Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Trọn bộ tài liệu bài giảng điều dưỡng thảm họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.4 MB, 113 trang )

International Cooperation Initiative Programme
Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology, Japan

Disaster Nursing

The Japanese Red Cross Kyushu International College of Nursing
in cooperation with
The Nam Dinh University of Nursing



Chương 1:
Quản lý thảm hoạ
Tomoko Uemura, Etsuko Kita
Japanese Red Cross Kyushu International College of Nursing



Quản lý thảm hoạ là quá trình mang tính
hệ thống, tận dụng nguồn lực có được từ chính
sách gồm cả khả năng thích ứng của khu vực và
từng cá nhân, kể cả mọi hoạt động có thể có để
giảm thiểu thiệt hại.
Ngay từ đầu quản lý thảm hoạ vốn dĩ là lĩnh
vực thuộc phạm vi rộng nhưng tiêu điểm trong
cuốn sách này chúng tôi đề cập chủ yếu vào việc
điều trị, điều dưỡng trong thảm hoạ. Để hiểu rõ
vai trò của điều dưỡng khi thảm hoạ và và hoàn
tất vai trò đó thì việc biết và lường trước được
đặc tính cuả thảm hoạ rất quan trọng.


I. Thảm hoạ là gì?
1. Định nghĩa về thảm hoạ
Hễ nói đến thảm hoạ thì nhiều người nghĩ
ngay đến các thảm hoạ thiên nhiên như động
đất, bão tố … nhưng không phải hiện tượng
thiên nhiên = thảm hoạ. Không hẳn cứ động
đất xảy ra là phát sinh thảm hoạ. Các hiện
tượng thiên nhiên như động đất … là nguyên
nhân gây ra thảm hoạ còn bản thân nó không
phải là thảm hoạ. Người ta gọi các hiện tượng,
tình trạng trở thành nguyên nhân của thảm hoạ
là hiểm hoạ (Hazard). Ngoài các hiện tượng
thiên nhiên như động đất, bão kèm theo mưa
lớn thì thảm hoạ còn bao gồm cả các vụ hoả
hoạn ở quy mô lớn, tai nạn cháy nổ, tai nạn
tàu hoả, tai nạn máy bay…. Ngoài ra, các cuộc
chiến tranh, xung đột, các hành động khủng
bố, cùng với các bệnh truyền nhiễm dẫn tới
các nạn dịch có quy mô toàn cầu HIV- AIDS,
hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Sars), cúm
gia cầm xảy ra ở nơi này nơi kia trên thế giới
cũng được coi là hiểm hoạ.
Mối hiểm hoạ được Liên hiệp quốc định
nghĩa: “các hiện tượng thiên nhiên bất thường,
hiếm có, tình trạng mang tính hành vi của con

người trở thành nguyên nhân của thảm hoạ làm
ảnh hưởng xấu đến tính mạng, tài sản, xã hội.”1
Còn thảm hoạ được định nghĩa như thế
nào? Tại Nhật Bản, trong “Luật căn bản đối

sách thảm hoạ” - bộ luật làm nền tảng đối phó
với thảm hoạ - thì thảm hoạ được định nghĩa là
“các thiệt hại sinh ra do các nguyên nhân được
quy định theo sắc lệnh3 của chính quyền tương
ứng với các hiện tượng tự nhiên bất thường2
như bão, siêu bão, mưa lớn, bão tuyết, lụt lội,
thuỷ triều dâng, động đất, sóng thần, núi lửa…
hoặc các vụ hoả hoạn ở quy mô lớn, các vụ nổ
tuỳ ở mức độ thiệt hại mà chúng gây ra. Định
nghĩa về thảm hoạ được sử dụng trên quy mô
toàn cầu - theo S.W.E.Gunn4­­  ­: đó là tình trạng
thảm khốc đột ngột phát sinh với quy mô tới
mức mà khu vực bị thảm hoạ cần những nỗ lực
phi thường để đối phó với nó và cần sự viện trợ
từ những khu vực ngoài vùng thiệt hại”. Ngoài
ra Liên hiệp quốc với tư cách là cơ quan tiến
hành nghiên cứu và điều tra các thảm hoạ thì
định nghĩa “thảm hoạ là sự tàn phá trầm trọng
vượt quá năng lực đối phó nếu chỉ bằng nguồn
lực tự có ở khu vực bị thiệt hại, là sự tàn phá
nghiêm trọng vận hành xã hội mang đến những
tổn thất lớn về người, về của, về môi trường
trên phạm vi rộng”5. Còn tổ chức sức khoẻ thế
giới (WHO) định nghĩa “thảm hoạ là hiện tượng
đột nhiên, gây ra thiệt hại nặng nề đối với môi
trường sống, cần có sự trợ giúp từ các khu vực
ngoài vùng thảm hoạ”6.
Có thể nói nhìn từ các định nghĩa như trên
thì Thảm hoạ là các hiện tượng tự nhiên dị
thường hoặc những sự kiện mà hành vi của con

người là nguyên nhân, là tình trạng phát sinh
các thiệt hại mang lại những ảnh hưởng to lớn
đến sinh mạng, hoặc sức khoẻ, cuộc sống của
mọi người, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tinh
thần con người. Đối với những thiệt hại này thì


Chương 1

6
việc khu vực gặp thiệt hại tự đối phó thì sẽ gặp
khó khăn nên cần những chi viện từ những vùng
khác không bị thiệt hại.
Nói tóm lại thảm hoạ là gì?
Là các hiện tượng tàn phá khủng khiếp
hệ sinh thái ở mức độ khủng khiếp không có
gì so sánh được vượt quá khả năng đối phó
của vùng gặp thiệt hại và cần có sự chi viện
ở bên ngoài.

2. Thảm hoạ và mối nguy hiểm
Mối nguy hiểm trở thành nguyên nhân của
thảm hoạ. Nhưng không hẳn là cứ tồn tại mối
nguy hiểm là sẽ phát sinh thảm hoạ(tuy vậy có
mối nguy hiểm thì thảm hoạ sẽ phát sinh). Ví dụ:
cùng một cơn bão có cường độ mạnh hay mưa
to gió lớn xảy ra ở khu vực không có con người
sinh sống nó không ảnh hưởng đến cuộc sống
và sinh hoạt của mọi người. Trường hợp này
không được coi là thảm hoạ. Như vậy, thảm hoạ

phát sinh phụ thuộc vào mối quan hệ của các
yếu tố mối nguy hiểm và địa điểm phát sinh mối
nguy hiểm đó xảy ra ở nơi mọi người sinh sống.
Vấn đề là ở chỗ tính chất dễ bị tổn thương, dễ
bị nguy hiểm ở nơi mà con người sinh sống và
cộng đồng xã hội. Tính dễ bị tổn thương của
cộng đồng xã hội là cộng đồng xã hội chuẩn bị
đối phó ở mức độ nào đối với các tình huống trở
thành nguyên nhân thảm hoạ.

Hỉnh 1. Mối nguy hiểm và thảm hoạ
1) Tính dễ bị tổn thương của xã hội
Có hai nhân tố trong tính dễ bị tổn thương
(Tham khảo bảng 1). Một là nhân tố mang tính
tự nhiên. Hai là nhân tố mang tính xã hội
(1) Nhân tố mang tính tự nhiên
Nhân tố mang tính tự nhiên là gì? là tình
trạng thảm hoạ dễ phát sinh do các điều kiện
tự nhiên như địa hình, địa chất, khí tượng, khí
hậu…
Ví dụ: Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa
Thái Bình Dương và nằm trên đường ranh giới
của các mảng kiến tạo Thái Bình Dương vì thế
Nhật Bản là nước thường xuyên xảy ra động
đất. Khi thì động đất do các mảng kiến tạo chìm
xuống, khi thì động đất do các mảng kiến tạo
dịch chuyển dẫn đến sự đứt gãy gây ra.

Mối nguy hiểm (Hazard) là các hiện
tượng thiên nhiên hoặc là các tình huống

do con người gây ra đe doạ đến tính mạng,
tài sản, môi trường sống của con người.
Tính dễ bị tổn thương (Vulunnerability)
là mức độ bất lợi về sinh mạng và cuộc sống
khi mối nguy hiểm phát sinh. Tính dễ bị tổn
thương có thể giảm nhẹ bằng việc tăng
cường năng lực đối phó của con người và
xã hội.

