứu sân khấu cải lương đã đặt ra một câu hỏi khá lý thú là: Tại sao
ngày xưa trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt, nhất là điều
kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật, các yếu tố khoa học… mà tiền nhân ta để lại những
thành tựu về kịch bản, về sáng tạo nhiều vở diễn vô cùng rực rỡ, nhiều vở vẫn còn sức sống
với thời gian trong lòng công chúng… trong khi thời đại bây giờ, xã hội tiến bộ, đất nước
phát triển toàn diện, đời sống vật chất lẫn tinh thần ngày càng nâng cao, khoa học phát triển
mạnh mà suốt từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay chưa thấy có một vở diễn, kịch bản có

sức sống lâu dài như trước, hàng trăm Giải thưởng, Huy chương đã được trao tặng…. mà
công chúng vẫn không nhớ đến…. phải chăng những thành tựu còn chờ ở tương lai ?
(NCS Đỗ Quốc Dũng)
Trả lời cho câu hỏi đặt ra này, một người yêu sân khấu cải lương đã đưa ra một giải
pháp là… “cùng nhau lý giải về sự thành công của cải lương trong hai thập niên 50 và 60 của
thế kỷ trước như thế nào” bởi theo tác giả ý kiến này sân khấu cải lương ở miền Nam vào
thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “Những bước đi bảy dặm”.
(Nguyễn Chương)
Tọa đàm trong khuôn khổ “Ôn cố tri tân” hạn hẹp trong không gian và thời gian sân
khấu cải lương miền Nam những năm 1955 - 1975 đang chờ đợi những lý giải về những gì
được và chưa được của sân khấu cải lương trong dòng chảy của lịch sử, của những bước
đường thăng trầm của sự tồn tại và phát triển sân khấu này trong hai thập niên 50, 60 của
thế kỷ trước.
I. TỪ GÓC NHÌN QUÁ KHỨ
Giai đoạn 1955 - 1975 được giới sân khấu coi là thời kỳ hoàng kim của sân khấu cải
lương. Sở dĩ có sự đáng giá cao này là do cải lương đạt được tất cả mọi tiêu chí của nghệ
thuật trình diễn như kịch bản có nội dung tốt được viết bởi những tác giả rất giỏi. Diễn viên
hát rất hay do được dàn nhạc tài hoa hỗ trợ và khán giả rất say mê, mộ điệu ủng hộ nghệ sĩ

3


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

hết mình. Đội ngũ sáng tạo “đàn anh” như NSND Năm Châu, Mộng Vân, Lê Hoài Nở, Tư Chơi,
Tư Trang vẫn tiếp tục sáng chói trong giai đoạn này cùng với đông đảo các soạn giả trẻ, nhiệt
tình, năng động, bút lực dồi dào như Viễn Châu, Kiên Giang, Hà Triều - Hoa Phượng, Thu An,
Quy Sắc, Thiếu Linh, Ngọc Linh, Phi Hùng, Tần Nguyên, Huy Trường, Thanh Cao, Việt
Thường, Trần Hà… đã tạo nên những kịch bản hay về nội dung, đậm chất nhân văn và triết lý
sâu sắc. Hàng trăm vở tiêu biểu đã làm nên tên tuổi các nghệ sĩ như Thanh Nga, Hữu Phước,

Thành Được, Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, Kim Cúc, Ngọc Giàu, Diệp Lang, Hùng Cường, Bạch
Tuyết, Dũng Thanh Lâm, Minh Cảnh, Phượng Liên, Minh Phụng, Mỹ Châu, Minh Vương, Lệ
Thủy, Tấn Tài, Kim Ngọc, Thanh Sang, Hà Mỹ Xuân, Phương Quang, Mộng Tuyền, Kiều Mai
Lý, Bửu Truyện, Đức Lợi, Bạch Lê, Thanh Tòng, Thanh Kim Huệ, Bo Bo Hoàng v..v..
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho diễn xuất của nghệ sĩ, một số soạn giả, nhạc sĩ, v.v.. cổ
nhạc đã tạo ra nhiều ca khúc bài bản đáp ứng mọi tình huống kịch tính của vở, và tâm lý của
nhân vật. Tiến một bước xa hơn còn đưa cả nhạc sáng tác vào cải lương, chọn nhạc cụ làm
chủ âm phù hợp với chất giọng của diễn viên, góp phần cho sự thành công chung của vở
diễn.
Sự trình diễn không chỉ đòi hỏi nội dung hay, hấp dẫn, có ý nghĩa mà hình thức của
trình diễn cũng phải cuốn hút người xem. Do có điều kiện ứng dụng sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật và các kỹ thuật mới của điện ảnh, sân khấu cải lương đã được làm đẹp lên nhờ
không gian, bối cảnh, trang trí mỹ thuật. Nhờ ánh sáng và kỹ xảo quang học, sân khấu đã làm
được nhiều trò diễn lạ mắt, hấp dẫn thị giác. Hơn nữa lúc này quan điểm “Thật và Đẹp” của
NSND Năm Châu được người làm sân khấu tôn trọng đã có tác động đến các ban hát từ đại
ban, trung ban đến tiểu ban đều luôn luôn thay đổi, làm mới cảnh trí, ánh sáng, phục trang,
đạo cụ... làm sao cho buổi diễn thật và đẹp.
Là những diễn viên lăn lộn, học tập theo các bậc thầy, các đàn anh từ vị trí thấp đến
cao nên các nghệ sĩ rất hiểu khán giả của mình đã cố gắng mỗi người tạo cho mình một
phong cách ca diễn rất khác nhau, hầu như không ai giống ai nên các ban hát rất coi trọng
các tài năng sáng tạo trẻ, báo chí theo dõi và nhiệt tình tôn vinh những tài năng độc đáo ấy
như: Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, Sầu nữ Út Bạch Lan, Nữ hoàng Sân khấu Thanh Nga, Cải
lương chi bảo Bạch Tuyết, Khôi nguyên vọng cổ Minh Vương, Hoàng đế đĩa nhựa Tấn Tài, Đệ
nhất danh cầm Văn Vỹ .v.v…
Tuy thời đó chưa có đạo diễn chuyên nghiệp nhưng các ban đều có các tác giả, soạn
giả, ông bà bầu vừa chỉ đạo nghề vừa quản lý dẫn dắt đoàn theo một phong cách, một

4



TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

khuynh hướng nghệ thuật. Họ cũng có đẳng cấp được trong giới mến phục tôn vinh như
Nhất Chưởng (Kim Chưởng) Nhì Thơ, Tam Long, Tứ Út.
Cũng giai đoạn hai thập niên 50 - 60 này của thế kỷ XX, sự cạnh tranh khán giả giữa
các ban cải lương đã buộc có sự khác biệt giữa các phong cách nghệ thuật của từng đơn vị để
khán giả có sự lựa chọn cách xem của mình. Có thể suy nghĩ đến 4 phong cách của sân khấu
cải lương như:
1- Tâm lý xã hội, phản ánh những vấn đề khá nổi cộm, mượn câu chuyện của tuồng tích để
giáo dục v.v… đó là phong cách của Dạ Lý Hương, Thanh Minh - Thanh Nga…
2- Các loại tuồng tích dã sử, dân gian, đường rừng, kiếm hiệp có chất hoành tráng của Trung
Hoa, Hồng Kông. Tiêu biểu là đoàn Kim Chưởng, Hương Mùa Thu .v.v…
3- Ca ngâm, nhạc với lối ca mới với nhiều diễn viên tài hoa như Minh Cảnh, Tấn Tài, Minh
Vương, Lệ Thủy, Thanh Tuấn, Hoài Thanh, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ v.v…
4- Ca diễn Hồ Quảng với các nghệ sĩ Thanh Tòng, Thanh Bạch, Bửu Truyện, Bạch Mai, Bạch
Lê, Hữu Lợi của các đoàn Minh Tơ - Huỳnh Long.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ
Thời kỳ 55 - 75 của thế kỷ trước do tình hình thời cuộc, do chiến tranh rất gay go nên
phong trào báo chí nở rộ. Với nghệ thuật cải lương báo chí dành cho nghệ thuật này một tình
cảm đặc biệt. Chính giới báo chí là Nhà báo Trần Tấn Quốc với bút danh Thanh Tâm chủ tờ
Tiếng Dội đã có ý tưởng thành lập Giải thưởng dành cho cải lương, Ban tuyển chọn gồm các
đạo diễn, soạn giả nổi tiếng như các nghệ sĩ Phùng Há, Bảy Nhiêu, Hà Triều cùng với các ký
giả có uy tín trên diễn đàn báo giới như Trần Tấn Quốc, Ngọc Linh, Lê Hiền, Phong Vân v.v…
Các thành viên tuyển chọn đến từng đoàn hát, theo dõi diễn xuất của các diễn viên để chọn
ra những người có tư cách nghệ sĩ, có sáng tạo trong ca diễn xứng đáng để trao giải (Thanh
Tâm).
Nữ nghệ sĩ Thanh Nga là người đầu tiên được trao Giải Thanh Tâm năm 1959 và từ
đó liên tục cho đến năm 1967, năm nào cũng có nhiều nghệ sĩ được trao giải quý giá này.
Trong số những tên tuổi đó có một số tên tuổi vẫn nổi tiếng đến ngày nay như các nghệ sĩ
Hùng Minh, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Tấn Tài, Diệp Lang, Lệ Thủy, Thanh Sang, Thanh Nguyệt,

