Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Đề tài khả năng thanh toán của công ty hoàng long hoàn vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.25 KB, 50 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Khả năng thanh toán của Công ty Hoàng Long Hoàn
viên hướng dẫn:
Th.s Nguyễn Thành Chung
Vũ Giảng
Sinh viên thực hiện:
Ngày sinh:
Lớp:
Ngành đào tạo:
Địa điểm học:
Thời gian thực tập:
Mã course học:

Hà Nội, 2019


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................3
PHẦN 1....................................................................................................................4
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY HOÀNG LONG HOÀN VŨ...................4
1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập..........................................................4
1.1.1. Tên doanh nghiệp.........................................................................................4
1.1.2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp............................................................4
1.1.3. Địa chỉ..........................................................................................................4
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp...................................................................4
1.1.5. Loại hình doanh nghiệp................................................................................4
1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.......................................................4
1.1.7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ....................................5


1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp................................................6
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp..................................................6
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.....................................................7
1.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh
nghiệp....................................................................................................................9
1.3. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập....9
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty........9
1.3.1.1 Nhân tố vĩ mô.............................................................................................9
1.3.1.2 Nhân tố vi mô...........................................................................................12
1.3.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty..............................17
1


PHẦN II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
HOÀNG LONG HOÀN VŨ..................................................................................20
2.1. Phân tích biến động về quy mô tài sản ngắn hạn của công ty.....................20
2.2 Phân tích biến động về tỷ trọng của tài sản ngăn hạn..................................22
2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng khả năng thanh toán của công ty
................................................................................................................................. 25
.... 2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng khả năng thanh toán của công ty
................................................................................................................................. 25
2.2.2 Hạn chế.......................................................................................................37
2.2.3 Nguyên nhân hạn chế..................................................................................38
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY HOÀNG
LONG HOÀN VŨ..................................................................................................40
3.1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới.................40
3.1.1. Định hướng dài hạn....................................................................................40
3.1.2. Định hướng ngắn hạn.................................................................................41
3.2. Một số giải pháp cho doanh nghiệp...............................................................41
3.2.1 Chính sách nâng cao năng lực tài chính......................................................41

3.2.2 Đẩy mạnh tiêu thụ giảm bớt hàng tồn kho...................................................43
3.2.3 Chính sách nâng cao nguồn nhân lực..........................................................44
3.2.4 Nâng cao khả năng thanh toán.....................................................................45
KẾT LUÂN............................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................47

2


LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, nhờ có
xây dựng các ngành nghề khác mới có nền tảng để phát triển. Như vậy có thể thấy
tầm quan trong của lĩnh vực xây dựng đối với kinh tế đất nước. Là một ngành được
quan tâm và đầu tư từ nhà nước, xã hội do vậy sự cạnh tranh trong ngành cũng rất
lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần xây dựng được năng lực cốt
lõi để đáp ứng khả năng cạnh tranh trên thị tường.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phần nào phản ánh đươc tình hình
hoạt động của công ty cùng với đó là các hoạt động quản trị tài chính giúp công ty
có được những lợi thế nhất định trên thị trường. Nhận thấy tầm quan trọng của khả
năng thanh toán đối với một doanh nghiệp cùng với thời gian thực tập tại công ty
Hoàng Long Hoàn Vũ đã giúp em có được những kiến thức thực tế do đó em đã lực
chọn đề tài: “Khả năng thanh toán của công ty Hoàng Long Hoàn Vũ” làm đề tài
báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình
Báo cáo thực tập của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương
chính như sau:
Chương 1: Khái quát về Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ
Chương 2: Thực trạng khả năng thanh toán tại Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp cho Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Th.s Nguyễn
Thành Chung cùng các cô chú và anh chị tại Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ đã

giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.

3


PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY HOÀNG LONG HOÀN VŨ
1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
1.1.1. Tên doanh nghiệp
Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ
1.1.2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp
Giám đốc: ông Cù Xuân Bảo
1.1.3. Địa chỉ
65A đường 30/4 Phường 9 thành phố Vũng Tàu
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Công ty được thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0302015154
ngày 08/12/1999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp với số vốn
điều lệ: 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng).
1.1.5. Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần
1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty, thì ngành
nghề kinh doanh chính của Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ gồm ngành nghề sau:
- Bán buôn, Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây
dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Bán buôn, bán lẻ vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
4


