Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quy định an toàn công việc phát sinh nhiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.35 KB, 22 trang )

TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1/A

QUY ĐỊNH AN TOÀN CÔNG VIỆC PHÁT
SINH NHIỆT

PHIÊN
BẢN
01

NGÀY BAN
HÀNH
DD/MM/YY
30/11/2017

SOẠN THẢO

SOÁT XÉT

Nguyen Thanh Hung

Nguyen Trung Kien

PHÊ DUYỆT




TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

MỤC LỤC
QUY ĐỊNH AN TOÀN CÔNG VIỆC PHÁT......................................1
SINH NHIỆT...............................................................................1
.................................................................................................1
MỤC LỤC...................................................................................2
Lời nói đầu................................................................................4
I. Mục đích................................................................................5
II. Phạm vi & đối tượng áp dụng...............................................5
II.1. Phạm vi áp dụng..........................................................................................................5
II.2. Đối tượng áp dụng và trách nhiệm...........................................................................5

II.2.1. Trách nhiệm của chỉ huy công trường và người quản
lý chính...............................................................................5
II.2.2. Trách nhiệm của người quản lý HSE.........................5
II.2.3. Trách nhiệm của nhà thầu phụ và người lao động...6
III. Định nghĩa - Thuật ngữ - Từ viết tắt....................................6
III.1. Các định nghĩa-khái niệm........................................................................................6
III.2. Các thuật ngữ và chữ viết tắt...................................................................................7


IV. Các tài liệu liên quan...........................................................7
V. Nguyên nhân, ảnh hưởng của tai nạn từ công việc phát sinh
nhiệt và bài học kinh nghiệm...................................................8
V.1. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, sự cố từ công việc phát sinh nhiệt................8
V.2. Các yếu tố nguy hiểm và ảnh hưởng từ công việc phát sinh nhiệt.......................8

V.2.2. Công việc phát sinh nhiệt trong KGHC...................10
V.2.3. Công việc phát sinh nhiệt bên dưới mặt nước.......11
VI. Các quy định an toàn trong công việc phát sinh nhiệt......13
VI.1. An toàn lao động khi hàn, cắt bằng Oxy-Axetylen.............................................13

VI.1.1. Các yêu cầu chuẩn bị ban đầu..............................13
VI.1.3. Sau khi kết thúc công việc....................................17
VI.2. An toàn lao động khi hàn bằng điện.....................................................................17

2


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

VI.3.1. Các yêu cầu chuẩn bị ban đầu..............................20

VI.3.2. Trong lúc làm việc.................................................21
VI.3.3. Sau khi kết thúc công việc....................................22

3


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

I

Lời nói đầu
Công việc phát sinh nhiệt – công việc nóng, là hoạt động phổ biến và thường xuyên
trong các dự án xây dựng, lắp đặt, vận hành và phá dỡ. Các công việc phát sinh nhiệt tiềm
ẩn nhiều nguy cơ về cháy, nổ, điện giật, gây thương tích, tổn thương cho người lao động.
Chính vì vậy, bộ phận An toàn của Phòng Tổng hợp cần xây dựng được quy định làm việc
cho các công việc phát sinh nhiệt, để tránh những thiệt hại không đáng có cho chi nhánh và
cho các CBCNV tại thời điểm hiện tại và trong tương lại.

4


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............


Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

I
I. Mục đích
Tài liệu này chỉ ra các quy định an toàn công việc phát sinh nhiệt nói chung cũng
như các biện pháp ngăn chặn và ứng cứu khẩn cấp khi tai nạn xảy ra. Việc tuân thủ đầy đủ
các quy định đã đặt ra sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến những tai nạn cháy, nổ,
thương tích không mong muốn. Tài liệu này sẽ là cơ sở để xây dựng lên các quy trình an
toàn công việc phát sinh nhiệt cho từng dự án cụ thể của Chi nhánh DMC-ITS.
II. Phạm vi & đối tượng áp dụng
II.1. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này được áp dụng cho tất cả các phòng ban & bộ phận cũng như các dự án
của Chi nhánh DMC-ITS. Trên khắp các địa điểm: văn phòng, công trường, khu cư xá, khu
vận hành, kho chứa và các quá trình vận chuyển khác.
II.2. Đối tượng áp dụng và trách nhiệm
Các quy định trong tài liệu này áp dụng cho tất cả các nhân viên, cán bộ thuộc Chi
nhánh DMC-ITS và các nhà thầu phụ của Chi nhánh. Tất cả mọi người phải tuân theo các
quy định khi làm công việc phát sinh nhiệt. Dưới đây là các quy định chi tiết về trách
nhiệm của các cán bộ Chi nhánh DMC-ITS:
II.2.1. Trách nhiệm của chỉ huy công trường và người quản lý chính
Là người chịu trách nhiệm chính với các sự cố hay tai nạn liên quan đến công việc
nóng. Chỉ huy công trường/người quản lý chính có trách nhiệm đảm bảo sự đẩy đủ và sẵn
sàng của các nguồn lực cần thiết, các trang thiết bị ứng phó sự cố và tai nạn cần thiết dưới
sự quản lý của họ.
Chỉ huy công trường và người quản lý chính có trách nhiệm chỉ đạo các giám sát
khác thực hiện các công tác phòng chống xử lý tại nạn.
II.2.2. Trách nhiệm của người quản lý HSE

- Kiểm tra sự thực hiện của các kế hoạch an toàn trong công việc phát sinh nhiệt theo
các form mẫu: hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng tùy thuộc vào khu vực làm việc
và các dự án cụ thể tại các vị trí, hạng mục có khả năng xảy ra sự cố, tai nạn.
- Định hướng những hoạt động phù hợp với các quy định và kế hoạch an toàn đã đề ra.

5


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

- Đảm bảo đội ứng phó sự cố khẩn cấp được đào tạo và có chứng chỉ phù hợp với công
việc. Sao cho đội ứng phó xử lý khẩn cấp có thể xử lý được các sự cố, tai nạn nhỏ.
- Có trách nhiệm báo cáo với chủ nhiệm dự án và các lãnh đạo trực tiếp khi xảy ra các
sự cố, tai nạn. Xây dựng và đưa ra được các phương án ứng phó sự cố.
- Có trách nhiệm tổ chức điều tra sự cố, tai nạn và báo cáo chủ nhiệm dự án & lãnh
đạo trực tiếp xử lý.
II.2.3. Trách nhiệm của nhà thầu phụ và người lao động
- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm tuân thủ các quy định, kế hoạch an toàn trong công
việc phát sinh nhiệt của dự án & của Chi nhánh DMC-ITS.
- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm xây dựng quy trình làm việc an toàn trong công
việc phát sinh nhiệt cho mỗi khu vực mà mình trực tiếp quản lý. Xây dựng các nội
quy An toàn vệ sinh lao động trước khi thực hiện công việc dự án.

- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm báo cáo ngay lập tức tất cả sự cố và tai nạn liên
quan đến công việc phát sinh nhiệt cho người chịu trách nhiệm của Chi nhánh DMCITS, không được chậm trễ.
- Đảm bảo cho những người lao động được đào tạo an toàn công việc phát sinh nhiệt
đầy đủ (công việc hàn, cắt..).
III. Định nghĩa - Thuật ngữ - Từ viết tắt
III.1. Các định nghĩa-khái niệm
III.1.1. Định nghĩa và phân loại công việc phát sinh nhiệt
Công việc phát sinh nhiệt là công việc tạm thời hoặc cố định, phát sinh ra ngọn lửa
trần, tia lửa hoặc nhiệt. Các công việc phát sinh nhiệt bao gồm:
- Các công việc liên quan đến hàn: hàn điện, hàn bằng khí nén, hàn laser.
- Các công việc liên quan đến cắt, mài: cắt, mài bằng điện, cắt bằng khí nén.
III.1.2. Công việc phát sinh nhiệt trong không gian hạn chế và công việc phát sinh nhiệt
dưới mặt nước
- Công việc phát sinh nhiệt trong không gian hạn chế bao gồm các công tác: hàn, cắt
và mài. Như chúng ta đã biết, KGHC là một môi trường làm việc rất đặc biệt và nguy
hiểm đối với người lao động. Trong không gian hạn chế tồn tại các mối nguy như:
Thiếu oxy, thiếu ánh sáng, có các khí độc và khí gây cháy, không gian chật hẹp, tiếng
ồn, bức xạ nhiệt...Chính vì vậy, khi thực hiện các công tác trong KGHC, ngoài công

6


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01


Trang: 1 / A

tác an toàn PCCC ra thì cần phải thực hiện nhiều công tác an toàn phụ trợ khác. Các
quy định an toàn khi thực hiện công việc phát sinh nhiệt trong KGHC sẽ được nêu
chi tiết tại mục VI.1.2 của tài liệu này.
- Công việc phát sinh nhiệt dưới nước: chủ yếu là công tác hàn các đường ống dẫn
nhiên liệu, dầu mỏ, khí đốt dưới biển. Ngoài ra còn có các công tác hàn sửa chữa các
tàu vận tải công suất lớn. Công việc hàn dưới mặt nước là công việc đặc thù phải có
những điều kiện an toàn đặc biệt đi kèm.
III.2. Các thuật ngữ và chữ viết tắt
- KGHC: Không gian hạn chế.
- PCCC: Phòng cháy chữa cháy.
- QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- TT-BCT: Thông tư của Bộ Công thương.
- NĐ-CP: Nghị định Chính phủ.
- HSE: Health/Safety/Environment-An toàn/sức khỏe/môi trường.
- TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam.
- QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
IV. Các tài liệu liên quan
- Luật PCCC và các văn bản dưới luật liên quan: Nghị định, thông tư, TCVN, QCVN.
- Luật An toàn, vệ sinh, lao động. 2015
- NĐ số 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh Lao
động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động và quan trắc môi trường Lao động.
- TT số 41/2013/TT-BLĐTBXH: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
động đối với công việc hàn hơi.
- TCVN 4245:1996- Yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng oxi, axetylen.
- TCVN 6304:1997- Chai chứa khí đốt hóa lỏng - Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp
dỡ và vận chuyển.
- TCVN 6713:2013- Chai chứa khí - An toàn trong thao tác.


7


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

V. Nguyên nhân, ảnh hưởng của tai nạn từ công việc phát sinh nhiệt và bài học kinh
nghiệm
V.1. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, sự cố từ công việc phát sinh nhiệt
- Người lao động thực hiện công việc phát sinh nhiệt không được đào tạo đầy đủ kỹ
thuật làm việc, không có các chứng chỉ làm việc cần thiết, không được trang bị đầy
đủ bảo hộ lao động. Ví dụ: người lao động không có chứng chỉ về đào tạo hàn vẫn
làm công tác hàn tại xưởng cơ khí. Họ không được trang bị mo hàn và bao tay hàn
trong lúc làm việc.
- Người lao động thực hiện công việc phát sinh nhiệt, mặc dù được đào tạo đầy đủ
nhưng không tuân thủ các quy định an toàn, quy trình an toàn, không đọc các hướng
dẫn trước khi thực hiện công việc. Ví dụ: Thợ hàn tại khu vực có vật liệu dễ cháy
không tuân thủ quy định an toàn về khoảng cách làm việc (tối thiểu 10,5m-35 feets),
không sử dụng bạt chống cháy để che vật tư dễ cháy quanh khu vực hàn.
- Khu vực làm việc các công việc phát sinh nhiệt không được giám sát đầy đủ. Ví dụ:
Người được phân công vị trí fire watch (người canh lửa) không có mặt tại thời điểm
công nhân đang làm công việc hàn, cắt.

- Không có đủ phương tiện, phòng, chống, ứng cứu khẩn cấp khi tai nạn xảy ra. Ví dụ:
trong quá trình hàn, do sơ suất làm rỉ hàn bắn vào bao tải chứa rẻ lau dẫn đến cháy,
tại vị trí làm việc không có bình cứu hỏa để khắc phục ngay lập tức.
- Môi trường làm việc không đảm bảo để thực hiện các công việc phát sinh nhiệt. Ví
dụ: Trong KGHC, không có đủ ánh sáng, nồng độ khí độc & khí gây cháy quá cao...
Trong điều kiện hàn dưới nước, thời tiết xấu, biển động mưa to, gió lớn...Độ sâu làm
việc quá lớn, áp suất cao....
- Các nguyên nhân chủ quan khác: chập điện do quá tải thiết bị phục vụ công việc,
chập điện, quá tải máy phát điện, máy thổi khí.
V.2. Các yếu tố nguy hiểm và ảnh hưởng từ công việc phát sinh nhiệt
V.2.1. Các yếu tố nguy hiểm trong công việc hàn, cắt, mài
-

Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện như dây dẫn, tủ điện. Sử dụng
máy hàn, cắt có công suất quá lớn, vượt so với công suất cấp điện của hệ thống điện.
Điện giật ở mức độ nhẹ gây bỏng, choáng váng suy giảm sức khỏe tạm thời của
người lao động. Trong trường hợp điện giật trong thời gian dài sẽ dẫn đến tử vong và

8


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A


những tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi: bỏng toàn thân, tê liệt hệ thần kinh,
trụy tim...
-

Các bức xạ trong quá trình hàn hồ quang điện, nếu tiếp xúc trực tiếp đến mắt sẽ gây
tổn thương nặng nề, có thể dẫn đến mù lòa. Trong điều kiện làm việc lâu dài, nếu
không sử dụng mo hàn, kính hàn đạt tiêu chuẩn, người lao động sẽ bị suy giảm thị
lực và phải chịu nhiều bệnh nghề nghiệp liên quan đến mắt: Ung thư võng mạc, đục
thủy thể tinh...

