Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 72 trang )

PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lời giới thiệu
Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là
một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và môi trường toàn thế giới: đến năm
2080, sản lượng ngũ cốc sẽ giảm 2 - 4% trong khi giá ngũ cốc có thể tăng 13 - 45%, và
nạn đói có thể tác động đến 35 - 60% dân số thế giới; mực nước biển dâng nhanh có thể
gây ngập lụt và gia tăng xâm nhập mặn ở những vùng đất thấp do đó ảnh hưởng đến nông
nghiệp, công nghiệp và hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Ở Việt Nam, trong
khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7 0C, mực nước biển đã
dâng khoảng 20 cm, hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt
Nam. Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân làm cho các thiên tai đặc biệt là bão, lũ, hạn
hán ngày càng ác liệt. Theo đánh giá thì Việt Nam là một trong các nước sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các vùng chịu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu nhất ở Việt Nam cũng là những vùng có nhiều thiên tai, bao gồm 2 khu vực
chính: Khu vực ven biển tập trung đông dân cư và nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng
nhất nhưng cũng là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng như
bão, hạn hán, sóng thần, ngập lụt trong mùa mưa, xâm nhập mặn trong mùa khô… Khu
vực khác trong nội địa (như Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên) là nơi có địa hình đồi núi
cao dễ bị tác động của hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng và bệnh tật…
Trong những năm qua ở Nghệ An đã có những biểu hiện của biến đổi khí hậu:
nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên, lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán
ngày càng trầm trọng hơn, bão lũ cũng khắc nghiệt hơn, nước mặn lấn sâu hơn vào các
sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ ở một số địa phương ven biển…
Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng môi trường, thiên nhiên nói chung mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững. Vì thế phải cần đến sự quan tẩm của cả cộng đồng, các
nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo các cấp. Các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu
phải được lồng ghép trong tất cả các hoạt động, các chính sách, chiến lược và các quy hoạch
phát triển nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra.
Trước thực trạng trên Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày


02/12/2008.
2. Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ Tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
bổ sung kinh phí năm 2010 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu;
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

1


- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn
quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015;
- Công văn số 3815/BTNMT-KTTV biến đổi khí hậu ngày 13/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu;
- Công văn số 3996/BTNMT-KTTV biến đổi khí hậu ngày 04/10/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ năm 2010 của Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố tháng 6 năm 2009;
3. Tính cấp thiết
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ 18 o33'10"
đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp

tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp
với biển Đông với bờ biển dài 82 km. Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa
hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng
từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam.
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1, 2 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh; thị xã
Cửa Lò; thị xã Thái Hoà; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương,
Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện
đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên
Thành.

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

2


Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

Trước các sức ép về tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sự
gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức
bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái… đã góp phần gây ra sự
biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nghệ An là một trong các tỉnh được đánh giá là chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi
khí hậu toàn cầu. Đất đai bị bạc màu; đa dạng sinh học giảm mạnh; diện tích đất bị xâm
nhập mặn, đất bị khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng; nhiệt độ không khí tăng cao và hạn
hán bất thường, lũ lụt không theo quy luật; nhiều dịch bệnh mới hình thành… đã đe dọa
đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong tỉnh.
Biến đổi khí hậu dẫn đến quy luật hình thành, tuần suất xuất hiện và cường độ của
áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, dịch bệnh… đã tác
động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, phát triển thủy hải sản và du lịch; tài nguyên,

đa dạng sinh học và hệ sinh thái; giao thông và cơ sở hạ tầng; nước sạch và vệ sinh môi
trường…Những ảnh hưởng này cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt
Nghệ An trước một thách thức rất nghiêm trọng.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

3


Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã lồng ghép việc thích ứng biến đổi khí hậu vào Luật
Bảo vệ Môi trường, các Chương trình như Chương trình nghị sự Agenda 21 của Việt
Nam, Chiến lược quốc gia về quản lý môi trường biển và ven biển, Kế hoạch hành động
quốc gia về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020… Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được chỉ định là Cơ
quan đầu mối Quốc gia về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện Công ước
Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto.
Biến đổi khí hậu vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp và liên quan
đến tất cả các ngành, trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trước nguy cơ ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, Nghệ An phải có các giải pháp, kế hoạch nhằm ứng phó với biến đổi khí
hậu. Để thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu, việc xây dựng các giải pháp, kế hoạch và công tác chỉ đạo thực hiện cần được nghiên
cứu, trao đổi ở tất cả các cấp, các khu vực, các lĩnh vực (tài nguyên nước, đất, môi trường,
các hệ sinh thái…) và trong tất cả các ngành, trong đó quan trọng nhất là năng lượng, giao
thông, công nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tài nguyên và môi trường.
Để làm tốt công tác ứng phó và giảm thiểu các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra,
ngoài việc nghiên cứu, định hướng các tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và ban
hành các chương trình, giải pháp, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, Nghệ An sẽ tổ
chức lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong quá trình quản lý, kế hoạch hóa việc
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu trên, việc xây dựng và triển khai “Kế hoạch

hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 có
tính đến năm 2020” là một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
phát triển bền vững của tỉnh. Đồng thời, giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính
sách và các nhà nghiên cứu có cách nhìn tổng thể hơn về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn
cầu, từ đó đưa ra các quyết sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với hiện tượng này.
4. Tiếp cận, phương pháp và các bước thực hiện
4.1. Các cách tiếp cận sau trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động:
- Có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương;
- Tiếp cận đa ngành;
- Tiếp cận tổng hợp;
- Tiếp cận phát triển bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, nhằm đánh giá
phân tích thực trạng vấn đề.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

4


Phương pháp điều tra khảo sát thực địa nhằm thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu
thực tế tại các khu vực nghiên cứu điển hình.
- Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được thực hiện thông qua các buổi hội thảo, tham vấn ý kiến
phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng

Mục đích của phương pháp là thu thập được số liệu và các thông tin liên quan từ
nhiều người khác nhau theo một cách có tổ chức phục vụ cho công tác phân tích đối
tượng nghiên cứu trên các địa bàn khác nhau.
- Phương pháp bản đồ và GIS
Phương pháp bản đồ và GIS được sử dụng để thể hiện các kết quả nghiên cứu và
đánh giá phạm vi và mức độ tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
Bản đồ địa hình của tỉnh Nghệ An được biên tập từ dữ liệu bản đồ số tỷ lệ 1:50.000
gồm các lớp dữ liệu sau:
TT
Thời gian
Mô tả
Kiểu đối tượng
Vùng
cập nhật
Lớp thông tin hành chính
Dạng đường
1
Toàn vùng
2010
đến cấp huyện
Dạng vùng
Dạng vùng
2
Lớp thông tin dân cư
Toàn vùng
2010
Dạng điểm
Lớp thông tin về sử dụng
Dạng vùng
3

Toàn vùng
2010
đất
Dạng điểm
Lớp thông tin đường bình
4
Dạng đường
Toàn vùng
2010
độ địa hình
Lớp thông tin về sông, suối,
Dạng đường
5
Toàn vùng
2010
công trình thủy lợi
Dạng vùng
6
Lớp thông tin về giao thông
Dạng đường
toàn vùng
2010
Bản đồ địa hình phục vụ xây dựng kịch bản nước biển dâng được thành lập cho tất
cả các huyện trên địa bàn tỉnh, các thông tin được sử dụng có tính chất đến cấp xã . Các
bước tiến hành:
Tải lớp dữ liệu địa hình DEM của tỉnh vào phần mềm GIS;
Xác định vùng có cao độ nhỏ hơn hoặc bằng cao độ theo từng kịch bản
nước biển dâng;
Xác định diện tích vùng bị ngập theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.

Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến cấp xã, từ kết quả chạy mô hình
DEM, nội suy ra được hiện trạng sử dụng đất bị ngập theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

5


PHẦN B: MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu tổng quát
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An góp phần
nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững, bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng tránh và giảm thiểu những hiểm họa của
biến đổi khí hậu và qua đó đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của KT-XH, đời sống và sinh kế của nhân dân trên cơ
sở các kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố;
- Xây dựng và lựa chọn các giải pháp cụ thể của tỉnh ứng phó với biến đổi khí hậu,
bao gồm từ các chính sách, chủ trương đến chương trình, Đề án đầu tư;
- Lồng ghép được các hoạt động tương ứng của Kế hoạch hành động vào các Kế
hoạch phát triển của tỉnh;
- Củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu;
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn lực;
- Xây dựng Kế hoạch hành động của tỉnh Nghệ An ứng phó với biến đổi khí hậu, là
một phần của kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

6


PHẦN C: NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CHƯƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Tổng quan về xu thế biến đổi khí hậu ở Nghệ An trong những năm qua
1.1.1. Biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa
So sánh lượng mưa trung bình năm giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: giữa các
thập kỷ có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa năm cũng như của lượng mưa tháng. Lượng
mưa ở Nghệ An trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu thế chung là giảm dần (bảng 1.1).
Tại trạm khí tượng Vinh và Quỳnh Lưu, ở vùng ven biển, lượng mưa trung bình năm ở
thập kỷ 70 lần lượt là 16.685mm và 20.257mm nhưng đến năm thập kỷ 90 đã giảm còn
15.402mm và 18.657mm.
Bảng 1.1: Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An
Đơn vị tính: mm
Tthập kỷ
Trạm

R71-80

Xu thế

R81-90

Xu thế

R91-2000


Xu thế

R2001-2010

Quỳ Châu
18.063
Giảm
16.142
Giảm
15.220
Giảm
Quỳ Hợp
17.124
Giảm
16.638
Giảm
15.362
Giảm
Tây Hiếu
16.758
Giảm
15.828
Giảm
15.003
Giảm
Tương Dương 13.153
Giảm
12.249
Giảm

11.552
Giảm
13.456
Quỳnh Lưu
16.685
Giảm
14.932
Tăng
15.402
Tăng
16.241
Con Cuông
18.183
Tăng
19.237
Giảm
14.779
Giảm
15.697
Đô Lương
19.387
Giảm
18.514
Giảm
16.254
Giảm
Vinh
20.257
Tăng
24.349

Giảm
18.657
Giảm
19.202
Biến thiên lượng mưa trong 48 năm (1961-2009) trong 6 tháng (V-X) đều có xu thế
giảm trên tất cả các trạm khí tượng ở Nghệ An (Hình 1.1 và hình 1.2).

Hình 1.1. Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 6 tháng tại trạm Quỳnh Lưu
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

7


Hình
Biến
tổng
sai
mưa 6
tại
Vinh

1.2.
trình
chuẩn
lượng
tháng
trạm

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011

Số ngày có lượng mưa lớn hơn 100mm và lượng mưa ngày lớn nhất cũng giảm dần
qua các thập kỷ gần đây (bảng 1.2 và bảng 1.3)
Bảng 1.2: Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất
tại trạm TV Vinh
Thập kỷ
Số ngày
Rmax (mm)
1980-1989
46
202,6-596,7
1990-1999
42
107-321,1
2000-2010
33
125,7-390,2
Bảng 1.3: Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất
tại trạm Quỳnh Lưu

Thập kỷ
1980-1989
1990-1999
2000-2010

Số ngày
Rmax (mm)
25
112-320,1
21
116,1-289,5

31
100,7-254,6
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
1.1.2. Biến đổi và xu thế biến đổi gió mùa
Các đợt không khí lạnh mạnh thường gây nên những đợt rét đậm (nhiệt độ không khí
trung bình ngày ≤ 150C) hoặc ngày rét hại (nhiệt độ không khí trung bình ngày ≤ 130C). Nếu
kéo dài liên tục 3 ngày trở lên thì được gọi là một đợt rét đậm hay một đợt rét hại.

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

8


Ở Nghệ An, trong những năm gần đây, số đợt rét đậm và rét hại có xu thế tăng lên.
Năm 2005 và năm 2007, tổng số đợt rét đậm và rét hại lên tới 7 và 6 đợt. Đặc biệt số đợt
rét hại tăng lên trong những năm gần đây (bảng 1.4).
Bảng 1.4: Số đợt rét đậm, rét hại ở Nghệ An
(ĐVT: Đợt)
NĂM
ĐỢT RÉT ĐẬM
ĐỢT RÉT HẠI
TỔNG
2000
3
2
5
2001
2
0

2
2002
3
1
4
2003
3
0
3
2004
3
0
3
2005
5
2
7
2006
3
0
3
2007
3
3
6
2008
2
2
4
2009

1
3
4
2010
2
3
5
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Ở Nghệ An, nắng nóng trong những năm đầu của thế kỷ 21 diễn ra nhiều hơn so
với những năm trước đây. Trong năm 2003, 2010 diễn ra đợt nắng nóng nhiều nhất với 11
đợt (bảng 1.5).
Bảng 1.5: Số đợt nắng nóng xẩy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây
NĂM
ĐỢT NẮNG NÓNG (ĐỢT)
2000
6
2001
7
2002
7
2003
11
2004
8
2005
8
2006
9
2007
6

2008
8
2009
10
2010
11
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Số lượng cơn bão đổ bộ vào bờ biển Nghệ An giảm dần trong những thập kỷ gần
đây (bảng 1.6).
Bảng 1.6: Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2010
Thập kỷ
Ảnh hưởng đến Bắc Trung bộ
Vào bờ biển Nghệ An
1980-1989
14
12
1990-1999
18
8
2000-2010
20
2
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

