Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hướng dẫn doanh nghiệp tính đóng các loại bảo hiểm bắt buộc hàng tháng trong năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.19 KB, 4 trang )

Hướng dẫn doanh nghiệp tính đóng các loại bảo hiểm bắt buộc hàng tháng trong năm 2019
16:33 04/01/19

Năm nay, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng đã có sự thay đổi so với năm 2018. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bị lúng túng khi tính đóng các loại bảo
hiểm hàng tháng cho người lao động. Để giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định số tiền đóng các loại bảo hiểm, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin mời quý
thành viên xem bài viết dưới đây hướng dẫn doanh nghiệp tính đóng các loại bảo hiểm bắt buộc hàng tháng trong năm 2019.

Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên quỹ tiền lương tháng của những
người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định để
nộp cho cơ quan BHXH.
Theo đó, số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc hàng tháng được xác định bằng công thức dưới đây:
Số tiền đóng các loại bảo hiểm
bắt buộc hàng tháng

=

Tiền lương tháng tính
đóng bảo hiểm

x

Tỷ lệ tính đóng tương ứng với
từng loại bảo hiểm

I. Xác định Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, tiền lương tháng đóng BHXH được cấu thành 03 thành tố: Mức lương, Phụ cấp lương, các khoản bổ sung
khác.


Ở đây, Mức lương luôn là thành tố bắt buộc và tối thiểu. Còn việc Tiền lương tháng đóng bảo hiểm có bao gồm Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác hay không còn phụ
thuộc vào từng trường hợp và phụ thuộc vào cách doanh nghiệp ghi tiền lương trong hợp đồng lao động.


Để nắm rõ hơn về vấn đề này, quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Giúp doanh nghiệp phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc – Phần 2.
Đồng thời, tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm phải đáp ứng 02 điều kiện dưới đây:
Điều kiện về mức tiền lương thấp nhất để đóng BHXH:
Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH không được thấp hơn mức tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn
nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Theo quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 đã có sự thay đổi so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018 (quy định tại Nghị định
141/2017/NĐ-CP), cụ thể như sau:
MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG
DOANH
NGHIỆP
THUỘC
VÙNG:

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

NĂM 2018

NĂM 2019

Đối với lao động chưa
qua học nghề
4.180.000 đồng/tháng

(tăng 200.000 đồng)
3.710.000 đồng/tháng
(tăng 180.000 đồng)
3.250.000 đồng/tháng
(tăng 160.000 đồng )
2.920.000 đồng/tháng
(tăng 160.000 đồng )

Đối với lao động
đã qua học nghề
(cộng thêm 7%)

Đối với lao động chưa
qua học nghề

Đối với lao động
đã qua học nghề
(cộng thêm 7%)

4.472.600
đồng/tháng

3.980.000 đồng/tháng

4.258.600
đồng/tháng

3.969.700
đồng/tháng


3.530.000 đồng/tháng

3.777.100
đồng/tháng

3.477.500
đồng/tháng

3.090.000 đồng/tháng

3.306.300
đồng/tháng

3.124.400
đồng/tháng

2.760.000 đồng/tháng

2.953.200
đồng/tháng

(Bảng 1)
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Mức lương tối thiểu vùng.
Để thuận tiện và dễ dàng hơn khi xác định mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp có thể tra cứu trực tiếp Mức lương tối thiểu vùng tại đây.
- Điều kiện về mức tiền lương cao nhất để tham gia từng loại bảo hiểm :


Quốc hội thông qua Nghị quyết 70/2018/QH14 điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng (tăng thêm 100.000 đồng/tháng) kể từ ngày
01/7/2019. Theo đó, mức tiền lương đóng các loại bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện dưới đây:
Tiền lương

đóng

Quy định mức

Áp dụng từ 01/01/2019

Áp dụng từ 01/7/2019

BHXH

Tối đa bằng 20 lần mức
lương cơ sở

≤ 27.800.000 đồng

≤ 29.800.000 đồng

BHYT

Tối đa bằng 20 lần mức
lương cơ sở

≤ 27.800.000 đồng

≤ 29.800.000 đồng

BHTN

Tối đa bằng 20 lần mức
lương tối thiểu vùng


≤ (20 x Mức lương tối thiểu từng
vùng tương ứng)

≤ (20 x Mức lương tối thiểu
từng vùng tương ứng)

(Xem chi tiết tại Bảng 1)

(Xem chi tiết tại Bảng 1)
(Bảng 2)

II. Xác định Tỷ lệ tính đóng tương ứng với từng loại bảo hiểm:
Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN trong năm 2019 không có sự thay đổi so với năm 2018. Mức đóng và tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm được
quy định cụ thể như sau:
Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào doanh
nghiệp

Tỷ lệ trích vào lương
NLĐ

Tổng
cộng

1. BHXH

17%


8%

25%

2. BHYT

3%

1,5%

4,5%

3. BHTN

1%

1%

2%

4. BH tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp

0,5%

0%

0,5%

TỔNG CỘNG


21,5%

10,5%

32%

(Bảng 3)
Quý thành viên có thể tham khảo công việc và bài viết dưới đây để có những thông tin bao quát hơn về tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm này:
- Mức đóng các loại bảo hiểm.
- Giúp doanh nghiệp phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc.
Vì vậy, dựa trên cách xác định Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm và Tỷ lệ tính đóng tương ứng với từng loại bảo hiểm, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức
đã đề cập ở đầu bài viết để tính Số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc hàng tháng.


Ngoài ra, doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương đảm bảo quy định của pháp luật lao động.
Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký thang lương bảng lương với mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng năm 2019 thì cần tiến hành điều chỉnh lại thang lương, bảng
lương. Đồng thời thực hiện thông báo Thang lương, Bảng lương của mình với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và thực hiện đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT,
BHTN với cơ quan Bảo hiểm xã hội khi thay đổi mức lương của người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc dưới đây:
- Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương.
- Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN: Tăng ,giảm lao động tham gia; thay đổi thông tin đơn vị sử dụng lao động; thay đổi mức lương; gia hạn thẻ BHYT.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 157/2018/NĐ-CP.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH.
- Nghị quyết 70/2018/QH14.
- Nghị định 141/2017/NĐ-CP.




×