“Tài liệu này là một CỰC HÌNH, mong các bạn cân nhắc trước khi sử dụng” – Cindy Nguyễn
ĐÔI LỜI CỦA ĐỘI NGŨ ADMIN
Tài liệu tập trung vào các mẹo học là chính, do cần điểm cao trong thời gian ngắn nên với khả năng tu
luyện của các bạn (đa phần) sẽ khó mà hệ thống kiến thức bài bản và học sâu. Vì thế, mình viết tài liệu để
cho các bạn có thể đi nhanh còn hiệu quả hay không phải do các bạn phải chịu khó tự ôn nha. Ngoài ra,
sau khi nghiên cứu các bài làm của học viên, chúng mình thấy rằng, đa phần các bạn yếu kỹ năng nghe
hơn là đọc trong khi thực tế kỹ năng này dễ lấy điểm hơn, nên mình đã quyết định tập trung vào phần nghe
nhiều hơn.
Trước khi sử dụng bộ này, các bạn có thể các bạn hãy làm thử Đề số 1 (Trang 30 – 71), sách ETS TOEIC
Test 1200 nhé. Các bạn có thể truy cập vào đường link dưới đây để xem đề và file audio nhé:
/>Hoặc ai có điều kiện có thể đăng ký thi thử tại Ms Hoa: bit.ly/thithumshoa để trải nghiệm không khí phòng
thi và kiểm tra trình độ luôn thể.
Tài liệu là tài sản của Group: Tự học 990 TOEIC cùng Ms Hoa nên mong các bạn khi sử dụng và chia
sẻ nhớ ghi rõ nguồn nhé!
Chúc các bạn tăng điểm thành công ^^
Tác giả: Cindy Nguyễn & Jasmine Hoàng
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Đối tượng phù hợp: level 300-350 điểm trở lên mới sử dụng được tài liệu này nhé
Thời gian: khoảng 2 tháng, mỗi ngày dành ra ít nhất 2 tiếng để luyện
Cách ôn: Có 2 cách ôn như sau: ôn theo part và ôn theo bộ đề
Ôn theo part: như hướng dẫn dưới đây, các bạn chọn mỗi part trong 1 bộ đề hoặc luyện các skill test
online Mỗi một part, các bạn dành ra 30 phút luyện part đó,
áp dụng chiến thuật và các mẹo mình hướng dẫn ở bên dưới.
-
-
Ôn theo bộ đề: bạn chọn 1 đề bất kỳ, sau đó tập trung là 7 part trong 2 tiếng như thi thật. Sau đó check
đáp án, review lại từng part. Note lại những từ vựng bạn không nghe được, không biết. Cách này mất
thời gian hơn, nhưng luyện được toàn diện hơn. Hôm sau, các bạn làm lại đề đó, trước khi làm đọc lại
các mẹo làm bài mình gợi ý bên dưới, áp dụng vào bài làm => Check đáp án lần 2
Muốn tăng được 300 điểm, ít nhất các bạn phải làm (đúng) thêm được 35 câu nữa (maybe 20 câu nghe
và 15 câu đọc). Vì thế mình sẽ phân bổ mục tiêu cho các bạn ở từng phần luôn nhé!
Các tài liệu tham khảo kèm theo
-
Big Step 1,2,3: />Starter TOEIC: />600 từ vựng TOEIC: />3240 từ vựng TOEIC: />Bộ Economy TOEIC 1000 (5 vol): />
PART 1: PICTURE DESCIPTION
(Mục tiêu: 5/10 câu)
1.
