Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nghị luận xã hội về niềm tin trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.01 KB, 2 trang )

Nghị luận xã hội về niềm tin trong cuộc sống - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc
sống của mỗi con người.


Nghị luận xã hội về nghị lực sống của con người - Ngữ Văn 12



Nghị luận xã hội về tính tự tin và tự phụ - Ngữ Văn 12



Nghị luận xã hội về tính tự lập - Ngữ Văn 12



Nghị luận xã hội về thần tượng - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

Dàn ý
Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình
trong cuộc sống của mỗi con người.
Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất,
giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò cùa mình trong các
mối quan hệ của cuộc sống...
-


Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:

+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người
không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để
làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ
hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...
Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc
sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:
+ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử
thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản
lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
+ Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện
nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém,
tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi


kéo —> hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm
chí là hư hỏng.
Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình
không có nghĩa là tự phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình
trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng
không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương
thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
-

Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:

+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và
đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu

tranh để thực hiện lý tưởng đó.
+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi
với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin,
giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những
cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.
-

Liên hệ bản thân.

Xem thêm tại: />


×