Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cảm nhận về nhân vật ông sáu trong truyện ngắn chiếc lược ngà của nhà văn nguyễn quang sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.28 KB, 6 trang )

Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng
Mở bài:
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng được viết vào năm 1966 tại chiến trường miền đông Nam Bộ
trong những tháng ngày sục sôi đánh Mĩ. Truyện kể về ông Sáu, một “cán bộ nằm
vùng tại miền Đông”, da diết thương nhớ con, dùng ngà voi làm chiếc lược ngà
xinh xắn tặng cho đứa con gái bé bỏng. Nhưng chưa kịp trao kỉ vật ấy cho con gái
thì ông đã hi sinh. Có thể nói, nhân vật anh Sáu đã để lại ấn tượng trong lòng người
đọc. Đó là một người chiến sĩ giàu lòng yêu nước, có tinh thần chiến đấu dũng cảm
và là một người cha rất mực thương con

Thân bài:
Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Sáu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi
đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Chỉ vì vết sẹo
trên mặt đã khiến bé Thu, con gái ông, không chịu nhận ông là cha. Đến khi bé
Thu hiểu ra thì cũng là lúc ông phải lên đường trở về cứ. Cuộc chia tay trên bến
sông đẫm đầy nước mắt khiến ai cũng ngậm ngùi. Ở khu căn cứ, ông dồn hết tình
cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để
tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp
trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.

Tình huống truyện đầy kịch tính bộc lộ rõ nét vẻ đẹp ở nhân vật ông Sáu. Trước
hết, ông là người chiến sĩ giàu lòng yêu nước, sẵn sàng chấp nhận từ bỏ gia đình,
gác lại trách nhiệm làm chồng, làm cha để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc; anh dũng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì đất nước, nhân
dân.

Thoát ly gia đình đi kháng chiến, bảy năm trời xa cách gia đình vợ con, lòng anh
xiết bao mong nhớ nhưng cũng đành nén chặt trong lòng. Đợi đến khi hoà bình lặp



lại, hoàn thành trách nhiệm của người trai đối với đất nước anh mới quyết định về
thăm gia đình. Nhưng đến khi về thăm nhà thì bé Thu, đứa con gái đầu lòng và
cũng là đứa con duy nhất của anh lại không chịu nhận cha bởi bom đạn kẻ thủ đã
để lại trên gương mặt anh vết thẹo dài bên má phải, khiến cho anh hoàn toàn thanh
đổi, khác với hình dạng của anh trong bức ảnh chụp chung với vợ mình.

Đứa con còn quá nhỏ, không hiểu được điều này nên tỏ ra nghi ngờ, xa cách, lạnh
nhạt với anh dẫu rằng anh đã cố làm đủ mọi cách để cha con được gần gũi nhau.
Mãi đến lúc anh lên đường, đứa con hiểu ra mọi chuyện, hai cha con mới nhìn
nhận nhau. Mặc dù rất đau đớn, lưu luyến, bịn rịn nhưng anh vẫn dứt áo ra đi để
làm tròn trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Có ai ngờ, đó cũng là lần gặp con cuối cùng trong cuộc đời của anh bởi sau khi từ
giã gia đình đi chiến đấu. Trong một trận càn lớn của Mĩ – Nguỵ anh đã anh dũng
hi sinh. Cái chết của anh Sáu và của biết bao những người lính ngày đó là đỉnh cao
của chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng của dân tộc ta trong những năm tháng
đầy đau thương, mất mát nhưng rất đỗi anh hưng.

Bên cạnh người chiến sĩ kiên trung, ông Sáu lại là người cha rất mực thương con.
Trong những ngày thoát ly gia đình đi kháng chiến lúc nào anh cũng nhớ thương
con, mong muốn được gặp con. Nhiều lần anh bảo vợ dẫn con đến thăm, để anh
được nhìn mặt cho con khuây khoả nỗi nhớ. Nhưng rồi nghĩ tới chuyện băng rừng
lội suối khó khăn, mạng sống của con có thể bị nguy hiểm nên anh lại thôi. Chỉ
biết ngắm nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.

Ngày hoà bình lặp lại, được trở về thăm nhà, sắp đươc gặp con, lòng anh vui mừng
khốn xiết. Cái tình người cha cứ nôn nào trong người anh. Xuồng vừa vào bến,
“thấy một đứa bé độ tám tuổi, tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang
chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ

xuồng cập lại bến, anh nhón chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc thuyền tạt ra”. Rất vội


vàng, ông bước những bước dài tiến về phía con. Rồi xúc động, giọng lặp bặp, run
run gọi con: “Thu, ba đây con! Ba đây con!”.