1.1.7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ

Tháng 12/1999: Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ được ra đời và chính thức đi
vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 3.000.000VNĐ (Ba tỷ đồng chẵn) theo
giấy phép đăng ký kinh doanh số 0302015154. Thời điểm này, Công ty hoạt động
theo phương pháp tự quản lý, tự bỏ vốn hạch toán độc lập, luôn đáp ứng đủ yêu cầu
mà Nhà nước đề ra đối với loại hình Công ty cổ phần, Công ty Hoàng Long Hoàn
Vũ mới ra đời nhưng đã biết nắm bắt thị trường, triển khai những chiến lược kinh
tế, theo các phương án kinh doanh phù hợp như đào tạo kỹ thuật viên lành nghề,
tuyển dụng các cán bộ nhân viên có nghiệp vụ vững vàng, có ý thức chấp hành kỷ
luật cao, năng động sáng tạo trong công việc, luôn chịu khó học hỏi, tiếp thu khoa
học kỹ thuật mới, áp dụng thực tế vào công việc. Vì vậy, Công ty đã từng bước hoà
nhập vào thị trường, chủ động được trong việc kinh doanh, tiếp cận khách hàng,
chất lượng tốt tạo uy tín đối với khách hàng.
Đến năm 2005 đánh dấu bước chuyển mình, Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ
nắm bắt được nhu cầu thị trường về ngành xây dựng Công ty đã nhập một số loại
với giá đắt tiền vào thị trường và đã gặt hái được thành công từ đó Công ty đã dần
dần dần đổi mới, mua sắm thêm nhiều công nghệ hiện đại làm nền tảng cho sự phát
triển của Công ty sau này. Công ty dần định hình trở thành một doanh nghiệp kinh
doanh sơn với sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Trong năm 2010 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về sản
phẩm thì Công ty đã mở thêm một Showrom tại chính địa chỉ công ty bây giờ
chuyên bán vật liệu xây dựng, bán lẻ các loại sơn với mẫu mã và màu sắc đa dạng
cùng với đó là nhiều chính sách bán hàng mới các biện pháp chủ yếu trong giai
đoạn này như: Biện pháp phát triển thị trường, biện pháp nâng cao khả năng tiêu thụ
hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề
cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý để theo kịp sự phát triển của Công
ty…
5


Do vậy, đến nay Công ty đạt được nhiều thành quả như: có dịch vụ bán hàng

chuyên nghiệp, tiết kiệm lao động, nâng cao năng suất lao đông và chất lượng sản
phẩm, thương hiệu, uy tín của công ty không ngừng được khẳng định, thị trường
tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng bằng chứng là công ty đã
ký kết được rất nhiều hợp đồng lớn với các bạn hàng trong nước. Công ty luôn đảm
bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và đặc biệt là thời hàn giao hàng.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp
Tổ chức của Công ty Hoàng Long Hoàn Vũđược thiết kế theo mô hình trực
tuyến – chức năng, phân chia thành các phòng ban, bộ phận với những chức năng
riêng biệt. Nó phù hợp với mô hình Công ty nhỏ và vừa, vì vừa đảm bảo sự chặt chẽ
trong cấu trúc đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, tính độc lập giữa các phòng ban với
nhau.
Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Tổ chức - HC

Phòng Kinh doanh

6

Phòng Kế toán

Phòng Kỹ thuật


Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: là người có quyền lực cao nhất của Công ty, là người chỉ đạo điều
hành mọi hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc: Phó giám đốc giám đốc trong việc quản lý điều hành của
Công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực
hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả của
hoạt động.

 Phòng Tổ chức – Hành chính
+ Tổ chức công tác đối nội đối ngoại mua sắm các trang thiết bị văn phòng phẩm
điều hành sinh hoạt thông tin quan tâm đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công
ty. Văn thư đánh máy, quản lý hồ sơ đúng quy định.
+ Điều hành phương tiện cho cán bộ đi công tác, tổ chức công tác dịch vụ văn
phòng, tổ chức chuẩn bị cho các cuộc họp của Công ty.
+ Quản lý nhà khách, hội trường, công tác an toàn mọi mặt như an ninh, phòng cháy
chữa cháy.
+ Phổ biến đầy đủ Chỉ thị, Nghị quyết hướng dẫn của Đảng, Nhà nước.

 Phòng Kinh doanh
+ Chịu trách nhiệm cho Giám đốc và thực hiện trong các lĩnh vực: tiêu thụ sản
phẩm, cung ứng vật tư. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm khảo sát và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ. Xây dựng các
phương án tiêu thụ và mạng lưới bán hàng trình Giám đốc phê duyệt.
7


+ Dự thảo các hợp đồng mua bán sản phẩm, hợp đồng mua vật tư, hàng hóa đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của công ty và tuân thủ đúng quy định của pháp luật vể hợp
đồng kinh tế. Thực hiện thanh lý hợp đồng theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm khảo sát giá cả thị trường đề xuất giá bán sản phẩm, giá mua vật
tư hàng hóa trình Giám đốc phê duyệt.


