Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu đăc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HƠN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI
RỪNG PHỤC HỒI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG VĂN HƠN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI
RỪNG PHỤC HỒI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K46 - QLTNR - N03

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thoa


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều
tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quán.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Xác nhận giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Xác nhận giáo viên chấm phản biện
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lại hệ thống những kiến thức đã
học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoa
học. Qua đó, sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương
pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc
sau này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đăc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi tại Khu bảo

tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”.
Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo và anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và các thầy, cô giáo bộ môn
đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Thị Thoa người đã trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin cám ơn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng
Hoàng và người dân địa phương nơi em thực hiện đề tài đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho em học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại khu
bảo tồn.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bài khóa luận của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các
thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Sinh viên


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tổ thành và mật độ cây gỗ trạng thái rừng phục hồi tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng ............................................ 29
Bảng 4.2. Tổ thành cây tái sinh trạng thái rừng phục hồi tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng ..................................................... 31
Bảng 4.3. Mật độ cây tái sinh và tỉ lệ CTV trạng thái rừng phục hồi tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng ............................... 33

Bảng 4.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trạng thái rừng phục hồi tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng ....................... 34
Bảng 4.5. Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng phục hồi tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng ............................................ 36
Bảng 4.6. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ........................... 37
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên ............... 38
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên ............................ 42


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Hình dạng, kích thước ÔTC, và sơ đồ bố trí ÔDB ......................... 23
Hình 4.1. Một số hình ảnh điều tra tầng cây gỗ .............................................. 30
Hình 4.2. Thông tre tái sinh chồi .................................................................... 35
Hình 4.3. Lim sẹt tái sinh hạt .......................................................................... 35
Hình 4.4. Biểu đồ phân bố số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao ............. 36
Hình 4.5. Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên ................................ 40
Hình 4.6. Ảnh hưởng của địa hình đến chất lượng cây tái sinh ...................... 41


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

STT
1


Danh từ viết tắt Định nghĩa của danh từ
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên

2

CTV

Cây triển vọng

3

D1.3

Đường kính ngang ngực

4
5
6
7
8

Dt
DT, NB
Hdc
Hvn
ICBG

Đường kính tán
Hướng đông tây và nam bắc

Chiều cao dưới cành
Chiều cao vút ngọn
Dự án da dạng sinh học Việt Nam - Lào

9
10
11
12

Nxb
ODB
OTC
Stt

Nhà xuất bản
Ô dạng bản
Ô tiêu chuẩn
Số thứ tự


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1

1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .................................................. 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .................................. 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 7
2.2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –
Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................. 11
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................. 13
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................... 13
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 17
2.3.3. Nhận xét và đánh giá chung............................................................ 19
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 21


vii

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp luận ........................................................................... 22
3.4.2. Phương pháp kế thừa ...................................................................... 22
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 29
4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ ............................... 29

4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng phục hồi ...................... 30
4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh .......................................... 31
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng.............. 32
4.2.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh............................................. 33
4.3. Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh ............................................. 35
4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao.................................................. 35
4.3.2. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ............................ 37
4.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên ........................... 38
4.4.1. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi ................................................. 38
4.4.2. Ảnh hưởng của địa hình .................................................................. 40
4.4.3 Ảnh hưởng của độ tàn che ............................................................... 41
4.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh rừng phục hồi tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng ................................................... 42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 44
5.1. Kết luận ................................................................................................. 44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
PHỤ BIỂU


