Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế biến đến thành phần hóa học chính và một số tác dụng sinh học của vị thuốc hoàng cầm (radix scutellariae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.69 MB, 104 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




BỘ Y TÉ





TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI








NGUYỄN PHƯƠNG NHỊ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÙA CHẾ BIế N ĐẾN
THÀNH PHầ N HÓA HỌC
■ CHÍNH VÀ MỘT
■ Số TÁC DỤNG

SINH HỌC
CỦA VỊ■ THUỐC HOÀNG Cầ M

(Radix Scutellariae)



LUẬN VĂN THẠC s ĩ DƯỢC HỌC








Chuyên
ngành:
Dược
liệu
- Dược
học
cổ truyền
%1





%
}
Mã số: 60.73.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Phạm Xuân Sinh
TS.Nguyễn Mạnh


HÀ NỘI - 2008


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới: GS.TS. Phạm Xuân Sinh, TS. Nguyễn Mạnh Tuyển - Bộ môn Dược
học cổ truyền-Trường Đại học Dược Hà Nội, đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình,
tạo mọi điều kiện thuận lợi và chỉ bảo cho tôi những kiến thức quí báu trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn
TS.VŨ Thị Trâm - Trưởng Bộ môn Dược lý,
PGS.TS. Cao Văn Thu-Trưởng Bộ môn Vi sinh,
PGS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu - Trưởng Bộ môn Hóa phân tích Trường Đại học Dược Hà nội, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực nghiệm tại các bộ môn trên để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, phòng Đào
tạo sau đại học, Phòng Thí nghiệm Trung tâm và các thầy cô giáo, anh chị em kỹ
thuật viên Bộ môn Dược học cổ truyền đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 12-2008
Dược sĩ

Nguyễn Phương Nhị


LỜI CẢM ƠN
CÁC CHỮ VIế T TẮT VÀ KÝ HIỆU
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN Đề ................................................................................................................01
Chương 1 - Tổ NG QUAN.......................................................................................... 02
1.1. Mục đích của chế biến cổ truyền........................................................................... 02
1.2. Các phương pháp chế biến cổ truyền.................................................................... 02
1.2.1. Phương pháp hỏa chế.......................................................................................... 02
1.2.2. Phương pháp thủy c h ế ........................................................................................ 04
1.2.3. Phương pháp thủy hỏa hợp chế...........................................................................05
1.3.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến màu sắc và TPHH của vị thuốc..............................06
1.4.Ảnh hưởng của nhiệt độ và phụ liệu đến tác dụng sinhhọc của vị thuốc.........07
1.5.

Vị thuốc Hoàng cầm ........................ ................................................................07

1.5.1. Đặc điểm thực vật, phân bố thu h á i................................................................... 07
1.5.2. Đặc điểm Dược liệu............................................................................................. 1 1
1.5.3. Đặc điểm bột Hoàng cầm.....................................................................................11
1.5.4. Thành phần hóa học............................................................................................. 11
1.5.5. Chế biến Hoàng cầm............................................................................................14
1.5.6. Tác dụng sinh học................................................................................................ 14
1.5.7. Công dụng, liều dùng...........................................................................................15
1.5.8. Một số phương thuốc có Hoàng cầm..................................................................15
Chương 2:Đố I TƯỢNG-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ... 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 17
2.2. Phương tiện nghiên cứu .........................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứ u ........................................................................................18


2.3.1. Xác định tính đúng của vị Hoàng cầm................................................................18

2.3.2. Chế biến vị thuốc theo một số phương pháp cổ truyền.....................................19
2.3.3. Nghiên cứu về hóa học của một số mẫu Hoàng cầm sống và chế...................19
2.3.3.1. Định tính flavonoid........................................................................................... 19
2.3.3.2. Định lượng flavonoid........................................................................................ 19
2.3.4. Nghiên cứu về tác dụng sinh học của Hoàng cầm.............................................20
2.3.4.1. Tác dụng giảm ho của Hoàng cầm sống và HC sao vàng............................. 20
2.3.4.2. Tác dụng giảm thời gian máu chảy, máu đông của HCS, HCV và HCĐ....20
2.3.4.3. Tác dụng kháng khuẩn của HC sống và các mẫu chế.................................... 22
2.3.4.4. Tác dụng kháng nấm của HC sống và các mẫu c h ế ...................................... 22
2.3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 23
Chương 3- THựC NGHIỆM VÀ KẾT Q U Ả ......................................................... 24
3.1. Nghiên cứu tính đúng của dược liệu Hoàng cầm .................................................24
3.2. Chế biến vị thuốc Hoàng cầm................................................................................ 26
3.3. Nghiên cứu về hóa học HC sống và chế............................................................... 29
3.3.1. Định tính flavonoid..............................................................................................29
3.3.1.1. Chiết xuất.......................................................................................................... 29
3.3.1.2. Định tính bằng phản ứng hóa học....................................................................30
3.3.1.3. Định tính bàng SKLM ......................................................... ............................31
3.3.2.Chiết xuất, phân lập, nhận dạng một số thành phần flavonoid trong HC sống
36
3.3.2.1. Dung môi Ethanol.............................................................................................36
3.3.2.2. Dung môi nước................................................................................................. 38
3.3.2.3. Nhận dạng LI và L 2 .........................................................................................40
3.3.2.4. Ảnh hưởng của chế biến đến một số chất chính trong H C ............................ 42
3.3.3. Định lượng flavonoid.........................................................................................45
3.3.3.1. Chiết xuất...........................................................................................................45
3.3.3.2. Xác định độ ẩm của các mẫu Hoàng c ầ m ...................................................... 48
3.3.3.3. Định lượng flavonoid mẫu sống và chế.......................................................... 49