-

Trong quá trình hàn, cắt bằng hồ quang điện có rất nhiều bụi kim loại và khí phát
sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Các hạt bụi với kích thước càng
nhỏ thì càng đi sâu vào hệ hô hấp và là nguyên nhân gây các bệnh về phổi. Tùy vào
từng loại que hàn mà chúng ta có các thành phần chất khác nhau, dưới đây là ảnh
hưởng của các bụi kim loại và khí sinh ra trong quá trình hàn:
Nhôm: Hít phải bột nhôm trong thời gian dài sẽ gây ra các tổn thương lên phổi.
Chuẩn Hoa Kì giới hạn dưới 5mg trên một mét khối.
Antimon: Gây dị ứng rối loạn chuyển hóa protein và cacbonhidrat.
Asen: Tác nhân gây ung thư gây ra các tổn thương lên gan.
Amiang: Tác nhân gây ung thư phổi phổ biến.
Bari: Có tính độc cao gây ra các hiện tượng co giật.
Berili: Có tính độc cao, tiếp xúc có thể gây tử vong.
Cadimi: Có tính độc cao, là chất gây ung thư gây ra các vấn đề chầm trọng về sức
khỏe ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ thấp.
Crom: Gây bệnh xơ phổi, Crom VI nghi ngờ là chất gây ung thư.
Coban: Gây ra các hiện tượng hen suyễn, dị ứng da.
Đồng: Gây sốt đau đầu mệt mỏi, một số hợp chất của đồng rất nguy hiểm.

Flo: Tiếp xúc với nồng độ lớn gây dị ứng khó chịu và ảnh hưởng lâu dài đến xương.
Sắt: Gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến phổi mà không có các triệu chứng báo
trước.
Chì: Gây đau đầu, rối loạn giấc ngủ, hệ tiêu hóa, thiếu máu và các gây ra các tổn
thương lên hệ thần kinh.
Mangan: Gây dị ứng da, mắt, gây sốt đau đầu.
Thủy ngân: Ăn mòn da, mắt, gây đau dạ dày, tiêu chảy, tổn thương thận, suy hô hấp.
Molypden: Không chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nikel: Gây hiện tượng dị ứng da tiếp xúc.

9


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

Bạc: Gây ra các vấn đề về đường hô hấp.
Thiếc: Gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với phổi mà không có các triệu chứng
báo trước.
Titan: Không chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vonfram: không chắc chắn có gây các ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vanadi: Gây tức ngực khó thở, viêm phế quản.
Thori: Là hợp kim có trong kim hàn TIG là nguyên tố phóng xạ, do đó hơi Thori rất

độc hại do đó cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hàm lượng Thori.
Kẽm: Gây ra triệu chứng sốt, đau đầu nhưng nhanh hồi phục.
Argon-Heli: Chỉ gây ngạt nếu trong môi trường thiếu oxy.
CO2: Chỉ gây ngạt.
CO: Sinh ra do quá trình đốt cháy không hết gây ra các hiện tượng chóng mặt nhức
đầu do CO ngăn cản hồng cầu tiếp xúc oxy có thể gây ngất.
Oxit nito: Chất khí sinh ra do nito tác động với oxy nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hệ hô hấp và tuần hoàn.
Ozon: Sinh ra do tác động của tia cực tím lên oxy không khí. Gây khó chịu ảnh
hưởng lâu dài lên phổi.
Photgen: Chất hơi độc sinh ra do tác động của tia cực tím lên các dung môi clo, gây
tổn thương nghiêm trọng lên phổi. Do đó cần tránh để các dung môi clo gần khu vực
hàn.
- Các tại nạn về bỏng khi thực hiện các công việc phát sinh nhiệt luôn luôn là một mối
nguy thường trực với người lao động. Bỏng có thể do tiếp xúc trực tiếp với mối hàn,
cắt, tiếp xúc trực tiếp với que hàn đang cháy, các ảnh hưởng về bỏng còn nguy hiểm
hơn nếu người lao động không trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay
hàn cắt, mo hàn, cắt, kính hàn...
- Trong quá trình hàn cắt, các vảy hàn, cắt, tia lửa hàn tiếp xúc với các vật liệu dễ
cháy, các khí dễ cháy nổ sẽ dẫn đến các sự cố cháy nổ tại nơi làm việc.
V.2.2. Công việc phát sinh nhiệt trong KGHC
Các mối nguy trong KGHC cho người làm việc nói chung và người làm công việc
phát sinh nhiệt nói riêng:
- Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên
trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích);

10


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP

CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

- Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của
con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);
- Phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;
- Không gian hạn chế chứa các chất dễ cháy nổ. Các chất dễ cháy nổ này có thể tồn tại
bên trong không gian hạn chế ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn
nhiệt có thể gây cháy, nổ;
- Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào
không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong không gian hạn chế do biện pháp
ngăn cách, cô lập không đảm bảo;
- Tiếng ồn bên trong không hạn chế vượt quá ngưỡng cho phép;
- Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi trong không gian hạn chế gây va đập,
thương tích cho người bên trong;
- Bức xạ;
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp;
- Nguồn điện không thể kiểm soát dẫn đến giật điện;
- Tầm nhìn hạn chế có thể gây thương tích, va đập cho người bên trong không gian
hạn chế;
V.2.3. Công việc phát sinh nhiệt bên dưới mặt nước
Công việc phát sinh nhiệt bên dưới mặt nước chủ yếu là hoạt động hàn hồ quang sửa
chữa các tàu biển cỡ lớn, hàn sửa chữa hoặc kết nối đường ống dẫn dầu, khí đốt, nhiên liệu
dưới đáy biển. Vì đặc thù làm việc dưới mặt nước nên công việc phát sinh nhiệt này có một

số mối nguy như:
- Điện giật do dây dẫn, thiết bị hàn bị hư hại, hở điện.
- Áp suất nước quá cao ảnh hưởng đến hô hấp và sức khỏe của người lao động.
- Trang bị bảo hộ lao động không đảm bảo kín tuyệt đối dẫn đến tổn thương cho người
sử dụng.
- Thiếu oxy do sự cố thiết bị trợ thở bị tắc, chèn hoặc đứt, gẫy gập.
V.3. Các bài học về công tác an toàn trong công việc phát sinh nhiệt
- Vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 30/10/2014, một vụ tai nạn lao động thương tâm bị
điện giật xảy ra tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh
Thuận), làm cả hai vợ chồng là anh Lê Xuân Cường (37 tuổi) và chị Hà Thị Mai (31
tuổi) tử vong. Nguyên nhân là do Anh Cường trong lúc hàn lại khung mái nhà thì
vướng vào dây điện hàn bị hở điện, dẫn đến điện giật, Chị Mai thấy vậy chạy lại cứu