Hỉnh 2 - Bản đồ mảng kiến tạo
và động đất trên thế giới
(Website về phòng chống thảm họa Phủ nội
các: Động đất tại đất nước chúng ta
/>gaiyou/pdf/hassei-jishin.pdf)


Quản lý Thảm họa
(2) Nhân tố mang tính xã hội
Nhân tố mang tính xã hội là việc dễ bị tổn
thương sinh ra do các hành động của con người.
Hành vi của con người dưới một hình thức nào
đó tác động vào quá trình phát sinh thảm hoạ.
Ví dụ: Tại Nhật Bản con người sinh sống trên
một đất nước chật hẹp nhà cửa được xây dựng
trên mảng kiến tạo dịch chuyển. Mảng kiến tạo
dịch chuyển là nhân tố tự nhiên. Việc con người
xây dựng nhà cửa và sinh sống trên vùng đó là
nhân tố xã hội của tính dễ tổn thương. Ngoài
ra những vùng lấn biển có nền đất yếu. Người
ta cho rằng chính những hoạt động của con

người sinh ra nhân tố xã hội dẫn đến tính dễ tổn
thương khi có thảm hoạ.
Hơn nữa các vấn đề mà xã hội con người
đang gặp phải cũng liên quan tới tính dễ bị tổn
thương. Trong một xã hội mà Đại gia đình nhiều
thế hệ bị phá vỡ, gia đình hạt nhân tăng, số hộ
chỉ toàn những người cao tuổi cũng tăng thì mối
liên kết đồng loại trở nên mỏng manh dẫn đến
chức năng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau bị suy
giảm. Với xã hội như vậy dễ dẫn đến tình trạng
thiệt hại lan rộng. Người ta thấy rõ điều này qua
trải nghiệm của các thảm hoạ gần đây. Đó cũng
là nhân tố mang tính xã hội ảnh hưởng tính dẽ
bị tổn thương.
Tại Châu á, Châu Phi – những nơi xảy ra
nhiều thảm hoạ cùng với các nhân tố mang
tính tự nhiên như địa chất, khí hậu thì không
ít người phải chịu những tổn thất nặng nề
do không thể chuẩn bị đối phó với thảm hoạ
vì nghèo đói. Một khi thảm hoạ phát sinh thì
thảm hoạ đó châm ngòi cho các thảm hoạ
khác, tổn thất trở nên lan rộng.

7
không chỉ nhằm đối phó riêng với các sự cố là
nguyên nhân trực tiếp của thảm hoạ.
Bảng 1. Hai mặt của tính dễ tổn thương

Nhân tố


Do các điều kiện tự nhiên

- Địa hình
mang tính
- Địa chất
tự nhiên
- Khí tượng, khí hậu …
Tính dễ bị tổn thương do hoạt động
của con người gây ra
- Xây dựng các dự án ở vùng đất
nguy hiểm (vùng đất dốc, nền đất
yếu).
Nhân tố

- Đô thị hoá quá nhanh, dân số
tăng nhanh và mật độ dân số cao.

mang tính
- Tàn phá môi trường
xã hội
- Nghèo đói

- Tình hình kinh tế xã hội bất ổn.
- Các biện pháp đối phó với thảm
hoạ không đầy đủ và không thích
hợp….
2) Đánh giá thẩm định rủi ro
Người ta định nghĩa rủi ro như sau: Rủi ro là
sự kết hợp yếu tố tính dễ tổn thương trước hiểm
hoạ và tần số phát sinh của nó. Trong kế hoạch

đối phó với thảm hoạ việc xây dựng trước hệ
thống đối phó khi phát sinh (quản lý rủi ro) là cơ
bản và quan trọng nhất, trên cơ sở đánh giá rủi
ro, nắm vững hiện trạng và dự tính rủi ro (đánh
giá thẩm định rủi ro).

ở những vùng chức năng mang tính xã hội
không đầy đủ thì hiện tượng như trên hiện ra
rất rõ. Hơn nữa thiệt hại có xu hướng tập trung
vào những người nghèo khó nhất.

Hình 3 - Rủi ro

Việc lập kế hoạch đối phó là cần thiết trên
cơ sở nắm vững đặc điểm ở nơi con người sinh
sống và tính dễ bị tổn thương trong xã hội, mà

Đối với rủi ro người ta gọi nguy cơ mà sự
đe doạ đến sinh hoạt xã hội của con người khi
thực sự xảy ra là khủng hoảng. Trong kế hoạch


Chương 1

8
đối phó với thảm hoạ bao quát cả việc đối phó
trên thực tế dựa trên sự quản lý rủi ro từ trước
và cách đối phó các vấn đề xảy ra nằm ngoài
dự tính và được xây dựng từ ba bước: Một là
đánh giá thẩm định rủi ro lúc bình thường. Hai

là quản lý rủi ro. Ba là quản lý khủng hoảng khi
phát sinh nguy cơ.

3. Các loại thảm hoạ
Có nhiều cách phân loại thảm hoạ, ở đây
chúng tôi chia thành ba loại lớnlà thảm hoạ thiên
nhiên, thảm hoạ do con người và thảm hoạ đặc
biệt. Dưới đây chúng tôi xin khái quát về ba loại
Ảnh 1: núi lửa phun trào tại (Tungrahua),
Ecuador năm 2006

thảm hoạ đó.
(1) Thảm hoạ thiên nhiên (natural
disaster)
Thảm hoạ thiên nhiên được định nghĩa
như sau: thảm hoạ thiên nhiên là sự tàn phá
hệ sinh thái hoặc kết quả sinh ra từ mối đe doạ
vượt quá khả năng đối phó của cộng đồng khu
vực7. Thảm hoạ thiên nhiên bao gồm cả động
đất, sóng thần, núi lửa phun trào, bão, lũ lụt …
làm gián đoạn hệ thống cung cấp điện nước, khí
gas, làm suy yếu chức năng của các cơ sở điều
trị. Thảm hoạ thiên nhiên tiêu biểu và thảm hoạ
điển hình xin tham khảo ở bảng 2.
Ảnh 2: Sóng thần tại Ache, Indonesia năm
2004

Ảnh 3. Tại Pakistan năm 2005

Nguồn ảnh Pan American Health Organization (PAHO)



Quản lý Thảm họa

9

Bảng 2. Các thảm hoạ tự nhiên tiêu biểu và những thiệt hại mang tính điển hình
Các loại
thảm hoạ

Những thiệt hại mang tính điển hình
(Thiệt hại mang tính vật lý). Phá huỷ nhà cửa, cơ sở hạ tầng gây ra hoả hoạn. Phá
huỷ đập thuỷ điện gây ra hiện tượng lở đất, đất trượt, lũ lụt.

Động đất

(Người bị nạn). Phát sinh nhiều nhất là ở vùng gần tâm chấn động đất, vùng mật độ
dân số cao, vùng nhiều nhà cửa thiếu các thiết bị chống động đất.
(Vấn đề sức khoẻ). Dẫn đến các chấn thương do gãy xương, áp lực về tinh thần, các
vấn đề do môi trường sống bị huỷ hoại.
(Việc cung cấp nước). Thiếu nước là một vấn đề lớn do hệ thống cung cấp nước bị
tàn phá.
(Thiệt hại mang tính vật lý). Tàn phá nhà cửa đất đai, tàn phá nhà cửa cơ sở hạn tầng
do ngập lụt sau sóng thần.
(Vấn đề sức khoẻ). Người chết nhiều do bị ngạt nước và bị các vật thể cuốn trôi.

Sóng thần (Việc cung cấp nước). Việc cung cấp nước sạch gặp khó khăn do các thiết bị cấp
nước bị phá hỏng và do ngập mặn.
(Việc cung cấp lương thực thực phẩm). Đất đai canh tác bị ngập mặn, các kho tích
trữ lương thực, thuyền bè đánh bắt bị hư hại.

(Vấn đề sức khoẻ). Tỷ lệ người chết, bị thương, bị bỏng do nham thạch, khí và đất
đá vùi dập. Rối loạn đường hô hấp do khi và tro bụi núi lửa.
Núi lửa
phun trào

(Vấn đề nhà ở, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp). Hầu hết bị tàn phá do dòng nham thạch
nóng, đất đá chảy qua. Các vật thể kiến trúc bị phá hoại do sự tích tụ của tro núi lửa
với số lượng lớn. Gây ra ngập lụt do sông ngòi bị phong toả. Hệ thống giao thông và
thông tin bị chia cắt, gián đoạn.
(Việc cung cấp lương thực thực phẩm). Mọi cây lương thực và hoa mầu bị dòng
nham thạch nóng chảy qua huỷ diệt. Cỏ cây bị ô nhiễm tổn hại do tro bụi núi lửa. Gia
súc bị ảnh hưởng do hít phải khí ga và tro bụi.

(Thiệt hại mang tính vật lý). Mọi vật nằm trên vùng đất trượt đều bị phá huỷ. Đường
xá sông ngòi và hệ thống thông tin bị chia cắt. Đất trượt làm ảnh hưởng nghiêm trọng
Đất lở, đất đến năng suất của cây nông nghiệp và lâm nghiệp, gây lụt lội làm giá trị tài sản bị
trượt
giảm xuống.
(Vấn đề sức khoẻ). Gây tử vong và thương tật cao do bị đất đá vùi lấp.
(Thiệt hại mang tính vật lý). Những vật thể kiến trúc, nhà cửa bị thiệt hại do cuồng
phong lụt lội. Gây ra tình trạng lở đất.
Bão

(Vấn đề sức khoẻ). Phát sinh những thương vong do va đập vào các vật thể bị gió
cuốn. Bị ngạt nước do lũ cuốn. Và phát sinh bệnh truyền nhiễm do ô nhiễm.
(Cung cấp nước). Có khả năng các thiết bị cấp nước bị ô nhiễm do lụt nội.
(Mạng lưới thông tin vận tải). Mạng lưới thông tin, ăngten, thiết bị vệ tinh bị phá huỷ
do gió mạnh. Mạng lưới vận chuyển bị gián đoạn.



