Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lê văn thảo (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.28 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ HƯỜNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
LÊ VĂN THẢO

Chuyên ngành : Lý luận văn học
Demo Mã
Version
số - Select.Pdf
: 60 22SDK
01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒ THẾ HÀ

HUẾ, 2014
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả



Phan Thị Hường

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành bởi sự hướng dẫn khoa học rất
nghiêm túc và tận tâm; bởi sự động viên, khuyến khích rất chân thành
và kịp thời của thầy giáo, PGS.TS Hồ Thế Hà, giảng viên khoa Ngữ
Văn trường Đại học Khoa học Huế. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân và kính
trọng sâu sắc đối với thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
Đại học – Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, bản
thân tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giảng dạy nhiệt tình của quí thầy cô
giáo trong Khoa Ngữ Văn trường ĐHSP Huế, ĐHKH Huế, ĐHSP Hà
Nội, Viện Văn học, Viện Khoa học xã hội, và Nhà văn Lê Văn Thảo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xin trânVersion
trọng cảm- ơn
Ban Giám SDK
Đốc Sở Giáo Dục & Đào Tạo
Demo
Select.Pdf
Đồng Nai, Ban Giám Hiệu trường THPT Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ,
tỉnh Đồng Nai, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tạo điều

kiện về thời gian, hỗ trợ về kinh phí và động viên về tinh thần trong
suốt thời gian tôi thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, những người đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian tôi
học tập và thực hiện luận văn.

Tác giả luận văn

Phan Thị Hường

iii
iii


MỤC LỤC
Phụ bìa .................................................................................................................... i
Lời cam đoan ......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 7
5. Đóng góp khoa học của đề tài .............................................................................. 7
6. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 8
NỘI DUNG ............................................................................................................ 9
Chương 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
TIỂU THUYẾT LÊ VĂN THẢO ......................................................................... 9
1.1. Con người đời thường, bé nhỏ ........................................................................ 11
1.2. Con người nhân hậu, giàu nghĩa khí ................................................................ 18


Demo Version - Select.Pdf SDK

1.3. Con người với nỗi đau chiến tranh .................................................................. 24
Chương 2. KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT LÊ VĂN THẢO ....................................................................... 31
2.1. Không gian nghệ thuật .................................................................................... 32
2.1.1. Không gian hiện thực ................................................................................... 33
2.1.2. Không gian tâm tưởng ................................................................................. 39
2.2. Thời gian nghệ thuật ....................................................................................... 43
2.2.1. Thời gian sự kiện, tuyến tính ........................................................................ 44
2.2.2. Thời gian đồng hiện, dòng ý thức ................................................................. 48
Chương 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
LÊ VĂN THẢO ................................................................................................... 58
3.1. Người trần thuật.............................................................................................. 58
3.1.1. Trần thuật ngôi thứ ba ................................................................................. 58
3.1.2. Sự kết hợp trần thuật ngôi thứ nhất và trần thuật ngôi thứ ba ...................... 62

1


3.2. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................................ 65
3.2.1. Dấu ấn văn hóa vùng miền trong ngôn ngữ trần thuật ................................. 66
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật....................................................................................... 72
3.2.3. Tính đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật ..................................................... 80
3.3. Giọng điệu trần thuật ...................................................................................... 83
3.3.1. Giọng ngậm ngùi, thương cảm ..................................................................... 84
3.3.2. Giọng suy tư, chiêm nghiệm ......................................................................... 87
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93

PHỤ LỤC ............................................................................................................. P1

Demo Version - Select.Pdf SDK

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Những ai quan tâm đến đời sống văn học miền Nam những năm gần đây
đã rất quen thuộc với nhiều cây bút trẻ như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc
Thuần… Họ đã bước vào làng văn theo năng lực sở trường và thể hiện bản lĩnh
nghệ thuật của chính mình. Riêng đối với lớp nhà văn “lão thành”, cái tên Lê Văn
Thảo cũng là một hiện tượng đáng chú ý. Đó là người đã sống trọn thế kỉ XX,
chứng kiến những đổi thay chính trị - xã hội qua hai thời kỳ kháng chiến và hòa
bình xây dựng đất nước. Người đã một lòng gắn bó với những người nông dân
thuần phác Nam Bộ, hiểu và yêu thương họ như chính bản thân mình. Tác phẩm của
Lê Văn Thảo dù ở thể loại nào, truyện ngắn hay tiểu thuyết cũng đều có nội dung
phong phú, đa dạng và rất dung dị, đời thường. Thời gian cuộc đời thu ngắn lại, Lê
Văn Thảo càng sống được nhiều hơn với những sáng tác ở thể loại tiểu thuyết, với
những thể nghiệm mới trong nghệ thuật tiểu thuyết. Ông được đánh giá là nhà văn
không có tuổi già, mặc dù ông đã qua tuổi “thất thập cổ lai hy”. Tiểu thuyết Lê Văn
Thảo được các nhà phê bình đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng như: Giải