3.4. Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của Hoàng cầm........................................ 50
3.4.1. Chuẩn bị chế phẩm th ử ....................................................................................... 50
3.4.2. Tác dụng giảm ho của HCS và H C S ................................................................. 50
3.4.3. Tác dụng giảm thời gian máu chảy, máu đông của HCS, HCV, H C Đ ......... 52
3.4.3.1. Tác dụng giảm thời gian máu đông................................................................ 52
3.4.3.2. Tác dụng giảm thời gian máu chảy................................................................. 55
3.4.4. Tác dụng kháng khuẩn của HC sốne và chế......................................................57
3.4.5. Tác dụng kháng vi nấm của HC sống và chế.................................................... 64
3.5. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho Hoàng cầm chế.................................................68
3.5.1. Dược liệu.............................................................................................................. 68
3.5.2. Phương pháp chế biến......................................................................................... 68
3.5.3. Tiêu chuẩn vị thuốc............................................................................................ 68
3.5.3.1. Cảm quan.......................................................................................................... 68
3.5.3.2. Kiểm nghiệm.....................................................................................................68
3.5.4. Công năng chủ t r ị ............................................................................................... 69
3.5.5. Bảo quản ............................................................................................................. 69
Chương 4: BÀN LUẬN.............................................................................................. 70
4.1. Dược liệu Hoàng cầm ..............................................................................................70
4.2. Chế biến Hoàng cầm ................................................................................................70
4.3. Tác dụng sinh h ọc.................................................................................................... 71
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................... 72
5.1. Kết luận................................................................................................................... 72
5.1.1.v ề Dược liệu.........................................................................................................72
5.1.2.

v ề chế biến...................................................................................................... 72

5.1.3. v ề thành phần hóa học........................................................................................ 72
5.1.4. v ề tác dụng sinh học........................................................................................... 72
5.2. Đe xuất.....................................................................................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CHỮ VIÉT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
Dd

dung dịch

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

DĐVN

Dược điển Việt nam

Dm

dung môi

HC

Hoàng cầm

HCĐ

Hoàng cầm sao đen


HCG

Hoàng cầm chích gừng

HCM

Hoàng cầm chích mật ong

HCR

Hoàng cầm chích rượu

HCS

Hoàng cầm phiến (HC sống)