11


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

chồng nhưng do không hiểu biết nên cũng bị điện giật do chạm trực tiếp vào anh
Cường.
Vụ chết đứng vì điện giật ở Phú Ninh, Tam Nông, Đồng Tháp xảy ra vào hôm 27/10
khiến cho không ít người cảm thấy bàng hoàng. Nạn nhân gặp nạn khi đang hàn

xì. Nguyên nhân tai nạn là do trong lúc hàn, nạn nhân sở suất chạm tay vào dây hàn
bị hở điện dẫn đến bị điện giật tử vong.
- Ngày 10/07/2015, khoảng 7 giờ 30 ngày 9-7, tại ấp Tân Tạo, thị trấn Châu Hưng,
ông Phạm Văn Ráng (50 tuổi) trong lúc dùng máy cưa sắt (loại cầm tay) sửa máy
cày, bất ngờ lưỡi cưa bị gãy, văng trúng vào cổ làm đứt cuống họng. Ngay sau đó,
nạn nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu rồi chuyển tiếp lên
TPHCM nhưng đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
- Sáng 29/7/2017, xưởng bánh kẹo ở huyện Hoài Đức, Hà Nội bùng cháy dữ dội. Khu
xưởng bị cháy rộng 170m², mặt tiền khoảng 7m, lợp mái tôn. Khi ngọn lửa lan rộng,
cửa ra vào duy nhất đã sập xuống, khiến nhiều công nhân ở trong không có đường
thoát ra ngoài. Hậu quả, 8 người mắc kẹt bên trong đã tử vong, 2 nạn nhân khác bị
thương. Cơ quan chức năng bước đầu xác định nguyên nhân cháy là xưởng đang sửa
chữa, thợ hàn xì trong quá trình làm việc đã để bắn tia lửa điện vào trần gác xép được
ốp xốp.
- Đây không phải là vụ cháy đầu tiên do hàn cắt kim loại. Trước đó, rất nhiều vụ cháy
thương tâm đã xảy ra cùng nguyên nhân này. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ cháy tại
Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC TPHCM). Vào lúc 13 giờ 30 ngày 29-10-2002,
tòa nhà có 6 tầng lầu với tổng diện tích 6.500m² đã cháy, cướp đi sinh mạng của 60
người, làm 91 người khác bị thương, thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng. Nguyên nhân
dẫn đến cháy là khi hàn các bu lông định vị trên trần, thợ hàn để vảy hàn nhiệt độ cao
bắn vào tấm xốp cách âm, gây cháy lan nhanh và cháy lớn. Sau khi đám cháy lan
rộng, thợ hàn mất bình tĩnh đã đóng cửa phòng đang cháy và để mặc cho đám cháy
tiếp tục phát triển.
- Hay ngày 27-8-2011, một vụ cháy lớn xảy ra tại tòa nhà Keangnam Landmark Tower
(đường Phạm Hùng, Hà Nội). Tòa nhà cao 70 tầng với 2 tầng hầm và một số công
trình phụ trợ. Khu vực cháy được xác định trên nóc của tòa nhà 7 tầng được xây
dựng làm garage ô tô cho khu Keangnam Landmark Tower. Tuy vụ cháy không thiệt
hại về người nhưng đã làm hư hỏng một nửa hệ thống điều hòa của tòa nhà, ước tính
hàng trăm triệu đồng. Nguyên nhân được xác định là do các công nhân tiến hành hàn


12


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

đường ống và tia lửa hàn bén vào vật liệu dễ bắt lửa của hệ thống điều hòa như mút
xốp gây cháy. Trước đó, ngày 29-7-2011, cũng xảy ra cháy tại một xưởng gia công
giày tại thôn Đại Hoàng, xã Tân Dân, huyện An Lão, TP Hải Phòng. Vụ cháy đã làm
13 người thiệt mạng, hơn 25 người bị thương nặng. Nguyên nhân cũng do hàn cắt
kim loại khu vực cửa ra vào, vảy hàn có nhiệt độ cao bắn vào các vật liệu dễ cháy
gây cháy lớn và thiệt hại nghiệm trọng.
- Cách đây chưa lâu, ngày 1-11-2016, tại quán karaoke ở đường Trần Thái Tông,
phường Cầu Giấy, Hà Nội, cũng xảy ra vụ cháy. Sau 7 giờ chữa cháy, lực lượng chức
năng phát hiện 13 nạn nhân tử vong. Mặt tiền 4 căn nhà cao 8 tầng bị thiêu rụi hoàn
toàn. Nhiều xe máy và ô tô bị hư hỏng. Vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng này cũng do
hàn cắt kim loại. Khi cắt bản lề cửa ở tầng 2, thợ hàn đã để tia lửa bắn lên vách, bắt
cháy và ngọn lửa lan rộng.
Qua các vụ cháy trên, các nguyên nhân dẫn đến cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng
về người và tài sản chủ yếu là do hàn cắt kim loại không đảm bảo an toàn PCCC.
Chủ các cơ sở cũng chủ quan, thiếu trách nhiệm và quan tâm đến công tác an toàn
cho công nhân, thợ hàn không có chứng chỉ hàn và không có những kiến thức an
toàn-vệ sinh-lao động cần thiết.