Anh dang rộng vòng tay mong muốn đón con vào lòng, để được ôm hôn con, ôm
cái hình hài máu mủ của mình sau bảy năm dài xa cách. Anh khao khát được nghe
con gọi tiếng ba. Một tiếng ba thiêng liêng tha thiết mà anh đã chờ đợi bấy lâu.
Nhưng trái lại với những gì anh mong đợi, con anh, nó không chịu nhận anh là cha.
Nó coi anh như một người hoàn toàn xa lạ. Nó nhìn anh lạ lùng, ngơ ngác, “mặt nó
bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên gọi má” đầy sợ hãi.

Nói sao hết những buồn bã, đau đớn, thất vọng của anh lúc đó. Anh đứng đó nhìn
theo con, “mặt anh sầm lại”, “hai tay buông xuống như bị gãy”. Suốt những ngày
sau đó anh chẳng muốn đi đâu chỉ quanh quẩn trong nhà để được dịp gần con, yêu
thương, chăm sóc cho con, bù đắp lại những tháng ngày sống xa nhà chưa làm tròn
trách nhiệm của người cha đối với mình. Nhưng anh càng đến gần thì con anh lại
càng xa lánh, hắt hủi.

Anh tha thiết mong muốn được nghe con gọi môt tiếng ba nhưng con bé nhất quyết
không chịu gọi. Mời anh vô ăn cơm nó chỉ toàn nói trổng. Mẹ doạ đánh nó cũng
mặc. Nó nhất quyết không chịu mở miệng gọi anh một tiếng ba dù bị dồn vào tình
thế gây cấn. Trước thái độ cương quyết, bướng bỉnh của con, anh chỉ còn biết cười
nhưng trong lòng vô cùng buồn bã, đau đớn.

Thất vọng buồn bã nhưng anh không hề giận con. Anh vẫn kiên nhẫn, dồn tất cả
tình thương sự quan tâm lo lắng cho con. Bữa cơm chiều hôm ấy anh gắp vào bát
con một cái trứng cá thật to nhưng không biết nghĩ thế nào, nó săm soi rồi hất cái
trứng cá rơi ra mâm. Trước thái độ và hành động kiên quyết có phần ngỗ ngược,

bất cần, quá quắt của con, không thể nhịn được nữa anh liền giơ tay đánh vào
mông con một cái mà trong lòng vô cùng đau khổ. Mãi sau này trong những ngày
ở chiến khu anh vẫn con day dứt, ân hận vì đã lỡ đánh con mình.


Trước khi ra đi anh muốn chào từ biệt con, ôm hôn con nhưng lại sợ khi đến gần,
con lại giẫy lên rồi bỏ chạy như những lần trước nên anh lại thôi. Anh chỉ còn biết
đứng đó nhìn con, “đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” rồi khe khẽ nói những lời cuối
cùng chào từ biệt con mà trong lòng vô cùng buồn bã, đau đớn. Nhưng rồi thật bất
ngờ vào lúc ấy, bé Thu chợt kêu thét lên thật lớn: “Ba…a…a…ba!”.

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe
thật xót xa. Nó như muốn níu giữ anh ở lại; và như một con sóc nó chạy ùa tới ôm
chặt lấy anh, khóc nức nở và nói: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con”.
Nó ôm chặt lấy cổ anh rồi hôn cùng khắp, “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả
vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”.

Nói sao hết niềm vui mừng hạnh phúc của anh khi nghe con gọi một tiếng ba.
Tiếng ba thiêng liêng kì diệu được thốt ra từ chính khuôn miệng xinh xắn của con
vỡ oà trong những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi, trong sự chờ đợi khắc khoải
bấy lâu khiến anh không kiềm chế được cảm xúc của mình mà bật khóc. Tiếng
“ba” ấy nó làm cho trái tim của người cha trào dâng biết bao niềm hân hoan hạnh
phúc.