HCV

Hoàng cầm sao vàng

HCX

Hoàng cầm chuyển màu xanh vàng

IR

Hồng ngoại

KS


Kháng sinh

MS

Khối phổ

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TB

Trung bình



tuyệt đối

TPHH

Thành phần hóa học

TT

Thuốc thử

Tt

Thể trọng


uv

Tử ngoại

VK

Vi khuẩn

WHO

World health organization

YHCT

Y học cổ truyền


Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 3.1

Hiệu suất chế biến Hoàng cầm

29

Bảng 3.2


Ket quả định tính flavonoid

30

Bảng 3.3

Kết quả SKLM của flavonoid HC với hệ dm 1

33

Bảng 3.4

Kết quả SKLM của flavonoid HC với hệ dm 2

35

Bảng 3.5

Hàm ẩm bột HC sống và chế

48

Bảng 3.6

Ket quả định lượng flavonoid tính theo baicalin của HC
sống và chế

Bảng 3.7


Kết quả tác dụng giảm ho của HCS, HCV

Bảng 3.8

Ket quả tác dụng giảm thời gian máu đông của HCS,
HCV và HCĐ

Bảng 3.9

Ket quả tác dụng giảm thời gian máu chảy của HCS,
HCV và HCĐ

49
51
53

56

Bảng 3.10

Ket quả tác dụng kháng khuẩn của các mẫu nghiên cứu

61

Bảng 3.11

Ket quả tác dụng kháng nấm của các mẫu nghiên cứu

67



Hình

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Một số loài Hoàng cầm

9

Hình 1.2

Cây ra hoa và rễ HC

10

Hình 3.1

Rễ HC

24

Hình 3.2

Đặc điểm bột rễ HC

25


Hình 3.3

Các mẫu HC nghiên cứu

28

Hình 3.4a,3.4b

Sắc ký đồ của flavonoid trên hệ dm 1

31

Hình 3.5a,3.5b

Sắc ký đồ của ílavonoid trên hệ dm 2

34

Hình 3.6

Sơ đồ chiết xuất, phân lập LI

37

Hình 3.7a, 3.7b

SKLM hai chiều của LI

38


Hình 3.8

Sơ đồ chiết xuất, phân lập L2

39

Hình 3.9a, 3.9b

SKLM hai chiều của L2

40

Hình 3.10

Tinh thể LI

41

Hình 3.1 la, 3.11b SKLM so sánh L1 với các mẫu nghiên cứu

43

Hình 3.12a, 3.12b SKLM so sánh L2 với các mẫu nghiên cứu

44

Hình 3.13

Sơ đồ chiết xuất flavonoid Hoàng cầm


47

Hình 3.14

Biểu đồ hàm lượng flavonoid trong các mẫu nghiên cứu

49

Hình 3.15

Biểu đồ số tiếng ho của chuột

51

Hình 3.16

Biểu đồ tỉ lệ giảm thời gian máu đông của các lô thử

54

Hình 3.17

Biểu đồ tỉ lệ giảm thời gian máu chảy của các lô thử

57

Hình 3.18

Sơ đô đặt mẫu nghiên cứu thử tác dụng kháng khuẩn


60

Hình 3.19

Vòng vô khuẩn của Gen và các mẫu thử trên VK Gr(-)

62

Hình 3.20

Vòng vô khuẩn của Pen và các mẫu thử trên VK Gr(+)

63

Hình 3.21

Sơ đồ đặt mẫu nghiên cứu thử tác dụng kháng vi nấm

66

Hình 3.22

'Vòng vô nấm của các mẫu thử

67


ĐẶT VẤN ĐÈ
Từ lâu nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng cây cỏ trong thiên

nhiên để phục vụ cuộc sống một cách hữu ích, đặc biệt trong việc phòng và
chữa bệnh. Ngày nay, để những kinh nghiệm đó được chứng minh một cách
khoa học, việc nghiên cứu đầy đủ, chi tiết theo những phương pháp khoa học
là điều cần thiết. Theo lý luận của y học cổ truyền, các vị thuốc trước khi
dùng cần được chế biến bằng các phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp
chế biến đáp ứng một số mục đích nhất định, có thể làm tăng tác dụng chữa
bệnh, có khi làm giảm độc tính hay thay đổi tính vị quy kinh, tránh mùi vị
khó chịu, hoặc có tác dụng bảo quản vị thuốc. Do đó chế biến thuốc theo y
học cổ truyền là việc làm hết sức quan trọng.
Hoàng cầm là vị thuốc được đông y sử dụng từ lâu để chữa bệnh: sốt cao,
viêm phổi, viêm phế quản, ho, ngực tức, buồn nôn, kiết lỵ, tiêu chảy, động
thai, chảy máu cam... Để góp phần chứng minh cho tác dụng chữa bệnh nói
trên, đồng thời góp phần vào việc xây dựng các quy trình chế biến thuốc cổ
truyền của Bộ Y tế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu
ảnh hưởng của chế biến đến thành phần hóa học chính và một số tácdụng
sinh học của vị thuốc Hoàng cầm Radix Scutellariae'1' với mục tiêu: Khảo sát
sự thay đổi về thành phần hoá học, một số tác dụng sinh học của Hoàng cầm
qua việc chế biến theo các phương pháp khác nhau và góp phần xây dựng tiêu
chuẩn cho Hoàng cầm chế. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Xác định tính đúng của vị thuốc Hoàng cầm Radix Scutellariae.
- Tiến hành chế biến vị thuốc Hoàng cầm theo một số phương pháp cổ truyền
- Định tính, định lượng ílavonoid của Hoàng cầm sống và chế.
- Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của Hoàng cầm.
- Góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho vị Hoàng cầm chế


C hưong1
TỒNG QUAN
1.1. MỤC ĐÍCH CỦA CHÉ BIỂN CỎ TRUYỀN
Chế biến thuốc cổ truyền là sử dụng các phương pháp tổng họp để làm

biến đổi trạng thái thuốc từ trạng thái tự nhiên ban đầu thành vị thuốc sử dụng
cho việc phòng và chữa bệnh. Hay nói cách khác, chế biến là để chuyển vị
thuốc từ vị thuốc sống trở thành thuốc chín. Chế biến để làm cho thuốc có sự
biến đổi, thay đổi nhất định về hình dáng màu sắc, mùi vị, thành phần hoá
học, công năng chủ trị, nhằm mục đích tăng hiệu lực trị bệnh và tăng độ an
toàn của vị thuốc đối với người dùng [2], [15], [22],[23],
Chế biến thuốc cổ truyền nhằm các mục đích chính sau:
+ Làm sạch vị thuốc.
+ Làm thay đổi tính, vị của thuốc từ đó tạo ra tác dụng điều trị mới.
+ Giảm độc tính của thuốc, giảm tác dụng không mong muốn.
+ Ổn định thành phần hoá học, góp phần bảo quản thuốc được tốt.
+ Tăng hiệu lực trị bệnh.
+ Thay đổi về mặt hoá học của vị thuốc dẫn đến thay đổi tác dụng của vị
thuốc.
+ Giảm tính bền vững cơ học, tăng khả năng giải phóng dược chất do đó
làm tăng hiệu lực thuốc trực tiếp hay gián tiếp qua các phụ liệu trung
gian của nhiệt độ ở các mức độ khác nhau [2],[3],[4]
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHÉ BIÉN CỎ TRUYÈN [2],[3],[4],[22]
Trong phần này chỉ giới thiệu một số phương pháp chế biến liên quan
đến đề tài này
1.2.1. Phương pháp hoả chế
Là phương pháp chế biến sử dụng sự tác động của nhiệt độ trực tiếp