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ xưa tới nay, ông cha ta đã có câu tục ngữ “rừng vàng, biển bạc”, quả
là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể
sống thiếu rừng. Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng
ta O₂ và hút khí CO₂ do chúng ta thải ra. Cây rừng rất quan trọng đối với sự sống
của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao,

cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Cây rừng còn chắn gió,
từng tán lá, cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn
chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua….
Diện tích rừng ở Việt Nam năm 2017, diện tích rừng đạt 14,4 triệu hecta
với độ che phủ là 41,45%. Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự
nhiên bị suy giảm trong thời gian qua và kéo theo sự suy giảm về đa dạng sinh
học đối với các hệ sinh thái rừng nói chung. Diện tích rừng tự nhiên đang có
chiều hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Thực tiễn đã chứng minh
rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững chỉ có thể giải
quyết thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật sống của
hệ sinh thái rừng. Do đó nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng được xem là cơ sở
quan trọng nhất, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập
các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng, góp phần quản
lý và kinh doanh rừng lâu bền.
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập theo Quyết định số
3841/ QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tình Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm
1999 với tổng diện tích là 11.280 ha. Khu vực này có hệ sinh thái rừng núi đá
độc đáo, có tính ĐDSH phong phú với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm
và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá.


2

Ngày 10/7/2014 UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 1518/QĐUBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên
năm 2003 và đến năm 2020, Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng được quy
hoạch theo ranh giới mới trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn gồm: Cúc Đường, Vũ
Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, Phú Thượng và thị
trấn Đình Cả với tổng diện tích tự nhiên là 19.913,54 ha.
Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm
trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây có giá trị chưa

kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến
sử dụng bền vững tài nguyên cây rừng là một vấn đề rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay. Đối với khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng cũng
đang phải đối mặt với sự suy giảm tài nguyên nghiêm trọng, đòi hỏi phải củng
cố thêm công tác bảo vệ và phát triển một cách lâu dài và bền vững hơn xuất
phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tái
sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần
Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, từ đó làm cơ sở khoa học
đề xuất các giải pháp lâm sinh, xúc tiến tái sinh trên trạng thái rừng tại khu vực
nghiên cứu
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các đặc điểm cấu trúc tổ thành loài và mật độ tầng cây gỗ
- Xác định được một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh thúc đẩy quá trình tái sinh
tự nhiên trạng thái rừng phục hồi.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết
cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm
việc với cộng đồng thôn bản và người dân.
- Các kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài có thể áp dụng vào việc
quản lý và bảo tồn thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng và các điạ bàn có điều kiện tương tự.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nhằm bổ sung những hiểu biết về đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng
thái rừng phục tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng.
Là cơ sở giúp Ban quản lý Khu BTTN tham khảo xây dựng kế hoạch
quản lý bảo vệ, phát triển rừng một cách có hiệu quả hơn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Tái sinh rừng: Là một quá trình mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng.
Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của
những loài cây gỗ ở các nơi có hoàn cảnh rừng: Dưới tán rừng, lỗ trống trong
rừng, rừng sau khi khai thác, trên đát rừng làm nương rẫy... Vai trò của thế hệ
cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Vì vậy tái sinh rừng theo nghĩa hẹp là
quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Sự
xuất hiện của lớp cây con là nhân tố mới làm phong phú thêm số lượng và thành
phần loài trong quần lạc sinh vật đóng góp vào việc hoàn thành tiểu hoàn cảnh
rừng làm thay đổi quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong hệ
sinh thái. Do đó tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một
hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học,
đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục, đảm bảo cho việc sử dụng rừng thường xuyên.
Phục hồi rừng: Được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện
tích rừng đã bị mất. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp và nhiều giai đoạn
kết thúc bằng sự xuất hiện của một thảm thực vật cây gỗ. Để tái tạo phục hồi
rừng có rất nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mức độ tác động của con người
mà người ta có thể phân ra là: Phục hồi tự nhiên, phục hồi nhân tạo, phục hồi
tự nhiên có sự tác động của con người.