 Phòng Tài chính – Kế toán
+ Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác Tài chính Kế toán, đảm
bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
+ Là cơ quan sử dụng chức năng thông qua đồng tiền để kiểm tra mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo cho mọi nhu cầu về
vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Thực hiện chế độc ghi chép, phân tích, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời,
liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình luân chuyển sử dụng vốn, tài sản
cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tổ chức theo dõi công tác hoạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kì báo cáo
chi phí.
+ Phản ánh chính xác kịp thời giá trị của loại hàng hóa, vật tư thiết bị, sản phẩm của
Công ty giúp Giám đốc ra các quyết định kinh doanh chính xác kịp thời.
+ Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn Công ty thông
qua công tác thu chi, phân phối thu nhập, thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách cho
Nhà nước. Đề xuất cho Giám đốc các biện pháp phân phối sử dụng các quỹ của
công ty.

8


+ Đảm bảo đủ đúng thời gian tiền lương cho cán bộ công nhân Công ty và thanh
toán các chế độ cho cán bộ, công nhân viên toàn công ty.
 Phòng Kỹ thuật
+ Kiểm soát chất lượng hàng hóa, đánh giá hàng hóa, mẫu sản phẩm từ nhà cung
cấp
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá kỹ thuât của sản phẩm, hàng hóa ra vào
công ty

1.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh
nghiệp.
Các bộ phân trong công ty có thể phối hợp với nhau cùng nhau thực hiện các
công việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo lợi ích hiệu
quả cho công ty. Bộ phận giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung trong doanh
nghiệp. Các bộ phận chức năng thực hiện các chức năng được giao vào báo cáo kết
quả tới bộ phận giám đốc. Các phòng ban chức năng có vị trí và vai trò ngang hàng
nhau và cần phối hợp hợp tác với nhau. Những đánh giá chung về hệ thống quản lý
doanh nghiệp của công ty như sau:
+ Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty đơn giản, gọn nhẹ, dễ quản
lý và rất phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.
+ Nhược điểm: Áp dụng chế độ một thủ trưởng nên đôi khi bộ phận quản lý
độc đoán chuyên quyền.
1.3. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của
đơn vị thực tập
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1.1 Nhân tố vĩ mô
Môi trường chính trị - pháp luật:
9


Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Về cấp giấy phép xây dựng.
Luật Xây dựng và các quy định liên quan chưa hạn chế được sự lãng phí, thất
thoát đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thời gian qua, việc
phân cấp để cho phép các chủ thể được làm chủ đầu tư khá “mở”. Việc này kiến
việc cấp phép cho các công ty xây dựng diễn ra nhanh chóng, từ đó dẫn đến những
nhà thầu thiếu kinh nghiệm cùng với thiếu tay nghề ảnh hưởng nghiêm trọng tới
chất lượng những công trình khi xây dựng.
Thủ tục hành chính phức tạp, khi xây dựng một công trình cầy xin cấp phép
rất khó khăn, nhiều công trình từ khi bắt đầu cho đến khi xin được dầy đủ giấy phép

kéo dài hàng năm trời, gây khó khăn cho những doanh nghiệp thi công, ảnh hưởng
tới thời gian thi công.
Môi trường kinh tế :
*Tỷ giá hối đoái :Việc nới lỏng tỷ giá hối đoái khiến giá phôi thép tăng lên
điều này dễ dẫn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất thép tăng
theo .Lúc đó các giá nguyên liệu đầu vào nghành xây dựng như gạch ;đá;xi măng...
tăng theo điển hình vừa đây NHNN đã nới lỏng biên độ tỷ giá lên đến 3% khiến chi
phí đầu vào của các doanh nghiệp xây dưng như công ty Việt thành cao (vì nguyên
liệu chủ yếu là nhập khẩu ) dẫn đến hạn chế đầu tư
*Tốc độ tăng trưởng : Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng ổn định từ
6% đến 7% tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Thành mở rộng cơ hội đầu tư.
* Nền kinh tế phát triển cũng giúp công ty có thêm nhiều thị trường mới, nhu
cầu xây dựng của người dân, các cơ quan tổ chức cũng tăng cao khiến công ty có
nhiều cơ hôi mới mở rộng thị trường.
Môi trường Văn hóa xã hội :

10


Văn hóa, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới thiết kế, kiểu dáng của công trình
xây dựng. Nước ta hiện nay hội nhập theo xu thế hiện đại, những thiết kế tối giản,
tiết kiệm được ưa chuộng. Đây là một điểm thuận lợi đối với Công ty Hoàng Long
Hoàn Vũ do có kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây dựng những công trình hiện
đại. Nhưng cùng với đó là văn hóa tâm linh của người dân nước ta có ảnh hưởng
trực tiếp tới thiết kế phong thủy, hướng nhà... Nên mỗi thiết kế công ty cần đặc biệt
lưu tâm tới vấn đề này. Các loại vật liệu và sản phẩm công ty cung cấp ra thị trường
cần đảm bảo được những yêu cầu của thị trường và tránh những tai tiếng có thể gặp
phải.
Phân tích môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố cơ bản như: khí hậu, đất đai, sinh