hay gián tiếp (qua các phụ liệu trung gian) ở các mức nhiệt độ khác nhau.
Mục đích: tăng tính ấm, giảm tính hàn của vị thuốc.
- Ví dụ: Đại hoàng tính hàn, tác dụng nhuận tẩy. Đại hoàng sao cháy có thể
gây táo bón. Khi sao cháy, phần lớn anthranoid bị thăng hoa nên tác dụng
nhuận tẩy bị giảm, nhưng thành phần tanin vẫn tồn tại, có thể gây táo bón.
1.2.1.1. Sao

a) Sao trực tiếp (Sao không có phụ liệu: [2], [3],[4],[22]
Là phương pháp sao, lửa được truyền trực tiếp qua dụng cụ sao
+ Sao qua (vi sao): Nhiệt độ sao khoảng 50 - 80°c, màu sắc dược liệu thay
đổi không đáng kể so với dược liệu sống, mục đích làm khô thuốc, diệt nấm
mốc, sâu mọt, làm hết mùi khó chịu của thuốc, làm cho thuốc trở nên thơm,
góp phần ổn định hoạt chất của thuốc. Ví dụ: Bạc hà, Kinh giới...
+ Sao vàng: Nhiệt độ sao khoảng 100 - 140°c, mặt ngoài phiến có màu vàng.
Mục đích làm tăng tác dụng quy tỳ, tăng mùi thơm của thuốc.
Ví dụ: Hoài sơn, Bạch truật,...
+ Sao vàng xém cạnh: nhiệt độ sao khoảng

170-200°c, bề mặt phiến màu

vàng, mép ngoài màu đen. Mục đích giảm mùi vị khó chịu của thuốc.
Ví dụ: Chỉ thực, chỉ xác...
+ Sao vàng hạ thổ: Nhiệt độ sao khoảng 100 - 140°c, thành phẩm có màu sắc
giống như sao vàng. Mục đích điều hoà âm dương, làm mất đi những mùi vị
khó chịu của thuốc.
Ví dụ: Kinh giới, Trắc bách diệp...
+ Sao đen (Hắc sao/ Sao tồn tính): Nhiệt độ trong khoảng 200 - 220°c, mặt
ngoài phiến màu đen, bên trong có màu vàng. Mục đích tăng tác dụng chỉ
huyết, giảm tính mãnh liệt của thuốc. Ví dụ: Táo nhân, Địa du...
+ Sao cháy (Thán sao): Nhiệt độ sao khoảng 220 - 300°c, mặt ngoài phiến


màu đen, bên trong có màu nâu đen. Mục đích tăng tác dụng cầm máu của
thuốc.
Ví dụ: Hà diệp, Loạn phát (tóc rối)...
b) Sao gián tiếp (Sao có phụ liệu) [2],[3],[4], [22]
Là phương pháp sao, lửa được truyền qua phụ liệu trung gian. Các phụ

liệu thường dùng là: Gạo, cám, cát, hoạt thạch, văn cáp ...
+ Sao cách cám: Nhiệt độ sao khoảng 100-120°c, nhằm tăng tác dụng quy tỳ
của vị thuốc.
Ví dụ: Bạch truật, Thương truật...
+ Sao cách cát: Nhiệt độ sao khoảng 250-300°C, nhằm làm cho vịthuốc
phồng xốp, khử mùi hôi, giảm độc tính, dễ nghiền tán và dễ chiết xuất.
Ví dụ: Mã tiền, Xuyên sơn giáp...
+ Sao cách hoạt thạch, văn cáp: Nhiệt độ sao khoảng 200-250°C,nhằm làm
cho vị thuốc phồng xốp, dễ nghiền tán mà không bị kết dính.
Ví dụ: Cao ban long, Cao gấu...
1.2.1.2. Các phương pháp hoả chế khác
Nung, lùi, nướng, hoả phi, chế sưcmg ...
1.2.2. Phương pháp thuỷ chế [2],[3],[4],[22]
Là phương pháp chế biến sử dụng các tác động của nước hoặc dịch phụ liệu ở
những mức độ khác nhau trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên nhằm đáp ứng các
mục đích khác nhau.
a) Ngâm
Là phương pháp cho dược liệu vào trong nước hay dịch phụ liệu trong
một thời gian nhất định, sau đó gạn bỏ dịch. Tuỳ thuộc vào mục đích điều trị
và mục đích chế biến khác nhau mà chọn lựa các dịch phụ liệu khác nhau.
Với mục đích:
+ Loại bỏ các tạp chất (vô cơ, hữu cơ...): Côn bố (rong biển)...