Cấu trúc rừng: Là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có
thể cùng sinh sống hòa thuận trong một khoảng không gian nhất định 5 trong
một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự xuất
hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành


5

phần trong hệ sinh thái. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình
thái và cấu trúc tuổi.
Khôi phục (restoration): Hiểu một cách chính xác về mặt lý thuyết thì
khôi phục lại một khu rừng bị suy thoái (rừng nghèo) là đưa khu rừng đó trở về
nguyên trạng ban đầu của nó. Đưa về nguyên trạng bao gồm cả các thành phần
thực vật, động vật và toàn bộ các quá trình sinh thái dẫn đến sự khôi phục lại
hoàn toàn tính tổng thể của hệ sinh thái.
- Phục hồi (rehabilitation): Khái niệm phục hồi rừng được định nghĩa
như là gạch nối (trung gian) giữa cải tạo và khôi phục. Trong trường hợp này,
một vài cố gắng có thể được thực hiện để thay thế thành phần dễ thấy nhất của
thảm rừng gốc, đó thường là tầng cây cao bao gồm cả các loài bản địa được
thay thế bằng các loài có giá trị kinh tế và sinh trưởng nhanh hơn.
- Cải tạo hay là thay thế (reclamation or replacement): Khái niệm này
được hiểu là sự tái tạo lại năng suất và độ ổn định của một lập địa bằng cách
thiết lập một thảm thực vật hoàn toàn mới để thay thế cho thảm thực vật gốc đã
bị thoái hoá mạnh. Ở vùng nhiệt đới, các xã hợp thực vật được thay thế này
thường đơn giản nhưng lại có năng suất cao hơn thảm thực vật gốc. Các lập địa
rừng nghèo kiệt, trảng cây bụi… là đối tượng của hoạt động này và cũng là
những cơ hội cho việc thiết lập các rừng công nghiệp sử dụng các loài cây nhập
nội sinh trưởng nhanh hơn và có giá trị kinh tế cao hơn so với thảm thực vật
gốc.

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu
nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động
vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng.


6

Baur G.N.(1976) [2] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh
áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Odum E.P (1971) [35] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
Catinot R. (1965) [4]; Plaudy J [24] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng
bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua
việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến...
Lamprecht H. (1989) [34] căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây
trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa
sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần thụ
lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng. I.D. Yurkevich (1960) đã chứng minh
độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của đa số các loài cây gỗ là 0,6
- 0,7.
Độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống
của cây con. Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và
quần thụ, V.G.Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh
tranh về dinh dưỡng khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần

nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi
và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992)
[1].
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây
bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của
tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những


7

quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây
bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng
kể. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều
kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất
lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973) (Nguyễn Văn Thêm,
1992) [17].
Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm
sáng tỏ việc đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Đó là cơ sở để xây
dựng các phương thức lâm sinh hợp lý.
Bên cạnh đó các công trình của các tác giả Richards, Baur, Catinot, Odum,
Van Stennis... được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu trúc rừng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Mặc dù các nghiên cứu trong nước chưa thực sự đa dạng, chưa đánh giá
được một cách đầy đủ và toàn diện về sinh khối nhưng những nghiên cứu ban
đầu về lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng, làm nền tảng phục vụ cho việc
xây dựng các biện pháp, định hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh
hợp lý.
Trần Đình Lý và các cộng sự (1995) [26] nghiên cứu xác định diện tích
và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng. Nghiên
cứu đưa ra một cách nhìn hệ thống và toàn diện về biện pháp kỹ thuật khoanh

nuôi phục hồi rừng. Với việc phân biệt rõ ràng giữa rừng và thảm thực vật,
nghiên cứu đưa ra khái niệm khoanh nuôi phục hồi rừng là “quá trình lợi dụng
triệt để quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con
người nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian xác định
theo mục đích đặt ra”. Qua cách nhìn nhận đó xác định được đối tượng cụ thể
cho khoanh nuôi phục hồi rừng. Xác định thời gian khoanh nuôi và tiêu chuẩn
cần đạt của rừng khoanh nuôi. Xác định được nội dung công việc cần tiến hành