thái, mật độ dân số, tài nguyên thiên nhiên vv…
Đối với ngành xây dựng thì đất đai là một trong những thành tố quan trọng
hàng đầu. Vị trí về đại lý của mảnh đất có ảnh hưởng rất lơn đến các DN ngành xây
dựng . Một mảnh đất hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi : nằm ở trung tâm thành phố, nơi
đông dân cư có nhiều người qua lại hay là ở các nơi ngã ba, ngã tư,.. .nếu xây dựng
cơ sở hạ tầng ở đây sẽ thu hút được nhiều khách hàng họ sẽ thuê để buôn bán,kinh
doanh,xây dựng các khu mua sắm vui chơi, giải trí, hay thuê làm trụ sở văn phòng,
công ty…
Ngược lại một mảnh đất nằm tại vị trí không thận lợi về mặt địa lý, nơi thưa
thớt dân cư sẽ ít được các ông chủ thầu để ý đến vì nếu xây dựng cơ sở hạ tầng ở
những nơi này sẽ ít thu hút được khách hàng.
Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa với khí hậu nóng ẩm vào mùa hè,
những cơn mưa bất trợt có thể xảy đến nên cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động
của công ty.
11


Phân tích môi trường Công nghệ
Yếu tố công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xây dựng,
việc ứng dụng công nghệ mới trong thi công rất quan trọng vì đây chính là điểm
mạnh cạnh tranh của môt công ty xây dựng. Với việc đầu tư vào công nghệ không
những giúp công ty nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn mà còn đẩy nhanh được
tiến độ thi công. VD : Chúng ta thấy hiện nay công nghệ xây dựng đã phát triển
vượt bậc, con người có thể thi công hầm xuyên biển hay những tòa nhà cao tầng
cũng dựa vào giá trị của những phát triển công nghệ hiện đại.
1.3.1.2 Nhân tố vi mô
Nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp của Công ty bao gồm các nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung
cấp vật liệu xây dựng và cung cấp giấy, Clinke cho sản xuất xi măng.Hiện nay, máy
móc thiết bị của Công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài như: Nga, Đức, Mỹ, Nhật...

họ là những nhà cung cấp độc quyền máy móc thiết bị xây dựng trên thế giới có kết
cấu và hàm lượng công nghệ cao nên khó có đối thủ cạnh tranh. Do vậy, Công ty
chịu rất nhiều sức ép từ phía họ, họ thường xuyên nâng giá cao hơn giá thị trường
hoặc giao những máy móc thiết bị không đủ chất lượng. Hơn nữa nhiều mặt hàng
máy móc công ty không có quyền trực tiếp nhập khẩu mà thông qua một nhà cung
cấp khác điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm của công ty do chi
phí xẽ bị đội nên khi qua nhiều nhà cung cấp trung gian.
Sản phẩm thay thế:
Mặc dù công ty hoạt động trong một lĩnh vực đặc biệt, tuy nhiên những nhà đầu tư
có nhiều kênh đầu tư khác thay vì đầu tư vào xây dựng, bất động sản. Nhưng đối
với công ty đa phần xây dựng các sản phẩm xây dựng cơ bản phục vụ nhu cầu thiết
thực của khách hàng nên những sản phẩm thay thế xẽ chỉ ảnh hưởng tới mức độ
cạnh tranh của ngành.
12


Đối thủ cạnh tranh.
*Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành.
Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, đặc biệt các đối thủ ngang
sức cũng rất lớn thể hiện :
Trong lĩnh vực xây lắp Công ty có các đối thủ sau đây:Vinaconex (Tổng Công ty
xuất khẩu xây dựng), Công ty Cổ phần thi công xây dựng miền nam, Công Ty Cp
Đầu Tư Xây Dựng Dầu Khí Idico – Conac, Công ty CP Xây dựng & Phát triển đô
thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty xây dựng Lũng Lô đây là những đối thủ lớn
trong ngành. Cùng với đó là những đối thủ ngang hàng với công ty như : công ty
xây dựng trường sơn, Công ty Cổ phần xây lắp Minh Châu, Công ty cổ phần xây
dựng vinacee...Ngoài ra còn những đội xây dựng cùng những công ty xây dựng nhỏ
lẻ cũng có những thị phần nhất định gây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Như
vậy đây là một ngành có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt, doanh nghiệp muốn đứng
vững trên thị trường cần có những chiến lược đối phó cụ thể và rõ ràng.

Khách hàng.
Khách hàng của công ty khá đa dạng từ khách hàng cá nhân cho đến những tổ chức,
công ty, các cơ quan hành chính sự nghiệp… Do vậy tùy vào đặc điểm của từng
nhóm khách hàng mà công ty cần có những chiến lược phục vụ khác nhau từ đó giữ
được những khách hàng trung thành và mở rộng được quy mô khách hàng cho công
ty trong tương lai.
Nhân sự
Với nguồn nhân lực tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới có
thể phát triển được thuận lợi. Vậy nên vai trò của chất lượng lực lượng lao đối với
công ty là rất quan trọng.