9


1.1.3. Biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ

Đánh giá xu thế biến đổi nhiệt độ thông qua quá trình nhiệt độ tại các trạm trong
các thập kỷ gần đây. Nói chung, nền nhiệt trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 2000) có sự tăng đều qua từng thập kỷ và cao hơn 3 thập kỷ trước đó. Trong các mùa, xu
thế biến đổi của nhiệt độ không hoàn toàn như nhau. Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng
lên trong 3-4 thập kỷ gần đây. Nhiệt độ mùa đông chỉ mới có xu thế tăng lên trong thập kỷ
(1991-2000). Giữa các vùng cũng có sự khác nhau về xu thế biến đổi thể hiện qua tương
quan so sánh giữa nhiệt độ thập kỷ 1991-2000 với thập kỷ 1981-1990. Theo kết quả tính
toán sơ bộ, mức độ tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua vào khoảng 0,070,150C/thập kỷ. Tại Nghệ An, biến đổi nhiệt độ tương đối lớn, về mùa đông chênh lệch
trung bình nhiệt độ tháng khoảng 2 – 3 0C. Về mùa hè chênh lệch nhiệt độ trung bình nhỏ
hơn, khoảng 1 -2 0C (Bảng 1.7).
Bảng 1.7: Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An
Tthập kỷ
Trạm
Quỳ Châu
Quỳ Hợp
Tây Hiếu
Tương Dương
Quỳnh Lưu
Con Cuông
Đô Lương
Vinh

T61-

∆T61-70

70

và 71 - 80

23,3

23,1
23,0
23,3
23,
3
23,5
23,4
23,
7

-0,2
+0,2
+0,2
+0,3

23,1
23,3
23,2
23,6

+0,2
+0,2
+0,3
+0,3

23,3
23,5
23,5
23,9


+0,1

23,7

+0,0

23,7

0,0
+0,2

23,5
23,6

+0,2
+0,1

23,7
23,7

0,0

23,7

+0,7

24,4

T71-80


∆T71-80
và 81 - 90

T81-90

∆T81-90

T91-

và 91 - 2000

2000

23,6
23,8
23,8
24,0
23,
+0,2
9
+0,4 24,1
+0,4 24,1
24,
-0,2
2

∆T91-00
và 20012010

+0,3

+0,3
+0,3
+0,1

T 20012010

+0,2
+0,2
+0,2
0,0

23,8
24,0
24,0
24,0

+0,5

24,4

+0,1
+0,3

24,2
24,4

+0,4

24,6


Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Tại trạm khí tượng Vinh và Quỳnh Lưu nhiệt độ tăng dần từ 23,7 0C (T61-70) lên đến
24,60C (trung bình 7 năm 2001-2010) tại trạm Vinh và từ 23,3 0C (T61-70) lên đến 24,40C
(trung bình 7 năm 2001-2010) tại trạm Quỳnh Lưu. ∆T cũng gia tăng qua các thập kỷ tại
trạm Vinh và Quỳnh Lưu với ∆T 61-70 và 71 – 80 lần lượt là 0.0 và +0.1 nhưng ∆T 91-00 và 2001-2010
tăng lên là +0,4 và + 0,5 (Hình 1.3 và 1.4).

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

10


Hình 1.3 Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 6 tháng trong 48 năm tại trạm

Quỳnh Lưu
Hình 1.4: Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 6 tháng trong 48 năm tại
trạm Quỳnh Lưu
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí
hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời
sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7)
Khả năng chủ động cập nhật.
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ
hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được lựa chọn
để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.
1.2.1. Về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng

khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với
các vùng khí hậu phía Nam.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

11


- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng từ
1,6 đến 1,90C, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,40C (Bảng 1.8).
Bảng 1.8. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1) [2]
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Vùng
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc
0,5
0,7
1,0
1,2
1,4
1,6
1,6
1,7
1,7
Đông Bắc
0,5
0,7
1,0

1,2
1,4
1,5
1,6
1,7
1,7
Đồng bằng Bắc Bộ
0,5
0,7
0,9
1,2
1,4
1,5
1,5
1,6
1,6
Bắc Trung Bộ
0,6
0,8
1,1
1,4
1,6
1,7
1,8
1,9
1,9
Nam Trung Bộ
0,4
0,6
0,7

0,9
1,0
1,2
1,2
1,2
1,2
Tây Nguyên
0,3
0,5
0,6
0,8
0,9
1,0
1,0
1,1
1,1
Nam Bộ
0,4
0,6
0,8
1,0
1,1
1,3
1,3
1,4
1,4
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm có thể tăng lên 2,8 0C ở Bắc Trung Bộ, trong đó cả tỉnh Nghệ An so với trung bình
thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 1.9).
Bảng 1.9. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999

theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [2]
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Vùng
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc
0,5
0,7
1,0
1,3
1,6
1,9
2,1
2,4
2,6
Đông Bắc
0,5
0,7
1,0
1,2
1,6
1,8
2,1
2,3
2,5
Đồng bằng Bắc Bộ
0,5
0,7
0,9
1,2
1,5

1,8
2,0
2,2
2,4
Bắc Trung Bộ
0,5
0,8
1,1
1,5
1,8
2,1
2,4
2,6
2,8
Nam Trung Bộ
0,4
0,5
0,7
0,9
1,2
1,4
1,6
1,8
1,9
Tây Nguyên
0,3
0,5
0,6
0,8
1,0

1,2
1,4
1,5
1,6
Nam Bộ
0,4
0,6
0,8
1,0
1,3
1,6
1,8
1,9
2,0
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 ở vùng Bắc
Trung Bộ là 3,60C (Bảng 1.10).
Bảng 1.10. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2) [2]
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Vùng
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc
0,5
0,8
1,0
1,3
1,7
2,0
2,4

2,8
3,3
Đông Bắc
0,5
0,7
1,0
1,3
1,6
1,9
2,3
2,7
3,2
Đồng bằng Bắc Bộ
0,5
0,7
1,0
1,3
1,6
1,9
2,3
2,6
3,1
Bắc Trung Bộ
0,6
0,9
1,2
1,5
1,8
2,2
2,6

3,1
3,6
Nam Trung Bộ
0,4
0,5
0,8
1,0
1,2
1,5
1,8
2,1
2,4
Tây Nguyên
0,3
0,5
0,7
0,8
1,0
1,3
1,5
1,8
2,1
Nam Bộ
0,4
0,6
0,8
1,0
1,3
1,6
1,9

2,3
2,6
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

12


1.2.2. Về lượng mưa
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt
là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng
ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ so với trung
bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3 - 6%
ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía
Nam có thể giảm tới 7 - 10% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao
điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam so với
thời kỳ 1980-1999 (Bảng 1.11)
Bảng 1.11. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1) [2]
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Vùng
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc
1,4
2,1
3,0
3,6
4,1