-
Kỹ thuật chung
Tranh người: Phân tích bức tranh trước khi nghe - Bước này vô cùng quan trọng kể cả trong quá
trình ôn luyện hay làm bài thi trong phòng thi. Hãy dành thời gian để nhìn kĩ bức tranh và chú ý đến
các điểm sau:
o
Đặc điểm ngoại hình nhân vật: Quan sát nhân vật để suy ra các thông tin về giới tính, trang
phục, nghề nghiệp, … Các bạn hãy cố gắng nghĩ ra càng nhiều càng tốt những từ có thể xuất
hiện trong bài (the man, he, the woman, she, long sleeves, tie, glasses, wearing, adjusting, .…)
o
Hành động của bộ phận cơ thể: Mắt (nhìn hướng nào, nhìn vào đâu, …), tay (cầm, nắm, …),
chân (chạy, đứng, …). Tương tự như phần trên, hãy nghĩ ra các động từ có thể xuất hiện trong
bài (hold, stare, look at, …)
o
Cảnh vật, đồ đạc trong hình: dựa vào bối cảnh trong tranh để suy ra địa điểm của bức tranh:
trong phòng họp, trong bếp, công viên, …. Nghĩ trong đầu tất cả các từ có thể nghe thấy chỉ địa
điểm (park, conference room, kitchen, …)
>>> Xem video bài giảng: />
-
Tranh về vật: tương tự như phần mô tả người, chúng ta cũng phải thực hiện bước này với tranh vật.
Các bạn cần chú ý những điểm sau:
o
Các vật xuất hiện trong tranh: tên của đồ vật đó là gì, …
o
Vị trí các vật: trên nước, trên bàn, dưới đất, ở hai bên, ở giữa, …
o
Trạng thái của vật: đóng, mở, đầy, trống rỗng, …
o
Địa điểm: trong phòng, trên đường, trong công viên, …
>>> Xem video bài giảng: />
2.
Mẹo tránh bẫy
#Mẹo 1: Bẫy câu bị động
Một số câu hỏi trong phần nghe về vị trí của đồ vật được miêu tả bằng câu bị động. Cho nên khi nhìn một
hình nào đó chúng ta phải xác định vị trí của các vật được đặt ở đâu trên / trong các vật khác. Sau đó tập
trung lắng nghe để có thể chọn được đáp án đúng
Ví dụ:
Bạn sẽ nghe:
(A) An instrument case is lying on the floor. →
Một hộp dụng cụ nằm trên sàn.
(B) A bookcase is between two benches.
→ Một kệ sạch nằm giữa hai cái băng ghế dài
(C) Some shoes are being placed into boxes. →
Một vài đôi giày được đặt trong hộp.
(D) A rug is laid out in front of a window.
→ Một tấm thảm trước cửa sổ.
Và nhìn hình thì ta thấy chỉ có hình D là đúng.
#Mẹo 2: Giới từ chỉ nơi chốn
Lắng nghe thật kĩ các giới từ chỉ nơi chốn để có thể chọn được đáp án đúng. Cho nên khi nhìn một hình nào
đó chúng ta phải xác định vị trí của các vật với nhau xem chúng nằm bên trái, phải, phía trước, hay đằng
sau vật còn lại, sau đó lắng nghe và chọn đáp án.
Bạn sẽ nghe:
(A) Artwork is being taken off the wall.
→ Tác phẩm nghệ thuật bị gỡ xuống tường.
(B) A plant has fallen over on the floor.
→ Một cái cây rớt xuống sàn.
(C) A rug is lying in front of the door.
→ một tấm thảm ở trước cửa.
(D) A package has been set in the hallway.
→ Một túi đồ để bên hành lang.
Và đáp án chính là C.
#Mẹo 3: Bẫy động từ hoặc danh từ
Chú ý nghe động từ hoặc danh từ của từng phương án. Câu sai thường do sai động từ hoặc danh từ, nghĩa
là liên quan đến những vật hoặc hành động không có trong hình.
Cấu trúc câu của hầu hết các lựa chọn là:
•
Subject + Verb; HOẶC Subject + Verb + Object.
Trong đó, danh từ được dùng trong vị trí Subject và Object. Các lựa chọn sai sẽ là hoặc sai danh từ, hoặc
sai động từ, hoặc sai cả hai. Những câu sai thường sẽ miêu tả những chi tiết không có trong hình và chúng
liên quan đến sai động từ hay sai danh từ. Chính vì thế, bạn cần chú ý nghe động từ và danh từ của từng
câu.