13


Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết của công ty. Con
người là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị cạnh tranh cho công ty. Nhận thấy được tầm
quan trọng như vậy nên lãnh đạo công ty luôn hết sức chú trọng tới vấn đề về nhân
lực trong công ty. Trong những năm qua nhân lực của công ty đã có sự phát triển
nhất định. Cụ thể ta có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu của bảng sau:
Bảng 1.1: Lực lượng lao động của Công ty giai đoạn 2014-2018
Chỉ tiêu

Tổng LĐ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016


Năm 2017

Năm 2018

SL TT

SL

SL

SL

SL

69

105 100

100

TT

TT

124 100

TT

178 100


TT

199 100

Phân theo giới tinh
Nam

49

71,01 79

75,24 98

79,03 131 73,6

34

89,47

Nữ

20

28,99 26

24,76 26

20,97 47

26.4


9

52,94

101 50,75

Phân theo trình độ học vấn
ĐH trở lên

25

36,23 47

44,76 64

51,61 89

50

CĐ & TC

30

43,48 45

42,86 51

41,13 69


38,76 71

35,68

PTTH & THCS 14

20,29 13

12,38 9

7,26

20

11,24 27

13,57

5,71

4,84

6

3,37

3,02

Phân theo độ tuổi
Trên 45 tuổi


5

7,25

6

35< <45

21

30,43 34

32,38 42

33,87 51

28,65 58

25< <35

32

46,38 48

45,71 57

45,97 95

53,37 103 51,76


<25

11

15,92 17

16,19 19

15,32 26

14,61 32

14

6

6

29,15

16,08


(Nguồn: Phòng hành chính)
Có thể thấy trong những năm qua lực lượng lao động của công ty đã có
những biến động tăng qua các năm. Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho thấy trong 5
năm qua, lực lượng lao động không chỉ có biến động về số lượng mà còn có những
biến động về chất lượng. Về tổng số lao động của công ty tăng từ 69 lao động năm
2014 lên 199 lao động năm 2018, quy mô lao động tăng gần 3 lần sau 5 năm cho

thấy đây là thời kỳ hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng. Về chất lượng
lao động cũng được cải thiện không ngừng tỷ lệ lao động có trình độ trong công ty
được cải thiện qua từng năm. Độ tuổi người lao động khá trẻ đây là điều kiện thuận
lợi giúp công ty có những kế hoạch phát triển kinh doanh lâu dài.
Năng lực tài chính
Theo sở hữu về vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số
nguồn vốn. Năm 2014 vốn chủ sở hữu đạt 17.026 triệu đồng tương đương với
28,22% trên tổng nguồn vốn của công ty còn nợ phải trả chiếm 71,78% tổng nguồn
vốn tương đương 43.299 triệu đồng. Đến năm 2018 vốn chủ sở hữu tăng lên 32.986
triệu đồng chiếm 35,64 tổng số vốn của doanh nghiệp.
Nợ dài hạn của công ty không thay đổi qua các năm và giữ nguyên tại con số
4.000 triệu đồng trong 3 năm 2014 -2016, Năm 2017 – 2018 chỉ tiêu này tăng lên
5.000 triệu đồng.
Quy mô tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm . Năm 2014 đạt
60.325 triệu đồng. Năm 2015 quy mô nguồn vốn của công ty tăng lên và đạt 68.098
triệu đồng so với năm 2014 quy mô nguồn vốn của công ty đã tăng 7.773 triệu đồng
tương đương 12,88% về tỷ trọng. Năm 2018 quy mô nguồn vốn của công ty đạt
92.562 triệu đồng.
15


Năng lực tài chính của công ty được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2014-2018
ĐVT: Triệu đồng
2014