4,4
4,6
4,8
4,8
Đông Bắc
1,4
2,1
3,0
3,6
4,1
4,5
4,7
4,8
4,8
Đồng bằng Bắc Bộ
1,6
2,3
3,2
3,9
4,5
4,8
5,1
5,2
5,2
Bắc Trung Bộ
1,5
2,2
3,1
3,8
4,3

4,7
4,9
5,0
5,0
Nam Trung Bộ
0,7
1,0
1,3
1,6
1,8
2,0
2,1
2,2
2,2
Tây Nguyên
0,3
0,4
0,5
0,7
0,7
0,9
0,9
1,0
1,0
Nam Bộ
0,3
0,4
0,6
0,7
0,8

0,9
1,0
1,0
1,0
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có
thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ so với
trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm
khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía
Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao
điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam
Trung Bộ (Bảng 1.12).
Bảng 1.12. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [2]
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Vùng
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc
1,4
2,1
3,0
3,8
4,6
5,4
6,1
6,7
7,4
Đông Bắc
1,4
2,1
3,0

3,8
4,7
5,4
6,1
6,8
7,3
Đồng bằng Bắc Bộ
1,6
2,3
3,2
4,1
5,0
5,9
6,6
7,3
7,9
Bắc Trung Bộ
1,5
2,2
3,1
4,0
4,9
5,7
6,4
7,1
7,7
Nam Trung Bộ
0,7
1,0
1,3

1,7
2,1
2,4
2,7
3,0
3,2
Tây Nguyên
0,3
0,4
0,5
0,7
0,9
1,0
1,2
1,3
1,4
Nam Bộ
0,3
0,4
0,6
0,8
1,0
1,1
1,2
1,4
1,5
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

13



- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10%
ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ. Lượng mưa
thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 - 9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng
Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng
cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam
(Bảng 1.13).

Bảng 1.13. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2) [2]
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Vùng
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc
1,6
2,1
2,8
3,7
4,5
5,6
6,8
8,0
9,3
Đông Bắc
1,7
2,2
2,8
2,8

4,6
5,7
6,8
8,0
9,3
Đồng bằng Bắc Bộ
1,6
2,3
3,0
3,8
5,0
6,1
7,4
8,7 10,1
Bắc Trung Bộ
1,8
2,3
3,0
3,7
4,8
5,9
7,1
8,4
9,7
Nam Trung Bộ
0,7
1,0
1,2
1,7
2,1

2,5
3,0
3,6
4,1
Tây Nguyên
0,3
0,4
0,5
0,7
0,9
1,1
1,3
1,5
1,8
Nam Bộ
0,3
0,4
0,6
0,7
1,0
1,2
1,4
1,6
1,9
1.2.3. Kịch bản nước biển dâng
Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26- 59 cm
vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng nước biển dâng với tốc độ cao hơn.
Nhiều nhà khoa học đã đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ
toàn cầu là tương đối phù hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC
về nước biển dâng là thiên thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử
dụng để phân tích đã chưa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng.
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50 140cm vào năm 2100.
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải
thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI).
Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào
giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực
nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 1.14).
Bảng 1.14. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 [2]
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Kịch bản
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1)
11
17
23
28
35
42
50
57
65
Trung bình (B2)
12
17
23
30
37
46
54

64
75
Cao (A1FI)
12
17
24
33
44
57
71
86
100
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

14


1.2.4. Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng
theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao
(A2, A1FI).
Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo
hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay đổi
nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải
khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, với
cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như hiện nay, cộng với
nhận thức rất khác nhau về biến đổi khí hậu và quan điểm còn rất khác nhau giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm
ổn định nồng độ khí nhà kính nhằm hạn chế mức độ gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2 0C gặp

rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong
thế kỷ 21.
Các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô
toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ (A2) hoặc sử dụng tối đa
năng lượng hóa thạch (A1FI). Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải nghĩ đến.
Với những nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với khí hậu, đàm phán giảm phát thải
khí nhà kính, và sự chung tay, chung sức của toàn nhân loại trong “liên kết chống lại biến đổi
khí hậu”, có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao sẽ có rất ít khả năng xảy ra.
Hơn nữa, vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản
phát triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai.
Với sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin
cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung bình.
Vì những lý do nêu trên, kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt
Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức
phát thải trung bình (B2).

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

15


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH
NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN
QUA
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong hai năm đầu (2006, 2007) kinh tế tăng trưởng khá cao (trên 10,5%). Từ cuối

năm 2007 chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp và gây hậu quả nặng nề, song tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2005-2010 đạt 9,75%. GDP bình quân đạt 14,16 triệu
đồng/người/năm, tăng 2,5 lần so với đầu kỳ 2005-2010.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp
giảm từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,47%; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng
tăng từ 29,30% lê 38,09% năm 2010.
2.1.1. Nông, lâm, ngư nghiệp:
Nông lâm, ngư nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên tai, dịch bệnh, song với sự
nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và nhiều cơ chế chính sách phù hợp kịp thời nên
vẫn có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngữ
nghiệp bình quân 5 năm đạt trên 5,32% /mục tiêu 5,5-5,8%; Giá trị thu nhập trên đơn vị
diện tích tăng cao; cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn có bước chuyển dịch theo
hướng tích cực. Đạt mục tiêu sản lượng lương thực ổn định ở mức trên 1 triệu tấn/năm.
Mở rộng và đầu tư thâm canh các vùng cây nguyên liệu tập trung, cơ bản đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu; diện tích, sản lượng một số cây công
nghiệp tăng khá. Nhiều mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp
được đầu tư và phát triển có hiệu quả. Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa quy mô
công nghiệp ở Nghĩa Đàn… bước đầu có tác động đột phá về công nghệ và chuyển dịch
cơ cấu trong ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông
nghiệp tăng từ 32% năm 2005 lên 38,6% năm 2010.
Lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá. Công tác quy hoạch và điều chỉnh diện tích
3 loại rừng đã chú trọng phát triển rừng kinh tế, rừng nguyên liệu. Tăng cường khoanh
nuôi, bảo vệ và trồng rừng gắn với cải tạo rừng nghèo kiệt nên đã tăng độ che phủ rừng từ
47% năm 2005 lên 53%. Đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến
thủy sản.Làm tốt công tác chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang
nuôi trồng thủy sản. Hệ thống trại sản xuất giống thủy sản được đầu tư khá đồng bộ và
hiệu quả. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 36.000 tấn; khai thác đạt 55.500
tấn. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Giảm tỷ lệ
lao động nông nghiệp xuống còn 64%; có 85% số dân được dùng nước hợp vệ sinh. Đời

sống nông dân từng bước được nâng lên; bộ mặt nông thôn có nhiêu khởi sắc.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