VI. Các quy định an toàn trong công việc phát sinh nhiệt
VI.1. An toàn lao động khi hàn, cắt bằng Oxy-Axetylen
VI.1.1. Các yêu cầu chuẩn bị ban đầu
- Những người hội đủ các điều kiện sau được làm công việc hàn, cắt: trong độ tuổi lao
động qui định của nhà nước, đã qua kiểm tra sức khỏe bởi cơ quan y tế, được đào tạo
chuyên môn và có chứng chỉ kèm theo (Chứng chỉ VSATLĐ nhóm 3), được huấn
luyện BHLĐ và được cấp thẻ an toàn.
- Người thợ hàn, cắt phải sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân gồm
quần áo vải bạt (loại chống cháy là tốt nhất), mũ vải, giầy da lộn cao cổ, mũ mềm
hoặc cứng, khẩu trang, dây đai an toàn (khi làm việc trên cao ở chỗ chênh vênh).
- Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, kiểm tra tình trạng nước, cát, bình cứu hỏa và khu
vực hàn.
- Chuẩn bị nước để làm nguội mỏ hàn.
- Kiểm tra tình trạng của:
+ Các chỗ nối ống cao su với mỏ hàn và bộ giảm áp (dùng nước xà phòng chứ không
dùng lửa hơ).

13


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A


+ Mỏ hàn, bộ giảm áp và các ống cao su dẫn khí (cấm sử dụng ống cao su đã hư
hỏng hoặc dùng băng dính dán chỗ bị thủng trên ống).
+ Sự lưu thông của miệng phun mỏ hàn.
+ Sự lưu thông của ống dẫn.
- Không lắp lẫn ống cao su dẫn khí axetylen vào chai ôxy hoặc ngược lại (ống màu đỏ
dẫn axetylen, ống màu đen dẫn ôxy) hoặc áp kế của chai axetylen vào chai ôxy hoặc
ngược lại. Nếu phát hiện thấy các điều đó phải loại trừ ngay.
- Chai ôxy và chai axetylen phải đặt ở tư thế đứng, dùng xích hoặc vòng kẹp gắn vào
tường để giữ chai không đổ. Cấm không được để các chai chứa khí trên trục đường
vận chuyển của xí nghiệp. Ở những nơi để chai phải treo biển "tránh dầu mỡ ". Các
chai này phải đặt xa đuờng dây điện, xa các thiết bị khác ít nhất 1 mét và cách xa các
nguồn nhiệt như lò rèn, lò sấy ít nhất là 5 mét.
- Không dùng búa hoặc các dụng cụ phát ra tia lửa để gõ vào nắp chai chứa khí.
Trường hợp không mở được nắp thì phải gửi trả chai về nhà máy nạp khí. Không tự ý
tìm cách mở. Sau khi đã mở nắp chai phải kiểm tra xem có vết dầu mỡ bám trên đầu
chai không. Không được để dầu mỡ bám dính vào chai.
- Trước khi lắp bộ giảm áp vào chai phải:
+ Kiểrn tra lại tình hình ren của ống cút lắp bộ giảm áp.
+ Mở van chai ra 1/4 hoặc l/2 vòng quay của van để xịt thông các bụi bặm bám ở
van.
+ Khi xịt không được đứng đối diện với miệng thoát của van mà phải đứng tránh về
một bên. Sau khi đã thông van thì chỉ dùng tay vặn khóa van mà không dùng chìa
khóa nữa.
- Không sử dụng bộ giảm áp đã chờn ren hoặc trong tình trạng không hoàn hảo.
Nghiêm cấm tiến hành hàn khi chai ôxy không có bộ giảm áp.
Việc lắp bộ giảm áp vào chai phải do người thợ chính tiến hành làm. Chìa khóa vặn
tháo phải luôn luôn ở trong túi người dó.
Khi đã lắp xong bộ giảm áp vào chai, nếu thấy có khí xì ra thì phải dùng chìa vặn
khóa van chai lại rồi rnới được thay đệm lót.
- Khi mở van chai axetylen phải dùng loại chìa khoá vặn chuyên dùng. Trong thời gian

làm việc chìa khoá này phải thường xuyên treo ớ cổ chai.
VI.1.2. Trong lúc làm việc

14


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

- Khi đốt mỏ hàn, đầu tiên phải mớ khóa dẫn ôxy ra 1/4 hoặc 1/2 vòng, sau đó mới mở
khóa dẫn axetylen. Sau khi đã mở cả hai khóa cho xịt ra chốc lát thì mới được châm
lửa mỏ hàn.
- Khi châm lửa mỏ hàn phải dùng diêm quẹt lửa chuyên dùng, cấm châm bằng cách dí
mỏ hàn vào một chi tiết kim loại nào đó đang nóng đỏ.
- Khi tiến hành hàn, cắt không được quàng ống cao su dẫn khí vào cổ, vào vai, kẹp vào
chân, cuộn tròn hoặc bẻ gập ống, xoắn ống, không được để ống dính dầu mỡ, không
được để ống chạm đường dây điện hay ở gần các nguồn nhiệt.
- Chiều dài của ống dẫn khí không được dài quá 20m. Trong điều kiện làm công việc
hàn sửa chữa, lắp ráp cho phép dùng ống dài đến 40m, nhưng khi cần nối ống thì ở
chỗ nối đó phải dùng ống đệm lồng lót vào trong và hai đầu phải dùng kẹp cơ khí
kẹp chặt. Chiều dài của đoạn nối phải từ 3m trở lên và chỉ được nối hai mối mà thôi.
Cấm sử dụng bất kỳ kiểu nối nào khác. Cấm gắn vào ống mềm các chạc hai, chạc ba,
để phân nhánh cấp khí đồng thời cho một số mỏ hàn, mỏ cắt khi hàn thủ công (hàn

bằng tay).
- Khi mỏ hàn, mỏ cắt đang cháy, không được mang chúng ra khỏi khu vực làm việc
dành riêng cho thợ hàn-cắt khi tiến hành hàn, cắt trên cao, cấm mang mỏ hàn đang
cháy leo lên thang.
Khi nghỉ giải lao dù chỉ trong chốc lát phải tắt lửa mỏ hàn, mỏ cắt và đóng núm cung
cấp khí ở mỏ hàn, mỏ cắt để đề phòng hiện tượng "nuốt lửa" xảy ra khi người thợ bỏ
đi nơi khác.
- Khi nghỉ lâu (giao ca, ăn trưa) ngoài việc tắt lửa mỏ hàn, mỏ cắt như trên, còn phải
khóa van ở chai ôxy và chai axetylen đồng thời núm vặn ở bộ phận giảm áp phải nới
ra hết cỡ nén của lò xo trong bộ giảm áp.
- Khi thấy mỏ hàn nóng quá thì phải tắt lửa mỏ hàn, nhúng đầu mỏ hàn vào chậu nước
sạch, chờ nguội hẳn mới được làm việc lại.
- Hành vi bị cấm cấm tuyệt đối:
+ Tiến hành hàn khi vừa đốt mỏ hàn lên mà thấy ở đầu mỏ hàn có hoa đỏ hoặc khi
ngọn lửa ở mỏ hàn tạt lại (nuốt lửa).
+ Dùng các sợi dây thép thay cho dây đồng đúng cỡ để thông miệng phun đầu mỏ
hàn bị tắt.
+ Tiến hành sửa chữa mỏ hàn, mỏ cắt, van chai chứa khí cũng như những thiết bị
khác ở khu vực đang hàn.