Chương 1

10

(Thiệt hại mang tính vật lý). Các vật thể kiến trúc bị tàn phá dưới sức ép của nước,
nhà cửa bị tàn phá do sự va đập với cây cối và các vật thể bị cuốn trôi. Gây lở đất.

Lụt

(Vấn đề sức khoẻ). Bị ngạt nước. Phát sinh bệnh truyền nhiễm do nước bẩn. Thương
vong thấp.
(Cung cấp nước). Thiết bị cung cấp nước bị ô nhiễm việc cung cấp nước sạch gặp
khó khăn.
(Việc cung cấp lương thực thực phẩm). Hoa màu lương thực tích trữ bị thiệt hại. Gia
súc, máy móc canh tác bị tổn thất.

Nguồn tài liệu (UNDP: An Overview of disaster Management, 2nd ed. Disaster
Management Training Programme,1992, p.24-29)
(2) Thảm hoạ do con người (man-made
disaster)
Là thảm hoạ mà nguyên nhân trực tiếp của
nó do con người gây nên. Thảm hoạ do con
người bao gồm các vụ tai nạn giao thông lớn
như tai nạn tàu hoả, tai nạn máy bay, tai nạn
ô tô liên hoàn ; các vụ nổ ở nhà máy hoá chất,
sự rò rỉ hoá chất; tai nạn công nghiệp như nổ
khí gas; tai nạn chất phóng xạ; hoả hoạn quy
mô lớn; hành động khủng bố. Thảm hoạ do con
người xảy ra những vùng tập trung cung cấp
điện, nước, khí gas cho đô thị, tập trung các cơ

sở điều trị.
Gần đây phần lớn các thảm hoạ do con
người bắt đầu từ khoa học kỹ thuật mà con
người tạo ra và được gọi là thảm hoạ kỹ thuật
(technological disaster). Nguyên nhân chủ yếu
của thảm hoạ kỹ thuật được đưa ra như sau:
hoá chất (Chemical), sinh vật (Biological), chất
phóng xạ (Radiological), hạt nhân nguyên tử
(Nuclear), các vụ nổ( Explosion). Người ta gọi
chung thảm hoạ kỹ thuật bằng từ CBRNE. Vấn
đề ở chỗ các hoạt động khủng bố đã lợi dụng kỹ
thuật vào ý đồ xấu gây phát sinh thảm hoạ.
Thảm hoạ do con người ngoài các thảm hoạ
kỹ thuật thì các cuộc xung đột sắc tộc, xung đột
vũ trang, nội chiến và chiến tranh giữa quốc gia
đều được coi là thảm hoạ do con người gây ra.
Các cuộc thảm hoạ này còn gọi là thảm hoạ phức
hợp (Complex disaster/ complex humanitarian
emergencies). Chữ phức hợp dùng ở đây không

đơn thuần các thảm hoạ xảy ra cùng một lúc mà
nguồn gốc sâu xa của nó là các vấn đề mang tính
chính trị, xã hội phát sinh cùng một lúc nên đó là
một hình thái rất phức tạp trong việc đối phó.
Ảnh 4. thảm hoạ tàu cao tốc JR trượt bánh

Ảnh 5. Huấn luyện việc chống khủng bố NBC

Nguồn ảnh 4 Báo Yomiuri 25/4/2005
ảnh 5 Triển khai lực lượng Cục cứu hỏa Bộ

nội vụ và truyền thông số 453 12/2008


Quản lý Thảm họa
(3) Thảm hoạ đặc biệt (specific disaster)
Người ta phân loại thảm hoạ đặc biệt dưới
các dạng: dạng phát tán trên diện rộng (chất
phóng xạ, nhiễm độc); dạng phức hợp (thảm
hoạ phát sinh và lan rộng lần thứ hai, lần thứ
ba); dạng hỗn hợp (hỗn hợp của thảm hoạ
thiên nhiên và con người); dạng lâu dài (mất
nhiều thời gian để xác minh hiện trường thảm
hoạ và cứu giúp người bị nạn). Người ta cũng
xếp các hành vi khủng bố vào loại thảm hoạ
đặc biệt. Thảm hoạ nhà máy điện nguyên tử
Chernobyl ở Liên xô cũ được xếp vào dạng
phát tán trên diện rộng. Hoả hoạn ở quy mô
lớn xảy ra sau động đất được xếp vào dạng
phức hợp.

II. Quản lý thảm hoạ là gì?
Khi thảm hoạ xảy ra bất luận nguyên nhân
gì thì sự cân bằng cung cầu về điều trị và vệ
sinh công cộng cũng bị phá vỡ. Trong tình trạng
bất ổn thì việc “cung cấp những điều trị, điều
dưỡng tốt nhất đến được với nhiều người bị nạn
nhất” là mục đích cuối cùng của việc điều trị,
điều dưỡng trong thảm hoạ. (The best for the
greatest number of victims). Vì thế mục đích của
quản lý thảm hoạ trong tất cả các cơ sở điều trị

là duy trì môi trường an toàn, cung cấp liên tục
không bị gián đoạn các dịch vụ căn bản khi có
thảm hoạ.

11
Việc chuẩn bị bao gồm cả việc tập dượt
hàng ngày rất quan trọng để đạt được mục tiêu
điều trị, điều dưỡng trong thảm hoạ; để giảm
thiểu thiệt hại phát sinh, tận dụng mọi nguồn lực
có được trong điều kiện thiếu thốn.

1. Chu kỳ thảm hoạ
Có nhiều yếu tố liên quan đến thảm hoạ:
nguyên nhân, thiệt hại và tình hình thiệt hại,
thời gian…. Việc đối phó với thảm hoạ thông
thường người ta chia thảm hoạ thành nhiều giai
đoạn (phase), nói chung người ta chia thảm
hoạ thành bốn giai đoạn lớn: thời kỳ chuẩn
bị thảm hoạ (prevention and preparedness
phase); thời kỳ đối phó (acute phase) - thời
kỳ cấp tính (sub acute phase) và á cấp tính
(response phase); thời kỳ khôi phục (recovery
phase); thời kỳ phục hưng (rehabilitation/
reconstruction phase). Các giai đoạn này liên
tục trong quá trình phát sinh thảm hoạ, việc đối
phó với một thảm hoạ cũng liên quan đến việc
đối phó với thảm hoạ tiếp theo vì vậy người ta
gọi là chu kỳ thảm hoạ.

ảnh hưởng của thảm hoạ

Khi thảm hoạ xảy ra bất luận nguyên nhân
gì thì sự cân bằng cung cầu về điều trị và vệ
sinh công cộng cũng bị phá vỡ

Hình 5. Chu kỳ thảm hoạ biểu năng
1) Thời kỳ chuẩn bị
Hình 4. ảnh hưởng mà thảm hoạ mang đến
đối với điều trị và sức khoẻ

Là thời kỳ chuẩn bị đầy đủ lập kế hoạch sao
cho có thể tiến hành các hoạt động tiến hành
cứu trợ cứu hộ một cách hiệu quả nhất khi phát


Chương 1

12
sinh thảm hoạ trên cơ sở nhiều phương án, đối
sách nhằm giảm thiểu phát sinh thiệt hại. Trong
việc ứng phó của Liên hiệp quốc người ta chia
thành chín khung (1) Đánh giá thẩm định tính dễ
tổn thương, (2) Lập kế hoạch phòng chống, (3)
Tổ chức hoá, (4) Hệ thống thông tin, (5) Cung
cấp nguồn lực, vật tư, (6) Hệ thống cảnh báo,
(7) Cơ chế ứng phó, (8) Giáo dục huấn luyện
dân chúng, (9) Diễn tập.
2) Thời kỳ ứng phó
Là thời kỳ thực sự hành động với nhiều biện
pháp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng và tài sản.
Các hoạt động cụ thể là (1) hướng dẫn l•nh đạo,