16


2.1.2. Công nghiệp và xây dựng:
Công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng: Tập trung quy hoạch, bổ sung quy
hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006- 2010 có tính đến năm 2015; đã xác định và
tập trung đầu phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như công nghiệp chế biến nông
– lâm – thủy sản và đồ uống, công nghiệp chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây
dựng, công nghiệp điện, dệt may,... Xây dựng khu kinh tế Đông Nam, các khu công
nghiệp, khu công nghiệp nhỏ; nhiều nhà máy lớn được xây dựng, nâng cấp: Nhà máy xi
măng Đô Lương, nhà máy xi măng Anh Sơn, nhà máy xi măng 19/5 Anh Sơn; xây dựng
các công trình thủy điện với tổng công suất trên 724MW, xây dựng nhà máy bia Sài Gòn
100 triệu lít /năm, bia Hà Nội 50 triệu lít /năm, rượu Volka 3 triệu lít/năm… Một số nhà
máy đã đi vào hoạt động, nhiều sản phẩm tăng nhanh so với đầu nhiệm kỳ (bia, ximawng,
gạch, thiếc, bao bì...) Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng khá, bình quân 5 năm
đạt 15%.
Việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thực hiện tích cực, công tác
khuyến công được đẩy mạnh, các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và hiệu quả hơn;
các loại hình kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh.
2.1.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng miền, một số
ngành có tốc độ phát triển cao hơn mục tiêu nghị quyết. Ngành thương mại tiếp tục được
tổ chức lại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động du lịch
chuyển biến khá mạnh, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư: Nâng cấp cửa khẩu Nậm
Cắn thành cửa khẩu quốc tế, hình thành cửa khẩu Thanh Thủy và Thông Thụ; tiếp tục đầu

tư xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển du lịch, triển
khai dự án xây dựng quần thể nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong, dự án bảo
tồn tôn tạo khu di tích lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khu di tích lịch sử Truông Bồn; hình
thành và phát triển các cụm, tuyến du lịch mới; chủ động tham gia vào các chương trình,
các tuyến du lịch quốc tế; từng bước xây dựng thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò thành trung
tâm lưu trú và trung chuyển khách du lịch. Giá trị sản xuất dịch vụ tăng nhanh, bình quân
đạt 11,3%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm trên 19%.
Số lượng khách du lịch tăng bình quân 16%/năm. Các ngành dịch vụ khác như: vận tải,
bưu chính viễn thông, ngân hàng... phát triển nhanh.
2.1.4. Thu hút đầu tư:
Thu hút đầu tư có bước chuyển biến tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã
hội. Tính đến 15/10/2010, thu hút 278 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 95 ngàn tỷ
đồng, trong đó có một số dự án có quy mô lớn. Tổng vốn đầu tư xã hội được huy động đạt
75-76 ngàn tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với 5 năm trước, trong đó vốn huy động trong dân
chiếm 20%, đầu tư nước ngoài 5,5%.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

17


2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.2.1. Giao thông
Nghệ An là tỉnh hội tụ đủ các loại hình giao thông như:
- Đường bộ bao gồm: các tuyến Quốc lộ: 1, 48, 7, 46, 15, đường Hồ Chí Minh,
quốc lộ 46 đoạn tránh Vinh, đường nối Quốc lộ 7- Quốc lộ 48, đường Quốc lộ 1- Đông
Hồi, đường nối Quốc lộ 46 đi cửa khẩu Thanh Thuỷ, đường ven sông Lam, đường phía
Tây Nghệ An, đường Châu Thôn - Tân Xuân và 19 tuyến vào các xã chưa có đường ô tô
đều được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Tiếp tục nâng cấp làm mới hơn 500 km tỉnh lộ
532, 533, 534,535, 536, 537B, 598, 545, 558, 537, 538; đường vào Nhà máy Xi măng Đô

Lương, đường đến các khu công nghiệp, biên giới, các bến cảng… xây dựng được 1.245
km đường nhựa và 1.580 km đường bê tông.
- Đường không có sân bay Vinh.
- Bến xe: Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 14 bến xe.
- Hệ thống đường sắt:
+ Trên tuyến đường sắt Bắc – Nam: Có 08 ga là các ga: Trường Lâm, Cầu Giát,
Yên Lý, Chợ Sy, Mỹ Lý, Quán Hành, Vinh và Yên Xuân.
+ Trên tuyến Cầu Giát – Nghĩa Đàn: có 03 ga là ga Nghĩa Đàn, ga Nghĩa Thuận, ga
Quỳnh Châu.
- Cảng: Toàn tỉnh có 05 cảng biển, trong đó có 04 cảng biển dân sự và 01cảng biển
quân sự.
2.2.2. Thuỷ lợi
Trong những năm qua, nhiều công trình thuỷ lợi được đầu tư sửa chữa, khôi phục,
nâng cấp và làm mới như hệ thống Bắc, hệ thống Nam, công trình Kẻ Cọc, Khe Nhã, Hồ
Sông Sào, Kẽm Ải, Phà Lài, cụm hồ đập Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Yên
Thành... Đặc biệt là chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi đã được triển khai trên
diện rộng, toàn tỉnh đã kiên cố hoá hơn 4.420 km, đưa tổng diện tích tưới lên 225.000ha,
trong đó diện tích tưới ổn định 175.000ha. Công tác tu bổ đê điều và phòng chống lụt bão
cũng được đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, mức đầu tư trong những năm qua cho tu bổ hệ
thống thuỷ lợi và đê điều vẫn còn thấp so với yêu cầu, vì vậy chưa thực sự phát huy hết
năng lực thiết kế của các công trình thuỷ nông, cũng như đảm bảo phòng chống lụt bão,
hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới cho cây công nghiệp lâu năm vùng đồi còn ít.
2.2.3. Năng lượng
Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình lớn, như: Thủy điện Bản vẽ, Khe Bố,
Bản Mồng, Hủa Na,… trạm 110 KV Thanh Chương, Diễn Châu, cải tạo lưới điện thành
phố Vinh, khu công nghiệp Nam Cấm, xây dựng thêm 78 công trình bao gồm cả các thủy
điện nhỏ, trong đó đưa điện về xã 16 công trình, 642km đường dây hạ thế và trạm biến áp.
Tính đến năm 2009, 20/20 huyện, thành, thị và tất cả các xã đã có điện lưới quốc gia,
hoặc có điện bằng các dạng năng lượng khác đạt 100% mục tiêu Nghị quyết; 38% số hộ
được bán điện tại gia mục tiêu Nghị quyết 50%