Bo Bo Hoàng, Phượng Liên, Phương Quang, Mỹ Châu, Bảo Quốc v.v…
Cùng với việc trao huy chương cho các diễn viên, Giải Thanh Tâm còn mở rộng trao
bằng danh dự cho mục “Diễn viên xuất sắc trong năm” và “Vở tuồng hay nhất trong năm”
như “Tần nương thất”, “Nước biển mưa nguồn”, “Tiếng Hạc trong trăng”, “Con gái chị Hằng”,
“Tấm lòng của biển”, “Tuyệt tình ca”, “Khách sạn hào hoa”.

5


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

Giá trị của Giải Thanh Tâm và ý nghĩa tích cực của nó đối với phẩm chất nghệ thuật
đỉnh cao của cải lương đã được tiếp nối bằng việc thành lập Giải thưởng Trần Hữu Trang
ngày nay. Điều ngẫu nhiên là cả hai Giải thưởng danh giá này không tồn tại được lâu. Giải
Thanh Tâm tồn tại từ 1959 đến 1967 còn Trần Hữu Trang thì được 11 lần trao giải cho các
tài năng trẻ hôm nay.
III. CẢI LƯƠNG NAM TRÊN ĐẤT BẮC
Sẽ là một thiếu sót nếu không nói tới những đóng góp của cải lương phía Nam cho sân
khấu cải lương phía Bắc thông qua các cuộc lưu diễn từ Trung ra Bắc, nổi tiếng hơn cả là
đoàn cải lương Phước Cương. Sau những đợt lưu diễn, một số nghệ sĩ đã trụ lại dài ngày ở
Hà Nội để truyền nghề. Từ đó sân khấu cải lương Nam bộ được nhiều nghệ sĩ miền Bắc tiếp
nhận xây dựng nên các đoàn cải lương Bắc như Chuông Vàng, Kim Phụng… Một số nghệ sĩ đã
thành danh như Sỹ Tiến, Kim Chung, Ái Liên, Ngọc Dư, Tuấn Nghĩa, Tuấn Sửu, Lệ Thanh v.v…
Giai đoạn 55 - 75 sau Hiệp định Geneve đất nước bị chia cắt thì sân khấu cải lương
cũng phải tồn tại và hoạt động trong hai hoàn cảnh khác nhau.
- Ở miền Nam, dưới sự chỉ đạo khéo léo của cách mạng và lòng ái mộ của công chúng,
sân khấu cải lương phải bằng sức sống tự thân, tìm mọi cách đứng vững trong lòng một xã
hội ngập tràn những loại hình văn hóa lai căng ngoại nhập.
- Ở miền Bắc sân khấu cải lương được Nhà nước quan tâm đặc biệt là sự kiện Nhà
nước tập hợp các Văn nghệ sĩ cải lương miền Nam tập kết ra Bắc để thành lập Đoàn Cải

lương Nam bộ.
Lúc này Đoàn có được một đội ngũ nghệ sĩ giỏi nghề như Tám Danh, Ba Du là những
người cùng thời với các nghệ sĩ danh tiếng phía Nam như Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu,
Bảy Nam, Năm Châu. Kế cận có Ngọc Thạch, Triệu An, Hoàng Sa, Thanh Hương, Công Thành,
Tấn Đạt ... và một số các nghệ sĩ cải lương Bắc bổ sung như Ái Liên, Kim Xuân, Tiêu Lang…
Song hành với đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn là các nhạc công tài danh như Ba Bằng - đờn
Cò, Năm Bá - đờn Bầu, Út Du - đờn Tranh, Tri Trọng - Guitar v.v…
Đoàn đã có những công trình vở diễn để lại dấu ấn khó phai trong khán giả như Kiều
Nguyệt Nga (Ngọc Cung), Máu thắm đồng Nọc Nạn, Võ Thị Sáu (Phạm Ngọc Truyền), Dệt gấm,
Mẫu đơn tiên (Chi Lăng), Khuất Nguyên (Trung Quốc), Tình riêng nghĩa cả (Thanh Nha),
Đường phố Sài gòn dậy lửa (Ngô Y Linh).
Qua 20 năm (1955 - 1975) Đoàn Cải lương Nam bộ đã có ảnh hưởng tích cực đến các
đoàn cải lương ngoài Bắc, đã làm tròn sứ mệnh được Nhà nước giao.

6


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

IV. ĐI TÌM NHỮNG GIẢI PHÁP
Hiện trạng cải lương: Có thể có một sự thống nhất dễ dàng với tất cả chúng ta,
những người đương thời là hiện trạng cải lương đang suy giảm về trình diễn sân khấu còn về
cái gốc căn cơ của cải lương là Đờn ca tài tử, là nhạc và các hình thức hò hát là vẫn giữ
nguyên các giá trị vốn có từ khi hình thành. Theo thiển ý chủ quan cá nhân chúng tôi cho
rằng cần có những giải pháp chấn hưng, tái tạo phục hồi sân khấu biểu diễn ca kịch cải
lương. Nếu từ góc độ này nhìn lại thì có thể nói như nhà báo Trần Nhật Vy là sân khấu cải
lương đã chết và chết tại chính nơi nó được sinh ra.
Có lẽ nên xác định là cải lương mới đang trong cơn tai biến, có thể yếu cả về các khâu
làm nên trình diễn như:
- Tác giả: Những người am hiểu cải lương còn lại rất hiếm hoặc đã cao tuổi gác bút

nghỉ. Người trẻ có nhiệt huyết lại ít hiểu biết về cải lương. Do vậy cải lương đang rất
thiếu kịch bản. Kịch bản hay lại càng thiếu và rất hiếm hoi.
Phần lớn có khả năng viết thì chạy theo thị trường phim Điện ảnh và Truyền hình.
- Về Đạo diễn: Do không được đào tạo chuyên ngành nên hầu như không có đạo diễn
cải lương đúng nghĩa, các đạo diễn gạo cội, am hiểu cũng hầu như tuyệt tích.
- Diễn viên: Các tên tuổi lừng lẫy một thời đều ở vào độ tuổi lực bất tòng tâm.
Làm liveshow là chính để diễn các trích đoạn được khán giả ưa thích.
Hầu hết chuyển sang chạy mưu sinh (ca lẻ, đổi nghề) v.v..
- Khán giả: Lớp khán giả ruột của cải lương hầu như không còn bao nhiêu. Khán giả trẻ
do chưa hiểu biết về nghệ thuật này nên không thích xem cải lương.
Không có khán giả, sân khấu cải lương không thể tồn tại và phát triển. Muốn giải quyết
tình trạng xuống dốc này cần có những giải pháp đồng bộ, căn cơ mà buổi tọa đàm này
cần đưa ra để bàn bạc ngõ hầu tìm ra những giải pháp hữu hiệu phục hưng lại việc
trình diễn sân khấu.
Thử đi tìm một vài giải pháp:
1- Giải quyết tốt vấn đề bảo tồn và phát triển sân khấu cải lương.
2- Thay đổi cách nghĩ, cách làm lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình mới của xã
hội hôm nay.
Về quản lý nghệ thuật: Cần sự quản lý có sự hiểu biết và kinh nghiệm thị trường theo
kiểu các Bầu ban, Đoàn hát như cách quan lý của Bầu Kim Chưởng, Bầu Thơ v.v…
Đối với những người sáng tạo:

7


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

+ Cần có chính sách, thể chế nuôi dưỡng, nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn. Họ
cần có một không gian riêng cho những hoạt động Văn hóa - Nghệ thuật như Rạp diễn
và các tiện nghi trong sinh hoạt sáng tạo.