8

trong quá trình khoanh nuôi ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu đã xây dựng
được bản quy phạm cho khoanh nuôi phục hồi rừng và xây dựng được danh lục
sơ bộ gồm 155 loài cây bản địa có thể sử dụng cho việc khoanh nuôi và phục
hồi rừng. Đây là công trình đầu tiên ở việt nam đề cập một cách hệ thống từ cơ
sở khoa học đến quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt Nam. Nghiên cứu
này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng quy phạm chưa xây dựng được quy trình
khoanh nuôi cụ thể cho từng vùng và từng loại hình rừng cụ thể.
Lê Sáu (1996) [10] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết
hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng
thành 6 trạng thái.
Viện khoa học Lâm nghiệp (2001) [31] xây dựng chuyên đề về canh tác
nương rẫy. Chuyên đề đã giới thiệu các công trình nghiên cứu về đánh giá hiện
trạng canh tác nương rẫy ở Tây Nguyên (1998-1999) (Đỗ Đình Sâm và cộng
sự), canh tác nương rẫy của một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Võ Đại Hải,
Trần Văn Con, Nguyễn Xuân Quát và cộng sự), kết quả nghiên cứu xây dựng
mô hình canh tác nương rẫy theo hướng sử dụng đất bền vững ở Tây Bắc (Ngô
Đình Quế và cộng sự). Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc về tập quán canh
tác nương rẫy ở Tây Nguyên và các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý đất
rừng. Giới thiệu kết quả bước đầu khảo nghiệm 4 mô hình sử dụng cây họ đậu

để làm tăng độ che phủ, phục hồi nhanh độ phì đất bỏ hoá và làm tăng năng
suất cây trồng nông nghiệp.
Lâm Phúc Cố (1994, 1996) [8], [9] nghiên cứu diễn thế rừng thứ sinh sau
nương rẫy ở Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã phân chia thành 5
giai đoạn và kết luận: diễn thế thứ sinh sau nương rẫy theo hướng đi lên tiến tới
rừng cao đỉnh. Tổ thành loài tăng dần theo các thời gian phát triển từ 4 loài
(dưới 5 năm) tăng dần lên 5 loài (trên 25 năm). Rừng phục hồi có một tầng cây
gỗ giao tán ở thời gian 10 tuổi và đạt độ tàn che 0,4.


9

Đặng Kim Vui (2002) [6] khi nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau
nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đối tượng là rừng phục hồi
tự nhiên ở các giai đoạn tuổi khác nhau, đã nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài,
cấu trúc dạng sống, cấu trúc hình thái, mật độ, độ phủ,... của các trạng thái rừng
và kết luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái rừng phục hồi giảm dần khi giai
đoạn tuổi tăng lên, đồng thời số loài cây gỗ tăng dần, số loài cây cỏ, cây bụi
giảm nhanh. Theo quá trình phục hồi, trạng thái rừng có sự thay đổi về tầng thứ
và thành phần thực vật ở các tầng, ở giai đoạn cuối của quá trình phục hồi (từ
10 - 15 tuổi) rừng có cấu trúc 5 tầng rõ rệt. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả phục hồi rừng sau nương rẫy.
Vũ Tiến Hinh (1991) [33] nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của
rừng tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận
xét: hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên
hệ chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số
tổ thành tầng tái sinh cũng vậy.
Nguyễn Ngọc Lung (1991,1993) [14], [15] và cs khi nghiên cứu về
khoanh nuôi và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải
nắm chắc các yếu tố môi trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực

vật. Qua đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi đúng
hướng, quá trình này được gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Trần Xuân Thiệp (1995) [29] đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong
các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ
8.000 - 12.000, lớn hơn rừng nguyên sinh.
Thái Văn Trừng (1978) [25] đã xây dựng quan niệm “Sinh thái phát sinh
quần thể ” trong thảm thực vật rừng nhiệt đới và vận dụng để xây dựng biểu
phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo tác giả một công trình nghiên
cứu về thảm thực vật mà không đề cập đến hoàn cảnh thì đó là một công trình