+ Làm mềm dược liệu, giúp cho việc phân chia đuợc dễ dàng: cẩu tích, cố t
toái bổ...
+ Giảm độc tính, giảm tác dụng phụ không mong muốn trong điều trị: Hoàng
nàn, Hà thủ ồ đỏ...
b) ủ
Dùng nước hay dịch phụ liệu tẩm đều vào vị thuốc, cho vào một dụng

cụ, đậy kín bằng các lóp vải vài giờ đến vài ngày, đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật
riêng.Với mục đích:
+ Tăng tác dụng trị bệnh nhờ tác dụng hiệp đồng giữa thuốc và phụ liệu:
Hương phụ tứ chế...
+ Giảm độc tính, giảm tác dụng phụ của thuốc hoặc thay đổi tác dụng đi
theo chiều hướng có lợi cho mục đích điều trị: Phụ tử chế, Mã tiền chế...
+ Làm mềm vị thuốc, thuận lợi cho việc phân chia thuốc: cẩu tích, Tục
đoạn. Ngoài ra còn có phương pháp thuỷ chế khác là tẩy, rửa, thuỷ phi...
1.2.3. Phương pháp thuỷ hỏa hợp chế [3],[4],[15],[19],[21],[23]
Là phương pháp chế biến phối họp nước, lửa, sử dụng sự tác động của
nước ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường.
1.2.3.1. Chích
Là phương pháp tẩm vào vị thuốc một hay nhiều loại dịch phụ liệu, ủ
với thời gian nhất định đến khi ngấm đều rồi đem sao hoặc nướng. Tuỳ vào
mục đích điều trị mà chích với các loại dịch phụ liệu khác nhau.
a)Chích gừng
- Mục đích: Giảm tính hàn tăng tính ấm cho vị thuốc, tăng tác dụng phát tán
của thuốc, tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị, phế: Đảng sâm, Cát cánh...
- Thường dùng gừng tươi (Sinh khương): Lượng gừng thường dùng từ 5-20%
dược liệu. Giã nát, thêm nước vắt lấy dịch nước, tẩm đều, ủ 2-4 giờ cho nước


gừng ngấm sâu vào bên trong dược liệu rồi đem sao nhỏ lửa cho đến khi dược
liệu khô và có màu vàng.
b) Chích mật ong
- Mục đích: Tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, tăng tác dụng nhuận bổ, hoà hoãn
dược tính và tạo vị ngọt, mùi thơm cho vị thuốc: Hoàng kỳ, Tang bạch b ì...
- Dùng mật ong: Thường dùng mật ong luyện (đem mật ong nấu sôi, vớt bọt,
tạp chất, lọc. Cô đến thể chất nhất định). Lượng mật thường dùng theo tỷ lệ 510% dược liệu, nếu mật quá đặc phải pha loãng bằng nước. Tẩm vào dược
liệu, ủ 4 - 6 giờ cho ngấm sau đó phơi khô dược liệu rồi sao vàng.

c) Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp chích giấm, chích rượu, chích
cam thảo, chích đậu đen...
1.2.3.2. Đồ
Dùng hơi nước đun sôi để làm mềm thuốc, phân tán mùi vị khó chịu
của thuốc hoặc làm chín thuốc (diệt men, mốc, mọt ...)
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT Đ ộ ĐẾN MÀU SẮC VÀ THÀNH PHẦN
HOÁ HỌC CỦA VỊ THUÓC
Sự tác động của nhiệt độ ở các mức độ và thời gian khác nhau làm thay
đổi màu sắc và ảnh hưởng đến thành phần hoá học của vị thuốc về chất và
lượng.
- Ở nhiệt độ dưới 100°c (tương đương phương pháp vi sao) hầu như màu sắc
và thành phần hoá học của vị thuốc không bị ảnh hưởng.
- Khi tác động nhiệt độ từ

100-140°c (tương đương phương pháp sao vàng) vị

thuốc thường ngả màu vàng và thành phần hoá học của vị thuốc ít nhiều có
thay đổi về lượng và chất. Đặc biệt hàm lượng tinh dầu giảm nhiều ở nhiệt độ
này.
- Ở nhiệt độ từ 220-300°C (tương đương phương pháp sao cháy): Vị thuốc
thường có màu đen và có sự thay đổi nhiều về thành phần hoá học, ở nhiệt độ


này có thể tạo điều kiện làm thay đổi thành phần dược chất do đó hàm lượng
các chất có thể tăng lên và giảm đi [1], [2],[15],[18],[19],[20],[44]
1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ PHỤ LIỆU ĐỂN TÁC DỤNG SINH
HỌC CỦA VỊ THUỐC
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc được bào chế theo các phương pháp
khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích khác nhau. [2],[20],[37],[41],[43]
- Dược liệu sống hay sao qua được sử dụng với tác dụng ban đầu của nó