2015

2016


2017

2018

Nguồn vốn
ST

TT

ST

TT

ST

TT

ST

TT

ST

TT

18.02

29,8


19.58

28,7

21.37

28,1

22.56

28,1

24.02

25,9

5

8

5

6

4

1

9


3

1

5

42.30

70,1

48.51

71,2

54.65

71,8

57.66

71,8

68.54

74,0

0

2


3

4

0

9

7

7

1

5

43.29

71,7

49.72

73,0

53.98

71,0

54.32


59.57

64,3

9

8

9

3

9

2

3

6

6

A. Chia theo tính chất
1. Vốn cố định

2. Vốn lưu động
B. Chia theo sở hữu
1. NỢ PHẢI TRẢ

a. Nợ ngắn hạn

b. Nợ dài hạn
2. VỐN CHỦ SỞ HỮU

67,7

39.29

45.72

49.98

49.32

54.57

9

9

9

3

6

4.000

4.000

4.000


5.000

5.000
32.98

35,6

6

4

17.02

28,2

18.36

26,9

22.03

28,9

25.91

6

2


9

7

5

8

3

TỔNG CỘNG NGUỒN

60.32

VỐN

5

68.09
100

8

76.02
100

4

32,3


80.23
100

6

92.56
100

2

100

(Nguồn: Phòng Kế toán)
Theo tính chất nguồn vốn Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn lưu động.
Số vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn và luôn trên 70 % tổng nguồn vốn kinh doanh
của công ty. Vốn lưu động năm 2014 đạt 42.300 triệu đồng chiếm 70,12% trong
tổng nguồn vốn. Vốn lưu động năm 2015 đạt 48.513 triệu đồng và chiếm tỷ trọng
71,24% trong cơ cấu vốn của công ty. Vốn lưu động năm 2018 là 68.541triệu đồng
chiếm tỷ trọng 74,05% trong tổng số nguồn vốn. Vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ
16


hơn và có xu hướng tăng lên qua thời gian. Năm 2014 là 18.025 triệu đồng tăng lên
24.021 triệu đồng vào năm 2018.
1.3.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty đã gặt hái được
những thành tựu nhất định. Doanh thu của công ty tăng qua các năm, cùng với đó
chi phí được duy trì ở mức ổn định điều này giúp lợi nhuân của công ty ngày càng
tăng đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Bảng 1.3: Bảng phân tích hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty

ĐVT: Triêu đồng
Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

trđ

68.098

76.024

80.236

92.562

Tài sản NH

trđ

50.067

53.486


55.268

57.312

Tài sản DH

trđ

18.031

22.538

24.968

35.250

Vốn CSH

trđ

18.369

22.035

25.913

32.986

Doanh thu


trđ

106.026

108.569

151.892

201.037

Lợi nhuận

trđ

891

2.291

4.374

7.693

Nộp ngân sách

trđ

365

801


916

1.538

Số lượng lao động

Ng

145

165

195

206

84.600

98.520

103.036

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng tài sản

Thu nhập bình quân Trđ/năm 82.800


Năm 2018

(Nguồn : Phòng Kế toán)
Từ Bảng 1.1 ta thấy :

17


- Về doanh thu : so với năm 2015 tổng doanh thu 2016 đã có sự tăng trưởng
nhỏ tăng từ 108.026 năm 2015 lên 108.569 năm 2016. Năm 2017 và năm 2018
doanh thu của công ty tiếp tục tăng và đat mức 201.037 triệu đồng vào năm
2018.Có thể giải thích cho sự gia tăng vượt bậc của tổng doanh thu 2015, 2016,
2017,2018 này là do trong 4 năm này Công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng, trong
đó, có một số hợp đồng có giá trị cao, nhờ đó mà mức doanh thu được tăng cao.
Điều này chứng tỏ được vị trí và uy tín của Công ty ngày càng cao đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty ngày càng phát triển hơn.
- Về lợi nhuân : Trong 4 năm vừa qua daonh thu tăng do đó giúp lợi nhuận
của công ty cũng có biến động tăng. Năm 2015 lợi nhuận của công ty đat 891 triệu
đồng đến năm 2018 lợi nhuận công ty đã đạt 7.693 triệu đồng. Đây là mức tăng
trưởng rất tốt của công ty.
- Về nộp ngân sách nhà nước : Do công ty làm ăn có lãi nên công ty thường
xuyên thực hiện đầy đủ trách nhiệm nộp thuế TNDN cho nhà nước và số tiền nộp
thuế đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 là 365 triệu đồng , năm 2016 là 801
triệu đồng , năm 2017 là 916 triệu đồng so với năm 2016. Năm 2018 là 1.583 triệu
đồng
- Về tình hình tài sản : Công ty có sự biến động tương đối ổn định theo chiều
hướng tăng dần công ty đã có sự đầu tư mở rộng quy mô hoạt động. Tình hình tài
sản và vốn đầu tư tăng dần, (chủ yếu là TSCĐ và cơ sở hạ tầng). Trong cơ cấu tài
sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhiều hơn do là đơn vị kinh doanh và cây dựng

sản phẩm hoàn chỉnh nên lượng hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của công
ty.
- Về số lượng lao động : Năm 2015 là 145 người trong đó 102 người là lao
động trực tiếp, 43 người là lao động gián tiếp. Đến năm 2017 là 195 người trong đó
137 người là lao động trực tiếp, 59 người là lao động gián tiếp. Năm 2018 lực lượng
18


lao động tiếp tục tăng lên con số 206 lao động. Trong giai đoạn 2015-2018, tổng số
lượng lao động của công ty tăng đều đặn. Điều này, là do trong thời gian vừa qua
Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng xây dựng chính vì vậy Công ty đã tăng thêm
số lượng lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Về thu nhập bình quân : năm 2015 là 84.600 triệu đồng/năm, năm 2016 là
84.600 triệu đồng/năm và năm 2017 là 98.520 triệu đồng/năm Năm 2018 là 103,036
triệu đồng/ năm. Đó là nguồn khích lệ rất lớn để người lao động luôn tận tâm gắn bó
với công ty, hăng say làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