10

hình thức, không có lợi ích thực tiễn. Trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng
là nhân tố quan trọng khống chế và điều khiển quá trình TSTN cả ở rừng nguyên
sinh và rừng thứ sinh.
Mặt khác, theo Thái Văn Trừng, một kiểu thảm thực vật có xuất hiện hay
không trước hết phụ thuộc vào khu hệ thực vật ở đó và điều kiện khí hậu thổ
nhưỡng thích hợp.
Việc tái sinh phục hồi lại rừng trên đất chưa có rừng ngoài việc bị chi
phối bởi khu hệ thực vật thì nó còn chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách từ nơi đó
đến các khu rừng lân cận. Thực vật có khả năng tự phát tán để gieo giống hoặc
gieo giống nhờ gió, nhờ nước, nhờ động vật. Tuy vậy, phạm vi phát tán để gieo
giống của bất kỳ cách thức nào cũng không phải là vô hạn, nên khoảng cách
càng xa thì khả năng tái sinh của thực vật càng kém vì càng xa thì mật độ hạt
giống đưa đến càng thấp. Phạm Ngọc Thường đã nghiên cứu mối liên quan
giữa khoảng cách từ nguồn giống tự nhiên đến khu vực tái sinh trên đất sau
canh tác nương rẫy và kết luận: “Khoảng cách từ nơi tái sinh đến nguồn cung
cấp giống càng xa thì mật độ và số loài cây tái sinh càng thấp”.
Dựa vào mật độ tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [32] đã phân chia khả năng

tái sinh rừng thành 5 cấp: Rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật độ tái
sinh tương ứng là trên 12.000 cây/ha, 8.000-12.000 cây/ha, 4.000-8.000 cây/ha,
2.000-4.000 cây/ha. Nhìn chung, nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số
lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh.
Trần Ngũ Phương (1970) [27] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa
mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của
con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả
cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực
vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng
cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh


11

tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống
rừng khí hậu ban đầu”.
Trần Ngũ Phương (2000) [28] khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng
tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng
tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già
cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một
tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế
nó sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất
hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện
một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực
vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”.
Nguyễn Văn Trương (1983) [18] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp
cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng.
Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải
trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai
trên quy mô hạn chế. Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho

từng đối tượng rừng cụ thể là hết sức cần thiết nếu muốn đề xuất biện pháp kỹ
thuật chính xác.
2.2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –
Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Theo Nguyễn Thị Thoa (2014) [21], nghiên cứu tính đa dạng thực vật
thân gỗ ở Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng và đã xác định được 611 loài,
344 chi, 107 họ thuộc 2 ngành thực vật thuộc 10 quần hệ và 9 phân quần hệ của
4 lớp thảm thực vật. Đã xác định được 49 loài thực vật thân gỗ qúy hiếm. Đã
sử dụng chỉ số Shannon – Wiener (H), chỉ số mức độ ưu thế (Cd), chỉ số tương
đồng (SI), chỉ số entropy Rẽnyi (Hα) để phân tích tính đa dạng của hệ thực vật
ở đây. Ngoài ra còn nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên, một số yếu


12

tố tác động đến tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn và đề xuất giải pháp
nhằm bảo tồn hệ thực vật nói riêng và thực vật thân gỗ nói chung.
Theo Nguyễn Duy Tùng (2014) [14], đã nghiên cứu hiện trạng các loài
thực vật nguy cấp, quý hiếm và đề xuất giải pháp tại Khu BTTN Thần Sa –
Phượng Hoàng huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên, kết quả đã thống kê trong
khu bảo tồn có 60 loài thực vật quý hiếm thuộc 39 họ, trong đó đã thống kê
được số loài quý hiếm phân bố theo tuyến và theo trạng thái rừng
Trần Xuân Sinh (2004) [30], Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng huyện
Võ Nhai (Thái Nguyên) là khu rừng đặc dụng diện tích rừng là 11.220 ha, có
mục đích bảo tồn các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và bảo tồn các nguồn
gen động thực vật, đặc biệt là loài quý hiếm và đặc hữu. Ưu thế là các loài
Nghiến, Trai, Đinh, Chò chỉ, Mạy tèo, Ô rô,… nổi bật là ưu hợp Nghiến + Ô
rô.
Ngô Xuân Hải và cs (2010) [12], đã phân loại thảm thực vật Thần Sa
thành 5 kiểu theo phương pháp phân loại của Thái Văn Trừng. Về thành phần