Demo Version - Select.Pdf SDK

thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, ông còn vinh
dự nhận giải thưởng văn học Asean 2006.
1.2. Sự nghiệp văn chương đã tạo nên tên tuổi Lê Văn Thảo, ông xứng đáng
là gương mặt tiêu biểu trong lực lượng các nhà văn hiện đại Việt Nam. Ông đã cho

ra đời một khối lượng tác phẩm không nhỏ với nhiều thể loại bút ký, truyện ngắn
và tiểu thuyết. Và thời gian đã chứng minh sức sống của nó, đặc biệt với thể loại
tiểu thuyết.
“Lê Văn Thảo: Nhà văn của xứ sở Nam Bộ” [67]. Đúng vậy! Đọc tiểu thuyết
Lê Văn Thảo, người đọc có thể cảm nhận và hiểu rõ con người , thiên nhiên Nam
Bộ trong những năm bão tố chiến tranh cũng như trong thời bình. Sở dĩ như vậy vì
Lê Văn Thảo đã dành trọn tình cảm trân trọng, yêu thương người dân Nam Bộ. Ông
coi họ như một phần máu thịt đời mình. Viết về vùng đất Nam Bộ, ông không giấu
niềm tự hào, kiêu hãnh khi tả thiên nhiên mà mình sống, chiến đấu trên mảnh đất
này. Đi ra khỏi trang văn của ông mà ta vẫn nghe mùi đất, mùi nước, mùi thiên
nhiên Nam Bộ. Với giá trị nhiều mặt như vậy, chúng tôi hướng tới đề tài luận văn
3


Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê văn Thảo để nghiên cứu một cách có hệ thống
bằng phương pháp tiếp cận khoa học.
1.3. Mặt khác, đề tài chọn nghiên cứu “thế giới nghệ thuật” bởi nó nằm trong
sự tương quan với quan niệm nghệ thuật (các học giả của Viện văn học thế giới
mang tên Gorki cũng thường xem xét thế giới nghệ thuật trong sự tương quan với
quan niệm nghệ thuật). Đó là mô hình được đúc kết nhằm phản ảnh chỉnh thể nội tại
của thế giới nghệ thuật do người nghệ sĩ sáng tạo ra mà người ta chỉ có thể khám
phá từ bên trong văn bản. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật không chỉ nhằm để giải
mã, phát hiện ý nghĩa biểu đạt của một tác phẩm, mà còn nhằm khám phá quy tắc
ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm, tìm thấy tính độc đáo, không lặp lại của ngôn
ngữ ấy, cùng những giới hạn biểu hiện, chiếm lĩnh đời sống của nó. Thế giới nghệ
thuật nhà văn nào cũng thế: phong phú, phức tạp, đa dạng, có khi mâu thuẫn, có khi
rời rạc nhưng đó là những biểu hiện bề mặt. Đằng sau bề mặt muôn hình muôn vẻ
ấy là một cấu trúc bề sâu. Nó chính là cái bất biến, cái mẫu số chung cho mọi tác
phẩm của nhà văn. Khi tìm ra cái cấu trúc bất biến ấy, ta sẽ thấy mọi cái đa dạng rời
rạc kia đều có sự thống nhất cao độ.

2. Lịch sử vấn đề

Demo Version - Select.Pdf SDK

2.1. Truyện ngắn Lê Văn Thảo đã trở thành một trong những biểu tượng
truyện ngắn Nam Bộ đương đại. Ông còn khẳng định sự thành công ở thể loại tiểu
thuyết. Càng về sau, nhà văn Lê Văn Thảo càng dành nhiều tâm huyết cho tiểu
thuyết. Chính vì vậy, khi các tiểu thuyết lần lượt ra đời, nó đã thu hút sự chú ý đặc
biệt của giới nghiên cứu, sự quan tâm của độc giả và tạo được hiệu ứng trong đời
sống văn chương. Ngoài các buổi tọa đàm, còn có nhiều bài báo giới thiệu về tiểu
thuyết của nhà văn. Nhìn chung, những đóng góp về tác phẩm của ông được đánh
giá bằng thái độ trân trọng của các nhà nghiên cứu.
Nhà văn Phan Hoàng trong bài viết: “Nhà văn Lê Văn Thảo – hành trình sáng
tạo bền bỉ” đã viết: “… khi quĩ thời gian ngày càng hạn hẹp, nhà văn càng dành
nhiều cho tiểu thuyết, mà chỉ qua đó ông mới thể hiện hết sự tích lũy vốn sống, trải
nghiệm lẫn tư tưởng của chính ông. Hơn nữa, như một nhà văn đàn anh đã nói đất
Nam Bộ là đất của tiểu thuyết, với ngồn ngộn chất liệu hấp dẫn và quyến rũ không
dễ gì khai thác hết. Bằng tài năng của mình, Lê Văn Thảo đang tận dụng tối đa lợi
thế đó…” [70].
4