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

18


2.2.4. Cơ sở văn hóa
Năm 2010 đạt 80% gia đình được công nhận gia đình văn hóa/mục tiêu 80-85%;
47%khối làng, bản, khối phố văn hóa/mục tiêu 45-50%; 100% số xã, phường thị trấn có thiết
chế văn hóa, thể thao, trong đó thiết chế đạt chuẩn quốc gia là 50%.
Hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình tiếp tục được củng cố
và phát triển, phục vụ kịp thời nhu cầu đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
2.2.5. Cơ sở y tế
Hoạt động y tế có nhiều tiến bộ, về cơ bản đủ cán bộ y tế đến các bản làng vùng
cao. Các bệnh viện từ tỉnh đến huyện được nâng cấp cả về trang thiết bị, trình độ khám và
chữa bệnh. Triển khai xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường, nâng cấp mở rộng
các bệnh viện huyện. Tập trung đẩy mạnh công tác phòng dịch, tăng cường công tác dự
phòng. Tiêm chủng mở rộng hàng năm đều đạt trên 95%, đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng giảm 28,9% xuống còn 20%.
Chương trình quốc gia về dân số - kế hoạch hoá gia đình được triển khai tích cực.
Năm 2005 tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,15% đến năm 2010 đạt 0,95%.
- Tỷ lệ Trạm y tế xã có bác sỹ đạt 87,7%.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế 76% .
- Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 20% .
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế hệ thống khám, chữa bệnh đã được đầu tư, nâng
cấp. Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã được áp dụng thành công mang lại hiệu quả
trong chuẩn đoán và điều trị bệnh nhân.
Công tác xã hội hóa y tế, Nghệ An là một trong những tỉnh phát triển mạnh về
bệnh viện ngoài công lập, đứng thứ 03 trong toàn quốc. Hiện tại đã có 08 bệnh viện ngoài
công lập, tổng số tiền đầu tư là hàng trăm tỷ đồng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Ngành y tế Nghệ An không tránh khỏi tồn
tại, khó khăn thách thức. Đó là: Vấn đề xử lý chất thải ở các bệnh viện còn nhiều hạn chế.
Hệ thống chất thải y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh chưa được đầu tư xây dựng đồng
bộ. Đặc biệt thiếu hệ thống xử lý chất thải lỏng đạt tiêu chuẩn đang là yếu tố độc hại gây
nhiễm trùng bệnh viện và ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh.
2.2.6. Cơ sở giáo dục - đào tạo
Toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở;
70% học sinh tốt nghiệp THCS chuyển vào THPT, 100% xã, phường, thị trấn có trường
mầm non, tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng, học sinh giỏi cấp tỉnh học sinh giỏi quốc gia năm sau
cao hơn năm trước. Đào tạo và dạy nghề phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, từng
bước đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng một số
trường đại học, các cơ sở đào tạo chất lượng cao. Đẩy mạnh khuyến học và khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập.

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

19


2.2.7. Cơ sở thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao có bước phát triển tốt. Phong trào toàn dân rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại ngày càng thu hút được nhiều người tham gia và trở thành nhu cầu
không thể thiếu của một bộ phận dân cư. Tính đến năm 2009 có 30% số người luyện tập thể
dục, thể thao thường xuyên, 20% gia đình thể thao.
2.2.8 Cơ sở hạ tầng công nghiệp
Phát triển nhanh khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp. Cơ bản đã lấp đầy
diện tích 60 ha với 17 dự án trong đó có 15 dự án đi vào sản xuất tại khu công nghiệp Bắc
Vinh; 33 dự án với diện tích 327 ha, trong đó có 13 dự án đi vào sản xuất tại khu công
nghiệp Nam Cấm; Tại khu công nghiệp Hoàng Mai 292 ha nằm trong định hướng quy

hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng
năm 2006 và điều chỉnh 2008; hiện nay đã có 03 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư
trong đó 01 dự án đã đi vào sản xuất… Triển khai và đầu tư xây dựng 25 cụm công
nghiệp trong đó 08 cụm công nghiệp diện tích khoảng 140 ha đã lấp đầy. 04 cụm công
nghiệp đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật; 06 cụm công nghiệp đã lập xong báo cáo đầu tư
hạ tầng với tổng diện tích quy hoạch trên 310 ha; 07 cụm công nghiệp đã lập xong quy
hoạch chi tiết với tổng diện tích 225 ha.
2.2.9. Cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ
Đến năm 2009 trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt trên địa bàn tỉnh đã đầu tư
nâng cấp và xây dựng 354 chợ các loại, tăng 59 chợ so với năm 2005; Xây dựng 399 cửa
hàng xăng dầu (gồm 854 cột bơm ) với diện tích chiếm đất là 284.522 m 2, diện tích xây
dựng là 53.613m2 , dung tích bồn chứa khoảng 11.422 m2 : Mạng lưới trung tâm thương
mại và siêu thị được triển khai và xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò,
các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, và một số huyện đồng bằng phát triển được khoảng
280.000 m2 kho bãi; Hàng năm đầu tư kinh phí để tu bổ mạng lưới bán hàng và các cửa
hàng và các cửa hàng kiểm kho tại 76 trung tâm cụm và miền núi.
2.3. Dân số, lao động và việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số và sự phân bố dân cư
Đến cuối năm 2010 dân số Nghệ An là 3.152.753 người, năm 2005 tỷ lệ tăng dân
số là 1,15% năm 2010 đạt 0,95%. Dân cư của Nghệ An phân bố không đều giữa các vùng,
các huyện. Hiện tại dân cư của tỉnh được phân bổ như sau:
- Mật độ dân số thành phố Vinh cao nhất (3439 người/km 2), kế đến là thị xã Cửa
Lò (1.589 người /km2).
- Các huyện có mật độ dân số thấp là: Tương Dương (26 người /km 2); Kỳ Sơn
(30người/km2), Quế Phong (32 người/km2).
Nhìn chung dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng, ven
biển (diện tích đất ở chiếm 1,2% diện tích tự nhiên, dân số chiếm 63,08% dân số toàn tỉnh).