Bạn sẽ nghe:
A: They’re leaving the room.
B: They’re turning on the machine
C: They’re standing near the table.
D: They’re reading the newspaper.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem thử các đáp án sai đã
sai về động từ và danh từ như thế nào nhé:
Với câu A, có "the room" nhưng động từ "leaving"
là sai, mọi người vẫn đứng trong phòng.
Với câu B thì có machine (máy móc) nhưng không
ai đụng vô máy hết nên ý "turning on" (bật máy)
cũng sai;
Với câu D thì sai cả động từ (reading) lẫn danh từ
(newspaper).
Chỉ có câu C thì đúng cả về động từ lẫn danh từ
“They’re standing near the table” - "Họ đang đứng
gần cái bàn".
#Mẹo 4: Bẫy thì tiếp diễn
Quan sát hành động đang xảy ra trong hình và chú ý đến thì tiếp diễn (Being hoặc Be + V_ing). Khi xem
xét hình ảnh hãy cố gắng tập trung vào hành động đang diễn ra trong hình và bạn không nên suy đoán gì cả.
Bạn sẽ nghe:
A: She is checking out some items on the rack.
→ Cô ấy đang xem vài món hàng trên giá.
B:
She
is
playing
cards
→ Cô ấy đang chơi bài ở ngoài trời.
outdoors.
C: She is paying for the
→ Cô ấy đang trả tiền mua bưu thiếp
postcards.
D: She is setting up a stand outside the store.
→ Cô ấy đang dựng quầy hàng bên ngoài cửa hàng
Ta thấy người phụ nữ đang lựa chọn bưu thiếp trên
giá. Có thể cô ta sẽ mua nhưng trong hình là cô ta
chỉ đang lựa hình, hay nói cách khác là đang xem
đồ trên giá. Chúng ta đừng nên phỏng đoán việc có
thể diễn ra trong tương lai mà chọn sai câu này nhé.
Do đó mà đáp án phải là "She is checking out some
items on the rack." chứ không thể là "She is paying
for the postcards" được.
3.
Luyện tập:
- Làm test online tại đây: />
PART 2: QUESTION & RESPONSE
(Mục tiêu: 10/30 câu)
1. Phương pháp làm bài
#Loại 1: Wh - question (Câu hỏi Wh)
STT
DẠNG
CÂU HỎI
THƯỜNG GẶP TRONG TOEIC
✓ Tên người (personal names): Mr. Smith, Ms. Nancy, ….
Ví dụ: Who is going to meet Mr. Continue at the airport?
1. He’s at the airport
2. Mrs. Garcia will pick him up
3. At ten o’clock
✓ Vị trí, chức vụ: manager (giám đốc), assistant (trợ lý), head of department (trưởng
phòng), ….
Ví dụ: Hello. Uh. Who are you?
1. Fine, thank you
2. The new secretary
3. Downtown
✓ Tên công ty, phòng ban: Design-House Company, Sales department, ….
1
Ví dụ: Who was chosen as the new partner?
Who
1. Living-Home Uptown, Inc
2. I bet he can’t
3. Yes, they said they would
✓ Đại từ nhân xưng: I, you, we, they, she, he, it
Ví dụ: Who should I contact to order office supplies?
1. We need copy paper
2. Yes, he made the order
3. I will order them for you
✓ Dạng “I don’t know”: Các câu trả lời không xác định được đối tượng: It hasn’t
been decided yet/ It’s a tough choice, …
•
Lời khuyên
➨ Loại trừ các câu trả lời có Yes/ No
➨ Câu trả lời đúng thường là tên riêng: tên công ty, tên người, tên nghề nghiệp, chức
vụ
➨ Thì của câu trả lời phải khớp với thì của câu hỏi. (Đây là kiểu bẫy các bạn thường
bỏ quên)
➨ Học từ vựng: chức vụ, vị trí (mangager, director, assistant, …), tên phòng ban
(marketing, IT, sales, …), cấp bậc trong gia đình (father, mother, sister, …), ...