Nhà văn Triệu Xuân tâm sự: đọc văn Lê Văn Thảo, tôi càng thêm tha thiết tin
yêu đất và người xứ này: Người Nam Bộ có tình cảm trong sáng, chân chất, mộc
mạc nhưng mãnh liệt, ý chí và nghị lực phi thường, bản tánh ngang tàng khảng khái,
chỉ tôn thờ sự thật và coi trọng nghĩa tình... Thế giới nhân vật tiểu thuyết của Lê
Văn Thảo cũng vẫn là cái thế giới của truyện ngắn của ông: những con người bình
thường, những thân phận hẩm hiu, cô độc và bất hạnh, những người ở dưới đáy xã
hội. Lê Văn Thảo không lao vào những đề tài mang “tầm cỡ thời đại”, những vấn đề
chính trị, kinh tế, quốc kế dân sinh. Ông không thích cao đàm khoát luận trên trời

dưới biển mà chỉ thích những điều gần gũi, bình dân [86].
Trên Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 24-6-1999 có đăng
bài viết của Từ Quy. Tác giả bài viết nhận định: Không giới thiệu, không tô vẽ
nhưng tạo cho mỗi nhân vật có được một nội tâm sâu sắc là đặc điểm tiểu thuyết Lê
Văn Thảo. Vì coi văn chương là tấm lòng nên ông thường chú trọng khai thác
những nỗi niềm sâu kín. Nhân vật của ông thường tự nhìn lại cuộc đời mình một
cách nghiêm khắc.
Ngoài ra, trên tạp chí Nhà văn, số ra ngày 12-06-2003 có bài viết của Văn Tuệ
Anh “Nhà văn Lê Văn Thảo: Tôi muốn gọi ra đúng chất của tâm hồn Nam Bộ” đã

Demo Version - Select.Pdf SDK

nhận xét: Câu chuyện trong truyện ngắn Người Sài gòn buồn quá nhưng với tiểu
thuyết Một ngày và một đời, văn chương Lê Văn Thảo đã thực sự quyến rũ bởi vẻ
đẹp thâm trầm, tinh tế”. Văn Tuệ Anh khẳng định: “Điều này cho thấy Lê Văn Thảo
đã trải qua những gian khổ hiểm nguy có thể nói là cùng cực, đặc biệt trong chiến
dịch tết Mậu Thân, suốt ngày quần quật với bọn giặc “thân tàn ma dại”. Chính nhờ
sự lăn lộn trong những cuộc chiến ác liệt mà văn xuôi của Lê Văn Thảo viết về
chiến tranh thấm đẫm tình người, tình đời. Mặt khác, với vốn hiểu biết phong phú
về hiện thực chiến tranh, nhà văn đã thể hiện cái tình sâu thẳm đối với đất nước, dân
tộc, nhân dân, những người đã ngã xuống và những người còn sống”. Cuối bài viết,
Văn Tuệ Anh nhấn mạnh “…Trong văn Lê Văn Thảo, những khẩu ngữ, biệt ngữ
của lớp bình dân Nam bộ trở nên rất có giá, chúng xuất hiện liên tục linh hoạt làm
mới những cảm xúc của người đọc” [4].
Cũng viết về tiểu thuyết Một ngày và một đời, Bích Thu có bài viết trên Báo
Nhân dân, số ra ngày 22-2-1999. Tác giả xác lập vị trí của Lê Văn Thảo trên văn
đàn công khai Sài Gòn và triển vọng của văn xuôi hiện đại: Ngòi bút Lê Văn Thảo
5