15


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01


Trang: 1 / A

- Khi phát hiện thấy có khí xì ra ở van chai hoặc ở ống cao su thì phải báo cho quản
đốc phân xưởng biết để đình chỉ các công viêc có ngọn lửa trần ở các khu vực lân
cận, đồng thời mang chai bị xì đó ra khu vực qui định.
- Khi mở van chai, điều chỉnh áp suất khí, cấm không được hút thuốc, quẹt diêm.
- Khi thấy bộ giảm áp ở chai ôxy có hiện tượng bị tắc thì phải dùng nước sạch đun
nóng để hơ. Không dùng lửa để sấy nóng.
- Khi tiến hành hàn, cắt trong các thể tích kín, phải đốt mỏ hàn, mỏ cắt từ phía ngoài
mang vào, không được vào trong đó rồi mới châm lửa.
- Khi tiến hành hàn, cắt trong các gian nhà có sàn bằng gỗ hoặc vật liệu dễ cháy thì
phải dùng các tấm tôn, amiăng che phủ cẩn thận.
- Khi tiến hành hàn, cắt trên cao ở chỗ chênh vênh (trên 1,5m) phải sử dụng dây đai an
toàn.
- Khi tiến hành hàn, cắt các thùng chứa xăng dầu và các chất lỏng dễ cháy khác phải
được giám đốc nhà máy cho phép, đồng thời phải dùng dung dịch 5-10% xút ăn da
để súc rửa. Sau đó dùng nước nóng súc rửa lại, chờ bay hơi hết mới được thực hiện.
Trường hợp hàn, cắt trong các thể tích kín có cửa, nắp thì cửa, nắp đó phải mở ra
phía ngoài.
- Không được phép tiến hành hàn, cắt các thùng chứa, thiết bị đường ống... khi trong
chúng còn tồn tại một áp suất hơi khí hoặc chất lỏng.
- Khi tiến hành hàn, cắt bên trong KGHC
+ Đầu tiên phải có giấy phép làm việc được phê duyệt bởi bộ phận quản lý khu vực.
+ Các giám sát an toàn và người chịu trách nhiệm tiến hành đo khí khu vực làm việc
KGHC. Trong trường hợp nồng độ khí oxy đảm bảo và các khí khác dưới mức nguy
hiểm, mới được phép cho người vào hàn cắt trong KGHC.
+ Tại vị trí hàn cắt, ta đặt quạt hút khí và thông gió để hút các loại khí phát sinh trong
quá trình hàn cắt và phòng độc và thực hiện thông gió trao đổi không khí.
+ Nếu KGHC không đủ ánh sáng làm việc: tiến hành lắp thêm đèn chiếu sáng,

trường hợp KGHC có khí gas, cần thay bằng đèn chiếu sáng chống cháy nổ.
+ Nếu nhiệt độ ở nơi làm việc từ 40-50°C thì phải làm, việc luân phiên nhau mỗi
người không quá 20 phút trong đó, sau mỗi phiên phải ra ngoài nghỉ ngơi ít nhất 20
phút mới vào làm việc lại.
- Khi cần vận chuyển bình gas, ở khoảng cách ngắn dưới 10m cho phép dịch chuyển
chai bằng cách vần nó ở tư thế đứng bằng tay, không được mang găng tay. Khi vận

16


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

chuyển nội bộ trong phân xưởng ở cự ly trên 10m phải dùng xe chuyên dụng và chai
phải được xích lại. Cấm khiêng vác chai ôxy trên vai.
VI.1.3. Sau khi kết thúc công việc
- Khi tắt mỏ hàn phải đóng khóa axetylen trước rồi mới đóng van ôxy sau.
- Sau khi đã tắt mỏ hàn, phải khóa van chai lại, xả hết khí trong ống dẫn, rồi nới hết cỡ
nén lò xo cửa bộ giảm áp. Ống cao su và mỏ hàn cuộn tròn lại cho gọn gàng và để
vào chỗ qui định, còn bộ giảm áp thì tháo ra để vào ngăn kéo riêng.
- Đối với máy cắt tự động và bán tự dộng thì phải ngắt nguồn điện, còn ống cao su và
mỏ cắt thì không tháo ra mà chỉ việc tách chúng ra khỏi nguồn cung cấp khí.
- Phải tắt hệ thống gió cục bộ (nếu có).

- Làm vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp lại chỗ làm việc trật tự gọn gàng. Những chi tiết
mới hàn xong còn nóng đỏ hoặc còn nóng ấm thì phải xếp lại một chỗ rồi treo bảng
"Chú ý, vật đang nóng".
- Nếu ca làm việc trước phát hiện thấy những hiện tượng không an toàn hoặc một số
chi tiết nào đó của thiết bị sắp hỏng cần thay thế thì phải báo lại cho ca sau biết (ghi
vào sổ trực ca) để ca sau khắc phục kịp thời.
Một số điều cần lưu ý
- Phải căn cứ vào các điều ghi trong "Qui phạm kỹ thuật an toàn các bình chứa áp lực
QPVN 2 - 1975 " để quản lý, bảo dưỡng và sử dụng đúng các chai ôxy, và axêtylen
(cùng các chi tiết kỹ thuật kèm theo).
- Chỉ vận chuyển các chai ôxy bằng phương tiện cơ giới có lò xo giảm xóc hay chai
được lót kỹ bằng vật liệu mềm. Chai được chồng cao không quá 3 lớp. Khi vận
chuyển, chai phải có nắp chụp và các đầu mũ phải xếp quay về một phía, chai được
xếp ngang trên phương tiện chuyên chở và có mui (mái) che nắng.
VI.2. An toàn lao động khi hàn bằng điện
VI.2.1. Các yêu cầu chuẩn bị ban đầu
- Các quy định về người lao động làm việc trong công tác hàn điện tương tự như đối
với người lao động làm công tác hàn cắt bằng oxy-axetylen.
- Quy định sử dụng bảo hộ cá nhân trước khi làm việc cũng tương tự.
- Hệ thống điện phục vụ máy hàn điện đảm bảo an toàn;
- Máy hàn phải được tiếp địa, tiếp mát;
- Dọn sạch các chất dễ cháy xung quanh bán kính cách vị trí hàn là 10,5 m (35 feet);
- Không dùng cột sắt, bãi tiếp địa làm cực âm khi hàn;

17


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............