✓ Mệnh đề chỉ thời gian/ thời điểm: when, not until, as soon as, before, after…
When should I turn on the air conditioner?
- When it reaches 25 degrees.
✓ Giới từ + thời gian/ thời điểm: in 2019, on Monday, after Monday, ...
Ví dụ: When will the conference start?
2
In 5 minutes.
When
•
Lời khuyên
➨ Hỏi về mốc thời gian thì câu trả lời thường có" Giới từ hoặc mệnh đề chỉ thời gian
/ thời điểm.
➨ Thời gian của câu trả lời phải khớp với thì của câu hỏi ( hiện tại, quá khứ, tương
lai )
➨ Bạn phải nắm rõ cấu trúc của giới từ + thời gian /thời điểm
✓ Giới từ + địa điểm: in my room, at the office...
Ví
dụ: Where
was
At the park next to the lake
the
company
picnic
✓ Chỉ đường/ địa điểm: turn left, turn right, opposite the park
Ví dụ: Where is the entrance to the parking garage?
- Go straight ahead.
✓ Bắt đầu bằng tên người/ vị trí chức vụ: Ms. Ha, the accountant...
3
Where
Where can I find the customers’ phone number?
- The secretary should know.
•
Lời khuyên
➨ Hỏi về nơi chốn nên câu trả lời thường có Giới từ chỉ nơi chốn
➨ Bạn phải nắm rõ cấu trúc của giới từ + nơi chốn
➨ Nên tập trung nghe kỹ cả câu hỏi và câu trả lời
4
Why
✓ Bắt đầu bằng Because, Because of, Since, As + Lý do:
Ví dụ: Why were you so late this morning?
held?
- Because of the traffic jam.
✓ Không bắt đầu bằng Because, Since, As, …
Ví dụ: Why doesn’t the museum open today?
- It’s Monday.
✓ Bắt đầu bằng To V
Ví dụ: Why did you go to England?
- To study.
•
Lời khuyên
➨ Thường trả lời bằng “because/ because of/ due to/ owning to/ as/ since/ thank to”
➨ Tuy nhiên nhiều câu không có “because”, nghĩa vẫn ổn thì vẫn được chọn
✓ How many/ How much: Trả lời về số lượng/ tiền
Ví dụ: 50 dollars, 3 chairs
✓ How + be + N: Hỏi về tính chất của N
✓ How can: Hỏi về cách thức => câu trả lời là lời hướng dẫn
Ví dụ: How can I find the bus stop?
5
How
- Turn right. It's in front of ACD school.
✓ How often: Hỏi về tần suất => câu trả lời về số lần/ độ thường xuyên
Ví dụ: Twice a week (hai lần 1 tuần), Always/ often/ sometimes/ …
•
Lời khuyên
➨ Chú ý các từ để hỏi thường đi với How
➨ Cần phân biệt “how long” – khoảng thời gian với “when” – mốc thời gian
#Loại 2: Yes/ No question (Câu hỏi Yes/ No)
✓ Bắt đầu bằng Yes/ No:
Ví dụ: Have you introduced yourself to the new employee?
- No, I’ve been busy today
✓ Không bắt đầu bằng Yes/ No:
Ví dụ: Will you be checking your e-mail tomorrow?
Actually, I’ll be on vacation.
•
Lời khuyên
➨ Một số từ hay gặp trong câu trả lời cần nhớ:
+ Sure/ Of course (Chắc chắn rồi)
+ Why not? (Sao không?)
#Loại 3: Choice question (Câu hỏi lựa chọn)
✓ 1 trong 2 lựa chọn được đưa ra:
Ví dụ: Would you like some tea or some coffee?
- Tea. Thanks!
