Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề Hoc sinh năng khiếu Vật lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.56 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN SƠN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI MÔN VẬT LÝ LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề cho thí sinh)
Đề thi có 04 trang - Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi

I. Phần trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm)
Câu 1. Lan đi xe đạp điện từ nhà đến trường với vận tốc 18km/h, Phương đi với vận tốc
5m/s. Hỏi ai đi nhanh hơn?
A. Lan đi nhanh hơn vì 18km/h lớn hơn 5m/s.
B. Phương đi nhanh hơn vì 5m/s lớn hơn 18km/h.
C. Hai bạn đi bằng nhau vì 18km/h bằng 5m/s.
D. Không so sánh được vì hai vận tốc không có cùng một đơn vị.

Câu 2. Hoa xuất phát từ nhà lúc 8 giờ bằng xe đạp, giả sử Hoa đạp xe đều với vận tốc
250m/phút. Hỏi lúc mấy giờ thì Hoa tới cửa hàng sách cách nhà 3km?
A. 8 giờ 12 phút

B. 12 phút

C. 8,75 giờ

D. 75 phút

Câu 3. Nam đạp xe từ nhà đến trường, chuyển động của nam là:
A. Chuyển động nhanh dần

B. Chuyển động chậm dần


C. Chuyển động đều

D. Chuyển động không đều.

Câu 4. Cô giáo yêu cầu một nhóm gồm Dũng, Hải, Quang, Hưng quan sát và đưa ra
nhận xét chuyển động của một quả bóng khi tung lên cao. Nhận xét nào đúng:
A. Dũng: “Khi tung lên quả bóng chuyển động nhanh dần, khi rơi xuống quả bóng
chuyển động chậm dần đều”.
B. Hải: “Khi tung lên quả bóng chuyển động chậm dần, khi rơi xuống quả bóng chuyển
động nhanh dần”.
C. Quang: “Quả bóng luôn chuyển động đều”.
D. Hưng: “Quả bóng chuyển động không theo quy luật”.

Câu 5. Một ô tô đi từ Tân Sơn đến Đền Hùng. Xe khởi hành lúc 8 giờ, lúc 8 giờ 30 phút
xe nghỉ 10 phút tại Thanh Sơn sau đó tiếp tục đi và tới nơi lúc 9 giờ 10. Tính vận tốc trung bình
của ô tô đó trên quãng đường từ Tân Sơn đến Đền Hùng. Biết chiều dài quãng đường xe đi là
45km.
A. v = 40 km/h

B. v = 42km/h

C. v = 45km/h

D. v = 50km/h

Câu 6. Một bình hình trụ cao 30cm (hình vẽ), đựng đầy nước. Tính áp suất tại điểm M ở
cách đáy bình 10cm, biết trọng lượng riêng của nước là 9800N/m3.
1



A. 196 000 N/m2

B. 9800 N/m2

C. 2940 N/m2

D. 1960 N/m2

Câu 7. Một người thợ xây dựng cần đưa 20 xô vữa lên tầng hai cách mặt đất 4m. Tính
công mà người đó thực hiện được khi chuyển hết các xô vữa đó, biết mỗi xô nặng 20kg.
A. 80J

B. 1,6kJ

C. 800J

D. 16kJ.

Câu 8. Nam dùng vòi bơm có tiết diện 2,5cm 2 để cắm vào ống dẫn của một máy bơm.
Khi bơm hoạt động thì cứ 1 giờ máy hút được 1500lit nước. Vận tốc của nước trong vòi bơm là:
A. 2,5km/h

B. 1500m/h

C. 6km/h

D. 9km/h

Câu 9. Khi ta nhỏ vài giọt mực xanh vào cốc nước sạch thì sau một thời gian toàn bộ
cốc nước đều có màu xanh nhạt. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:

A. Do chuyển động cơ học của các phân tử nước và mực, các phân tử mực và phân tử
nước đã xâm nhập vào nhau.
B. Do chuyển động nhiệt của các phân tử nước và mực, các phân tử này đã xâm nhập
vào nhau.
C. Do các phân tử mực phản ứng hóa học với các phân tử nước làm các phân tử nước
chuyển thành màu xanh.
D. Do cả ba nguyên nhân trên.

Câu 10. Khi sờ tay vào dao sắt để trên bàn gỗ thấy mát hơn sờ tay vào mặt bàn, bốn bạn
học sinh có các cách giải thích dưới đây, cách giải thích nào đúng:
A. Do nhiệt độ của dao luôn thấp hơn nhiệt độ của bàn
B. Do khả năng dẫn nhiệt của sắt tốt hơn gỗ
C. Do khối lượng của dao nhỏ hơn khối lượng của bàn
D. Do cảm giác của tay, còn nhiệt độ như nhau

Câu 11. Hùng đun 500g nước từ 200C lên 1000C. Tính nhiệt lượng phải cung cấp, biết
rằng 1/6 nhiệt lượng đó là để cung cấp cho ấm. Cho cnước = 4200J/kg.K.
A. 168kJ

B. 28kJ

C. 201,6kJ

D. 140kJ

Câu 12. Nam và Hùng lần lượt dùng bếp than và bếp củi có cùng hiệu suất để đun sôi
nước chứa trong 2 chiếc ấm giống hệt nhau (ở điều kiện như nhau, mỗi ấm có 1lit). Chỉ ra nhận
xét sai trong các nhận xét sau:
A. Năng suất tỏa nhiệt của củi nhỏ hơn của than.
B. Khối lượng của củi phải dùng lớn hơn khối lượng của than.