- Dược liệu khi chế biến sẽ có sự thay đổi về thành phần hoá học dưới tác
động của nhiệt độ và các phụ liệu, nên tác dụng của thuốc có sự thay đổi nhất
định. Cùng một vị thuốc tuỳ vào cách chế biến sẽ được sử dụng để chữa các
chứng bệnh khác nhau. Ví dụ:
+ Cốt khí củ sao vàng có tác dụng chống viêm mạn tính và an thần tốt hơn
Cốt khí củ sống [19]
+ Tang bạch bì chế (sao vàng, chích mật ong) có tác dụng điều trị ho, trừ đờm
tốt hơn Tang bạch bì sống [18]
+ Cốt toái bổ sống, chích rượu đều có tác dụng giảm đau, chống viêm cấp, tuv
nhiên cố t toái bổ chích rượu tốt hơn dạng sống [15]
+ Hoàng liên chế có LD 50 giảm 242% so với Hoàng liên sống (giảm độc tính).
Hoàng liên chích gừng, chích giấm đều có tác dụng lợi mật, trong đó chích
giấm tốt hon. Hoàng liên chích gừng có tác dụng hạ sốt tốt hơn Hoàng liên
sống và chích giấm, v ề tác dụng kháng khuẩn, cả ba mẫu đều có tác dụng tốt
trên hầu hết các chủng vi khuẩn kiểm định [ 1]
1.5. VỊ THUÓC HOÀNG CẦM (Radix Scutellariae)
1.5.1. Đặc điểm thực yật, phân bố thu hái
Trung Quốc có hơn 100 loài Hoàng cầm, đa số mọc hoang. Nhưng làm
thuốc chủ yếu là Hoàng cầm Scutellaria baỉcalensỉs Georgi, Trân Hoàng cầm
Scutellaria amoena C.H.Wright (4), Niêm mao Hoàng cầm Scutellari


viscidula Bge (2), Lệ giang Hoàng cầm Scutellaria likangensỉs Diels (5),
Xuyên Hoàng cam Scutellaria hypericifolia Levevl (6 ), Đại Hoàng cầm
Scutellaria tenax W.W.Smith var. Patentipilosa (H.M.) G.Y. (1) và Cam túc
Hoàng cam Scutellaria rehderiana Diels (3). (Hình 1.1)



Hoàng cầm được nghiên cứu trong luận văn này có tên khoa học: Scutellaria

baỉcalensis Georgi, họ Bạc Hà: Lamiaceae

Hình 1.2: Cây ra hoa và rễ Hoàng cầm
- Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, cao 20-5Ocm, thân đứng, vuông, lá mọc
đối, cuống ngắn hoặc không có, mép nguyên, có lông. Hoa mọc hướng một
phía ở ngọn. Hoa hình môi, màu lam tím, có bốn nhị, bầu bốn ngăn.
- Hoàng cầm thường thích hợp với vùng cao nguyên, sườn núi khô ráo ở các
tỉnh Hắc long giang, Liêu ninh, Hà bắc, Vân nam Trung Quốc. Cây đã được
trồng thí nghiệm ở Sapa - Lào cai, Tam Đảo. Hiện nay vị thuốc Hoàng cầm
còn phải nhập từ Trung Quốc.
- Rễ Hoàng cầm được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu. Khi thu hái cắt bỏ
rễ con, thân và lá phơi khô đập bỏ lớp vỏ ngoài rồi lại phơi khô.
[2],[5],[9],[10],[11],[12],[22],[27],[45],[46],[47]


1.5.2. Đặc điểm dưọc liệu
Rễ hình chuỳ, vặn xoắn, dài 8-25cm, đường kính l-3cm, mặt ngoài
màu nâu hay vàng thẫm, rải rác có các vết của rễ con hơi lồi, phần trên hơi
ráp, có các vết dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng, phần dưới có các sọc dọc,
thể chất chắc, dòn, dễ bẻ. Mặt bẻ màu vàng thẫm ở giữa có lõi màu nâu đen.
Khi bị ẩm bề mặt chuyển thành màu xanh vàng. Hoàng cầm có vị đắng, rễ to,
dài, rắn chắc, màu vàng, đã loại sạch vỏ là tốt. Nếu ngắn xốp, mặt bẻ màu
thẫm là loại kém [2],[5],[10],[11],[17],[21],[22],[27].
1.5.3. Đặc điểm bột Hoàng cầm
Màu vàng hay vàng nâu, soi bột thấy sợi libe rải rác hoặc tập họp thành bó
hình thoi dài 60-280/dm, thành dày, ống lỗ nhỏ. Tế bào đá hơi tròn hoặc
vuông hay hình chữ nhật, thành dầy hay rất dầy. Tinh thể calci oxalat hình trụ
hay hình lập phương. Tế bào bần màu vàng nâu, nhiều cạnh. Sợi gỗ thường
đứt gẫy, đường kính 12/./ m với các lỗ xiên rải rác. Nhiều hạt tinh bột, hạt đơn
hình cầu đường kính 2-10 Ịum, có rốn nổi rõ, có khi hạt kép 2-3, Mảnh mô