19


PHẦN II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG
TY HOÀNG LONG HOÀN VŨ
2.1. Phân tích biến động về quy mô tài sản ngắn hạn của
công ty.
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty có những thay
đổi theo hướng tích cực, quy mô doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cùng với
đó là sự tăng trưởng của về quy mô tài sản ngăn hạn của công ty. Cụ thể các khoản
mục tài khoản ngắn hạn của công ty có những thay đổi trong giai đoạn 2016 -2018
như sau:
Bảng 2.1 Biến động về quy mô tài sản ngắn hạn của công ty 2016 -2018

ĐVT: Triệu đồng
2016

2017

2018

CL 2017/2016 CL 2018/2017

%

%

Tổng tài sản ngắn hạn
Tiền và CKĐTT
Đầu tư tài chính ngắn

53.486 55.268 57.312 1.782
17.205 16.455 19.033 -750
2.369 3.901 1.325 1.532

3,33
-4,36
64,67

2.053 3,71
2.578 15,67
-2.576 -66,03

hạn

Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

1.697 2.856 2.360 1.159
31.269 31.693 32.986 424
946
363
1.608 -583

68,3
1,36
-61,63

-496
1.293
1.245

-17,37
4,08
342,98

(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy trong những năm qua, hoạt động
kinh doanh của công ty đã có những tăng trưởng nhất định. Tổng tài sản ngắn hạn
của công ty có biến động theo xu hướng tăng trong những năm qua. Cụ thể năm
2016 tổng tài sản ngắn han là 53.486 triệu đồng, năm 2017 tổng tài sản ngắn hạn
của công ty tăng lên và đạt 55.268 triệu đồng so với năm 2016 hàng tồn kho của
công ty đã tăng thêm 1.782 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng đạt 3,33%. Năm
20



2018 tổng tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên đạt 57.312 triệu đồng, so với năm
trước đó tổng tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng thêm 2.053 triệu đồng tương
đương với 3,71%.
Về tiền và các khoản tương đương tiền: Là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng nên công ty luôn chuẩn bị sẵn sàng một nguồn vốn đủ để
công ty có khả năng tham gia và đáp ứng được yêu cầu của những công trình, dư án
và những gói thầu thiết bị công ty theo đuổi do đó lượng tiền của công ty chiếm một
tỷ trong khá lớn trong tổng số tài sản ngắn hạn của công ty. Cụ thể năm 2016 tiền
và các khoản tương đương tiền của công ty đạt 17.205 triệu đồng. Năm 2017, giảm
xuống và đạt 16.455 triệu đồng, so với năm 2016 đã giảm 750 triệu đồng tương
đương với mức giảm 4.36%. Năm 2018 chỉ tiêu này của công ty tăng lên và đạt
19.033 triệu đồng , so với năm 2017 chỉ tiêu này đã tăng 2.578 triệu đồng tương
đương với mức tăng 15,67%.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Chỉ tiêu này của công ty có biến động
không đều trong thời kỳ vừa qua. Cụ thể năm 2016 chỉ tiêu này là 2.369 triệu đồng,
năm 2017 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng và đat giá trị 3.901
triệu đồng. Tới năm 2018 chỉ tiêu này lại giảm xuống và chỉ đạt 1.325 triệu đồng.
Lý giải cho điều này là do các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn có sự bất ổn nhất
định do đó tùy vào tình hình thị trường cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty mà khoản này được cân nhắc tăng lên hoặc giảm đi nhằm giảm thiểu rủi ro,
tập trung nguồn lực cho doanh nghiệp.
Các khoản phải thu: Công ty bố trị và quan tâm đặc biệt tới vấn đề công nợ
đối với đối tác và khách hàng. Do đó, hoạt động này của công ty diễn ra khá ổn định
giúp công ty giảm bớt được nhiều lỗi lo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Hoạt động này trong công ty được quản trị khá tốt do đó các khoản phải thu
của công ty được duy trì ở mức độ hợp lý. Cụ thể năm 2016 các khoản phải thu của
công ty là 1.697 triệu đồng, năm 2017 các khoản phải thu của công ty tăng lên và
21