+ Cần một chính sách lâu dài, bền bỉ và hiệu quả trong việc giáo dục công chúng cải
lương.

8


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

CẢI LƯƠNG Ở NAM BỘ – NHÌN LẠI VÀ BƯỚC TIẾP
Mai Mỹ Duyên*
Lịch sử của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng trải qua 3 thời kỳ: hình thành, phát
triển và thoái trào. Trong thời kỳ phát triển, có một giai đoạn nghệ thuật phát triển đến đỉnh
cao, sáng tạo ra những giá trị tinh hoa đạt chuẩn mực và sự hài hòa cao độ, người ta gọi đó là
“giai đoạn hoàng kim”. Vậy, giai đoạn hoàng kim của nghệ thuật sân khấu Cải lương (gọi tắt là
Cải lương) là khi nào? Giai đoạn đó đã tạo ra những giá trị gì là tinh hoa, là chuẩn mực của
Cải lương? Những hạn chế của Cải lương hiện nay là gì? Giải pháp nào để Cải lương khôi phục
giai đoạn hoàng kim của nó? Cải lương hiện nay không chỉ là “đặc sản nghệ thuật” của Nam bộ
mà còn là tài sản văn hóa chung của cả nước. Song, với kiến thức hạn hẹp, người viết chỉ mạn
phép trình bày những vấn đề liên quan đến Cải lương ở Nam bộ. Với bài viết này, người viết
mong góp thêm một niềm hy vọng về tương lai của Cải lương, để nghệ thuật sân khấu đậm đà
bản sắc dân tộc này được tồn tại và phát triển trên quê hương đã sản sinh ra nó.
Từ khóa: giai đoạn hoàng kim, Cải lương, giải pháp
Abstract: The history of any form of art goes through three periods: formation,
development and recession. In the period of development, there is a stage that art has
developed the pinnacle that created quintessence values and high harmony. And it is called
Golden age by researchers. So, when is Golden age of Cai Luong theatre (abbreviated as Cai
Luong)? What quintessence values and standards did the stage create? What is the recovery
solution of Cai Luong? Nowadays, Cai Luong is not only "art specialties" of the South but also
the common cultural property of Vietnam. However, with limited knowledge, the writer only
allowed to present issues related to Cai luong in the South. Through this article, the writer

hopes to contribute something to the future of Cai Luong – stage art imbued with national
identity - existed and developed in the country that produced it.
Keywords: Golden age, Cai luong, solution
1. ĐÔI ĐIỀU VỀ KHÁI NIỆM
1.1.

Giai đoạn hoàng kim
Từ điển Hán Nôm của Nguyễn Quốc Hùng định nghĩa hoàng kim là: vàng (một thứ

kim loại quý), chỉ tiền bạc hay chỉ tình trạng tốt đẹp lí tưởng (Hoàng kim thời đại), hoặc dùng
để ví sự phồn thịnh nhất, đẹp nhất của một nền văn minh, một thời đại, một thời kì, một giai
*

TS., Giảng viên Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh.

9


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

đoạn của lịch sử, thường là đã qua rồi [06]. Như vậy, giai đoạn hoàng kim là giai đoạn đạt đến
đỉnh cao của loại hình nghệ thuật. Dùng khái niệm này để chỉ một giai đoạn cực thịnh của
nghệ thuật biểu diễn như Cải lương thì theo thiển ý của tôi cần dựa trên những tiêu chí đánh
giá nhất định. Chẳng hạn:
Về đội ngũ sáng tạo: là giai đoạn có nhiều nghệ sĩ tài năng (soạn giả, nhạc sĩ, đạo diễn,
diễn viên, họa sĩ thiết kế) sáng tạo có phong cách riêng, tạo được dấu ấn nghệ thuật trong
lòng công chúng ái mộ và được giới chuyên môn công nhận.
Về nội dung, hình thức tác phẩm: là giai đoạn có nhiều tác phẩm (kịch bản, âm nhạc,
mỹ thuật sân khấu) có giá trị nhân văn và tính triết lý sâu sắc; có tính giáo dục và định
hướng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng. Trong đó, có những tác phẩm “kinh điển”, “mẫu

mực” mà các thế hệ sau phải học tập noi theo, làm nền tảng để sáng tạo giá trị mới.
Về không gian biểu diễn: là giai đoạn mà cơ sở vật chất chuyên dụng cho biểu diễn
(rạp hát, sàn diễn, phương tiện kỹ thuật …) được đầu tư xây dựng có thiết kế phù hợp với
đặc điểm của loại hình nghệ thuật; tạo sự lộng lẫy, sang trọng để người nghệ sĩ thăng hoa
trong sáng tạo và công chúng mê đắm khi thưởng thức. Nói một cách văn hoa hơn, nhà hát
phải là “thánh đường” của nghệ thuật sân khấu.
Về công chúng nghệ thuật: là giai đoạn mà số đông công chúng, có hiểu biết một cách
cơ bản về nghệ thuật và có điều kiện kinh tế nhất định để đến với sân khấu. Đây là yếu tố có
tính chất quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
Từ những tiêu chí nêu trên có thể áp dụng để xác định giai đoạn nào là “hoàng
kim”trong tiến trình của Cải lương.
Người viết có dịp tìm hiểu quan niệm của “giới nghề”1 nói về giai đoạn hoàng kim
trong những lúc “trà dư tửu hậu”. Một số các bậc cao niên cho rằng: giai đoạn 1930 – 1945
mới là giai đoạn hoàng kim của Cải lương. Vì: giai đoạn đó đã tạo ra một đội ngũ nghệ sĩ là
những “cây cổ thụ của Cải lương” hay nói một cách khác, đã tạo ra những “huyền thoại” mà
tài hoa sáng tạo của họ xếp vào “bậc thầy” của các thế hệ sau. Những nghệ sĩ được chắp cánh
tài năng bởi một đội ngũ các bầu gánh hát. Đó là những trí thức có đầu óc cách tân, những
nhà giàu ham mê văn nghệ … đã dốc tiền của, tâm sức, trí tuệ để thành lập gánh hát. Lịch sử
Cải lương vẫn còn ghi nhận công lao của các ông (bà) của giai đoạn ban đầu, như: Lê Văn
Thận (André Thận) chủ gánh Circle du Annam et Carabo (Sa Đéc), Châu Văn Tú (Pièrre Tú)
chủ gánh Thầy Năm Tú, Thầy Hai Cu chủ gánh Nam Đồng Ban, cô Tư Sạn chủ gánh Đồng Bào
Nam, Bạch Công Tử (George Phước) chủ gánh Huỳnh Kỳ, Trần Ngọc Viện chủ gánh Đồng Nữ
1