mềm chứa hạt tinh bột, mảnh mạch vạch, mạch chấm và mạch điểm [5],[10],
[19], [20].
1.5.4. Thành phần hoá học [5],[10],[11],[17],[21],[22],[27],[35][40],[42]
Flavonoid là thành phần hóa học chính trong rễ Hoàng cầm.
+ Các Flavon và Flavonol: quan trọng là baicalin, baicalein, Scutellarein,
Scutellarin, wogonin, wogonoside, Oroxylin A; ngoài ra còn một so Flavon và
Flavonol khác như:
+ Chrysin-6 -C-p-D-glucopyranosyl-8 -C-a-L-arabinopyranoside,
+ Chrysin-6 -C-a-L-arabinopyranosyl-8 -C-p-D-glucopyranoside,
+ Chrysin-8 -C-p-D-glucopyranoside,
+ Chrysin,
+ Oroxylin A-7-O-glucuronide,


+ Baicalein-7-O-glucuronide,
+ Norwogonin,
+ Skullcapflavone,
+ Baicalein-7-0-ị3-glucopyranoside,
+ Methoxybaicalein,
+ 5,7,2 -Trihydro xyflavone,
+ 5,7,2,5 -Tetrahydroxyflavone,
+ 5,7,2 -Trihydroxy-6 -methoxyflavone,
+ 2,3,5,6,7-Pentahydroxyflavone,
+ 5,7,2 -Trihydroxy-8-6 -dimethoxyflavone,
+ 5,7,2,5 -Tetrahydroxy-8-6 -dimethoxyflavone,
+ 5,7,2 ,6 -Tetrahydroxy-8-6 -dimethoxyflavone,
+ 5,7-Dihydroxy-6,8,2,3 -tetramethoxyflavone,
+ 5,7,4 -Trihydroxy-8 -methoxyflavone,
+ 5-hydroxy-7-8-dimethoxyflavone,
+ 5,8-dihydroxy-6-7-dimethoxyflavone,

+ 5,2,5-Trihydroxy-6-7-8 trimethoxyflavone,
+ 5,2 ,6 -trihydroxy-7-8-dimethoxyflavone,
+ 5,2-Dihydroxy-6-7-8 trimethoxyflavone,
+ 5,6-Dihydroxy-7-0-glucosidflavone,
- Các thành phàn Flavanone và Flavononol:
+ Dihydrobaicalin,
+ 7,2 ,6 -Trihydroxy-5-methoxyflavanonol,
+ 5,7,2,6-Tetrahydroxyflavanonol,
+ 5,7,4 -trihydroxy-6 -methoxyflavanone,
+ 5,7,2,6-Tetrahydroxyflavanonol,
+ 3,6 ,7,2 ,6 -Pentahydroxyflavanonol,


+ DihydroxyOroxylin A
- Ngoài thành phần flavonoid trong rễ Hoàng cầm còn có tinh dầu, tanin thuộc
nhóm pyrocatechic (2-5%), nhựa...
- Công thức cấu tạo của một số hợp chất trong rễ Hoàng cầm:

Baicalỉn

Scutellarin

Baicalein
HO

HO

o

YVogonin



1.5.5. Chế biến Hoàng cầm [2],[22]
Trong chế biến Hoàng cầm, thường dùng phương pháp chưng, đồ để
diệt men, bảo vệ glucosid. Trong quá trình chế biến Hoàng cầm, nhiệt độ sao
và thời gian sao, sẽ ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng glucosid. Nếu thời gian
sao kéo dài, nhiệt độ sao cao, glucosid sẽ giảm nhiều.
Hoàng cầm sau khi thu hái về bỏ rễ con, bỏ thân, lá phơi gần khô thì đập
bỏ lóp vỏ ngoài rồi lại phơi khô. Trước khi thái phải rửa sạch, ngâm trong
nước sôi 10 phút cho mềm, hoặc sau khi rửa sạch đem đồ một giờ cho mềm,
thái phiến, phơi khô. Có thể cho nước nóng vào nồi đun sôi làm mềm rồi thái
phiến.
Có thể dùng Hoàng cầm phiến hoặc bào chế theo phương pháp khác
nhau như sao vàng, sao đen, chích gừng, chích mật, chích rượu.
1.5.6. Tác dụng sinh học
Một số nghiên cứu cho thấy Hoàng cầm có tác dụng sinh học sau:
- Tác dụng hạ nhiệt: Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt, chữa ho, lợi
tiểu, an thần, hạ huyết áp (trên chó thực nghiệm). [2],[5],[21]
- Tác dụng làm giãn mạch: Rượu Hoàng cầm có tác dụng làm giãn mạch:
(mạch tai thỏ cô lập, mạch máu thận thỏ). [2],[5],[11], [21]
- Tăng sức và làm chậm nhịp tim [31]
-T ác dụng chống oxy hoá tốt [31 ]
- Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có tác dụng đối với các chủng vi khuẩn:
Staphylococcus, Streptococcus, Vibrio-cholerae (tả), Shigella (lị), Salmonella
typhi (thương hàn), Corynebacterium diphteriae (bạch hầu), E.colỉ...
[2 ], [5], [11], [2 0 ], [26]
- Tác dụng chống viêm [33],[34]
1.5.7. Công dụng, liều dùng [2],[5],[22],[26]
- Hoàng cầm có vị đắng, tính hàn.



