Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thơ hàn mặc tử và thơ bích khê nhìn từ lịch sử tiếp nhận (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.67 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN MINH THƠM

THƠ HÀN MẶC TỬ VÀ THƠ BÍCH KHÊ
NHÌN TỪ LỊCH SỬ TIẾP NHẬN
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chun ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HỒNG THỊ HUẾ

Huế, Năm 2014
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Nguyễn Minh Thơm

Demo Version - Select.Pdf SDK


ii


ể hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều
lời khuyên, sự hướng dẫn quý báu từ phía nhà trường,
thầy cô, các anh chị, các bạn trong lớp. Với lòng biết ơn
sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa
Ngữ Văn, trường

ại học sư phạm Huế đã tạo mọi điều

kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
ặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo, Tiến sĩ Hoàng
Demo Version - Select.Pdf SDK

Thị Huế, người cô kính mến đã tận tình giúp đỡ, hướng

dẫn, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình,
người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Minh Thơm

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa............................................................................................................... i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10
6. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................10
NỘI DUNG .............................................................................................................. 11
Chương 1 LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ TIẾP NHẬN THƠ HÀN MẶC TỬ,
BÍCH KHÊ TRONG DÒNG CHUNG THƠ MỚI 1932 - 1945 ........................... 11

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.1. Khái lược về lý thuyết tiếp nhận .................................................................... 11
1.1.1. Về khái niệm tiếp nhận văn học .............................................................. 11
1.1.2. Quan niệm về người đọc và "tầm đón đợi''..............................................12
1.1.3. Quan niệm về "khoảng cách thẩm mỹ" ...................................................15
1.1.4. Các phương thức tiếp nhận văn học ........................................................16
1.2. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê trong dòng chung Thơ Mới 1932-1945...17
1.2.1. Tiếp nhận Thơ Mới 1932 - 1945 ..............................................................17
1.2.2. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê - những nét riêng ........................20
Chương 2 LỊCH SỬ TIẾP NHẬN THƠ HÀN MẶC TỬ, BÍCH KHÊ

TRƯỚC 1975 ...........................................................................................................22
2.1. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ 1932-1945 .....................................22
2.1.1. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ quan điểm của các nhà phê bình
trước 1945 .................................................................................................22
2.1.2. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ quan điểm của Hoài Thanh ....30

1


2.2. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ 1945-1975 .....................................42
2.2.1. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê ở miền Nam ................................42
2.2.2. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê ở miền Bắc .................................53
Chương 3 LỊCH SỬ TIẾP NHẬN THƠ HÀN MẶC TỬ, BÍCH KHÊ
SAU 1975 ..................................................................................................................57
3.1. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ tầm đón đợi của phương pháp phê
bình thi pháp học .............................................................................................57
3.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ...............................................................................58
3.1.2. Tư duy nghệ thuật và phong cách sáng tạo..............................................66
3.2. Tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ tầm đón đợi của phương pháp phê
bình văn hóa học .............................................................................................72
3.2.1. Dấu ấn tôn giáo ........................................................................................72
3.2.2. Biểu tượng nghệ thuật..............................................................................75
3.2.3. Dấu ấn văn hóa phương Đông và trào lưu văn hóa phương Tây .............83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93

Demo Version - Select.Pdf SDK

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trên thế giới hiện nay, lý thuyết tiếp nhận đang được bạn đọc, giới nghiên
cứu hết sức quan tâm và vận dụng vào tất cả các lĩnh vực nghiên cứu văn học. Lý
thuyết tiếp nhận đã khiến đời sống văn học trở nên sôi nổi hơn với quan niệm bạn
đọc cùng tạo nghĩa cho văn bản. Vị thế của người đọc được nâng cao hơn khi xét
trong mối quan hệ với nhà văn và tác phẩm. Mỹ học tiếp nhận đã đưa người đọc từ
ngoài vào trong tác phẩm, trở thành "người đọc - đồng sáng tạo" cùng với nhà văn.
Theo Hand Robert Jauss, "không có văn học nếu không có người đọc, và văn học
không phải chỉ là những tác phẩm văn học; văn học có từ tác phẩm và người tiếp
nhận nó, từ đội ngũ thay đổi không ngừng về mặt lịch sử của những người tiếp nhận,
giữa người tiếp nhận cùng thời và người tiếp nhận mai sau" [51, tr.73]. Chặng
đường phát triển của văn học nhân loại đã chứng minh được điều đó. Ngày nay, vị
trí của người đọc trong văn học vô cùng quan trọng. Giá trị của tác phẩm văn học
một phần được quyết định bởi người đọc. Mỹ học tiếp nhận nhìn nhận tác phẩm văn
học qua lăng kính của người đọc. Khi vị thế được nâng cao cũng là lúc người đọc
thể hiện được
năng Version
lực của mình
trong đánhSDK
giá tác phẩm. Cái nhìn đối với văn
Demo
- Select.Pdf
chương vì thế trở nên vô cùng đa dạng.
Mỹ học tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX, được vận
dụng nhiều nhất trong khoảng gần hai mươi năm trở lại đây. Sự góp mặt của một lý
thuyết phê bình mới đã tác động lớn đến đời sống văn học nước ta, làm cho không
khí phê bình, nghiên cứu văn chương trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Từ những
kiến giải của Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser về người đọc và nền tảng của lịch