Thuật ngữ dùng để chỉ những người hoạt động sân khấu Cải lương

10


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018


Ban (tất cả đều ở Mỹ Tho). Từ năm 1930 trở đi đã xuất hiện những bầu gánh mới mà công
lao của họ cũng xứng đáng được trân trọng và tôn vinh, như: bầu Lê Ngọc Cương (gánh
Phước Cương), Nguyễn Thành Châu (Việt kịch Năm Châu), Phùng Há (Phụng Hảo), Mộng
Vân (soạn giả Mộng Vân), Nam Phi (Năm Phỉ), … Chính đội ngũ bầu chủ này đã tranh đua đầu
tư lập gánh hát, đào tạo ra những “ông hoàng, bà chúa” trên sân khấu, thúc đẩy Cải lương
ngày một phát triển, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng
cao của công chúng trong bối cảnh xã hội Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX.
Đội ngũ sáng tạo kịch bản trong giai đoạn 1930 – 1945 là những người có trình độ am
hiểu cổ - kim (Nho học và Tây học) như: Huỳnh Thủ Trung (Tư Chơi 1905 – 1967) với các
vở Khúc oan vô lượng, Lở tay trót đã nhúng chàm, Tôi xin chừa, Hai mặt còn trơ, Ai là bạn
chung tình…; Nguyễn Thành Châu (Năm Châu 1906-1977) với Giá trị và danh dự, Tuý Hoa
vương nữ, Tơ vương đến thác, Hồn chinh phụ, Đêm không ngày…; Trần Hữu Trang (Tư Trang
1906-1966) với Tội của ai, Mộng hoa vương (viết cùng Năm Châu, Lê Hoài Nở), Tô Ánh
Nguyệt, Lan và Điệp, Đời cô Lựu; Lê Hoài Nở (1909-2000) với Vó ngựa truy phong, Khi người
điên biết yêu, Chị chồng tôi (viết cùng Năm Châu, Trần Hữu Trang), Những kẻ vứt đi, Thử yêu
chồng; Mộng Vân (Trần Tấn Trung 1910 – 1950) với Tráng sĩ Kinh Kha, Phạm Lãi Tây Thi,
Cành vàng trong lửa đỏ, Ái tình và huyết nhục … Những kịch bản sáng tác trong giai đoạn này
về ca từ, lời thoại có tính triết lý giáo dục sâu sắc. Bài bản âm nhạc sử dụng trong tác phẩm
hài hòa với tính cách nhân vật và tình huống của vở diễn. Đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn là những
ngôi sao sáng mà sự nghiệp của họ trở thành “huyền thoại” trong giới Cải lương, như: Năm
Phỉ, Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Tư Sạng, Bảy Nam, Kim Cúc, Kim Thoa, Năm Sa Đéc, Tám
Danh, Ba Du, Năm Nghĩa, Tư Út, Bảy Thưa,…cùng với các họa sỹ tiền bối Hoàng Tuyển, Diệp
Minh Châu đã kết hợp tư duy mỹ thuật dân tộc với phương pháp sáng tác Âu châu, tạo dựng
không gian biểu diễn thích hợp với kịch bản, làm cho Cải lương trở nên kỳ ảo, hấp dẫn trong
con mắt của khán giả, lôi cuốn họ đến với sân khấu Cải lương ngày càng nhiều.
Công chúng bấy giờ thưởng thức Cải lương là ai? Trước hết là tầng lớp trí thức, quan
lại, điền chủ, trung nông, doanh nhân, tiểu thương, thợ thủ công, nông dân,…một lực lượng
đông đảo trong xã hội. Hiện tượng xếp hàng mua vé, bán vé chợ đen bắt đầu xuất hiện trong
thời này. Về mặt bằng hiểu biết, mức thu nhập và lòng ham mê thì lực lượng này có đầy đủ

điều kiện để tiếp cận Cải lương. Trong bối cảnh xã hội bấy giờ việc thưởng thức nghệ thuật
được xem như một thú vui sang trọng, tao nhã mà kể cả người giàu có, khá giả và bình dân
đều có nhu cầu như nhau.

11


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

Như vậy, với một nguồn lực nghệ sĩ trẻ, có tri thức cao, dồi dào sáng tạo (xin chỉ nêu
một số tiêu biểu như trên) cùng với đội ngũ quản lý là các bầu gánh hát giàu tiền của và niềm
say mê đầu tư cho nghệ thuật, nên đã tạo lập được một giai đoạn đỉnh cao của Cải lương và
dấu ấn của giai đoạn đó ghi đậm trên trang sử văn hóa nước nhà cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, một số các bậc cao niên khác thì cho rằng: từ năm 1955 – 1975 mới là “giai
đoạn hoàng kim”của nghệ thuật Cải lương. Dựa vào những tiêu chí đặt ra ở trên để xem xét
thì nhận thấy:
Về đội ngũ sáng tạo: trong giai đoạn này vừa giữ được đội ngũ sáng tạo “đàn anh”
đang vào độ tuổi “chín muồi” của sức sáng tạo (Năm Châu, Lê Hoài Nở, Mộng Vân, Tư Chơi,
Tư Trang…) vừa xuất hiện thêm một lực lượng đông đảo các soạn giả trẻ tuổi, nhiệt huyết,
năng động và dồi dào bút lực, như: Viễn Châu, Kiên Giang, Hà Triều - Hoa Phượng, Thu An,
Quy Sắc, Yên Lang, Yên Ba, Nguyễn Phương, Thiếu Linh, Ngọc Linh, Hoài Linh, Phong Anh,
Loan Thảo, Yên Ba, Phi Hùng, Tần Nguyên, Huy Trường, Thanh Cao, Việt Thường, Trần Hà,…
không chỉ kế thừa những giá trị sáng tạo của các bậc tiền bối mà còn tiếp thu văn hóa các
nước đưa vào sân khấu Cải lương. Nếu như thập niên 30, 40 các soạn giả tập trung khai thác
chất liệu văn học Việt Nam, Trung Hoa và Pháp vào tác phẩm của mình thì đến giai đoạn này,
nội dung đã mở rộng ra đến mức không ngờ, đẩy nghệ thuật văn chương của Cải lương lên
đỉnh cao của sự sáng tạo. Nội dung sáng tạo kịch bản phong phú tác động đến việc hình
thành nhiều thể tài2của sân khấu Cải lương. Hàng trăm vở Cải lương ra đời trong giai đoạn
này (không thể thống kê hết được những sáng tác kịch bản ở các tỉnh), Trong số đó, có 260
vở tiêu biểu đã làm nên tên tuổi của các nghệ sĩ, như: Hữu Phước, Thanh Nga, Thành Được,

Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, Kim Cúc, Thanh Hương, Ngọc Hương, Út Hiền, Ngọc Giàu, Diệp Lang,
Bạch Tuyết, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Thanh Hùng, Ngọc Hoa, Minh Cảnh, Phượng Liên,
Minh Phụng, Mỹ Châu, Minh Vương, Lệ Thủy, Tấn Tài, Kim Ngọc, Diệu Hiền, Út Hậu, Hà Mỹ
Xuân, Thanh Sang, Phương Quang, Thanh Tú, Trang Bích Liễu, Mộng Tuyền, Kiều Mai Lý, Kim
Giác, Ngọc Nuôi, Kiều Tiên, Thanh Thế, Bửu Truyện, Đức Lợi, Kim Mai, Bạch Lê, Thanh Tòng,
Bo Bo Hoàng, Xuân Yến, Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn, Hoàng Giang, Hùng Minh, Thanh Hải,
Thanh Thanh Hoa, Hà Bửu Tân, Tài Bửu Bửu, Ngọc Bích, Hồng Nga, Phương Bình, Phương
Thanh, Phượng Mai, Giang Châu, Kiều Phượng Loan, Văn Chung, Thanh Việt, Văn Hường, Hề
Sa …[04].

Nghệ thuật Cải lương xét trên đề tài sáng tác kịch bản được phân làm nhiều thể loại: Hương xa, Kiếm
hiệp, Dã sử, Tâm lý xã hội, Tuổng cổ (tuồng Tàu), Tâm linh (Tiên Phật), …
2

12


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

Không chỉ trong nghệ thuật diễn xuất, mà trong giai đoạn này một số soạn giả, nhạc sĩ,
nghệ nhân của dòng cổ nhạc đã sáng tạo ra nhiều bài bản, ca khúc vừa có thể trình diễn như
một tác phẩm độc lập vừa khai thác đưa vào kịch bản Cải lương, đáp ứng mọi trạng thái tâm
lý của nhân vật và mọi tình huống của vở diễn. Trên những tài liệu của Nghệ nhân dân gian
Tấn Nhì, nhạc sĩ Vũy Chỗ, soạn giả Viễn Châu, nhạc sĩ Văn Giỏi … thì ngoài 20 bản Tổ của
Nhạc Tài tử được kế thừa thì đến giai đoạn này đã có trên 100 bản nhỏ với đầy đủ hơi - điệu
(Nam, Bắc, Lễ, Oán, Xuân, Ai, Đảo, Ngự, Quảng) đưa vào sân khấu Cải lương. Đặc biệt, bản
Vọng cổ nhịp 32 hơi Bắc – Oán ra đời đã nhanh chóng trở thành “bản nhạc vua”, là động lực
thúc đẩy ý tưởng sáng tạo ra những phong cách ca diễn đặc thù của mỗi nghệ sĩ. Chính lối ca
diễn độc đáo của nghệ sĩ mới tạo được dấu ấn trong lòng công chúng, làm nên tên tuổi cho
rất nhiều cặp đào kép chính của sân khấu Cải Lương.