✓ Không chọn cái nào mà đưa ra 1 cái khác:
Ví dụ: Are you going out for dinner or staying in?
- I’m going to order delivery.
Lời khuyên
➨ Câu hỏi thường có “or” để lựa chọn.
➨ Một số câu trả lời cố định cho câu hỏi lựa chọn nên ghi nhớ:
+ Whichever/ Either (Cái nào cũng được.)
+ Neither (Không cái nào hết.)
+ Prefer: thích cái nào hơn
#Loại 4: Statement (Câu tường thuật)
✓ Câu trả lời thường cũng đưa ra ý kiến của mình: đồng tình/ phản đối hoặc trung lập.
Ví dụ: I was very impressed with Zoey’s singing.
- Yes, she has a wonderful voice.
Lời khuyên
➨ Đưa ra tình huống đòi hỏi người nghe phải có câu trả lời hợp lý
➨ Đưa ra câu nhận định => đưa ra ý kiến đồng tình hoặc phản đối
➨ Câu trả lời càng lặp thì câu trả lời đó càng bẫy và dễ sai
#Loại 5: Tag question (Câu hỏi đuôi)
✓ Trả lời có Yes/No:
Ví dụ: You know her, don't you?
- No, I don't know.
✓ Trả lời gián tiếp không có Yes/No:
Ví dụ: You set up chairs in the conference room, didn’t you?
- Yes, 200 seats in total
Lời khuyên
➨ Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong part 2. Bạn chỉ cần chọn đáp án có chứa Yes hay No trong câu trả lời.
➨ Một số từ hay gặp trong câu trả lời cần nhớ:
+ Sure/ Of course (Chắc chắn rồi.)
+ Why not? (Sao không?)
+ Yes/ No
#Loại 6: Suggestion question (Câu gợi ý)
✓ Trả lời có Yes/No:
Ví dụ: Would you like to drink coffee?
- No, thanks. I have to go now.
✓ Trả lời không có Yes/No:
Ví dụ: Would you like to walk to the convention center? (Bạn có muốn đi bộ đến trung tâm hội nghị?)
Thats sounds like a great idea. (Đó có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời.)
Lời khuyên
➨ Đây là dạng câu hỏi gợi ý, có thể bắt đầu bằng:
+ Why don’t you/ we + V (infi)
+ How about + V(ing)
+ Let’s + v (infi)
-
2. Luyện tập:
Làm test online tại đây: />
PART 3: SHORT CONVERSATION
(Mục tiêu: 10 câu/30 câu)
1. Các câu hỏi thường gặp
Một đoạn hội thoại trong Part 3 luôn theo cấu trúc: Chào hỏi, giới thiệu chung - Chi tiết cụ thể trong hội thoại Người nói đề cập đến việc mình chuẩn bị làm/đã làm.
Bởi thế, trong mỗi đoạn, sẽ có ba câu hỏi nhỏ tuân theo trình tự nghe, tương đương với các nội dung: Hỏi các
thông tin bao quát, Hỏi các thông tin chi tiết và Câu hỏi suy luận, kèm theo đó là câu hỏi với 4 đáp án A, B, C,
D tương ứng để cho bạn lựa chọn.
#Dạng câu hỏi ý chính
Bạn sẽ nghe được đáp án của kiểu câu hỏi này ngay trong phần đầu của đoạn hội thoại. Các câu hỏi thường gặp
của phần này là:
-
What is the conversation about? (Đoạn hội thoại nói về chủ đề gì? )
What is the topic of the conversation? (Chủ đề chính của cuộc trò chuyện vừa rồi là gì?)
What are the speakers talking about? (Những người hội thoại đang nói về gì?)
Who are the speakers talking about? (Những người hội thoại đang nói về ai?)
Đáp án của câu hỏi này thường nằm ngay ở 2 câu đầu tiên trong đoạn hội thoại.