2


C. Nhiệt lượng do củi bị đốt cháy tỏa ra nhỏ hơn của than.
D. Hai ấm nước thu được nhiệt lượng như nhau.

Câu 13. Xe đạp để lâu ngoài trời nắng rất dễ bị “nổ lốp”. Hiện tượng đó xảy ra vì:
A. Có sự biến đổi nhiệt năng thành cơ năng.
B. Có sự biến đổi động năng thành thế năng.
C. Có sự biến đổi cơ năng thành nhiệt năng.
D. Có sự biến đổi thế năng thành động năng.
Câu 14. Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường thẳng.
B. Luôn truyền theo một đường cong.
C. Luôn truyền theo đường gấp khúc.
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc.

Câu 15. Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Muốn “bẻ” tia sáng này chiếu
thẳng đứng xuống dưới mặt đất ta dung một gương phẳng hợp với phương nằm ngang một góc:

A. 300

B. 450

C. 600

D. 900.

Câu 16. Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong
không khí, lực kế chỉ 3,5N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 2N. Biết trọng lượng

riêng của nước là 10.000N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật là:
A. 480 cm3.

B. 360 cm3.

C. 150 cm3.

D. 20 cm3.

Câu 17. Ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương cầu lồi vì:
A. Ánh sáng đi từ mắt đến gặp gương rồi phản xạ trở lại mắt ta.
B. Ánh sáng truyền từ vật đến gương và phản xạ đến mắt ta.
C. Có ánh sáng từ vật đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật.
D. Có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta.
Câu 18. Một học sinh nhìn vào vũng nước trước mặt, thấy ảnh của một cột điện ở xa vì:
A. Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đóng
vai trò như một gương phẳng.
B. Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đóng
vai trò như một gương cầu lồi.
C. Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đóng
vai trò như một gương cầu lõm.
D. Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đóng
vai trò như một thấu kính.

3


Câu 19. Chiếu một tia sáng tới gương phẳng dưới góc tới i = 30 0 . Muốn tia phản xạ và
tia tới vuông góc với nhau thì góc tới phải:
A. Tăng 300


B. Tăng 150

C. Giảm 150

D. Giảm 300

Câu 20. Khi nào ta nhìn thấy một vật? Chọn câu trả lời đúng:
A. Ta nhìn thấy một vật vì nhìn thấy mọi vật là chức năng của mắt.
B. Ta nhìn thấy một vật vì vật đặt trước mắt ta.
C. Ta nhìn thấy một vật khi vật đó là một vật sáng.
D. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

II. Phần tự luận (10,0 điểm)
Câu 21 (2,5 điểm). Lúc 7 giờ 00 phút, một thuyền máy đi xuôi dòng từ A đến B.
Khi đến B thuyền lập tức quay về A. Biết vận tốc của thuyền so với nước là 15km/h, vận
tốc của nước so với bờ là 3km/h, khoảng cách AB là 18km. Khi đang quay về A thì
thuyền bị hỏng máy phải sửa máy mất 24 phút. Khi sửa xong máy thì thuyền trôi về đúng
đến B, sau đó thuyền tiếp tục đi về A với vận tốc so với nước là 12km/h. Coi nước chảy
đều, bỏ qua thời gian quay đầu. Hỏi:
a) Khi hỏng máy thuyền cách A bao nhiêu km?
b) Thuyền về đến A lúc mấy giờ?
Câu 22 (2,5 điểm). Người ta dùng 5,6 kg củi khô để đun 85 lít nước từ 25 0C. Biết
hiệu suất của bếp là 25%. Hỏi nước có thể đun sôi được không? Cho năng suất tỏa nhiệt
của củi khô là 107 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là C=4200J/kg.độ.
Câu 23 (2,5 điểm). Một điểm sáng S cách màn chiếu một khoảng SH = 1m. Tại
trung điểm M của SH người ta đặt tấm bia hình tròn, vuông góc với SH.
a) Tìm bán kính vùng tối trên màn chiếu nếu bán kính tấm bia là R=10cm.
b) Thay điểm sáng S bằng một nguồn sáng hình cầu có bán kính r=2cm. Tìm bán
kính vùng tối và vùng nửa tối.

Câu 24 (2,5 điểm). Trộn lẫn rượu vào nước, người ta thu được một hỗn hợp nặng
120,8 gam ở nhiệt độ t=300C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết rằng ban đầu
rượu có nhiệt độ t1=200C và nước có nhiệt độ t2= 900C. Nhiệt dung riêng của rượu và
nước lần lượt là C1= 460J/kg.độ; C2=380J/kg.độ.

Họ và tên thí sinh…………………………………….Số báo danh……………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

4



×