Cũng trong giai đoạn này, trước đà lớn mạnh của Cải lương và nhu cầu cấp thiết nâng
cao ý thức, trách nhiệm, rèn luyện nhân cách nghệ sĩ trong xã hội đương thời, ông Trần Tấn
Quốc - chủ tờ báo Tiếng Dội đã đề xướng Giải Thanh Tâm với sự tham gia của Hội đồng xét
giải gồm các ký giả kịch trường và những soạn giả nổi tiếng bấy giờ. Việc xét giải là để công
nhận và tôn vinh những nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn, có phẩm chất, đạo đức và tài năng xứng
đáng với sự trân trọng và ngưỡng mộ của công chúng. Nghệ sĩ biểu diễn đoạt giải Thanh
Tâm đầu tiên là Thanh Nga (1958) và những nghệ sĩ được xét chọn trong đợt cuối của giải
thưởng này là: Mỹ Châu, Ngọc Bích, Bảo Quốc, Phương Bình (1967)3. Đến năm 1965, Giải
Thanh Tâm còn trao Bằng danh dự cho các cặp nghệ sĩ xuất sắc và vở Cải lương hay nhất
trong năm. Tuy giải thưởng không kéo dài, chỉ tồn tại trong 10 năm nhưng được lập ra bởi
những trí thức, các thầy tuồng, các nhà báo phê bình nghệ thuật có nhiều uy tín, có chuyên
môn cao, nhiều tâm huyết với nghệ thuật sân khấu dân tộc đã tác động rất mạnh mẽ đến
phong trào rèn luyện và tu chỉnh trên mọi phương diện của đội ngũ sáng tạo của Cải lương.
Và có lẽ, quan trọng không kém phải kể đến sự xuất hiện nở rộ của những bầu gánh
hát. So với các chủ gánh của giai đoạn 1930 – 1945 thì các bầu gánh trong giai đoạn này đi
theo xu hướng hình thành công nghiệp giải trí. Họ lập định chiến lược phát triển thông qua
việc ký kết hợp đồng (contract) với những vai trò chủ yếu của sân khấu (đào kép, họa sĩ,
thầy tuồng, nhạc sĩ), vừa đào tạo ra đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn tài năng vừa đáp ứng được nhu
cầu thưởng thức nghệ thuật hàng ngày của khán giả. Tiêu biểu các bầu chủ phải kể đến bầu
Ngoài ra còn có: Hùng Minh, Lan Chi (1959); Ngọc Giàu, Bích Sơn (1960); Thanh Thanh Hoa (1961);
Ngọc Hương, Ánh Hồng (1962); Bạch Tuyết, Kim Loan (tức Mộng Tuyền), Trương Ánh Loan, Tấn Tài,
Diệp Lang, Thanh Tú (1963); Lệ Thủy, Thanh Sang (1964); Thanh Nguyệt, Bo Bo Hoàng (1965); Phượng
Liên, Phương Quang, (1966)
3

13


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018


Kim Chưởng (đoàn Kim Chưởng), bầu Thơ (đoàn Thanh Minh Thanh Nga), bầu Xuân (đoàn
Dạ Lý Hương), bầu Trần Viết Long (giám đốc Công ty Kim Chung gồm 6 đoàn)… Theo nhà
báo Thanh Hiệp: “Nghệ sĩ Kim Chưởng rời ánh đèn sàn diễn nhiều năm, chọn nghiệp làm bầu
để dát vàng cho những tên tuổi nghệ sĩ tài danh. 2/3 nghệ sĩ đạt giải HCV Thanh Tâm, một giải
thưởng danh giá của sân khấu cải lương miền Nam, từng được đứng trên sân khấu của
bà”[03]. Hay Công ty Kim Chung do ông Trần Viết Long làm Giám đốc là biểu hiện tập trung
nhất của xu hướng hình thành công nghiệp giải trí trong lĩnh vực sân khấu ở Sài Gòn. Công ty
này có 5 đoàn (Kim Chung 1 đến 5) đã thực thi một chiến lược vừa học vừa diễn đối với các
đào kép trẻ. Những giọng ca hay được thu dĩa và mời ký giả viết bài lăng – xê, tạo hiệu ứng
từ khán giả để tác động sân khấu Cải lương đi lên. Hay bà bầu Thơ (Nguyễn Thị Thơ) không
chỉ đào tạo con gái là nghệ sĩ Thanh Nga mà bà còn giúp cho nghệ sĩ Hữu Phước, Ngọc Giàu,
Thành Được … có chỗ đứng vững vàng trên sân khấu. Đặc biệt, bà kiên tâm theo đuổi mục
đích phát triển đoàn theo một phong cách riêng trong việc chọn đề tài tâm lý xã hội để tạo
thương hiệu cho đoàn. Bên cạnh đó, bà (cũng như bầu Kim Chưởng) đã ký hợp đồng để có
soạn giả thường trực cho đoàn. Ngoài ra còn có các bầu gánh khác như bầu Thu An kiêm
soạn giả (đoàn Hương Mùa Thu) đã tạo tên tuổi cho Ngọc Hương, Út Hiền, Thanh Hải; bầu
Xuân (đoàn Dạ Lý Hương) đào tạo cặp tài danh Hùng Cường – Bạch Tuyết.
Để có décor sân khấu “bắt mắt”, các bầu đã đua nhau mời các họa sĩ và nghệ nhân
chuyên làm tranh cảnh, trang phục cho mỗi vở diễn của đoàn. Cải lương là mảnh đất sáng tạo
gắn với hiện thực của đội ngũ họa sĩ bấy giờ. Họ là những người được đào tạo từ Trường Mỹ
thuật Gia Định hoặc trưởng thành về chuyên môn qua quá trình cộng tác với các đoàn hát.
Tên tuổi của họ ẩn sau những tấm font trang trí sân khấu song thành công mà Cải lương có
được, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ những họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân
khấu, làm đạo cụ và kể cả việc chế tác trang phục. Tất cả đã tạo nên một “thánh đường” đẹp
đẽ, uy nghi cho sân khấu Cải lương, góp phần cùng với các yếu tố khác của Cải lương tác
động trực tiếp đến mỹ cảm của khán giả, phù hợp với phong cách biểu hiện đặc trưng của
Cải lương là “Thực và Đẹp”4.
Tóm lại, những đoàn hát đua nhau cạnh tranh về chất lượng hoạt động trong giai
đoạn này đã tác động rất lớn đến sự hoàn thiện một phương thức quản lý mới, năng động và
sáng tạo đối với Cải lương trong bối cảnh xã hội đương thời. Có thể nói, giai đoạn 1955 –

1975 đã thực sự mở cánh cửa cho ngành công nghiệp giải trí non trẻ và mới mẻ được hình
thành trên nền tảng của sân khấu Cải lương ở Nam bộ.
4

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thành Châu – người đề xướng phong cách này.

14


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

Và đến đây, có lẽ không cần bàn thêm về tiêu chí lực lượng công chúng thưởng thức
Cải lương; hay một đội ngũ làm nghề từ thầy tuồng (soạn giả kiêm đạo diễn) tài hoa cho đến
một lực lượng diễn viên hùng hậu về số lượng và điêu luyện trong nghiệp diễn; hoặc những
vở tuồng giàu tính nhân văn, sâu sắc về mặt văn chương và triết lý; hay nói đến các thể tài
sân khấu phát triển phong phú đến mức không ngờ và hàng trăm rạp hát làm nên không
gian thánh đường của nghệ thuật sân khấu ở Nam bộ. Vậy liệu đây có phải đây là “giai đoạn
hoàng kim”của sân khấu Cải lương phía Nam?
Người viết thiết nghĩ chúng ta ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này vì những bước
tiến bộ vượt bực mà chỉ trong 2 thập niên thôi Cải lương đã làm những điều mà các loại hình
sân khấu khác chưa từng có. Đáng suy ngẫm hơn khi những thành tựu to lớn mà Cải lương
tạo dựng trong lịch sử nghệ thuật nước nhà lại diễn ra trong bối cảnh đất nước bị chia cắt,
bất ổn định trên các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, tìm hiểu một giai đoạn đã qua không phải để tiếc nuối mà là để tự hào và
bước tiếp. Muốn vậy, theo tôi cần hiểu được bản chất và căn cơ của loại hình sân khấu này.
1.2. Cải lương và cải lương
Dưới dạng từ chung thì cải lương (reforme, réformer) có nghĩa là “sửa đổi thành tốt
hơn”[01; tr 81]. Ngoài ra, còn một thuật ngữ trong nghiên cứu triết học và chính trị học có
liên quan là chủ nghĩa cải lương (reformism) “là trào lưu chính trị, chủ trương thực hiện
những biến đổi xã hội bằng cải cách, không động chạm đến nền tảng của chế độ cũ vốn bất hợp