#Dạng câu hỏi chi tiết
Câu hỏi dạng này sẽ hỏi sâu hơn về chủ đề của đoạn hội thoại như:
-
What problem does the woman have? (Người phụ nữ đang gặp phải vấn đề gì?)
What does the man suggest? (Người đàn ông đề xuất ý kiến gì?)
What is John’s job? (John làm nghề gì?)
Bạn cần lắng nghe kĩ hội thoại để nắm bắt được những thông tin này.
#Dạng câu hỏi suy luận
Câu hỏi suy luận được đánh giá là khó vì nó không chỉ đánh giá xem bạn hiểu bài nghe như thế nào mà còn có
thể căn cứ vào các thông tin nghe được để suy luận ra câu trả lời không có trong phần nghe đó.
Ví dụ:
-
What is the relationship between 2 speakers? (Mối quan hệ giữa 2 người nói là gì?)
What will the woman probably do next? (Người phụ nữ sẽ làm gì tiếp theo?)
Where is the conversation likely taking place? (Đoạn hội thoại này có thể diễn ra ở đâu?)
Như vậy trong phần này có tổng cộng 39 câu. Nếu ở Part 1 và 2 của kỳ thi TOEIC thí sinh có thể dựa vào các
thủ thuật để tìm ra các đáp án đúng thì ở TOEIC Part 3, bạn phải hoàn toàn dựa vào nội dung từ bài hội thoại.
2. Mẹo làm bài
#Bẫy thông tin trái ngược: Bạn thường nghe thấy các đoạn hội thoại liên quan đến yếu tố phủ định và mức độ
Ví dụ:
What kind of fruit do the man like most?
A. Apple
B. Pineapple
C. Watermelon
D. Coconut
Thì có thể trong hội thoại, nhân vật có nhắc đến cả 4 loại hoa quả trên nhưng ở các mức độ yêu thích khác
nhau, bạn cần nghe kĩ để biết mức độ của nhân vật như thế nào. Ở bẫy này, bạn rất hay nghe thấy các cấu trúc
như: “I like it but…”, “I used to, but…”, “I’d love but…” mà thoạt nghe ta ngỡ rằng nhân vật đồng ý/yêu thích
nhưng thật ra lại không hề phải.
#Bẫy nhiễu thông tin: Bạn sẽ nghe được rất nhiều thông tin cùng loại trong bài nhưng chỉ một trong số đó là
đúng, còn lại là để khiến bạn bị bối rối và loạn thông tin.
Ví dụ:
When does the man have to complete an assignment?
A. On Thursday
B. On Friday
C. On Saturday
D. On Sunday
Khi nghe hội thoại bạn sẽ thấy câu: "In order to make the Sunday edition,you’ll give me your final draft on
Friday afternoon". Như vậy, bạn đều nghe thấy cả đáp án (B) và (D), nhưng (B) mới là chính xác bởi (D) là
buổi Edition, không phải hạn nộp bài assignment.
3. Luyện tập:
-
Làm test online tại đây: />
PART 4: SHORT TALKS
(Mục tiêu: 10/30 câu)
1. Các câu hỏi thường gặp
Part 4 thường xuất hiện một số chủ đề thông dụng sau:
-
Chủ để tin tức/phát thanh
Chủ đề du lịch
Chủ đề tin nhắn ghi âm
Chủ đề giới thiệu người
#Dạng câu hỏi về thông tin chung
Bạn sẽ nghe được đáp án của kiểu câu hỏi này ngay trong phần đầu của đoạn hội thoại. Các câu hỏi thường gặp
của phần này là:
-
What is the main purpose of speech? (Mục đích chính của bài nói là gì?)
What is the purpose of report? (Mục đích của bài báo cáo là gì?)
Who is most likely the speaker? (Người nói có thể là ai?)
Who is the speech aimed at? (Bài nói hướng tới ai?)
Where is speaker now? (Người nói đang ở đâu?)