thực vật có 1086 loài, thuộc 645 chi và 160 họ của 5 ngành thực vật. Có 44 loài
có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài có tên trong Nghị định số
32/2006/ND-CP. Số loài thực vật rừng trong khu hệ thực vật diễn biến theo
chiều hướng giảm về số lượng và chất lượng, đặc biệt một số cá thể quý hiếm
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Điền Thị Hồng (2012) [7], Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải
pháp đồng quản lý tại Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng tham gia đồng quản
lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên thần Sa – Phượng Hoàng là rất lớn (cả về
nguồn lực con người, trình độ chuyên môn về bảo tồn và bảo về đa dạng sinh
học). Mặt khác Ban QLKBT rất cần sự tham gia của các bên liên quan để đảm
bảo thực hiên công tác quản lý tại Khu bảo tồn được tốt hơn; Về phía các bên


13

liên quan, qua phân tích cho thấy họ có điều kiện tham gia đồng quản lý. Tác
giả đưa ra 5 nguyên tắc đồng quản lý rừng: (1) Đảm bảo tính hợp pháp; (2) Tự
giác tham gia; (3) Bình đẳng; (4) Đảm bảo lợi ích kinh tế; (5) Đảm bảo tính bền
vững.
Những kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng
trên thế giới và trong nước cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp
nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ở một số vùng. Đặc biệt là sự vận dụng
các hiểu biết về quy luật tái sinh tự nhiên để xây dựng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh nhằm quản lý rừng bề vững. Tuy nhiên, thảm thực vật rừng nhiệt đới
rất đa dạng và phức tạp, đời sống của nó gắn liền với điều kiện tự nhiên ở từng
vùng địa lý. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu quy luật tái sinh tự nhiên của các
hệ sinh thái rừng ở các vùng địa lý khác nhau là rất cần thiết.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa giới hành
chính huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía Bắc,
có toạ độ địa lý:
- Từ 1050 51’05" đến 1060 08’38" kinh độ Đông;
- Từ 210 45’12" đến 210 56’30" vĩ độ Bắc.
Về ranh giới:
• Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
• Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
• Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
• Phía Nam giáp với các huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn nằm trong địa giới hành chính bao gồm
một phần diện tích của của 6 xã và một thị trấn thuộc huyện Võ Nhai gồm: Thị


14

trấn Đình Cả, xã Phú Thượng, xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Thượng Nung, xã
Nghinh Tường, xã Vũ Chấn. Tổng diện tích đất quy hoạch vùng lõi khu rừng
đặc dụng là 17.639,0 ha.
2.3.1.2. Địa hình địa mạo
Nhìn chung, địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
bị chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành. Chúng
có đặc điểm chung là: Núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu. Có 3 kiểu địa hình
chính như sau:
- Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm diện tích khá lớn,
có độ cao dưới 800m, là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp vùng đệm của khu
bảo tồn.
- Nhóm kiểu địa hình núi đá vôi: Nhóm này chiếm hầu hết diện tích khu
bảo tồn, chúng có kiểu kiến trúc dễ nhận biết, độ cao trung bình trên 800m.

- Nhóm kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất:
nhóm này có địa hình thấp, bằng phẳng, ở giữa dãy núi xuất hiện những con
sông, suối và những cánh đồng lúa hoặc hoa màu của dân chúng thuộc vùng
đệm của khu bảo tồn.
2.3.1.3. Khí hậu
- Khu vực nghiên cứu với nhiều yếu tố tự nhiên đặc trưng cho cả huyện,
nên mang nhiều đặc điểm chung của khí hậu toàn huyện Võ Nhai. Võ Nhai có 2
mùa trong năm, mùa đông khô, lạnh và mùa hè nóng ẩm, nhiều mưa.
- Nằm ở giữa của 2 khối núi lớn hình vòng cung với hướng mở về phía
bắc, Võ Nhai liên tiếp hứng chịu những đợt gió mùa mùa đông. Cộng với ảnh
hưởng của độ cao, điều này đem đến cho huyện một mùa đông lạnh điển hình.
Nhiệt độ trung bình hằng năm 22,9°C. Nhiệt độ tối đa khoảng 39,5°C (tháng
6), tối thấp là 3°C (tháng 1). Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, các
tháng nóng nhất là tháng 6, 7 có nhiệt độ trung bình tháng khoảng 27,9°C. Vào