Là một người lính đã từng chứng kiến, trải qua bao đau thương mất mát nhưng anh
chưa một lần nào rơi nước mắt. Vậy mà trong giờ phút này khi nghe con gọi một
tiếng “ba” anh thật sự không thể kềm chế xúc động của mình và bật khóc. Khi con
ôm hôn anh, anh cảm thấy hơi ấm nồng nàn lan toả khắp da thịt mình, hơi quần áo,
da thịt của con như quyện lấy tâm hồn anh. Một niềm vui mừng sung sướng hạnh
phúc mà không có bất kì một thứ gì trong cuộc đời này có thể so sánh được. Anh

đã thật sự gặp lại con mình, nó là giọt máu của anh, là nguồn vui, là lẽ sống của cả
đời anh. Vì con anh có thể làm tất cả.


Thương con nhưng anh cũng đành phải xa con để lên đường chiến đấu. Anh dỗ
dành con âu yếm, hứa tặng con chiếc lược để làm quà trong ngày cha con gặp lại.
Những ngày ở chiến khu dù gian khổ hiểm nguy nhưng không lúc nào anh không
nhớ thương vợ con, gia đình.

Mang trong mình lời ước hẹn với đứa con gái lúc ra đi, anh vui mừng sung sướng
khi tìm được khúc ngà, “hớt hải chạy về,… mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà”.
Rồi anh dồn tất cả tình thương sự mong nhớ vào việc làm cho con một chiếc lược
ngà. Anh miệt mài, say sưa mài giũa, “thận trọng, tỉ mỉ, khéo léo và cố công như
người thợ bạc”. Cây lược tuy chỉ “dài độ hơn một tấc, bề ngang độ 3 phân rưỡi…
và chỉ có một hàng răng thưa” nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình thương của
anh dành cho con. “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò
lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Những lúc nhớ con,
“anh đem chiếc lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm
mượt”.

Có thể nói, chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng, là minh chứng cho tình cảm cha
con sâu năng. Nó nuôi dưỡng trong anh tình cảm cha con và sức mạnh chiến đấu.
Có chiếc lược anh càng mong muốn được gặp con trao cho con kỉ vật thiêng liêng
ấy. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra, trong một trận càn lớn của Mĩ –
Nguỵ anh bị viên đạn của giặc bắn vào ngực nên đã hi sinh. Và cho đến những giây
phút sắp từ giã cuộc đời anh cũng chỉ có một niềm khao khát duy nhất là trao lại
cho con chiếc lược ngà như môt minh chứng cho tình thương và tấm lòng của
người cha luôn luôn cảm thấy có lỗi với con mình.

Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu

nặng của ngườicha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với
những em bé, những gia đình. Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời
khẳng định: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người,
còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có
thể giết chết được.


Trong chiến tranh con người chỉ xa cách nhau về mặt không gian vật lí còn trong
tâm tưởng họ vẫn luôn hướng về nhau, yêu thương nhau. Chính tình cảm gia đình,
tình cha con, phụ tử đã góp phần làm sâu sắc hơn tình yêu quê hương đất nước
khiến cho người chiến sĩ anh dũng chiến đấu sẵn sàng hi sinh mình vì nghĩa lớn vì
họ biết rằng cuộc đời chiến đấu của họ hôm nay không chỉ để bảo vệ sự bình yên
của đất nước mà còn để bao vệ những người thân yêu ruột thịt ở quê nha.

Tình huồng truyện độc đáo góp phần khẳng định chủ đề tác phẩm. Nhân vật anh
Sáu được nhà văn xây dựng một cách chân thật sông động, gần gũi, có đời sống
nội tâm phong phú, rất mực thương con và giàu lòng yêu nước. Xây dựng chi tiết
chiếc lược ngà trở thành biểu tượng thiêng liêng cao đẹp cho tình cảm cha con thiết
tha sâu nặng mà bom đạn kẻ thủ không thể tàn phá nổi. Lời văn nôm na, bình dị
nhưng giàu cảm xúc, rất đặc trưng của người dân Nam Bộ

Kết bài:
Qua nhân vật ông Sáu, câu truyện đã để lại trong lòng ta nhiều suy nghĩ về tình
cảm cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Đồng thời, truyện cũng ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người dân
Nam bộ. Sự hi sinh anh dũng của ông Sáu, người chiến sĩ giàu lòng yêu nước, suốt
cuộc đời quên đi hạnh phúc của cá nhân mình vì nhân dân đất nước đã mãi mãi
nhắc nhở mỗi người chúng ta phải biết trân trọng nền độc lập hôm nay. Bởi thế,
hãy kế thừa và sống xứng đáng với truyền thống đấu tranh anh hùng của cha ông ta
thuở trước.




×