đạt 2.856 triệu đồng, năm 2018 các khoản phải thu của công ty giảm chỉ còn 2.360
triệu đồng. Chủ yếu các khoản phải thu là các khoản phải thu từ khách hàng và thuế
GTGT được khấu trừ.
Hàng tồn kho: Đây là khoản mục chiếm đa số trong cơ cấu tài sản ngắn hạn
của công ty. Trong những năm qua khoản mục hàng tồn kho duy trì ổn định với mức
tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể năm 2016 hàng tồn kho của công ty là 31.269 triệu
đồng, năm 2017 khoản mục này của công ty tăng lên và đạt 31.693 triệu đồng, so
với năm 2016 khoản mục này của công ty đã có biến động tăng thêm 424 triệu đồng
tương đương với 1,36%. Năm 2018 hàng tồn kho của công ty đạt 32.986 triệu đồng,
so với năm 2017 khoản mục này của công ty đã tăng thêm 1.293 triệu đồng tương
đương với 4,08 %. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu và sản
phẩm dang dở.
Tài sản ngắn hạn khác: Khoản này của công ty là các khoản tài sản ngắn hạn
như khoản tiền ứng trước cho đối tác, nhà cung cấp và các chi phí sự nghiệp trong
doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2016 -2018 các khoản này có sự biến động về quy
mô không đều.
Nhìn chung quy mô tài sản ngắn hạn của công ty trong những năm qua đã có
sự tăng trưởng nhất định. Tổng tài sản ngắn hạn tăng điều này khá hợp lý do công ty
có sự mở rộng về quy mô kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có
sự phát triển nhanh chóng.
2.2 Phân tích biến động về tỷ trọng của tài sản ngăn hạn
Phần trên em đã trình bày những biến động về quy mô của tài sản ngắn hạn
cùng với đó là sự biến động quy mô của từng khoản mục của tài sản ngắn hạn của
công ty. Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính đặc biệt các khoản mục trong tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp để từ đó có thể tính toán và đánh giá khả năng thanh
toán của doanh nghiệp em tiếp tục phân tích về cơ cấu tỷ trọng của các khoản mục
22



trong tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoan 2016 -2018. Cụ thể trong giai
đoạn này sự biến động về cơ cấu của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn của
Công ty Hoàng Long Hoàn Vũ như sau:
Bảng 2.2 Biến động về tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty 2016 -2018
ĐVT: Triệu đồng
2016

2017

2018

ST

%

ST

%

ST

%

Tổng tài sản ngắn hạn

53.48

100


55.26

100

57.31

100

Tiền và CKTĐT

6
17.20

Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho

5
2.369
1.697
31.26

Tài sản ngắn hạn khác

9
946

32,1
7
4,43

3,17
58,4
6

8
16.45
5
3.901
2.856
31.69

1,77

3
363

29,7
7
7,06
5,17
57,3
4

2
19.03
3
1.325
2.360
32.98


33,2
1
2,31
4,12
57,5
6

6
0,66 1.608 2,81
(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng trên có thể thấy cơ cấu về tỷ trọng tài sản của Công ty có sự biến
động khá ổn đinh. Cụ thể về từng khoản mục và sự biến đổi trong cơ cấu như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong
công ty. Khoản mục này nắm 2016 chiếm tỷ trọng 32.17% trên tổng số tài sản ngắn
hạn của công ty. Năm 2017 tỷ trọng này giảm xuống và chỉ còn 29,77 % trong tổng
số tài sản của công ty. Năm 2018 tỷ trọng của khoản mục này tăng lên và đạt
33,21% trong tổng số tài sản ngắn hạn của công ty. Như vậy có thể thấy lượng tiền
mặt trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty khả lớn nhưng điều này giúp công ty
có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiền khi cần thiết.

23


Đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty
trong những năm vừa qua chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản ngắn hạn của
công ty. Cụ thể, năm 2016 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty chỉ
chiếm 4,43% trong tổng số tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2017 khoản mục này
tăng lên về tỷ trọng và đạt 7,06% trong cơ cấu tài sản của công ty. Năm 2018 Khoản
mục này chỉ đạt 2,31% giảm so với năm 2017.

Các khoản phải thu: Đây cũng là một trong những khoản mục có tỷ trọng
chiếm khá nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty. Cụ thể năm 2016, khoản
mục này chỉ chiếm 3,17% tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2017 khoản mục
này chiếm 5,17% , so với năm trước đó khoản mục này cỉa công ty đã có biến động
tăng thêm về tỷ trọng. Năm 2018, chiếm 4,12% tỷ trọng trên tổng số tài sản ngắn
hạn của công ty.
Hàng tồn kho: là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cáu tổng tài
sản ngắn hạn của công ty là luôn duy trì ở mức gần 60% trong cơ cấu tỷ trọng tài
sản ngắn hạn. Cụ thể năm 2016 là 58,46% năm 2017 là 57,34% năm 2018 là
57,56%. Sự biến động không nhiều của khoản mục hàng tồn kho cho thấy những
biện pháp kinh doanh nhằm giảm thiểu hàng tồn kho của công ty chưa phát huy
được hết tính hiệu quả của mình.
Tài sản ngắn hạn khác: Những khoản này của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng
khá nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Cụ thể năm 2016 là 1,77%, năm 2017 là
0,66% năm 2018 là 2,81%.
Có thể thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là khoản mục hàng
tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiển. Những khoản này chiếm tỷ trọng khá
lớn còn lại những khoản mục khác có tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn
hạn của công ty.

24


×