Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận về nhân vật thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.79 KB, 3 trang )

Cảm nhận về nhân vật thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long.
Mở bài
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc
trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất
thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến
đi thực tế Lào Cai của nhà văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là
truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long. Qua câu chuyện về
những nhân vật không tên, tác giả muốn giới thiệu với người đọc về một vùng đất
lặng lẽ mà thơ mộng, ở đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê
hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.

Thân bài:
Truyện tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô sỹ sư với anh thanh
niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa qua lời giới thiệu của
bác lái xe. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng anh thanh niên đã để lại trong lòng các vị
khách những ấn tượng sâu sắc.

Tác giả không tập trung khắc họa một lần hình ảnh nhân vật anh thanh niên. Anh
thanh niên gián tiếp hiện lên qua lời giới thiệu của bác lái xe và trong cảm nhận
của hai vị khách. Cuộc sống và công việc của anh trở thành một niềm tự hào, mến
phục của mọi người.

Vẻ đẹp của anh thanh niên hiện lên trước hết ở hoàn cảnh sống và làm việc. Anh
sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và
mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió đo mưa, đo nắng tính mây, đo chấn
động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phuc vụ sản suất, phục vụ
chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác và có ý thức tự giáccao độ.


Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng


phải một mình trên đỉnh núi không một bóng người. Đó là một hoàn cảnh thật đặc
biệt. Anh trở thành “người cô độc nhất thế gian”, anh “thèm người” da diết, muốn
được gặp gỡ, trò chuyện, hỏi han đôi điều.

Sức mạnh giúp anh vượt qua sự trống trải đáng sợ ấy chính là tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc và tấm lòng yêu nghề tha thiết. Công việc thầm lặng ấy mà có
ích cho cuộc sống, có ich cho mọi người. Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và
sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công
việc là đôi sao gọi một mình được?… công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ mất
nó đi cháu buốn đén chết mất.”

Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa
ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người
bạn để trò chuyện. Anh tổ chức, sắp sếp một cuộc sống một mình ở trạm khí tượng
thật ngăn nấp, chủ động: nào trồng hoa,nào nuôi gà, tự học va đọc sách ngoài gời
làm việc.

Vẻ đẹp của anh thanh niên hiện lên ở những phẩm chất cao quý. Ở người thanh
niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa. Anh cởi mỡ,
chân thành rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khác được gặp, trò truyện
với mọi người( tình cảm của anh với bác lái xe thai độ ân cần, chu đáo, sự căm
động vui mừng anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ…).

Anh còn là người khiêm tốn, thành thực thấy công việc va những đóng góp của
mình là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn họa chân dung của anh, anh nhiệt thành giới
thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều(ông kĩ sư ở vườn rau sa
pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét


Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ do xuất hiện trong khoảng khắc của truyện, tác giả

đã phác họa được chân dung nhân vật chính với nét đẹp về tinh thần, tình cảm,
cách sống và những suy nghĩ sâu sắc ,có trách nhiệm cao về cuộc sống, về ý thức
của công việc. Những tình cảm cao đẹp trên đã tạo những phẩm chất cao đẹp, đáng
quý ở thanh niên, một con người lao động xã hội chủ nghĩa..

Truyện Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như một bài thơ. Chất thơ bàng bạc trong toàn
truyện, từ phong cảnh đẹp đến sức thơ mộng của thanh niên vùng núi cao đến hình
ảnh những con người sống và làm việc trong cái lăng lẽ mà không hề cô độc bởi sự
gắn bó của họ với đất nước, với mọi người.

Kết bài:
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên
làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Qua đó, tác giả
muốn nói với người đọc: trong cái im lặng của Sa Pa… vẫn luôn có những con
người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Qua câu chuyện về nhân vật anh
thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những vấn đề ý nghĩ và niềm vui lao động tự
giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.



×