I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

- Khi hàn, cắt trong các khoang, thùng hoặc phòng kín phải đảm bảo tốc độ gió từ 0,3 1,5m/s.
- Để đảm bảo AT phải xúc, rửa hoặc có biện pháp làm sạch thiết bị, thùng, hầm… có
chứa các chất dễ cháy, nổ trước khi hàn.
- Cấm hàn, cắt các thiết bị đang chịu áp lực; các thiết bị chứa chất cháy nổ.
- Khi hàn trong khu vực có nguy cơ điện giật cao, đèn chiếu sáng di động nên dùng
điện áp thấp 12V.
- Phải che, chắn bảo vệ AT cho những người xung quanh; có hệ thống khử hơi khí độc
hại cho những vị trí hàn cố định.
- Máy phát điện và biến thế hàn, cũng như các dụng cụ và thiết bị phụ tùng dể hàn các
chi tiết ở ngoài trời được đặt trong phòng nhỏ hay dưới mái che. Cấm tiến hành công
việc hàn điện ở ngoài trời dưới mưa.
- Chiều dài dây từ nguồn điện đến thiết bị hàn di dộng không được vượt quá 10m. Lớp
vỏ bọc cách điện của dây phải dược bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ học khi rải trên mặt
đất. Cấm dùng dây có lớp vỏ bọc hay cách điện bị hư.
- Dây dẫn điện đi và về trong máy biến thế hàn di động đều phải được bọc cách điện.
- Nghiêm cấm dùng các mạch nối đất, các bộ phận của thiết bị điện, các đường ống kỹ
thuật vệ sinh (ống dẫn nước, cấp nhiệt, dẫn các chất khí và chất lỏng nóng) cũng như
các kết cấu kim loại của nhà và của thiết bị công nghệ làm dây dẫn về. Cho phép
dùng vỏ xà lan, bể chứa, các kết cấu kim loại, các ống dẫn để làm dây dẫn về nếu
chúng là đối tượng hàn.
- Kìm điện phải có tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt cho phép thay thế
điện cực nhanh mà không phải tiếp xúc với các phần mang điện. Nghiêm cấm dùng
kìm điện mà lớp vỏ bọc cách điện của tay cầm bị hư. Cạnh chỗ hàn phải có giá đặt

kìm hàn: Cấm đặt kìm hàn xuống đất hoặc gác lên vật hàn.
- Thiết bị hàn phải có khóa liên động để tự động nối mạch khi chạm que hàn và có bộ
phận khống chế hạ điện áp xuống 12 vôn khi không tải nhưng không được chậm quá
1 giây sau khi ngắt mạch điện hàn khi hàn ở những chỗ nguy hiểm.
- Nghiêm cấm hàn các bình và thiết bị đã từng chứa các sản phẩm dầu và khí nguy
hiểm nổ nếu chưa qua làm sạch (xịt rửa) cẩn thận bằng nước nóng, bằng dung dịch
soude hay chưng hấp với sự thông gió tiếp theo. N
- ghiêm cấm sử dụng và bảo quản các chất dễ bắt lửa : xăng, axêton, spirit trắng, …) ở
gần vị trí hàn.

18


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

VI.2.2. Trong lúc làm việc
- Trong thời gian hàn điện, các phần bằng kim loại của thiết bị hàn điện (vỏ máy biến
thế hàn, máy phát điện hàn, … ) trong điều kiện bình thường không được có điện áp.
Vỏ máy hàn, giá hàn, các chi tiết và kết cấu hàn phải được nối đất trước khi thiết bị
được nối vào nguồn.
- Điện áp không tải của máy biến thế hàn hồ quang bằng tay và nửa tự động không
được vượt quá 75 vôn, hàn tự động không được vượt quá 80 vôn. Điện áp của máy

phát điện hàn không được quá 80 vôn. Nếu một số máy biến thế hàn hoặc máy phát
điện phục vụ cho một máy hàn hồ quang thì sơ đồ mắc điện của chúng phải đảm bảo
điện áp mạch hàn không vượt quá giới hạn trên.
- Trong thời gian làm việc phải theo dõi độ hoàn hảo của vỏ cách điện của dây dẫn, độ
cách điện và cách nhiệt của cán kìm hàn, sự liên kết chắc chắn của tất cả các tiếp
điểm. Phải chú ý để không cho dây dẫn tiếp xúc với nước dầu, dây cáp thép, dây điện
hàn phải đặt cách các thiết bị có ngọn lửa, khí đốt, các chi tiết hàn nóng đỏ và các
đường ống dẫn nước nóng không dưới 1 mét.
- Không cho phép cấp điện trực tiếp cho hồ quang hàn từ mạng điện lực, mạng điện
chiếu sáng, mạng điện tiếp xúc. Việc nối ngắt thiết bị hàn điện khỏi lưới, việc thay
cầu chì cũng như việc theo dõi trạng thái hoàn hảo của chúng trong quá trình sử dụng
phải được tiến hành bởi thợ điện chuyên nghiệp. Nghiêm cấm những người thợ hàn
làm các công việc đó.
- Khi di chuyển thiết bị hàn nhất thiết phải cắt chúng khỏi nguồn điện.
- Khi tiến hành hàn trong điều kiện nguy hiểm cao bởi dòng điện (hàn bên trong các
khoang tàu thủy, các thùng chứa, thân lò hơi, các hộp kim loại …) người thợ phải
được cấp phát các phương tiện bảo vệ cách điện (găng tay, ủng và thảm) và phải có
sự theo dõi giám sát của một người thứ hai từ bên ngoài. (Trong một số trường hợp
đặc biệt tay người giám sát giữ đầu mút của dây chão buộc vào eo của người đang
hàn bên KGHC và việc thông tin giữa hai người đó phải được qui ước bằng các động
tác giật dây định sẵn trong tình trạng khẩn cấp). Nghiêm cấm việc đồng thời thực
hiện công việc bởi người thợ hàn điện và thợ hàn hơi (hay cắt) trong KGHC.
- Khi tiến hành hàn điện trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng
tấm kim loại, cáctông amiăng hay bằng những vật liệu khó cháy khác. Không cho
phép hàn điện nếu chưa triển khai biện pháp phòng chống cháy.