lí” [05]. Chủ nghĩa cải lương ra đời cuối thế kỷ XIX trên cơ sở những cuộc đấu tranh đòi cải
cách xã hội diễn ra ngày càng quyết liệt trong lòng các nước tư bản, thuộc địa, phụ thuộc; đã
nhanh chóng lan sang Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, được nho sỹ và giới trí thức đón nhận,
tiêu biểu trong số đó là nhà hoạt động chính trị Phan Châu Trinh.
Vào thời điểm đó, văn hóa phương Tây tác động ngày càng mạnh mẽ trong đời sống
xã hội. Những người xuất thân từ gia đình giàu có, quan lại có truyền thống Nho giáo nhưng
sớm tiếp cận với văn minh phương Tây đã liên kết lại thực hiện ý tưởng cải cách văn hóa. Dũ
thúc Lương Khắc Ninh5 – một trí thức dung hợp cả hai dòng văn hóa Đông – Tây, chủ bút tờ
Nông cổ mín đàm đã đãng đàn diễn thuyết tại Hội Khuyến học vào 8 giờ tối ngày 28 tháng 3
năm 1917 về cải lương cuộc hát (cải lương hí nghệ). Qua bài diễn thuyết của Lương tiên

(1862-1943) bút hiệu Dị Sử Thị, nhà báo, nhà văn, một người cổ động mạnh mẽ cho thương nghiệp, nhà
viết tuồng kiêm bầu gánh hát bội, nghị viên của Hội đồng Tư vấn Chính phủ Nam Kỳ, hoạt động tích cực
trong các lĩnh vực văn hóa ở Sài Gòn suốt từ năm 1900 -1930.
5

15


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

sinh, từ cải lương đã được dùng như một động từ với ý nghĩa là sửa đổi lối hát cũ (tức Hát
bội) để hình thành lối hát mới, phù hợp với nhu cầu khán giả và thực tiễn đời sống xã hội6.
Từ đó, Cải lương (viết hoa) được sử dụng như danh từ riêng, dùng để gọi tên một thể
loại nghệ thuật sân khấu ra đời ở miền Nam vào đầu thế kỷ XX. Nó chính thức thành tên gọi
riêng cho một kiểu lối sân khấu mới phải kể đến công lao của khán giả Nam bộ khi đi xem
gánh hát Tân Thinh do ông Trương Văn Thông làm chủ. Vào năm 1920, hai bên bảng hiệu ở
cổng rạp của gánh hát ông Thông đã cho treo hai câu liễn: Cải cách hát ca theo tiến bộ. Lương
truyền tuồng tích sánh văn minh. Theo Trần Văn Khê7: “Vì vậy mọi người quen gọi đây là gánh
Cải lương Tân Thinh xuất xứ từ chữ đầu hai câu thơ ghép lại và cách gọi này dần dà trở nên

thông dụng”[02, tr ]. Nhận định này của Trần Văn Khê về kiểu nói của người Nam bộ theo tôi
là hợp lý: ngắn gọn, đơn giản, sao cho dễ hiểu, dễ nhớ. Như vậy, tên gọi Cải lương hay Sân
khấu Cải lương là do người dân Nam bộ đặt tên cho thể loại nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn, khác
với Hát bội – nghệ thuật sân khấu truyền thống trước đó.
1.3.

Cải lương – dung hợp Đông – Tây và không ngừng sáng tạo
Cải lương hay còn gọi sân khấu Cải lương, nghệ thuật Cải lương được hình thành trên

cơ sở lối ca ra bộ của nhạc Tài tử, của Hát bội, dân ca và văn học Việt Nam. Nền tảng của Cải
lương là sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa âm nhạc (hát), sân khấu (kịch) và các loại hình
khác (kiến trúc, hội họa, thời trang,…); trong đó, căn cơ của Cải lương chính là nhạc Tài tử
Nam bộ. Tuy nhiên, Cải lương đã không dừng lại ở các bài bản Tổ, mà trên nền tảng hơi –
điệu đó các nhạc sĩ, nghệ nhân tiền bối không ngừng cải tiến, sáng tạo nên một nhạc mục
phong phú hàng trăm bản lớn nhỏ, đáp ứng cho mọi trạng thái tâm lý của nhân vật, mọi tình
huống trên sân khấu. Không chỉ vậy, Cải lương còn tiếp nhận những làn điệu dân ca, ca khúc
nước ngoài trong các vở thể tài hương xa; Hồ Quảng; đặc biệt hơn Cải lương đã tiếp nhận âm
nhạc Tây phương kết hợp với cổ nhạc một cách hài hòa và hợp lý. Như vậy, âm nhạc Cải
lương tuy lấy nhạc Tài tử làm nền tảng nhưng vẫn mở rộng vòng tay tiếp nhận nhiều dòng
nhạc của các dân tộc trong và ngoài nước.
Diễn trình lịch sử cho thấy Cải lương không tiếp nhận thụ động, nguyên xi, mà luôn
cải tiến, sáng tạo thêm để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của dân tộc. Cải lương cũng đã có sự
tương tác với âm nhạc phương Tây, kích thích các nhạc sỹ của dòng tân nhạc Việt Nam sáng
tạo ra một điệu nhạc rất phù hợp với giọng nói Nam bộ và thang âm ngũ cung của nhạc Tài
tử: Boléro (nhịp 4/4, 2/4). Những ca khúc theo điệu nhạc này kết hợp với bản Vọng cổ nhịp
Nội dung bài diễn thuyết này được Trần Phát Văn đăng trên báo Nông cổ mín đàm số 12 (16) ra ngày
19/4/917.
7 Giáo sư tiến sĩ ngành Dân tộc Nhạc học (Ethnomusicologie) ở Pháp (1920 – 2016)
6


16


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

32 cho ra thể loại Tân Cổ giao duyên, được xem là sự phối hợp hài hòa và tinh tế, cho đến
hôm nay vẫn còn được đông đảo khán giả ưa chuộng.
Căn cơ thứ hai của Cải lương là nền văn học trong và ngoài nước. Từ những tác phẩm
văn học thành văn nổi tiếng cho đến những câu chuyện kể dân gian của Việt Nam; từ những
tác phẩm văn chương nổi tiếng của các đại văn hào Pháp, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản… cho
đến sử thi, thần thoại, cổ tích của các nước này qua bộ óc sáng tạo tài tình của các soạn giả,
đạo diễn (Thầy tuồng) đã trở thành những vở diễn có giá trị tư tưởng và thẩm mỹ sâu sắc.
Như: Kim Vân Kiều (Trương Duy Toản), Phụng Nghi đình (Nguyễn Trọng Quyền), Giá trị và
danh dự (Nguyễn Thành Châu), Khúc oan vô lượng (Huỳnh Thủ Trung), Tô Ánh Nguyệt (Trần
Hữu Trang), Khi người điên biết yêu (Trang - Châu - Nở), Hoa Mộc Lan tùng chinh (Viễn
Châu), Khi hoa anh đào nở (Hà Triều – Hoa Phượng), Trà Hoa Nữ (Kim Cương – Thế Châu),
Mùa thu trên Bạch mã sơn (Yên Lang) v..v.. Đó là chưa kể đến một khối lượng kịch bản của
các soạn giả viết về đề tài lịch sử Việt Nam và các nước. Có thể nói tính dung hợp của văn hóa
Nam bộ thể hiện đầy đủ trong nội dung và hình thức của Cải lương.
Căn cơ thứ ba của Cải lương là sự kế thừa những thành tựu của Hát bội. Từ việc đào
tạo theo lối truyền nghề, đến việc lựa chọn diễn viên (thời kỳ đầu) cũng lấy theo quy chuẩn
của Hát bội: nhứt thinh (chất giọng), nhị sắc (sắc diện, hình thể), tam bộ (điệu bộ, màu mè),
tứ bài (bài bản âm nhạc). Cải lương còn tiếp nhận những thành tựu của Hát bội trong nội
dung cốt chuyện để xây dựng kịch bản, hình thành dòng Cải lương tuồng Tàu, mục đích đề
cao phẩm chất con người: trung, nghĩa, trí, tín, dũng, nhân. Trên cơ sở đó, dòng Cải lương
lịch sử Việt Nam được xây dựng bởi những soạn giả tiên phong như: Lê Minh – Hoàng Thái
Sơn với Hỏa Hồng Nhật Tảo, Lê Hoài Nở với Anh chị ăn mày, Nguyễn Phương và Thiếu Linh
với Cô Giang Nguyễn Thái Học …và nhiều tác giả ở các tỉnh Nam bộ viết vào thập niên 40 -50.
Nói theo ông Vương Hồng Sển thì Cải lương “là đứa con tập tàng” không chỉ kế thừa,
chọn lọc cái hay, cái độc đáo của nghệ thuật nước nhà mà còn tiếp nhận tinh hoa của âm