(2) tìm kiếm cứu nạn, (3) đảm bảo sự an toàn
trong khu vực bị thiệt hại, (4) thẩm định thiệt hại,
(5) lắp đặt và vận hành các thiết bị khẩn cấp, (6)
vận chuyển và cung cấp vật tư, (7) thiết lập các
trại lánh nạn ….
Từ góc độ điều trị trong thảm hoạ người ta
còn chia nhỏ giai đoạn này thành thời kỳ cấp
tính và thời kỳ á cấp tính. Ngay cả trong thời
kỳ cấp tính người ta gọi thời gian 48 tiếng ngay
sau thời gian thảm hoạ là thời kỳ điều trị cấp
cứu, cứu trợ cứu nạn. Trong giai đoạn này thì
người ta tiến hành việc cứu trợ cứu nạn và cấp
cứu điều trị những người bị thương. Kể từ khi
thảm hoạ phát sinh 1 tuần người ta gọi là thời kỳ
cấp tính. Người ta tiến hành việc sơ cứu những
người bị thương tại chỗ trong quá trình lánh nạn
và cứu trợ, người ta ứng phó với các vấn đề
phát sinh trong thời gian lánh nạn.
3) Thời kỳ phục hồi
Thật khó có thể phân chia rõ ràng thời kỳ
phục hồi từ thời gian nào đến thời gian nào.
Đây là thời kỳ khôi phục lại khả năng vận hành
tự có của từng cá nhân và của từng xã hội.
Mọi người tiến hành sửa sang lại nhà cửa,
di chuyển về các nhà tạm, khôi phục lại môi
trường sống, đi làm và đi học trở lại. Ngoài
ra còn khôi phục lại hệ thống cung cấp nước,
điện, gas; bắt đầu trở lại các hoạt động buôn
bán làm ăn. Các cơ quan hành chính tiến hành


chi việc cho những người bị nạn bắt đầu triển
khai các kế hoạch, mở lại và phục vụ các dịch
vụ thông thương như bình thường. Giai đoạn
này mới chỉ là phục hồi chứ chưa thể quay trở
lại như trước khi thảm hoạ xảy ra. Nói cách
khác từ tình trạng bất thường trở lại tình trạng
bình thường.
4) Thời kỳ phục hưng
Cũng khó có thể phân chia rõ ràng về thời
kỳ này. Đây là thời kỳ mà mỗi cá nhân và toàn
khu vực xã hội hoạt động trở lại như trước khi
thảm hoạ xảy ra, tái sinh toàn bộ cộng đồng.
Tuy vậy, từng con người và cả xã hội không
trở về thời kỳ giống hệt thời kỳ trước khi xảy
ra thảm hoạ mà qua kinh nghiệm hứng chịu
thảm hoạ sinh hoạt của từng cá nhân cũng
như cách thức của cả cộng đồng được hình
thành và phát triển sao cho thích ứng với khi
có thảm hoạ xảy ra.

2. Điều trị trong thảm hoạ nhìn từ chu
kỳ thảm hoạ.
Tình trạng và cuộc sống của con người biến
đổi theo sự đối phó với chu kỳ thảm hoạ vì thế
việc điều trị cũng biến đổi theo chu kỳ thảm hoạ.
Chúng tôi xin đề cập ở đây một số khái niệm về
vấn đề này.
1) Thời kỳ cấp tính của chu kỳ thảm hoạở
hiện trường thảm hoạ việc cứu trợ những người
bị nạn và chuyển họ từ khu vực nguy hiểm đến

địa điểm an toàn được ưu tiên hàng đầu. Để
cứu tính mạng của những người bị thương
được nhiều nhất thì cần thiết phải triển khai
một cách trôi chảy ba bước: phân loại người bị
thương (triage), sơ cứu (treatment) và chuyển
người bị thương về tuyến sau (transportation).
Và người ta gọi là 3T. Ngoài các thiết bị cứu
nạn trực tiếp thì tại các bệnh viện tiếp nhận
bệnh nhân, trạm cấp cứu cứu nạn, nơi lánh
nạn cần phải có sẵn túi đựng thi hài hoặc quan
tài; cũng như đáp ứng được yêu cầu chăm sóc
của người nhà nạn nhân.


Quản lý Thảm họa
2) Thời kỳ trung hạn và dài hạn của chu
kỳ thảm hoạ

13
điều trị, xây dựng mạng lưới chi viện.

Trong thời kỳ này môi trường sống thay đổi
từ sinh hoạt của các trại lánh nạn thì chuyển về
nhà tạm hoặc nhà cũ được sửa sang. Cần phải
quan tâm đến tính an toàn sao cho mọi người
có thể yên tâm sinh sống. Tiến hành các hoạt
động chăm sóc tinh thần, chi viện để xây dựng
lại cuốc sống và sức khoẻ, chi viện xây dựng lại
xã hội khu vực.
3) Thời kỳ bình ổn của chu kỳ thảm hoạ

Trong thời kỳ thảm hoạ xảy ra thì cần thiết
phải giáo dục về thảm hoạ, chuẩn bị trước khi
phát sinh thảm hoạ, huấn luyện phòng chống
ở các khu vực người dân dễ bị cuốn vào thảm
hoạ, hoàn chỉnh và kiểm tra các vật tư khác
trong vùng, hoàn chỉnh và kiểm tra các thiết bị
phòng chống và các vật tư khác tại các cơ sở

Hình 6. Điều trị thảm hoạ nhìn từ chu kỳ
thảm hoạ
(山本保博、鵜飼卓監修:トリアージ[その意義と
実際]、
1999、
p3 đã thay đổi một phần)

Tài liệu tham khảo:
International
Strategy
for
Disaster
Reduction: sdr,org/eng/library/libterminology 2007/11/13
1

International
Strategy
for
Disaster
Reduction: sdr,org/eng/library/libterminology 2007/11/13
5


6
その 他 の自然 現 象 には、
「 冷 害 、干 害 、雹
Hogan DE, Burstein JL :Disaster
害 、霜 害 、旋 風 、地 滑り、山 崩 れ 、が け 崩 れ 、 Medicine,
Lippincott
Williams
&
土地の隆起、地盤沈下など」が含まれる。
Wilkins,Philadelphia,2002,3-9
2

政令で定める原因は、放射線物質の大量の
放出、多数の者の遭難を伴う船舶の沈没その他
の大規模な事故とする。
3

Gunn SWA: Multilingual Dictionary of
Disaster Medicine and International Relief,
Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, 1990
4

Veenema, TG ed.: Disaster Nursing
and Emergency Preparedness for Chemical,
Biological,
and
Radiological
Terrorism
and Other Hazards, Springer Publishing
company,2003,p.4

7



TÌNH HÌNH THẢM HOẠ Ở VIỆT NAM
Nguyen Thi Minh Chinh
Nam Dinh University of Nursing

MỤC TIÊU
1. Trình bày được đặc điểm địa lý, kinh tế
xã hội liên quan đến thảm hoạ ở Việt Nam
2. Trình bày được tình hình thảm hoạ tự
nhiên ở Việt Nam
3. Trình bày được tình hình thảm hoạ nhân
tạo ở Việt Nam

NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh địa lý, kinh tế và xã hội.
1.1 Địa lý
- Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương,
thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt
Nam chạy dọc bờ biển phía Đông của bán đảo
này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung
Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia
(1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với
vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt
Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng
327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội
thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn
nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và

Hoàng Sa.
- Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các
vùng tự nhiên như vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây
Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng,
trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%.
Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ
khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng

bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và
các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ
và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm
ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng
châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp
ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường
Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long.
Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh
Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích
đất Việt Nam.
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở
miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng
5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng
10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền
Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa
thu và mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí
hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các
dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ
ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng
năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ
nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt

độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn
phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn
bão/năm.
1.2 Kinh tế - Xã hội
- Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53
dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số
dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người
Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền
châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc


16
thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người
Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng cao
nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông
dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa,
Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng
một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ
Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho
mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định
cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng
cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam
trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa
ở miền Nam. Việt Nam là một nước đông dân,
tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13
trên thế giới về dân số.

Chương 1
- Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển. Dự
kiến quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển

Việt Nam trong tương lai là tuyến đường bắt đầu
tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc (xã Bình Ngọc, Móng
Cái, Quảng Ninh) tới cửa khẩu Hà Tiên (thị xã
Hà Tiên, Kiên Giang) với chiều dài khoảng 3.041
km. Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều
dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính Hà
Nội - thành phố Hồ Chí Minh dài 1726km được
gọi là Đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có các
tuyến đường sắt ngắn từ Hà Nội đi Hải Phòng
(hướng đông), Lạng Sơn (hướng bắc), Lào Cai
(hướng Tây bắc)

- Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt
Nam) tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên
toàn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô
phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó
đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng
với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc
Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng
18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông
Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít
dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu
người. Cũng theo cuộc điều tra thì Việt Nam có
khoảng 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6%
sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu
người cư trú ở khu vực nông thôn. Về tỷ số
giới tính trung bình hiện nay là 98 nam/100 nữ,
trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102
nam/100 nữ và vùng thấp nhất là Đông Nam Bộ
với 95 nam/100 nữ.


- Hệ thống đường hàng không Việt Nam
gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi
các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp
ba miền, 3 sân bay quốc tế hiện đang khai thác
là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), sân bay Đà
Nẵng (Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), và các sân
bay dự kiến khai thác đường bay quốc tế trong
thời gian tới là Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi
(Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế). Hệ
thống đường biển xuất phát từ các cảng biển
lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng Cái
Lân (miền Bắc), cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn
(miền Trung) và cảng Sài Gòn, cảng Thị Vải
(miền Nam). Các tuyến đường thủy nội địa chủ
yếu nằm theo hướng đông - tây dựa theo các
con sông lớn như sông Đà, sông Hồng (miền
Bắc), sông Tiền, sông Hậu (miền Tây Nam bộ),
và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (miền Đông
Nam bộ) chảy theo hướng bắc - nam.

- Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các
tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ,
đường sắt, đường hàng không đều theo hướng
bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội thủy
thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các
con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển. Việt
Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ,
tỉnh lộ, huyện lộ,…có tổng chiều dài khoảng
222.000km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ

và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa,
chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại
các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con
đường đất.

- Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia
có nền kinh tế tập trung tương tự nền kinh tế của
các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới
năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam
gọi là “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Các thành phần kinh tế được mở rộng
nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự
điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh
tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn
và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997,
đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với
Việt Nam năm 1994. Tăng trưởng GDP 8,5%


Quản lý Thảm họa

17

vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998
do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế
Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm
1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7%
giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình
kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, Việt Nam

tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi
hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở
hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra
các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh
tranh hơn.
- Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.
Việt Nam phân chia thành 6 vùng kinh tế xã hội là:
vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng
bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông
Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và
3 vùng kinh tế trọng điểm là: vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên
và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt
phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,... Về
tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng
khoáng sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc
đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có
Loại
thảm hoạ

nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.

2. Tình hình thảm hoạ tự nhiên (thiên
tai) ở Việt nam
2.1 Tình hình chung
- Ở Việt nam do vị trí địa lý, đặc điểm địa

hình và khí hậu nên ở đây thường xảy ra các
thảm hoạ tự nhiên thường như: Lũ quét, lũ lụt,
bão, lún đất ở vùng nhiệt đới, lũ quét đột ngột,
gió lốc và hạn hán. Các thảm hoạ tư nhiên mưa
đá, lở đất, cháy rừng và xâm lấn nước mặn. Một
số các thảm hoạ tuy có xảy ra ở Việt Nam những
hiếm gặp như: động đất, sương giá
- Theo con số thống kê của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, từ năm 1900 cho đến nay, trên
toàn Việt nam đã có 70 trận bão lớn, 50 trận lũ
lụt, 9 đại dịch lớn, 5 trận sạt lở đất nghiêm trọng,
5 trận hạn hán và 1 vụ cháy rừng. Tuy nhiên tuỳ
vào vùng địa lý và khu vực kinh tế mà mức độ
khắc nghiệt của các thảm hoạ tự nhiên này là
khác nhau. Tính theo mức độ khắc nghiệt từ rẩt
khắc nghiệt (++++), đến khắc nghiệt (+++), đến
khắc nghiệt vừa (++), ít khắc nghiệt (+) và không
có (-) thì mức độ khắc nghiệt của các thảm hoạ
tự nhiên ở các vùng và khu vực kinh tế được
thống kê như sau:

Vùng địa lý và khu vực kinh tế
Đông
Tây bắc

Châu thổ
sông Hồng

Bắc bộ


Nam
bộ

Tây
nguyên

+++

++++

++++

++++

++

+++

+++

-

++++

++++

+++

+++


+++

++++

Lũ quét

+++

-

+++

+++

+++

+++

+

Gió lốc

++

++

++

++


+

++

++

Hạn hán

+++

+

++

+++

++

+++

++

Xâm lấn
nước mặn

-

+

++


++

+

++

+++

Lũ lụt

-

++

++

++

-

++

+++

Lở đất

++

++


++

++

+

++

+++

Bão táp

-

++

++

++

++

++

+++

++

+


++

+++

-

+++

+++

Bão


Hỏa hoạn

Đông
Châu thổ
Nam Bắc sông Mekong


18
2.2 Các thảm hoạ tự nhiên và những thiệt hại
của nó
2.2.1 Bão và lũ lụt
- Lũ lụt gây nên bởi mưa nhiều trong thời
gian ngắn, nước thoát chảy không kịp. Ở những
vùng trũng, chỉ cần mưa nhiều ở vùng đất cao
hơn, ở thượng nguồn, cũng đủ tạo ra lũ lụt. bão
tố thường kèm theo mưa nhiều nên thường tạo

lũ lụt khủng khiếp. lũ lụt xảy ra khốc liệt hơn
nếu nhằm lúc có triều cường lớn, như trùng
các ngày xuân phân (21/3) hay thu phân (21/9),
cùng lúc với trăng tròn (ngày rằm) hay không
trăng (mồng một âm lịch). Theo tài liệu Sở Thuỷ
Văn, số lượng và cường độ bão tố gia tăng rất
khốc liệt ở Việt Nam kể từ năm 1950.
- Tại Miền Bắc, hàng năm những trận bão
và gió mùa Tây Nam gây nên những trận mưa
lớn ở miền thượng du cũng như đồng bằng miền
Bắc. Do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên
toàn thế giới vì dòng nước El Nino và La Nina,
những trận bão và mưa lớn xảy ra càng khốc
liệt hơn. Mùa bão thường kéo dài từ tháng 6 đến
tháng 10, và trung bình hàng năm có 4 cơn bão.
Các trận lũ lớn đa số xảy ra vào tháng 8, nhằm
vào cao điểm của mùa mưa bão. Những cơn
bão này thường xuất phát từ Phi Luật Tân, Biển
Đông và Tây Thái Bình Dương, rồi 3-4 ngày sau
sang đến bờ biển Việt Nam.
- Địa hình thượng lưu các sông gồm các
vùng đồi núi với độ dốc lớn nên nước mưa đổ
nhanh chóng xuống vùng đồng bằng. Mỗi khi có
mưa to, vùng đồng bằng sông Hồng nhận nước
lũ từ hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Hệ thống sông Hồng bao gồm sông Đà, sông
Hồng, sông Thao nhập lưu tại Việt Trì, và hệ
thống sông Thái Bình gồm các nhánh chính là
sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam nhập
lưu tại Phả Lại. Dầu được bão vệ bởi môt hệ

thống đê dài trên 3,000 km, đa số các trung tâm
đông dân cư đều nằm dưới mực nuớc lũ sông
Hồng. Vì vậy khi mưa quá to và nước lũ làm vỡ
đê làm nhiều nguời thiệt mạng.

Chương 1
- Trong lịch sử cận đại, những trận lụt kinh
hoàng gây nhiều tổn thất ở Miền Bắc đã được
ghi: Lụt năm 1890 do mưa nhiều phá vỡ đê
làng Mể Tràng, tiếp theo lụt năm1893, và năm
1905 tàn phá tỉnh Hà Nam. Trong vòng 100 năm
qua, đồng bằng sông Hồng đã có 26 trận lũ lớn.
Một trận lũ lớn vào tháng 8 năm 1945 gây vỡ
đê tại 79 điểm, gây ngập 11 tỉnh với tổng diện
tích 312,000 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của 4
triệu người. Đặc biệt vào năm 1971, ảnh hưởng
dòng nước lạnh La Nina đã gây nên những trận
mưa to liên tục. Một cơn bão từ miền nam Trung
hoa gần Hồng Kông mang đến những trận mưa
to trên các sông Thao, sông Lô và sông Đà.
- Nuớc lũ từ các sông này đã hợp lại gây
nên cơn lũ lịch sử của đồng bằng sông Hồng.
Mực nước Sông Hồng ngày 20/8/1971 lên đến
14.13 m ở Hà Nội (cao hơn mực nước báo động
cấp III 2.63 m), 18.17 m ở Việt Trì (cao hơn 2.32
m mức báo động cấp III) và 16.29 m ở Sơn Tây
(1.89 m cao hơn mức báo động cấp III). Đồng
thời mực nước ở các sông Cầu, sông Lô, sông
Thái Bình lên cao hơn bao giờ hết. Cơn lũ vào
tháng 8 năm 1971 đã làm vỡ đê Sông Hồng và

100,000 người đã bị thiệt mạng. Đây là cơn lũ
lớn nhất trong vòng 250 năm ở miền Bắc. Ngày
24/7/1996, bão Frankie với gió to hơn 100 km/
giờ kèm với mưa to gây lũ lụt làm 100 người bị
thiệt mạng, 194,000 căn nhà bị hư hại và hơn
177,000 ha bị úng ngập. Tháng 9/2002 bão
Mekkhala (tiếng Thái có nghĩa “thiên thần sấm
sét”, Việt nam gọi là bão số 5) thổi vào Miền Bắc
cũng gây thiệt hại đáng kể.
- Tại Miền Trung, hàng năm những trận bão
và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận
mưa lớn. Những năm gần đây, những trận bão
biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt hơn. Mùa
bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11,
và trung bình hàng năm có 4 cơn bão. Tại Miền
Trung, những trận bão lụt gây thiệt hại nổi tiếng:
1953, 1964, 1996, 1998, hai trận lụt tháng 11
và 12/1999, tháng 9/2000 (bão Wukong vào Hà
Tỉnh), tháng 11/2003, và trận bão tháng 4/2005
tại Thừa Thiên do ảnh hương La Nina, và lụt


Quản lý Thảm họa
ngày 18 và 19/9/2005 vùng Quảng Trị do bão
Vincente. Năm 1998, sau đợt khô hạn kéo dài,
liên tục 4 cơn bão 6, 7, 8, 9 tàn phá các tỉnh
duyên hải miền Trung. Đặc biệt đầu tháng 11 và
tháng 12/1999, cơn đại hồng thủy chưa từng có
ở nước ta trong nửa thế kỹ qua đã gây lũ lụt lớn
từ Quảng Bình đến Phú Yên. Ngày 15/11 năm