sử văn học để vận dụng vào một công trình nghiên cứu lịch sử văn học cụ thể là vô
cùng cần thiết.
1.2. Thơ mới 1932 - 1945 là hiện tượng văn học thu hút bạn đọc khắp cả nước
quan tâm. Từ khi ra đời cho đến nay, sức nóng mà Thơ mới mang lại vẫn chưa hề
giảm. Trong số các nhà thơ trong phong trào Thơ mới thì Hàn Mặc Tử và Bích Khê
là hai nhà thơ gây ra nhiều tranh cãi nhất trên diễn đàn văn chương. Hơn 80 năm
trôi qua, lịch sử đọc và nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê đã dày dạn qua năm
tháng. Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử và Bích
Khê, mỗi công trình soi chiếu ở một vài góc độ. Có một vài công trình nhỏ nghiên
3


cứu từng tác giả theo đánh giá của các nhà phê bình. Tuy nhiên, cho đến thời điểm
này, vẫn chưa có một công trình khoa học nào đứng ở nhiều góc nhìn khác nhau để
nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê. Đồng thời cũng chưa có một công trình lớn
nào vận dụng một cách trực tiếp lý thuyết tiếp nhận vào nghiên cứu lịch sử tiếp nhận
thi ca của hai tác giả này. Việc nhìn nhận hai nhà thơ tài năng với "tầm đón đợi" của
người đọc hiện đại sẽ làm sáng tỏ diễn trình lịch sử nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử, Bích
Khê. Một cách gián tiếp, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện, đa dạng về hai nhà thơ
thông qua việc kiến giải chặng đường tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê từ lúc
sinh thành cho đến nay. Qua đó, để thấy được vị thế của người đọc trong việc phát hiện
chân giá gị tác phẩm nghệ thuật; đồng thời làm rõ vị trí, vai trò to lớn của hai nhà thơ
trong phong trào Thơ mới nói riêng và trong tiến trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam nói
chung. Đó là lý do người viết lựa chọn đề tài "Thơ Hàn Mặc Tử và thơ Bích Khê
nhìn từ lịch sử tiếp nhận" để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê vô cùng đa dạng, gắn liền
với các chặng đường phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Xét trong mối quan hệ
với Thơ mới, từ trước tới nay, những nghiên cứu về Thơ mới đều ít nhiều đề cập tới
thơ Hàn Mặc

Tử vàVersion
Bích Khê.- Select.Pdf
Không chỉ là SDK
một thành tố của Thơ mới, thơ Hàn
Demo
Mặc Tử và Bích Khê còn mang những đặc trưng riêng, tạo ra phong cách thơ độc
đáo. Giai đoạn nghiên cứu từ 1932 đến 1975, những bài viết bàn về thơ và đời của
Hàn Mặc Tử, Bích Khê chủ yếu được đăng trên các tờ báo, tạp chí - là cơ quan ngôn
luận của giới nghiên cứu phê bình văn học thời bấy giờ. Đáng chú ý có một số công
trình của các nhà nghiên cứu phía Nam như Phê bình văn học thế hệ 1932 của
Thanh Lãng, Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long được xuất bản
thành sách... Các nhà nghiên cứu đã đề cao giá trị của Thơ mới đặc biệt là khẳng
định những đóng góp về mặt nghệ thuật của các nhà thơ.
Giai đoạn từ sau 1975, khoảng mười năm đầu tiên Thơ mới vẫn bị giới nghiên
cứu văn học chính thống phản đối. Cụ thể, người vẫn chưa "tha thứ" cho "đứa con
tinh thần" của mình là Hoài Thanh, ông vẫn cho rằng Thơ mới mặc dù có một số
đóng góp nhưng vẫn mang nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến nền văn học dân tộc.
Phan Cự Đệ thì có hẳn một công trình Phong trào Thơ mới 1932-1945 bàn về Thơ
mới, chủ yếu đi vào nội dung tư tưởng, mối quan hệ của Thơ mới với văn học nhân
dân, với đường lối văn nghệ của Đảng, ông đánh giá thấp giá trị của Thơ mới. Phan
4