nhạc và sân khấu Tây phương (opera, drama) từ thiết kế không gian biểu diễn (xây dựng
nhà hát, trang trí sân khấu) theo hướng “mỹ lệ hóa” để sân khấu trở thành một “thánh
đường nghệ thuật” đối với khán giả. Hay tiếp thu cách cấu trúc phân màn, phân lớp (xây
dựng kịch bản) hòa quyện hai yếu tố không gian và thời gian của vở diễn. Hoặc tiếp thu lý
luận sân khấu Châu Âu về phương thức biểu đạt hình tượng nghệ thuật thông qua kỹ thuật
diễn xuất mà khắc họa tính cách nhân vật. Chính điều này đã tạo cho diễn viên trở thành
“ông hoàng, bà chúa” của sân khấu Cải lương. Ngoài ra còn có hóa trang, phục trang và sau
đó là kỹ thuật âm thanh và ánh sáng … tất cả luôn luôn phải được bổ sung, cải tiến, làm mới

17


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

bởi một đội ngũ tiên phong dồi dào trí tuệ và tâm huyết. Tất cả nỗ lực trong quá trình giao
lưu và tiếp biến đó đã làm cho thể loại sân khấu này phát triển nhanh chóng, thỏa mãn được
nhu cầu thưởng thức của các thành phần xã hội (từ quan lại, điền chủ, trí thức, tiểu thương,
tá điền, công nhân, thợ thủ công, …) mà không phải thể loại sân khấu nào trong lịch sử văn
hóa Việt Nam cũng đạt được nhanh chóng như vậy.
Sân khấu Cải lương ra đời như một tất yếu của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa
Đông – Tây ở Nam bộ mà nền tảng vững chắc chính là nhu cầu hưởng thụ đa dạng và luôn
tìm tòi sáng tạo ra giá trị văn hóa tinh thần của các tầng lớp trong xã hội. Có lẽ không ngoa
khi nói rằng: bản sắc văn hóa Nam bộ biểu hiện rõ nhất trong Cải lương. Vì nó thể hiện sức
mạnh tư duy, ý chí, tình cảm của con người Nam bộ, luôn tiếp thu, cải tiến, sáng tạo không
ngừng để tồn tại và phát triển. Vậy mà, một loại hình nghệ thuật vốn tượng trưng cho sự mới
mẻ một thời như Cải lương đang thoi thóp, ngoắc ngoải trong một xã hội mà nền văn minh
vật chất đã tiến rất nhiều so với trước kia! Thực trạng xuống cấp về mọi mặt của Cải lương
làm cho những ai yêu chuộng và tự hào với thể loại sân khấu này đều suy tư, trăn trở. Làm
thế nào để Cải lương tồn tại và phát triển?
Câu hỏi đó đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng! Cũng như chưa có giải pháp

nào khả thi ngăn chặn cơn thoái trào và làm “sống lại giai đoạn hoàng kim”của sân khấu Cải
lương. Theo thiển ý của người viết, để giải đáp các câu hỏi trên cần đặt nghệ thuật Cải lương
trong mối quan hệ tương tác giữa 3 thành tố: chủ thể (nghệ sỹ với năng lực sáng tạo và mục
đích làm nghề; công chúng có nhu cầu thưởng thức; nhà quản lý nắm chính sách, pháp luật
và tri thức nghệ thuật). Ngoài ra còn phải để Cải lương phát triển trong không gian đặc thù
của nó (không gian trình diễn, không gian đào tạo, không gian sáng tạo của người làm nghề)
và thời gian thích hợp giữa nghệ sĩ và công chúng (thời điểm hoạt động, thời lượng vở diễn,
thời gian rỗi của người thưởng thức) … mới tìm được lời giải đáp cho sự tồn tại và phát triển
của Cải lương trong bối cảnh hiện nay.
2. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CẢI LƯƠNG HIỆN NAY
Cải lương là di sản văn hóa của quốc gia. Tuy nhiên, chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa dân tộc chưa gắn kết đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội
và chính sách giáo dục, dẫn đến các văn bản pháp lý ban hành kém hiệu lực; hệ thống thiết
chế thực thi chính sách không hài hòa, đồng bộ, thành tựu của ngành này lại là hạn chế của
ngành kia. Trên phương diện bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là Cải lương thì vấn đề này càng
bộc lộ rõ nét. Bởi vì, muốn Cải lương tồn tại cần giải quyết 4 đối tượng liên quan: đội ngũ làm
nghề (soạn giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, nhạc công, biên đạo…), lực lượng khán giả (các

18


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

thành phần xã hội, đặc biệt là khán giả trẻ) cán bộ quản lý (lãnh đạo ngành văn hóa phụ trách
nghệ thuật, trưởng phó đơn vị hoạt động Cải lương) và các nhà phê bình nghệ thuật (phóng
viên, nhà nghiên cứu).
2.1.

Đội ngũ làm nghề không có đất dụng võ
Đội ngũ làm nghề còn gọi là những nghệ sĩ mà ở mỗi góc độ chuyên môn đã cống hiến cho


sân khấu Cải lương. Họ được xem là chủ thể sáng tạo, có vai trò to lớn và quyết định đến sự hưng
thịnh, tồn vong của một loại hình nghệ thuật. Tuy cũng được gọi chung là nghệ sĩ song việc đào tạo
cũng như hành nghề thì lại tùy thuộc vào đặc thù của các ngành nghệ thuật. Nhất là từ khi đất
nước ta bắt đầu mở những mã ngành đào tạo chuyên sâu về nghệ thuật như: đạo diễn kịch hát
truyền thống, biên kịch sân khấu, biểu diễn thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ, thiết kế sân khấu,… cho
thấy một xã hội học tập đang dần phát triển theo hướng chuyên môn hóa. Điều này có ưu điểm là
đào tạo được một đội ngũ làm nghề có “căn cơ”, “bài bản” đàng hoàng, khả dĩ đáp ứng được nhu
cầu xã hội và xu hướng tiến bộ trong nghệ thuật.
Tuy nhiên, thực trạng đào tạo mấy thập niên qua cho thấy: diễn viên không qua được
“cái bóng” của các bậc tiền bối (mà vốn liếng ban đầu đến với Cải lương của họ chỉ là năng
khiếu và niềm đam mê); nhiều kịch bản hay, có tính triết lý, tính giáo dục và có giá trị nghệ
thuật cao phần lớn được sáng tác từ những soạn giả không được đào tạo từ ngành Ngữ văn
hay sáng tác kịch bản. Hiện nay, các nhạc sĩ trẻ được đào tạo từ khoa Lý luận sáng tác của
Nhạc Viện, từ chương trình học nhạc cụ dân tộc của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh thì
có mấy người dành tâm huyết để viết nhạc cho Cải lương? Chưa kể, mặc dù phải học 4 năm
để làm diễn viên song khi tốt nghiệp ra trường có bằng cấp, được đào tạo căn bản nhưng
trong đội ngũ này được bao nhiêu người có “đất dụng võ” trong thời kỳ Cải lương xuống
dốc?
Có thể nói, đội ngũ làm nghề Cải lương tại Việt Nam hiện nay vừa thiếu, vừa thừa. Do
tác động của xã hội diễn viên dễ dãi chạy đua theo lối sống hình thức, thiếu đầu tư chuyên
môn, chưa có tâm huyết của người làm nghề chỉ coi nghề hát là công cụ mưu sinh; thiếu rèn
luyện nhân cách nghệ sĩ chân chính ở lớp trẻ, thiếu nhiệt huyết, buông xuôi của lớp già có
nhiều kinh nghiệm, vốn sống; đạo diễn kịch nói dàn dựng Cải lương chưa nắm vững được
đặc điểm của thể loại kịch hát dân tộc; dàn nhạc cổ - linh hồn vở diễn Cải lương ngày càng
thu hẹp biên chế, yếu kém chuyên môn; nghệ sỹ hát nhép, thoại nhép… đánh lừa khán giả; tệ
nạn đố kỵ, cạnh tranh không lành mạnh xuất phát từ sự thiếu hụt nhân cách và tinh thần
công dân của nghệ sĩ; chạy theo hình thức và lợi nhuận trước mắt, tìm mọi cách để được xét
tặng danh hiệu,… Nhìn chung thiếu những điều kiện để làm nghề lâu dài.