tiếp cận xu thế hiện đại là viết ngắn, không phải đơn thuần là tiết kiệm về số chữ số
trang mà viết ít gợi nhiều, dung lượng tiểu thuyết dồn nén trong cấu trúc chặt chẽ,
hợp lý. Tiểu thuyết Một ngày và một đời của Lê Văn Thảo khuấy động không khí
tĩnh lặng của văn xuôi những năm gần đây… Có thể coi, Một ngày và một đời là
biểu hiện đáng tin cậy về khả năng và triển vọng của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Nói về Lê Văn Thảo và tiểu thuyết của ông, có nhà văn bình luận: “Trong cái
thế giới đầy rẫy lừa bịp, đâm chém, du côn, gái điếm, tù tội, đói khổ, bệnh tật, chết
chóc… giống như ác mộng đó vẫn ánh lên những nét nhân bản như ánh nắng hiện
lên sau giông bão của thiên nhiên, giông bão của cuộc đời. Với sự am hiểu về sinh
hoạt, tính cách, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng… của con người ở vùng
đất còn hoang vu ở tận cùng Tổ Quốc, Lê Văn Thảo đã làm nổi hình cuộc sống trên
cái “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” của đất nước. Cách miêu tả cảnh vật của
tác giả tỉ mỉ và đầy ấn tượng làm cho sự vật như chìm nổi trong mộng, hòa hợp với
mạch văn tự sự “độc thoại nội tâm” của nhân vật, có thể coi là “mô hình” của tiểu
thuyết “dòng ý thức” ở nước ta” [52, tr.762]. Đấy là nhận định của Hoài Anh trong
bài viết: “Lê Văn Thảo – Người “Nói thơ” bằng văn xuôi của Nam Bộ”.
2.2. Ngoài những bài viết đơn lẻ bàn về tiểu thuyết của Lê Văn Thảo ra, còn

Demo Version - Select.Pdf SDK

những luận văn đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn như: 1. Sự
ảnh xạ tính cách người Việt ở Nam Bộ vào các nhân vật của tiểu thuyết Lê Văn
Thảo, Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Sáu, trường ĐH Đà Lạt; 2. Luận văn: Tiểu
thuyết Cơn Giông của Lê Văn Thảo, do Nguyễn Thị Hường trường Đại học Văn
Hiến thực hiện; 3. Luận văn Truyện ngắn và tiểu thuyết của Lê Văn Thảo của
Nguyễn Thị Nga trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đi vào nghiên
cứu cả hai lĩnh vực một cách khái quát.
Có thể thấy rằng, sự đóng góp của nhà văn Lê Văn Thảo trong nền văn học
dân tộc nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng là không nhỏ, tuy vậy những bài
viết, những công trình nghiên cứu về văn chương của nhà văn là chưa thỏa đáng.

Ngoài những bài báo, bài giới thiệu cũng có những công trình nghiên cứu, song vẫn
chưa toàn diện, đặc biệt là về lĩnh vực tiểu thuyết – lĩnh vực mà Lê Văn Thảo đã đạt
được những giải thưởng cao quí. Chính vì vậy, nhiệm vụ của chúng tôi đi sâu
nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể - lĩnh vực tiểu thuyết Thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết Lê Văn Thảo.
6


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tiểu thuyết của Lê Văn Thảo, cụ thể: Con đường xuyên rừng (1995), Một
ngày và một đời (1997), Cơn giông (2002), Sóng nước Vàm Nao (2007) và Những
năm tháng nhọc nhằn (2012).
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn tìm hiểu thêm những tác phẩm
khác của ông cũng như một số tác phẩm văn chương của những nhà văn Nam Bộ để
so sánh, đối chiếu làm rõ vấn đề.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Văn Thảo, luận văn sẽ tiến hành
khảo sát và nghiên cứu một số phương diện cơ bản như: Quan niệm nghệ thuật về
con người, Không gian và thời gian nghệ thuật và Nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết Lê Văn Thảo.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp:
4.1. Phương pháp vận dụng lí thuyết thi pháp học, tự sự học
Với phương pháp này, chúng tôi chú ý nghiên cứu tính chỉnh thể nghệ thuật

Demo Version - Select.Pdf SDK

của tiểu thuyết Lê Văn Thảo ở từng bình diện nổi trội của nội dung và hình
thức tác phẩm.

4.2. Phương pháp cấu trúc, hệ thống
Ở đây, chúng tôi tập trung thống kê, phân loại những yếu tố tham gia cấu
thành tác phẩm để đi đến những kết luận khoa học có cơ sở thuyết phục.
4.3. Phương pháp liên ngành
Với phương pháp này, chúng tôi vận dụng kiến thức lịch sử, văn hóa… để
nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những giá trị đặc sắc về phong cách tiểu thuyết Lê
Văn Thảo.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
5.1. Về lý luận
Chỉ ra phong cách tiểu thuyết Lê Văn Thảo từ đó hiểu và tiến hành phân loại,
đánh giá, so sánh với phong cách của nhà văn khác.

7


5.2. Về thực tiễn
Chỉ ra đặc sắc thi pháp tiểu thuyết Lê Văn Thảo trong tiến trình chung của tiểu
thuyết Nam Bộ và tiểu thuyết Việt Nam.
Gợi mở một hướng tiếp cận tiểu thuyết có tính chất toàn diện, có hệ thống về
những đặc sắc của tiểu thuyết Lê Văn Thảo.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
của luận văn gồm ba chương sau.
Chương 1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Lê Văn Thảo
Chương 2. Không gian – thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Văn Thảo
Chương 3. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Văn Thảo

Demo Version - Select.Pdf SDK

8




×