2003, mưa lũ lụt từ Quảng Nam đến Bình Thuận
cuốn trôi 60 dân, 40,000 dân phải chạy trốn lụt,
ở Quảng Ngãi và Bình Định gây thiệt hại khoảng
11.5 triệu đô la Mỹ cho hai tỉnh này.
- Năm tỉnh Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình,
Ninh Thuận và Bình Thuận là thường xuyên bị
lụt và hạn hán thường xuyên hàng năm. Riêng
trong những năm 1995-1999, Miền Trung đã
chịu ảnh hưỡng của 13 cơn bão: năm 1996 giết
400 người, tiếp theo 3 trận bão liên tục cuối năm
1998 giết 450 người, rồi hai cơn lũ lụt tháng 11
và đầu 12 năm 1999 tàn phá và gây ra tử vong
hơn 700 người, gây thiệt hại 300 triệu đô la Mỹ.
Đặc biệt vào trận bão lụt tháng 11/1999, những
trận mưa liên tục từ 18 tháng 10 đến 6 tháng 11
đã nâng mực nước các sông lớn ở miền Trung
đến độ cao chưa từng thấy. Gần 1.4 m (1384
mm) nước mưa đã đổ xuống thành phố Huế
trong vòng 24 giờ, làm mực nước Sông Hương
lên cao gần 6 m, cao hơn mực nước trận lụt
năm 1953 đến 0.46 m. Lượng nước mưa vào
ngày 2 tháng 11 tại Huế là lượng nước mưa lớn
thứ nhì trên thế giới, sau kỷ lục 1870 mm đo
được tại Cilaos, đảo Réunion vào ngày 16 tháng
3 năm 1952. Tháng 4 và 5/2005, ảnh hưởng La
Nina lụt ở Thừa Thiên Quảng Trị. Rạng sáng
ngày 18.2, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ
Quảng Trị và vùng phía bắc huyện Phong Điền
đến Thừa Thiên - Huế, mưa lớn trên diện rộng
đã gây ra một trận lũ lớn bất thường chưa từng

thấy trong vòng hơn 30 năm trở lại đây.
- Tại Miền Nam, trận bão tàn khốc năm
1904, cộng hưởng với mưa to và triều cường
ngày xuân phân, gây sóng thần với nhiều đợt
sóng cao hơn 10 m và giết trên 5000 người tại
Gò Công. Sau trận bão lụt khủng khiếp này là
trận lụt lớn năm 1924, 1952, 1961, 1964, 1966,

19
1978, 1984, 1991, 1994, 1995, 1996, bão Linda
cuối năm 1997(tàn phá vùng Cà Mau), lụt tháng
9/2000, tháng 10/2001, tháng 9/2002, rồi bão số
5 thổi vào Cà Mau ngày 25/11/2004. Trung bình
tại vùng đồng bằng Cửu Long, cứ trung bình mỗi
5 đến 12 năm là có một trận lụt khủng khiếp:
1961, 1966, 1978, 1984 và 1991.
- Trận lụt 1961 coi như là trận lụt lớn nhất
ở Đồng bằng Cửu Long kể từ 1941, với mực
nước ghi trên cọc ghi trên sông Hậu ở Châu
Đốc là 4.94 m và trên sông Tiền tại Tân Châu
là 5.28 m. Trận lụt 1966 gây thiệt hại ở Đồng
bằng Cửu Long khoảng 20.1 triệu đô la Mỹ. Vào
tháng 11/1997, cơn bão số 5 (Linda) đổ bộ vào
vùng duyên hải Nam Bộ, gây thiệt hại lớn về
người và của ở 9 tỉnh, làm chết khoảng 3,000
người, là trận bão khốc liệt nhất trong 100 năm
ở vùng này. Trận lụt tháng 10 năm 2000, coi như
cơn lụt của thế kỹ ở vùng này, giết gần 1000
người ở địa phận Việt nam và Cam phu chia, tổn
thất tổng cộng khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Trận

lụt tháng 10 năm 2001, giết 80 người ở vùng
biên giới Việt nam và Cam phu chia. Lụt tháng
9/2002 cũng gây thiệt hại to lớn ở Đồng bằng
Cửu Long.
- Tại Đồng bằng Cửu Long, hàng năm
đều có lụt xảy ra định kỳ, các cơn lũ bắt đầu
khi nước sông Cửu Long dâng cao làm ngập
vùng Savannakhet và Pakse ở Nam Lào, rồi đến
vùng Kratie ở miền Đông Kampuchea. Nước lũ
từ thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu chảy
vào Việt Nam. Ở đây mùa lũ thường kéo dài từ
cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia
ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7
đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kinh và các
mương rạch thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười
và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra
trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân
Châu cao hơn 4.2 m, và mực nước sông Hậu
ở Châu Đốc cao hơn 3.5 m. Vào mùa lũ lụt lớn,
nước lũ tràn qua biên giới Việt Miên chảy vảo
Đồng Tháp Mười và khu Tứ Giác Long Cuyên.
Lưu lượng nước lũ tràn qua biên giới Việt Miên
có khuynh hướng gia tăng, từ 2,930 m3/s trong


20
trận lũ 1961, lên 6,300 m3/s trong trận lụt 1991,
và 8,286 m3/s năm 1996. Giai đoạn 3 bắt đầu
từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến
cuối tháng 12. Vào mùa lụt những năm bình

thường, 1/3 diện tích đồng bằng bị ngập, có nơi
sâu 3-4 m. Tại Mộc Hoá mùa lũ hiện nay đến
sớm hơn 12-15 ngày so với thập niên 1970, lúc
vụ lúa hè thu chưa kịp chín để thâu hoạch, năm
nào lũ đến sớm trước 15/8 coi như mất trắng
thu hoạch.
- Không cần phải mưa lớn mới có lụt, ngay
trong mùa khô, chỉ cần triều cường mạnh, kết
hợp với gió chướng và thuỷ triều thiên văn rằm
tháng hai âm lịch trùng với ngày xuân phân 21/3
dương lịch là đủ gây lụt ở những vùng đất thấp
như một số vùng duyên hải Nam Bộ và một số
vùng của Sài Gòn. Khoảng 140 km2 trong thành
phố Hồ Chí Minh có nguy cơ ngập lụt, tập trung
ở quận 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, Phú Nhuận, Bình
Thạnh, Tân Bình và Bình Chánh. Chẳng hạn,
triều cường tháng 3/2005 và 3/2006 đã gây
ngập lụt và vỡ đê ở một số quận Sài Gòn như
Bình Thạnh, có nơi sâu tới 1m5. Triều cường
tháng 9 kết hợp với mưa, nước lũ tạo lụt lội trầm
trọng hơn trên khắp đồng bằng Cửu Long. Tiên
đoán cho biết vì lưu lượng sông Mekong gia
tăng 10% trong mùa lũ (tháng 9 và 10), nên lũ
lụt ở đồng bằng Cửu Long sẽ trầm trọng hơn,
đến sớm hơn và kéo dài hơn hiện nay. Hậu quả
là thâu hoạch vụ lúa hè-thu có thể mất trắng, và
canh tác vụ đông xuân sẽ trễ hơn
2.2.2 Hạn hán
- Hạn hán cũng trầm trọng và kéo dài hơn
trước kia trên nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam.

Trong thời gian từ 1962-1992, Châu Á bị hạn
hán trầm trọng, gây thiệt hại đứng hạng ba, sau
lụt và bão tố. Hạn hán năm 1962 ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ phá huỷ 370.000 ha hoa màu, và
trận hạn hán 1982 tàn phá 180,000 ha cây màu
ở đồng bằng Cửu Long. Cũng vậy, năm 1983
mất 291,000 ha ở miền Trung và Nam Việt Nam.
Năm 1988, hạn hán xảy ra trên toàn quốc. Vụ
Đông Xuân 1992-1993, việc sản xuất ở đồng