19


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

Mặt khác, mỗi lần Hội diễn, Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp là nơi hội tụ của các
soạn giả có tiếng tăm: Lê Duy Hạnh, Ngô Hồng Khanh, Huỳnh Anh, Hiền Phương, Hoàng Song
Việt …; các đạo diễn lão luyện trong nghề: Trần Ngọc Giàu, Hoa Hạ, Nguyên Đạt,...; những họa
sĩ nổi tiếng trong giới mỹ thuật sân khấu như: Lê Văn Định, Phan Phan,…; những nhạc sĩ
chuyên nghiệp như Thanh Hải, Hồ Văn Thành,… Dẫn đến tình trạng trùng lắp, rập khuôn
sáng tạo trong các vở diễn song điều băn khoăn hơn chính là đội ngũ mới, trẻ được đào tạo
từ trường chuyên nghiệp không có cơ hội làm nghề. Các đoàn thì không mạnh dạn sử dụng
lớp nghệ sĩ trẻ có tâm huyết trong sáng tạo kịch bản, dàn dựng tác phẩm hoặc đổi mới hình
thức biểu diễn Cải lương. Và sự xuất hiện những nhân tố mới trong đợt Liên hoan sân khấu
chuyên nghiệp năm 2018 này vẫn chưa đủ tầm và lực để thay thế và càng khó khăn hơn với
thực trạng sân khấu Cải lương chỉ còn tồn tại đúng nghĩa trong mỗi mùa liên hoan, hội diễn
sân khấu chuyên nghiệp.
Không có không gian hành nghề hay nói cách khác là không có môi trường hoạt động
thì dù đào tạo chuyên môn hóa đến đâu; dù có quy tụ kiến thức, kỹ năng Đông – Tây trong
việc đào tạo đến đâu, thì vẫn không thể có một đội ngũ làm nghề có chất lượng như mong
muốn khôi phục giai đoạn hàng kim cho sân khấu Cải lương.
2.2. Thiếu lực lượng khán giả say mê và hiểu biết Cải lương
Một trong những nguyên nhân chính khiến sân khấu Cải lương trở nên xuống dốc
chính là thiếu lực lượng khán giả. Người dân Việt Nam vốn rất nhanh nhạy với trào lưu, xu
hướng mới. Đó cũng chính là lý do vì sao Cải lương phát triển nhanh chóng chỉ không đầy
một thập niên kể từ lúc ra đời. Bấy giờ, khán giả trẻ bị thu hút bởi một loại hình mới mẻ, hấp
dẫn nên đón nhận rất nồng nhiệt. Tuy nhiên, theo thời gian, những khán giả ngày một già đi
và thế hệ nối tiếp lại hướng sự yêu thích sang các thể loại nghệ thuật tân kỳ hơn bởi vì đề tài
của Cải lương hiện nay không nói lên tiếng lòng của lớp khán giả trẻ hoặc chính họ cũng
không đủ trình độ và thiếu vốn sống để thưởng thức loại hình này.

Ngoài ra, sự bất cập trong công tác giáo dục ý thức công dân (mỹ dục và đức dục) và
tri thức văn hóa nghệ thuật dân tộc ngay từ các bậc học phổ thông, cho nên nền tảng hiểu
biết bị hụt hẫng khiến cho thế hệ trẻ hiện nay đa số khó cảm nhận được sự tinh túy của nghệ
thuật sân khấu dân tộc, trong đó có Cải lương.
Bên cạnh đó, các nghệ sĩ Cải lương do ít tham gia vào các hoạt động chung trong
showbiz Việt Nam nên hầu như chưa có ý thức giữ gìn hình tượng. Những thông tin trên các
kênh truyền thông (ở các trang mạng, báo chí phổ thông) về cảnh đời khốn khó, nghèo nàn
của nghệ sĩ Cải lương lúc về chiều gợi sự thương cảm ủng hộ của xã hội rất cần thiết. Song,

20


TĐKH: Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương - Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương – tháng 12/2018

quan trọng hơn là làm sao để có những hình ảnh đẹp, xuất sắc trong nghiệp diễn, những
chuyến từ thiện giúp đỡ người dân, những hoạt động xã hội để đem nghệ thuật đến đời sống
văn hóa cộng đồng… để tạo thành mạng lưới xã hội ủng hộ, quan tâm đến người nghệ sĩ.
Trong giới làm nghề, tệ cờ bạc là một trong những điểm yếu của lối sống nghệ sĩ. Truyền
thông hiện nay rất nhạy với các tệ nạn xã hội. Do đó, tệ nạn cờ bạc trong giới nghệ sĩ Cải
lương là tạo nên hình ảnh không tốt cho các khán giả trẻ. Trong bối cảnh giới văn nghệ,
truyền thông và mạng xã hội phải kết nối với nhau chặt chẽ, thì những người “làm nghề”
phải sử dụng sao cho có hiệu quả, không để lại hình ảnh xấu, làm ảnh hưởng đến giá trị văn
hóa của nghệ thuật Cải lương.
2.3. Công tác quản lý văn hóa còn nhiều bất cập
Hiện nay, các thiết chế văn hóa đánh mất dần vai trò trong đời sống văn hóa tinh thần
của công chúng, không còn là nơi đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của
quần chúng. Chỉ còn là nơi phục vụ chính trị đơn thuần, còn bao cấp, thiếu chủ động trong
các hoạt động văn hóa văn nghệ. Vì vậy, tình trạng thả lỏng quản lý, chậm thay đổi phương
thức quản lý, chậm thay đổi chế độ chính sách để khen thưởng, động viễn, đãi ngộ nghề đặc
biệt; việc xét tặng danh hiệu gây ra tệ nạn ngấm ngầm, hình thức, cảm tính và chủ quan,

thiếu căn cứ khoa học; lập định hội đồng thẩm định chưa công bằng trên các lĩnh vực, thiếu
nghệ sĩ, thừa nhà nghiên cứu, không có người trải nghiệm làm nghề, hồ sơ khai báo phi hiện
thực; chương trình biểu diễn của các đoàn Cải lương hiện nay theo hướng tạp kỹ, thiếu đầu
tư để dàn dựng và diễn Cải lương; không quản lý được nghệ sĩ có danh hiệu; …Tất cả đều là
những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý văn hóa hiện nay ở đất nước ta.
Bên cạnh đó, khi tách mảng thông tin ra khỏi văn hóa để tạo thành hai bộ khác nhau
là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong khi truyền thông
– thông tin không làm tốt vai trò; chạy đua kinh tế tự chủ, các hoạt động nghệ thuật dân tộc
(Cải lương, dân ca, Hát bội…) bị đẩy vào giờ chết của chương trình truyền hình, ngày càng co
hẹp công chúng. Hậu quả dẫn đến là các cơ quan ban ngành của văn hóa khó lòng kiểm soát,
thiếu biện pháp để ngăn ngừa sự xâm hại của văn hóa nước ngoài, nhập khẩu sản phẩm văn
hóa thiếu sự kiểm duyệt về nội dung, nhất là trong thời đại internet phổ biến như hiện nay.
Từ đó, việc quản lý nội dung, hình thức, phương thức hoạt động và kiểm soát chặt chẽ các
hoạt động thông tin – truyền thông kể cả chính thống (cơ quan ngôn luận của Đảng – Nhà
nước) và phi chính thống (Công ty, Trung tâm tổ chưc sự kiện, truyền thông văn hóa, mạng
xã hội…) trở nên kém hiệu quả.

21


×