Cự Đệ còn chỉ ra rằng: "tượng trưng, siêu thực chỉ là cái "đuôi sau rốt" của lãng mạn
trên con đường xuống dốc mà thôi" [14, tr.47]. Bên cạnh đó, Phan Cự Đệ còn cho
rằng phê bình ấn tượng của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam "chỉ là một hành
động cảm thụ thuần túy" [14, tr.12], các công trình nghiên cứu ở miền Nam giai đoạn
1954-1975 dù cung cấp được một số tài liệu nhưng phương pháp phê bình thì "cũ kỹ,
lạc hậu", "bị cầm tù trong phương pháp phê bình ấn tượng chủ quan" [14, tr.15].
Sau đổi mới, cả nền văn học được cởi trói, phê bình văn học cũng phát triển đa

dạng hơn. Một lần nữa, Thơ mới được nhìn nhận lại, được trả lại vị thế trong lịch sử
văn học dân tộc. Trong công trình Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại của
Nguyễn Quốc Túy xuất bản năm 1994, nhà nghiên cứu đã đánh giá tổng quát những
đặc điểm và bước đi của Thơ mới. Trong đó, khi phân tích những đặc trưng của Thơ
mới, ông không quên dẫn dụ thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê. Theo ông, bên cạnh các
nhà thơ nổi tiếng cùng thời thì Hàn Mặc Tử và Bích Khê là hai nhà thơ đã có nhiều
đóng góp cho quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam trên các phương diện: ảnh hưởng
của văn hóa phương Tây và những dấu ấn của văn hóa phương Đông, đặc biệt là
văn hóa dân gian của dân tộc, những đổi mới về nghệ thuật vần điệu bao gồm ngôn
ngữ thơ, âm nhạc trong thơ... Từ những năm 90 của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu

Demo Version - Select.Pdf SDK

Phan Cự Đệ có hàng loạt công trình chuyên sâu nghiên cứu Thơ mới. Nếu trước kia,
ông cho rằng thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê là thơ "suy đồi" thì nay ông lại hết lời ca
ngợi. Trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX, ông khẳng định: "Hàn Mặc
Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt nhất của phong trào Thơ
mới" [15, tr. 455]. Ông đánh giá cao tài năng và sức lan tỏa của Hàn Mặc Tử: "Hàn
Mặc Tử như một ngôi sao băng lóe lên vụt qua bầu trời thơ Việt Nam nhưng vẫn
còn và sẽ còn lưu lại ánh sáng cho nhiều thế hệ" [15, tr.455]. Còn Bích Khê thì có
nhiều đóng góp cho dòng thơ tượng trưng với nhiều dấu ấn độc đáo, đặc biệt cần
phải được nghiên cứu thấu đáo bởi thơ Bích Khê được xếp vào loại thơ khó. Người
có nhiều đóng góp mới cho nghiên cứu phê bình Thơ mới giai đoạn này là Đỗ Lai
Thúy. Công trình Mắt thơ (Phê bình phong cách Thơ mới) mang tính học thuật cao,
sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để khám phá tác phẩm của các nhà thơ
tài hoa trong phong trào Thơ mới, trong đó có Hàn Mặc Tử và Bích Khê. Ngoài ra
còn nhiều công trình nghiên cứu lại Thơ mới như: Thơ mới những bước thăng