Đối với câu hỏi về mục đích/chủ đề bài nói, đáp án cho câu hỏi này thường xuất hiện trong 2 câu đầu tiên. Còn
với các câu hỏi về nhân vật, địa điểm thì cần suy luận và nghe các từ vựng liên quan.
#Dạng câu hỏi chi tiết
Câu hỏi dạng này sẽ hỏi sâu hơn về chủ đề của đoạn hội thoại và các nội dung được nói đến. Bởi thế, không có
một mẫu câu hỏi cụ thể cho dạng này mà luôn biến hóa khôn lường. Câu hỏi có thể hỏi về thời gian, địa điểm,
đối tượng, hay các chi tiết cụ thể khác như:
-
How many years of experience does Mr. Hegay have in his field of work? (Mr Hegay có bao nhiêu
năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của ông ấy?)
When will the boss leave for his vacation? (Khi nào vị sếp sẽ đi nghỉ?)
How often do the listeners meet? (Người nghe thường gặp nhau mấy lần?)
Bạn cần lắng nghe kĩ hội thoại để nắm bắt được từ để hỏi và từ khóa để có thể trả lời được những câu hỏi
này.
#Dạng câu hỏi suy luận
Câu hỏi về hành động sắp tới thường được nhắc tới ở cuối bài nói và thường hỏi về người nghe/người nói sẽ
làm gì tiếp theo. Câu hỏi này có thể mang tính quy luận hoặc được đề cập trực tiếp trong bài nói.
-
What does speaker suggest? (Người nói khuyên điều gì?)
What does the speaker advise the audience to do? (Người nói khuyên người nghe làm gì?)
Để làm tốt phần này, bạn cần lắng nghe kĩ những câu cuối cùng của bài nói với những từ khóa mang tính gợi ý,
đề nghị, yêu cầu...
2. Mẹo làm bài
#Mẹo 1: Đọc trước câu hỏi và Suy luận nội dung của bài nói từ câu hỏi
Thời gian
Đoạn băng đọc hướng dẫn
cách làm bài Part 4.
Làm gì
Bạn đọc 3 câu hỏi trắc nghiệm của
bài nói chuyện đầu tiên của Part 4.
Đoạn băng đọc bài nói
chuyện.
Bạn tập trung nghe bài nói chuyện
và đánh trắc nghiệm vào Answer
Sheet.
Bạn đọc 3 câu hỏi trắc nghiệm của
bài nói chuyện tiếp theo.
Đoạn băng đọc từng câu
hỏi trắc nghiệm của bài nói
chuyện.
Đoạn băng đọc bài nói
chuyện tiếp theo
Bạn tập trung nghe bài nói chuyện
và đánh trắc nghiệm vào Answer
Sheet.
Kết quả
Việc đọc trước câu hỏi giúp bạn dự
đoán được nội dung của bài nói chuyện
và biết mình cần chú ý đến những chi
tiết nào trong bài nói
Bạn làm xong bài nói chuyện này một
cách dễ dàng hơn nhờ đã đọc trước câu
hỏi.
Việc đọc trước câu hỏi giúp bạn dự
đoán được nội dung của bài nói chuyện
và biết mình cần chú ý đến những chi
tiết nào trong bài nói
Bạn làm xong bài nói chuyện này một
cách dễ dàng hơn nhờ đã đọc trước câu
hỏi.
#2: Nghe và tô đáp án ngay lập tức
Phải hết sức tập trung khi bài đọc bật lên vì nếu bạn lơ đãng một tí thì có thể sẽ phải đánh lụi cả 3 câu. Ở phần
này, cả câu hỏi lẫn đáp án trong phần này vẫn xuất hiện theo đúng thứ tự của bài nghe. Cho nên chúng ta cần
nghe nắm ý nhanh và chọn đáp án cho thật mau lẹ. Đặc biệt bạn nên thận trọng với các con số trong phần nghe
này, rất dễ đánh sai đáp án
#3: Nghe ý và cẩn thận với từ đồng nghĩa
Câu trả lời đúng có thể sẽ dùng từ đồng nghĩa với từ có trong bài chứ không dùng từ đúng y như vậy. Do đó,
đừng chỉ cố nghe để lấy từ khóa mà hãy nhớ ý từ bài. Bạn hãy nhớ rằng khác với phần 3, phần này không có
bẫy. Nếu trong bài có từ vựng hoặc cách diễn đạt hơi giống trong bài thì gần như chắc chắn đó là đáp án đúng.
