Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.77 KB, 3 trang )

Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
14:10 04/03/19

Ngoài mức lương, doanh nghiệp cũng phải tính đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) với các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng
với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Tuy nhiên, không phải mọi phụ cấp đều tính đóng bảo hiểm. Dưới
đây, chúng tôi xin liệt kê và gửi đến quý thành viên những khoản phụ cấp không phải đóng BHXH bắt buộc, cụ thể ở bảng dưới đây:

STT

Khoản phụ cấp không phải đóng BHXH bắt buộc
Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động.

1

Theo đó, tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào
kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Một số loại tiền thưởng thường gặp: thưởng Tết, thưởng "lương tháng 13", thưởng hoạt động,....
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Xây dựng quy chế khen thưởng.

2

Tiền thưởng sáng kiến

3

Tiền ăn giữa ca


4

Tiền hỗ trợ xăng xe



5

Tiền hỗ trợ điện thoại

6

Tiền hỗ trợ đi lại

7

Tiền hỗ trợ nhà ở

8

Tiền hỗ trợ giữ trẻ

9

Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ

10

Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết

11

Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn

12


Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động

13

Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

14

Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

Ví dụ 1: Tại điều khoản về tiền lương trong hợp đồng lao động, doanh nghiệp ghi cụ thể tiền lương hàng tháng bao gồm các khoản phụ cấp sau:
- Phụ cấp thâm niên :2.000.000 đồng;
- Tiền ăn giữa ca: 600.000 đồng;
- Tiền xăng xe : 500.000 đồng.
Vậy thì, trong trường hợp này, đối với các khoản phụ cấp là tiền ăn giữa ca và tiền xăng xe sẽ không bị tính đóng BHXH bắt buộc. Doanh nghiệp chỉ đóng bảo hiểm dựa trên
mức lương, phụ cấp thâm niên và các khoản bổ sung (nếu các khoản bổ sung này được ghi mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả
thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương).
Ví dụ 2: Trên thực tế doanh nghiệp trả cho người lao động là bao gồm phụ cấp tiền đi lại, tiền xăng xe, tiền nhà ở. Nhưng trong điều khoản về tiền lương trong hợp đồng lao
động, doanh nghiệp chỉ ghi rằng: Tiền lương của người lao động là 12,000,000 đồng/tháng. Vậy thì, doanh nghiệp sẽ tính đóng bảo hiểm trên toàn bộ số tiền lương là
12.000.000 đồng .
Theo đó, để tính đúng được các khoản đóng BHXH bắt buộc thì còn phụ thuộc vào cách doanh nghiệp ghi tiền lương trong hợp đồng lao động. Nếu doanh nghiệp không phân
định các thành tố mà chỉ ghi tổng tiền lương thì sẽ tính đóng bảo hiểm trên toàn bộ số tiền lương ấy.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Giúp doanh nghiệp phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc – Phần 2.


Trên đây là 14 khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, doanh nghiệp có thể xem và dựa trên đó để xác định cụ thể tiền lương tháng tính đóng các loại bảo
hiểm.
Lưu ý, khi xác định tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm, cần phải đáp ứng đủ điều kiện về mức tiền lương thấp nhất để đóng BHXH và mức tiền lương cao nhất để
tham gia từng loại bảo hiểm.

Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn doanh nghiệp tính đóng các loại bảo hiểm bắt buộc hàng tháng trong năm 2019.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH.
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.



×