15

mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 34 3 năm sau), xuất hiện rét đậm, rét hại, nhiều
khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con nguời và sự phát triển cây
trồng, vật nuôi. Biên độ ngày và đêm trung bình là 7°C, lớn nhất vào tháng 10,
khoảng 8,2°C. Phía bắc huyện lạnh nhiều, phía nam ít lạnh hơn. Chế độ nhiệt
này khiến Võ Nhai có thể phát triển các loại cây cận nhiệt đới, nhất là các loại
cây ăn quả, ngoài ra ở vùng ấm phía nam có thể trồng cây nhiệt đới.
- Lượng mưa trung bình hằng năm 1.941,5 mm và phân bố không đều
trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, tổng cộng tới 1.765 mm
(91% tổng lượng mưa cả năm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2 mm.
Trong các tháng mùa khô xảy ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến cây trồng vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, trung bình
tháng biến thiên từ 75-86%.
2.3.1.4. Thủy văn
Đặc điểm nổi bật của hệ thống thủy văn trong khu bảo tồn thiên nhiên là
mật độ dòng chảy bề mặt thấp do điều kiện địa hình núi đá vôi, nhiều hang động
Các-xtơ và suối ngầm.
Dòng chảy tương đối hẹp, tốc độ dòng chảy tương đối lớn. Có suối ngầm,
có sự xuất hiện đột ngột dòng chảy trên bề mặt tạo nên cảnh quan đẹp trong
khu bảo tồn thiên nhiên.
Điều khiện khí hậu cùng với đặc điểm địa hình địa mạo tạo nên những
vùng có tài nguyên động, thực vật phong phú, đặc hữu và quý hiếm.
2.3.1.5. Địa hình thổ nhưỡng
Đất đai trong khu bảo tồn gồm 2 loại chính:
- Nhóm đất nàu nâu đỏ (feranit) trên núi đá vôi và nhưng nơi dốc tụ chân
núi đá:


16

Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thường
xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhưng đất có độ phì cao nên thường bị người dân
đồng bào phát nương làm rẫy. Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi chua (pH =
5,5 – 6,5), tầng B phát triển mạnh và có màu đỏ tươi dễ nhận biết.
Xen kẽ loại đất đỏ có loại đất xám trên đá vôi với diện tích không lớn
nhưng độ phì cao hơn, hàm lượng mùn và tầng mùn lớn hơn, kết cấu đất đa
phần là hạt, trên loại đất này đồng bào thường trồng ngô và khoai sọ, cây trồng
sinh trưởng rất tốt.
- Loại đất vàng hoặc vàng đỏ xám trên phiến thạch sét và đá biến chất:
Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn, nó được phân bố ở các thôn: Mỏ Gà,
Cao Lầm, Cao Biển (xã Phú Thượng), thôn Hạ Sơn Dao (xã Thần Sa). Tầng

đất của nó mỏng đến trung bình và dày. Phân bố chủ yếu ở các vùng có độ dốc
cao dưới 300-600 m, loại đất này có thành phần cơ giới biến động khá mạnh
trong giới hạn từ cát pha thịt nặng nói chung, trên các loại đá biến chất có thành
phần cơ giới nhẹ hơn so với trên đá phiến sét.
Trong khu vực điều tra có độ cao trên 600-700 m vùng núi đất xuất hiện
loại đất này, nhưng loại đất này ở vùng cao, còn rừng già có lượng mùn nhiều
hơn, tầng A1 phát triển hơn và màu sẫm hơn, tầng B có hàm lượng khá lớn, có
nơi có cả tầng AB. Độ dày tầng đất thuộc loại trung bình, nhiều nơi có đá lẫn
với hàm lượng khá lớn, đất thuộc loại chua.


×