19


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP

CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

- Khi tiến hành hàn điện trên một số tầng nhà (theo chiều thẳng đứng) phải có biện
pháp bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt kim loại , các mẩu
que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía dưới. Nếu
làm việc trên cao mà không có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng dây đai
an toàn bền nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các vật cháy dở.
- Khi tiến hành hàn điện trong các vị trí ẩm ướt người thợ hàn phải ở trên sàn khô hay
sàn được phủ tấm cách điện.
- Để đề phòng nhiễm bệnh và tổn thương đường hô hấp do thường xuyên hít phải hơi
khói hàn, tại vị trí hàn phải tổ chức thông gió (hút, cấp) cục bộ và chung. Khi hàn
trong KGHC tuân theo quy định tại mục VI.1.2
- Nghiêm cấm tiến hành hàn ở khoảng cách dưới 5m so với vị trí để các chất dễ cháy
nổ.
- Khi sử dụng đồng thời các nguồn điện hàn một trạm cần phải đặt chúng cách nhau
không dưới 0,35m. Đường đi giữa các nguồn điện một trạm phải có chiều rộng 0,8m.
Khi đặt các nguồn cấp một trạm ở gần tường thì khoảng cách giữa nguồn và tường
không được nhỏ hơn 0,5m.
VI.2.3. Khi giải lao và kết thúc công việc
- Khi giải lao người thợ hàn phải ngắt bộ đổi điện hàn hay biến thế khỏi lưới điện.
- Nghiêm cấm để quên kìm hàn khi vẫn còn điện áp.
- Khi kết thúc công việc, sau khi ngắt điện khỏi thiết bị hàn phải sắp xếp ngăn nắp chỗ
làm việc, thu dọn dây, các dụng cụ bảo vệ và xếp đặt cẩn thận chúng vào vị trí riêng,

phải tin chắc rằng sau khi làm việc không còn để lại các vật cháy âm ỉ như : giẻ,
mảnh gỗ, vật liệu cách điện …
VI.3. An toàn sử dụng máy mày, máy cắt cầm tay
VI.3.1. Các yêu cầu chuẩn bị ban đầu
- Các quy định về người lao động làm việc trong công việc mài và cắt bằng máy cầm
tay tương tự như đối với người lao động làm công tác hàn.
- Quy định sử dụng bảo hộ cá nhân trước khi làm việc: Mũ bảo hộ cứng, mo cắt, găng
tay chống cắt, quần áo bảo hộ, giầy đế cứng, khẩu trang, kính bảo hộ (nếu cần)...
- Tuyệt đối không sử dụng máy mài và máy cắt cầm tay để thực hiện các công việc
khác (như đánh bóng...). Vì khi sử dụng máy không đúng chức năng thiết kế sẽ
không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, rất nguy hiểm.

20


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

- Để đảm bảo dụng cụ cầm tay vận hành an toàn và bền bỉ, nên sử dụng đúng phụ kiện
chính hãng của nhà sản xuất.
- Cần kiểm tra dụng cụ cầm tay trước mỗi lần sử dụng. Không nên sử dụng khi máy có
dấu hiệu hư hỏng.
- Lưu ý không lắp lưỡi cưa xích, dao khắc gỗ hay lưỡi cưa răng vào thiết bị, vì những

phụ kiện này thường tạo ra sự dội ngược và làm mất sự điều khiển thiết bị.
- Bề mặt của đĩa có tâm đĩa được nén phải được lắp bên dưới mặt phẳng của cạnh chắn
bảo vệ.
- Chỉ nên sử dụng loại đĩa được khuyến cáo dùng cho máy mài cầm tay và chắn bảo vệ
được thiết kế dành riêng cho loại đĩa này. Chắn bảo vệ phải được gắn chắc chắn vào
thiết bị và đặt ở tư thế có độ an toàn cao nhất.
VI.3.2. Trong lúc làm việc
-

Chỉ được cầm nắm máy mài, máy cắt ở phần nắm đã được cách điện.

-

Không vận hành máy mài góc/máy cắt vượt quá tốc độ ghi trên máy, vì có thể làm
cho phụ kiện văng ra ngoài dẫn đến hỏng máy, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

-

Lưu ý không được để dây điện gần thiết bị đang quay, vì dây điện có thể bị cắt hoặc
bị quấn vào thiết bị sẽ rất nguy hiểm.

-

Không cho máy hoạt động khi đang cầm bên hông.

-

Chỉ được đặt dụng cụ cầm tay xuống khi máy đã ngừng quay hoàn toàn.

-


Tuyệt đối không vận hành máy mài và máy cắt cầm tay gần nơi có các chất dễ cháy
nổ (Ví dụ như trong KGHC chứa khí dễ cháy, khu vực chứa nhiên liệu: Xăng, Dầu, ,
khu vực chứa các bình khí gas...) vì trong quá trình mài có sự ma sát làm phát ra các
tia lửa có thể gây cháy nổ. Khoảng cắt an toàn cho hoạt động cắt, mài cũng là 10,5 m
(35 feet) so với vật tư dễ cháy nổ.

-

Tư thế khi sử dụng máy mài cầm tay cần phải vững, chắc chắn, luôn sử dụng tay nắm
phụ để khống chế tối đa các phản ứng dội ngược hay vặn xoắn.

-

Không được để tay gần thiết bị khi nó đang quay.

-

Không nên sử dụng phụ tùng loại cần có chất lỏng làm mát, vì có thể dẫn đến điện
giật.

-

Khi gia công trên các góc cạnh, cần lưu ý tránh không để phụ tùng bị nảy lên hay bị
chèn chặt, có thể làm cho phụ tùng bị mất điều khiển khi đang quay.

21


TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ - CTCP

CHI NHÁNH DMC - ITS
Số: DMC-ITS-HSE-PRO-............

I

Phiên bản: 01

Trang: 1 / A

VI.3.3. Sau khi kết thúc công việc
- Sau khi tạm nghỉ hoặc kết thúc công việc, người lao động phải rút dây cắm và ngắt
toàn bộ nguồn điện sử dụng cho máy mài/máy cắt cầm tay.
- Chỉ được phép đặt máy cắt/máy mài xuống dưới mặt bằng làm việc khi đá cắt, đá
mài đã ngừng hoạt động (ngừng quay) hoàn toàn. Máy được đặt xuống mặt bằng khô
ráo, tránh nước, tại khu vực dễ quan sát và thuận tiện sử dụng. Nếu ngừng sử dụng
thời gian dài thì phải chuyển máy về kho để vật tư.

22



×