Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

D cng on tp hc ki GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.92 KB, 2 trang )

Đề cương ôn tập Học Kì GDCD
Bài 14: Môi trường
-Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống và sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
b. Tài nguyên thiên nhiên
Của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên, con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống. Tài
nguyên thiên nhiên là 1 bộ phận thiết yếu của môi trường
2 Vai trò
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng hợp lí tu bổ tái tạo nguồn tài nguyên có thể phục hồi
đựơc
Tạo nên cơ sở vật để phát triển kinh tế văn hoá xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống con ngưòi
Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển vê mọi mặt. Nếu không có môi trường con
người không thể tồn tại
Bảo vệ môi trưòng và tài nguyên thiên nhiên.Giữ môi trường trong lành sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh
thái, cải thiện môi trường ngăn chặn, khắc phụ các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên : là khai thác sử dụng hợp lí tiết kiệm tu bổ tái tạo nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
3 Biện pháp:
Thực hiện quy định của pháp luật và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cung thực hiện
Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Tuyên truyền ngăn chặn huỷ hoại môi trường
Bài 15:
@ Di sản văn hóa:
DSVH bao gồm 2 loại: DSVH phi vật thể và DSVH vật thể.
- Là sản phẩm tinh thần ,vật chất có giá trị lịch sử ,văn hóa , khoa học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Di sản văn hoá phi vật thể: bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống,lễ hội bí quyết truyền thống văn hoá ẩm thực
trang phục truyền thống
*Di sản văn hoá vật thể: bao gồm di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh di vật,cổ vật quốc gia
*Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
công trình kiến trúc có giá lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.


* Di tích lịch sử -văn hoá: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,cổ vật , bảo vật quốc gia thuộc công
trình ,địa điểm đó có giá trị lịch sử ,văn hoá,khoa học


2
Ý nghĩa
*Đối với sự phát triển nền văn hoá Việt Nam là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc thể hiện công đức
của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Thể hiện nền kinh tế của dân tộc
.Các thế hệ sau có thể kế thừa truyền thống kinh nghiệm để phát
triển nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
*. Đối
với thế giới : - Di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa
của Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá
của nhân loại.
3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa :
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách
nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
* Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;
2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
4 Trách nhiệm
Ngăn chặn hành vi đây phú hơn nhắc nhở khuyên nhủ vận động giải thích hoặc báo cho ngưòi có trách nhiệm
biết để xử lí.
Làm việc sinh khu di tích lịch sử danh lam thám cảnh phát hiện kịp thời sự suống cấp hư hỏng

Và báo cho cơ quan chức năng biết.
Bài 16
1 Tín ngưỡng: là lòng tin một cái gì đó thần bí,hư ảo,vô hình
Ví dụ: Niềm tin vào thần linh,chúa trời,thượng đế
2 Tôn giáo:là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức ,với những quan niệm,giáo lí thể hiện rõ sự tín
ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
Ví dụ: đạo Phật,đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành…
3Mê tín dị đoan: là tin vào cái gì đó mơ hồ nhảm nhí không phù hợp với tự nhiên
Ví dụ: Xem bói, yểm bùa, uống nước thánh chữa bệnh…
4 Quyền tự do tín ngưõng tôn giáo:Là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưõng hay tôn
giáo nào mà không ai được cưõng bức hoặc cản trở.
5 Quy định của pháp luật: Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để
làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
6 Trách nhiệm của công dân:
- Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác.Tôn trọng nơi thờ tựu của các tôn giáo.
- Không được gây mất đoàn kết chia rẽ giữa các tôn giáo và những người không có tôn giáo với người có tôn giáo



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×