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020


20


2.3.2. Gia tăng dân số
Năm 2010 tỷ lệ tăng dân số chung toàn tỉnh là 0,95% tương đương với tỷ lệ tăng dân
số vùng Bắc Trung Bộ và thấp hơn tỷ lệ tăng dân số chung trong cả nước. Bình quân hàng
năm tỷ lệ tăng dân số giảm 0,094%. Xét theo lãnh thổ hành chính thì Thành phố, thị xã, các
huyện đồng bằng có tỷ lệ tăng dân số thấp hơn các huyện miền núi.
2.3.3. Lao động và việc làm
Năm 2010 tổng số lao động khoảng 1.740.000 người, bằng 55,19% dân số, lao
động có việc làm thường xuyên 1.602.850 người, lao động chưa có việc làm thường
xuyên khoảng 120.800 người.
Số lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân: Lao động ngành Nông
- lâm - thuỷ sản chiếm trên 63%; lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm 8,05% và
21,9% lao động trong các ngành Dịch vụ.
Số lượng lao động Nghệ An đông, nhưng chất lượng tương đối thấp. Số có trình độ
chuyên môn kỹ thuật chỉ 11,86% (cả nước 12,3%). Số lao động được đào tạo cơ cấu
không hợp lý giữa các ngành; 70% lao động được đào tạo tập trung ở các ngành quản lý,
kinh tế, y tế, giáo dục.
2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
2.4.1. Tình hình phát triển đô thị và các khu dân cư đô thị
Mạng lưới các điểm dân cư đô thị tỉnh Nghệ An đang trong quá trình phát triển. Hệ
thống đô thị của Nghệ An hiện nay bao gồm: thành phố Vinh, thị xã Thái Hòa, thị xã Cửa
Lò và 17 thị trấn huyện lỵ. Trong đó, thành phố Vinh thuộc đô thị loại I, là trung tâm kinh
tế - văn hóa, chính trị của tỉnh. Thị xã Cửa Lò được công nhận là đô thị loại III. Dân số đô
thị năm 2009 (theo tổng điều tra 1/4/2009) là 378.395 người, chiếm 12,12% tổng dân số.
Trong những năm gần đây, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, có quỹ đất rộng lại có các
tuyến đường giao thông thuận lợi và sự hình thành các khu cụm công nghiệp trên địa bàn,
các điểm dân cư đô thị đã được hình thành và phát triển.

Đặc điểm của mạng lưới đô thị Nghệ An là các đô thị đều có quy mô vừa và nhỏ, chủ
yếu được phân bố dải đều, có tính tự phát từ các điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục
quốc lộ và tỉnh lộ; tỷ lệ dân số đô thị thấp, dân số đô thị đa số có thành phần xuất phát từ nông
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khoa học kỹ thuật.
Nhìn chung, hệ thống đường nội thị tại các đô thị trên địa bàn tỉnh tương đối tốt, số
lượng đường thảm nhựa, đổ bê tông đạt 80%; chỉ còn một số tuyến phố mới, tuyến ngõ hẻm
thì mới trải cấp phối. Hàng năm các huyện, thị, thành phố đều đầu tư nâng cấp các tuyến
đường và mở thêm các tuyến đường mới, song công tác triển khai vẫn còn chậm làm ảnh
hưởng không tốt đến môi trường đô thị.
Những hạn chế của hệ thống đô thị Nghệ An là:
- Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải còn nhiều hạn chế. Hệ thống thoát
nước ở các đô thị vẫn còn rất đơn giản, chưa xây dựng được một hệ thống thoát và xử lý
nước thải với quy mô đồng bộ. Hiện nay, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, các cơ
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

21


quan, nhà máy trên địa bàn đô thị trong tỉnh chủ yếu đổ trực tiếp vào các rãnh thoát nước
mưa ven đường giao thông nội thị, sau đó ra các ao, hồ, đầm trong tỉnh.
2.4.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Các điểm dân cư của Nghệ An có lịch sử phát triển lâu đời, là cái nôi của nền văn
minh lúa nước. Khu vực nông thôn là nơi tập trung phần lớn lao động trong tỉnh. Chỉ tính
riêng lao động nông nghiệp thì lực lượng lao động ở nông thôn đã chiếm tới khoảng 52%
tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
Tại Nghệ An, trong các vùng nông thôn những năm gần đây đã có sự biến đổi lớn
về cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, hệ thống điện nông thôn,
thông tin liên lạc và hệ thống giáo dục - đào tạo được phát triển mạnh tác động đến điều
kiện sinh hoạt và sản xuất và cộng đồng dân cư tại đây. Đồng bào dân tộc thiểu số sống

tập trung chủ yếu ở miền núi, đời sống còn rất nhiều khó khăn nhưng những năm qua, các
chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và nhà nước được thực hiện trên địa bàn tỉnh đã
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho đồng bào dân tộc và miền núi, rút
ngắn dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.
2.5. Thiệt hại do thiên tai trong những năm vừa qua tại Nghệ An
Năm 2005: Có 6 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới gây ra, 7 đợt lũ trên các triền sông
chính của tỉnh, đặc biệt cơn bão số 3, đã gây ra lũ lớn ở sông Nậm Mộ xảy ra lũ quét ở
huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Tân Kỳ. Bão số 6 và số 7 kết hợp với nước dâng do triều
cường đã làm đứt hẳn nhiều đoạn đê Quỳnh Lộc, Diễn Bích, sạt lở nhiều tuyến đê biển từ
Quỳnh Lưu đến Nghi Lộc. Thiệt hại do bão lụt năm 2005 làm chết 28 người, ngập 2.496
ngôi nhà, đổ trôi 98 nhà dân, 48 phòng học, làm ngập và hư hại 147 phòng học và trạm
xá, ngập 32.765 ha lúa, 19.087ha hoa màu, trong đó ngập hỏng 7000 ha, 1.736,90 ha ao
nuôi trồng thuỷ sản, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng. Thiệt hại ước
tính 372,5 tỷ đồng.
Năm 2006: Bị ảnh hưởng bởi bão số 5 và số 6. Bão gây mưa lũ trên các triền sông.
Làm chết 41 người, bị thương 2 người. Trong đó đặc biệt thiệt hại do lũ làm chìm đò
Chôm Lôm chết 19 em học sinh huyện Tương Dương. Tổng thiệt hại cả năm là 188 tỷ
đồng.
Năm 2007: Do ảnh hưởng bão số 5, từ ngày 03 đến ngày 06/10/2007 trên địa bàn
Nghệ An có mưa vừa đến mưa to. Đặc biệt đêm ngày 03 và ngày 04/10 tại các huyện
miền núi thuộc tuyến đường Quốc lộ 48 (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn)
có mưa hoàn lưu bão rất to trên 340mm. Đã xảy ra lũ quét ở Xã Nậm Giải (Quế Phong),
lũ đặc biệt lớn ở huyện Quỳ Châu, Mực nước trên sông Hiếu tại Quỳ Châu lúc 4 giờ ngày
05/10/2007 là 80,19m (vượt 0,14 m so với lũ lịch sử năm 1988). Trên sông Cả tại Đô
Lương lúc 7 giờ ngày 07/10/2007 là 17,61m xấp xỉ mức báo động III, tại Nam Đàn lúc 8
giờ ngày 08/10 là 7,98m trên mức báo động III 0,08 m, làm cho nhiều vùng ven sông
Hiếu, sông Con, sông Cả bị ngập nặng, nhiều tuyến đê cấp IV của huyện Thanh Chương,
Nam Đàn bị tràn, tuyến đê Cát Văn bị vỡ 200m, Hồ Đồng Chè, Nghĩa Đàn bị vỡ và nhiều
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020


