Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2
2019
ĐỘ TO, ĐỘ CAO CỦA ÂM – MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
Câu 1: ……………..dao động càng lớn, âm càng…………….
A. Tần số/ thấp (trầm)
B. Tần số/ cao (bổng)
C. Biên độ/ to
D. Cả B và C đúng
Câu 2: Điền vào chỗ trống:
a) Độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí cân bằng được gọi
là…………………………..
b) Đêxiben (dB) là đơn vị đo……………………của âm.
c) Độ to của âm đến lúc làm đau nhức tai người được gọi là…………………..
Câu 3: Hãy xác định câu nào sau đây là sai
A. Hz là đơn vị của tần số.
B. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
C. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
D. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
Câu 4: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm
phát ra càng
A. to
B. bổng
C. thấp
D. bé
Câu 5: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn:
A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
D. Dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.
Câu 6: Độ to của âm phụ thuộc vào…………..
A. nhiệt độ của môi trường truyền âm.
B. biên độ dao động.
C. tần số dao động.
D. kích thước của vật dao động.
Câu 7: Hãy xác định kết luận nào sau đây là sai?
Môi trường truyền được âm thanh
A. là khí, lỏng, rắn.
B. là chân không, khí, lỏng, rắn.
C. tốt nhất là chất rắn.
D. tốt là môi trường khi âm truyền qua, biên độ của âm giảm ít nhất.
Câu 8: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh
là:
A. luồng gió
B. Luồng gió và lá cây đều dao động
C. lá cây
D. thân cây
Câu 9: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây:
Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2
2019
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200 Hz
C. Trong một giây vật dao động được 70 dao động.
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Câu 10: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có
độ to là:
A. 40 dB
B. 50dB
C. 60dB
D. 70dB
Câu 11: Hãy ghép các mệnh đề cho ở hai cột để trở thành câu hoàn chỉnh:
1. Biên độ dao động càng lớn thì
a. âm phát ra càng thấp (càng trầm)
2. Tần số dao động càng lớn thì
b. âm phát ra càng cao (càng bổng)
3. Biên độ dao động càng bé thì
c. âm phát ra càng to
4. Tần số dao động càng nhỏ thì
d. âm phát ra càng nhỏ
1-……
2-…….
3-……..
4-……….
Câu 12: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?
A. 120 dB
B. 100 dB
C. 110 dB
D. 130 dB
Câu 13: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. khí – lỏng – rắn
B. rắn – lỏng – khí
C. lỏng – khí – rắn
D. khí – rắn – lỏng
Câu 14: Cho tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong nước là 1500 m/s. Tốc
độ truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào:
A. 340 m/s
B. 170 m/s
C. 6420 m/s
D. 1500 m/s
Câu 15: Một vật dao động và phát ra âm có tần số f = 20 Hz. Tính số dao động vật thực
hiện được trong thời gian 2 s.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 16: Ban đêm người ta bắn một viên đạn pháo. Sau khi đo được khoảng thời gian
giữa âm thanh và tia chớp lệch nhau là 2 giây, người ta đã tính được khoảng cách từ vị
trí khẩu pháo đến họ với kết quả là bao nhiêu?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 17: Trong môi trường nào mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 m?
Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2
2019
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 18: Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau 1/20 giây kể
từ khi nó reo. Biết đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước, hỏi khoảng cách giữa nó và
người thợ lặn lúc này là bao nhiêu?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 19: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động trong sân ga sau khi dừng ở đấy một thời
gian. Hỏi bao lâu sau thì một người ở cách ga 2km và áp tai vào đường sắt thì nghe
thấy tiếng tàu chạy? Biết vận tốc âm truyền trong đường ray là 6100 m/s.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 20: Để đo vận tốc truyền của âm trong môi trường rắn, người ta dùng một cái ống
sắt dài 68m. Dùng búa gõ nhẹ một cái vào một đầu của ống thì đầu kia nghe được hai
tiếng gõ, tiếng nọ cách tiếng kia 0,188 giây.
a) Giải thích tại sao ở đầu kia lại nghe được hai tiếng gõ (tức là gõ được 1 tiếng lại nghe
được 2 tiếng).
b) Tìm vận tốc âm thanh truyền trong sắt. Biết vận tốc âm thanh truyền trong không khí
là 340 m/s.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2
2019
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 21: Trong một cơn giông 3,5 giây sau khi nhìn thấy tia chớp, người ta mới nghe
được tiếng sét. Hỏi khoảng cách giữa vị trí quan sát và nơi xảy ra sét là bao nhiêu?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 22: Một máy bay đang bay ở độ cao 10 km với vận tốc 800 km/h. Bạn Tý đang
đứng quan sát trên mặt đất. Hỏi khi Tý nghe được âm thanh của máy bay truyền từ vị
trí nằm phía trên đỉnh đầu mình xuống thì máy bay đã cách vị trí đó bao xa?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………