Chương 1
bằng Cửu Long giảm 559,000 tấn lúa. Năm 1993
khoảng 175,000 ha ở miền Trung bị hạn trong
số đó 35,000 ha bị chết hoàn toàn, mất khoảng
150,000 tấn lương thực. Vụ hạn 1994-1995 ở
Đăc Lắc được xem là nặng nề nhất trong 50
năm, ảnh hưởng vào cà phê khoảng 600 tỉ đồng
và gây thiếu nước sinh hoạt. Trận hạn hán khác
năm 1995-1996 ở Miền Bắc tàn phá hoa màu
khoảng 13,380 ha vùng Trung Du và 100,000
ha vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, hạn
hán năm 1998 xảy trên toàn lãnh thổ Việt Nam,
cực kỳ trầm trọng ở Tây Nguyên, Miền Trung
và Miền Nam. Hạn hán này là do ảnh hưởng
El Nino: Mưa ít hơn trong vụ Đông-Xuân 19971998, vũ lượng giảm từ 10 đến 50% trong mùa
hè 1998. Cuối năm 1998, vũ lượng tiếp tục giảm
30-50% trên toàn quốc, riêng Sơn La giảm 90%.
Tháng 11 nhiều vùng ở đồng bằng sông Hồng
thiếu nước canh tác. Tổng số diện tích bị hạn
hán trên toàn quốc năm 1998 là 734,284 ha,

trong số đó 276,656 ha ở đồng bằng Cửu Long.
Cùng lúc với hạn hán trong năm này, từ tháng
12/1997 đến tháng 6/1998, nhiệt độ gia tăng lên
35 tới 42 oC, vũ lượng chỉ 40-250 mm (4-20%
vũ luợng mưa trung bình của nhiều năm), cộng
thêm ảnh hướng gió Lào gây cháy rừng. Trận
hạn hán 1997-1998 ảnh hưởng vào 3.8 triệu dân
thiếu nước sinh hoạt, gây thiệt hại khoảng 5,000
tỉ đồng Việt Nam. Hạn hán cũng trầm trọng ở
đồng bằng Cửu Long và cao nguỵên Đắc Lắc
năm 2004 và 2005, ngay cả nước sinh hoạt
hàng ngày cũng phải hạn chế.
- Riêng năm 2005, hạn hán xảy ra tại Thái
Lan, Indonesia, Việt Nam, Kampuchia và Lào
trầm trọng nhất trong nhiều thập niên qua, gây
thiệt hại khoảng 193 triệu đô la Mỹ cho riêng
Thái Lan. Ở Việt Nam, vùng bị hạn hán thường
xuyên hàng năm là từ Khánh Hoà đến Bình
Thuận, với tổng số diện tích hạn hán thường
xuyên là 300,000 ha. Vào năm bình thường,
Ninh Thuận và Bình Thuận chỉ nhận vũ lượng
hàng năm khoảng 600 mm, nhưng mưa chỉ 3-10
mm trong tháng 3, trong khi bốc hơi nước 1,000
đến 2,000 mm/tháng, là vùng khô hạn nhất ở


Quản lý Thảm họa
Việt Nam. Tại Bình Thuận, cả năm 2004 mưa
chỉ 350 mm. Vì hạn hán trầm trọng, nước chỉ
ưu tiên cho sinh hoạt và chăn nuôi nên các tỉnh

Nam Trung Bộ đành cắt giảm diện tích trồng trọt
từ 30 đến 50%. Mỗi khi có hạn hán là đều có
cháy rừng. Năm 1998, hạn hán tiếp tục xảy ra
trên toàn quốc, gây nhiều vụ cháy rừng. Riêng
trong 6 tháng đầu 1998 có 60 cháy rừng ở Đồng
Nai và Đắc Lắc, phá huỷ tổng cộng 1,516 ha, từ
tháng 3 đến 5/1998 khoảng 11,370 ha rừng bị
cháy. Hạn hán tháng 3-4/2002 ở đồng bằng Cửu
Long khoảng 5,000 ha rừng U Minh Thượng bị
cháy rụi. Tiên đoán cho biết ẩm độ không khí
có khuynh hướng giảm, và vũ lượng giảm trong
mùa khô ở đồng bằng Cửu Long, nên hạn hán
sẽ trầm trọng hơn và kéo dài hơn ở các tỉnh
Miền Nam trong tương lai.
2.2.3 Nước mặn xâm nhập
- Vì mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng
triều cường, và lưu lượng dòng sông xuống
thấp trong mùa khô hạn, nên nước biển xâm
nhập sâu vào nội địa. Riêng năm hạn hán 1993
và 1998, nước ngọt sông Cửu Long xuống rất
thấp ở vùng Cà Mau, nên khoảng 1/3 diện tích
Cà Mau bị nhiểm mặn 4% muối, không canh tác
được. Năm 1999, riêng tại các tỉnh Bến Tre, Trà
Vinh, Tiển Giang và Cà Mau khoảng 100,000 ha
đất canh tác bị nhiểm mặn.
- Ngay cả đầu năm 2001, khi bắt đầu mùa
mưa vào tháng 5, một số tỉnh đồng bằng Cửu
Long vẫn bị nước mặn xâm nhập trầm trọng.
Cũng vào thời điểm này, vùng Bình Trị Thiên Đà
Nẳng cũng bị nước mặn xâm nhập. Độ nhiểm

mặn có khuynh hương gia tăng hàng năm.
Chẳng hạn, độ nhiểm mặn đo cùng một địa diểm
ở vùng Long An gia tăng từ 300 mg muối/lít vào
tháng 3/2002 lên 1800 mg/l vào tháng 3/2004.
Tại cống Cái Xe (ranh Mỹ Xuyên và thị xả Sóc
Trăng) ngày 20/2/2005 độ mặn trong nước là
5,900 mg/lít.
- Tại các tỉnh dọc duyên hải từ Bà Rịa cho
tới Cà Mau và Hà Tiên, vào mùa nắng hạn nước
mặn xâm nhập vào nội địa từ vài km đến 120

21
km, tuỳ năm và tuỳ địa phương. Chẳng hạn
trước 1970, vào tháng 2 và 3, trên Hậu Giang
nước mặn xâm nhập tới vùng Trà Ôn thuộc Vỉnh
Long. Ngày nay, vào mùa hạn nước mặn trên
sông Hậu Giang đã vượt quá Trà Ôn và mỗi
năm tiến dần về Cần Thơ. Toàn thể diện tích bị
nhiểm mặn ở đồng bằng Cửu Long trong mùa
khô hạn bình thường khoảng 319,900 ha. Năm
nào khô hạn trầm trọng, diên tích nhiểm mặn lên
tới 744,000 ha, tức khoảng 18.9% diện tích đồng
bằng. Ngoài vùng duyên hải, các vùng canh tác
lúa sâu trong nội địa đang bị hâm doạ xâm nhập
nước biển 4% muối trong mùa khô hạn hiện nay
la Vinh Gia, Tri Tôn (An Giang), Vũng Liêm, Trà
Ôn (Vỉnh Long), Long Vỉ, Vị Thanh (Cần Thơ),
v.v.
- Như vậy, chưa kể hiện tượng “trái đất
đang nóng dần lên” đang xảy ra ngày càng rõ

rệt hơn, trong ba thập niên qua khí hậu biến đổi
bất thường đã có ảnh hưởng tai hại. Lũ lụt, bão
tố xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Hạn
hán đã dẫn đến thiếu nước canh tác và nước
sinh hoạt ngay cả vùng kế cận sông Cửu Long
và sông Hồng, chưa kể vùng hạn hán thường
xuyên ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Diện tích đất canh tác bị nhiểm mặn và phèn
càng gia tăng ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, và đất bị sa mạc hoá ngày càng nhiều hơn
ở vùng khô cằn Miền Trung.
 2.2.4 Xói mòn và sa mạc hoá đất đai
- Trong vòng 10 năm qua đất canh tác ở
Việt Nam bị xoi mòn trầm trọng, nhất là vùng
đồi núi. Đất bị sạc lở dọc bờ sông và bờ biển
cũng rất trầm trọng, do sóng, lụt gây ra khi bờ
biển bờ sông thiếu rừng phòng hộ. Chẳng hạn
ở cửa sông Bồ Đề (Cà Mau) hơn 600 ha dất
bị sạt lở và trôi mất khi rừng ngập mặn bị phá
huỷ. Uớc lượng số đất bị xoi mòn ở VN biến đổi
giữa 50 t/ha/năm (cho diện tích khoảng 10 triệu
ha, chiếm 30.6% diện tích) và 4.5 t/ha/năm (với
diện tích 47,000 ha, khoảng 0.1% diện tích) ảnh
hưởng tới 23 triệu ha, tức 70% diện tích toàn
quốc. Theo tài liệu mới nhất, Việt Nam hiện có


Chương 1

22

khoảng 9.3 triệu ha đất nông nghiệp (đang canh
tác), 11.6 triệu ha đất rừng (diện tích có rừng
thực sự 3.8 triệu ha), 1.53 triệu ha đất không
nông nghiệp (hầm mỏ, xây dựng, sông rạch, hồ,
ruộng muối), 0.44 triệu ha đất xây cất nhà cửa,
10 triệu ha đất cằn cổi (không có cây cối, không
canh tác được) gồm đất đồi trọc ở Miền Bắc
(4.77 triệu ha), Bắc Trung Bộ (1.9 triệu ha), phía
Nam Trung Bộ (1.63 triệu ha), và Tây nguyên
(1.05 triệu ha).
- Mặc dầu Việt nam không có sa mạc to lớn,
nhưng sa mạc hoá đang diễn ra nhanh chóng
và trầm trọng ở Việt nam trong 2 thập niên qua,
song song với việc thâm canh nhưng không bền
vững ở vùng đồi núi và đất rừng. Nếu không
chận đứng, vấn đề sẽ trầm trọng thêm, và nông
dân Việt Nam khó có thể thoát cảnh nghèo đói
muôn đời. Việt Nam hiện nay có mật độ dân số
cao nhất thế giới, 233 người/km cao gấp 2, 5
lần so với mật độ trung bình của thế giới, và
dân số 83 triệu hiện nay, sẽ gia tăng lên 150
triệu dân vào 2050. Khí hậu bất thường với lũ
lụt và hạn hán gia tăng và kéo dài hơn, đất đai
bị nhiểm mặn, đất soi mòn và sa mạc hoá nhiều
hơn trước đây, rừng và tài nguyên thiên nhiên
ngày càng kiệt quệ, trong lúc dân số vẫn gia
tăng không kiểm soát được.