5



trầm của Lê Đình Kỵ, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca của Hà Minh Đức
(chủ biên),... Gần đây, có nhiều công trình, trong đó đáng chú ý là công trình Thơ
mới nhìn từ quan hệ văn hóa - văn học xuất bản năm 2014 của tác giả Hoàng Thị
Huế, giải mã Thơ mới trong mỗi quan hệ đa chiều, vận dụng phương pháp phê bình
hiện đại: văn hóa học, thi pháp học, phân tâm học.
2.2. Lịch sử nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê được chia làm ba giai
đoạn, mỗi giai đoạn đều có những đóng góp riêng, tạo ra một lịch sử tiếp nhận vừa
đa dạng, vừa thống nhất và cũng rất riêng biệt.
Giai đoạn tiếp nhận đầu tiên (1932 -1945), bạn đọc tiếp xúc với thơ Hàn Mặc
Tử và Bích Khê chưa đầy đủ, cho nên, những nghiên cứu ban đầu chủ yếu nằm
trong nhóm bạn văn chương như Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, Hoàng Diệp
cùng một số ít nhà phê bình tên tuổi như Hoài Thanh - Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan,
Trần Thanh Mại. Thực chất, việc tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê giai đoạn
này đơn thuần chỉ là thẩm bình dựa trên cái nhìn chủ quan cho nên các nhà phê bình
tỏ ra hết sức thận trọng. Thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê vừa ra mắt công chúng đã gây
nhiều tranh cãi, vì vậy mà giai đoạn tiếp nhận này có hai luồng ý kiến khen chê
khác nhau: một bên là sự ca ngợi hết lời của những người bạn văn chương, một bên

- Select.Pdf
là những lời Demo
chê, choVersion
rằng thơ không
có giá trị.SDK
Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh
- Hoài Chân là công trình đầu tiên đưa Thơ mới nói chung, thơ Hàn Mặc Tử, Bích
Khê nói riêng thành đối tượng nghiên cứu của văn học. Công trình đã trích dẫn thơ
của hơn bốn mươi nhà thơ, với mỗi nhà thơ lại có một bài đánh giá riêng. Hoài
Thanh đánh giá rất cao thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê. Đối với thơ Hàn Mặc Tử (cụ
thể là tập Thơ điên), Hoài Thanh nhận định "trong văn thơ cổ kim không có gì kinh

dị hơn" [69, tr.222]. Còn đối với thơ Bích Khê, Hoài Thanh đã khen ngợi bằng
những câu xứng đáng: "Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bực
nhất trong thơ Việt Nam..." [69, tr.251]. Ngoài ra, giới phê bình lúc này vẫn rất dè
dặt khi tiếp cận thơ Bích Khê, họ chỉ nhìn bằng thái độ "kính nhi viễn chi".
Các công trình riêng nghiên cứu về hai nhà thơ giai đoạn này không nhiều. Về
Hàn Mặc Tử có công trình Hàn Mặc Tử thân thế và thi văn của Trần Thanh Mại
gây được tiếng vang lớn. Trần Thanh Mại đã hết lời ca ngợi tài năng của Hàn Mặc
Tử và bình phẩm một số vấn đề trong thơ Hàn Mặc Tử dưới cái nhìn của một nhà
phê bình tiểu sử. Bài viết Hàn Mặc Tử của Vũ Ngọc Phan bước đầu cũng đã đánh

6


giá thơ Hàn Mặc Tử ở một vài khía cạnh, ông đánh giá cao tài năng của nhà thơ
nhưng đồng thời cho rằng một số bài thơ của Hàn Mặc Tử khiến người đọc phải
"lợm giọng". Về Bích Khê, đáng chú ý lúc này chỉ có bài viết của Hàn Mặc Tử đề
tựa cho tập thơ Tinh huyết: Bích Khê - thi sĩ thần linh. Bằng đôi mắt tinh anh của
một nhà thơ và sự đồng cảm, Hàn Mặc Tử đã đưa ra những thẩm bình thật tinh tế.
Hàn Mặc Tử ca ngợi hết mực tài năng của Bích Khê, tỏ ra yêu thích tập thơ Tinh
huyết: "Một tập thơ viết bằng máu huyết tinh túy và châu lệ, và tất cả say sưa, đắm
đuối của một hồn thi sĩ" [72, tr.445].
Giai đoạn tiếp nhận thứ hai (1945 - 1975), thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê trải
qua nhiều thăng trầm mới thực sự đi vào lòng bạn đọc. Ngoài những nhà nghiên cứu
thế hệ trước đó thì giai đoạn này góp thêm nhiều gương mặt phê bình mới như:
Nguyễn Tấn Long, Hoàng Diệp, Huỳnh Phan Anh, Tam Ích, Ngọc Sương, Phạm
Tấn Bình, Đinh Cường, Đặng Tiến... Lịch sử đất nước có biến chuyển lớn từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945 cho nên Thơ mới giai đoạn này hầu như không được
nghiên cứu ở miền Bắc. Trong khi đó, ở miền Nam, bộ phận văn học đô thị miền
Nam tiếp tục nghiên cứu về Thơ mới, trong đó có cả thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê.


Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Thơ Hàn Mặc
Tử, Bích
Khê giai
đoạn này được
nhìn nhận đa chiều hơn, các nhà
nghiên cứu đi sâu hơn vào tác phẩm, phát hiện thêm nhiều tín hiệu thẩm mỹ có giá
trị. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu vẫn chưa rõ ràng, vẫn còn nhập nhằng với
phương pháp phê bình ấn tượng của giai đoạn trước.
Giai đoạn tiếp nhận thứ ba (sau 1975 đến nay), thế giới phê bình văn học rộng mở
với đa dạng bạn đọc, cách đọc đã giúp cho việc nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử và Bích
Khê nở rộ hơn bao giờ hết. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai nhà thơ của các
tác giả như: Thơ văn Hàn Mặc Tử (Phê bình và tưởng niệm) của Phan Cự Đệ, Thơ
Hàn Mặc Tử và những lời bình của Mã Giang Lân, Hàn Mặc Tử thơ và đời của Lữ
Huy Nguyên, Hàn Mặc Tử tác phẩm và dư luận của Tôn Thảo Miên, Hàn Mặc Tử
hôm qua và hôm nay của Vương Trí Nhàn, Hàn Mặc Tử hương thơm và mật đắng
của Trần Thị Huyền Trang, Hàn Mặc Tử anh tôi của Nguyễn Bá Tín, Mắt thơ (Phê
bình phong cách Thơ mới) của Đỗ Lai Thúy, 70 năm đọc thơ Bích Khê tập hợp bài
viết của nhiều tác giả như: Ngọc Sương, Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ, Thanh Thảo,

7


Hoàng Thiệu Khang... Tập tham luận Hội thảo thơ Bích Khê với rất nhiều bài viết có
giá trị, Kỷ yếu Kỷ niệm 90 năm sinh và 60 năm mất nhà thơ Bích Khê do Tạp chí
Nghiên cứu văn học ấn hành tập hợp nhiều bài viết như: Những đóng góp của Bích
Khê vào nền thơ ca Việt Nam hiện đại của Lê Hoài Nam, Bích Khê "thi sĩ thần linh",

"thơ lõa thể" của Phạm Xuân Nguyên, Bích Khê qua cái nhìn của nhà văn, nhà lý
luận và phê bình miền Nam 1954-1975 của Trần Hoài Anh, Bích Khê và cách đánh
giá của Hoài Thanh của Hoàng Thị Huế... Tổng tập Thơ Mới và văn xuôi Tự lực văn
đoàn 80 năm nhìn lại tổng hợp nhiều bài nghiên cứu về Thơ mới, trong đó có nhiều
bài nghiên cứu về Hàn Mặc Tử như: Thế giới biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử từ
đạo nguồn đến nghệ thuật của Hồ Thế Hà, Hàn Mặc Tử một định nghĩa bằng máu
về thơ của Chu Văn Sơn, Hàn Mặc Tử trong đời sống văn học miền Nam 1954-1975
của Nguyễn Thanh Tâm, Thơ điên với lớp từ ngữ mang dấu ấn đau thương của Vũ
Thị Ân, Biểu tượng giấc mơ trong thơ Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử của Hoàng Thị
Huế... Dấu ấn chung của việc tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê giai đoạn này là
đánh giá thơ trên nhiều phương diện, với những phương pháp cụ thể, trong đó, xem tác
phẩm chính là trung tâm để đánh giá vị thế và tầm vóc của hai nhà thơ. Trong một số

- Select.Pdf
công trình cóDemo
sự nhìnVersion
nhận từ phương
diện lịch SDK
sử tiếp nhận nhưng chưa bao quát trọn
vẹn tất cả chặng đường nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê.
Nhìn chung, quá trình tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ giai đoạn
đầu tiên cho đến nay trải qua một lịch sử dày dặn, đa dạng, nhiều chiều hướng.
Qua đó, có thể thấy rằng người đọc từ trước tới nay đặc biệt quan tâm và dành
nhiều tình cảm cho hai nhà thơ tài năng này. Từ lịch sử vấn đề này có thể mở ra
hướng nghiên cứu lịch sử tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê dưới nhiều bình
diện khác nhau để khẳng định thêm những đóng góp mà hai nhà thơ đã mang lại
cho thơ Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử và thơ Bích Khê thông qua các

công trình nghiên cứu đánh giá phê bình thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ 1932-1945
cho đến nay. Cụ thể:

8


- Hoài Thanh - Hoài Chân (2006), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Trần Thanh Mại (1941), Hàn Mặc Tử thân thế và thi văn, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Lữ Huy Nguyên (2003), Hàn Mặc Tử thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Tôn Thảo Miên (tuyển chọn, 2002), Hàn Mặc Tử tác phẩm và dư luận, Nxb
Văn học, Hà Nội.
- Tác phẩm văn học trong nhà trường (2011), Hàn Mặc Tử - tác phẩm và lời
bình, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Nhóm trí thức Việt (Tuyển chọn và giới thiệu, 2012), Hàn Mặc Tử thơ và
đời, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Hoàng Diệp (1967), Hàn Mặc Tử thi sĩ tiền chiến, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.
- Phan Cự Đệ (1993), Thơ văn Hàn Mặc Tử (Phê bình và tưởng niệm), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
- Đỗ Lai Thúy (1997), Mắt thơ (Phê bình phong cách Thơ mới), Nxb Lao
động, Hà Nội.
- Quách Tấn (1971), Hồi ký, "Đời Bích Khê", Lửa thiêng xuất bản, Sài Gòn.
- Nhiều tác giả (2003), 70 năm đọc thơ Bích Khê, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- Nhiều tác giả (2006), Tham luận Hội thảo thơ Bích Khê, Hội Nhà văn Việt

Demo Version - Select.Pdf SDK

Nam - Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi.

- Nhiều tác giả (2013), Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn 80 năm nhìn lại,
Nxb Thế giới mới.

Trong quá trình khảo sát chúng tôi kết hợp so sánh, đánh giá với một số
công trình là bài báo trên các tạp chí khoa học: Tạp chí Văn, Tạp chí Nghiên
cứu văn học như:
- Viện văn học - Viện khoa học xã hội Việt Nam (2006), "Kỷ niệm 90 năm
sinh (1916-2006) và 60 năm mất (1946-2006) nhà thơ Bích Khê", Nghiên cứu
văn học, (4).
- Viện văn học - Viện khoa học xã hội Việt Nam (2012), "Số chuyên san kỷ
niệm 80 năm phong trào Thơ mới 1932 - 2012", Nghiên cứu Văn học, (6).
Cùng nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Lịch sử tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê được nghiên cứu trong ba giai
đoạn: 1932-1945, 1945-1975 và 1975 đến nay.
9


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê - phân loại: phương pháp này nhằm hệ thống lại
các công trình nghiên cứu về Hàn Mặc Tử, Bích Khê qua các giai đoạn.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu trên hai phương diện đồng đại và lịch đại
để thấy lịch sử nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê đã trải qua một chặng đường
dài với nhiều dấu mốc quan trọng, chứng tỏ thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê ngày càng
được quan tâm sâu rộng, có tầm vóc lớn trong lịch sử thơ ca nước nhà.
4.3. Vận dụng lý thuyết tiếp nhận của Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser
nhằm kiến giải lịch sử tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, qua đó đánh giá những
công trình nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Từ lịch sử tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, luận văn khẳng định
giá trị nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, tái hiện lại các chiều kích thơ của
hai nhà thơ thông qua diễn trình nghiên cứu, phê bình, đánh giá từ giai đoạn 1932
- 1945 cho đến nay.

5.2. Thông qua việc tái hiện diện mạo giá trị nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Bích
Khê từ lịch sử của các cách đọc, luận văn làm rõ tầm quan trọng đến sự chi phối của

- Select.Pdf
SDK
bối cảnh vănDemo
hóa, xãVersion
hội, "tầm đón
đợi" của độc
giả trong tiếp nhận, mở rộng không
gian thẩm mỹ của thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê. Khẳng định vai trò của người đọc
trong nghiên cứu phê bình văn học, cho thấy lịch sử văn học là lịch sử của việc đọc.
5.3. Lịch sử tiếp nhận sẽ chứng minh vị thế, tầm vóc của Hàn Mặc Tử, Bích
Khê trong phong trào Thơ mới nói riêng và trong tiến trình vận động phát triển của
văn học Việt Nam nói chung - một tầm vóc mang tính lịch sử.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn được người viết triển khai thành ba chương:
Chương 1: Lý thuyết tiếp nhận và tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê trong
dòng chung Thơ Mới 1932-1945
Chương 2: Lịch sử tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê trước 1975
Chương 3: Lịch sử tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê sau 1975

10



×