- Quy kinh: Vào các kinh tâm, phế, đại tràng, tiểu tràng.
- Công năng chủ trị:
+ Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả, giải độc, chỉ huyết, an thai.
+ Chủ trị: Ho do phế nhiệt, sốt cao, tức ngực, bứt rứt, khát nước, huyết nhiệt
nôn ra máu, chảy máu cam, ung thũng sang độc, động thai, buồn nôn, đầy bĩ,
kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản.
- Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-12g, dưới dạng thuốc sắc thường phối hợp với các vị thuốc
khác.
- Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, không có thấp nhiệt, thực hỏa thì không nên
dùng.
1.5.8. Một số phương thuốc có Hoàng cầm [2],[3],[25],[30],[32]
- Tam hoàng thang:

Hoàng cầm
Hoàng liên

I

Đồng lượng

Hoàng bá
Công năng: thanh nhiệt táo thấp, tả hoả, hạ sốt.
Chủ trị: Dùng khi sốt cao, viêm nhiễm đại tràng, bàng quang.
- Hoàng liên giải độc thang
Hoàng liên

12g


Hoàng bá

Hoàng cầm

8g

Chi tử

8g

lOg

Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tả hoả độc.
Chủ trị: Hoả độc, nhiệt độc gây các ổ viêm, viêm cơ, viêm phổi ...
-T ả tâm thang
Đại hoàng

8-24g

Hoàng cầm

8-12g

Hoàng liên 8-12g

Chủ trị: Nhiễm khuẩn toàn thân có biển chứng xuất huyết, mụn nhọt đinh râu,
hoàng đản nhiễm khuấn.


- Long đờm tả can thang

Long đởm

8 - 12 g

Mộc thông

8g

Trạch tả

8g

Sài hồ

8g

Đương quy

2 -6 g

Chi tử

8g

Cam thảo

2g

Xa tiền tử


4g

Hoàng cầm

8g

Sinh địa

8g

Công năng: Thanh thấp nhiệt ở can đởm.
Chủ trị: Thấp nhiệt can đởm, viêm gan virus, viêm túi mật, ứ mật, vàng da,
đau mắt đỏ.
rp»À__

> • 1 Ạ ii

- Tiêu sài hô thang
Sài hồ

12g

Bán hạ chế

12g

Hoàng cầm

8g


Gừng

8g

Đảng sâm

12g

Đại táo

4 quả

Cam thảo

4g

Công năng: Hoà giải thiếu dương đởm kinh.
Chủ trị: Sốt, lúc nóng, lúc lạnh.
- Cát căn cầm liên thang gia vị
Cát căn

20g

Hoàng liên

Kim ngân hoa

16g

Hoắc hương


16g

Mộc thông

16g

Hoàng cầm

16g

Công năng: Thanh thấp nhiệt ở vị tràng.
Chủ trị: Thấp nhiệt ở vị tràng gây ra tiêu chảy cấp, lỵ trực khuẩn.

lOg


C hư ơng 2
Đ Ố I T Ư Ợ N G , P H Ư Ơ N G T IỆ N V À

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u

- Rễ phơi khô của cây Hoàng cầm ()Scutellaria baicalensis Georgi.,
Lamiaceae) nhập từ Trung Quốc, do Viện Y học cổ truyền Quân đội cung cấp.
-C ác mẫu Hoàng cầm:
+ Hoàng cầm phiến (Hoàng cầm sống)
+ Hoàng cầm sao vàng
+ Hoàng cầm sao đen
+ Hoàng cầm chích mật ong

+ Hoàng cầm chích gừng
+ Hoàng cầm chích rượu
2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN c ứ u
2.2.1. Trang thiết bị, máy móc
- Máy đo hàm ẩm: Precisa XM120 - Thụy Sĩ
- Cân phân tích Sartorius - BP221s
- Máy đo quang phổ hấp thụ ƯV mini 1240 SHIMADZU
- Máy li tâm JouanB3.11
- Kính hiển vi LABOMED
- Nồi hấp tiệt trùng
- T ủ sấy Memmenrt
- Máy ảnh
- Các dụng cụ đo lường đạt tiêu chuẩn kiểm định
2.2.2. Hoá chất, dung môi
- Hoá chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích của DĐVNIII
+ Acid formic

+ Toluen


×