3. Thảm hoạ nhân tạo (do con người
tạo nên) ở Việt Nam

3.1 Tình hình chung
- Do đặc điểm về dân cư, giao thông và kinh
tế nên tình hình thảm hoạ nhân tạo ở Việt nam
tập trung chủ yếu vào các thảm hoạ do lao động
và giao thông đem lại.
- Dịch bệnh SARS xảy ra năm 2003 tại 29
quốc gia với 8.096 người nhiễm bệnh, làm 774
người tử vong. Từ đầu năm 2007 đến tháng
7/2007 tại 12 quốc gia có 321 người nhiễm bệnh
chết 194. Ở Việt Nam có 98 người nhiễm bệnh
và 44 người chết.
- Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc

gia: trong 6 tháng đầu 2007, cả nước đã xảy
ra 7.669 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.910
người. Trung bình mỗi ngày có 38 người chết.
- Vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế
ITC năm 2002 làm 60 người thiệt mạng. Trong
năm 2006 cả nước đã xảy ra 478 vụ cháy rừng
làm thiệt hại 2.041,5 ha, 1.644 vụ cháy ở cơ sở
hoặc nhà dân làm chết 53 người và bị thương
154 người.
- Sự cố sập hai nhịp dẫn cầu Cần Thơ làm
54 công nhân tử vong và 80 người bị thương.
3.2 Các thảm hoạ do con người và những
thiệt hại của nó
3.2.1 Tai nạn lao động
- Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ước tính
hàng năm trên thế giới có 120 triệu trường hợp
chấn thương do tai nạn lao động và 200.000

trường hợp tử vong nghề nghiệp. Điều này có
nghĩa là nguy cơ trung bình về tai nạn lao động
là 42/1000 người lao động với nguy cơ tử vong
8,3/100.000. Ở Châu Âu nguy cơ trung bình bị
tai nạn lao động là 25/1000 và nguy cơ tử vong
là 6,25/100.000. Tất cả các yếu tố có liên quan
đến nghề nghiệp là nguyên nhân tiềm ẩn làm
hạn chế khả năng làm việc, gây chấn thương
hoặc ảnh hưởng không có lợi cho sức khoẻ
người lao động thậm chí gây tử vong.
- Cũng theo tổ chức này, ước tính hàng
năm tỷ lệ nhiễm bệnh mới của các bệnh nghề
nghiệp trên thế giới là 68 đến 157 triệu trường
hợp, trong số đó có khoảng 30-40% có thể dẫn
tới các bệnh mãn tính và khoảng 10% dẫn tới
việc mất khả năng lao động, 0,5 – 1% tử vong.
Người lao động ở các nước đang phát triển có
nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
cao hơn các nước phát triển do điều kiện lao
động, lạc hậu, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
có chất lượng và trang thiết bị phục vụ cho công
tác chăm sóc sức khỏe chưa đồng bộ, chưa đầy
đủ, đồng thời môi trường sống và lao động của
họ có nhiều nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao cũng góp phần làm


Quản lý Thảm họa
tăng nguy cơ cho các bệnh liên quan đến nghề
nghiệp, làm giảm khả năng lao động.

- Nguy cơ nhiễm bệnh các bệnh nghề nghiệp
và tai nạn lao động rất khác nhau ở các ngành
nghề, việc gia tăng các bệnh và tai nạn nghề
nghiệp đã gây thiệt hại không nhỏ tới nền kinh
tế của từng quốc gia và thế giới. Theo ước tính
của ngân hàng thế giới (WB), chi phí cho các tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể chiếm
tới 10 - 20% của tổng sản phẩm quốc dân ở một
số nước. Việt Nam là một nước đang phát triển
có tỷ lệ tăng trưởng được đánh giá là khá cao
so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tình hình tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng tăng
theo do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan.
- Theo thông báo của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội Việt Nam, trong năm 2009 đã xảy
ra 6.250 vụ tai nạn lao động làm 6.421 người bị
nạn, có 507 vụ tai nạn lao động chết người làm
550 người chết, 1.221 người bị thương nặng
và có 88 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên. Lĩnh
vực sản xuất gây ra nhiều tai nạn lao động chết
người là xây lắp các công trình dân dụng, công
nghiệp và công trình giao thông chiếm 51,11%;
lĩnh vực khai thác than, khai thác khoáng sản
chiếm 15,53%; lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm
5,93%; còn các lĩnh vực khác như sản xuất
vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất
hàng tiêu dùng, luyện kim, xây lắp điện mỗi lĩnh
vực chiếm trên 2,2% tổng số vụ lao động chết

người.
- Số vụ tai nạn lao động năm 2009 so với
năm 2008 tăng 414 vụ (tăng 7,09%), tổng số
nạn nhân tăng 374 người (tăng 6,18%), số vụ tai
nạn lao động chết người giảm 01 vụ và số người
chết giảm 23 người (giảm 4,01%). Nguyên nhân
chính xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc trên, được
thống kê như sau: tổ chức lao động chưa tốt
chiếm 14,07%; không xây dựng quy trình, biện
pháp làm việc an toàn chiếm 14,81%; chưa
huấn luyện về an toàn lao động cho người lao

23
động chiếm 11,85%; không có phương tiện bảo
vệ cá nhân chiếm 5,19%; thiết bị không đảm
bảo an toàn chiếm 26,67%; không có thiết bị an
toàn chiếm 2,96%; người lao động vi phạm quy
trình quy phạm an toàn lao động chiếm 14,07%;
người lao động không sử dụng phương tiện bảo
vệ cá nhân chiếm 4,44%; những nguyên nhân
khác như không thường xuyên kiểm tra nhắc
nhở người lao động tuân thủ các qui định của
Nhà nứoc về an toàn, vệ sinh lao động, vi phạm
các qui định về thực hiện công tác bảo hộ lao
động,... chiếm 5,2%.
3.2.2 Tai nạn giao thông
- Tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là
TNGT do xảy ra đối với những phương tiện giao
thông đang tham gia giao thông trên các tuyến
đường bộ hay trên đường chuyên dùng và đối

với người đi bộ. Đây là loại TNGT phổ biến và
làm nhiều người thiệt mạng, bị thương nhất ở
các quốc gia đang phát triển, khi mà hạ tầng cơ
sở cũng như ý thức tuân thủ pháp luật về giao
thông của người dân còn kém. TNGTĐB là một
trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
cho người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10
triệu người tử vong vì TBGTĐB và hàng chục
triệu người khác bị thương tích. TNGT là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.
- Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao
thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới,
cứ trong 100.000 người thì có hai chục người
thiệt mạng vì bị xe tông, xe cán hay xe đụng
nhau. Theo thống kê của các cơ quan chức
năng, tình hình TNGT ở Việt Nam trong những
năm gần đây là rất nghiêm trọng, năm sau tăng
cao hơn năm trước. Nếu 1988 mới có gần 4.500
vụ TNGT làm chết gần 2.500 người, bị thương
hơn 5.500 người, thì 15 năm sau TNGT đã tăng
gấp 6,22 lần, số người chết tăng gấp 5,57 lần.
- Hiện nay, tính trung bình mỗi ngày TNGT
cướp đi sinh mạng khoảng 35 người. Những
năm gần đây, TNGT đường sắt, đường thủy
tăng không đáng kể nhưng TNGT đường bộ
tăng rất mạnh. TNGT đường bộ luôn chiếm


Chương 1


24
khoảng 97% số vụ, 98% số người chết và 99%
số người bị thương. Theo thống kê có đến hơn
80% số vụ TNGT do người điều khiển phương
tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ, điều
này phản ánh trình độ nhận thức của người
tham gia giao thông còn thấp, chưa theo kịp với
sự phát triển tất yếu của xã hội. Bên cạnh đó,
nguyên nhân của các TNGTĐB còn là do cơ sở
hạ tầng (đường, cầu), phương tiện giao thông
không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá
cũ, xe tự tạo...)
- Cùng với đó là những thiệt hại về kinh tế,

bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y
tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện
giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều
tra vụ TNGT đó cùng với thiệt hại do hao phí thời
gian lao động của chính người bị tai nạn và cả
của những người chăm sóc người đó. Mặt khác
TNGT gây nên những tác động tâm lý cả trước
mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó
để lại nhũng di chứng về tâm lý hết sức nặng nề
cho người bị tai nạn, người thân của người đó
và nếu như trong một địa phương, một quốc gia
xảy ra TNGT quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng
bất an cho cư dân ở đó.


Chương 2:

điều dưỡng trong thảm hoạ


×