3. Luyện tập:
- Làm test online tại đây: />
READING
TRỌNG TÂM NGỮ PHÁP VÀ TỪ VỰNG CẦN HỌC
(Mục tiêu 30/ 100 câu)
1. Ngữ Pháp
Muốn tăng điểm nhanh, một điều kiên quyết các bạn phải nhớ là không cày hết cuốn ngữ pháp. Vì không
dùng hết đâu. Mình chủ yếu học những chủ điểm ngữ pháp có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong Đề thi
thôi nhé!
Trong hàng nghìn bài học đã được cô Hoa và đội ngũ giáo viên biên soạn. Mình đã chọn ra 12 topic ngữ
pháp hay nhất, có căn bản, có nâng cao để các bạn có thể ôn luyện tuỳ theo mức điểm. Mỗi topic, các bạn
dành ra 2 tiếng/ngày để ôn (tổng là 12 ngày). Vì mỗi nội dung khá dài nên mình đã để link ẩn trong các bài
học này. Các bạn click vào từng bài để luyện tập nhé!
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
I.
Unit 1: Hiện tại đơn & hiện tại tiếp diễn: />Unit 2: Thì hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn: />Unit 3: Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn: />Unit 4: Thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn: />Unit 5: Thì tương lai đơn và tương lai gần: />Unit 6: Conjunctions: />Unit 7: Câu điều kiện – Conditional sentences: />Unit 8: Adj – adv comparision: />Unit 9: Gerund – Infinitive: />Unit 10: Relative Clause – Mệnh đề quan hệ: />Unit 11: Bị động: />Unit 12: Đại từ không xác định – Indefinite pronouns: />
PART 7 (10 ngày)
Đây là 10 topic hay xuất hiện trong bộ đề ETS – bộ đề sát nhất với đề thi thật. Các topic này đã có trong
cuốn 600 từ vựng. Các bạn chỉ việc pick up ra để học thôi. Kinh nghiệm luyện từ vựng là các bạn không
nên học từ LẺ mà phải học theo CỤM. Sau đó, học phiên âm và đặt câu với cả CỤM đó.
Mỗi ngày, các bạn dành ra 30 phút thôi, để note lại các từ vựng mà mình không biết, chỉ cần học 10 từ thôi,
không học hơn số này làm gì cho mệt. 10 từ x 10 topic = 1000 cụm + đặt câu. Vậy là quá xịn rồi, đủ để
tặng cho bạn ít nhất 50 điểm.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
General Business
Office Issues
Personnel
Purchasing
Financing and budgeting
Management Issues
Restaurant and Events
Travel
Entertainment
Health
Ngoài ra, mình tặng thêm các bạn cuốn này “199 câu hay xuất hiện trong đề thi TOEIC Part 5”:
do Ms Hoa biên soạn để các bạn ôn thêm. Nếu mà không học ngữ pháp được thì
làm đi làm lại cuốn này 5 lần =))) Maybe cũng có thể tăng được 100 điểm (nếu ăn may). HỌC THỰC
CHẤT VẪN LÀ SỐ 1, nên mình mong muốn rằng các bạn không thần thánh hoá việc học mẹo, mẹo chỉ
bổ trợ thôi không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Và điểm cao cũng không đồng nghĩa với việc bạn đã học
tốt tiếng Anh. Hãy luôn trau dồi nó mỗi ngày, dù chỉ là 5 phút thôi, rồi bạn sẽ thấy yêu nó lúc nào không
hay!
Chúc các bạn thành công!