22


công trình hạ tầng kinh tế, xã hội khác bị hư hỏng. Thiệt hại về kinh tế ước tính 850 tỷ
đồng.
Năm 2008: Đợt mưa lũ cuối tháng 10, mưa lớn gây ngập úng làm hư hỏng nhiều
diện tích lúa mùa, hoa màu cây vụ đông, thiệt hại 416 tỷ đồng.
Năm 2009: Có 6 đợt lốc xoáy, mưa đá, sét đánh và đợt mưa lũ lớn tháng 9/2009
làm chết 25 người, bị thương 53 người, thiệt hại 444 tỷ đồng.
Năm 2010: Có 9 đợt lốc xoáy, mưa đá, lũ quét và 1 cơn bão số 3, có 2 đợt lũ là từ
01 đến 05/10 và từ 14-20/10, gây thiệt hại lớn. Trong đó, đợt bão số 3 có sức gió cấp 10,
11 giật cấp 12, gây mưa lớn. Đợt lũ từ ngày 14-20/10 làm ngập sâu vùng đồng bằng trong
nhiều ngày.
Riêng năm 2010 mưa lũ trên diện rộng đã làm ngập 226 trường học với 3.296
phòng (chủ yếu các huyện vùng đồng bằng).
II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020
(Theo Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020)
2.1. Mục tiêu đến năm 2020
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đưa Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm
đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở
thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa và khoa
học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống
vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh
và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã
hội được đảm bảo.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu kinh tế
GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người đạt khoảng 1.560 USD/người vào năm 2015
và đạt trên 3.100 USD/người vào năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5 - 12,0%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp.
Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng
năm khoảng 24 - 25%; chiếm 14,6% GDP và đạt khoảng 47.400 tỷ đồng vào năm 2020,
chiếm 18,4% GDP.
b) Mục tiêu xã hội
Giảm mức sinh bình quân hàng năm từ 0,2 - 0,3%o để ổn định quy mô dân số
khoảng 3,5 triệu người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai
đoạn quy hoạch là 0,97%.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

23


Đảm bảo 89 - 90% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2020. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt 65 - 70% vào năm 2020.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5% vào năm 2020. Hàng năm, số trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn được chăm sóc tăng từ 15 - 20%.
Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho 95% học sinh tại thành phố,
thị xã và thị trấn và 85% học sinh ở các vùng, xã miền núi khó khăn. Kiên cố hóa toàn bộ
trường và lớp học.
Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở cả 3
tuyến. Nâng tuổi thọ trung bình lên trên 75 tuổi vào năm 2020.
Có 100% số dân được xem truyền hình và được nghe đài phát thanh vào năm 2020.
Cải thiện cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, cấp điện, cấp
nước sạch. Đảm bảo ít nhất 100% số hộ gia đình được dùng nước sạch vào năm 2020.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 37% vào năm 2020.
Diện tích nhà ở khu vực đô thị đạt 18 - 20 m2/người vào năm 2020.
Bảo đảm trật tự an toàn xã hội và quốc phòng - an ninh. Thực hiện tốt mục tiêu "ba
giảm, ba yên" trên địa bàn. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn
giao thông; đảm bảo 100% người nghiện ma tuý được phát hiện, quản lý, cai nghiện và hạ
thấp tỷ lệ tái nghiện.
c) Mục tiêu bảo vệ môi trường
Cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng
của độ che phủ, đạt 60% vào năm 2020.
Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn: 100% cơ sở sản xuất
kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 95 - 100% rác thải được thu gom, xử lý trong năm
2020.
2.2. Các khâu đột phá theo ngành và lĩnh vực
- Hình thành các cực tăng trưởng, vùng trọng điểm: Khu kinh tế Đông Nam Nghệ
An, thành phố Vinh, Hoàng Mai, Thái Hoà, Con Cuông, vùng ven biển, các khu công
nghiệp.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp
ứng yêu cầu phát triển.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ ở cả đô thị và nông thôn.
- Tập trung đầu tư để hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực trong những ngành
và lĩnh vực có lợi thế so sánh (nhất là ngành dịch vụ) nhằm tạo ra thế và lực cho sự phát
triển lâu dài của Tỉnh.
- Đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm
thu hút mạnh hơn các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá; phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi và các
điểm dân cư nông thôn nhằm tạo ra một bức tranh phân bố dân cư mới.

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020


24


2.3. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực
2.3.1. Công nghiệp - Xây dựng
- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và thị trường ổn định;
quan tâm phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao để tạo đột phá cho tăng trưởng
của Tỉnh.
- Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt
12,0 - 12,5%/năm.
- Đến năm 2020, công nghiệp chiếm khoảng 23 - 24% GDP. Cơ cấu nội bộ ngành
công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt
khoảng 88% vào năm 2020.
- Phát triển các lĩnh vực công nghiệp chủ yếu sau: sản xuất vật liệu xây; chế biến
nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm; khai thác, tinh luyện thiếc; khai thác và chế biến đá
trắng; công nghiệp cơ khí, hóa dầu, công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông; công
nghiệp dệt may, da giày; đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp và các làng
nghề tại địa bàn các huyện.
2.3.2. Dịch vụ
Nâng cao hơn nữa vai trò của dịch vụ đối với nền kinh tế, hỗ trợ, thúc đẩy các
ngành, lĩnh vực khác phát triển. Xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm dịch vụ lớn.
Nhịp độ tăng trưởng dịch vụ bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,5 14,0%/năm.
Phát triển các phân ngành dịch vụ chủ yếu:
- Du lịch:
Phát triển du lịch Nghệ An nhằm đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế
quan trọng của Tỉnh. Dự kiến mức tăng trưởng khách du lịch bình quân thời kỳ 2011 2020 khoảng 13%/năm. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch.
- Thương mại:
Phát triển nhanh thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
của nhân dân, tạo điều kiện để phát triển thương mại ở nông thôn, miền núi. Xây dựng
Vinh - Cửa Lò trở thành trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung Bộ.

- Tài chính - ngân hàng:
Tạo điều kiện và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng hoạt động, kinh doanh, thu hút
các ngân hàng lớn trong và ngoài nước, các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh
tại Tỉnh.
- Vận tải, kho bãi:
Phát triển đa dạng loại hình vận tải, tận dụng hiệu quả các loại hình vận tải đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường không; tạo đột phá trong vận tải biển, phát triển dịch
vụ hàng hải và vận tải hành khách đường không.
- Phát triển bưu chính, viễn thông thành một trong những dịch vụ mũi nhọn, đóng
vai trò hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp ngày càng lớn cho GDP.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

25


×